Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Vai trò của văn hóa truyền thống đối với sự phát triển du lịch ở tỉnh bình định hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.46 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


CAO HOÀNG MỸ HẠNH

VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


CAO HOÀNG MỸ HẠNH

VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ HỮU ÁI

Đà Nẵng - Năm 2017





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 4
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................. 4
5. Bố cục đề tài ............................................................................................ 5
6. Tổng quan tài liệu ................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. KHÁI LƢỢC VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG ............................................................................................................ 9
1.1. VĂN HÓA LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI ............................ 9
1.1.1. Khái niệm Văn hóa ........................................................................... 9
1.1.2. Vai trò của văn hóa ......................................................................... 11
1.2. VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ............................................................... 15
1.2.1. Khái niệm về văn hóa truyền thống ................................................ 15
1.2.2. Vai trò của văn hóa truyền thống đối với sự phát triển du lịch ...... 18
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 24
CHƢƠNG 2. ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH .............................. 25
2.1. VÀI NẾT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH
BÌNH ĐỊNH .................................................................................................... 25
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 25
2.1.2. Điều kiện văn hóa – xã hội ............................................................. 26
2.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐẾN DU
LỊCH................................................................................................................ 28
2.2.1. Khái lƣợc về du lịch ........................................................................ 28



2.2.2. Những ảnh hƣởng tích cực của văn hóa truyền thống đến du lịch . 47
2.2.3. Những ảnh hƣởng tiêu cực của văn hóa tuyền thống đến du lịch .. 49
2.2.4. Nguyên nhân ................................................................................... 55
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 59
CHƢƠNG 3. PHÁT HUY VAI TRÒ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY ...... 60
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT HUY VAI TRÕ VĂN HOÁ TRUYỀN
THỐNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH ..... 60
3.1.1. Tình hình phát triển ngành du lịch tỉnh Bình Định dƣới tác động
của văn hóa truyền thống ................................................................................ 60
3.1.2. Định hƣớng phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống ở tỉnh Bình Định ...................................................... 64
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÕ VĂN HOÁ TRUYỀN
THỐNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH ..... 68
3.2.1. Tăng cƣờng vai trò của văn hoá truyền thống với phát triển du
lịch ................................................................................................................... 68
3.2.2. Nâng cao vai trò của các hoạt động cộng đồng văn hóa với phát
triển du lịch...................................................................................................... 69
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ .............................................................. 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình Định, một vùng đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử dân tộc và

phong tục tập quán lâu đời, vùng Đất Võ – Trời Văn, là nơi hội tụ và giao
thoa văn hóa của nhiều dân tộc anh em, nên các hình thức văn hóa dân gian và
lễ hội truyền thống cũng rất đa dạng và phong phú. Vùng đất này còn thu hút
du khách bởi có nhiều danh lam thắng cảnh, nổi bật là bãi biển Quy Nhơn trải
dài cát trắng bên những con sóng vỗ bờ dào dạt. Ai đã một lần đến Bình Định
sẽ nhớ mãi những ngọn Tháp Chămpa ngạo nghễ, đẹp đến ngây ngất bởi lối
kiến trúc cho đến bây giờ cũng còn chứa đựng nhiều bí ẩn, sẽ tự hào về ngƣời
anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ với hơn 200 năm đã trôi qua,
nhƣng dấu ấn về phong trào Tây Sơn, triều đại Tây Sơn v n còn in đậm ở nơi
đây với những di tích Điện Tây Sơn, Bảo tàng Quang Trung, Thành Hoàng
đế….Dòng văn hóa phi vật thể ở Bình Định cũng vô cùng phong phú nhƣ các
lễ hội, nghệ thuật hát bội, nhạc võ Tây Sơn, ca kịch bài chòi, múa hát bá trạo
của cƣ dân miền biển, Lễ hội chiến thắng Đống Đa, Lễ hội cầu ngƣ, Lễ Cúng
Cá Ông , Lễ Hội Tây Sơn …và nhiều lễ hội giàu tính nhân văn của ba dân tộc
thiểu số miền núi: Bana, Chăm, H’re sống trên đất Bình Định đã tạo nên một
bản sắc văn hoá của riêng vùng đất này. Đây là những món ăn tinh thần đặc
sắc không chỉ đối với nhân dân Bình Định mà nó còn là đặc sản để giới thiệu
đến bạn bè trong và ngoài nƣớc. Nơi đây còn là mảnh đất của văn chƣơng, thi
ca, nơi đã sản sinh, nuôi dƣỡng những tâm hồn thơ, những nhà thơ lớn trong
nền văn học và trên thi đàn Việt Nam nhƣ Đào Duy Từ , Đào Tấn, Mai Xuân
Thƣởng, Yến Lan, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Bá Huân...hay Xuân Diệu, . Ở nơi
đây, dƣờng nhƣ thơ ca đã ngấm vào máu thịt, từ những ngƣời học cao hiểu
rộng cho đến những ngƣời nông dân chân lấm tay bùn. Làm nên một bản sắc


