Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu đặc tính điện hóa của atorvastatin, fenofibrat và quy trình xác định chúng trong mẫu dược phẩm và mẫu huyết tương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.12 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Tên đề tài: Nghiên

cứu đặc tính điện hóa của atorvastatin,
fenofibrat và quy trình xác định chúng trong mẫu dược
phẩm và mẫu huyết tương
Mã số đề tài: QG.15.14
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Kim Thường

Hà Nội, 2017


PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu đặc tính điện hóa của atorvastatin, fenofibrat và quy trình xác định
chúng trong mẫu dược phẩm và mẫu huyết tương
1.2. Mã số: QG 15.14
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT

Chức danh, học vị, họ và tên

Đơn vị công tác

Vai trò thực hiện đề tài

1



TS. Nguyễn Thị Kim Thường

Khoa Hóa học,
ĐHKHTN

- Viết đề cương, chuyên đề;
báo cáo giữa kỳ và tổng kết
- Khảo sát các tính chất điện
hóa, nghiên cứu quy trình phân
tích Atorvastatin và Fenofibrat
trong mẫu dược phẩm và mẫu
huyết tương bằng phương pháp
von-ampe vòng và von-ampe
hòa tan hấp phụ
- Bàn luận các kết quả khoa
học
- Viết bài báo khoa học

2

PGS. TS. Tạ Thị Thảo

Khoa Hóa học,
ĐHKHTN

- Tham gia nghiên cứu quy
trình phân tích Atorvastatin và
fenofibrat trong mẫu dược
phẩm bằng phương pháp vonampe hòa tan hấp phụ.

- Bàn luận các kết quả khoa
học
- Tham gia viết bài báo khoa
học

3

PGS.TS. Phạm Thị Ngọc Mai

Khoa Hóa học,
ĐHKHTN

- Tham gia nghiên cứu quy
trình phân tích Atorvastatin
Fenofibrat trong mẫu huyết
tương bằng phương pháp vonampe hòa tan hấp phụ
- Bàn luận các kết quả khoa
học
- Tham gia viết bài báo khoa
học

4

CN. Lê Sĩ Hưng

Khoa Hóa học,
ĐHKHTN

Nghiên cứu tính chất điện hóa
của atorvastatin và fenofibrat

bằng phương pháp von-ampe
1


vòng.
- Tham gia phân tích mẫu
thuốc
- Bàn luận các kết quả khoa
học
5

CN. Hoàng Quốc Anh

Khoa Hóa học,
ĐHKHTN

- Phối hợp lấy mẫu, bảo quản
mẫu
- Tham gia phân tích mẫu
thuốc
- Đánh giá kết quả phân tích
giữa hai phương pháp

1.4. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học tự nhiên
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng:
từ tháng 02 năm 2015 đến tháng 02 năm 2017
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng….. năm…..
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 02 năm 2015 đến tháng 02 năm 2017
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):

(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân; Ý
kiến của Cơ quan quản lý)
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài:200 triệu đồng.
PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được đăng trên
tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các phần:
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, số người bị bệnh máu nhiễm mỡ, cholesterol và triglicerid trong máu
cao tăng đáng kể. Điều đáng lo ngại những người có hàm lượng cholesterol cao trong máu lại rất dễ
bị bệnh tim mạch như nghẽn mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, tái biến mạch máu não. Chính vì vậy
nó được coi là kẻ thù số một, được toàn xã hội quan tâm chú ý. Những người bị máu nhiễm mỡ,
cholesterol cao cần có chế độ ăn uống đặc biệt, uống thuốc đều hàng ngày. Hai thuốc thường được
các bệnh nhân bị cholesterol cao sử dụng là atorvastatin và fenofibrat. Chính vì vậy cần có phương
pháp kiểm tra chính xác, nhanh hoạt chất đó trong thuốc để có thể kiểm soát được chất lượng thuốc
trên thị trường. Có nhiều phương pháp có thể xác định được hai nhóm thuốc hạ cholesterol trong
máu như phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao ( HPLC), phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử
và nhóm phương pháp von-ampe. Trong dược điển Việt Nam, fenofibrat được xác định bằng
phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao. Tuy nhiên phương pháp này phân tích khá phức tạp, thiết bị
tương đối đắt, thời gian phân tích lâu. Hơn nữa, atorvastatin chưa có phương pháp thường quy
trong dược điển để xác định. Do đó, với mong muốn nghiên cứu được quy trình xác định
atorvastatin và fennofibrat trong mẫu thuốc và mẫu sinh học có độ đúng, độ chính xác cao, đơn
giản, chi phí phân tích không cao để có thể kiểm tra chất lượng thuốc song hành với phương pháp
trong dược điển, chúng tôi đã lựa chọn phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ.
2. Mục tiêu
Phát triển được quy trình xác định atorvastatin và fenofibrat trong mẫu dược phẩm, mẫu huyết
2


tương bằng phương pháp von-ampe và von-ampe hòa tan hấp phụ.
3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp von-ampe vòng
Phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ sóng vuông
Phương pháp von – ampe hòa tan hấp phụ xung vi phân
4. Tổng kết kết quả nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu quy trình xác định atorvastatin trong mẫu thuốc và mẫu huyết tương
4.1.1. Nghiên cứu đặc tính điện hóa của atorvastatin

I (A)

Để nghiên cứu đặc tính điện hóa của atorvastatin trên bề mặt điện cực giọt thủy ngân treo
(HMDE), chúng tôi đã tiến hành ghi đường von-ampe vòng trong một khoảng thế rộng trong điều
kiện không hấp phụ và có hấp phụ 60s. Kết quả thu được như sau:
Qua kết quả khảo sát đường von-ampe vòng cho
thấy, trên đường phân cực catot có píc khử xuất
hiện, trên đường phân cực anot không có píc oxi
hóa, nên atorvastatin là chất oxi hóa trên điện
-10.0n
cực HMDE, píc khử là bất thuận nghịch.
So sánh đường von-ampe vòng ở đường 2) và
1
đường a) thấy rằng, khi có thời gian hấp phụ 60
2
-20.0n
s tại thế -0,9 V thì cường độ dòng píc khử cao
hơn so với đường von-ampe vòng không có giai
c
đoạn hấp phụ. Đường b) đường c) là những
-30.0n
đường von-ampe vòng ghi liên tục sau đường a)
b

trên cùng một giọt thì tín hiệu cường độ dòng
đường b) và c) thấp hơn so với đường a) nhưng
a
-40.0n
cao hơn đường 2).
-800m

-1.00

-1.20

-1.40

-1.60

U (V)

Điều này chứng tỏ atorvastatin có hấp phụ trên
bề mặt điện cực HMDE tại thế - 0,9V, hiện
tượng hấp phụ là đa lớp nên sau khi ghi đường
hòa tan ở vòng 1 (đường a) thì chất hấp phụ
chưa bị hòa tan hết nên tín hiệu ở vòng 2, 3 cao
hơn tín hiệu ở đường 2 khi không có hấp phụ.

