Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế mở chu lai, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI THỊ XUÂN QUỲNH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TẠI KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI THỊ XUÂN QUỲNH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI TẠI KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60 34 04 10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA

Đà Nẵng – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Xuân Quỳnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 5
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................. 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI KHU KINH TẾ ................................... 10
1.1. ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI .......................................................... 10
1.1.1 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.......................................................... 10
1.1.2 Khái niệm Quản lý nhà nƣớc về FDI ........................................... 12
1.1.3 Vai trò của QLNN về đầu tƣ trực tiếp ngoài ................................ 13
1.1.4 Mục tiêu QLNN về FDI ............................................................... 16
1.2. NỘI DUNG QLNN VỀ FDI TẠI KHU KINH TẾ Ở CẤP ĐỘ ĐỊA
PHƢƠNG ........................................................................................................ 17
1.2.1 Xây dựng và ban hành các văn bản để triển khai thực hiện các quy
định pháp luật của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý FDI............................. 17
1.2.2


Tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà

nƣớc trong hoạt động quản lý FDI tại Khu kinh tế ........................................ 19
1.2.4 Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện trong hoạt động FDI..
...................................................................................................... 28
1.3 NHỮNG NHÂN TỐ CỦA KKT ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
QLNN VỀ FDI ................................................................................................ 29
1.3.1 Tính nhất quán của môi trƣờng thể chế tại các KKT ................... 29


1.3.2 Vai trò của KKT trong chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng ..... 30
1.3.3 Đặc điểm, yêu cầu của cơ sở hạ tầng đối với FDI ....................... 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 32
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ MỞ CHU
LAI .................................................................................................................. 33
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC QLNN VỀ FDI .......................................................................... 33
2.1.1 Giới thiệu về Khu KTM................................................................ 33
2.1.2 Đặc điểm của BQL Khu KTM Chu Lai ảnh hƣởng đến công tác
QLNN về FDI tại Khu KTM........................................................................... 35
2.1.3. Tình hình thu hút đầu tƣ của KKT thời gian qua .......................... 44
2.2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ FDI TẠI KHU KTM................................... 48
2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản để triển khai thực hiện các quy
định pháp luật của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý FDI............................. 48
2.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà nƣớc
trong hoạt động quản lý FDI ........................................................................... 59
2.2.3 Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt
động của DN FDI ............................................................................................ 71

2.2.4. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện .................. 76
2.3. ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN ............... 79
2.3.1. Thành công .................................................................................... 79
2.3.2. Hạn chế.......................................................................................... 81
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 86
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN VỀ FDI
TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI ..................................... 88
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO GIẢI PHÁP ....................................................... 88


3.1.1. Một số dự báo về xu hƣớng vận động của dòng vốn FDI vào Việt
Nam

...................................................................................................... 88
3.1.2. Định hƣớng thu hút FDI vào Khu KTM ....................................... 90
3.1.3. Phƣơng hƣớng QLNN về đầu tƣ FDI tại Khu KTM .................... 91

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN VỀ FDI TRONG THỜI
GIAN ĐẾN ...................................................................................................... 92
3.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản để triển khai thực hiện các quy
định pháp luật của nhà nƣớc trong hoạt động quản lý FDI............................. 92
3.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật của nhà nƣớc
trong hoạt động quản lý FDI ........................................................................... 95
3.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm .................. 97
3.2.4. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện .................. 98
3.2.5. Giải pháp khác .............................................................................. 99
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Doanh nghiệp

: DN

Dự án

: DA

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

: FDI

Kinh tế - Xã hội

: KTXH

Khu công nghiệp

: KCN

Khu Kinh tế mở Chu Lai

: Khu KTM

Quản lý nhà nƣớc


: QLNN

Thủ tục hành chính

: TTHC

Ủy ban nhân dân

: UBND

Xúc tiến đầu tƣ

: XTĐT

Nhà đầu tƣ

: NĐT


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1.


Nhân sự tại Ban Quản lý Khu KTM hiện nay

41

2.2.

Tình hình cho thuê đất tại các KCN

43

2.3.

Tổng số DAtrên địa bàn Khu KTM

44

2.4.

Cơ cấu DAđầu tƣ theo lĩnh vực hoạt động

45

2.5.

2.6.

Kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia về công tác
tổ chức xây dựng và ban hành các văn bản triển khai
thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quản

lý FDI
Cơ cấu DAđầu tƣ theo tiến độ triển khai thực hiện

55

63

Tình hình cấp phép thủ tục về lao động và việc làm
2.7.

cho DN FDI trên địa bàn Khu KTM giai đoạn 2010 -

66

2015
Tình hình cấp phép thủ tục về lao động và việc làm
2.8.

cho DN FDI trên địa bàn Khu KTM giai đoạn 2016 -

66

2017
Kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia về công tác
2.9.

triển khai thực hiện các quy định về quản lý đầu tƣ

68


FDI
2.10.

