Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu – chi nhánh đà nẵng theo basel II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI VŨ BẢO TRUNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
THEO BASEL II

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI VŨ BẢO TRUNG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
THEO BASEL II

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Thế Giới

Đà Nẵng – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Bùi Vũ Bảo Trung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 3
6. Tổng quan tài liệu ................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THEO TIÊU
CHUẨN BASEL II ........................................................................................ 10
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .........................10
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM ............................. 10
1.1.2. Các nhân tố dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM ........................... 12
1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM .................................. 14
1.1.4. Tiêu chí cơ bản đo lƣờng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng..15
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM ....................................... 19
1.2.1. Tổng quan quản trị rủi ro tín dụng của NHTM .............................. 19
1.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ............................................. 26
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU
CHUẨN BASEL II TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI

HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NHTM VIỆT NAM ................................ 36
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại
một số ngân hàng trên thế giới ................................................................. 36
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về việc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II
cho Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đà Nẵng. ...................................... 39


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 41
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CN ĐÀ
NẴNG ............................................................................................................. 42
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CN ĐÀ NẴNG
(ACB ĐÀ NẴNG)........................................................................................... 42
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ACB Đà Nẵng .. 42
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ACB Đà Nẵng ................................................ 42
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB Đà Nẵng ..................... 44
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI
ACB ĐÀ NẴNG ............................................................................................. 44
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ACB ................................................ 45
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng ................................ 47
2.2.4. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng ....... 51
2.2.5. Thực trạng chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng
theo Basel II.............................................................................................. 60
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO NÓI CHUNG VÀ
RỦI RO TÍN DỤNG NÓI RIÊNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI
ACB ĐÀ NẴNG ............................................................................................. 64
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................. 64
2.3.2. Những hạn chế................................................................................ 66
2.3.3. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng theo
tiêu chuẩn Basel II của ACB Đà Nẵng..................................................... 69

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI ACB – ĐÀ NẴNG ........... 73
3.1. ĐỊNH HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA ACB – CN ĐÀ
NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 ................................................... 73


3.1.1. Định hƣớng và nhiệm vụ trọng tâm của ACB – CN Đà Nẵng giai
đoạn 2018 - 2020 ...................................................................................... 73
3.1.2. Định hƣớng công tác quản trị rủi ro tín dụng của ACB – CN Đà
Nẵng theo Basel II trong giai đoạn 2018 - 2020 ...................................... 76
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI ACB – CN ĐÀ NẴNG ................................. 80
3.2.1. Tăng cƣờng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi
ro tín dụng ................................................................................................ 80
3.2.2. Đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng ............................................. 84
3.2.3. Áp dụng mô hình đánh giá để lƣợng hóa rủi ro tín dụng theo quy
định của Hiệp ƣớc Basel II ....................................................................... 85
3.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin ........................................................ 87
3.2.5. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin .... 89
3.2.6. Cải tiến công tác quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với các tiêu chuẩn
của Hiệp ƣớc Basel II ............................................................................... 90
3.2.7. Đẩy mạnh công tác quản trị nhân lực và tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán
bộ .............................................................................................................. 92
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 94
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc ............................................... 94
3.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội ngân hàng ................................................. 99
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu

CAR

Hệ số an toàn vốn

DPRR

Dự phòng rủi ro

EAD

Tổng dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm KH không trả đƣợc nợ

HĐQT

Hội đồng quản trị

IRB

Hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ

LGD

Tỷ trọng tổn thất ƣớc tính


NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

PD

Xác suất không trả đƣợc nợ

QLRR

Quản lý rủi ro

QTRR

Quản trị rủi ro

RRTD

Rủi ro tín dụng

ROA

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản

ROE


Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1

2.2

2.3

Kết quả hoạt động chủ yếu của ACB Đà Nẵng giai
đoạn 2014-2017
Diễn biến tình hình rủi ro tín dụng của ACB Đà
Nẵng giai đoạn 2014-2017
Phân loại nợ theo xếp hạng tín dụng nội bộ của
ACB Đà Nẵng

Trang

44


47

55

2.4

Nội dung kiểm soát RRTD tại ACB Đà Nẵng

56

2.5

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

59

2.6

Hệ số CAR của ACB giai đoạn 2014-2017

64


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình vẽ

hình vẽ


Trang

1.1

Các tuyến kiểm soát RRTD ở ngân hàng

21

1.2

Các bƣớc của quy trình quản trị RRTD

25

1.3

Nội dung Basel II

29

2.1
2.2
2.3

2.4

Biểu đồ tổng tài sản và tổng nguồn vốn huy động
ACB Đà Nẵng giai đoạn 2014-2017
Biểu đồ cấu trúc tài sản ACB 2017

