Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 102 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam vẫn còn trẻ so với thế
giới và nhiều nước trong khu vực, nhưng đã được khẳng định là mô hình sản xuất
công nghiệp hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích trong giai đoạn nền kinh tế đang
chuyển đổi ở nước ta. Xây dựng và phát triển các KCN ở nước ta còn có ý nghĩa lớn
là phát huy nội lực và là động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước. Bởi vậy
định hướng phát triển KCN ở nước ta vừa cấp thiết, vừa có tính chiến lược. Nghị
quyết lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ghi : “Phát triển từng
bước và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, KCX. Nghiên cứu xây dựng thí
điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ
điều kiện”. Theo tinh thần đó, Chính phủ đã ban hành chính sách khuyến khích đầu
tư với những quy định thông thoáng, tạo khung pháp lý thuận lợi hơn cho đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cho các doanh nghiệp ở KCN.
Mỗi KCN ra đời đã trở thành địa điểm quan trọng trong việc thu hút nguồn
vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo động lực lớn cho
quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động
phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất
thải công nghiệp gây ra. Việc phát triển KCN thu hút đầu tư cũng thúc đẩy việc hình
thành và phát triển các đô thị mới, phát triển các ngành phụ trợ và dịch vụ, tạo việc
làm cho người lao động, góp phần đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật.
Tuy trong thời gian qua các KCN đạt được những thành quả tốt nhưng vẫn
còn nhiều hạn chế tồn tại làm cản trở quá trình thu hút đầu tư và phát triển các
KCN, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định vì phát triển nhanh sẽ kèm theo những hậu quả
về môi trường, về xã hội không chỉ cho Tp.ĐN mà liên đới tới các địa phương lân
cận khác trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.




2

Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề phát triển mạnh hơn nữa và bền
vững các KCN trên địa bàn Tp.ĐN từ nay đến năm 2020, nên tôi chọn đề tài luận
văn là: “Một số giải pháp phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng đến năm 2020”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng hoạt động của các KCN ở Tp.ĐN trong những năm gần
đây, rút ra những thành tựu và các tồn tại trong quá trình phát triển các KCN của
thành phố.
Nghiên cứu nguyên nhân của những khó khăn tồn tại của các KCN trên địa
bàn Tp.ĐN.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển các KCN của Thành phố đến năm
2020.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các KCN trên địa bàn Tp.ĐN.
Đề tài nghiên cứu một số chỉ tiêu có xem xét tương quan, so sánh với một số
KCN thuộc các tỉnh khác và các nước khác trong khu vực.
Thời gian, nội dung đánh giá hoạt động lấy mốc thời gian từ năm 1995 đến
năm 2010 trong đó chủ yếu là những năm gần đây (Giai đoạn 2005 – 2010).
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Xuất phát từ quan
điểm sự vật luôn luôn vận động và phát triển, các hiện tượng, các quá trình hoạt
động của các sự vật đều liên quan đến nhau, có mối liên hệ biện chứng với nhau.
Phương pháp này giúp cho việc xem xét, phân tích đánh giá quá trình phát triển của
các KCN trên địa bàn TP trong mối liên hệ gắn bó, tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn
nhau.

- Phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả và so sánh số liệu: bằng cách tập hợp
các báo cáo, phân tích các số liệu thống kê nhằm rút ra những nét nổi bật, những
đặc điểm qua các năm để nhận định và đánh giá.


3

- Điều tra, khảo sát thực tế: nhằm đánh giá hiện trạng và thu thập thông tin
liên quan phục vụ công tác nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để lấy ý kiến của Lãnh đạo các
Phòng ban, các chuyên viên trong ban quản lý các KCN Tp.ĐN (DIEPZA) và các
công ty đầu tư hạ tầng KCN.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO
dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ có xu hướng tăng mạnh vào Việt Nam. Tuy nhiên,
hiện nay, các KCN Tp.ĐN không còn quỹ đất nhiều cho đầu tư, lượng lao động phổ
thông không đủ đáp ứng cho các ngành thâm dụng lao động. Cho nên, việc nghiên
cứu và đề xuất các giải pháp phát triển cho các KCN Tp.ĐN hy vọng sẽ đáp ứng
được yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hiện nay. Từ đó góp phần phục vụ mục tiêu
thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa Việt Nam về cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển Khu công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn TP Đà
Nẵng.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn TP
Đà Nẵng đến năm 2020.
Luận văn gồm 97 trang nội dung chính.



4

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm, đặc điểm cơ bản
Theo Điều 2: "Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao",
được Chính phủ ban hành năm 1997.
1.1.1.1. Khu công nghiệp
a) Khái niệm
Khu công nghiệp (Industrial Park) là khu tập trung các doanh nghiệp sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới
địa lý xác định có dân cư sinh sống; do Chủ tịch UBND tỉnh/Thành phố ra quyết
định thành lập sau khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Trong
KCN có thể có KCX, doanh nghiệp chế xuất
b) Đặc điểm
- KCN có vị trí địa lý xác định, có thể có hoặc không có hàng rào ngăn cách,
không có cư dân sinh sống.
- KCN được thành lập để thu hút các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ phục
vụ sản xuất công nghiệp.
- Đơn vị chủ đầu tư KCN thuê đất Nhà nước và đầu tư hạ tầng và thu phí.
- Được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách là Ban quản lý KCN cấp tỉnh
theo cơ chế ủy quyền của các bộ ngành, với cơ chế một cửa, một đầu mối, ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp, không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1.1.1.2. Khu chế xuất
a) Khái niệm
Khu chế xuất (Export Processing Zone) là khu tập trung các doanh nghiệp
chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng và hoạt

động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính
phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.


5

b) Đặc điểm
Ngoài những đặc điểm của KCN, KCX có một số đặc điểm riêng như:
- Quan hệ giữa trong KCX và bên ngoài là quan hệ xuất nhập khẩu, người ra
vào KCX phải có thẻ kiểm tra, nhưng không coi như là xuất nhập cảnh.
- Bắt buộc có hàng rào phân cách giữa KCX và nội địa
1.1.1.3. Khu công nghệ cao
a) Khái niệm
Khu Công nghệ cao (Hi-Tech Park) là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng,
có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên
cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao,
đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.
Trong khu công nghệ cao có thể có KCX, kho ngoại quan, khu bảo thuế, khu nhà ở.
b) Đặc điểm
- Có ranh giới địa lý nhất định
- Ngoài hoạt động sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất, còn có hoạt động
nghiên cứu khoa học và triển khai, chuyển giao công nghệ, huấn luyện và đào tạo
nhân lực có trình độ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao. Sản phẩm mang
hàm lượng cao về công nghệ và chất xám, ít tiêu hao năng lượng.
- Nơi thu hút chuyên gia và lao động giỏi,
- Được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt về thuế, tài chính tín dụng, bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ.
- Có nhiều khu vực đặc biệt khác như KCX, kho ngoại quan, khu bảo thuế và
khu nhà ở.
1.1.1.4. Cụm công nghiệp

a) Khái niệm
Cụm công nghiệp là khu vực sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất do địa
phương (cấp quận, huyện) quản lý, không bị điều chỉnh của quy định pháp luật như
KCN, KCX, khu công nghệ cao nêu trên.


