Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

hiệu quả khai thác tối ưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.05 KB, 57 trang )

Tên khóa luận
Xác định sản lượng khai thác than tối ưu của công ty Than Nam Mẫu tại
Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Sinh viên: Vũ Diễm Quỳnh


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

AT - ĐT

An toàn – đầu tư

ATLĐ
BQLDA
CBCNV
DA
ĐK
ĐTM
KCM
KH
PCCC
PCMB
PGĐ
PX
PX
SXKD
TCLĐ



TGM
TGM
TNLĐ
VLNCN
VP
XDCB

An toàn lao động
Ban quản lý dự án
Cán bộ công nhân viên
Dự án
Điều khiển
Đầu tư môi trường
Kỹ thuật công nghệ mỏ
Kế hoạch
Phòng cháy chữa cháy
Phòng chống mưa bão
Phó giám đốc
Phân xưởng
Phân xưởng
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức – lao động tiền lương
Trắc địa, địa chất
Trắc địa, địa chất
Thông gió, thoát nước mỏ
Thông gió, thoát nước mỏ
Tai nạn lao động
Vật liệu nổ công nghiệp
Văn phòng

Xây dựng cơ bản
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.

Lý do chọn đề tài
Ngành công nghiệp than là một ngành công nghiệp khai thác tài nguyên

thiên nhiên không tái tạo của quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là đảm bảo an ninh năng lượng
quốc gia.. Nó có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: là nguồn


cung cấp năng lượng chủ yếu và là sản phẩm không thể thiếu trong sản xuất
và đời sống, tham gia vào hầu hết các ngành công nghiệp lớn của nước ta.
Trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp ngành Than chưa được đánh giá
đúng tầm quan trọng của nó: máy móc thiết bị lạc hậu, khai thác thủ công, giá
thanh sản xuất cao, chất lượng kém ...v.v. Ngành than rơi vào tình trạng sản
xuất trì trệ, làm ăn thua lỗ, đời sống người lao động không đảm bảo.Sau Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế Đất nước chuyển sang cơ chế thị
trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong
nền kinh tế mới xuất hiện nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và cạnh tranh
phát triển. Với chủ trương của Nhà nước là đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện
đại hóa thì ngành công nghiệp khai thác có vai trò hết sức quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Than là một mặt hàng quan trọng có giá trị công nghiệp
cao, nó là nguồn năng lượng, nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp khác
như Điện, Đạm, Xi măng... Do vậy việc duy trì và phát triển ngành than là hết
sức quan trọng và cần thiết trong công cuộc phát triển đất nước.
Hàm sản xuất là một hàm số biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các
yếu tố đầu vào. Nói cách khác, trong hàm sản xuất, biến số phụ thuộc (hay

biến số được thuyết minh) là sản lượng, còn biến số độc lập (hay biến số
thuyết minh) là các mức đầu vào.Với các yếu tố đầu vào đang sử dụng, việc
xác định mức sản lượng khai thác hiện tại có tối ưu hay không rất quan trọng,
vì nó giúp Công ty xác định xem việc sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hay
không? Xuất phát từ vấn đề trên em lựa chọn đề tài: “ Xác định sản lượng
khai thác than tối ưu của công ty Than Nam Mẫu tại Thành phố Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh”.
2.
2.1

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Phân tích tình hình khai thác than của Công ty than Nam Mẫu tại thành
phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, xác định sản lượng khai thác than tối ưu; trên


cơ sở đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng
nguồn lực và khai thác than tối ưu.
2.2

Mục tiêu cụ thể
- Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
- Đặc điểm cơ bản của Công ty Than Nam Mẫu tại thành phố Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh.
- Phân tích tình hình khai thác than của Công ty Than Nam Mẫu (2014-2016)
từ đó xác định quy mô khai thác than tối ưu tại Công ty.
- Đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác than tối ưu trong

3.


những năm tới.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động khai thác than của Công ty than Nam Mẫu
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại Công ty than Mam Mẫu thành

4.
-

phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi về thời gian: thời gian đánh giá thực trạng 2014 – 2016.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: kế thừa các tài liệu và kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty:
+ Báo cáo tài chính năm 2014 – 2016.
+ Báo cáo tình hính sản xuất kinh doanh của năm 2014 – 2016
+ Các tài liệu khác liên quan đến quá trình sản xuất của công ty.
+ Khảo sát thực tiễn quá trình sản xuất.
- Phương pháp xử lý số liệu: Dùng phần mềm Stata và Excel để tập hợp và xử
lý số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Thống kê kinh tế:


Sử dụng phương pháp này để so sánh sản lượng, mức đầu tư các yếu tố
đầu vào của công ty.
+ Phương pháp xây dựng mô hình hồi quy.
Để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến qui mô sản xuất
kinh doanh tối ưu của công ty chúng tôi xây dựng hàm sản xuất CobbDouglas có dạng:

Q= AX1α1 X2α2 ..... X5α5 eui
Trong đó:

Q là sản lượng than khai thác (tấn/tháng)
A là hệ số tự do
X1 là lượng thuốc nổ cần dùng mỗi tháng(kg/tháng)
X2 là lượng cáp cao su cần dùng mỗi tháng (tấn/tháng)
X3 là lượng xăng cần dùng mỗi tháng (tấn/tháng)
X4 là lượng lao động cần dùng mỗi tháng (người/tháng)
X5 là lượng điện cần dùng mỗi tháng (Kwh/tháng)
α1, α2, ..... α5 là hệ sốảnh hưởng của Xi đến Yi
ui là sai số của mô hình

Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS, chúng tôi ước lượng được các
hệ số α1, α2, ..... α5, trên cơ sở đó sẽ xác định được các mức đầu vào tối ưu.
Điều kiện để một doanh nghiệp tối ưu hóa trong sản xuất:

MPi ∗ Py = Px
Trong đó:

MPi : sản phẩm cận biên của đầu vào i
Py

: Giá sản phẩm đầu ra

Px

: Giá đầu vào



MPi chính là hiệu ứng biên, vì vậy điều kiện để tối ưu hóa trong sản xuất của
doanh nghiệp là

αi

Y
∗ Py = Px
X

Từ công thức trên ta xác định được

Xi



P 
= αi ∗  y  ∗ Y
 Px 

Như vậy, dựa vào công thức trên ta có thể xác định được mức đầu vào tối ưu
trong sản xuất và từ đó ta xác định được mức đầu ra, qui mô tối ưu của doanh


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1

Lý thuyết về hàm sản xuất

1.1.1 Các yếu tố đầu vào
Trong quá trình sản xuất của mình doanh nghiệp đã sử dụng các nguyên

vật liệu, nhiên liệu …được kết hợp với nhau thành các sản phẩm của doanh
nghiệp tiêu thụ trên thị trường. Các nguyên vật liệu.. được gọi là đầu vào, các
sản phẩm được gọi là các đầu ra của quá trình sản xuất.
Sản xuất
Đầu vào

Đầu ra

1.1.2 Hàm sản xuất
Quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được thể hiện bằng hàm một sản xuất
Hàm sản xuất : chỉ rõ mối quan hệ giữa sản lượng tối đa có thể thu được từ các tập
hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào với một trình độ công nghệ nhất định.
Hàm sản xuất có dạng:
Trong đó:

Q = f (x1, x2, ........xn)
Q: Sản lượng đầu ra
x1, x2 ....xn: Các yếu tố đầu vào

Nếu cố định các yếu tố đầu vào khác sẽ chỉ xét đến sự thay đổi của 2 yếu tố là
vốn (K) và lao động (L) thì hàm sản xuất có dạng: Q = f(K,L)
Hàm sản xuất thông dụng là hàm Cobb – Douglas (Tên nhà kinh tế học
P.H Cobb và nhà thống kê học C.V Douglas)
Q = a KαLβ
Trong đó: Q: Sản lượng đầu ra
K : Vốn


L : Lao động

a : Hằng số tuỳ thuộc những đơn vị đo lường các đầu vào và
đầu ra
α, β

: Hằng số cho biết tầm quan trọng tương đối của K và L
Khái niệm hiệu suất của quy mô đề cập tới sự thay đổi của sản lượng

đầu ra khi tất cả các đầu vào có thể tăng theo cùng tỷ lệ.
- Khi tăng h lần các yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng trên h lần, thì
đâylàtrường hợp hiệu suất tăng theo quy mô.
f (hK, hL) > hf ( K, L)
- Khi tăng h lần các yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng ít hơn h lần, thì ta có
hiệu suất giảm dần theo quy mô.
f (hK, hL) < hf (hK, hL)
- Khi tăng h lần các yếu tố đầu vào mà đầu ra tăng đúng h lần thì đó là
trường hợp hiệu suất không đổi theo quy mô.
f (hK, hL) = hf (K,L)
* Đối với hàm Cobb - Douglas
EKQ =

ELQ =

dQ K
K
= a α K α − 1 Lβ

dK Q
Q

dQ l

L
= a α Lβ − 1 K α = β
dL Q
Q

Như vậy: - Nếu tăng vốn 1% thì sản lượng sẽ tăng

α

%

- Nếu tăng lao động 1% thì sản lượng sẽ tăng
Tổng các hệ số

α



β

β

%

cho chúng ta biết hiệu suất quy mô của hàm sản xuất


+ Nếu
+ Nếu
+ Nếu


α
α
α

+
+
+

β
β

>1 hàm sản xuất có hiệu suất tăng theo quy mô
< 1 hàm sản xuất có hiệu suất giảm theo quy mô

β

= 1 hàm sản xuất có hiệu suất không đổi theo quy mô

1.1.3. Sản xuất trong ngắn hạn
Chúng ta xem xét trường hợp trong đó vốn là cố định, lao động biến đổi
sao cho các doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều đầu ra hơn bằng cách tăng số
lượng đầu ra.
- Năng suất cận biên (MP: marginal product): là số đầu ra được sản
xuất thêm khi số lượng đầu vào tăng thêm 1 đơn vị đầu vào.
Năng suất cận biên được tính bằng công thức:
Sè thay®æicña®Çura
∆Q
MP =
=

Sè thay®æicñalao®éng ∆ L

Trong trường hợp hàm sản xuất được cho bởi một biểu thức đại số thì năng suất
cận biên của lao động có thể tính bằng đạo hàm bậc nhất cuả hàm sản xuất.
MPL = Q’(L)
b. Mối quan hệ giữa tổng sản lượng đầu ra, APL và MPL
TPmax khi

'
( TP )Q

= 0 , MPL = 0

- Đường TP mô tả sự thay đổi của tổng sản lượng đầu ra khi số lao động được
sử dụng thay đổi.
- Năng suất biên lúc đầu tăng, sau đó giảm dần đến 0, khi sản lượng đầu ra Q
là lớn nhất và tiếp đó là âm.
- Khi năng suất cận biên lớn hơn năng suất bình quân thì đẩy đường năng suất
bình quân lên, khi MPL< APL thì kéo đường APL xuống.