2

riêng Bình Định trong bầu trời thơ ca Việt Nam với con ngƣời, non nƣớc và
truyền thống rực rỡ của thi ca… Bên cạnh những nét mềm mại, ngọt ngào của
làng điệu dân ca, thơ văn truyền thống thì ngƣời Bình Định còn cầm roi đi

ngựa trên sân khấu tuồng, những đƣờng quyền, roi mạnh mẽ, dứt khoát của
võ cổ truyền truyền thống bao đời nay. Rõ ràng Bình Định là miền đất có bề
dày truyền thống với nhiều giá trị di sản văn hóa nghệ thuật đƣợc lƣu giữ.
Đây là nguồn tài nguyên vô cùng lớn và là nền tảng, thế mạnh để du lịch phát
triển.
Là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, đƣợc đánh giá là vùng đất giàu
đẹp về thiên nhiên, phong phú về lịch sử văn hóa truyền thống, Bình Định là
một nơi hội tụ đầy đủ tài nguyên du lịch cơ bản và những lợi thế so sánh với
tỉnh lân cận để có thể tổ chức hầu hết các loại hình du lịch với quy mô lớn có
thể tạo nên sức thu hút lớn đối với du khách trong nƣớc và quốc tế. Với nguồn
tài nguyên du lịch tự nhiên l n du lịch nhân văn đa dạng, phong phú, có giá trị
lớn, đây là cơ sở quý giá để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trƣng, hấp d n
thu hút du khách. Tuy nhiên, hiện nay ngành du lịch v n chƣa thực sự phát
huy đƣợc lợi thế này, thể hiện trên một số mặt chủ yếu nhƣ: lƣợng du khách
đến với Bình Định chƣa nhiều, số ngày lƣu trú bình quân còn thấp, mức tiêu
dùng của khách khi đến Bình Định còn ở mức rất khiêm tốn, ... So với khu
vực duyên hải Nam Trung Bộ, du lịch Bình Định còn chiếm tỉ trọng tƣơng đối
nhỏ. Trong suốt mƣời năm từ năm 2007 đến năm 2016, tính trong khu vực,
Bình Định luôn dao động quanh vị trí thứ 5/8 cả về lƣợng khách du lịch quốc
tế và nội bộ. Giữa tiềm năng và thực tế phát triển du lịch hiện nay còn có một
khoảng cách khá xa. Trong cách nhìn của nhiều du khách trong và ngoài
nƣớc, Bình Định dƣờng nhƣ v n là miền đất hứa về du lịch, “tiềm năng du
lịch Bình Định v n còn là… tiềm năng”.