Hình 1: Đường von-ampe vòng của atorvastatin
10-7mol.L-1, đường 1) mẫu trắng, đường 2)
atorvastatin 10-7 mol.L-1 không có thời gian hấp
phụ, đường a) atorvastatin 10-7 mol.L-1 có thời
gian hấp phụ 60s, các đường b,c) ghi liên tục
sau đường a), tốc độ quét 100 mV/s.


Để nghiên cứu khả năng hấp phụ của atorvastatin trên bề mặt điện cực HMDE, chúng tôi đã ghi
đường von-ampe vòng phụ thuộc vào tốc độ quét từ 10 - 1000 mV. s–1, kết quả thấy rằng khi tốc độ
quét thế tăng thì cường độ dòng píc tăng tuyến tính với tốc độ quét theo phương trình log ip = 0,946
logν - 0,679; R2 = 0,998. Hệ số góc của phương trình 0,946 gần bằng 1 tức là phản ứng xảy ra trên
bề mặt, điều đó có nghĩa có quá trình hấp phụ xảy ra trên bề mặt điện cực.
Để nghiên cứu đặc tính điện hóa của atorvastatin trên điện cực than gương (glassy cacbon) chúng
tôi đã ghi đường von-ampe vòng trong hai trường hợp không có hấp phụ và có hấp phụ 60 s tại thế
0 V. Kết quả đo được biểu diễn trên hình 2.

3


Hình 2: Đường a là đường CV mẫu trắng khi có thời gian hấp phụ 60s, đường b): CV của
Atorvastatin 5.10-5M khi không hấp phụ, đường c): CV của Atorvastatin 5.10-5 M khi có hấp phụ
làm giàu 60s
Qua đường von-ampe vòng trên hình 2 cho thấy, đường a) là đường von-ampe vòng khi không có dung
dịch chất phân tích nên trên đường phân cực anot và catot đều không có píc xuất hiện.
Đường b) và đường c) là đường von-ampe vòng có dung dịch chất phân tích và atorvastatin cho một píc
oxi hóa trên đường phân cực anot từ 0 V đến +1,3 V, trên đường phân cực catot từ +1,3 V đến 0 V
không thấy có píc khử. Như vậy, quá trình oxy hóa của atorvastatin trên điện cực than gương là bất
thuận nghịch.
Mặt khác, đường c) khi có thời gian hấp phụ 60s tại thế 0 V thì giá trị cường độ dòng tăng gấp 1,5 lần
khi không có hấp phụ làm giàu ( đường b), điều này chứng tỏ, atorvastatin có hấp phụ trên bề mặt điện
cực than gương.
Khi khảo sát ảnh hưởng của tốc độ quét từ 5 mV/s đến 700 mV/s thấy rằng, khi tăng tốc độ quét thế thì
giá trị cường độ dòng tăng và sự phụ thuộc giữa tốc độ quét logv và cường độ dòng logIp là một đường
thẳng tuyến tính được biểu diễn theo phương trình: logIp =0,63xlogv - 5,61.Theo kết quả nghiên cứu,
hệ số góc của đường thẳng 0,63, có phản ứng điện hóa xảy ra trên bề mặt điện cực, chứng tỏ có quá
trình hấp phụ xảy ra. Tuy nhiên, hệ số hấp phụ đó xa với 1 nên atorvastatin có hấp phụ trên bề mặt điện

cực tại thế 0 V nhưng không mạnh bằng điện cực HMDE. Hơn nữa, quá trình bất thuận nghịch của píc
oxi hóa còn được khẳng định hơn nữa khi tốc độ quét thế tăng thì thế đỉnh píc dịch chuyển về phía
dương hơn.
Như vậy, qua kết quả khảo sát bằng phương pháp von- ampe vòng có thể kết luận rằng, trên điện
cực HMDE thì atorvastatin thể hiện là chất oxi hóa, píc khử hòa tan bất thuận nghịch và có hấp phụ.
Trên điện cực glassy các bon thì atorvastatin là chất khử cho píc oxi hóa bất thuận nghịch và có hấp
phụ.
4.1.2.Tối ưu hóa các điều kiện xác định atorvastatin bằng phương pháp von-ampe hòa tan hấp
phụ trên điện cực HMDE
4.1.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của pH
Thành phần dung dịch nền, pH quyết định độ dẫn điện của nền, dạng tồn tại và khả năng
hấp phụ của chất phân tích lên bề mặt điện cực tức là ảnh hưởng đến cường độ dòng, thế đỉnh píc và
độ phân giải píc. Vì vậy việc tìm điều kiện pH tối ưu là rất quan trọng. Do đó, tôi tiến hành khảo sát
ảnh hưởng của pH trong khoảng từ pH 7,0 đến 11,0, sử dụng đệm Britton-Robinson, nồng độ chất
phân tích là 5.10-7 M, tốc độ quét 150 mV/s. Kết quả được trình bày trên hình 3.

4


Hình 3. Sự phụ thuộc của cường độ dòng píc vào pH
Qua kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH từ 7,0 đến 11,0 thấy rằng, trong khoảng pH từ 8,5
đến 9,0 thì cường độ dòng píc cao và ổn định. Vì vậy, tôi chọn pH của dung dịch đệm là 9,0 cho các
nghiên cứu sau.
4.1.2.2. Khảo sát ảnh hưởng thế hấp phụ
Để nghiên cứu đặc tính hấp phụ của một chất, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng
thế hấp phụ với các điều kiện đo: Nồng độ atorvastatin là 5.10-7M, tốc độ quét 150 mV/s, thời gian
hấp phụ 60s, thay đổi thế hấp phụ trong khoảng từ 0 V đến -1,0 V. Qua kết quả khảo sát ảnh hưởng
của thế hấp phụ từ 0V đến -1V thì cường độ dòng píc phụ thuộc vào thế hấp phụ, tại thế -0,9V thì
tín hiệu cường độ dòng cao, píc cân đối và chọn lọc.
4.1.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian hấp phụ