Biểu đồ tổng dƣ nợ và nợ quá hạn tại ACB Đà
Nẵng giai đoạn 2014-2017
Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại ACB
Đà Nẵng

45
46
48

50


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và đang trong tiến trình hội
nhập quốc tế. Với xu hƣớng hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ này, hoạt
động kinh doanh Ngân hàng đƣợc xem là một trong những lĩnh vực hết sức
nhạy cảm, phải mở cửa gần nhƣ hoàn toàn theo các cam kết quốc tế. Trong
bối cảnh chung đó, việc các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với những
thách thức nhƣ thế nào, tận dụng cơ hội ra sao và bằng cách nào để có thể
biến thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế của bản thân,
muốn thế thì toàn bộ các thành viên trong hệ thống NHTM Việt Nam phải chủ
động nhận thức để tham gia vào quá trình hội nhập. Một trong những điều
ƣớc quốc tế đƣợc các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm chính là hiệp
ƣớc quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng – còn đƣợc biết
thông dụng với tên gọi Hiệp ƣớc Basel. Ra đời cách đây hơn 20 năm, hiệp
ƣớc này đƣợc rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực để
đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nƣớc mình. Hiệp

ƣớc này hiện nay đã có phiên bản mới với tên gọi The New Basel Capital
Accord, cập nhật, đổi mới một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất
trƣớc đó. Riêng đối với Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ƣớc Basel này trong
công tác giám sát và quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng vẫn còn nhiều vƣớng
mắc, nên vẫn chỉ mới dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản
trong phiên bản thứ nhất để vận dụng và vẫn chƣa tiếp cận nhiều với phiên
bản hai. Điều này thực tế cũng gây khó khăn ít nhiều cho quá trình hội nhập
trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên đƣợc
NHNN lựa chọn triển khai Basel II tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Á Châu
đã chủ động phân tích và xây dƣng lộ trình tổng thể triển khai Basel II. Tuy
nhiên, với những khó khăn về việc thay đổi phƣơng thức và cơ chế quản lý
hình thành từ lâu để có thể áp dụng hiệp ƣớc trong hoạt động của mình, ACB


2
vẫn chƣa thể hoàn thiện đƣợc việc áp dụng hiệp ƣớc Basel II trong công tác
quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
Xuất phát từ thực tế về yêu cầu ứng dụng hiệp ƣớc Basel II trong hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng nhƣ từ thực tế hiệu quả còn
hạn chế của công tác quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của hiệp ƣớc
Basel II tại Ngân hàng TMCP Á Châu, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản trị
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Đà
Nẵng theo Basel II” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị
rủi ro tín dụng của NHTM theo tiêu chuẩn Basel II.
- Phân tích đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng
giai đoạn 2014-2017, trên cơ sở tham chiếu với các tiêu chuẩn của Basel II để
đánh giá những kết quả và hạn chế của quá trình quản trị RRTD tại ngân hàng

này, tạo cơ sở cho các kiến nghị.
- Đƣa ra kiến nghị nhằm gợi ý cho các nhà quản trị ACB Đà Nẵng trong
chiến lƣợc quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng theo tiêu chuẩn Basel II.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay các tổ chức, cá nhân của ngân hàng thƣơng mại.
- Về không gian nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay các tổ chức, cá nhân tại ngân hàng ACB Đà Nẵng.
- Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2014-2017
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong
việc thu thập các số liệu ở các báo cáo thƣờng niên của ACB, Ngân hàng Nhà
nƣớc Việt Nam để phân tích, đánh giá và đƣa ra các giải pháp kiến nghị nhằm


3
tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở ngân hàng ACB
Đà Nẵng.
- Xử lý số liệu:
+ Phƣơng pháp thống kê mô tả
+ Phƣơng pháp thống kê so sánh: So sánh số tƣơng đối và tuyệt đối giữa
các năm nghiên cứu để có những đánh giá mức độ tăng, giảm và tốc độ phát
triển của các nhân tố, từ đó đƣa ra các đánh giá, kết luận về tình hình hoạt
động của ACB Đà Nẵng.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng
trong giai đoạn thu thập và phân tích dữ liệu đánh giá về thực trạng ứng dụng
Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của ACB nói chung và ACB