3

Để đạt đƣợc “mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, du lịch Bình Định trở
thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Đến năm 2030
là ngành kinh tế có vị trí mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ

sở vật chất k thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lƣợng cao, đa dạng, có
thƣơng hiệu, mang bản sắc văn hoá Bình Định, thân thiện với môi trƣờng, đƣa
Bình Định trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch, thành
phố Quy Nhơn trở thành thành phố du lịch, và là một trong những trung tâm
du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nƣớc” thì việc
nghiên cứu đề xuất các giải pháp nh m phát triển sản phẩm du lịch Bình Định
theo hƣớng bền vững trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng phát triển sản phẩm
du lịch của địa phƣơng, cũng nhƣ phân tích toàn diện môi trƣờng kinh doanh
du lịch là bài toán cấp bách đang đặt ra cho những nhà hoạch định chính sách
phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Việc tìm ra giải pháp để phát triển văn hóa truyền thống đặc trƣng của
từng địa phƣơng để tạo tính cạnh tranh hấp d n du lịch là vấn đề cấp thiết cần
đặc biệt quan tâm hiện nay
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề ấy trong tình hình hiện nay, tôi đã
quyết định chọn đề tài: “Vai trò của văn hóa truyền thống đối với sự phát
triển du lịch ở tỉnh Bình Định hiện nay” làm luận văn thạc sĩ Triết học của
mình với hy vọng sẽ góp phần vào sự phát triển du lịch của Bình Định nói
riêng và của khu vực miền Trung – Tây nguyên nói chung.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của đề tài là trên cơ phân tích những tác động của văn hóa
truyền thống đối với sự phát triển du lịch ở Tỉnh Bình Định hiện nay, từ đó
xây dựng các giải pháp nh m phát huy yếu tố tích cực, hạn chế những ảnh
hƣởng tiêu cực đến sự phát triển bên vững cho ngành du lịch tỉnh Bình Định.


4

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, phân tích, khái niệm văn hóa truyền thống, vai trò của nó

trong phát triển du lịch ở Bình Định.
- Thứ hai, đánh giá thực trạng sự tác động của văn hóa truyền thống đến
ngành du lịch ở Bình Định hiện nay.
- Thứ ba, xây dựng các giải pháp để phát huy vai trò của văn hóa truyền
thống đối với phát triển hiện nay ở du lịch Bình Định.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vai trò của văn hóa truyền thống ở tỉnh Bình Định
và vai trò của nó đối với phát triển du lịch hiện nay. Đề tài không đi sâu phân
tích vấn đề mang tính chuyên môn mà chỉ phân tích ảnh hƣởng văn hóa
truyền thống tỉnh Bình Định đến ngành du lịch phục vụ cho việc xây dựng và
lựa chọn chiến lƣợc phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Định hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực trạng văn hóa truyền thống
tỉnh Bình Định trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập từng các thời điểm. Các
định hƣớng phát triển văn hóa truyền thống của tỉnh và các giải pháp đƣợc
đƣa ra trong thời gian tới.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn đƣợc thực hiện trên các nguyên lý cơ bản của Triết học Mác –
Lê nin, vai trò của văn hóa trong đời sống tinh thần. Văn hóa nhƣ là một bộ
phận của kiến trúc thƣợng tầng bị qui định và có tính độc lập tƣơng đối so với
cơ sở hạ tầng. Về vai trò của con ngƣời với tƣ cách là chủ thể của các quan hệ
trong hoạt động kinh tế, nhất là trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.


5

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp
luận của triết học Mác – Lênin. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phƣơng
pháp cụ thể nhƣ: phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp logic lịch sử, phƣơng pháp diễn dịch và quy nạp, phƣơng pháp thống kê.
5. Bố cục đề tài
Ngoài Phần Mở đầu, Nội dung, luận văn gồm ba chƣơng, 7 tiết
Chƣơng 1: Khái lƣợc về văn hóa và văn hóa và văn hóa truyền thống.
Chƣơng 2: Ảnh hƣởng của văn hóa truyền thống đến phát triển du lịch ở
tỉnh Bình Định.
Chƣơng 3: Phát huy vai trò văn hóa truyền thống đối với phát triển du
lịch tỉnh Bình Định hiện nay.
6. Tổng quan tài liệu
Từ rất sớm, đã có nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu về văn
hóa du lịch truyền thống Việt Nam nói chung và văn hóa truyền thống Bình
Định nói riêng với rất nhiều góc nhìn và nh m mục đích khác nhau. Về
phƣơng diện lý luận liên quan trực tiếp đến văn hóa truyền thống Bình Định
đã có một số nghiên cứu nhƣ Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hƣớng
bền vững của tác giả; đề án “Đẩy mạnh phát triển du lịch miền Trung- Tây
Nguyên” do Tổng cục Du lịch thực hiện năm 2005 đã đánh giá một cách tổng
quan các tiềm năng du lịch chủ yếu từ Quảng Bình - Bình Định; Đề tài khoa
cấp bộ “Xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống ở đồng b ng
sông Hồng hiện nay” [7, tr.28-35], đã hệ thống những vấn đề lý luận về
thƣơng hiệu, định hƣớng xây dựng thƣơng hiệu các sản phẩm làng nghề ở
đồng b ng sông Hồng;
Dự án quy hoạch phát triển tổng thể du lịch tỉnh Bình Định đến năm
2010 có đề cập đến tiềm năng phát triển du lịch biển đảo; Thạc sĩ Trƣơng Thị