Trong phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ, độ nhạy phụ thuộc vào thời gian hấp phụ,
khi nồng độ chất phân tích nhỏ thì cần nhiều thời gian hấp phụ hơn so với nồng độ chất phân tích
lớn. Cho nên việc chọn thời gian hấp phụ phù hợp với nồng độ chất phân tích là yếu tố rất quan
trọng. Chính vì vậy mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thời gian hấp phụ ở hai mức
nồng độ là 5.10-7M và 10-8M với các điều kiện đo dung dịch đệm BR pH = 9,0, thế hấp phụ -0,9V.
a

b

Hình 4. Sự phụ thuộc của cường độ dòng píc vào thời gian hấp phụ (a): 5×10–7mol L–1 và
(b) 10–8mol .L–1, Eacc.= - 0,4 V, a=50 mV, f =50 Hz.
Qua kết quả khảo sát cho thấy, với nồng độ atorvastatin là 5.10-7 M, khi tăng thời gian hấp
phụ từ 0 đến 90s thì cường độ dòng píc tăng dần, nếu tiếp tục tăng thời gian hấp phụ thì cường độ
dòng píc giảm dần. Tại nồng độ atorvastatin là 10-8 M, khi tăng thời gian hấp phụ từ 20 đến 300s thì
cường độ dòng píc tăng dần và khi thời gian hấp phụ lớn hơn 300s thì cường độ dòng píc giảm dần,
điều đó cho thấy sự hấp phụ là đa lớp. Vì sau khi cường độ dòng píc đạt cực đại, nếu tiếp tục tăng
5


thời gian hấp phụ thì cường độ dòng bị giảm do có thể chất đã hấp phụ thành nhiều lớp (đa lớp) nên
khi hòa tan sẽ không được hoàn toàn.
Với kiểu hấp phụ đa lớp thì chúng ta nên chọn thời gian hấp phụ trong khoảng tuyến tính
thì tín hiệu đo cường độ dòng sẽ lặp lại và chọn lọc hơn. Do vậy, với nồng độ của atorvastatin là
5.10-7M thì chúng tôi chọn thời gian hấp phụ 90s và với nồng độ chất phân tích là 10-8 M thì chúng
tôi chọn thời gian hấp phụ 300s.
4.1.2.4. Khảo sát thời gian cân bằng
Thời gian cân bằng là khoảng thời gian cần thiết để chất phân tích phân bố đều trên bề mặt
điện cực do đó nó cũng có ảnh hưởng đến cường độ dòng píc. Để chọn thời gian cân bằng thích hợp
cho phép đo điện hóa, chúng tôi đã thay đổi thời gian cân bằng từ 0s đến 30s với các điều kiện khác
tương tự như mục 4.1.2.3. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi chọn thời gian cân bằng 10s.

4.1.2.5. Khảo sát ảnh hưởng của tốc độ quét thế
Tốc độ quét thế ảnh hưởng đến giá trị cường độ dòng píc. Trong phương pháp vôn - ampe,
khi tốc độ quét thế tăng thì cường độ dòng píc tăng, tuy nhiên đối với trường hợp hấp phụ đa lớp,
nếu tốc độ quét thế quá lớn thì chất phân tích sẽ không được hòa tan hết nên cường độ dòng píc sẽ
giảm. Vì vậy, tôi tiến hành khảo sát tốc độ quét, với các điều kiện: đệm BR ở pH = 9,0, thế hấp phụ
-0,9 V, thời gian hấp phụ 90s, thời gian cân bằng 10s, nồng độ atorvastatin là 5.10-7M, thay đổi tốc
độ quét từ 10mV/s đến 300mV/s.
Qua kết quả khảo sát thấy rằng khi tốc độ quét tăng thì cường độ dòng píc tăng nhưng tín
hiệu píc dịch chuyển theo chiều âm hơn. Khi tốc độ quét là 300 mV/s thì tín hiệu píc đẹp và cân đối
nhất, khi tốc độ quét thế lớn hơn 450 mV/s thì cường độ dòng píc bắt đầu giảm. Vì vậy, tôi đã chọn
tốc độ quét là 300 mV/s cho những nghiên cứu tiếp theo.
Sau khi khảo sát các điều kiện tối ưu để xác định atorvastatin bằng phương pháp vonampe hòa tan hấp phụ sóng vuông, chúng tôi đã lựa chọn được các điều kiện như sau: Dung dịch
đệm vạn năng với pH = 9,0, thế hấp phụ là -0,9V, thời gian hấp phụ là 90s với nồng độ 5.10-7 M và
300s với nồng độ 10-8M, thời gian cân bằng là 10s, tốc độ quét là 300 mV/s.
4.1.2.6. Đánh giá phương pháp
- Khoảng tuyến tính: Đường chuẩn được xây dựng trong hai khoảng nồng độ từ 1×10-8 mol.L-1 đến
1×10-7 mol.L-1 (tacc.= 90 s) và từ 1×10–7 mol.L-1 đến 1×10-6 mol.L-1 (tacc.= 30 s). Sự phụ thuộc của
cường độ dòng píc vào nồng độ atorvastatin là đường thẳng tuyến tính theo phương trình tương ứng
ip = 10,71C.10-8 mol.L-1 - 0,033 và ip = 30,47 C.10-7 mol.L-1 + 0,41.
+ Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp được tính toán dựa vào đường chuẩn
k.S.Da/b, trong đó k = 3 cho giới hạn phát hiện và k = 10 cho giới hạn định lượng, S.Da là độ lệch
chuẩn và b là hệ số góc của đường chuẩn. Dựa vào kết quả tính toán được LOD là 9,6.10-10 mol.L-1
và LOQ là 3.2.10-9 mol.L-1 sau thời gian hấp phụ 90s.
+ Độ lặp lại của phương pháp được đo lặp lại đối với dung dịch 5.10-7 mol.L-1, thời gian hấp phụ
30s, độ lệch chuẩn tương đối (RSD) là 0,42%.
4.1.3. Áp dụng quy trình phân tích mẫu thuốc và mẫu huyết tương
4.1.3.1. Quy trình phân tích mẫu thuốc
Cân 10 viên thuốc trên cân phân tích để tính khối lượng trung bình (A g) của một viên thuốc
đó. Đem 10 viên thuốc đó nghiền mịn trên cối mã não, trộn đều mẫu thuốc. Cân chính xác a g
(khoảng 0,1g) mẫu thuốc bột mịn đó trên cân phân tích, cho vào cốc 100 ml, thêm 15 ml metanol,

rung siêu âm 45 phút cho thuốc tan hết. Chuyển dung dịch vào bình định mức 25,0 ml, định mức tới
vạch bằng nước cất 2 lần, lọc dung dịch bằng giấy lọc băng xanh được dung dịch A có nồng độ C0
(M). Lấy 1,0 ml dung dịch A định mức 100,0 ml được dung dịch B có nồng độ C1 (M). Từ dung
dịch B có nồng độ C1(M) lấy 1,00 ml dung dịch B và 10 ml dung dịch đệm BR pH = 9,0 định mức
6


trong bình 25ml được dung dịch C có nồng độ Cx (M). Nồng độ atorvastatin (Cx) trong viên thuốc
được xác định bằng phương pháp thêm chuẩn.
Hàm lượng atorvastatin trong viên thuốc được tính theo công thức:

Áp dụng quy trình phân tích mẫu thuốc lipivastin 20mg của Mekofar và avastor 10 mg của công ty
dược Boston. Hàm lượng atorvastatin xác định được trong viên thuốc lần lượt là 19,0 mg và 8,1 mg.
4.1.3.2. Quy trình phân tích mẫu huyết tương
Mẫu huyết tương được đông lạnh ngay sau khi lấy mẫu và được bảo quản ở nhiệt độ - 400C
để hạn chế sự chuyển hóa của axit lactone. Trước khi phân tích, mẫu huyết tương được lấy ra, để
giã đông ở nhiệt độ phòng. Sau khi mẫu giã đông về đến nhiệt độ phòng, lấy 1,0 ml mẫu huyết
tương trắng hoặc 1,0 ml huyết tương đã được tiêm thêm chất chuẩn atorvastatin, cho vào ống
nghiệm, thêm tiếp 1ml dung dịch đệm Briston-Robinson (đệm BR, pH = 9,0), đem lắc Vortex trong
5 phút và đem quay ly tâm ở tốc độ 1600 vòng trong 15 phút.
+ Quá trình hoạt hóa cột C18 (thể tích 3ml): Trước tiên, cho đi qua cột 2ml nước cất 2 lần
và 2 ml metanol. Sau đó, mẫu sẽ được đi qua cột với tốc độ 0,4 ml/ phút
+ Rửa tạp bằng 1ml H2O và 1 ml hỗn hợp metanol: H2O (5:95 v/v).
+ Rửa giải chất phân tích bằng 1ml hỗn hợp dung dịch metanol: đệm (BR, pH = 9) theo tỉ
lệ 95:5 (v/v).
Các điều kiện đo mẫu bằng phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ: pH = 9,0, thời g ian hấp
phụ 30 s, thế hấp phụ -0,9 V, tốc độ quét 300 mV/s. Đường von-ampe hòa tan của atorvastatin có nồng
độ khác nhau trong mẫu huyết tương được xử lý theo quy trình trên được biểu diễn trên hình 5.

-20.0n


-40.0n

I (A)

1
-60.0n

2

3

-80.0n

4
-100n
-1.00

-1.10

-1.20

-1.30

-1.40

U (V)

Hình 5: Đường von–ampe hòa tan của atovastatin trong mẫu huyết tương
(1) Atorvastatine 1.0 x10-7, (2) 1.5 x 10-7 , (3) 2.0 x 10-7, (4) 2.5x10-7 molL-1 , Eacc. = - 0,9 V, tacc. =

30 s, a = 50 mV, f = 50 Hz and BR buffer of pH = 9,0

7


Kết quả cho thấy, đường von-ampe hòa tan tăng tuyến tính với nồng độ atorvastatin trong
mẫu huyết tương. Sự phụ thuộc giữa cường độ dòng Ip và nồng độ chất atorvastatin tuân theo
phương trình Ip = 29,88 . C.10-8 + 13,26 với hệ số tương quan R2 = 0,996.
Độ lặp lại của phương pháp khi xác định atorvastatin trong mẫu huyết tương đã được kiểm
tra với các mẫu khác nhau. Hiệu suất thu hồi của atovastatin trong mẫu huyết tương được xác định
theo quy trình như trong xây dựng đường chuẩn là 94,7 ± 0,93%.
4.1.4. Nghiên cứu quy trình xác định atorvastatin bằng phương pháp von-ampe hòa tan trên
điện cực than gương
4.1.4.1. Tối ưu hóa các điều kiện xác định atorvastatin
Điều kiện đo: nồng độ atorvastatin 5.10-5 mol.L-1, thế tích lũy + 0,5V, thời gian tích lũy 30s,
thời gian cân bằng 5s, tốc độ quét 15 mV/s, thay đổi pH từ 3,0 đến 10,0. Kết quả cho thấy, khi thay
đổi pH cường độ dòng píc và thế đỉnh píc thay đổi, tại pH = 4,0 thì cường độ dòng píc đạt giá trị
cao nhất. Như vậy, tại pH = 4,0 atorvastatin tồn tại ở dạng axit (pKa = 4,6), và atorvastatin đã hấp
phụ trên bề mặt điện cực, quá trình hòa tan là quá trình oxi hóa.
Trong phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ, thế hấp phụ và thời gian hấp phụ là hai thông số
quan trọng ảnh hưởng đến độ nhạy và độ chọn lọc của phương pháp. Qua kết quả khảo sát thế hấp
phụ và thời gian hấp phụ thấy rằng, thế hấp phụ thay đổi trong khoảng từ - 0,1 V đến + 0,7 V không
ảnh hưởng nhiều đến giá trị cường độ dòng píc hòa tan, đồng thời việc tăng thời gian hấp phụ ở
mức nồng độ 5.10-5 mol.L-1 cũng không tăng đáng kể tín hiệu píc hòa tan. Tuy nhiên, khi có hấp
phụ tại thế +0,5 V với thời gian 30 s thì píc hòa tan cân đối, đẹp hơn hẳn khi không có hấp phụ. Do
vậy, với đối tượng phân tích là mẫu thuốc thì chúng tôi chọn thời gian hấp phụ 30 s tại thế hấp phụ
+0,5 V.
Các điều kiện đo khác như tốc độ quét, biên độ xung, thời gian cân bằng cũng ảnh hưởng đến
cường độ dòng píc. Qua khảo sát, chúng tôi chọn biên độ xung 50 mV, tốc độ quét 10 mV/s, thời
gian cân bằng 10 s.

4.1.4.2. Đánh giá phương pháp
Từ các kết quả khảo sát được chúng
tôi đã xây dựng đường chuẩn trong khoảng
nồng độ từ 10-6 mol.L-1 đến 10-4 mol.L-1 với
các điều kiện thích hợp là pH = 4,0, thời gian
hấp phụ 30s, thế hấp phụ + 0,5V, tốc độ quét
10 mV/s, biên độ xung là 50 mV. Kết quả
được biểu diễn trên hình 6. Đường chuẩn
tuyến tính trong khoảng nồng độ từ 10-6
mol.L-1 đến 10-4 mol.L-1, phương trình hồi
quy tuyến tính là ip = 15,32 *Cx.10-6 + 0,39,
hệ số tương quan hồi quy R2 = 0,998. Giới
hạn phát hiện là 3,1.10-7 mol.L-1 và giới hạn
định lượng là 1,0.10-6 mol.L-1.