Đà Nẵng nói riêng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Về mặt lý luận
- Tổng hợp, hệ thống lại các vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi
ro tín dụng, các quy định về quản trị rủi ro tín dụng của Basel II và sự cần
thiết phải đáp ứng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
5.2. Về mặt thực tiễn
Kết hợp việc phân tích các dữ liệu, số liệu thu thập đƣợc từ các báo cáo
của ACB với dữ liệu thu thập đƣợc thông qua khảo sát các đối tƣợng là nhà
quản lý, nhân viên ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng, tác giả chỉ ra đƣợc
những hạn chế trong việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở
ACB Đà Nẵng là nội dung Basel II phức tạp, nhân viên ngân hàng chƣa có
nhận thức đầy đủ về lợi ích của Basel II, NHNN chƣa có văn bản hƣớng dẫn
cụ thể về việc thực hiện Basel II, ACB chƣa đáp ứng các điều kiện thực hiện
theo Basel II (hệ thống cơ sở dữ liệu, nhân lực, tổ chức xếp hạng tín nhiệm
chuyên nghiệp, năng lực giám sát). Các phát hiện của nghiên cứu đƣa ra gợi ý
cho ACB trong việc hoạch định các chiến lƣợc, chính sách quản trị rủi ro tín
dụng theo tiêu chuẩn Basel II.


4
6. Tổng quan tài liệu
Quản trị rủi ro tín dụng đã có nhiều công trình, đề tài ở nƣớc ngoài và
trong nƣớc dƣới dạng bài nghiên cứu trên tạp chí, luận văn... dƣới những
hƣớng khác nhau nhƣ:
*Hướng thứ nhất là nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng ngân hàng
(Das, Abhiman & Ghosh, Saibal, "Determinants of Credit Risk in Indian
State-owned

Banks:


An

Empirical

Investigation,",

2007;

Funda.Y,

“Macroeconomic Modelling of Credit Risk for Banks, 2nd World Conference
on Business”, 2014; Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, “Các yếu tố ảnh hƣởng
đến rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, 2014).
Các nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng kết
hợp với nghiên cứu định tính, phân tích dữ liệu chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng
tới rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô (sự tăng
trƣởng GDP) có ảnh hƣởng tới RRTD (Das and Ghosh, 2007; Funda, 2014;
Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014). Ngoài ra nhân tố quy mô của ngân
hàng, tăng trƣởng tín dụng, chi phí hoạt động của ngân hàng (Das and Ghosh,
2007), nhân tố rủi ro tín dụng trong quá khứ có độ trễ một năm (Võ Thị Quý
và Bùi Ngọc Toản, 2014), nhân tố tỷ lệ lạm phát, lãi suất, chỉ số ISE-100, tỷ
giá ngoại tệ, cung tiền M2, tỷ lệ thất nghiệp (Funda, 2014) đều có ảnh hƣởng
tới RRTD của ngân hàng.
Nguyễn Quốc Anh và Nguyễn Hữu Thạch, “Các yếu tố ảnh hƣởng đến
rủi ro tín dụng - bằng chứng thực nghiệm tại NHTM Việt Nam”, 2015. Xem
xét các yếu tố tác động đến RRTD thông qua tỷ lệ nợ xấu của 26 NHTM Việt
Nam từ năm 2003-2015 kết quả đã chỉ ra tỷ lệ nợ xấu năm trƣớc cao có ảnh
hƣởng nghịch chiều tới tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại, ROE quan hệ nghịch chiều
với nợ xấu, ngân hàng có quy mô lớn có nguy cơ rủi ro tín dụng cao hơn.

Hƣớng nghiên cứu này chủ yếu là sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, sử
dụng số liệu sơ cấp thu thập từ khảo sát phân tích để chỉ ra các nhân tố ảnh
hƣởng tới RRTD của ngân hàng mà không kết hợp với số liệu thứ cấp thu
thập từ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân hàng đang áp dụng.


5
Các nhân tố ảnh hƣởng RRTD đƣợc chỉ ra ở mỗi nghiên cứu cũng có sự khác
nhau và ngoài ra trên thực tế còn có các nhân tố khác ảnh hƣởng tới RRTD.
Mặt khác nữa mỗi ngân hàng lại có đặc thù riêng, có chính sách quản trị rủi ro
tín dụng riêng.
*Hướng nghiên cứu thứ hai là mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín
dụng với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại (Li and Zou (2014),
Berger and DeYoung (1997), Sabeza, F., Shukla, J., Bajpai, G., (2015) …).
Berger and DeYoung, "Problem loans and cost efficiency in commercial
banks", 1997 nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng dƣ nợ xấu có ảnh hƣởng tới chi
phí, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khi dƣ nợ xấu tăng thì làm
cho chi phí xử lý dƣ nợ xấu tăng, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng
và ngƣợc lại khi ngân hàng dành ít chi phí cho việc kiểm tra, giám sát thu hồi
nợ thì sẽ làm dƣ nợ xấu tăng.
Nghiên cứu của Sabeza và cộng sự, “Assessing Credit Risk Management
Practices and Performance of Commercial Banks in Rwanda”, 2015 ở
Rwanda cũng cho rằng quản trị rủi ro tín dụng có ảnh hƣởng trực tiếp tới khả
năng sinh lời của ngân hàng. Có một sự khác biệt so với nghiên cứu trƣớc
trong nghiên cứu của Li and Zou, “The Impact of Credit Risk Management on
Profitability of Commercial Banks: A Study of Europe”, 2014 là quản trị rủi
ro tín dụng không có ảnh hƣởng tới lợi nhuận của ngân hàng, hệ số CAR có
ảnh hƣởng không đáng kể với ROE và ROA.
Hƣớng nghiên cứu này bằng việc sử dụng dữ liệu sơ cấp, thứ cấp đã
phân tích dữ liệu chỉ ra có mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tín dụng và khả

năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên các tiêu chí để đo lƣờng rủi ro tín
dụng, khả năng sinh lời của các ngân hàng cũng có sự khác nhau trong mỗi
nghiên cứu. Mặt khác nữa để quản trị rủi ro hạn chế đƣợc những tổn thất về
lợi nhuận cho ngân hàng thì đòi hỏi các ngân hàng phải căn cứ vào điều
kiện, đặc thù của mỗi ngân hàng để xây dựng các chính sách quản trị rủi ro
tín dụng tuân thủ theo các tiêu chuẩn Basel phù hợp.
*Hướng nghiên cứu thứ ba là quản trị rủi ro tín dụng của các ngân


6
hàng thương mại (Wang (2013); Lê Thị Huyền Diệu (2010); ...).
Wang, “Credit risk management in rural commercial banks in China”,
2013 đánh giá quản trị rủi ro tín dụng ở Trung Quốc tiếp cận từ phía khách
hàng bằng việc phân tích chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của khách hàng, tìm
nguyên nhân dẫn tới sự thất bại trong kinh doanh của khách hàng từ đó ngân
hàng đƣa ra chính sách hạn chế rủi ro tín dụng.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thị Huyền Diệu, “Luận cứ khoa học về
xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam”, 2010;
Nguyễn Đức Tú, “Quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại cổ phần
công thƣơng Việt Nam”, 2012 đã xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, từ
đó phân tích các điều kiện thực tiễn để áp dụng tại các NHTM Việt Nam.
Theo hƣớng nghiên cứu này, các nghiên cứu chỉ dừng ở việc sử dụng các
số liệu thứ cấp phân tích các chính sách quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân
hàng đang áp dụng chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đƣa ra các giải pháp
khuyến nghị cho các ngân hàng về công tác quản trị rủi ro tín dụng mà chƣa
đề cập tới việc các ngân hàng có áp dụng Hiệp ƣớc Basel trong quản trị rủi ro
tín dụng không và việc áp dụng Basel trong quản trị rủi ro tín dụng của các
ngân hàng nhƣ thế nào.
*Hướng nghiên cứu thứ tư là quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II:
Denis và cộng sự, “Bank Management Using Basel II‐ Data: Is the

Collection, Storage and Evaluation of Data Calculated with Internal
Approaches Dispensable?”, 2007 ở Đức đã chỉ ra rằng để quản lý tốt hơn rủi ro
tín dụng, đảm bảo an toàn vốn thì việc sử dụng dữ liệu theo tiêu chuẩn Basel II
sẽ hiệu quả hơn với dữ liệu của mô hình quản lý nội bộ của ngân hàng. Tuy
nhiên, việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn theo tiêu
chuẩn Basel II rất tốn kém chi phí, các ngân hàng cần phải có điều kiện nhất
định và để hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn và lợi nhuận
là tối ƣu. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các ngân hàng cần có sự tích hợp sử dụng
dữ liệu theo tiêu chuẩn Basel II và hệ thống quản lý nội bộ của ngân hàng.
Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về vấn đề này nhƣ (Nguyễn Thị Kiều


7
Minh (2015), Phan Thị Linh (2016), ...).
Nguyễn Thị Kiều Minh, “Quản lý rủi ro cho ngành ngân hàng thƣơng
mại ở Việt Nam”, 2015 trong nghiên cứu của mình đã phân tích các dữ liệu
thu thập về hoạt động tín dụng, áp dụng Basel II ở NHTM Việt Nam, nghiên
cứu chỉ ra rằng để tiếp tục phát triển thì các ngân hàng thƣơng mại cần có áp
dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro hợp lý, phải cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi
ro để đạt đƣợc tối đa hóa lợi nhuận cùng với giảm thiểu rủi ro và cần tăng
cƣờng vai trò giám sát để tăng tính hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng.
Việc triển khai Basel II đối với 10 ngân hàng đƣợc NHNN lựa chọn thí điểm
thì gặp không ít những khó khăn và thách thức nhƣ chi phí triển khai thực
hiện, thông tin dữ liệu. Việc áp dụng chuẩn mực vốn theo tiêu chuẩn vốn
Basel II sẽ tạo động lực và định hƣớng trong việc nâng cao năng lực quản lý
rủi ro và quản lý, phân bổ vốn theo tiêu chuẩn quốc tế.
Phan Thị Linh, “Quản trị rủi ro trên cơ sở ứng dụng Basel II tại các Ngân
hàng thƣơng mại Nhà nƣớc”, 2016 nghiên cứu về quản trị rủi ro trên cơ sở
ứng dụng Basel II tại các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc. Nghiên cứu chỉ ra
rằng việc thực hiện theo Basel II là bƣớc đi cần thiết và không thể không làm