Kết quả rà soát TTHC năm 2017

70

2.11.

Tổng hợp DAFDI thu hồi qua các năm

72

2.12.

2.13.

Kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia về công tác
kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý sai phạm về triển
khai các quy định của pháp luật về FDI
Kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia về công tác
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện liên
quan đến hoạt động đầu tƣ của DN FDI

76

76


DANH MỤC HÌNH VẼ

Số hiệu
hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

2.1.

Bản đồ quy hoạch tổng thể Khu KTM

31

2.2.

Mô hình tổ chức quản lý Ban quản lý KKT Chu La

38

2.3

Quy trình giải quyết TTHC tại BQL Khu KTM

61

2.4

Quy trình 1 cửa giải quyết TTHC

62



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu KTM là KKT ven biển đầu tiên của Việt Nam đƣợc Thủ tƣớng Chính
phủ thành lập vào ngày 05/6/2003 và đƣợc Chính phủ lựa chọn là một trong 8
nhóm KKT trọng điểm quốc gia. Việc thành lập Khu KTM Chu Lai nhằm áp
dụng các thể chế, cơ chế và chính sách mới trong ƣu đãi đầu tƣ để đạt đƣợc
các mục tiêu nhƣ: Tạo môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh bình đẳng, phù hợp với
thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và
ngoài nƣớc; Khắc phục những vƣớng mắc trong chính sách và cơ chế quản lý
kinh tế hiện hành trên cơ sở áp dụng thí điểm các mô hình, với động lực mới
cho phát triển kinh tế, trong khi chƣa có điều kiện thực hiện trên phạm vi cả
nƣớc; Phát triển sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng và khả năng
cạnh tranh cao, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng ra thị trƣờng thế giới; Tạo
việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; Khai
thác lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế và chính trị trong giao
thƣơng, dịch vụ quốc tế và trong nƣớc để thúc đẩy phát triển KT-XH tỉnh
Quảng Nam, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho toàn khu
vực miền Trung, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực này với các
vùng khác trong cả nƣớc.
Qua 15 năm hình thành và phát triển, Khu KTM đã đạt đƣợc nhiều
thành tựu nổi bật, đã thay đổi vùng cát trắng hoan sơ trở thành trung tâm phát
triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ của tỉnh nhà. Tính đến ngày 31/12/2017,
tổng số DA trên địa bàn Khu KTM là 142 DA với tổng vốn đầu tƣ hơn 86
nghìn tỷ đồng, tƣơng đƣơng 4,2 tỷ USD, đóng góp ngân sách đạt 13.052 tỷ
đồng vào năm 2017, chiếm khoảng 70% toàn tỉnh (18.730 tỷ đồng). Tuy
nhiên, bên cạnh những thành công đạt đƣợc, so với mục tiêu ban đầu đặt ra

theo chủ trƣơng của Bộ Chính trị là thí điểm áp dụng các cơ chế chính sách


2

ƣu đãi đặc biệt, có môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, thông thoáng, phù hợp với
thông lệ quốc tế (có thể ƣu đãi vƣợt ngoài khung các quy định pháp luật hiện
hành) nhƣng quá trình triển khai không thực hiện đƣợc những ý tƣởng đó.
Riêng đối với việc thu hút DN FDI đầu tƣ vào địa bàn Khu KTM còn chƣa
hiệu quả. Hiện nay, trên địa bàn Khu KTM chỉ có 35 DA FDI với tổng vốn
đăng ký hơn 1 tỷ USD, trong đó 24 DA FDI đi vào hoạt động, vốn thực hiện
khoảng 227 triệu USD, thấp hơn khá nhiều so với các KKT, KCN trên cả
nƣớc. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình thế giới biến động, vị trí địa lý
gắn với hệ thống cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc đầu tƣ đồng bộ, không có thị
trƣờng tiêu thụ hàng hóa, chủ yếu DN FDI đầu tƣ trong Khu KTM cung cấp
sản phẩm cho các tỉnh, thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
xuất khẩu sang các nƣớc trong khu vực, trên thế giới và đặc biệt, công tác
QLNN về đầu tƣ FDI chƣa thực sự hiệu quả, điều đó thể hiện ở việc chƣa lập
quy hoạch, chiến lƣợc về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, chƣa tạo môi
trƣờng đầu tƣ tốt, chính sách ƣu đãi đầu tƣ chƣa thực sự hấp dẫn, mang tầm
quốc tế, có sức hút đối với các DN FDI có tiềm lực kinh tế, công ty đa quốc
gia, TTHC còn rƣờm rà, vƣớng mắc, bất cập. Bên cạnh đó, công tác hậu kiểm
tra sau cấp phép còn chƣa đƣợc chú trọng, chƣa có chế tài xử lý đối với các
DN FDI không báo cáo cập nhật thƣờng xuyên về tình hình hoạt động của dự
án theo quy định.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn QLNN về FDI tại
Khu KTM để từ đó xây dựng các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện
môi trƣờng đầu tƣ, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đẩy mạnh phát
triển kinh tế – xã hội tỉnh Quảng Nam là cấp thiết, vậy tôi chọn đề tài “Quản
lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Khu kinh tế mở Chu Lai,

tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu khát quát
Xây dựng khung lý thuyết QLNN về FDI, trên cơ sở đó vận dụng để
đánh giá thực trạng tại Khu KTM và đề ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn
thiện và nâng cao công tác QLNN về FDI tại Khu KTM.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về FDI.
- Đánh giá thực trạng công tác QLNN về FDI tại Khu KTM.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về FDI tại Khu KTM.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN về FDI.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn Khu

KTM.
- Về thời gian: Thu thập giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu về tổng kết tình hình hoạt động của
Khu KTM theo văn bản của các cấp thẩm quyền hay của cơ quan QLNN;
đƣợc công bố thông qua các báo cáo của BQL Khu KTM Chu Lai, Cục Thuế,
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng,… về hoạt động FDI, tình hình xây dựng và
phát triển các KCN tại Khu KTM, định kỳ quý, năm báo cáo Bộ Kế hoạch và

Đầu tƣ, UBND tỉnh; báo cáo của Trung tâm Hành chính công và XTĐT tỉnh
Quảng Nam về công tác giải quyết TTHC.
- Dữ liệu sơ cấp: Do e ngại trong việc trả lời các câu hỏi về QLNN về
FDI trên địa bàn Khu KTM của các DN FDI, chính vì vậy, tác giả đã thu thập


4

số liệu sơ cấp thông qua lấy ý kiến chuyên gia thông qua thảo luận bàn tròn và
điều tra khảo sát phiếu độc lập. Đối tƣợng phỏng vấn là 12 cán bộ QLNN tại
Khu KTM và chuyên gia làm việc tại các DN FDI tiêu biểu. Kết quả phỏng
vấn cung cấp thông tin đánh giá sâu và đa chiều về hoạt động QLNN FDI trên
địa bàn Khu KTM giúp tác giả làm rõ thực trạng về công tác QLNN về FDI,
từ đó tìm ra các hạn chế, tồn tại để đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hóa: là phƣơng pháp thu thập thông tin
thông qua sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tƣ
tƣởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài về việc QLNN về FDI, hình thành
giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của công tác này từ đó chọn
lọc, sắp xếp hệ thống hoá các cơ sở lý luận để làm nền tảng thực hiện nghiên
cứu cho Chƣơng I của luận văn.
- Phƣơng pháp so sánh: So sánh theo thời gian, không gian. Thực hiện so
sánh tuyệt đối về quy mô, số lƣợng DAcấp phép thời gian qua..., so sánh
tƣơng đối nhƣ về tốc độ tăng, giảm số lƣợng dự án, tốc độ tăng quy mô dự án;
số liệu tƣơng đối của số DAđƣợc duyệt theo thực tế so với kế hoạch đề ra,
năm sau so với năm trƣớc, chiếm tỷ trọng so với tổng số dự án, quy mô
DAFDI trên địa bàn tỉnh Quảng Nam…
- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Thông qua việc phỏng vấn, khảo sát các
chuyên gia (07 chuyên gia là chủ đầu tƣ, giám đốc điều hành công ty tiêu biểu
đang hoạt động trong KKT, 05 chuyên gia là cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên

viên làm việc tại BQL Khu KTM Chu Lai (01 Lãnh đạo Ban Quản lý, 02
Lãnh đạo cấp Phòng Quản lý đầu tƣ, phòng Quản lý DN, 02 chuyên viên làm
việc tại Phòng Quản lý đầu tƣ, phòng Quản lý DN)), tác giả tổng hợp các giá
trị từ việc đánh giá thông qua các tiêu chí ảnh hƣởng đến công tác QLNN về
FDI làm cơ sở đánh giá thực trạng và tiền đề cho các giải pháp.