6

b) Đặc điểm
- Được quy hoạch chủ yếu phục vụ cho sản xuất nhỏ của địa phương, không
đủ năng lực tài chính thuê dất trong các KCN tập trung.
- Cấp quản lý trực tiếp là UBND cấp quận/huyện mà không theo quy chế
KCN tập trung, việc đầu tư hạ tầng chủ yếu dựa vào ngân sách địa phương.
1.1.2. Phân loại Khu công nghiệp
Mặc dù có những đặc điểm chung, những KCN còn có những nét đặc thù thể
hiện tính đa dạng của nó, một cách tổng quát có thể chia KCN thành 4 loại:
Một là, các KCN được thành lập trên khuôn viên đã có một số doanh nghiệp
công nghiệp đang hoạt động, KCN thuộc loại này gồm có KCN Khánh Hòa, KCN
Liên Chiểu (Đà Nẵng), KCN Bình Dương, KCN Tân Tạo, Bình Chiều (Tp Hồ Chí
Minh), KCN Sài Đồng B (Hà Nội)... nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KCN theo
đúng quy hoạch mới, đồng thời tạo hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt việc phát triển
KCN, có điều kiện xử lý chất thải công nghiệp. Đối với KCN thuộc loại này thì vấn
đề quan trọng nhất là nhanh chóng nâng cao hạ tầng kỹ thuật, nhất là các công trình
xử lý chất thải công nghiệp, đồng thời đảm bảo tính phù hợp trong quy hoạch xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuận tiện cho các doanh nghiệp sử dụng.
Hai là, các KCN được hình thành nhằm đáp ứng yêu cầu cho việc di dời các
nhà máy, xí nghiệp đang ở trong nội thành các đô thị lớn, do nhu cầu chỉnh trang đô
thị và bảo vệ môi trường, môi sinh mà phải chuyển vào KCN. Hiện nay, do các
thành phố phát triển nhanh và quy mô lớn hơn, dân cư tập trung đông hơn nên các
cơ sở công nghiệp đã xây dựng trong nội thành chẳng những gây mất mỹ quan cho

cảnh quan thành phố mà còn gây ô nhiễm môi trường sống cho dân cư đô thị. Việc
mở rộng các cơ sở này: đổi mới công nghệ khó thực hiện do không còn diện tích đất
và xử lý hạ tầng, bảo vệ môi trường tốn kém. Thuộc diện cần thiết phải di dời có
nhiều cơ sở. Do đó việc hình thành các KCN phục vụ nhu cầu di dời là yêu cầu
khách quan thực hiện càng sớm càng tốt.
Ba là, các KCN hiện đại và có quy mô lớn, xây dựng mới. Thuộc loại KCN
này, hiện nay có 20 trong đó có 13 khu (kể cả KCX) do các công ty nước ngoài đầu


7

tư xây dựng và phát triển hạ tầng theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, như
KCN Hải Phòng – Nomura, KCN Singapore, KCN Long Bình – Amator, KCN Bắc
Thăng Long... Nhìn chung các KCN này có tốc độ xây dựng hạ tầng tương đối
nhanh và chất lượng hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có hệ thống xử lý chất thải công
nghiệp tiên tiến, đồng bộ và có một số khu vực có nhà máy phát điện riêng, tạo điều
kiện hấp dẫn đầu tư đổi mới, các công ty nước ngoài có công nghệ tiên tiến, có khả
năng tài chính và làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Khả năng vận động xúc tiến đầu tư có
điều kiện hơn do bên nước ngoài có liên doanh rộng ở nhiều nước, có kinh nghiệm
tiếp thị.
Bốn là, các KCN có quy mô nhỏ gắn liền với nguồn nguyên liệu nông, lâm,
thủy sản được hình thành ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng
Trung du Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung.
Quá trình phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng trong thế kỷ
21 sẽ đặt ra những yêu cầu mới, nhiệm vụ mới tạo ra những đặc trưng mới cho bộ
mặt các KCN. Cách phân loại trên sẽ phục vụ cho việc tạo ra những thông tin phong
phú và hữu ích cho các cấp quản lý và hoạch định chính sách.
1.1.3. Vai trò của Khu công nghiệp
1.1.3.1. Thu hút vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế
Đặc điểm của mô hình phát triển các KCN là các nhà đầu tư trong và ngoài

nước cùng đầu tư trên vùng không gian lãnh thổ, là nơi kết hợp sức mạnh của nguồn
vốn trong và ngoài nước. Việc kết hợp này được thể hiện trong mối quan hệ giữa cơ
quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư, giữa các doanh nghiệp trong nước và
ngoài nước, giữa người lao động và người sử dụng lao động. Sự kết hợp này còn
được thể hiện qua việc kết hợp giữa KCN và KCX với nền kinh tế nội địa. Nếu các
mối quan hệ này được thực hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Việc phát triển các KCN và KCX sẽ giúp cho nước sở tại thu hút được một nguồn
vốn khá quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia. Trong việc quy hoạch lại các
mạng lưới doanh nghiệp công nghiệp, Chính phủ rất khuyến khích các doanh
nghiệp trong nước đầu tư vào các KCN và KCX.