nhằm bảo đảm sự ổn định cho hệ thống ngân hàng nói riêng và thị trƣờng tài
chính nói chung. Tuy nhiên các NHTM triển khai và thực hiện ứng dụng
Basel II đang gặp những khó khăn nhất định nhƣ chi phí thực hiện triển khai
và ứng dụng Basel II lớn, nợ xấu của ngân hàng đang có xu hƣớng tăng cao.
Hƣớng nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, các nghiên
cứu đều chỉ ra rằng việc thực hiện theo Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng
là cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng và ổn định cho
hệ thống ngân hàng. Việc triển khai và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo
Basel II các ngân hàng gặp không ít những khó khăn thách thức và để ứng
dụng Basel II trong quản trị rủi ro thì các ngân hàng cần phải có điều kiện cần
thiết nhất định. Các nghiên cứu nhìn chung vẫn chƣa đi sâu phân tích đánh giá
thực trạng việc ứng dụng Basel II, tiến trình thực hiện, nội dung thực hiện,
mức độ ứng dụng Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và hoặc có


8
nghiên cứu nhƣng là ở nƣớc ngoài hoặc ở một chi nhánh ngân hàng Việt Nam.
Nhƣ vậy, qua quá trình tổng quan các nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi
ro tín dụng cho thấy có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc dƣới nhiều
hƣớng nghiên cứu khác nhau, mỗi hƣớng nghiên cứu có cách tiếp cận khác
nhau, có ƣu điểm và hạn chế.
Luận văn Luận văn này của tôi nghiên cứu theo hƣớng quản trị rủi ro tín
dụng theo Basel II. Bởi theo nhƣ tổng quan cho thấy: (1) Rủi ro tín dụng là rủi
ro quan trọng nhất, đƣợc các ngân hàng quan tâm hàng đầu. (2) Các nghiên
cứu đều khẳng định quản trị rủi ro theo Basel II là cần thiết và hữu hiệu cho
các ngân hàng. (3) Việc triển khai và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo
Basel II đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Mặt khác, tổng quan nghiên cứu cũng cho thấy: (1) ACB là ngân hàng
nằm trong số 10 ngân hàng thí điểm áp dụng phƣơng pháp quản trị vốn và rủi
ro theo tiêu chuẩn Basel II, với lộ trình áp dụng từ tháng 2/2016 và hoàn

thành việc thí điểm vào năm 2018. (2) Việc triển khai và thực hiện quản trị rủi
ro tín dụng theo Basel II ở Việt Nam trong đó có ACB đang gặp nhiều khó
khăn và thách thức nhƣ chi phí triển khai Basel II, thiếu dữ liệu lịch sử, quy
định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn. (3) Chƣa có công trình nghiên cứu nào
đầy đủ về quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II ở NHTM Việt Nam và nhất là
ACB. (4) Mặc dù có những công trình nghiên cứu ở trên thế giới về quản trị
rủi ro tín dụng theo Basel II nhƣng đặc điểm NHTM Việt Nam cũng nhƣ ACB
có điểm khác với ngân hàng trên thế giới nhƣ về quy mô vốn, về đặc điểm
khách hàng, về ứng dụng công nghệ thông tin... do đó không thể áp kết quả
nghiên cứu vào Việt Nam.
Do đó, “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu – chi nhánh Đà Nẵng theo Basel II” đƣợc tác giả lựa chọn nghiên cứu.
Nội dung chính của luận văn:
Về cấu trúc, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn đƣợc chia thành ba
chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của


9
ngân hàng thƣơng mại theo tiêu chuẩn Basel II
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà Nẵng theo tiêu
chuẩn Basel II.
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện cho quản trị rủi ro tín dụng tại ACB Đà
Nẵng theo tiêu chuẩn Basel II