5

Bảng khảo sát (phụ lục 1) gồm 13 câu hỏi khảo sát, nội dung khảo sát
bao gồm các tiêu chí đánh giá công QLNN về FDI. Sử dụng thang đo Likert 5
bậc đƣợc sử dụng để đo lƣờng mức độ hài lòng của các chuyên gia, cụ thể
nhƣ sau:
“1” = “ Hoàn toàn không đồng ý”, “2” = “ Không đồng ý”
“3” = “ Trung lập”,

“4” = “ Đồng ý”, “5” = “ Hoàn toàn đồng ý”

5. Bố cục đề tài
Đề tài luận văn gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về QLNN đầu tƣ FDI.
Chƣơng 2. Thực trạng QLNN về FDI trên địa bàn Khu KTM
Chƣơng 3. Giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về FDI trên địa bàn Khu
KTM.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, trong quá trình nghiên cứu, tác giải đã đọc,
tham khảo nhiều công trình nghiên cứu tài liệu, sách báo của các tác giả trong
và ngoài nƣớc, trong đó tiêu biểu là:
- Imad A. Moosa (2002), Foreign Direct Investment Theory, Evidence
and Practice, Palgrave Macmillan. Trong cuốn sách này, tác giả đã định

nghĩa về FDI, phân tích ngắn gọn các lý thuyết FDI và xem xét yếu tố ảnh
hƣởng đến việc thực hiện nó. Tác giả phân tích tác động của FDI đến phát
triển kinh tế của nƣớc sở tại và sự tăng trƣởng của các công ty FDI. Tác giả
cũng trao đổi các phƣơng pháp thẩm định DA FDI. Ngoài ra, tác giả cung cấp
thêm các trao đổi, thảo luận về các chủ đề nhƣ rủi ro quốc gia, ngân sách vốn,
chuyển giá cũng nhƣ kiểm soát và đánh giá hiệu suất trong các công ty FDI.
- Vũ Chí Lộc (2012), Giáo trình Đầu tư quốc tế, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội. Giáo trình cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu
tƣ quốc tế; phân tích các lý thuyết đầu tƣ quốc tế, các yếu tố ảnh hƣởng đến đầu


6

tƣ quốc tế (môi trƣờng đầu tƣ ở nƣớc đi đầu tƣ, nƣớc nhận đầu tƣ và môi
trƣờng đầu tƣ quốc tế), các chính sách, biện pháp thu hút và thúc đẩy đầu tƣ
quốc tế. Cung cấp các kiến thức chuyên sâu về những cơ hội và thách thức đối
với đầu tƣ quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập sâu, rộng hiện nay; có
liên hệ với điều kiện cụ thể của Việt Nam, làm cơ sở cho phân tích, hoạch định
và thực thi các chính sách đối với đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam.
- Phan Huy Đƣờng (2015), Giáo trình QLNN về kinh tế, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở đúc kết lý luận và thực tiễn QLNN về kinh tế
trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại và trong quá trình đổi mới nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Giáo trình đã khái quát hóa
các khái niệm, phạm trù, các yếu tố, bộ phận cấu thành, các chức năng,
nguyên tắc, phƣơng pháp, tổ chức bộ máy thông tin và quyết định quản lý,
cán bộ, công chức QLNN về kinh tế.
- Phan Trung Chính (2007), Đổi mới và hoàn thiện cơ chế QLNN đối với
DN FDI ở Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tạp
chí QLNN, số 141. Bài nghiên cứu đã nêu rõ những hạn chế, bất cập trong cơ
chế, chính sách QLNN đối với DN FDI tại Việt Nam, từ đó đánh giá áp dụng

tại Hà Nội. Tác giả đã phân tích và đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác QLNN về FDI thông qua việc hoàn thiện văn bản pháp luật về đầu
tƣ, tạo cơ chế, chính sách ƣu đãi vƣợt trội hơn để thu hút các FDI tiềm năng.
- Nguyễn Thị Vui, (2013), QLNN với các DN có vốn FDI tại tỉnh Bắc
Ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn nghiên cứu các nội dung cơ bản về
hoạt động QLNN về FDI cũng nhƣ vai trò, đặc điểm và các tiêu chí đánh giá
hiệu quả QLNN về FDI tại Bắc Ninh.
- Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2013), Một số vấn đề về
QLNN trong FDI tại tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Bài
viết cơ bản đánh giá tầm quan trọng của việc thu hút FDI đối với nền kinh tế,


