Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.84 KB, 76 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT
HÀ TĨNH.........................................................................................3

1. Giới thiệu NHNo&PTNT Hà Tĩnh.................................................................3
2. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh...............3
2.1. Khi mới thành lập......................................................................................3
2.2. Giai đoạn 1991 – 1996...............................................................................4
2.3. Giai đoạn 1997 – 2002...............................................................................6
2.4. Giai đoạn 2002 đến nay.............................................................................8
3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng.......................................................................9
3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Giám đốc................10
3.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng...........................10
3.3.1. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo......................................................10
3.3.2. Phòng Kế hoạch – Kinh doanh.........................................................10
3.3.3. Phòng Kinh doanh ngoại hối............................................................11
3.3.4. Phòng Kế toán ngân quỹ...................................................................11
3.3.5. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ.....................................................12
3.3.6. Phòng Hành chính – nhân sự............................................................12
3.3.7. Phòng Điện toán...............................................................................13
3.3.8. Phòng Dịch vụ và Marketing............................................................13
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh......................14
4.1. Hoạt động huy động và sử dụng vốn......................................................14
4.1.1. Về hoạt động huy động vốn...............................................................14
4.1.2. Về hoạt động cho vay và đầu tư.........................................................16


4.2. Các hoạt động khác.................................................................................18
4.2.1. Các dịch vụ của Ngân hàng...............................................................18
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A


Chuyên đề tốt nghiệp

4.2.2. Công tác kế toán ngân quỹ.................................................................19
4.2.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát..............................................................19
3.3. Kết quả và hiệu quả các hoạt động kinh doanh....................................19
5. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay hộ sản xuất 21
5.1. Cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng..................................................21
5.2. Đặc điểm nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ................21
5.3. Các chính sách về cho vay hộ sản xuất...................................................22
5.4. Đặc điểm tổ chức của NHNo&PTNT Hà Tĩnh.......................................23
5.5. Chất lượng nhân lực, đặc biệt là cán bộ tín dụng..................................25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Ở NHNo&PTNT
HÀ TĨNH.......................................................................................27

1. Kết quả cho vay trực tiếp tới hộ sản xuất của NHNo&PTNT Hà Tĩnh.....27
1.1. Giai đoạn 1991 – 1998.............................................................................27
1.2. Giai đoạn 1999 – 2004.............................................................................29
2. Phân tích, đánh giá các giải pháp mà NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực hiện
trong công tác cho vay hộ sản xuất...................................................................39
2.1. Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp uỷ, chính quyền địa
phương và đoàn thể.................................................................................39
2.2. Tổ chức điều tra, khảo sát thị trường:....................................................40
2.3. Tích cực chủ động tham gia các chương trình của địa phương có
liên quan...................................................................................................40
2.4. Thành lập mạng lưới tổ vay vốn..............................................................41

2.6. Thực hiện công tác cán bộ......................................................................42
2.7. Thường xuyên có sự phối kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với Hội
Nông dân và Hội Phụ nữ........................................................................43
2.7.1. Sự kết hợp giữa Hội Nông dân với NHNo&PTNT Hà Tĩnh...............43
2.7.2. Sự kết hợp giữa Hội Phụ nữ và NHNo&PTNT Hà Tĩnh.....................44
3. Ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân............................................................45
3.1. Ưu điểm....................................................................................................45
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A


Chuyên đề tốt nghiệp

3.1.1. Cho vay kinh tế hộ góp phần giúp người dân mở rộng sản xuất........45
3.1.2. Cho vay kinh tế hộ góp phần vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo.....46
3.1.3. Cho vay hộ đã tạo nên mối gắn kết giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với
các tổ chức Hội, giúp hoạt động của tổ chức Hội thêm phong phú và
hữu ích..............................................................................................47
3.1.4. Do tác động cho vay hộ sản xuất đã buộc NHNo&PTNT Hà Tĩnh phải
nâng cao chiến lược cho vay hộ để mở rộng hoạt động, phục vụ và
đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế.......................................47
3.1.5. Cho vay hộ đã phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong
nông nghiệp và nông thôn.................................................................48
3.1.6. Tiềm lực kinh tế và khả năng sản xuất của kinh tế hộ không ngừng
được nâng cao...................................................................................49
3.2. Nhược điểm..............................................................................................50
3.2.1. Định kỳ trả nợ vẫn còn cứng nhắc.....................................................50
3.2.2. Vốn tín dụng còn mang tính dàn trải đều trên diện rộng....................50
3.2.3. Công tác thu hồi nợ chưa đạt hiệu quả cao. Rủi ro trong vốn tín dụng
cho vay hộ sản xuất vẫn luôn tiềm ẩn................................................50
3.2.4. Công tác kiện toàn tổ trưởng tổ vay vốn vẫn còn nhiều vấn đề..........51

3.3. Nguyên nhân của các nhược điểm..........................................................51
3.3.1.Công tác cán bộ còn nhiều bất cập.....................................................51
3.3.2. Thủ tục vay vốn còn rườm rà và cứng nhắc.......................................52
3.3.3. Sự phối kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với các cấp chính quyền
địa phương chưa thật chặt chẽ..........................................................53
3.3.4. Công tác thẩm định dự án cho vay chưa tốt.......................................54
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHNo&PTNT HÀ TĨNH VỀ
VIỆC CHO VAY HỘ SẢN XUẤT...................................................55

1. Định hướng của NHNo&PTNT Hà Tĩnh về việc cho vay hộ sản xuất.......55
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất................................57

Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A


Chuyên đề tốt nghiệp

2.1. Tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ
tín dụng....................................................................................................57
2.2. Tuyên truyền, đổi mới hình thức huy động vốn.........................................59
2.3. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.....62
2.4. Phải có sư ràng buộc và kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh và các
cấp chính quyền.......................................................................................63
2.5. Mở rộng đầu tư tín dụng có trọng điểm..................................................63
2.6. Đổi mới và đơn giản thủ tục vay vốn......................................................64
2.7. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ vay vốn............................64
KẾT LUẬN ...........................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................67

Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A



Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. NHPTNo: Ngân hàng phát triển nông nghiệp.
3. NHNo: Ngân hàng nông nghiệp.
4. NHNN: Ngân hàng nhà nước.
5. XHCN: xã hội chủ nghĩa.
6. V/v: Về việc.
7. SXKD: Sản xuất kinh doanh.

Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A


Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1. Vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế......................................16
Bảng 2: Dư nợ theo thành phần kinh tế...................................................................17
Bảng 3: Nợ quá hạn và nợ xấu các năm...................................................................18
Bảng 4: Biến động nguồn vốn huy động qua các năm.............................................19
Bảng 5: Chi phí huy động vốn qua các năm............................................................20
Bảng 6: Tổng thu nhập bình quân đầu người của các cán bộ...................................20
Bảng 7: Kết quả cho vay một số ngành nghề sản xuất của NHNo&PTNT Hà Tĩnh
giai đoạn 1991 -1998.................................................................................27
Bảng 8: Kết quả cho vay môt số ngành nghề sản xuất của NHNo&PTNT Hà Tĩnh
giai đoan 1999 – 2004...............................................................................29

Bảng 9: Tình hình dư nợ hộ SXKD qua các năm 2005-2008..................................33
Bảng 10: Bình quân dư nợ một hộ thời kỳ 2005-2008.............................................34
Bảng 11: Dư nợ cho vay đối với một số chương trình kinh tế tại
địa phương năm giai đoạn 2005 -2008......................................................34
Bảng 12: Tổng hợp dư nợ một số chương trình kinh tế tại địa phương qua
các năm.....................................................................................................37
Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn một số chương trình kinh tế tại địa phương qua
các năm.....................................................................................................38

Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A


Chuyên đề tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ
trương, chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, chính sách cho
vay hộ đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và nhận thức của người dân, góp
phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giảm dần khoảng cách giữa các
vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa với các khu vực đồng bằng, thành thị,
vùng công nghiệp tập trung.
Để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa
phương, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư cho vay trực tiếp tới hộ. Sau
gần 20 năm, tín dụng ngân hàng đã thực sự góp phần đổi mới đời sống kinh tế - xã
hội tại địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân. Đổi lại,
cho vay hộ đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho NHNo&PTNT
Hà Tĩnh. Chiếm hơn 80% trong tổng dư nợ, cho vay hộ thực sự là một hoạt động
quan trọng mà Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua,NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực
hiện nhiều biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển của các hộ sản

xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động cho vay hộ vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết
điểm, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay hộ.
Nhận thức được điều đó, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cho vay hộ
sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Đây là một đề tài thuộc thể loại quản lý kinh tế, do đó, trong quá trình nghiên
cứu và thể hiện phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, thông qua sử dụng các công cụ
về phân tích, so sánh, dự báo, thống kê một cách lôgíc và khoa học. Trong quá trình
nghiên cứu, cũng cần tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, cũng như các quan
điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước gắn với tình hình thực tế tại Hà
Tĩnh để có căn cứ đề xuất những giải pháp khả thi.
Trong khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp, em tập trung nghiên cứu một số
điểm trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh, trong đó trọng tâm là
hoạt động cho vay hộ sản xuất từ năm 2005 đến nay.
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

1


Chuyên đề tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, sơ đồ bảng biểu và tài
liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề gồm 3 phần chính sau đây:
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh
Chương II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ở NHNo&PTNT Hà Tĩnh
Chương III: Định hướng và giải pháp của NHNo&PTNT Hà Tĩnh về việc cho
vay hộ sản xuất
Đề tài này được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyền
Ngọc Huyền và các anh chị làm việc tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh nói chung và
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh, Phòng Kế toán – Ngân quỹ nói riêng.
Do thời gian được thực tập tại Ngân hàng không nhiều cũng như kiến thức còn

nhiều hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự
góp ý của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ của NHNo&PTNT Hà Tĩnh để em
có thể hoàn thiện bài viết có tính thực tiễn cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Thanh Hoa

Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

2


Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NHNo&PTNT HÀ TĨNH
1. Giới thiệu NHNo&PTNT Hà Tĩnh
Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Tĩnh.
Tên viết tắt: NHNo&PTNT Hà Tĩnh .
Giám đốc Ngân hàng: Đồng chí Võ Văn Chân.
Trụ sở chính: số 1 – Phan Đình Phùng – Thành phố Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh.
NHNo&PTNT Hà Tĩnh là đơn vị thành viên cấp I trong hơn 100 chi nhánh của
NHNo&PTNT Việt Nam.
Tiền thân của NHNo&PTNT Hà Tĩnh là Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà
Tĩnh được thành lập theo quyết định số 115/NH – QĐ ngày 24 tháng 8 năm 1991
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hiện nay, Ngân hàng quản lý 13 Chi nhánh loại III trực thuộc, đó là các chi

nhánh tại: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Thị xã Hồng Lĩnh, Nghi
Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà và Thành phố Hà
Tĩnh; và 21 phòng giao dịch thuộc các huyện, thành phố, thị xã.
2. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh
2.1. Khi mới thành lập
Để xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc kháng
chiến, kiến quốc, ngày 6 – 5 – 1951, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL
thành lập ngân hàng quốc gia Việt Nam. Đây là mốc son lịch sử mở đầu cho quá
trình xây dựng và phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Ngày 12 – 5 – 1951, chi nhánh Ngân hàng quốc gia tỉnh Hà Tĩnh được thành lập.
Thực hiện nghị định 117/CP ngày 26 -10 – 1961 của hội đồng Chính phủ, Ngân
hàng quốc gia Hà Tĩnh đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, Tổ quốc thống nhất,
năm 1976 Hà Tĩnh và Nghệ An hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh.

Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

3


Chuyên đề tốt nghiệp

Ngân hàng Nhà nước Nghệ Tĩnh ra đời vừa đóng vai trò trung tâm Tiền tệ - Tín
dụng – Thanh toán, vừa thực hiên vai trò quan trọng đáp ứng vốn phục vụ cho sản
xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp toàn diện, tăng cường các cơ sở công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…
Ngày 26 – 3 – 1988, ngân hàng phát triển nông nghiệp (NHPTNo) Việt Nam
được thành lập.
Cùng với toàn hệ thống NHPTNo toàn quốc, ngày 1- 10 – 1988 NHPTNo Nghệ
Tĩnh được thành lập và chính thức hoạt động với 26 chi nhánh, 2.319 nhân viên.

Tuy nhiên, giai đoạn này hoạt động còn mang nặng tính bao cấp, nguồn vốn thiếu
thì xin cấp trên hỗ trợ, việc trả lương không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh mà
chủ yếu hưởng lương hành chính.
Ngày 24 – 8 – 1991, thực hiện nghị quyết của quốc hội nước cộng hòa XHCN
Việt Nam về việc chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thống
đốc NHNN Việt Nam Quyết định số 115/NH–QĐ giải thể NHNo Nghệ Tĩnh, đồng
thời thành lập NHNo Nghệ An và NHNo Hà Tĩnh và quyết định số 116/NH–QĐ về
việc giải thể chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngân hàng công
thương thị xã Hà Tĩnh được sáp nhập vào NHPTNo Hà Tĩnh.
2.2. Giai đoạn 1991 – 1996
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh ổn định và chuyển
hướng hoạt động kinh doanh theo hướng thị trường:
Sau ngày thành lập, NHPTNo Nghệ Tĩnh có 747 người (có 7 lao động hợp
đồng). Thời kỳ này, công tác tổ chức cán bộ cán bộ hết sức phức tạp: Số lượng cán
bộ đông trong đó lao động nữ chiếm 65%. Trình độ chuyên môn còn bất cập; đại
học cao đẳng chiếm 11%, trung cấp chiếm 64%, sơ cấp 23%, chưa đào tạo 2%,
ngoại ngữ và tin học hầu như chưa có; năng lực tiếp thị và khả năng phản ứng với
những thay đổi, khắc nghiệt của cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế,… Trước tình
hình đó, Ngân hàng đã nhanh chóng bố trí, ổn định cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ
chốt, đồng thời thực hiện tinh giảm biên chế, tạo điều kiện sớm ổn định tổ chức,
thống nhất điều hành hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh phát huy hiệu quả.
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

4


Chuyên đề tốt nghiệp

Sau ngày chia tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn NHNo Hà Tĩnh chỉ
đạt 37,8 tỷ trong khi dư nợ hữu hiệu 43,3 tỷ, nguồn vốn không đủ phải vay cấp trên

16,8 tỷ. Để mở rộng đầu tư tín dụng, nhiệm vụ đặt ra với NHNo là: “Tích cực huy
động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư nhằm ổn định và tự cân đối
nguồn vốn, chủ động tăng trưởng dư nợ.” Nhằm thực hiện nhiệm vụ trên, trong năm
1992 NHNo Hà Tĩnh đã chỉ đạo, củng cố, nâng cao chất lượng 42 bàn tiết kiệm
trong toàn tỉnh, tiến hành đổi 33.913 sổ tiết kiệm mới đạt 96,7% trên tổng số sổ cần
đổi và số dư 38.554 triệu chiếm 98,2% số dư tiền gửi tiết kiệm; đến năm 1993 các
bàn tiết kiệm giải thể chuyển thành các điểm giao dịch huy động vốn theo quyết
định số 1080/NHNo ngày 10 -8 – 1993 của Tổng giám đốc, đây chính là tiền thân
của các Ngân hàng cấp 3 sau này.
Tuy nguồn vốn huy động tiết kiệm tăng nhưng do nhu cầu tín dụng đòi hỏi quá
lớn nên ngoài các hình thức mang tính truyền thống, Ngân hàng đã sử dụng thêm
nhiều hình thức huy động khác. Đặc biệt, sau khi văn bản 495D/NHNo–KH “Về
xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh trong hệ thống NHNo Việt Nam”
ra đời, công tác kế hoạch nguồn vốn NHNo Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến theo
hướng chủ động, tích cực hơn.
Ngày 2 – 9 – 1993, NHNo Việt Nam ban hành quy định 499A về việc cho hộ
SXKD vay vốn. Đây là thời điểm các văn bản cho vay hộ đã được thể chế hóa một
bước khá hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hệ thống NHNo nói
chung và NHNo Hà Tĩnh nói riêng chuyển sang cho vay hộ SXKD, và hướng đầu tư
này đã được khẳng định là hoàn toàn đúng đắn.
Sang giai đoạn 1995 – 1996, hoạt động tín dụng lại chuyển hướng đầu tư mới,
đó là việc tách tín dụng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp ở nông thôn
thành hai loại hình: tín dụng thương mại đối với hộ có mức sống trung bình trở lên
và tín cho vay hộ nghèo đối ở nông thôn có mức sống dưới mức trung bình. Mặc dù
có nhiều thành tích nhưng hoạt động tín dụng trong giai đoạn nay cũng có nhiều tồn
tại như: thị trường kinh doanh chưa được mở rộng, chưa đa dạng hóa loại hình tín
dụng, quy mô tín dụng thấp, nợ quá hạn liên tục phát sinh… Vì thế thu nhập quỹ kỳ

Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A


5


Chuyên đề tốt nghiệp

này không đủ chi lương, NHNo Hà Tĩnh phải hưởng lương từ nguồn trợ cấp, đời
sống của cán bộ gặp nhiều khó khăn.
2.3. Giai đoạn 1997 – 2002
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh khắc phục khó khăn,
tiếp tục phát triển:
Đây là giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng, giai đoạn bản lề giữa thế kỷ 20 và
thế kỷ 21, thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và
Ngân hàng nói riêng khắc phục tồn tại, hướng tới tương lai trên bước đường phát
triển và hội nhập.
Giai đoạn này, NHNo Việt Nam đổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam. Và Chi
nhánh NHNo&PTNT Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số 198/1998/QĐNHNN5 ngày 2 tháng 6 năm 1998 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thời kỳ này, nền kinh tế Hà Tĩnh có bước tăng trưởng khá, GDP hằng năm tăng
khoảng 8%. Nguồn gửi tiết kiệm cũng như nhu cầu vay vốn tăng cao. Các ngân
hàng đều đưa ra những chính sách nhằm huy động vốn và cho vay. Thị trường
nguồn vốn bị cạnh trạnh gay gắt, làm cho công tác huy động vốn của NHNo hết sức
khó khăn.
Nhằm tăng trưởng nguồn vốn phục vụ kinh doanh, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã
tích cực chủ động huy động vốn bằng nhiều hình thức, kỳ hạn và lãi suất linh hoạt,
hấp dẫn. Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống, ngân hàng đã thực hiện
nhiều hình thức mới như: phát hành kỳ phiếu quay số mở thưởng, là ngân hàng đầu
tiên thực hiện huy động tiết kiệm gửi góp.
Đầu năm 1997 trở đi, nền kinh tế Hà Tĩnh đã ổn định và từng bước phát triển,
nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng tăng mạnh, trong khi đó,
NHNo&PTNT Việt Nam ban hành văn bản 192/NHNo–KHTH ngày 9 – 12 – 2001
“V/v nguồn vốn cho vay trung hạn” quy định đối với các chi nhánh có dư nợ trung

hạn trên 45% sử dụng 50% vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên để cho vay
trung hạn. Trước tình hình đó, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã chủ động tăng cường huy
động nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng bằng các hình thức kỳ phiếu trả lãi, tiết
kiệm,… cuối năm 2002 đạt 242 tỷ đồng, tăng gấp 17,8 lần năm 1996.
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

6


Chuyên đề tốt nghiệp

Ngoài ra, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường vốn, NHNo& PTNT Hà Tĩnh đã tăng
cường công tác thông tin, tiếp thị, làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt, thực
hiện văn hóa giao tiếp thu hút khách hàng mở tài khoản,… đồng thời thực hiện nhiều
biện pháp chấn chỉnh hoạt động tín dụng, mở rộng đầu tư tăng trưởng dư nợ.
Cùng với việc tập trung chỉnh sửa trong công tác tín dụng, giai đoạn này,
NHNo&PTNT Hà Tĩnh tăng cường mua sắm cơ sở vật chất nhằm từng bước hiện
đại hóa công nghệ ngân hàng, phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi.
Song song với các công tác khác, công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên
được lãnh đạo NHNo&PTNT các cấp quan tâm và chỉ đạo thực hiện thống nhất, đã
góp phần tích cực vào việc giải quyết nhiều vấn đề tồn tại kéo dài trong nhiều năm.
Đồng thời, năm 2000 Giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh tích cực triển khai đề án 2939
của tổng giám đốc, tạo tiền đề quan trọng cho hoạt động kiểm tra, kiểm toán nói
riêng và hoạt động kinh doanh nói chung trước khi bước sang thiên niên kỷ mới.
Đồng thời, Ngân hàng cũng thường xuyên coi trọng công tác đào tạo và đào tạo lại
cán bô nhằm đảm bảo có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng nhu cầu kinh doanh
đạt hiệu quả.
Về chỉ đạo điều hành, từ năm 2001 – 2002 có nhiều mặt đổi mới quan trọng.
Ngày 13 – 3 – 2000, Giám đốc NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã ban hành “Nội quy lao
động và những quy định trong công tác quản lý”. Văn bản này được sửa đổi, bổ

sung và hoàn thiện ngày 31 – 1 – 2002, thực sự đã trở thành công cụ quản lý có hiệu
quả rõ rệt.
Ngoài ra, công tác xây dựng Đảng và các hoạt động đoàn thể cũng được quan
tâm đúng mức.
Với những thành tích đã đạt được, từ ngày tách tỉnh đến năm 2002, nhiều tập
thể, cá nhân trong ngành được vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng, băng khen,
giấy khen của Đảng, Nhà nước, UBND Tỉnh; và nhiều danh hiệu thi đua của Thống
đốc Ngân hàng.

Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

7


Chuyên đề tốt nghiệp

2.4. Giai đoạn 2002 đến nay
Những năm đầu của thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định và phát
triển với tốc độ cao, GDP bình quân hằng năm tăng gần 8%. Thị trường chứng
khoán đi vào hoạt động với khối lượng giao dịch ngày càng tăng tạo nên một diện
mạo mới của nền kinh tế thị trường. Ngày 11 – 1 – 2007 Việt Nam gia nhập WTO,
kinh tế Việt Nam chính thức hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Ngày 14 - 1 – 2003, Ngân hàng phục vụ người nghèo tách khỏi hệ thống
NHNo&PTNT thành lập Ngân hàng chính sách xã hội, hoạt động kinh doanh của
NHNo&PTNT thuần túy hơn theo cơ chế thị trường. Cùng với hành lang pháp lý ổn
định, nền kinh tế hàng hóa phát triển tạo thuận lợi cơ bản cho hoạt động kinh doanh
của NHNo&PTNT Hà Tĩnh.
Để xây dựng một ngân hàng đa năng, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong
xu thế hội nhập, việc tạo nguồn nhân lực vững chắc được NHNo&PTNT xác định là
chiến lược hàng đầu.