MPL = APL thì APL không tăng, không giảm và đạt giá trị lớn nhất
Để xác định mức sản lượng để có lợi nhuận tối đa ta so sánh giữa MR và MC.
- Nếu MR > MC doanh nghiệp tăng Q sẽ làm cho lợi nhuận tăng.
- Nếu MR < MC doanh nghiệp tăng Q sẽ làm cho lợi nhuận giảm.
- Khi MR =MC Lợi nhuận đạt max, Q là sản lượng tối ưu.
1.1.4. Sản xuất trong dài hạn
Trong dài hạn doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ sản xuất tại sản
lượng Q*NH và thu được lợi nhuận tối đa, lúc đó doanh nghiệp sẽ mở rộng quy
mô sản xuất trong dài hạn. Khi xác định sản lượng tối ưu trong dài hạn doanh

nghiệp cũng áp dụng giống như nguyên tắc đạt được lợi nhuân tối đa trong
ngắn hạn là: P* = LMC. Như vậy, doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản xuất sản
lượng Q*DH để đạt được lợi nhuận tối đa trong dài hạn.
1.2

Lý thuyết về khai thác tài nguyên không tái tạo.

1.2.1 Quan điểm kinh tế trong khai thác tài nguyên không tái tạo
Tài nguyên không thể tái tạo bao gồm các loại nhiên liệu - dầu khí, khí
đốt tự nhiên, uranium, than đá và khoáng sản – đồng, niclkel, bauxite, kẽm và
nhiều loại khác. Những tài nguyên thiên nhiên này được hình thành từ các quá
trình đại lý mà thông thường kéo dài hàng triệu năm, do đó chúng ta có thể co
những loại tài nguyên này là có trữ lượng cố định. Nghĩa là trữ lượng khoáng
sản trong lòng đất là cố định và một khi lấy đi sẽ không thay thế được. Tính
không thể tái tạo gây ra một số vấn đề trong phân tích quá trình sản xuất và
khai thác ở các mỏ, mà những vấn đề này không phát sinh đối với các loại
hàng hóa có thể tái sản xuất như nông sản, thủy sản và gỗ.
Mỗi giai đoạn đều khác nhau do lượng tài nguyên còn lại là khác nhau.
Điều mà chúng ta quan tâm đối với tài nguyên không thể tái tạo là tốc độ khai
thác – dòng sản lượng khai thác theo thời gian và khi nào thì sẽ khai thác hết.


Chúng ta sẽ xem xét sản lượng tài nguyên khai thác hiệu quả theo thời
gian – lượng tài nguyên khai thác trong mỗi gian đoạn.
Trong tất cả các trường hợp, chúng ta giả định rằng thị trường là cạnh
tranh hoàn hảo. Chúng ta sẽ tìm ra được sản lượng khai thác, giá cả và thặng
dư theo thời gian với những giả định khác nhau về bản chất của quá trình khai
thác. Chúng ta sẽ thấy giá cả sẽ giảm dần khi sản lượng cung cấp cho thị
trường ít đi do trữ lượng của các mỏ khoáng sản bị khai thác cạn dần.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng sự cạn kiệt ở các mỏ và sự cạn kiệt này ảnh

hưởng như thế nào đến quá trình phân tích sản lượng khai thác. Đánh giá giá
trị của các doanh nghiệp khai thác mỏ khi quy mô của chúng nhỏ dần ( giảm
giá về mặt kinh tế - economic depreciation), việc đánh thuế các doanh nghiệp
khai thác mỏ, sự chênh lệch về chất lượng mỏ của các doanh nghiệp, tác động
của tính lâu bền (ví dụ một mỏ vàng so với mỏ dầu) đối với đường sản lượng
khai thác và cách thức mà các loại nguyên liệu thay thế ảnh hưởng đến tốc độ
khai thác. Mô hình ban đầu của chúng ta rất đơn giản và trừ tượng so với thực
tế, nhưng chúng ta cần nó để nhận dạng và nắm bắt những khái niệm cơ bản.
Chúng ta sẽ dần dần bỏ đi các giả định để có thể giải quyết những vấn đề
phức tạp hơn và thực tế hơn. Để phân tích quyết định khai thác mỏ chúng ta
sẽ minh họa tác định của các biến số liên quan đến quá trình khai thác mỏ đối
với giá cả theo thời gian. Ví dụ, tác động của sự thay đổi về chi phí khai thác,
chất lượng mỏ khác nhau, suất chiết khấu, thuế đến sản lượng khai thác theo
thời gian.
Quan điểm kinh tế trong khai thác tài nguyên không tái tạo:
Chúng ta nên khai thác bao nhiêu ngày hôm nay và chúng ta nên để
dành bao nhiêu cho thế hệ tương lai?
Trong sản xuất hàng hóa thông thường, chúng ta sẽ quyết định sản xuất
tại mức hàng hóa (Q*) sẽ cho chúng ta lợi nhuận cao nhất.