6

Thu “Phát triển du lịch tỉnh Bình Định theo hƣớng bền vững” [47, tr.28-35].

Những công trình nghiên cứu trên là những tài liệu có giá trị cho việc
định hƣớng phát triển du lịch Bình Định nhƣng chƣa phân tích thƣơng hiệu
điểm đến cũng nhƣ những gợi ý xây dựng thƣơng hiệu điểm đến của tỉnh
Bình Định. Bên cạnh đó, các công trình nêu trên chỉ tập trung vào vấn đề sƣu
tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa hoặc chỉ đề cập nghiên cứu một khía cạnh
nào đó của văn hóa truyền thống để phục vụ phát triển du lịch còn việc nghiên
cứu tổng thể các giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh Bình Định nh m bảo
tồn và phục vụ phát triển du lịch thì chƣa có một công trình nào đƣợc công
bố. Chính vì lẽ đó, tác giả đã chọn đề tài của mình theo hƣớng nghiên cứu
“ Vai trò văn hóa truyền thống đối với sự phát triển du lịch ở Bình Định hiện
nay”. Vấn đề đặt ra là tại sao khách du lịch lại chọn điểm đến này mà không
chọn điểm đến khác. “Năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là văn hóa truyền
thống đóng vai trò quyết định tính cạnh tranh của điểm đến ngoài ra còn kể
đến là sự khác biệt về sản phẩm du lịch [7, tr.12-16]. Nhận thức vai trò của
văn hóa truyền thống cho sự phát triển, trong thời gian gần đây, việc bảo tồn
và phát huy văn hóa truyền thống tại một điểm đến đang ngày càng nhận đƣợc
sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu. Chính vì thế đã có một
số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đề cập đến vấn đề này ở
những khía cạnh khác nhau. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu thực nghiệm
đƣợc triển khai thực hiện nh m tìm ra giải pháp phát huy văn hóa truyền
thống đối với du lịch tại một số điểm đến trên thế giới cũng nhƣ nghiên cứu
các nhân tố ảnh hƣởng tới sự bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống góp
phần vào sự phát triển du lịch.
Từ các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, tôi nhân thấy r ng đã có một số
công trình nghiên cứu thực nghiệm đƣợc thực hiện nh m đánh giá thực trạng