Hình 6 : Đường chuẩn của Atorvastatin
10-6 -10-4 mol.L-1

Độ lệch chuẩn tương đối trung bình là 1,5 % đối với các dung dịch có nồng độ n.10-6 mol.L-1
4.1.4.3. Xác định hàm lượng atorvastatin trong mẫu thuốc
Quy trình xác định: Cân chính xác 10 viên thuốc bằng cân phân tích. Đem nghiền mịn bằng cối
mã não. Cân chính xác khoảng 0,45 ÷ 0,5 g thuốc bằng cân phân tích cho vào cốc, hòa tan trong
khoảng 5 mL metanol, khuấy đều và rung siêu âm 15 phút. Sau đó, lọc dung dịch qua giấy lọc
8


Whatman 0,45µm vào bình 25,0 mL, định mức bằng nước cất đến vạch. Lấy chính xác 5,0 mL dung
dịch trên, định mức thành 25,0 mL bằng nước cất, sau đó lấy 2,5 mL dung dịch pha loãng đó thêm
dung dịch đệm, định mức 25,0 mL cho vào bình cực phổ và tiến hành đo với các điều kiện thời gian
hấp phụ 30 s, thế hấp phụ + 0,5V, tốc độ quét 10 mV/s, biên độ xung là 50 mV. Hàm lượng atorvastatin

trong mẫu thuốc được xác định bằng phương pháp thêm chuẩn. Kết quả hàm lượng atorvastatin
trong viên thuốc được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Kết quả phân tích hàm lượng atorvastatin trong mẫu thuốc
(* giá trị trung bình của 10 lần thí nghiệm làm lặp lại)

Số lô

Hàm lượng
trung bình xác
định được(mg)*
± RSD

Sai khác giữa
hàm lượng xác
định và ghi
trên nhãn
(%)

TNHH 1 thành viên
DP&SHYT

231214

9,70 ± 0,55

-3,0

Lipistad

TNHH Stada-VN


80515

10,03 ± 0,42

+0,3

Atostin

CP DP Trường Thọ

1303

9,27 ± 0,78

-7,3

Leninarto

CP DP SaVi

1412837

10,53 ± 0,64

+5,3

Leninarto

CP DP SaVi


2412837

10,23 ± 0,70

+2,3

Tên thuốc
(atorvastatin 10
mg)

Công ty

Stanagi

Qua kết quả phân tích một số mẫu thuốc atorvastatin thấy rằng sự khác nhau giữa hàm lượng phân
tích được so với hàm lượng ghi trên nhãn của nhà sản xuất là không đáng kể. Kết quả phân tích là
đáng tin cậy, đáp ứng được yêu cầu phân tích.
4.2. Nghiên cứu quy trình xác định fenofibrat trong mẫu thuốc và mẫu huyết tương
4.2.1. Nghiên cứu đặc tính điện hóa của fenofibrat trên điện cực giọt thủy ngân treo.
Để nghiên cứu quá trình điện hóa xảy ra trên bề mặt điện cực giọt thủy ngân treo, chúng tôi
đã sử dụng phương pháp von - ampe vòng với các điều kiện: Nồng độ fenofibrat 1x10-6 mol.L-1,
đệm pH = 8,5, thế bắt đầu quét 0 V, thế kết thúc -1,5 V, tốc độ quét 10 mV/s. Tín hiệu đường CV
được biểu diễn trên hình 7:

Hình 7: Đường von - ampe vòng của fenofibrat; đường a) Mẫu trắng, pH = 8,5; đường b)
fenofibrat 1x10-6M không hấp phụ; c) fenofibrat 1x10-6M có hấp phụ .
9



Trên đường phân cực catot từ 0 V đến -1,50 V; xuất hiện 1 píc khử ở thế -1,22 V. Trên đường
phân cực anot từ -1,50 V đến 0 V không xuất hiện pic oxi hóa. Do vậy, đã xảy ra quá trình khử của
fenofibrat và quá trình khử là bất thuận nghịch.
So sánh giữa giá trị cường độ dòng píc khử trên đường (c) và cường độ dòng píc khử trên
đường (b) thấy rằng khi chất được giữ tại thế 0 V với thời gian hấp phụ 60 s thì tín hiệu cường độ
dòng tăng 7,6 lần so với trường hợp khi không có hấp phụ (đường b). Điều này chứng tỏ fenofibrat
đã hấp phụ trên điện cực giọt thủy ngân treo khi có áp thế tại 0 V trước khi ghi tín hiệu hòa tan. Đây
là cơ sở để nhóm nghiên cứu chọn phương pháp von - ampe hòa tan hấp phụ, một phương pháp có
độ nhạy và độ chọn lọc cao, đáp ứng yêu cầu phân tích lượng vết và siêu vết có trong đối tượng
nghiên cứu.
Từ kết quả nghiên cứu bằng đường von - ampe vòng có thể kết luận quá trình khử của
fenofibrat là không thuận nghịch, có hấp phụ trên điện cực HMDE.
Tiến hành quét đường von - ampe vòng 5 lần liên tiếp. Điều kiện đo: Nồng độ fenofibrat
-6
1x10 M, đệm B - R pH = 8,5, thế bắt đầu quét 0 V, thế kết thúc -1,5 V, tốc độ quét 10 mV/s, thế
hấp phụ 0 V, thời gian hấp phụ 60 s. Tín hiệu thu được như hình 5:

Hình 8: Đường von - ampe vòng quét 5 vòng liên tục
Đường CV được quét 5 vòng, vòng đầu tiên thì giá trị cường độ dòng cao hơn, 4 vòng sau đó
thì giá trị cường độ dòng píc catot thấp hơn. Nguyên nhân là do: quét vòng thứ nhất tín hiệu hòa tan
của fenofibrat đã được hấp phụ trên bề mặt điện cực, các vòng 2,3,4,5 được quét liên tiếp. Sau khi
quét vòng thứ nhất thì chất đã được hòa tan ra khỏi bề mặt điện cực, vòng thứ 2 cao hơn các vòng
3,4,5 có lẽ do chất chưa được hòa tan hoàn toàn ra khỏi bề mặt điện cực. Các vòng 3,4,5 thì giá trị
cường độ dòng thấp và gần như không thay đổi, tín hiệu cường độ dòng của vòng 3,4,5 tương tự như
khi không có quá trình tích lũy. Điều này khẳng định thêm rằng fenofibrat có hấp phụ trên điện cực
thủy ngân.
4.2.2. Tối ưu hóa các điều kiện xác định fenofibrat
4.2.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của pH
Điều kiện đo: Nồng độ fenofibrat 1x10-7 mol.L-1, thế hấp phụ - 0,8 V, thời gian hấp phụ 30 s,
khoảng quét thế (- 0,8 V - 1,5 V), tốc độ quét 10 mV/s, thay đổi pH từ 5,0 đến 10,0. Qua kết quả

nghiên cứu cho thấy, khi tăng pH thì thế đỉnh píc dịch chuyển về phía âm. Cường độ dòng píc tăng