Trong khai thác tài nguyên, chúng ta sẽ quyết định khai thác khi “giá trị
lợi ích ròng cận biên là cao nhất”
1.2.2

Lý thuyết khai thác mỏ
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Người chủ mỏ tối đa hóa hiện giá của

lợi nhuận từ việc khai thác mỏ: = TR (hiện giá của sản lượng khai thác trong
tương lai nhân với P) - TC (hiện giá số tiền bỏ ra để thu được sản lượng q từ

mỏ ) là lớn nhất.
Sự hạn chế của trữ lượng mỏ làm thay đổi điều kiện MR = MC theo 3
cách thức cơ bản
Chi phí cơ hội: là chi phí của việc khai thác hết trữ lượng mỏ tại một
thời điểm hay để lại trữ lượng ít hơn trong lòng đất
P = MC + chi phí cơ hội của sự khai thác cạn kiệt (khác với DN thông
thường P(MR)=MC)
Chi phí cơ hội của sự cạn kiệt mỏ : Giá trị của tài nguyên không khai
thác.
Giá trị của thặng dư theo thời gian
Quyết định khai thác tài nguyên không tái tạo là một quyết định đầu tư
– tỉ lệ lợi tức từ đầu tư (sự gia tăng giá trị tài sản theo thời gian)
Lợi tức biên của mỏ = thặng dư – giá trị của quặng trong lòng đất
Nếu thặng dư không tăng theo thời gian thì chủ mỏ khai thác càng
nhanh càng tốt để đầu tư vào lĩnh vực khác.
Nếu tỉ lệ lợi tức của mỏ thấp người ta để trữ lượng mỏ trong lòng đất
Nếu giá trị của mỏ tăng so với tài sản khác người ta cũng không có
động cơ khai thác mỏ (quặng để lại có giá trị hơn là khai thác)
Để khai thác mỏ thặng dư khai thác phải tăng với một tỉ lệ bằng với tỉ
lệ của các tài sản khác.


CHƯƠNG 2:
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY THAN NAM MẪU, TẠI THÀNH
PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH.
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty than Nam Mẫu
Công ty Than Nam Mẫu trước đây là đơn vị trực thuộc Công ty Than
Uông Bí, là một thành viên của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam được
thành lập ngày 01/04/1999 theo quyết định số 502/QĐ-TCCB-ĐT ngày
23/3/1999, trên cơ sowe sát nhập giữa hai mỏ than: Than Thùng và Yên Tử.

Hiện nay công ty Than Nam Mẫu trở thành công ty con của Tập đoàn Công
nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam theo quyết định số 1372/QĐ-HĐQT ra
ngày 11/6/2011. Quá trình hình thành và phát triển đến nay của Công ty trải
qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: từ năm 1959 – 1968 Công ty Than Nam Mẫu được Đoàn địa chất
2Đ thuộc liên đoàn địa chất 9 tiến hành tìm kiếm thăm dò tỉ mỉ phần trữ lượng
lò bằng khu vực Than Thùng Yên Tử.
Giai đoạn 2: từ năm 1982 – 1998 Công ty Than Nam Mẫu được Công ty
Than Uông Bí cho phép khai thác từng phần bằng phương pháp lộ thiên và
một phần của khai thác hầm lò đi lò chợ chống gỗ.
Giai đoạn 3: từ năm 1999 đến nay Công ty Than Nam Mẫu chuyển sang
khai thác bằng phương pháp hầm lò với công nghệ khoa học tiên tiến hơn, với
nhiệm vụ khai thác và tiêu thụ than.
Công ty Than Nam Mẫu là một doanh nghiệp hạch toán độc lập trong Tập
đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam. Công ty có quyền chủ động trong các
hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính với tư cách một pháp
nhân kinh tế độc lập và phụ thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam.
Trụ sở của Công ty Than Nam Mẫu:
Số 1A Trần Phú – phường Quang Trung – TP. Uông Bí – Tỉnh Quảng Ninh


Điện thoại: 033.3.854.293 – Fax: 033.3.854.360
Công ty Than Nam Mẫu được thành lập trong điều kiện Tập đoàn Than –
Khoáng sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn, khi mới thành lập cơ sở vật chất
ký thuật còn khó khăn, thiếu thốn, điều kiện làm việc cũng như máy móc thiết
bị còn lác hậu thiếu đồng bộ; song do sự phấn đấu của tập thể cán bộ, công
nhân viên toàn Công ty, sau hơn 15 năm thành lập Công ty Than Nam Mẫu đã
không ngừng phát triển cả về quy mô cũng như đời sống của cán bộ công
nhân viên.
Trong năm 2014 Công ty Than Nam Mẫu – TKV đã được Nhà nước tặng

thưởng huân chương Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, ngoài ra về sản xuất
ban đầu đơn vị chỉ có 4 lò chợ khai thác thì đến năm 2014 cả Công ty hiện
nay có 30 Phân xưởng trong đó có 12 lò chợ hoạt động đồng thời tất cả các lò
chợ đều áp dụng cơ giới hóa thủy lực trong khâu chống thay cho chống bằng
gỗ như trước đây.
Việc áp dụng khoa học trong lò chợ để làm tiền đề cho việc khai thác hóa
trong khai thác than hầm lò.
Định hướng phát triển của Công ty
Công ty Than Nam Mẫu – TKV là doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn
Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, là đơn vị có sản lượng than hầm
lò lớn của Vinacomin, năm 2015 đạt sản lượng than khai thác trên 2 triệu
tấn.Theo kế hoạch khai thác các dự án đến phần lò bằng theo dự án 900 T/năm
sẽ kết thúc khai thác vào năm 2015, năm 2016 tiến hành khai thác hoàn toàn
tầng lò giếng từ +125 đến-50 và năm 2017-:-2020 sẽ duy trì đạt sản lượng thiết
kế năm đạt sản lượng lớn hơn 2 triệu tấn/năm.
Mục tiêu phát triển:Xây dựng Công ty Than Nam Mẫu - TKV phát triển
bền vững, có hiệu quả, thân thiện với môi trường, hài hòa với địa phương và
cộng đồng, là đơn vị sản xuất than hầm lò hàng đầu của Tập đoàn, phấn đấu
theo tiêu chí:


2.2 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất
Bảng 2.1: Tình hình cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty năm 2016
ĐVT:đồng
Tỷ
TT

Khoản mục

Nguyên giá


GTCL/

trọng

GTCL

NG

(%)
1
2
3
4
Cộ
ng

Nhà cửa vật kiến 1.863.885.487.
116
trúc
Máy móc, thiết 1.005.972.345.
311
bị
545.535.897.0
27
Thiết bị vận tải
43.933.455.24
6
Dụng cụ quản lí
3.459.327.184.