8

1.1.3.2. Góp phần giải quyết việc làm cho xã hội
Các KCN trên thực tế thu hút rất nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp. Theo
số liệu từ vụ quản lý KCN và KCX thuộc bộ kế hoạch đầu tư, các KCN đã thu hút
thêm gần 70 ngàn lao động trực tiếp, nâng tổng số lao động trực tiếp lên hơn 83
ngàn người, không kể gần 2 triệu lao động gián tiếp khác và dự kiến năm 2010 tổng
số lao động trong các KCN sẽ lên đến 2,5 triệu người. Điển hình như tại Hà Nội chỉ
tính 73 doanh nghiệp đi vào hoạt động đã thu hút gần 29.000 lao động bằng 38% số
lao động làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI trên địa bàn, góp phần làm gia
tăng chất lượng nguồn nhân lực kể cả lao động quản lý và kỹ năng lao động trực
tiếp. Với lực lượng lao động lớn, máy móc thiết bị hiện đại, trình độ quản lý cao sẽ
tạo áp lực cho các cơ quan Nhà nước tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và bản
thân doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội lựa chọn lao động.
1.1.3.3. Tăng kim ngạch xuất khẩu
Tập trung sản xuất với vốn đầu tư cao, KCN trở thành nơi cung cấp hàng
xuất khẩu nhanh cùng với tốc độ thu hút vốn đầu tư và phát triển KCN. Với điều
kiện thuận lợi về dịch vụ hạ tầng, dịch vụ phụ trợ, đầu vào, đầu ra, Nhà nước ưu đãi,

khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu là những điều kiện giúp tăng nhanh kim
ngạch xuất khẩu tại các KCN.
Theo quy định của KCN và KCX, các doanh nghiệp trong KCX chủ yếu sản
xuất hàng hoá để xuất khẩu. Do đó, Kim ngạch xuất khẩu từ các KCN ngày càng
chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia.
Theo số liệu từ vụ quản lý KCN và KCX thuộc bộ kế hoạch đầu tư, các
doanh nghiệp trong KCN của cả nước đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp trên 16
tỷ USD (chiếm gần 40% tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp cả nước).
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của các doanh
nghiệp trong KCN và KCX đạt khoảng 16,3 tỷ USD (chiếm khoản 23,5% tổng kim
ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước). Trong đó xuất khẩu đạt gần 8 tỷ USD.
Ngoài ra, hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua việc cung ứng nguyên liệu
của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp KCX sản xuất hàng xuất


9

khẩu góp phần vào quá trình nội địa hóa trong cơ cấu giá trị sản phẩm của các DN
trong KCX. Sự phát triển của các KCN và KCX còn ảnh hưởng đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hướng về xuất khẩu. Do
đặc điểm của mô hình KCN và KCX là tập trung nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất
trên một vị trí địa lý, do đó trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu, nhiều doanh
nghiệp đã tận dụng lợi thế này để liên kết sản xuất, hợp tác cung ứng. Thành phẩm
của doanh nghiệp này có thể trở thành nguyên liệu của doanh nghiệp khác.
Thêm nữa, các doanh nghiệp trong KCX còn tổ chức gia công một số công
đoạn tại một số doanh nghiệp nội địa. Những đặc điểm sản xuất trên, xét về khía
cạnh nào đó, sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh trong quá trình xuất khẩu sản phẩm ra
nước ngoài.
1.1.3.4. Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế quốc
dân

Các KCN còn có tác dụng kích thích cạnh tranh, đổi mới và hoàn thiện môi
trường kinh doanh. Các doanh nghiệp trong các KCN đóng vai trò kích thích việc
cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính, nhất
là thể chế tiền tệ và tín dụng, ngoại hối của các địa phương và của cả nước. Các
doanh nghiệp này cũng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt và cấu trúc mạng lưới
thương mại hàng hóa và dịch vụ xã hội.
1.1.3.5. Góp phần hình thành mối liên kết giữa các địa phương và nâng
cao năng lực sản xuất ở từng vùng, miền
Các KCN đã và đang tạo điều kiện cho các địa phương phát huy thế mạnh
đặc thù của địa phương mình. Đồng thời hình thành mối liên kết, hỗ trợ phát triển
sản xuất trong vùng, miền và cả nước. Các KCN của Hà Nội trong tuyến hành lang
kinh tế có suất đầu tư bình quân bằng 9,8 triệu USD/DA.
Các KCN góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới và
các công nghệ mới, làm cho cơ cấu kinh tế của nhiều Tỉnh, Thành phố và khu vực
toàn tuyến hành lang kinh tế nói chung từng bước chuyển biến theo hướng một nền
kinh tế công nghiệp hoàn toàn mới có hàm lượng vốn lớn, công nghệ cao như thiết


10

bị văn phòng (Canon), điện tử (Orion Hanel…) phụ tùng ô tô, xe máy, vật liệu xây
dựng, sản phẩm thép… Theo đánh giá những công nghệ đang sử dụng ở các dự án
FDI trong các KCN đều thuộc công nghệ hiện đại hơn công nghệ vốn có của nước
ta, đa số đều là những dây chuyền tự động hoá, tương đối hiện đại, một số sản phẩm
điện tử vi mạch… được sản xuất bằng những công nghệ tiên tiến.
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
1.2.1. Quan điểm về phát triển Khu công nghiệp
Phát triển là một phạm trù phản ánh sự thay đổi mang tính cấu trúc không
những về lượng mà còn về chất. Theo đó, phát triển KCN là quá trình lớn lên, tăng
tiến mọi mặt của KCN. Nó bao gồm sự tăng trưởng và đồng thời có sự hoàn chỉnh

về mặt cơ cấu và thể chế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và môi
trường trong và ngoài KCN.
Về lý thuyết cũng như thực tiễn, có hai vấn đề cần làm rõ:
Thứ nhất, trên góc độ quản lý Nhà nước cũng như góc độ tiếp thị năng lực
thu hút đầu tư của các KCN, đặc biệt trong điều kiện ở Việt Nam, do quá trình hình
thành và phát triển các KCN chưa được lâu, mục tiêu chủ yếu tập trung vào việc thu
hút vốn đầu tư, cơ chế chính sách và các định chế quản lý các KCN chưa nhất quán
và thiếu đồng bộ, chưa có chuẩn quy định và chuẩn đánh giá về KCN, việc điều
hành công tác quản lý KCN còn nhiều bất cấp, các điều kiện hình thành các KCN là
khác nhau nên chúng cũng có những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Do đó, cần
thiết phải xây dựng hệ thống đánh giá phát triển KCN để làm cơ sở cho việc hoạch
định chính sách và quản lý hoạt động của các KCN.
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới việc kiểm định sự thành công của KCN lại
được thực hiện chủ yếu thông qua sự đánh giá trực tiếp hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Do đó, kết quả đánh giá các doanh nghiệp
trong KCN theo một bộ tiêu chí thống nhất là một công cụ tham chiếu quan trọng
về phát triển của KCN.
Thứ hai, sự phát triển của một KCN không chỉ phản ánh thông qua những
kết quả đạt được theo các tiêu chuẩn nội tại của KCN, mà còn phải được thể hiện ở