Theo quyết định số 169/QĐ–02 ngày 7 – 9 – 2000 của hội đồng quản trị đến
tháng 11/2003 tại NHNo&PTNT tỉnh bố trí thành 5 phòng nghiệp vụ gồm: Phòng
Kế hoạch – kinh doanh (sáp nhập phòng kinh tế - Kế hoạch với phòng tín dụng
tháng 11 – 2003), phòng kế toán – Ngân quỹ, phòng Hành chính, phòng Tổ chức
cán bộ - Đào tạo, phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ; Và năm 2004, do yêu cầu của
nhiệm vị đã thành lập thêm phòng Vi tính, phòng Thẩm định, phòng Kinh doanh
ngoại tệ và thanh toán quốc tế; tháng 10 - 2006 đưa tổ nghiệp vụ thẻ vào hoạt động;
tháng 8 – 2007 giải thể phòng thẩm định sáp nhập vào phòng Kế hoạch kinh doanh.
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, công tác đề bạt, bổ nhiệm được tiến hành
kịp thời, đúng quy trình, công tác chỉ đạo điều hành thường xuyên được cải tiến.
Cuối năm 2002, công tác tin học của Ngân hàng vừa thiếu, vừa yếu về cả
chuyên môn và công nghệ. Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt, hướng tới
một Ngân hàng hiện đại, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã xác định: “Ưu tiên hiện đại
hóa công nghệ, nâng cao trình độ vi tính cho cán bộ, rút ngắn khoảng cách về tin
học với các chi nhánh trong toàn hệ thống”. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố gắng
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

8


Chuyên đề tốt nghiệp

song hết năm 2007 hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng vẫn còn nhiều bất
cập, làm giảm khả năng cạnh tranh và năng suất lao động.
Về nguồn vốn, bên cạnh nguồn vốn trong nước, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã tranh
thủ nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức quốc tế. Đến tháng 12 năm 2007 đã nhận vốn
ủy thác từ 8 chương trình với tổng số vốn lên tới 267 tỷ đồng. Song song với công
tác chuyên môn, công tác Đảng và đoàn thể giai đoạn này hoạt động sôi nổi và đạt
được nhiều kết quả, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
của toàn chi nhánh. Đặc biệt, hoạt động Công đoàn đã đạt đươc nhiều kết quả khá

toàn diện về mọi mặt.
Với sự nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi của tập thể cán bộ, viên chức,
NHNo&PTNT Hà Tĩnh đạt được nhiều thành tích đã được ghi nhận, tôn vinh.
3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
NHNo&PTNT Hà Tĩnh là một Ngân hàng nông nghiệp Tỉnh nhưng vừa làm
nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý, điều hành kinh doanh đối với 12 Ngân hàng Huyện, Thị,
Thành phố, vừa trực tiếp huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức, thực hiện các chức
năng của một Ngân hàng thương mại. Với đặc điểm đó, việc bố trí bộ máy cơ cấu tổ
chức, cán bộ cũng phải phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ, chức năng của mình.
3.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc
Từ tháng 9 – 2000, Đồng chí Võ Văn Chân đã được bổ nhiệm vào chức vụ Giám
đốc NHNo&PTNT Hà Tĩnh.
Theo Quyết định số 110QĐ/NHNo–TCCB ngày 18 – 1- 2008 của Giám đốc
NHNo&PTNT Hà Tĩnh:
Chức năng của Giám đốc: phụ trách chung và công tác Tổ chức cán bộ.
Nhiệm vụ: chỉ đạo chung thông qua chương trình công tác, lịch làm việc và
thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện các công việc
của Phó Giám đốc, đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các Phó Giám đốc để
thực hiện nhiệm vụ của toàn chi nhánh. Giám đốc chịu trách nhiệm cuối cùng về
các Quyết định giải quyết công việc của các Phó Giám đốc trong phạm vi được
phân công, ủy quyền.
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

9


Chuyên đề tốt nghiệp

3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Giám đốc
Hiện nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh có 3 Phó Giám đốc, một phụ trách công tác

kế toán, một phụ trách công tác Kế hoạch - Kinh doanh và một phụ trách công tác
tin học và nghiệp vụ thẻ ATM.
Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp phụ trách một số lĩnh
vực công việc và phòng nghiệp vụ theo sư phân công, ủy quyền của Giám đốc. Do
vậy, Phó Giám đốc là người đầu tiên trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật và
Giám đốc về các quyết định của mình trong phạm vi công việc được giao.
Phó Giám đốc có quyền và trách nhiệm bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám
đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc dân chủ và
thủ trưởng.
3.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng
Hiện nay trong toàn tỉnh có 513 người. Trong đó tại văn phòng tỉnh có 83
người.
3.3.1. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo
Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo có chức năng quản lý lao động của toàn Chi
nhánh NHNN&PTNo Hà Tĩnh và lao động tại văn phòng Tỉnh.
Nhiệm vụ:
- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp
đồng, hoạt động tố tụng tranh chấp dân sự, hình sự, lao động, hành chính liên quan
đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh.
- Phân tích, đánh giá các văn bản pháp luật liên quan.
- Dự thảo quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức
Đảng và các tổ chức Đoàn thể khác.
- Thực hiện các công tác liên quan đến quy hoạch cán bộ, công tác lương
thưởng,…
3.3.2. Phòng Kế hoạch – Kinh doanh
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh có chức năng vừa chỉ đạo Kinh doanh tín dụng
huy động vốn, vừa trực tiếp cho vay trên địa bàn.
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

10



Chuyên đề tốt nghiệp

Nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh.
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ,
loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định.
- Là đầu mối thu thập, quản lý thông tin và tham mưu cho Giám đốc.
- Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro, cân đối, sử dụng và điều hòa vốn kinh
doanh đối với chi nhánh loại 3 (nếu có).
- Tổng hợp, phân tích, theo dõi các chỉ tiêu, kế hoach kinh doanh.
- Tham mưu đề xuất với Giám đốc Chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng
tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại
khách hàng.
3.3.3. Phòng Kinh doanh ngoại hối
Phòng Kinh doanh ngoại hối có chức năng chỉ đạo công tác kinh doanh ngoại tệ
đối với các Ngân hàng cơ cở và trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế đối
với khách hàng tại Văn phòng Tỉnh.
Nhiệm vụ:
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trực tiếp theo
quy định.
- Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh
toán quốc tế, các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước
ngoài.
- Thực hiện công tác thông tin, lưu trữ hồ sơ và các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3.3.4. Phòng Kế toán ngân quỹ
Phòng Kế toán ngân quỹ có chức năng thực hiện các công việc liên quan đến
công tác kế toán và ngân quỹ.