700

53,88
29,08
15,77
1,27
100

(%)
1.261.863.944.50
6

55,96

681.050.547.629

61,74

369.331.744.708

39,12

29.743.266.695

32,09

2.341.989.503.5
37

54,68


(Nguồn: Công ty than Nam Mẫu)
Qua bảng 2.1 ta thấy: giá trị còn lại của các nhóm tài sản của hệ thống
cơ sở vật chất là rất thấp so với nguyên giá ban đầu, do nhiều hệ thống đã
khấu hao và các hệ thống đầu tư mới chưa có nhiều.
Nhóm tài sản “ nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng cao nhất trong 4
nhóm tài sản, chiếm 53,88% tương ứng với 1.863.885.487.116đ. Giá trị còn
lại của nhóm tài sản này là 1.261.863.944.506đ. Điều này làm ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất lao động và an toàn lao động, mặc dù công ty đã có nhiều
biện pháp để khắc phục giảm bớt những khó khăn về cơ sở hạ tầng nhưng vẫn
chưa đáp ứng được hết nhu cầu trong sản xuất kinh doanh,
Nhóm tài sản “máy móc, thiết bị” chiếm tỷ trọng 29,08% tương ứng
1.005.972.345.311đ. Giá trị còn lại là 681.050.547.629đ. Cho thấy máy móc,
thiết bị đã cũ cộng với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ hiện


nay, đã làm cho hiệu quả trong quá trình sản xuất chưa đạt hiệu quả cao, tiêu
hao nhiều nguyên vật liệu... Công ty cần chú trọng đầu tư hoặc làm mới các
máy móc, thiết bị để làm giảm các chi phí sản xuất kinh doanh, tăng năng suất
lao động cũng như hiệu quả của các sản phẩm.
Nhóm tài sản “thiết bị vận tải” chiếm 15,77% tương ứng
545.535.897.027đ; giá trị còn lại là 369.331.744.708đ cho thấy công ty chưa
quan tâm đổi mới các thiết bị, phương tiện vận tải. Công ty cần đầu tư mua
mới các thiết bị để thay thế nhưng thiết bị đã hết khấu hao, điều này sẽ làm
giảm đáng kể chi phí sửa chữa
Nhóm tài sản “dụng cụ quản lí” chiếm 1,27% tương ứng
43.933.455.246đ và giá trị còn lại là 29.743.266.695đcho thấy công ty chưa
đổi mới trang thiết bị phục vụ quản lí, công ty cần đầu tư mua mới, trang bị
đầy đủ các thiết bị cần thiết cho hoạt động quản lí của công ty để nâng cao
chất lượng công tác quản lí hơn, tạo điều kiện cho môi trường làm việc thoải

mái hơn để khuyến khích người lao động làm việc hăng say hơn.
Có thể thấy, các nhóm tài sản của hệ thống cơ sở vật chất của Công ty
đều đã khấu hao nhiều so với ban đầu. Công ty nên chú trọng đầu tư, làm mới
các máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động cũng như hiệu quả của sản
phẩm. Công ty cũng nên đầu tư và mua mới các trang thiết bị cho hoạt động
quản lý của công ty để nâng cao chất lượng công tác quản lí hơn nữa.
2.3.

Tình hình vốn và tài sản của Công ty
Vốn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, mở

rộng thị trường là sức mạnh của doanh nghiệp trên đường đua tranh với các
doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp có được nguồn vốn lớn thì sức mạnh
hay khả năng kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định mà
vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, để
đánh giá được thực trạng của doanh nghiệp ta phải xem xét toàn bộ vốn của
doanh nghiệp theo hai hình thái là: giá trị tài sản và nguồn vốn.


Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2014 – 2016 được thể
hiện cụ thể qua bảng 2.2 dưới đây:
Qua bảng 2.2, ta thấy: nhìn chung tình hình tài sản và nguồn vốn của
Công ty qua 3 năm không ngừng tăng lên, bình quân tăng 7,98%.
Về phần tài sản: tổng tài sản của Công ty qua 3 năm bình quân tăng
7,98%. Sự tăng lên của tài sản là do tăng về tài sản dài hạn và tài sản ngắn
hạn.
Đối với tài sản ngắn hạn, trong đó chủ yếu là hàng tồn kho và các
khoản phải thu. Sở dĩ hàng tồn kho chiếm tỷ lệ cao là do đặc điểm ngành nghề
kinh doanh của Công ty luôn nhập hàng từ bên ngoài về để làm nguyên liệu
phục vụ cho việc khai thác, sản xuất. Nguyên nhân có sự tăng lên của các