7


và đề xuất giải pháp nh m bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống của một
điểm đến nhất định. Nhìn chung cho đến nay các báo cáo nghiên cứu trong
và ngoài nƣớc đã bƣớc đầu tiếp cận đến việc quy hoạch, bảo tồn văn hóa
truyền thống, dù dƣới những góc độ khác nhau nhƣng các báo cáo nghiên
cứu đã thông qua cơ sở lý luận để phân tích thực trạng phát huy vai trò văn
hóa truyền thống nh m đề xuất các giải pháp cho sự phát triển du lịch. Mặc
dù việc nghiên cứu tìm ra giải pháp bảo tồn và phát huy vai trò văn hóa
truyền thống tại một điểm đến ở Việt Nam cũng nhận đƣợc sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý tuy nhiên các đề tài nghiên cứu trong
nƣớc chỉ mới tập trung sƣu tầm, kiểm kê, đánh giá, phân loại và khảo tả một
loại hình của văn hóa truyền thống nhất định tại một điểm đến du lịch; chƣa
phân tích, đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển toàn diện và tổng thể
các loại hình văn hóa truyền thống tại một điểm đến ở Việt Nam. Việc
nghiên cứu phát huy vai trò của văn hóa truyền thống tại một điểm đến từ
các góc độ phục vụ du lịch thì hoàn toàn mới ở Việt Nam và trên địa bàn
tỉnh Bình Định.
Văn hóa truyền thống đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển
du lịch, phát huy và bảo tồn văn hóa truyền thống đã nhận đƣợc sự chú ý rộng
rãi tuy nhiên các nghiên cứu hiện có trong lĩnh vực này còn khá khan hiếm và
rời rạc. Đặc biệt, phát huy vai trò văn hóa truyền thống đi kèm với việc phát
triển sản phẩm du lịch đã đƣợc phân tích từ góc độ marketing và quản lý
nhƣng không phải từ quan điểm của khách hàng. Các nghiên cứu chƣa đƣa ra
đƣợc những giải pháp định hƣớng phát huy vai trò của văn hóa truyền thống
kể cả sự phát triển sản phẩm du lịch trong giai đoạn hiện nay đặc biệt là trong
việc quảng bá, giới thiệu khách du lịch trong và ngoài nƣớc còn nhiều hạn
chế, chƣa có giải pháp khai thác và phát triển. Kết quả nghiên cứu của công
trình liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài chỉ có giá trị tham khảo nhƣ


8


là những yếu tố cần lƣu ý khi đề cập đến phát huy, bảo tồn và vai trò của văn
hóa truyền thống đến sự phát triển du lịch của tỉnh Bình Định.


9

CHƢƠNG 1

KHÁI LƢỢC VỀ VĂN HÓA
VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
1.1. VĂN HÓA LÀ MỘT HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI
1.1.1. Khái niệm Văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của con ngƣời là hệ quả của sự tiến hóa của nhân
loại. Con ngƣời khác thế giới sinh vật khác và trở nên tiêu biểu nhờ có văn
hóa. Hiện nay, có nhiều khái niệm về văn hóa, nhƣng tựu chung văn hóa bao
gồm hai khía cạnh: “khía cạnh phi vật chất của xã hội nhƣ ngôn ngữ, tƣ
tƣởng, giá trị và các khía cạnh vật chất nhƣ nhà cửa, quần áo, các phƣơng
tiện” [4, tr.373-374]. Hai khía cạnh trên là điều kiện cần thiết để làm ra sản
phẩm của văn hóa. Nhƣ vậy văn hóa là sản phẩm của loài ngƣời, văn hóa
đƣợc tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con ngƣời và xã hội.
Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con ngƣời, và duy trì sự
bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa đƣợc tái tạo và phát triển trong
quá trình hành động và tƣơng tác xã hội của con ngƣời. Văn hóa là trình độ
phát triển của con ngƣời và của xã hội đƣợc biểu hiện trong các kiểu và hình
thức tổ chức đời sống và hành động của con ngƣời cũng nhƣ trong giá trị vật
chất và tinh thần mà do con ngƣời tạo ra.
- Khái niệm về văn hóa: Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa: Trong tiếng Việt,
văn hóa đƣợc dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo

nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. “Còn theo
nghĩa rộng, văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho
đến tín ngƣỡng, phong tục, lối sống” [19, tr.32-36].
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt


10

Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, Nhà xuất bản
Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật
chất, tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong lịch sử”.
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà
Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đƣa ra một loạt quan
niệm về văn hóa:
- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. -văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự
nhiên xã hội.
- Văn hóa là những hoạt động của con ngƣời nh m thỏa mãn nhu cầu đời
sống tinh thần sinh hoạt h ng ngày.
- Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;
- Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử
cổ xƣa, đƣợc xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc
điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn.
Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và
Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho r ng: Văn
hóa – vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất
cả những sáng tạo của con ngƣời trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi
nào có con ngƣời nơi đó có văn hóa.