10
CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THEO TIÊU
CHUẨN BASEL II
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM
Có nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng, theo tác giả thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng là những tổn thất có thể xảy ra mà ngân hàng không lường trước
được, trong phạm vi không gian và thời gian nhất định.
Căn cứ theo Thông tƣ Số 41/2016/TT-NHNN “Quy định tỷ lệ an toàn
vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài” ban hành ngày
30/12/2016 của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam thì rủi ro đƣợc phân thành các
loại sau:
- Rủi ro tín dụng:
a) Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng
hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.
b) Rủi ro tín dụng đối tác là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không
có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trƣớc hoặc
khi đến hạn của các giao dịch.
-Rủi ro thị trƣờng là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá
chứng khoán và giá hàng hóa trên thị trƣờng. Rủi ro thị trƣờng bao gồm:
a) Rủi ro lãi suất là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất trên thị trƣờng
đối với giá trị của giấy tờ có giá, công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái
sinh lãi suất trên sổ kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài;
b) Rủi ro ngoại hối là rủi ro do biến động bất lợi của tỷ giá trên thị
trƣờng khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có trạng thái ngoại tệ;


11
c) Rủi ro giá cổ phiếu là rủi ro do biến động bất lợi của giá cổ phiếu trên

thị trƣờng đối với giá trị của cổ phiếu, giá trị chứng khoán phái sinh trên số
kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài;
d) Rủi ro giá hàng hóa là rủi ro do biến động bất lợi của giá hàng hóa
trên thị trƣờng đối với giá trị của sản phẩm phái sinh hàng hóa, giá trị của sản
phẩm trong giao dịch giao ngay chịu rủi ro giá hàng hóa của ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.
- Rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng là rủi ro do biến động bất lợi của lãi
suất đối với thu nhập, giá trị tài sản, giá trị nợ phải trả và giá trị cam kết ngoại
bảng của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phát sinh do:
a) Chênh lệch thời điểm ấn định mức lãi suất mới hoặc kỳ xác định lại
lãi suất;
b) Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất của các công cụ tài chính
khác nhau nhƣng có cùng thời điểm đáo hạn;
c) Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất ở các kỳ hạn khác nhau;
d) Tác động từ các sản phẩm quyền chọn lãi suất, các sản phẩm có yếu tố
quyền chọn lãi suất.
- Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy
đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con ngƣời, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc
do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài
chính đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (bao gồm cả rủi ro
pháp lý).
- Rủi ro danh tiếng là rủi ro do khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tƣ
hoặc công chúng có phản ứng tiêu cực về uy tín của ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nƣớc ngoài.
- Rủi ro chiến lƣợc là rủi ro do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc
ngoài có hoặc không có chiến lƣợc, chính sách ứng phó kịp thời trƣớc các
thay đổi môi trƣờng kinh doanh làm giảm khả năng đạt đƣợc chiến lƣợc kinh
doanh, mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.
Trong hoạt động của ngân hàng các ngân hàng phải đối mặt với nhiều



12
loại rủi ro trong đó rủi ro lớn mà các ngân hàng phải đối mặt là rủi ro tín
dụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động và việc hiểu các thành phần rủi ro cho
phép các ngân hàng có chính sách quản trị rủi ro phù hợp. Trong các loại rủi ro
các ngân hàng phải đối mặt thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro quan trọng nhất, đây
là loại rủi ro phụ thuộc cả về phía khách hàng và ngân hàng (Wang, 2013).
1.1.2. Các nhân tố dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM
Các nguyên nhân chính của rủi ro tín dụng đã đƣợc một số nghiên cứu
khẳng định nhƣ chính sách kiểm soát, quản lý yếu kém, cho vay ồ ạt, năng lực
thể chế hạn chế, chính sách tín dụng không phù hợp, lãi suất biến động, tình
trạng lỏng lẻo trong việc đánh giá tín dụng, đánh giá nợ xấu, ngân hàng nhà
nƣớc giám sát không chặt chẽ... Tổng quan cho thấy có nhiều nguyên nhân
dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng bao gồm cả nguyên
nhân thuộc về bên trong và bên ngoài ngân hàng.
*Nhân tố từ bên ngoài
Rủi ro tín dụng thƣờng đƣợc cho là hệ quả của rủi ro hệ thống có nguồn
gốc từ các góc độ vĩ mô. Rủi ro hệ thống biểu hiện cho các vấn đề tài chính
lớn nhƣ sự thay đổi chính sách tiền tệ, hệ thống pháp luật, lạm phát… nó gây
ra sự bất lực của những ngƣời tham gia thị trƣờng tài chính trong việc thực
hiện nghĩa vụ trả nợ nới rộng tín dụng. Nguyên nhân này xuất hiện đột ngột,
khó đoán, khó kiểm soát, nó thƣờng gây ra những thiệt hại lớn cho khách
hàng và ngân hàng cho vay. Cụ thể:
Do sự thay đổi chính sách của Chính phủ: Khi mà nền kinh tế biến động
nhƣ lạm phát, thất nghiệp... thì lập tức chính phủ phải đƣa ra các chính sách
kinh tế mới phù hợp với điều kiện hiện hành nhằm hạn chế ảnh hƣởng xấu tới
nền kinh tế đất nƣớc. Các chính sách của chính phủ thƣờng xuyên quan tâm
và có sự thay đổi kịp thời nhƣ là chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách đầu
tƣ phát triển. Đây là những chính sách chính phủ điều chỉnh sẽ gây ảnh hƣởng
trực tiếp cho các ngân hàng thƣơng mại. Các chính sách vĩ mô này có ảnh