khoản phải thu là do các Công ty ký hợp đồng chưa thanh toán hết ngay toàn
bộ giá trị sản phẩm
Đối với tài sản dài hạn: qua 3 năm tăng bình quân 8,77% có sự tăng lên
này là do Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải để
phục vụ nhu cầu quản lý và mở rộng quy mô sản xuất.
Qua phân tích về phần tài sản của Công ty, ta thấy giá trị tài sản dài hạn
chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản, năm 2014 chiếm 85,27% so với tổng tài
sản; đến năm 2015 chiểm 86,01% và năm 2016 chiếm 86,52% so với tổng tài
sản. Điều này cũng là hợp lý do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty
Về phần nguồn vốn: ta dễ dàng nhận thấy nợ phải trả của Công ty tăng
dần qua các năm. Cụ thể năm 2015 tăng 7,32% so với năm 2014; đến năm
2016 tăng 6,38% so với năm 2015. Bình quân nợ phải trả của Công ty qua 3
năm tăng 6,85%. Có sự tăng lên này là do Công ty đã chủ động vay thêm vốn
để đầu ư mở rộng quy mô sản xuất. Về vốn chủ sở hữu cũng có sự tăng lên
đáng kể, cụ thể qua 3 năm bình quân vốn chủ sở hữu tăng 8,55%. Có sự tăng
lên này là do trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ban lãnh đạo đã
đóng góp thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.


Bảng 2.2: Cơ cấu về vốn và tài sản của công ty
ĐVT: đồng
Năm 2014
Chỉ tiêu

Năm 2015
Tỉ

Giá trị

Tỉ

Giá trị

trọng(%)
Tổng tài sản
I. Tài sản ngắn
hạn
II. Tài sản dài hạn
Tổng nguồn vốn
I. Nợ phải trả
II. Vốn CSH
III. Nguồn kinh

Năm 2016

2.500.235.616.090

so sánh(%)
Tỉ trọng

Giá trị
trọng(%)

2.734.021.527.008

15/14

16/15

bình quân


109,35

106,61

107,98

(%)
2.914.835.969.429

368366839707

14,73

382.519.004.575

13,99

392.995.515.797

13,48

103,84

102,74

103,29

2.131.868.776.383
2.500.235.616.090
2.165.343.761.416

327.214.821.425

85,27

86,01
85,00
13,72

2.521.840.453.632
2.914.835.969.429
2.472.160.748.152
384.366.611.088

86,52

86,61
13,09

2.351.502.522.433
2.734.021.527.008
2.323.945.014.353
375.033.713.574

84,81
15,55

110,30
109,35
107,32
114,61


107,24
106,61
106,38
102,49

108,77
107,98
106,85
108,55

7.677.033.249

0,31

35.042.799.081

1,28

58.308.610.189

2,36

1356,46

1166,3

1211,43.

phí và quỹ khác


Nguồn: Công ty than Nam Mẫu


2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Hiện nay công ty than Nam Mẫu đang áp dụng sơ đồ quản lý trực tuyến
chức năng với 17 phòng và 30 phân xưởng. Trong công tác quản lý và tổ chức
sản xuất tại Công ty có 3 cấp quản lý: Giám đốc – Quản đốc – Tổ trưởng sản
xuất. Mỗi phân xưởng sản xuất chịu sự quản lý của nhiều bộ phận cấp trên,
các phòng ban chịu sự điều hành của ban Giám đốc theo các chức năng quản
lý: Kỹ thuật, Vật tư thiết bị, Điện, Trắc địa – địa chất, Lao động – tiền lương,
Bảo vệ - quân sự.
Đứng đầu công ty là Giám đốc, là đại diện có tư cách pháp nhân của Công
ty, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực
hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Giám đốc điều hành bộ máy quản lý của Công ty
theo chế độ thủ trưởng và tập trung quyền hạn.
Giúp việc cho Giám đốc là các phó Giám đốc phụ trách các lĩnh vực về
sản xuất kinh doanh, tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý và ra
quyết định, nhận ủy quyền điều hành công việc sản xuất khi Giám đốc vắng
mặt.
Giúp việc về mặt tài chính có kế toán trưởng là người đứng đầu trong bộ
máy kế toán của Công ty, chịu trách nhiệm theo điều lệ kế toán trưởng.
Các phòng chuyên môn có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong công
tác cuả Công ty theo sự phân công cụ thể, trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Giám
đốc, phó giám đốc theo chức năng cụ thể. Ngoài ra các phòng chức năng còn
có nhiệm vụ tham mưu hướng dẫn các đơn vị trực tiếp sản xuất trên các lĩnh
vực được phân công. Thu thập thông tin từ các đơn vị sản xuất, báo cáo Giám
đốc để có những điều chỉnh phù hợp.



Chú thích:

Quan hệ trực tuyến

Quan hệ tham mưu chức năng

Quan hệ kiểm tra giám sát
Hình 2.3 : sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty


b. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
Giám đốc chỉ đạo và quản lý các phòng ban như phòng Tổ chức – Lao
động tiền lương (P.TCLĐ); phòng Tổ chức (P.TC); phòng Vật tư, phòng Kế
hoạch và quản trị chi phí (P.KH) và phòng Thanh tra – pháp chế và Kiểm toán
nội bộ (P.TPK)
+ Phòng Tổ chức – Lao động tiền lương: quản lý lao động, định mức và
tiền lương; quản lý về tổ chức đào tạo.
+ Phòng Vật tư: quản lý, rà soát mua và cấp phát vật tư thiết bị phục vụ sản
xuất đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật – an toàn; quản lý và sử dụng các tài sản,
thiết bị vật tư phương tiện đúng quy định quản lý, đúng mục đích phục vụ
SXKD và các hoạt động xã hội khác của Công ty; căn cứ vào kế hoạch trang
bị dụng cụ bảo hộ lao động, hợp đồng mua sắm đầy đủ kịp thời, đảm bảo quy
cách và chất lượng để cấp phát cho người lao động.
+ Phòng Kế hoạch và quản trị chi phí: phân bổ và giao kế hoạch AT –
VSLĐ cho các đơn vị cùng với kế hoạch sản xuất, đồng thời quản lý, theo dõi
đề xuất với lãnh đạo những biện pháp để thực hiện kế hoạch AT – VSLĐ ở các
đơn vị theo khối lượng, công việc và tiến độ được giao.
+ Phòng Thanh tra – pháp chế và Kiểm toán nội bộ: Tham mưu giúp Giám
đốc Công ty kiểm soát tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ trong sản xuất, kinh doanh