11

vai trò tạo ra các tác động lan tỏa tích cực đối với các nhóm lợi ích liên quan (các
doanh nghiệp đối tác, địa phương, khu vực có KCN).
Tác động lan tỏa của các KCN được thể hiện trên ba khía cạnh khác nhau đối
với doanh nghiệp trong nước, cả trong và ngoài KCN: (1) Vai trò của FDI tại các
KCN trong việc chuyển giao công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến cho các
doanh nghiệp liên kết trong nước; (2) FDI thúc đẩy việc nâng cao trình độ của
nguồn nhân lực trong nước để tiếp nhận và áp dụng hiệu quả các công nghệ sản

xuất và kinh nghiệm quản lý; (3) Vai trò của KCN thúc đẩy mối liên kết ngược
(backward linkage) giữa các doanh nghiệp FDI với các nhà cung ứng trong nước.
Mối liên kết này thường được thể hiện ở hai dạng: nguyên liệu đầu vào tại địa
phương và nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng trong nước từ các doanh nghiệp của
ngành công nghiệp phụ trợ. Việc hình thành và phát triển mối liên kết ngược này
phụ thuộc rất nhiều vào phạm vi và trình độ của các ngành công nghiệp trong nước.
Trên thực tế, tác động lan tỏa của KCN được thể hiện trên các mặt: tạo sự
chuyển biến tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế theo định hướng xuất khẩu; hỗ trợ
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội cho khu vực có KCN; góp phần
giảm thiếu các ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm và
nâng cao thu nhập cho người lao động, hạn chế ô nhiễm và cải thiện môi trường
trong quá trình phát triển KCN.
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của Khu công nghiệp
Với cách tiếp cận vấn đề phát triển KCN như trên, hệ thống đánh giá được
xác định theo hai nhóm tiêu chí: Các tiêu chí đánh giá phát triển nội tại KCN và các
tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của KCN. Các tiêu chí này có thể đo lường trực
tiếp bằng các phương pháp định lượng hoặc đánh giá định tính theo các thang điểm
đo lường thích hợp.
1.2.2.1. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển nội tại của KCN
a) Chất lượng quy hoạch KCN
Quy hoạch KCN bao gồm quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Quy
hoạch tổng thể cho chúng ta 1 cái nhìn toàn cục về sự phân bố và định hướng phát


12

triển các KCN; thể hiện quan điểm ưu tiên tập trung phát triển vùng kinh tế trọng
điểm, đồng thời vẫn chú trọng việc phát triển hợp lý những vùng khác; đưa ra được
nhiều giải pháp có tính chất khả thi cao và đề xuất các cơ chế, chính sách cũng như
tiến độ cụ thể để thực hiện quy hoạch. Trước khi triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng

và kêu gọi các nhà đầu tư, mỗi KCN đều phải xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi
tiết; trong đó, dự kiến tỉ lệ đất đai và vị trí cụ thể cho xây dựng nhà máy, kho bãi,
các công trình hạ tầng nội bộ KCN, khu vực xử lý chất thải tập trung, khu hành
chính – quản lý, khu cây xanh..., đồng thời cũng đề ra các giải pháp di dân, tái định
cư (nếu có), đền bù, giải phóng mặt bằng, tiến độ đầu tư và dự kiến các ngành công
nghiệp sẽ bố trí trong KCN. Như vậy, tiêu chí này nhằm đảm bảo tính chất phát
triển ngay từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển KCN, thể hiện tính hợp lý, đồng
bộ, khoa học, thực tiễn và hiệu quả trong quy hoạch các yếu tố chủ đạo của KCN
nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, thu hút lao động và bảo vệ môi trường.
b) Diện tích đất và tỉ lệ lấp đầy KCN
Tiêu chí này được xem xét căn cứ vào mục tiêu quy hoạch và điều kiện hoạt
động của KCN (vị trí địa lý, yêu cầu của các ngành công nghiệp, khả năng phát
triển và các điều kiện về giao thông vận tải, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu
thụ (nội địa, xuất khẩu). Mức độ sử dụng đất KCN đo bằng tỉ lệ diện tích KCN đã
cho các doanh nghiệp thuê so với tổng diện tích KCN.
Tỷ lệ lấp đầy =
Trong đó:

S đct
* 100%
S
∑ ct

Sdct : Diện tích đã cho thuê

∑S

ct

: Tổng diện tích đất KCN có thể cho thuê


c) Về đầu tư và vốn đầu tư
Tiêu chí này phản ánh tổng số vốn đăng ký, tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện trong
tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp FDI và trong nước vào KCN, vốn đầu tư
bình quân trên một ha đất và vốn đầu tư bình quân của một dự án.


13

* Vốn đầu tư bình quân trên một ha đất KCN
VĐT bình quân/ha (tỷ đồng/ha) =
Trong đó:

∑K

: Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

∑S

: Tổng diện tích KCN (ha)

K

S


* Vốn đầu tư bình quân của một dự án
Quy mô của một dự án =
Trong đó:


∑K
∑N

K

N


KCN

KCN

: Tổng vốn đầu tư vào KCN

P

: Tổng số dự án đầu tư

P

d) Về trình độ công nghệ và chuyển dịch ngành nghề đầu tư
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ ứng dụng công nghệ trong quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong KCN, phản ánh sự tích cực của nhà
đầu tư trong việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao sản
lượng và chất lượng sản phẩm, chính sách thu hút lao động có trình độ cao, lành
nghề và chính sách bảo vệ môi trường. Chỉ tiêu này còn thể hiện ở xu hướng ngành
nghề đầu tư của nhà đầu tư cũng như chính sách lựa chọn có trọng điểm, thu hút
ngành nghề đầu tư của địa phương sở tại nhằm nâng cao trình độ sản xuất, năng lực
sản xuất của toàn ngành kinh tế tại địa phương đó.
e) Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN

Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN,
cụ thể như: vốn đâu tư, tổng doanh thu, kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng trong tổng
kim ngạch xuất khẩu; Thuế và các khoản nộp NS. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp như: doanh thu/doanh nghiệp trong kCN,
doanh thu/ha, kim ngạch xuất khẩu/ha...


14

1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của KCN
a) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, địa
phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đóng góp vào ngân sách
địa phương
- Thu nhập bình quân đầu người tính cho toàn khu vực hoặc địa phương, so
với mức chung của cả nước;
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN: tỉ trọng về doanh thu,
giá trị gia tăng, vốn sản xuất, lao động tính theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế.
- Đóng góp của KCN cho ngân sách địa phương: qui mô và tỷ lệ thu ngân
sách địa phương từ KCN; số lượng và chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
của địa phương có KCN.
b) Liên kết nội địa
Hoạt động liên kết nội địa là hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) có quan hệ mua bán hàng hoá, nguyên phụ liệu với thị trường
trong nước sở tại. Xét về một phương diện khác, FDI mang đến cho nước chủ nhà
các mối quan hệ xuôi (forward linkages) có thể kích thích quá trình tăng trưởng
kinh tế vượt ra ngoài khuôn khổ của khoản FDI. Tiêu chí này phản ánh:
- Tình hình các doanh nghiệp FDI xuất khẩu vào nội địa
- Tình hình gia công
- Tình hình các doanh nghiệp FDI mua hàng từ nội địa
c) Thu hút lao động và giải quyết việc làm

Chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng xã hội của KCN được tập trung vào các chỉ tiêu
về khả năng giải quyết việc làm của KCN, nhu cầu lao động, xu hướng chuyển dịch
cơ cấu lao động và ngành nghề lao động.
d) Tác động lan toả về mặt bảo vệ môi trường
- Mức độ khai thác hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên;
- Mức độ giải quyết vấn đề ô nhiễm KCN (hệ thống xử lý chất thải tập
trung), đặc biệt các KCN gần khu dân cư.
- Mức độ ứng dụng công nghệ sạch và công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường.
Có báo cáo môi trường của các doanh nghiệp trong KCN.