7

nêu rõ các vấn đề trong công tác QLNN về FDI tại tỉnh Thái Nguyên, trong đó
phân tích rõ công tác triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách ƣu đãi đầu tƣ
tại tỉnh Thái Nguyên, đánh giá mức độ hài lòng của DN FDI về công tác
QLNN về đầu tƣ tại tỉnh Thái Nguyên.
- Nguyễn Thị Tuệ Anh (2014), Nghiên cứu điều chỉnh chính sách FDI ở
Việt Nam đến năm 2020, Đề tài cấp Nhà nƣớc, Viện Nghiên cứu Kinh tế
Trung ƣơng. Tác giả đề xuất các định hƣớng và giải pháp điều chỉnh chính
sách FDI. Định hƣớng chính sách thu hút theo hƣớng chọn lọc các DA có chất
lƣợng, sử dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trƣờng, tăng cƣờng các
DAthúc đẩy đƣợc DN trong nƣớc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thu hút
đầu tƣ nƣớc ngoài phải phù hợp với lợi thế của từng vùng. Khung điều chỉnh
chính sách FDI cần gắn với thúc đẩy các DN trong nƣớc.
- Nguyễn Trung Trực (2017), Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn
FDI - FDI tại Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Công thƣơng. Bài nghiên
cứu đã nêu rõ đƣợc tầm quan trọng của DA có vốn FDI đối với sự phát triển
KT-XH của mỗi địa phƣơng, trong đó đánh giá cao tác động đối với xuất

khẩu hàng hóa và chuyển giao công nghệ. Tác giả cũng đã rút ra những hạn
chế, bất cập ảnh hƣởng đến thu hút vốn liên quan đến cơ sở hạ tầng, chính
sách thuế, nguồn nhân lực, các qui định về thành lập, hoạt động, quản lý,
chuyển đổi DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và từ đó đề ra một số giải pháp
chính trên cơ sở đánh giá hạn chế, bất cập.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã phản ánh đƣợc phần nào
các góc độ khác nhau trong QLNN về FDI, nghiên cứu đến nhiều góc độ, khía
cạnh khác nhau của DA có vốn FDI cũng nhƣ đề cập đến vấn đề thu hút FDI
vào Việt Nam hay một số địa phƣơng, một số vùng ở Việt Nam... Đây là
những công trình nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa đối với các cơ quan chức
năng trong việc hoạch định chính sách để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm


8

tăng cƣờng thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và các địa phƣơng nói riêng
mà còn có ý nghĩa khoa học lớn đối với nghiên cứu của luận văn.
Về cơ sở lý luận: Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển của FDI; nêu lên
những luận điểm về vai trò, xu hƣớng vận động của FDI; tác động của FDI
đối với sự phát triển KT-XH của các nƣớc đang phát triển (Việt Nam); đƣa ra
một số lý thuyết, học thuyết kinh tế về FDI. Về cơ sở thực tiễn, đa số các
công trình đều đƣa ra kinh nghiệm thành công của các quốc gia, tổ chức, khu
vực trên thế giới hay một số địa phƣơng trong nƣớc về thu hút FDI để rút ra
những bài học riêng, gợi ý cho việc hoạch định cơ chế, chính sách thu hút
FDI. Mặc dù các công trình đều nghiên cứu các vấn đề liên quan đến góc độ
này hay góc độ khác của luận án song chƣa có công trình nào nghiên cứu một
cách trực tiếp, toàn diện và có hệ thống về QLNN về FDI tại các KKT, KCN,
khu công nghệ cao, khu chế xuất. Vì thế, cần phải phân tích làm rõ thực trạng
công tác QLNN về FDI giai đoạn hiện nay điển hình tại Khu KTM nhằm đề
xuất một số giải pháp khả thi là rất cần thiết.

Các công trình trên đều đề cập đến FDI ở nhiều khía cạnh, góc độ khác
nhau. Nhiều công trình nghiên cứu về tác động của FDI, song hầu hết đều tập
trung vào phân tích, đánh giá tác động của FDI ở phạm vi cấp quốc gia. Hiếm
thấy công trình khoa học nào đi sâu vào nghiên cứu tác động của FDI đến một
vùng kinh tế cụ thể, đặc biệt các KKT, KCN. Luận văn cho rằng, có một số
vấn đề sau đây cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu, làm rõ:
- Cần hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN về FDI.
- Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng tại Khu KTM, tiến hành khảo sát lấy

ý kiến chuyên gia về công tác QLNN về đầu tƣ. Từ đó so sánh, đánh giá công
tác QLNN về FDI tại KKT.
- Từ các công trình khoa học đã nghiên cứu, các tài liệu tham khảo, tìm

hiểu kinh nghiệm QLNN về FDI ở các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nƣớc,


9

các nƣớc trong khu vực nhằm rút ra bài học có giá trị tham khảo cho giải pháp
hoàn thiện công tác này.
- Đề xuất những giải pháp mới, có tính khả thi, dự báo nhằm hoàn thiện

công tác QLNN về FDI tại Khu KTM.