thuộc các lĩnh vực: Tổ chức sản xuất, hợp đồng kinh tế, đầu tư xây dựng, hạch
toán kinh tế, ban hành các văn bản pháp quy, kiểm toán báo cáo tài chính (nội
bộ) theo quy định của Pháp luật, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao
Phó giám đốc sản xuất: trực tiếp chỉ đạo và điều hành sản xuất, an ninh, trật
tự của toàn Công ty. Chịu trách nhiệm chỉ đạo hai phòng ban là phòng Điều
khiển sản xuất (P.ĐK) và phòng KCS.
+ Phòng Điều khiển sản xuất (P.ĐK) có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong
công tác sản xuất, tiêu thụ và tổng hợp, thống kê báo cáo cụ thể các loại sự cố
trong các ca sản xuất, tuần và tháng; các việc mà các đơn vị sản xuất đã thực
hiện, những tồn tại và đề xuất hướng khắc phục; hướng dẫn các công trường


phân xưởng, các ca sản xuất làm tốt công tác chỉ huy điều hành và bàn giao ca
sản xuất đảm bảo kỹ thuật – an toàn.
+ Phòng KCS: Tham mưu, giúp giám đốc trong việc quản lý, tổ chức thực hiện
công nghệ sàng tuyển, chế biến, nghiệm thu than, kiểm tra chất lượng than toàn bộ
sản phẩm của Công ty.
Phó giám đốc kĩ thuật chịu trách nhiệm trong công tác kĩ thuật mỏ và chỉ
đạo ba phòng ban là phòng Kỹ thuật công nghệ mỏ (P.KCM); phòng Trắc địa,
địa chất(P.TĐ) và phòng Thông gió và thoát nước mỏ( P.TGM).
+ Phòng Kỹ thuật công nghệ mỏ: Là phòng trực tiếp lập các giải pháp, các
quy trình kỹ thuật công nghệ cho tất cả mọi công việc thuộc dây chuyền công
nghệ sản xuất, kiểm tra, giám sát đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng và chịu
trách nhiệm đảm bảo an toàn trong tất cả những giải pháp mình lập.
+ Phòng Trắc địa, địa chất: chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty toàn
bộ tài liệu, số liệu dẫn hướng, cập nhật chính xác kịp thời phục vụ cho điều
hành sản xuất, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nhiệm vụ sau: định kỳ
quan trắc; kiểm tra các điều kiện thi công sản xuất lò giếng, tim, cốt, dẫn
hướng, dự kiến điểm mở hoặc điểm bục lò và mức độ ảnh hưởng do khai thác

hầm lò đến bề mặt địa hình phục vụ công tác PCMB của Công ty. Thực hiện
công tác địa chất theo đúng yêu cầu của sản xuất. Dẫn lớp trong quá trình khai
thác, đào lò đảm bảo yêu cầu của thiết kế; xây dựng phương án khoan thăm dò
tháo khô nước mỏ trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty (cập
nhật nước chảy vào lò, lưu lượng các đợt mưa, đánh giá mức độ tàng trữ nước,
ảnh hưởng của nước bề mặt đễn công tác khai thác hầm lò).
+ Phòng Thông gió và thoát nước mỏ: Kiểm tra việc thực hiện các biện
pháp thông gió, kiểm soát khí mỏ và các biện pháp kỹ thuật – thi công đối với
các công trình, mạng thông gió chính của mỏ, hướng dẫn các đơn vị thực hiện
các biện pháp thông gió và kiểm soát khí mỏ; chủ trì lập phương án đảo chiều
gió hàng năm và tổ chức thực hiện theo phương án. Quản lý, chỉ đạo các đơn vị
vận hành toàn bộ các công trình, trang thiết bị trong hệ thống tháo khô mỏ đã


được trang bị một cách có hiệu quả. Trực tiếp giúp việc cho người Lãnh đạo
chỉ huy thủ tiêu sự cố theo kế hoạch thủ tiêu sự cố được duyệt. Quản lý và chỉ
đạo lao động của Đội cứu hộ cứu nạn bán chuyên tham mưu và hướng dẫn
những hoạt động theo hướng dẫn của Tập đoàn và cơ quan quản lý cấp trên.
Soạn tài liệu và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sỹ Đội
Phó giám đốc đầu tư – an toàn: chịu trách nhiệm trong công tác đầu tư xây
dựng các công trình XDCB và công tác an toàn của Công ty. Có trách nhiệm
chỉ đạo và quản lý các phòng ban là Ban quản lý dự án, phòng Kỹ thuật an toàn
và Bảo hộ lao động (P.KT – AT) và phòng Đầu tư, môi trường (P.ĐTM).
+ Ban quản lý dự án: Giúp việc cho Giám đốc Công ty chỉ đạo và giám sát
thực hiện các dự án mỏ phục vụ sản xuất, các hạng mục thi công, công tác đào
chống lò, xây dựng các công trình trong hầm lò và mặt bằng.
+ Phòng Đầu tư, môi trường: Giám sát thực hiện xây dựng các công trình
trong hầm lò và mặt bằng đảm bảo AT – VSLĐ; chủ trì lập và triển khai thực
hiện kế hoạch đầu tư, xây dựng và công tác môi trường, các biện pháp đảm bảo
an toàn trong xây dựng.