hƣởng tới rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Nhân tố từ phía môi trường pháp lý: Wang, Y., “Credit risk management


13
in rural commercial banks in China”, 2013 cho rằng nguyên nhân dẫn tới sự
vỡ nợ của khách hàng vay vốn từ sự chính sách pháp luật thiếu đồng bộ, từ sự
yếu kém trong kinh doanh từ đó dẫn tới rủi ro tín dụng ngân hàng. Hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại liên quan đến nhiều lĩnh vực của
nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành
mạnh thì môi trƣờng kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại sẽ có nhiều thuận
lợi. Ngƣợc lại nếu môi trƣờng pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất
dễ bị lợi dụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản… Kinh tế xã hội
kém ổn định dẫn đến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ngƣời phải trả tiền
không trả đƣợc nó kéo theo những ngƣời khác bị vỡ nợ không trả đƣợc ngân
hàng.
Môi trường tự nhiên: Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh
hƣởng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thƣờng xảy ra bất ngờ
với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con ngƣời. Vì vậy khi có thiên tai
dịch hoạ xảy ra khách hàng cùng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn
thất lớn, phƣơng án, dự án kinh doanh không có nguồn thu… Điều đó đồng
nghĩa với các ngân hàng cho vay phải cùng chia sẽ rủi ro với khách hàng của
mình (Wang, 2013).
Môi trường kinh tế xã hội: Môi trƣờng kinh tế xã hội trong một nƣớc
biến động chịu ảnh hƣởng của những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là
nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế,
từ đó ảnh hƣởng tới các lĩnh vực kinh tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ
chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn nhất. Sự thay đổi các mối quan hệ quốc tế, các
quan hệ ngoại giao của chính phủ cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho

hoạt động kinh doanh của ngân hàng, gây rủi ro cho vay của ngân hàng
(Wang, 2013).
Tất cả những nhân tố trên nếu không đƣợc dự báo và có biện pháp phòng
ngừa kịp thời sẽ gây ảnh hƣởng tiêu cực tới môi trƣờng kinh doanh và điều
kiện kinh doanh của ngân hàng cho vay và khách hàng vay vốn. Điều này


14
đƣợc thể hiện là khi mà một ngƣời phải trả tiền do ảnh hƣởng bởi yếu tố trên
không trả đƣợc dẫn đến những ngƣời khác liên quan cũng không trả đƣợc.
Điều này lan rộng ra khắp thị trƣờng, nó dẫn tới việc ngân hàng không thu hồi
đƣợc nợ do khách hàng vỡ nợ.
*Nhân tố từ bên trong ngân hàng
Ngoài ra, rủi ro tín dụng của ngân hàng còn do nguyên nhân từ nội bộ
của ngân hàng. Một trong những nguyên nhân nội bộ của ngân hàng là thuộc
về đạo đức, trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng. Nhân viên ngân
hàng thiếu trách nhiệm, có trình độ năng lực yếu, đạo đức yếu kém dẫn tới
cho vay với những doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện vay vốn có hoạt
động yếu kém với những hồ sơ tín dụng có vấn đề (Wang, 2013). Điều này
đƣợc khẳng định trong nghiên cứu của Allen N. Berger & Robert DeYoung,
"Problem loans and cost efficiency in commercial banks", 1997 khi cho rằng
nợ xấu gia tăng là do sự yếu kém trong quy trình thẩm định tín dụng trƣớc,
trong và sau khi cho vay dẫn đến việc ngân hàng lựa chọn sai khách hàng cho
vay (khách hàng vay không đủ điều kiện vay vốn). Ngoài ra, rủi ro tín dụng
còn xảy ra do nhân viên ngân hàng năng lực chuyên môn, hay do đạo đức yếu
kém trong bảo đảm tiền vay không đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo hoặc
giá trị tài sản thế chấp có biến động theo chiều hƣớng xấu.
Nhƣ vậy, nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng cho các ngân hàng gồm có
nguyên nhân từ phía bên ngoài và bên trong ngân hàng. Việc nghiên cứu các
nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng giúp các ngân hàng