15

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHU
CÔNG NGHIỆP
1.3.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố bên ngoài KCN, luôn thay đổi, không
thể kiểm soát được; phản ánh xu thế, tình trạng chung trong phạm vi toàn cầu, cả
nước hay khu vực. Các yếu tố này có tính định hướng và ảnh hưởng lâu dài đến môi
trường tác nghiệp, môi trường vi mô và tạo ra cơ hội, nguy cơ cho chủ thể hoạt
động. Vấn đề cần đặt ra là chủ thể phải theo dõi, nhận diện các nguy cơ, đe dọa từ
môi trường vĩ mô để biết cách thích nghi với môi trường không ngừng thay đổi.
Môi trường vĩ mô được phân tích theo những nội dung cụ thể sau:
* Môi trường chính trị – pháp luật: Quá trình phát triển các KCN thường
gắn liền với nhiều yếu tố biến động, trong đó yếu tố chính trị, pháp luật có ảnh
hưởng đặc biệt quan trọng. Các doanh nghiệp chỉ an tâm đầu tư, phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh khi môi trường chính trị ổn định và hệ thống pháp luật rõ
ràng, minh bạch, quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp được bảo hộ.
* Môi trường kinh tế: Tập trung phân tích các yếu tố về tốc độ phát triển
kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, tình hình lạm phát và thất nghiệp.

* Môi trường văn hóa – xã hội: Phân tích các xu hướng về nhận thức xã hội
đối với việc thành lập và phát triển các KCN, trình độ văn hóa và nghề nghiệp dân
cư, các truyền thống văn hóa, tập tục, tôn giáo.
* Môi trường tự nhiên, công nghệ: Phân tích các chính sách của Nhà nước
về bảo vệ môi trường và tài nguyên; bảo vệ bản quyền và chuyển giao công nghệ;
đánh giá mức độ phát triển và đổi mới công nghệ.
1.3.2. Môi trường vi mô
Đối với KCN các yếu tố môi trường vi mô được tập trung phân tích như sau:
a) Khách hàng: là doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào KCN, đây là thị
trường sản xuất bao gồm những doanh nghiệp có nhu cầu thuê mua lại đất, kết cấu
hạ tầng và các dịch vụ trong KCN để tiến hành sản xuất công nghiệp.


16

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê, mua của doanh nghiệp
sản xuất như yếu tố môi trường, yếu tố tổ chức và các yếu tố quan hệ cá nhân. Các
doanh nghiệp sản xuất thường chú trọng yếu tố kinh tế và yếu tố quan hệ cá nhân.
b) Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trong cả nước có gần 249 KCN, KCX.
Trong khu vực lân cận (Quảng Nam – Huế) đã có trên 8 KCN và nhiều Cụm công
nghiệp đã hoạt động hoặc đang quy hoạch. Như vậy, việc cạnh tranh không những ở
nước ngoài, mà còn ở ngay trong nước và khu vực. Các KCN, chính quyền địa
phương đều muốn thu hút nhà đầu tư về phía mình. Nhu cầu cạnh tranh để nắm bắt
được mặt yếu, mặt mạnh của đối thủ; biết được chiến lược, chiến thuật của họ để từ
đó xác định vị thế của mình và có đối sách phù hợp là điều rất cần thiết.
c) Mối quan hệ KCN với cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền và dân
cư địa phương: KCN là một chủ thể kinh tế hoạt động mang tính độc lập tương đối
trong một phạm vi lãnh thổ, môi trường nhất định nên liên quan đến nhiều lĩnh vực.
Vì vậy, việc phân tích vai trò, vị trí và mối quan hệ này rất có ý nghĩa trong việc
đánh giá những khó khăn, thuận lợi của KCN trong quá trình phát triển KCN. Các

mối quan hệ cần được phân tích, đánh giá là:
- Cơ quan quản lý Nhà nước: Ban quản lý các KCN cấp tỉnh (thành phố) là
cơ quan quản lý trực tiếp các KCN và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định Nhà nước (NĐ 36 – CP ngày 24/04/1997 của Chính phủ).
- Chính quyền địa phương: là cơ quan quản lý chung về mặt Nhà nước theo
ranh giới hành chính, gồm có:
+ UBND tỉnh (thành phố) thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định
Nhà nước (NĐ 36 – CP ngày 24/04/1997 của Chính phủ).
+ UBND huyện (quận), xã (phường) thực hiện quan hệ phối hợp trong các
nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự xã hội, thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư
trong khu vực quy hoạch KCN, tham gia tuyển mộ lao động địa phương.
- Cư dân địa phương: là cộng đồng xã hội mà KCN đang cùng chung sống
nên có liên quan mật thiết đến môi trường sinh thái, là nguồn cung ứng lao động địa


17

phương và cung ứng một số hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại chỗ
của lao động KCN.
1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển Khu công nghiệp ở một số nước
1.4.1.1. Malaysia
Khu chế xuất đầu tiên đầu tiên tại Malaysia là Bayans lapas có diện tích
135ha được thành lập vào những năm 70. Ở Malaysia các KCX nằm xen kẽ với các
KCN tập trung và các "kho hàng sản xuất theo giấy phép". Đây là các DN sản xuất
hàng xuất khẩu nằm ngoài KCX nhưng được hưởng quy chế như các DN trong
KCX. Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN và KCX chủ yếu từ nguồn vốn
của các bang hoặc vay ngân sách của liên bang.
Thời gian cho thuê đất tối đa là 99 năm. Chính quyền các Bang được giao

nhiệm vụ quản lý các KCX này.
Không đặt nặng vai trò của cơ quan quản lý tại từng KCN, mà thành lập cơ
quan quản lý KCN tầm quốc gia, gồm các thành viên là các bộ trưởng, mỗi tuần họp
một lần để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan một cách nhanh chóng, mà không
phải chờ xin ý kiến nhiều nơi.
Tóm lại, tại Malaysia, Chính phủ đã hỗ trợ nguồn vốn tốt thông qua sử dụng
vốn của chính quyền địa phương và vốn vay của Trung ương.
1.4.1.2. Đài Loan
Tại từng KCN, Ban quản lý KCN giải quyết tại chỗ gần như tất cả thủ tục, kể
cả xây dựng hạ tầng, các doanh nghiệp không cần phải đi nhiều nơi. Nhà nước hỗ
trợ về tài chính, hỗ trợ xây dựng nhà xưởng, kho bãi… cho thuê kho bãi, nhà xưởng
để sản xuất thử hoặc mua lại khi nhà đầu tư không muốn đầu tư tiếp.
Ban quản lý KCX thay mặt Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
đầu tư vào KCX, trong giai đoạn đầu chủ yếu gia công, lắp ráp, sau đó chuyển sang
sản xuất trực tiếp, giai đoạn mới nhất là sản xuất hàng chất lượng cao, hàng thời