+ Phòng Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động: Tổng hợp và xây dựng kế
hoạch AT – VSLĐ theo kỳ kế hoạch, phối hợp với các phòng chức năng đôn
đốc các đơn vị sản xuất, các bộ phận liên quan thực hiện đúng, đầy đủ nội
dung, tiến độ của kế hoạch AT – VSLĐ; Tổ chức thanh tra công tác AT –
VSLĐ, kỹ thuật cơ bản của các công trường sản xuất trong việc thực hiện các
quy định, nội quy, quy trình, biện pháp thi công; Tổng hợp dự báo các nguy cơ
có thể xảy ra Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Phó giám đốc đời sống: chịu trách nhiệm về công tác đời sống. Chỉ đạo và
quản lý Văn phòng quản trị và Phòng y tế.
+ Văn phòng quản trị: chỉ đạo và giám sát CBCNV khu cơ quan và sinh
hoạt tại khu tập thể Công ty; triển khai xây dựng kế hoạch hoạt động của phong
trào thi đua, tuyên truyền hàng tháng, quý và năm của Công ty; phối hợp các


phòng ban chức năng trong lĩnh vực tin học để tuyên truyền, giáo dục trong các
hội nghị, phát động có liên quan đến công tác AT – VSLĐ.
+ Phòng y tế: Lập hồ sơ sức khỏe cho từng CBCNV; theo dõi và quản lý
tình hình sức khỏe của người lao động bao gồm: tổ chức khám sức khỏe định
kỳ; bệnh nghề nghiệp; lưu giữ và theo dõi hồ sơ sức khỏe đảm bảo quy định:
quản lý cơ số trang thiết bị thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu. Định kỳ hàng
năm tổ chức huấn luyện cho người lao động về ảnh hưởng của các yếu tố có
hại phát sinh trong môi trường lao động đến sức khỏe.
Phó giám đốc cơ điện: phụ trách về cơ điện máy móc thiết bị Công ty. Chỉ
đạo và quản lý phòng Cơ điện, vận tải (P.CV)
+ Phòng Cơ điện, vận tải: quản lý các thiết bị cơ điện vận tải trong lĩnh vực
được phân công và tổ chức kiểm tra rà soát các thiết bị cơ điện lắp đặt, vận
hành trong hầm lò và ngoài mặt bằng cũng như thiết bị để đảm bảo an toàn cho
con người, thiết bị trong quá trình lắp đặt và làm việc và phối hợp cùng phòng
liên quan trong việc lập kế hoạch quản lý bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị định
kỳ (quý, năm) đối với từng loại thiết bị cùng kỳ với kế hoạch sản xuất, làm cơ

sở cho việc lập kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị, vật tư đảm bảo sát với thực
tế.
2.5 Tình hình sử dụng lao động của Công ty
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào dù sản xuất hay dịch vụ thì lao động
cũng là một yếu tố không thể thiếu để tiến hành các hoạt động của đơn vị mình.
Lao động là yếu tố chính để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu cần
thiết của con người, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra
một cách liên tục.Do vậy, muốn đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản
xuất kinh doanh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải biết kết hợp và sử dụng nguồn
nhân lực một cách hợp lý và có hiệu quả. Tình hình lao động của công ty được
thể hiện qua băng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3 Tình hình lao động của DN tính đến ngày 31/12/2016


STT

Chỉ tiêu

I
1
2
3
4
II
1
2
III
1
3


Trình độ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
LĐ phổ thông
Giới tính
Nam
Nữ
Theo mối quan hệ với sản xuất
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp

Năm 2016
Số người Tỉ trọng (%)
2155
1535
1025
603

40,52
28,86
19,27
11,34

2974
2344

55,92
44,08


2862
53,82
2456
46,18
(Nguồn: Công ty than Nam Mẫu)

Qua bảng 2.3 trên ta thấy:Trong tổng số 5318 nhân sự làm việc ở công ty
thì:Phân theo trình độ học vấn thì trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao 40,52%
tương ứng với 2155 người; tiếp theo là 1535 người trình độ cao đẳng chiếm
28,86% cho thấy công ty luôn chú trọng đến trình độ của các công nhân viên; .
Do đặc điểm và tính chất của công việc nên công ty có 1025 người có trình độ
trung cấp chiếm 19,27% và lao động phổ thông chiếm 11,34% tương ứng với
603 người.
Số lao động ở khâu trực tiếp sản xuất ở Công ty là 2862 người chiếm
khoảng 60% trong tổng số lao động. Còn lao động gián tiếp chiếm khoảng 40%
tương ứng với 2456 người. Số lao động gián tiếp là số lao động thực hiện các
nghiệp vụ quản lý, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng có vai trò quan
trọng trong sự tồn tại và phát triển của công ty.
Theo giới tính: do đặc thù hoạt động kinh doanh của Công ty nên nam
giới thường nhiều hơn nữ giới. Nam giới chiếm 2974 người tương ứng với
55,92% còn nữ giới chiếm 44,08% tương ứng với 2344 người.
Công ty cần phải luôn luôn hoàn thiện tổ chức, bố trí lao động sao cho
phù hợp với yêu cầu sản xuất và quản lý. Đồng thời nghiên cứu, tìm ra các biện
pháp để đẩy mạnh sản xuất hơn nữa là tăng thu nhập cho người lao động, làm


×