10

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI KHU KINH TẾ
1.1 ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
1.1.1 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
a) Khái niệm
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau đề cập đến khái niệm FDI,
song tất cả đều khai thác một hoặc một vài khía cạnh của vấn đề nhằm khái
quát hóa bản chất, nội dung, hình thức của hoạt động này, có thể kể đến một
vài quan điểm nhƣ:
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), “FDI là một khoản đầu tư với những
quan hệ lâu dài, theo đó, một tổ chức trong một nền kinh tế (NĐT trực tiếp)
thu được lợi ích lâu dài từ một DN đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của
NĐT trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý DN đặt tại nền
kinh tế khác đó.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “FDI là một loại
đầu tư phản ánh mục tiêu của việc thiết lập mối quan tâm lâu dài của một DN
thường trú tại một nền kinh tế (đầu tư trực tiếp) trong một DN (DN đầu tư
trực tiếp) là cư dân trong một nền kinh tế khác hơn so với đầu tư trực tiếp. Sự
quan tâm lâu dài ngụ ý sự tồn tại của một mối quan hệ lâu dài giữa các NĐT
trực tiếp và các DN đầu tư trực tiếp và một mức độ đáng kể ảnh hưởng đến
việc quản lý của DN. Quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của 10% quyền
biểu quyết của một cư dân DN trong một nền kinh tế bởi một cư dân NĐT
trong nền kinh tế khác là bằng chứng của một mối quan hệ như vậy”.
Theo Diễn đàn Thƣơng mại và Phát triển Liên Hiệp quốc, “FDI là một
sự đầu tư thực hiện để có được lợi ích lâu dài trong DN hoạt động bên ngoài


11

của nền kinh tế của NĐT ... mục đích của chủ đầu tư là để đạt được một tiếng

nói hiệu quả trong việc quản lý của DN”.
Tại Việt Nam, Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1996 định nghĩa “FDI là
việc NĐT nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào
để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”. Sau đó, Luật
đầu tƣ năm 2005 mà quốc hội khoá XI Việt Nam đã thông qua có các khái
niệm về “đầu tƣ”, “đầu tƣ trực tiếp”, “đầu tƣ nƣớc ngoài”, “đầu tƣ ra nƣớc
ngoài nhƣng không có khái niệm “FDI”. Tuy nhiên, có thể “gộp” các khái
niệm trên lại và có thể hiểu FDI là hình thức đầu tƣ do nhà đầu nƣớc ngoài bỏ
vốn đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ ở Việt Nam hoặc NĐT Việt
Nam bỏ vốn đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ ở nƣớc ngoài theo
quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Trên cơ sở các định nghĩa khác nhau về FDI, luận văn rút ra khái niệm
chung nhất về FDI là hoạt động đầu tƣ trực tiếp nhằm mục tiêu lợi nhuận của
chủ thể đầu tƣ nƣớc ngoài tại một quốc gia nhất định, bao hàm cả việc đầu tƣ
vốn và trực tiếp quản lý kinh doanh số vốn đó.
b) Phân loại
- FDI theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn từ NĐT nƣớc

ngoài.
- Đầu tƣ trực tiếp theo hình thức thành lập DN liên doanh giữa NĐT

trong nƣớc hoặc Chính phủ trong nƣớc và NĐT nƣớc ngoài.
- Đầu tƣ theo hình thức hợp đồng PPP: NĐT nƣớc ngoài khi tiến hành

hoạt động đầu tƣ theo hình thức này có thể ký kết các loại hợp đồng nhƣ hợp
đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng xây dựng - kinh doanh- chuyển
giao (BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao- kinh doanh (BTO) hoặc hợp
đồng xây dựng- chuyển giao (BT).
+ BCC là hình thức đầu tƣ đƣợc ký kết giữa các NĐT nhằm hợp tác kinh



12

doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp
nhân mới. Hình thức đầu tƣ này giúp các NĐT tiến hành hoạt động đầu tƣ
đƣợc nhanh chóng mà không không mất thời gian, tiền bạc để thành lập và
quản lý một pháp nhân mới.
+ BOT, BTO là hình thức đầu tƣ đƣợc ký kết giữa NĐT với cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, trong BOT NĐT
nƣớc ngoài đƣợc kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng đó trong một thời gian
nhất định sau đó chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nƣớc
Việt Nam; BTO thì NĐT chuyển giao công trình xây dựng cho Nhà nƣớc khi
xây dựng xong, Chính phủ sẽ dành cho NĐT quyền kinh doanh công trình đó
trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tƣ và lợi nhuận.
+ BT là hình thức đầu tƣ đƣợc ký giữa cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
và NĐT để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong NĐT
chuyển giao công trình đó cho Nhà nƣớc Việt Nam; Chính phủ dành cho
NĐT thực hiện DA khác để thu hồi vốn đầu tƣ và lợi nhuận hoặc thanh toán
cho NĐT theo thoả thuận trong hợp đồng.
- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ, đầu