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng
tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình [23, tr.85-86].
Văn hóa là (1) những giá trị vật chất, tinh thần do con ngƣời tạo
ra trong lịch sử: nền văn hóa các dân tộc; kho tàng văn hóa dân tộc.


11

(2) Đời sống tinh thần của con ngƣời: phát triển kinh tế và văn hóa;
chú ý đời sống văn hóa của nhân dân. (3) Tri thức khoa học, trình
độ học vấn: trình độ văn hóa; học các môn văn hóa. (4) Lối sống,
cách ứng xử có trình độ cao: ngƣời có văn hóa; gia đình văn hóa
mới. (5) Nền văn hóa một thời kì lịch sử cổ xƣa, xác định đƣợc nhờ
tổng thể các di vật tìm đƣợc có những đặc điểm chung: văn hóa
Đông Sơn; văn hóa rìu hai vai [1, tr.19-21].
Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn
hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định: Văn hóa là tất cả những giá trị do con ngƣời
sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên – xã hội.
1.1.2. Vai trò của văn hóa
Trong vài thập kỷ trƣớc đây, một số nƣớc cho r ng: Chỉ cần tăng trƣởng
kinh tế, sử dụng cơ chế kinh tế thị trƣờng, phát triển sử dụng khoa học công
nghệ cao là có thể phát triển văn hóa. Nhƣng sau một thời gian thực hiện, kết
quả cho thấy, các quốc gia đó chỉ đạt đƣợc một số mục tiêu về tăng trƣởng
kinh tế… nhƣng đã vấp phải sự xung đột gay gắt trong xã hội, sự suy thoái về
đạo đức, văn hóa… ngày càng tăng. Hơn nữa xã hội mất ổn định và cuối cùng
là sự phá sản của các kế hoạch phát triển kinh tế, đất nƣớc rơi vào tình trạng
suy thoái, không phát triển đƣợc. Đây là quan niệm phát triển nhanh b ng
cách hi sinh các giá trị văn hóa – xã hội cho sự phát triển.

Từ thực tế đó, một số nƣớc đã lựa chọn mô hình: Tăng trƣởng kinh tế,
cùng với việc phát triển tài nguyên con ngƣời, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
Mô hình này, tuy tăng trƣởng kinh tế không nhanh, nhƣng lại bền vững, xã
hội ổn định. Đây là quan niệm phát triển kinh tế gắn liền với phát triển văn
hóa, đƣợc các nhà khoa học, các chính khách thừa nhận. Từ đó, cho r ng:
Phát triển là một quá trình nội sinh và tự hƣớng tâm của sự tiến hóa toàn cục


12

đặc thù cho mỗi xã hội. Vì vậy, cho nên ở đây có sự tƣơng đồng về nghĩa và
khả năng chuyển hóa l n nhau giữa phát triển và văn hóa. Văn hóa bao trùm
tất cả các phƣơng diện của hoạt động xã hội.
Hiện nay v n đang còn có nhiều định nghĩa về văn hóa, bởi lẽ văn hóa là
sản phẩm do lao động của con ngƣời tạo ra mà hoạt động lao động của con
ngƣời rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó đi đến việc tạo ra
những quan niệm cụ thể khác nhau: văn hóa du lịch; văn hóa kinh doanh, văn
hóa ẩm thực … Ở đây trong bài viết này trình bày khái niệm văn hóa theo
nghĩa rộng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tán thành. Đó là: Văn hóa là hệ thống
giá trị vật chất và tinh thần do lao động của ngƣời sáng tạo ra, đƣợc cộng
đồng khẳng định tích lũy lại, tạo ra bản sắc riêng của từng tộc ngƣời, từng xã
hội. Trong Nghị quyết Trung ƣơng 5 (Khóa VIII), Đảng ta khẳng định: Văn
hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các
dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc… là kết
quả giao lƣu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không
ngừng hoàn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí
phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con ngƣời sáng
tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con ngƣời, là hoạt động sản xuất nh m
cung cấp năng lƣợng tinh thần cho con ngƣời, làm cho con ngƣời ngày càng

hoàn thiện, xa rời trạng thái nguyên sơ ban đầu khi từ con vật phát triển thành
con ngƣời. Con ngƣời tồn tại, không chỉ cần những sản phẩm vật chất mà còn
có nhu cầu hƣởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần, con ngƣời và xã hội loài
ngƣời càng phát triển thì nhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao.
Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển ngày
càng nhiều của cải vật chất cho con ngƣời và xã hội.
Trên ý nghĩa đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là