18

trang. Đây là điển hình về vai trò hỗ trợ và định hướng một cách hiệu quả của Nhà
nước đối với quá trình phát triển KCN và KCX.
Hiện nay, KCN thường không còn ý nghĩa thu hút đầu tư ở các nước phát
triển, mà chuyển sang hình thức cao hơn như đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do.
1.4.1.3. Thái Lan
Bang Chan là KCN đầu tiên ở Thái Lan có diện tích 108 ha và được đầu tư
vào những năm 70. Đến hết năm 1997, Thái Lan có 64 KCN có tổng diện tích
khoảng 12.000 ha, lớn nhất là KCN Maptaphut (960ha). KCX thường nằm trong
KCN tập trung, giá cho thuê đất khá rẻ, đặc biệt như KCN Maptaphut không thu
tiền thu đất. Các nhà đầu tư có thể thuê hoặc mua đứt và được quyền chuyển
nhượng.

Đến năm 1996 đã có 1.569 nhà máy được xây dựng trong các KCN tại Thái
Lan. Tại Thái Lan, việc quản lý các KCN thuộc BQL các KCN (IEAT) trực thuộc
Bộ Công Nghiệp. Đây là cơ quan vừa mang tính chất quản lý Nhà nước, vừa có tính
chất kinh doanh. IEAT thực hiện dịch vụ "Một cửa" từ thủ tục cấp giấy phép đầu tư,
tư vấn đầu tư, cho vay vốn… IEAT được quyền định giá thuê, giá mua, giá bán bất
động sản hoặc quản lý xây dựng trong các KCN và KCX.
Chính Phủ Thái Lan chủ trương phát triển các KCN và khu chế xuất ở bên
ngoài thủ đô Bangkok để hình thành mạng lưới các Thành phố công nghiệp. Tóm
lại, các điểm nổi bật của các KCN tại Thái Lan là giá cho thuê đất rất thấp, thực
hiện dịch vụ "Một cửa" và có chú ý quy hoạch mạng lưới các khu đô thị ngoại vi
Thành phố để phát triển công nghiệp.
1.4.1.4. Hàn Quốc
Các KCX Masan và Iri được thành lập vào những năm 70 nhằm thực hiện
chiến lược khuyến khích xuất khẩu của Hàn Quốc. Tại 2 KCX này, các doanh
nghiệp thuộc ngành điện và điện tử chiếm 25% số DN và 52% vốn đầu tư. Điểm nổi
bật của các KCX này đã đóng vai trò quan trọng liên kết giữa nền kinh tế trong
nước và ngoài nước. Mối liên kết này được thực hiện thông qua việc doanh nghiệp


19

trong nước cung cấp nguyên liệu do trong nước cung cấp, chi phí lao động cho
người làm công ngoài KCX chiếm khoảng 20% tổng chi phí lao động trong KCX.
Các KCX tại Hàn Quốc đã tổ chức tốt việc liên kết, hợp tác giữa các doanh
nghiệp trong và ngoài KCX, do đó đã thúc đẩy công nghiệp trong nớc phát triển và
góp phần giảm giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp trong KCX.
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển Khu công nghiệp ở Việt Nam
1.4.2.1. Kinh nghiệm thành công
Sự thành công của KCN, KCX là chọn đúng vị trí, chọn đúng đối tác, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, trình độ văn hóa, tay nghề sẵn sàng đáp

ứng nhu cầu nhà đầu tư (điện nước, đường, bưu chính viễn thông…). Bên cạnh đó
cơ chế một cửa tại chỗ có ý nghĩa trực tiếp thúc đẩy sự phát triển KCN là nhân tố
không thể thiếu được trong quá trình quản lý KCN.
* KCX Tân Thuận (Tp.HCM):
KCX đã ra đời đúng thời điểm khi mà Nhà nước mở cửa thu hút đầu tư, với
cơ chế quản lý năng động và hạ tầng đầy đủ đã nhanh chóng thành công. Được
Trung ương và Thành phố ưu ái riêng với nhiều cơ chế, ủy quyền rộng hơn các Tỉnh
/Thành khác.
Ban quản lý KCN, KCNC Tp.HCM (HEPZA) đã phát huy mô hình KCX,
quản lý KCX Tân Thuận chặt chẽ vì thế uy tín của HEPZA đối với các doanh
nghiệp trong KCN, KCNC là rất cao, do đó vai trò hỗ trợ, quản lý của HEPZA đã
phát huy tác dụng.
Việc tự đảm bảo kinh phí, thu trên tỷ lệ doanh thu xuất khẩu đã tạo điều kiện
cho HEPZA tự chủ về tài chính trong hoạt động. Đó là những yếu tố tạo nên thành
công của KCX Tân Thuận, lấp đầy diện tích cho thuê, mở rộng công năng.
* KCN Biên Hòa II (Đồng Nai):
Cũng từ việc chọn đúng thời cơ đất nước mở cửa, chọn vị trí hợp lý, giao
giữa hai quốc lộ, kết hợp với việc đơn vị hạ tầng KCN có nhiều kinh nghiệm trong
xây dựng đã cung cấp các công trình hạ tầng tốt, nên chỉ trong 4 năm 1995-1998 đã


20

có gần 100 dự án đầu tư dù giá thuê đất và chi phí hạ tầng rất cao so với thời điểm
bấy giờ.
Qua những lần giảm giá, nhưng đơn vị hạ tầng vẫn thu được giá cao với diện
tích đất cho thuê kín, đáp ứng đầy đủ hạ tầng cho các nhà đầu tư, dù giá cao nhưng
vẫn có nhiều nhà đầu tư vào KCN này. Đến nay, diện tích KCN Biên Hòa II đã lấp
đầy, tiếp tục mở rộng KCN.
1.4.2.2. Kinh nghiệm thất bại