10


khi pH tăng từ 5,0 đến 8,5 và giảm dần khi pH lớn hơn 10. Tại pH = 8,5 cho cường độ dòng píc cao
nhất và chân píc cân đối. Vì vậy, tôi chọn pH = 8,5 cho tất cả các điều kiện khảo sát tiếp theo.
4.2.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian hấp phụ
Điều kiện đo: Dung dịch fenofibrat 1x10-7 M; pH = 8,5; thế hấp phụ = - 0,8 V; tốc độ quét
0,01 V/s, thay đổi thời gian hấp phụ từ 0 s đến 220 s.
Từ kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian hấp phụ đến tín hiệu cường độ dòng đỉnh píc
có thể thấy rằng khi tăng thời gian hấp phụ từ 0 - 90 s thì cường độ dòng píc tăng đều. Khi thời gian
hấp phụ lớn hơn 90 s thì cường độ dòng đỉnh píc tăng chậm do bề mặt điện cực bão hòa. Tại t = 60 s
cho cường độ tín hiệu tương đối cao, píc cân đối. Vì vậy, chúng tôi chọn thời gian hấp phụ là 60 s là
điều kiện tối ưu cho các khảo sát tiếp theo.
70
60

I (nA)

50
40
30
20
10
0
0

50


100

150

200

250

Thời gian hấp phụ (s)

Hình 9: Sự phụ thuộc của cường độ dòng đỉnh píc vào thời gian hấp phụ.
4.2.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của thế hấp phụ
Tương tự, chúng tôi thay đổi thế hấp phụ từ 0 V đến -1,1 V nhận thấy, tại thế - 0,5 V cường
độ píc cao và píc cân đổi nên chúng tôi đã chọn thế hấp phụ là -0,5V.
Ngoài ra, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của tốc độ quét thế và chọn được tốc độ
quét thích hợp cho phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ xung vi phân là 10 mV/s.
Như vậy, sau khi khảo sát các điều kiện pH, thời gian hấp phụ, thế hấp phụ, tốc độ quét
chúng tôi đã lựa chọn các điều kiện thích hợp: pH = 8,5; Ehp = - 0,5V; t hp = 60 s; V = 10 mV/s.
4.2.2.4. Đánh giá phương pháp phân tích
Đường chuẩn tuyến tính trong khoảng nồng độ từ 1x10-7 mol.L-1 đến 1x10-6 mol.L-1 theo
phương trình Ip = 10,25 * Cx.10-7 + 0,03. Giới hạn phát hiện của phương pháp LOD = 2,2.10-8
mol.L-1 và giới hạn định lượng LOQ = 7,3.10-8 mol.L-1.
Độ lặp lại của phương pháp RSD từ 0,6 % đến 1,8 %, được đánh giá thông qua phép đo độ
lặp lại 6 lần của 3 dung dịch có nồng độ 1x10-7 mol.L-1, 5x10-7 mol.L-1, 1x10-6 mol.L-1.
4.2.3. Ứng dụng quy trình phân tích mẫu thuốc và mẫu huyết tương
Quy trình phân tích mẫu thuốc.
Cân khối lượng 10 viên thuốc trên cân phân tích có độ chính xác ± 0,0001 g. Tính khối
lượng trung bình của 1 viên (m). Cân a (g) thuốc đã nghiền mịn trên cân phân tích, thêm 20,00 mL
metanol vào cốc 100,00 mL, rung siêu âm 20 phút cho thuốc tan hết, định mức vào bình 25,0 ml.
Lọc dung dịch qua giấy lọc băng xanh thu được dung dịch A có nồng độ C0 (M). Hút 0,25 mL dung

dịch A định mức 25,00 mL được dung dịch B có nồng độ C1 (M). Từ dung dịch B có nồng độ
C1(M), ta lấy 0,25 mL dung dịch B và 10,00 mL dung dịch đệm B - R tại pH = 8,5 định mức trong
11


bình 25,00 mL, ta được dung dịch C có nồng độ Cx (M). Nồng độ fenofibrat (Cx) trong viên thuốc
được xác định bằng phương pháp thêm chuẩn.
Khối lượng fenofibrat trong 1 viên thuốc được tính theo công thức:
Cx.360,83.250.1000.m
m fenofibrat 
(1)
a
trong đó:
+ mfenofibrat: hàm lượng của fenofibrat trong 1 viên thuốc (mg).
+ m: khối lượng 1 viên thuốc (g).
+ a: khối lượng thuốc đem phân tích(g)
+ Cx: nồng độ mol/l của dung dịch đo.
Nồng độ Cx trong dung dịch đo được xác định bằng phương pháp thêm chuẩn, kết quả phân tích 5
mẫu thuốc được trình bày trong bảng sau
Bảng 1: Kết quả phân tích mẫu thuốc
STT
Mẫu thuốc
Hàm lượng fenofibrat xác Hàm lượng fenofibrat ghi
định được (mg/viên)
trên nhãn (mg/viên)
1
Sando
297,03
300
2

Fenbrat
97,16
100
3
Fenbrat
299,27
300
4
Hafenthyl
193,44
200
5
Fenofibrat
194,23
200
Quy trình xử lý mẫu huyết tương
Lấy 1,00 mL huyết tương đã thêm fenofibrat chuẩn và 4,00 mL dung dịch axetonnitrin 99,8% vào
ống nghiệm có nắp xoáy. Sau đó đem lắc votex trong 2 phút và đem quay ly tâm ở 4000 vòng/phút
trong 15 phút. Dịch thu được đem lọc qua màng lọc 0,45 µm. Sau đó hút 2,50 mL dịch lọc, thêm
10,00 mL đệm B – R vào, định mức bình 25,00 mL.
Với quy trình xử lý mẫu huyết tương nghiên cứu được, chúng tôi đã tiến hành xây dựng đường
chuẩn trong khoảng nồng độ 10-5 mol.L-1 đến 15.10-5 mol.L-1. Giới hạn phát hiện của phương pháp
LOD = 2,6 x 10-6 mol.L-1 và giới hạn định lượng LOQ = 8,7 10-6 mol.L-1.
Hiệu suất thu hồi xác định fenofibrat trong mẫu huyết tương từ 91,5% đến 103,5%.
5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
Phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ xác định atorvastatin và fenofibrat là phương pháp có độ
nhạy, độ chính xác và độ chọn lọc cao, quy trình phân tích không quá phức tạp, thích hợp với việc
kiểm định chất lượng thuốc.
Đã nghiên cứu đặc tính điện hóa của atorvastatin, fenofibrat trên điện cực giọt thủy ngân treo và
điện cực glassy các bon.