Nhiệm vụ:
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam.
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

11


Chuyên đề tốt nghiệp

- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài lệi liên quan.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước và các nghiệp vụ thanh toán
theo quy định.
- Chịu trách nhiệm quyết toán tiền lương theo khoán của NHNo Tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
3.3.5. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ có chức năng: thực hiện các công việc liên
quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các Ngân hàng huyện, thị, thành phố,
và trực tiếp kiểm tra tại Văn phòng Tỉnh.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình, công tác
kiểm tra, kiểm soát tại đơn vị.
- Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thư thuộc
thẩm quyền.
- Bảo mật hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan.
- Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do Giám đốc
chi nhánh ban hành.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.

3.3.6. Phòng Hành chính – nhân sự
Phòng Hành chính – nhân sự có chức năng thực hiện các công việc liên quan
đến công tác hành chính và nhân sự.
Nhiệm vụ:
- Là đầu mối qiao tiếp với khách hàng và với cơ quan tư pháp tại địa phương.
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính văn
thư, lễ tân, y tế,… của chi nhánh.
- Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa - tinh thần của cán bộ,
nhân viên.
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

12


Chuyên đề tốt nghiệp

- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sữa chữa tài sản cố định, mua
sắm công cụ lao động,…
- Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
3.3.7. Phòng Điện toán
Phòng Điện toán có chức năng thực hiện các công việc liên quan đến thông tin
và số liệu.
Nhiệm vụ:
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của
chi nhánh.
- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh.
- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy
định.
- Quản lý, bảo dưỡng, sữa chữa máy móc, thiết bị tin học.

- Nghiên cứu cung cấp các chương trình phần mềm tiện ích nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động Ngân hàng tại Chi nhánh.
- Làm dịch vụ tin học.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
3.3.8. Phòng Dịch vụ và Marketing
Phòng Dịch vụ và Marketing có chức năng thực hiện các hoạt động Marketing
và dịch vụ khách hàng.
Nhiệm vụ:
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng.
- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh và trực tiếp triển khai các hoạt động
thông tin, tuyên truyền, quảng bấ thương hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp.
- Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông. Phục vụ các
hoạt động liên quan tới công tac thông tin, tuyên truyền.
- Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của
NHNo.
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

13


Chuyên đề tốt nghiệp

- Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các hoạt động tranh chấp, khiếu nại
phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh
4.1. Hoạt động huy động và sử dụng vốn
4.1.1. Về hoạt động huy động vốn
Từ năm 2003, do nhu cầu vốn của các Ngân hàng tăng cao đã tạo nên sự cạnh
tranh mạnh mẽ trên thị trường vốn huy động của Hà Tĩnh. Với việc thành lập mới
Ngân hàng Công thương, Ngân hàng chính sách Xã hội, VPBank cùng trên chục

quỹ tín dụng nông thôn ra đời và các Ngân hàng thương mại mở phòng giao dịch tại
các huyện, thị xã, ngành Bưu điện thực hiện dịch vụ huy động tiết kiệm đã gây nên
thách thức không nhỏ cho NHNo&PTNT Hà Tĩnh trong việc giữ thị phần và tăng
nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, với việc nền kinh tế và phát triển, tiền tích lũy
trong dân cư tăng,… Mặt khác, quy định huy động vốn theo văn bản 165 ngày 30 –
6- 2003 của NHNo&PTNT Việt Nam đã tạo sự chủ động hơn trước, cùng với mạng
lưới chi nhánh rộng đã tạo thuận lợi cho NHNo&PTNT Hà Tĩnh trong việc thực
hiện chiến lược huy động vốn hiệu quả.
Nhằm tăng trưởng nguồn vốn, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều chiến
lược, giải pháp và biện pháp thích hợp. Trước hêt, quán triệt tinh thần cơ chế kế
hoạch theo quyết định số 115 ngày 19 – 5 – 2005 của NHNo&PTNT Việt Nam về
điều hành kế hoạch kinh doanh, các chi nhánh tự huy động nguồn vốn để cho vay
tại địa bàn, phần còn thiếu cấp trên sẽ hỗ trợ theo kế hoạch. Cơ chế này đã tạo cho
Chi nhánh suy nghĩ tích cực tìm mọi giải pháp huy động vốn, đảm bảo tự cân đối.
Để tăng sức cạnh tranh, thu hút khách hàng gửi tiền, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã
đưa ra nhiều hình thức, kỳ hạn huy động tiền gửi và áp dụng lãi suất linh hoạt trên
từng địa bàn cạnh tranh, tạo ra sự hấp dẫn thu hút ngày càng đông khách hàng. Đặc
biệt trong các năm, Chi nhánh đã tích cực huy động tiết kiệm trả lãi trước, đây là
chiến lược huy động đúng đắn và hiệu quả bởi đảm bảo lợi ích cho cả Ngân hàng và
khách hàng, tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước trong thời gian này chiếm khoảng 80%.
Sau hai năm thực hiện đã đạt được số dư bình quân trên 40 tỷ đồng, là đơn vị thực
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

14


Chuyên đề tốt nghiệp

hiện thành công nhất trên toàn hệ thống, được nhiều đơn vị bạn học tập kinh nghiệm
thực hiện.