* KCN Loteco (Đồng Nai):
Do chủ đầu tư là liên doanh với Nhật Bản đầu tư hạ tầng khá tốt, từ đường
giao thông, hệ thống điện với trạm phát điện riêng, cấp thoát nước, nhà máy xử lý
nước thải… Giá thuê đất và phí hạ tầng khá cao. Trong nhiều năm gần như không
cho thuê được đất, chỉ vài dự án của Nhật là chỗ quen biết ban đầu của đối tác Nhật.
Hiện nay, giá thuê đất và phí hạ tầng giảm nhiều và linh hoạt hơn nên đã có vài chục
dự án đầu tư vào.
* KCN Nomura (Hải Phòng):
Do chủ đầu tư Nhật Bản mạnh vốn, nên đầu tư trước khá đầy đủ hạ tầng,
nhưng đúng thời điểm khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á, đồng thời việc thu hút
đầu tư vào miền Trung còn nhiều khó khăn, nên thu hút đầu tư vào KCN Nomura
Hải Phòng không thu được kết quả.
---

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc đánh giá đúng đắn vai trò, mô hình phát triển KCN có vai trò hết sức
quan trọng cho quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay, Việt Nam vẫn còn trong tình trạng tìm kiếm các mô hình về các
KCN cũng như các đặc khu tinh tế khác. Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã
quan tâm nhiều hơn đến các KCN, đồng loạt đặt ra vấn đề phát triển bền vững các
KCN và những vấn đề liên quan. Điều này thực sự có ý nghĩa lớn, đánh dấu một
bước phát triển mới tích cực cho quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam.


21

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI TP ĐÀ NẴNG

TP Đà Nẵng ở vị trí 15 055' đến 16014' vĩ Bắc, 107018' đến 108020' kinh Đông
thuộc trung độ của đất nước, cách Hà Nội 759km và thành phố Hồ Chí Minh
960km, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ (Quốc lộ 1A), đường sắt,
đường biển và đường hàng không; phía bắc giáp Thừa Thiên-Huế, phía nam và phía
tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Thành phố nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,7 0C, có diện tích tự
nhiên 1.256 km2, dân số năm 2008 là 822.300 người, gồm 6 quận và 2 huyện.
Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới là cố đô
Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây
Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước Đông Bắc
Á qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm
ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, TP Đà
Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh và bền vững.
2.1.1. Những thành quả đạt được
Một là, kinh tế thành phố liên tục tăng trưởng với tốc độ cao
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm vùng giai đoạn 2005– 2010 (theo giá thực tế)
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010

GRP(*) Tốc độ tăng trưởng
(Tỷ đồng)
(%)
11.690,84
13,81

12.747,69
9,04
14.192,01
11,33
15.618,30
10,05
17.367,55
11,20
19.371,77
11,54
(Nguồn: Cục Thống kê TP Đà Nẵng)

(*) GRP (Gross regional production): Tổng sản phẩm vùng (tỉnh, thành phố). Dưới
góc độ thống kê GRP được nghiên cứu như GDP (tổng sản phẩm quốc nội).


22

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất CN và N,L,TS giai đoạn 2005 – 2010 (theo giá thực tế)
Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất CNXD (tỷ đồng)
Chỉ số phát triển CN,XD
Giá trị sản xuất N,L,TS (tỷ đồng)
Chỉ số phát triển N,L,TS

2005
5867,6
599,7

Năm

2006
2007
2008
2009
2010
5875,4 6464,4 7146,9 8405,8 9379,8
1,001
1,1
1,105
0,79
1,166
545,6
604,6
648,2
562
611,5
0,91
1,11
1,07
0,86
1,081
(Nguồn: Cục Thống kê TP Đà Nẵng)

Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực
Bảng 2.3: Cơ cấu GRP giai đoạn 2005 – 2010 (theo giá thực tế)
Cơ cấu (%)
Phân theo ngành kinh tế
Công nghiệp – XD
Nông nghiệp
Dịch vu

Phân theo thành phần kinh tế
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài Nhà nước
Khu vực có VĐT nước ngoài

2005

2006

Năm
2007
2008

50,19
5,13
44,19

46,09
4,28
46,09

45,55
4,26
45,55

54,64
36,77
7,07

48,35

46,30
41,09
37,39
34,12
44,03
46,61
51,89
58,11
64,33
5,53
5,14
5,45
5,03
4,62
(Nguồn: Cục Thống kê TP Đà Nẵng)

45,76
4,15
45,76

2009

2010

48,4
3,2
48,4

48,42
3,15

48,43

Ba là, quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng
Bảng 2.4: Kim ngạch Xuất – Nhập khẩu của thành phố
Chỉ tiêu
Xuất khẩu (triệu USD)
Nhập khẩu (triệu USD)
Tổng kim ngạch XNK (triệu USD)
Cán cân thương mại (triệu USD)

2005
348,5
438,4
786,9
-89,9

2006
377,3
384,3
761,6
-7,0

Năm
2007
2008
2009
2010
469,5
554,6
479,4

631,9
522,1
546,2
635,8
753,55
991,6 1100,8 1115,2 1385,45
-52,6
8,4
-156,4
-121,65
(Nguồn: Cục Thống kê TP Đà Nẵng)

Bốn là, lạm phát được kiềm chế và đẩy lùi
Bảng 2.5: Chỉ số giá tiêu dùng (tháng 12 năm báo cáo so với tháng 12 năm trước)
Năm Chỉ số giá tiêu dùng của
hàng hóa và dịch vu
2005
8,91
2006
7,38
2007
7,57
2008
22,25
2009
8,2


23


2010

11,6
(Nguồn: Cục Thống kê TP Đà Nẵng)

Năm là, đời sống dân cư được cải thiện. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế
được tăng cường. An ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững.
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu xã hội của thành phố
Chỉ tiêu
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
Số y, bác sỹ (người)
Số Hs phổ thông (nghìn)

2005
5,52
22
1025
157,48

Năm
2006
2007
2008
2009
2010
5,36
4,99
4,65
4,66

2,88
17,2
14,8
15
19,25
9
1048
1080
1084
1092
1102
156
152
149,57
148,2
150
(Nguồn: Cục Thống kê TP Đà Nẵng)