Nghiên cứu quy trình xác định atorvastatin và fenofibrat trong mẫu thuốc và mẫu huyết tương.
6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Atorvastatin là chất oxi hóa trên điện cực giọt thủy ngân và là chất khử trên điện cực glassy các
bon. Píc khử và píc oxi hóa trên điện cực giọt thủy ngân treo và điện cực glassy các bon là bất thuận
nghịch và có hấp phụ trên bề mặt điện cực.

12


Đã nghiên cứu quy trình xác định atorvastatin bằng phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ trên
điện cực giọt thủy ngân treo với các điều kiện thích hợp: pH = 9,0, thế hấp phụ là -0,9V, thời gian
hấp phụ là 90s với nồng độ 5.10-7 M và 300s với nồng độ 10-8M, thời gian cân bằng là 10s, tốc độ
quét là 300 mV/s, khoảng tuyến tính 10 -8 M đến 10-6 M, LOD là 9,6.10-10 mol.L-1 và LOQ là 3.2.109
mol.L-1. Ứng dụng quy trình xác định atorvastatin trong mẫu thuốc và mẫu huyết tương.
Đã nghiên cứu quy trình xác định atorvastatin trong mẫu thuốc bằng phương pháp von-ampe hòa
tan hấp phụ trên điện cực than gương với các điều kiện pH = 4,0, thời gian hấp phụ 30s, thế hấp phụ
+0,5V, tốc độ quét 10 mV/s, biên độ xung là 50 mV, khoảng tuyến tính từ 10-6 mol.L-1 đến 10-4
mol.L-1, giới hạn phát hiện là 3,1.10-7 mol.L-1 và giới hạn định lượng là 1,0.10-6 mol..L-1.
Các đặc tính điện hóa của fenofibrat đã được nghiên cứu bằng phương pháp von-ampe vòng, trên
điện cực giọt thủy ngân treo là chất oxi hóa, píc khử là bất thuận nghịch và có hấp phụ trên điện
cực.
Đã nghiên cứu quy trình xác định fenofibrat trên điện cực giọt thủy ngân: pH = 8,5; Ehp = - 0,5V; t hp = 60 s;
V = 10 mV/s, khoảng tuyến tính từ 1x10-7 mol.L-1 đến 1x10-6 mol.L-1, giới hạn phát hiện LOD =
2,2.10-8 mol.L-1 và giới hạn định lượng LOQ = 7,3.10-8 mol.L-1.
Atorvastatine is oxidized substance on the hanging mercury dropping electrode and reduced
subtance on the glassy carbon. Oxidation peak current and reduction peak current are irreversible
and adsorption on the electrode surface.
Adsorptive stripping voltammetry is used for the determination of atorvastatine with suitable
condition: pH = 9,0, accumulation potential is -0,9V, accumulation time is 90s with atorvastatine
5.10-7 M and 300s with atorvastatine 10-8M, scan rate is 300 mV/s, linear range from 10-8 M to 10-6

M. The detection limits (LOQ) of a standard solution are estimated to be 9.6 x 10-10 mol.L-1 and
quantitation limits (LOQ) are 3.2.10-9 mol.L-1 (ater accumulation for 90 s). The methods were fully
validated and successfully applied to the high through put determination of the drug in
pharmaceutical formulation, human plasma with good recoveries.
Adsorptive stripping voltammetry on the glassy carbon is used for the determination of
atorvastatine with suitable condition: pH = 4,0, accumulation potential is + 0,5V, accumulation time
is 30s, scan rate is 10 mV/s, linear range from 10-6 M to 10-4 M. The detection limits (LOQ) is 3.1
x 10-7 mol.L-1 and quantitation limits (LOQ) are 1.0.10-6 mol.L-1.
The electrochemical properties of fenofibrate have been investigated by cyclic voltammetry and
differential pulse adsorptive stripping voltammetry method using hanging mercury dropping
electrode. Reduction of drug was irreversible and strong adsorptive. The suitable conditions have
been studied: Britton Robinson buffer pH = 8.5, adsorption potential - 0.5V, adsorption time 60s,
pulse amplitude 0.05V; sweep rate 10 mV/s and linear range from 10-7 mol.L-1 to 10-6 mol.L-1. The
LOD and LOQ are 2.2 x 10-8 mol.L-1 and 7.3 x10-8 mol.L-1, respectively. The relative standard
devitation is 1.8 % at fenofibrate concentration of 10-7 mol.L-1. The method has been successfully
applied to the determination of fenofibrate in spike human plasma.

13


PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Kết quả nghiên cứu

TT
1

2

Tên sản phẩm


Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký

Đạt được

Quy trình xác định
atorvastatin và
fenofibrat trong mẫu
dược phẩm

Quy trình phân tích atorvastatin
và fenofibrat trong mẫu thuốc:
Cụ thể các điều kiện tối ưu và
các thông số máy đo, quy trình
phân tích phải đơn giản, chính
xác, có thể ứng dụng để kiểm tra
được chất lượng thuốc một cách
nhanh nhất. Giới hạn định lượng
cần đạt trong khoảng 0,01 ÷
0,02µg.mL-1

-Quy trình phân tích atorvastatin
trong mẫu thuốc: pH = 9,0, thế
hấp phụ là -0,9V, thời gian hấp
phụ 60s, thời gian cân bằng là
10s, tốc độ quét là 300 mV/s,
LOQ = 0,002 µg.mL-1( 3,2.10-9
mol.L-1)
-Quy trình phân tích fenofibra
trong mẫu thuốc: pH = 8,5, thế

hấp phụ là -0,5V, thời gian hấp
phụ 60 s; tốc độ quét 10 mV/s,
thời gian cân bằng là 10s, LOD =
0,02 µg.mL-1 (7,3.10-8 mol.L-1)

Quy trình xác định
atorvastatin và
fenofibrat trong mẫu
huyết tương

Quy trình phân tích atorvastatin
và fenofibrat trong mẫu huyết
tương: Các điều kiện xử lý mẫu
huyết tương, các điều kiện đo,
quy trình phân tích phải đơn
giản, đảm bảo độ đúng và độ
chính xác của phương pháp. Giới
hạn định lượng cần đạt trong
khoảng 0,01 ÷ 0,02µg.mL-1

Quy trình phân tích atorvastatin
trong mẫu huyết tương: 1 ml
huyết tương, thêm 1ml dung dịch
đệm BR pH = 9,0; lắc dung dịch
rồi cho đi qua cột C18. Rửa tạp
bằng 1ml dung dịch metanol :
H2O = 05 : 95 (v/v ), rửa giải
chất phân tích bằng 1ml dung
dịch metanol : đệm = 95 : 5 (v/v)
chuyển dung dịch đó vào bình