Ngoài các chương trình huy động tiết kiệm dự thưởng của NHNo&PTNT Việt
Nam, Chi nhánh đã tổ chức huy động tiền gửi tiết kiệm quay số mở thưởng, đón lộc
đầu xuân 3 đợt với số tiền thưởng 265,7 triệu đồng, kết quả tổng tiền gửi tiết kiệm
huy động được 136 tỷ đồng.
Chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường đã trên 10 năm song tính đến năm
2006 NHNo&PTNT Hà Tĩnh mới huy động nguồn vốn nội tệ. Mặc dù nguồn vốn
ngoại tệ tại Hà Tĩnh khá lớn do trên 16 ngàn người lao động ở nước ngoài gửi về
đều đặn nhưng NHNo&PTNT Hà Tĩnh vẫn bỏ ngỏ thị trường này. Các giao dịch về
ngoại tệ liên quan đến hệ thống Ngân hàng trên địa bàn do Ngân hàng Ngoại thương
thực hiện.
Khẩn trương tiến hành huy động vốn và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ là nhiệm vụ cấp bách đối với NHNo&PTNT Hà Tĩnh. Ngày 23 – 3 – 2003,
đoàn cán bộ gồm 15 người do đông chí Giám đốc làm trưởng đoàn đã vào học tập
kinh nghiệm kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Tỉnh Quảng trị. Ngày 01 – 4 –
2003, Ban lãnh đạo Ngân hàng tỉnh quyết định huy động ngoại tệ tại tất cả các điểm
giao dịch trong chi nhánh; và ngay sau đó, các nghiệp vụ ngoại tệ đã được tiến
hành. Quyết định kinh doanh ngoại tệ trong thời gian 7 ngày là một quyết định
mang tính quyết đoán cao, bởi tại thời điểm đó, 100% cán bộ liên quan chưa hề tiếp
xúc với đồng đô la, rủi ro do nhận nhầm tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
là nỗi lo thường trực của cán bộ tác nghiệp.
Đến hết năm 2007, tổng nguồn vốn huy động ngoại tệ đạt 21 triệu USD và
EURO; năm 2008 ước đạt 28 triệu USD. NHNo&PTNT Hà Tĩnh trở thành địa chỉ
giao dịch ngoại tệ quan trọng, tin cậy và thường xuyên của mọi đối tượng khách
hàng trên đia bàn Hà Tĩnh, góp phần quan trọng trong việc đa dạng hóa hoạt động,
thực hiện chiến lược xây dựng ngân hàng kinh doanh đa năng.
Nhờ có chiến lược, giải pháp đúng đắn, công tác nguồn vốn giai đoạn từ 2003
đến 2008 đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

15



Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 1. Vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Tổng vốn huy động
- Từ dân cư
- TCTD
- TCKT
- UTĐT từ TC quốc tế
-UTĐT ở địa phương

2005

2006

1733
1096
8
438
161
30

2194
1642
1
316

206
29

2007
2837
2139
1
430
267
0

2008
3753
2884
0
592
277
0

Nhờ có chiến lược huy động vốn thích hợp, đến cuối năm 2008, nguồn vốn huy
động trên địa bàn đạt 3753 tỷ đồng, tăng 916 tỷ đồng so với năm 2007. Trong thời
kỳ nền kinh tế suy thoái, đây có thể xem là một nỗ lực rất lớn của NHNo&PTNT Hà
Tĩnh
Mặc dù đạt được nhiều kết quả song công tác huy động vốn giai đoạn 2005 –
2008 của NHNo&PTNT Hà Tĩnh vẫn còn một số tồn tại như: Nhận thức của một số
cán bộ điều hành và tác nghiệp chưa đầy đủ về công tác nguồn vốn, quá coi trọng
lợi ích trước mắt mà thiếu quan tâm đến lợi ích lâu dài; việc áp dụng tại một số thời
điểm còn thiếu linh hoạt; công tác tiếp thị thiếu thường xuyên và chủ yếu do
NHNo&PTNT tỉnh thực hiện nên tác dụng còn hạn chế; công tác khoán của một số
đơn vị chưa triệt để, chưa tạo động lực cao trong thu hút khách hàng gửi tiền; một

số cán bộ tại NHNo&PTNT thị xã Hồng Lĩnh chưa chấp hành nghiêm túc quy chế
dẫn đến khách hàng Kho bạc Nhà nước chuyển sang mở tài khoản tại tổ chức khác
gây thiệt hại chung cho toàn Chi nhánh.
4.1.2. Về hoạt động cho vay và đầu tư
Do một thời gian dài nền kinh tế tăng trưởng khá, các cơ chế của Nhà nước và
địa phương về ưu tiên phát triển kinh tế được ban hành kịp thời, đồng bộ, cùng với
các quy phạm pháp luật, cơ chế về hoạt động Ngân hàng thông thoáng đã tạo nên
cầu tín dụng lớn. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất
hàng hóa, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập, nhu cầu tiêu dùng của
người dân tăng cao đã giúp cho NHNo&PTNT Hà Tĩnh có điều kiện lựa chọn các
dự án đầu tư hiệu quả.
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

16


Chuyên đề tốt nghiệp

Tuy nhiên, hoạt động cho vay và đầu tư của NHNo&PTNT Hà Tĩnh giai đoạn
2003 - 2008 còn gặp phải một số khó khăn do trên một địa bàn hẹp có nhiều tổ chức
tín dụng và tổ chức phi tài chính quốc tế hoạt động tạo nên sức cạnh tranh cao,
NHNo&PTNT Hà Tĩnh phải duy trì cơ chế lãi suất cho vay cao và cố định trong
thời gian dài dẫn đến khó khăn trong việc tăng khách hàng, thị phần.
Nhằm ổn định và phát triển kinh doanh, nhiệm vụ được NHNo&PTNT Hà Tĩnh
đặt ra là: “Bám sát các mục tiêu, chương trình kinh tế địa phương để xây dựng đề án
đầu tư tín dụng. Thực hiện chiến lược thị trường, thị phần, chiến lược khách hàng
linh hoạt phù hợp thực tiễn, không ngừng tăng khả năng cạnh tranh, tăng quy mô và
nâng cao chất lượng tín dụng”.
Ngân hàng đã nghiên cứu cải tiến, đơn giản bộ hồ sơ cho vay vừa đảm bảo quy
định vừa tạo thuận lợi nhất cho khách hàng. Ngoài ra, NHNo&PTNT Hà Tĩnh còn