2.1.2. Những khó khăn và yếu kém
Một là, tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé; hạ tầng kỹ thuật; trình độ công nghệ
chưa đồng bộ.
Kinh tế TP giai đoạn 2005 – 2010 tăng trưởng tốc độ tương đối cao với tốc
độ bình quân 11%/năm, tuy nhiên không vững chắc, năm 2005 tốc độ tăng trưởng
đạt tới 13,81% nhưng đến năm 2006 giảm xuống còn 9,04% và 2008 là 10,05%.
Tốc độ tăng trưởng tuy có cao hơn mức bình quân chung của cả nước và cao hơn
nhiều tỉnh, nhưng do xuất phát điểm thấp nên quy mô còn nhỏ bé, GDP bình quân
đầu người năm 2010 khoảng trên dưới 1200 USD, đó là mức còn thấp so với TP.
HCM và Hà Nội, quá thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Cơ sở
hạ tầng và dịch vụ hiện có tuy đã được đầu tư xây dựng, có sự chuyển biến lớn
trong những năm gần đây nhưng nhìn chung còn chưa thỏa mãn tốt nhất cho yêu

cầu phát triển.
Trong các doanh nghiệp, thiết bị máy móc đã được đổi mới nhưng so với các
nước trong khu vực và trên thế giới còn lạc hậu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu
cầu sản xuất kinh doanh. Ở các đơn vị công nghiệp hệ số hao mòn tài sản cố định
hơn 25%, nếu tính đủ hao mòn thực tế cả hữu hình và vô hình tỷ lệ này còn cao
hơn. Về trình độ công nghệ có khoảng gần 30% tiên tiến, 45,5% trung bình và còn
tới 24,5% là lạc hậu.


24

Hai là, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao; sức cạnh tranh hàng hóa,
dịch vụ còn thấp.
Hiệu quả nói ở đây cả góc độ doanh nghiệp và góc độ xã hội. Hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp trước hết là hiệu quả sử dụng đồng vốn. Trong những năm
qua hiệu quả sử dụng đồng vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn TP còn chưa cao,
tính chung toàn nền kinh tế một đồng vốn chỉ tạo ra được trên 0,2 đồng lợi nhuận
một năm. Hằng năm số doanh nghiệp bị lỗ khá lớn, thường phải trên 15%. Ở gốc độ
xã hội, hiệu quả kinh tế được thể hiện ở tỷ lệ tích lũy và huy động GDP vào ngân
sách. Tỷ lệ tích lũy của TP dao động từ 30% đến 35%. Tỷ lệ huy động GDP vào
ngân sách từ 25% đến 30%.
Sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ còn thấp, thể hiện ở chỗ giá còn cao
và chất lượng sản phẩm còn thấp so với hàng ngoại nhập. Một số vấn đề cần quan
tâm hiện nay là trong khi giá điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng và dịch vụ là
"đầu vào" của hầu hết các ngành sản xuất đều tăng, mà giá sản phẩm "đầu ra" lại chỉ
tăng chậm, hoặc không tăng, do người mua không chấp nhận, người bán không thể
tùy tiện tăng giá, do đó người bán phải giảm lãi để tiêu thụ được hàng. Đối với các
mặt hàng xuất khẩu bị sự cạnh tranh khốc liệt của các nước, nhất là khi hàng rào
mậu dịch được dở bỏ. Mặt khác khi đời sống dân cư được cải thiện, nhu cầu tiêu
dùng trong nước được nâng cao, yếu cầu phẩm chất hàng hóa và dịch vụ cũng được

nâng cao tương ứng. Trong khi kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, chất lượng hàng hóa
còn hạn chế, khó tiêu thụ; đó là chưa nói đến hiện tượng hàng gian, hàng giả... làm
cho sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ của TP gặp khó khăn rất nhiều.
Ba là, cơ chế quản lý kinh tế chưa hoàn thiện và cải cách hành chính vẫn còn
chậm trễ là yếu tố cản trở quá trình phát triển.
Chính phủ đã đặc biệt quan tâm tháo gỡ những trở ngại trong cơ chế, tạo
điều kiện cho địa phương và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Song vẫn còn nhiều vướng mắt. Sức ì của các cơ quan quản lý vẫn còn lớn. Từ chủ
trương đến thực hiện còn không ít trở ngại. Cái gốc cơ chế và cải cách hành chính là
bộ máy Nhà nước và con người.


25

Quá trình chuyển đổi cơ chế là quá trình vừa gỡ bỏ cơ chế cũ, vừa xây dựng
cơ chế mới. Sự đoạn tuyệt với cơ chế cũ; xây dựng tiếp thu và vận hành cơ chế mới
là cả một quá trình gay go và phức tạp. Vì cơ chế cũ đã từng ăn sâu vào nếp nghĩ,
cách làm của hàng triệu người. Chừng nào cơ chế mới chưa hoàn toàn được xác lập
theo chiều sâu, thì tiêu cực còn phát sinh, vì trong nền kinh tế thị trường động lực cá
nhân được giải tỏa, nhưng cơ chế quản lý mới chưa hoàn thiện, thì động lực cá nhân
sẽ biến dạng, méo mó, dẫn đến tình trạng vi phạm kỷ cương, phép nước khá nghiêm
trọng, hiện tượng buôn lậu, hối lộ, tham nhũng và các tiêu cực khác liên tục phát
sinh.
Bốn là, đội ngũ cán bộ quản lý và tay nghề người lao động chưa theo kịp với
nhu cầu phát triển.
Nguyên nhân chính của những yếu kém và tồn tại trên đây là con người,
thiếu hụt những nhà quản lý giỏi, những chủ doanh nghiệp có tài và những người
lao động thành thạo công việc.
Cho đến nay bộ máy quản lý vĩ mô vẫn rất cồng kềnh, nhiều tầng nấc. Đây là
mảnh đất nảy sinh lối quản ly hành chính quan liêu, tham nhũng và là gánh nặng đối

với các đơn vị kinh tế cơ sở. Điều đáng ngại là trong đội ngũ cán bộ này còn nhiều
người thiếu hiểu biết cần thiết và thiếu đạo đức nghề nghiệp.
Năm 2008, nguồn lao động của TP chiếm hơn 50% dân số, trong đó lao động
có trình độ CĐ-ĐH chiếm 19,6%, TC-CN chiếm 9,2%, công nhân kỹ thuật chiếm
23,51%. Nguồn nhân lực đó chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực miền Trung – Tây
Nguyên. Song so với nhu cầu hãy còn thiếu và yếu. Cơ cấu lao động mất cân đối và
còn yếu về chất lượng đào tạo. Mặt khác khâu quản lý, sử dụng còn quá nhiều bất
hợp lý, chưa phát huy hết năng lực của đội ngũ này.
Ở đội ngũ quản lý trực tiếp doanh nghiệp, trình độ các giám đốc doanh
nghiệp công nghiệp mặc dù có cao hơn các ngành khác, nhưng vẫn còn gần 25%
giám đốc chưa có bằng cấp chuyên môn. Điều đó rất tai hại khi họ điều hành cả
doanh nghiệp và cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự kém hiệu quả.


×