định mức 25 ml, thêm 10 ml đệm
BR pH = 9,0, định mức đến vạch
và đo mẫu với các điều kiện điện
thế hấp phụ -0,9 V, thời gian hấp
phụ 30 s, tốc độ quét 300 mV/s,
LOQ = 0,01 µg.mL-1
-Quy trình phân tích fenofibrat
trong mẫu huyết tương: 1,00 mL
mẫu huyết tương, thêm 4,00 mL
acetonitrin 99,8 %, lắc Voltex, li
tâm. Lấy 2,50 mL dung dịch sau
khi xử lý, thêm 10,00 mL đệm
pH = 8,5 đo điện hóa với thời
gian hấp phụ 60 s tại thế hấp phụ
-0,5 V, tốc độ quét 10 mV/s,
LOQ = 0,02 µg.mL -1



14


3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả
Ghi địa chỉ
và cảm ơn
sự tài trợ
Sản phẩm
TT
của
ĐHQGHN

đúng quy
định
1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus
1.1 Thi Kim Thuong Nguyen, Thi Đã in
Đã cảm ơn
Thao Ta, Minh Huong Giang Dang
theo đúng
and Thi Thanh Hai Nguyen,
quy định
Cathodic adsorptive stripping
voltammetry for the determintation
of
atorvastatine
drug
in
pharmaceutical formulation and
spike human plasma, Int. J. Chem.
Sci.: 14(3), 2016, 1349-1361
Tình trạng
(Đã in/ chấp nhận in/ đã nộp
đơn/ đã được chấp nhận đơn
hợp lệ/ đã được cấp giấy xác
nhận SHTT/ xác nhận sử
dụng sản phẩm)

1.2
2
2.1
2.2
3

3.1
3.1
4
4.1
4.2
5

Đánh giá
chung
(Đạt,
không đạt)

Đạt

Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản

Đăng ký sở hữu trí tuệ

Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus

Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành
quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
5.1 Nguyễn Thị Kim Thường, Nguyễn
Đã in
Thị Thanh Hải, Văn Thị Bích,
Đã cảm ơn
Nghiên cứu đặc tính điện hóa của
theo đúng
atorvastatin bằng phương pháp
quy định

von-ampe, Tạp chí Hóa học,
53(4E), ( 2015), pp. 149-152.
5.2 Nguyễn Thị Kim Thường, Phạm
Đã in
Đã cảm ơn
Thị Hương, Nghiên cứu các đặc
theo đúng
tính điện hóa của Atorvastatin trên
quy định
điện cực than gương và ứng dụng
trong phân tích mẫu thuốc bằng
phương pháp Von-ampe hòa tan
hấp phụ, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ, Tập 32, Số 3 (2016)
30-34
Nguyễn Thị Kim Thường, Đỗ Thị
Đã in
Đã cảm ơn
Kim Dung, Trịnh Ngọc Anh Chi,
theo đúng
Nghiên cứu các đặc tính điện hóa
quy định
của Fenofibrat bằng phương pháp

Đạt

Đạt

Đạt


15


von-ampe và ứng dụng trong phân
tích mẫu huyết tương, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự
nhiên và Công nghệ, Tập 32, Số 3
(2016) 257-261
Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng

6
6.1
6.2
7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ sở
ứng dụng KH&CN
7.1
7.2

Ghi chú:
- Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự
công trình, mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>
- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp nhận nếu
có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy định.
- Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của báo cáo.
Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số xuất
bản.
3.3. Kết quả đào tạo
Thời gian và kinh phí

Công trình công bố liên quan
Họ và tên
tham gia đề tài
Đã bảo vệ
TT
(Sản phẩm KHCN, luận án, luận văn)
(số tháng/số tiền)
Cử nhân
1 Nguyễn Thị
6 tháng/5 triệu
Khóa luận
Đã bảo vệ
Thanh Hải
2 Trịnh Ngọc
6 tháng
Khóa luận
Đã bảo vệ
Anh Chi
3 Nguyễn Thị
6 tháng/ 5 triệu
Khóa luận
Đã bảo vệ
Thanh Thúy
4 Phạm Thị
6 tháng
Khóa luận
Đã bảo vệ
Hương
Học viên cao học
1 Đỗ Thị Kim

15 tháng/ 10 triệu
Luận văn
Đã bảo vệ
Dung
2 Đặng Minh
10 tháng /10 triệu
Luận văn
Đã bảo vệ
Hương Giang
Ghi chú:
- Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận
nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;
- Cột công trình công bố ghi như mục III.1.

16


PHẦN IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
Sản phẩm
Số lượng Số lượng đã
TT
đăng ký hoàn thành
1 Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống
01
01
ISI/Scopus
2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất
bản
3 Đăng ký sở hữu trí tuệ
4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus

5 Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN,
01
03
tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa
học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt
hàng của đơn vị sử dụng
7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định
chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN
8 Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS
9 Đào tạo thạc sĩ
01
02
PHẦN V. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ
TT
A
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung chi
Chi phí trực tiếp
Thuê khoán chuyên môn
Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..
Thiết bị, dụng cụ

Công tác phí
Dịch vụ thuê ngoài
Hội nghị, Hội thảo, kiểm tra tiến độ, nghiệm
thu
In ấn, Văn phòng phẩm

Kinh phí
được duyệt
(triệu đồng)

Kinh phí
thực hiện
(triệu đồng)

Ghi chú

102

102

07 CĐ

59

59

18

18


5

5

16
8
8
200

16
8
8
200

Chi phí khác

B
1
2

Chi phí gián tiếp
Quản lý phí
Chi phí điện, nước
Tổng số

Xây
dựng đề
cương
chi tiết
và viết

tổng
quan tư
liệu

17


PHẦN V. KIẾN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý, tổ chức thực
hiện ở các cấp)
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng để kiểm tra các mẫu thuốc trên thị trường. Nếu được
cấp thêm kinh phí chúng tôi phát triển phương pháp để kiểm tra hàm lượng atorvastatin và
fenofibrat trong mẫu sinh hóa ( mẫu nước tiểu, mẫu máu).
PHẦN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)
Các phụ lục đính kèm bao gồm:
- Quy trình xác định atorvastatin và fenofibrat trong mẫu dược phẩm: 01
- Quy trình xác định atorvastatin và fenofibrat trong mẫu huyết tương: 01
- Bài báo công bố trên tạp chí khoa học theo hệ thống ISI/Scopus: 01
- Bài báo đăng trên tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí chuyên ngành quốc gia: 03
- Thạc sĩ ( quyết định HĐ chấm luận văn, biên bản, trang bìa): 02 ThS
- Cử nhân ( trang bìa khóa luận): 04 CN
- Thuyết minh đề tài Khoa học và Công nghệ cấp ĐHQGHN

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2017
Đơn vị chủ trì đề tài
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)

Nguyễn Thị Kim Thường


18



×