điều hành lãi suất cho vay linh hoạt, phù hợp với quy mô tín dụng, đối tượng khách
hàng, địa bàn cạnh tranh nhằm thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng,
nhà nước, và đảm bảo lợi ích kinh doanh. Mạnh dạn trong việc thực hiện cơ chế,
đặc biệt là năm 2003 khi lần đầu tiên thực hiện chủ trương cho vay xuất khẩu lao
động các đơn vị băn khoăn về thế chấp tài sản, khả năng thu hồi nợ…
NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thí điểm cho vay 130 khách hàng với số tiền 2,5 tỷ đồng
và sau đó triển khai cho vay hiệu quả trong toàn chi nhánh.
Bảng 2: Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Đối tượng

2005

2006

2007

2008

DNNN
8
4
10
0
DN ngoài quốc doanh
187
277
446
460

Hợp tác xã
31
30
1
1
Hộ SXKD
1241
1479
2174
2613
Tổng dư nợ
1476
1790
2631
3074
Nguồn vốn không ngừng ổn định và tăng trưởng đã giúp NHNo&PTNT Hà Tĩnh
có điều kiện chủ động tìm kiếm dự án đầu tư, tăng quy mô tín dụng. Công tác tín
dụng đã bám sát các chương trình kinh tế địa phương để cho vay đúng đối tượng, có
hiệu quả góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế trên địa bàn, thúc đẩy nền
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

17


Chuyên đề tốt nghiệp

kinh tế phát triển, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản
xuất hàng hóa nông nghiệp, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo, thực hiện công cuộc hiện đại hóa nông thôn Hà Tĩnh.
Ta có thể đánh giá tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Hà Tĩnh thông qua

hai bảng 2 và 3.
Qua hai bảng trên ta thấy:Chương trình tín dụng phục vụ các chương trình phát
triển của địa phương của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Đặc biệt năm 2008, tổng
số dư nợ là 3074 đồng, tăng so với năm 2007 là 443 tỷ đồng, tức khoảng 16,8%,
chứng tỏ NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn
này, biết đưa ra các chương trình tín dụng phù hợp với các chương trình kinh tế của
địa phương.
Bảng 3: Nợ quá hạn và nợ xấu các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Đối tượng
Nợ quá hạn
Nợ xấu

2005

2006

2007

2008

19,2
6,3

17,9
5,8

28,1
8,1


97,5
17,3

Tuy nhiên, số nợ quá hạn và dư nợ năm 2008 lại tăng lên đột biến so với các
năm trước, lại đang đặt Ngân hàng trước môt thách thức lớn, cần sớm tìm cách thu
hồi nợ để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh hiệu quả.
4.2. Các hoạt động khác
4.2.1. Các dịch vụ của Ngân hàng
Nhờ làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, thường xuyên nghiên cứu phân tích
để đưa ra các sản phẩm phù hợp yêu cầu thị trường, trong năm 2008 vừa qua, hoạt
động dịch vụ của NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể.
Điều quan trọng nhất là NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã trở thành địa chỉ tin cậy và
thường xuyên của mọi khách hàng có quan hệ mua, bán gửi, chuyển tiền bằng ngoại
tệ trên địa bàn.
4.2.2. Công tác kế toán ngân quỹ
Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

18


Chuyên đề tốt nghiệp

Ngân hàng thường xuyên quan tâm đến việc thu chi hợp lý, tăng cường công tác
kiểm tra việc chấp hành các quy định về tài chính nên không xảy ra tiêu cực. Mặc
dù có khó khăn do quy trình công nghệ thay đổi nhiều lần nhưng Ngân hàng đã tiếp
nhận, triển khai hoàn thành các chương trình tốt, Đặc biệt năm 2008, khối lượng
công việc tăng lên nhiều nhưng cán bộ làm công tác kế toán ngân quỹ đã cố gắng
học hỏi và làm việc không để các tình trạng sai sót xảy ra. Lượng thu chi tiền mặt
qua quỹ ngày càng lớn, công tác thu nợ tại xã theo điểm cố định gặp nhiều khó khăn

trong việc kiểm đếm phát hiện tiền giả nhưng cán bộ làm công tác ngân quỹ đã đảm
bảo tuyệt đối an toàn trong thu chi vận chuyển.
4.2.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát
Để đạt được kết quả cao trong hoạt động kinh doanh không thể không kể đến vai
trò quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát. Cán bộ điều hành Ngân hàng đã
thường xuyên quan tâm đến việc thực hiện kiểm tra theo đề cương của cấp trên,
kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra điều hành bằng các hình thức: kiểm tra chéo,
kiểm tra đột xuất, tự kiểm tra.
3.3. Kết quả và hiệu quả các hoạt động kinh doanh
Ta có thể đánh giá kết quả hoạt động của Ngân hàng qua một số chỉ tiêu ở bảng 4.
Bảng 4: Biến động nguồn vốn huy động qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Đối tượng
Tổng vốn huy động
Tăng trưởng tuyệt đối
Tốc độ tăng trưởng (%)

2005
1733

2006
2194
461
26,6

2007
2837
643
29,3


2008
3753
916
32,3

Từ bảng 4 ta thấy: Số vốn huy động tăng nhanh qua các năm. Chính sự gia tăng
nhanh chóng của nguồn vốn đã tạo đà và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng, tạo ra sức mạnh trong kinh doanh, giúp Ngân hàng tăng trưởng thuận lợi. Đặc
biệt là trong năm 2008, khi một loạt các Ngân hàng thương mại lâm vào khủng hoảng,
NHNo&PTNT Hà Tĩnh vẫn đạt được số vốn huy động khá cao, điều này một lần nữa

Phan Thị Thanh Hoa – QTKHTH47A

19


×