tƣ thực hiện việc sáp nhập và mua lại DN và các hình thức đầu tƣ trực tiếp
khác theo qui định của pháp luật.
1.1.2 Khái niệm Quản lý nhà nƣớc về FDI
Theo GS, TS. Phan Huy Đƣờng (2015), trong QLNN về kinh tế: “Quản
lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. Vì thế nói
đến quản lý là phải nói đến cơ chế vận hành, tức là cơ chế quản lý như chế
độ, chính sách, biện pháp tổ chức, tâm lý xã hội...

QLNN là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể định hướng điều


13

hành, chi phối, v.v... để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai
đoạn lịch sử nhất định”.
Nhƣ vậy, từ khái niệm về QLNN nói trên, chúng ta có thể hiểu QLNN về
FDI là tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nƣớc bằng nhiều
biện pháp tới các DN có vốn FDI và hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài
nhằm thực hiện những chức năng của nhà nƣớc trên cơ sở pháp luật. Công tác
QLNN đã tạo ra một trật tự nhất định và sự ổn định cho các đối tƣợng mà nó
quản lý, trong đó có các DN có vốn FDI, đƣa các đối tƣợng đó vào một quy
luật vận động chung dƣới sự kiểm soát của pháp luật và các cơ quan có thẩm
quyền để đảm bảo cho các hoạt động này diễn ra theo đúng quy định của pháp
luật về đầu tƣ, hoạt động của DN và phù hợp với định hƣớng chung trong
phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam.
1.1.3 Vai trò của QLNN về đầu tƣ trực tiếp ngoài
a) Ổn định chính trị tạo thuận lợi cho sự vận động của nguồn vốn FDI
Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và
sử dụng có hiệu quả vốn đầu tƣ, đặc biệt là FDI. Tình hình chính trị không ổn
định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật pháp) thì
mục tiêu và phƣơng thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi. Hậu quả là lợi ích
của các NĐT FDI bị giảm (họ phải gánh chịu một phần hay toàn bộ các thiệt
hại đó) nên lòng tin của các NĐT bị giảm sút. Mặc khác, khi tình hình chính
trị - xã hội không ổn định, Nhà nƣớc không đủ khả năng kiểm soát hoạt động
của các NĐT FDI, hậu quả là các NĐT hoạt động theo mục đích riêng, không
theo định hƣớng chiến lƣợc phát triển KT-XH của nƣớc nhận đầu tƣ. Do đó
hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp.
FDI là hoạt động đầu tƣ tƣ nhân, nhƣng hoạt động đầu tƣ dù trong nƣớc

hay nƣớc ngoài đều đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ dƣới nhiều hình thức khác nhau.
Hoạt động này hơn nữa còn tạo đựoc sự đảm bảo, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận


14

lợi của các tổ chức kinh tế và tổ chức quốc tế. Nhà nƣớc có vai trò quyết định
trong việc lựa chọn, thực thi chính sách kinh tế và chƣơng trình đối ngoại theo
hƣớng mở rộng các quan hệ song phƣơng và đa phƣơng với các nƣớc và các
tổ chức quốc tế cũng nhƣ đảm bảo uy tín của các quốc gia trong cộng đồng
quốc tế. Quan hệ đối ngoại của nhà nƣớc nhƣ chiếc chìa khoá mở cửa cho
NĐT nƣớc ngoài tìm kiếm cơ hội để đầu tƣ cũng nhƣ để đảm bảo an toàn và
hỗ trợ cho hoạt động đầu tƣ của họ.
Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết của mọi ý định
và hành vi đầu tƣ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử
dụng vốn nƣớc ngoài. Để thu hút đƣợc FDI, nền kinh tế địa phƣơng phải là
nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tƣ, và là nơi có khả năng sinh lợi cao
hơn các nơi khác. Sự an toàn đòi hỏi môi trƣờng vĩ mô ổn định, hơn nữa phải
giữ đƣợc môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt
FDI. Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô đƣợc đánh giá thông qua tiêu chí: chống
lạm phát và ổn định tiền tệ. Tiêu chí này đƣợc thực hiện thông qua các công
cụ của chính sách tài chính tiền tệ nhƣ lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, các công cụ thị trƣờng mở đồng thời phải kiểm soát đƣợc mức thâm hụt
ngân sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng.
b) Tạo lập môi trường pháp lý cho việc thu hút đầu tư FDI vào nền
kinh tế
Môi trƣờng pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI.
Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một
trong những yếu tố tạo nên môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, định hƣớng và
hỗ trợ cho các NĐT FDI. Vấn đề mà các NĐT FDI quan tâm là:

- Môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tƣ nhân đƣợc
pháp luật bảo đảm.
- Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hƣởng lợi


15

nhuận đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nƣớc ngoài.
- Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất...Bởi yếu tố này tác động trực
tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận. Nếu các quy định pháp lý
bảo đảm an toàn về vốn của NĐT không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu
tƣ không phƣơng hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao, việc
di chuyển lợi nhuận về nƣớc thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng cao.
Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện đƣợc nội dung cơ bản của
nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo
thông lệ quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo
niềm tin cho các NĐT FDI. Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố
quyết định pháp luật có hiệu lực là bộ máy QLNN. Nhà nƣớc phải mạnh với
bộ máy quản lý gọn nhẹ, cán bộ quản lý có năng lực, năng động,có phẩm chất
đạo đức. Việc quản lý các DA FDI phải chặt chẽ theo hƣớng tạo thuận lợi cho
các NĐT song không ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế và xã
hội.
Hệ thống pháp luật càng hoàn chỉnh, phù hợp với các thông lệ của khu
vực và quốc tế, không có sự phân biệt giữa các DN trong hay ngoài nƣớc,
công tác quản lý của nhà nƣớc ngày càng đơn giản tạo điều kiện thuận lợi cho
các NĐT thì môi trƣờng đầu tƣ càng có tính cạnh tranh cao và càng có khả
năng hấp dẫn các NĐT nƣớc ngoài.
c) Hoàn thiện công tác cải cách TTHC nhằm tạo môi trường đầu tư
thuận lợi cho FDI hoạt động
Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ ảnh hƣởng trực tiếp đến việc đầu tƣ và đảm

bảo điều kiện thuận cho hoạt động của FDI, trong đó nhiệm vụ cải cách
TTHC đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định của các NĐT FDI để lựa
chọn địa điểm thực hiện dự án. Thủ tục, quy trình giải quyết TTHC gọn nhẹ,
dễ dàng nắm bắt, giúp NĐT nắm bắt và hiểu về quy trình đầu tƣ tại nƣớc sở


16

tại. Việc tổ chức thực hiện các TTHC đƣợc tổ chức theo quy trình 1 cửa, 1
cửa liên thông tập trung tại một đơn vị hành chính sẽ giúp NĐT dễ dàng trong
việc thực hiện thủ tục cũng nhƣ cắt giảm chi phí trong đầu tƣ, tạo niềm tin và
tăng cƣờng sức thu hút đầu tƣ cho nƣớc sở tại. Chính vì vậy, cần thƣờng
xuyên cải cách TTHC theo hƣớng cắt giảm thủ tục, hồ sơ không cần thiết,
hiện đại hóa nền hành chính nhằm tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi cho FDI
hoạt động.
1.1.4 Mục tiêu QLNN về FDI
Việc xác định mục tiêu QLNN đối với các DN FDI là điểm khởi đầu và
là khâu quan trọng nhất của quá trình quản lý. Mục tiêu QLNN đối với các
DN FDI là nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản trong quan hệ hợp tác kinh tế
với nƣớc ngoài và suy cho cùng là làm thế nào để loại hình DN này hoạt động
có hiệu quả phù hợp với chiến lƣợc phát triển KT-XH của địa bàn tiếp nhận
đầu tƣ. Trên cơ sở đó, QLNN đối với các DN FDI nhằm đạt các mục tiêu sau:
Thứ nhất, thông qua QLNN với các DN FDI sẽ phát huy cao độ nội lực,
đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế để phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, thực hiện CNH - HĐH, tạo
sự năng động cho nền kinh tế nhiều thành phần trong nƣớc. Đảng ta đã khẳng
định: Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một bộ phận quan trọng của nền
kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở nƣớc ta, đƣợc khuyến khích phát
triển. Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài là chủ trƣơng quan trọng, góp phần khai thác
các nguồn lực trong nƣớc, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh

tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH phát triển đất nƣớc.
Thứ hai, QLNN đối với DN FDI để giám sát các DN này hoạt động
trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam; trong quá trình triển khai quản lý
để phát hiện những điểm chƣa phù hợp giúp Nhà nƣớc dần dần hoàn thiện hệ
thống pháp luật về đầu tƣ, cơ chế chính sách thu hút, quản lý các DN FDI.


×