cho vay đƣa ra đƣợc những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn rủi ro xảy ra cho
hoạt động kinh doanh của mình tránh những tổn thất xảy ra đối với ngân hàng.
1.1.3. Hậu quả của rủi ro tín dụng đối với NHTM
Rủi ro tín dụng gây ra những tổn thất cho ngân hàng nhƣ làm tăng chi
phí giảm lợi nhuận ngân hàng, giảm khả năng sinh lời của ngân hàng.
Nghiên cứu của Berger and DeYoung, "Problem loans and cost efficiency in
commercial banks", 1997 cho rằng khi ngân hàng phát sinh các khoản nợ
xấu trƣớc đó thì ngân hàng phải mất nhiều các chi phí xử lý nợ có vấn đề


15
nhƣ chi phí đi lại, chi phí nhân viên, các chi phí gặp gỡ để xử lý nợ và
ngoài ra ngân hàng còn mất chi phí cơ hội nhƣ cho vay món mới, giảm uy
tín, chậm vòng quay tín dụng và từ đó làm giảm hiệu quả chi phí của ngân
hàng. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời
của Li and Zou, “The Impact of Credit Risk Management on Profitability of
Commercial Banks”, 2014 kết quả chỉ ra rằng rủi ro tín dụng có ảnh hƣởng
tới khả năng sinh lời (ROA, ROE) của ngân hàng và làm giảm khả năng
sinh lời của ngân hàng.
Rủi ro trong hoạt động cho vay còn gây ra tổn thất gián tiếp cho các
ngân hàng khác. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị
trƣờng. Nó liên quan đến mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, là khâu cốt
yếu cung cấp vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, ngân hàng có ảnh hƣởng lớn đến
chính sách tiền tệ, đến công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nƣớc. Nếu có sự thất
thoát lớn trong hoạt động tín dụng dù chỉ ở một ngân hàng cho vay trực
thuộc, không khắc phục kịp thời thì có thể gây nên “phản ứng dây truyền”
đe doạ đến an toàn và ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây hậu quả
rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế.
Rủi ro tín dụng gây ra hậu quả lớn cho ngân hàng, cho hệ thống ngân
hàng và cho nền kinh tế. Các kiến thức và việc sử dụng các phƣơng pháp

thích hợp để giám sát, đo lƣờng, quản lý, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín
dụng là rất cần thiết đối với mỗi ngân hàng thƣơng mại và đối với ngành
ngân hàng nói chung.
1.1.4. Tiêu chí cơ bản đo lƣờng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Đo lƣờng rủi ro tín dụng của ngân hàng gồm có nhóm chỉ tiêu trực tiếp
và nhóm chỉ tiêu gián tiếp:
- Nhóm các chỉ tiêu trực tiếp
+ Chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn đƣợc phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:
Tổng Dƣ Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn

x 100

=
Tổng Dƣ Nợ cho vay


16

Chỉ tiêu nợ quá hạn cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín
dụng. Chỉ tiêu này phản ánh số số dƣ Nợ gốc và lãi quá hạn mà chƣa thu hồi
đƣợc. Theo TT41/2016/TT-NHNN ban hành 30/12/2016 thì “Khoản nợ quá
hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”.
Thông thƣờng tỷ lệ này ở mức <2% đƣợc xem là rất tốt, tỷ lệ từ 2%-5% đƣợc
cho là tốt, từ 5-10% là chấp nhận đƣợc và trên 10% là có vấn đề.

Tỷ lệ KH có nợ
quá hạn


Số khách hàng có dƣ
Nợ quá hạn

=

x 100

Tổng số khách hàng

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu khách
hàng có dƣ nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ chính sách tín dụng
của ngân hàng là không hiệu quả. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro tín
dụng của ngân hàng càng lớn.
+ Chỉ tiêu nợ xấu
TT41/2016/TT-NHNN ban hành 30/12/2016 thì “Nợ xấu (NPL) là nợ
thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn,
vốn của ngân hàng không còn ở mức rủi ro thông thƣờng mà ở mức nguy cơ
mất vốn. Nợ xấu đƣợc phản ánh qua chỉ tiêu:
Tổng Dƣ Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu

=
Tổng Dƣ Nợ cho vay

x 100

Đây là chỉ tiêu trực quan và chủ yếu phản ánh lƣợng danh mục tín dụng
của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lƣợng tín dụng càng thấp,
tức rủi ro tín dụng càng cao. Theo ngân hàng thế giới tỷ lệ này ở mức dƣới
5% là có thể chấp nhận đƣợc, từ 1-3% là tốt.

+ Chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp RRTD
TT41/2016/TT-NHNN ban hành 30/12/2016 thì “Dự phòng rủi ro là số
tiền đƣợc trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những


×