13

mục tiêu của sự phát triển. Vì xét cho cùng, mọi sự phát triển đều do con
ngƣời quyết định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng
toàn diện con ngƣời và xã hội, làm cho con ngƣời và xã hội ngày càng phát
triển, tiến bộ; điều đó nghĩa là ngày một xa rời trạng thái nguyên sơ, mông
muội để tiến tới một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn minh. Trong
đó, bản chất nhân văn, nhân đạo của mỗi cá nhân cũng nhƣ của cả cộng đồng
đƣợc bồi dƣỡng; phát huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực tốt đẹp của
toàn xã hội. Mục tiêu này phù hợp với khát vọng lâu đời của nhân loại và là
mục đích phát triển bền vững, tiến bộ của các quốc gia, dân tộc. Đây là một
nội dung quan trọng của Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng.
Văn hóa là động lực của sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do
con ngƣời quyết định chi phối. Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng
sáng tạo của con ngƣời, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con ngƣời
đóng góp vào sự phát triển xã hội.
Văn hóa là hệ điều tiết của sự phát triển. Bởi lẽ, văn hóa phát huy mặt
tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan, của
các điều kiện bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triển đƣợc hài hòa,
cân đối, lâu bền.
Nhận thức sâu sắc chức năng của văn hóa trong quá trình phát triển

Nội dung cơ bản của các chức năng đó nhƣ sau:
Chức năng giáo dục:
“Là chức năng mà văn hoá thông qua các hoạt động, các sản
phẩm của mình nh m tác động một cách có hệ thống đến sự phát
triển tinh thần, thể chất của con ngƣời, làm cho con ngƣời dần dần
có những phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề
ra. Văn hoá thực hiện chức năng giáo dục không chỉ b ng những
giá trị đã ổn định là truyền thống văn hoá mà còn b ng cả những giá


14

trị đang hình thành” [17, tr.67-69].
Các giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con ngƣời hƣớng
tới. Nhờ vậy, văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách
ở con ngƣời, trong việc "trồng ngƣời . Với chức năng giáo dục, văn hoá tạo
nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng nhƣ lịch sử nhân loại.
Văn hoá duy trì và phát triển bản sắc dân tộc và là cầu nối hữu nghị gắn bó
các dân tộc, gắn kết các thế hệ trong mục tiêu hƣớng đến cái Chân- ThiệnM . Văn hoá là "gien" xã hội di truyền phẩm chất cộng đồng ngƣời lại cho
các thế hệ sau.
Chức năng nhận thức:
“Là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn hoá.
Bởi, con ngƣời không có nhận thức thì không thể có bất cứ một
hành động văn hoá nào. Nhƣng quá trình nhận thức này của con
ngƣời trong các hoạt động văn hóa lại đƣợc thông qua đặc trƣng,
đặc thù của văn hóa. Nâng cao trình độ nhận thức của con ngƣời
chính là phát huy những tiềm năng ở con ngƣời” [1, tr.19-21.
Chức năng thẩm m :
“Cùng với nhu cầu hiểu biết, con ngƣời còn có nhu cầu hƣởng
thụ, hƣớng tới cái đẹp. Con ngƣời nhào nặn hiện thực theo quy luật

của cái đẹp cho nên văn hóa phải có chức năng này. Nói cách khác,
văn hoá là sự sáng tạo của con ngƣời theo quy luật của cái đẹp,
trong đó, văn học nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất sự sáng tạo
ấy. Với tƣ cách là khách thể của văn hóa, con ngƣời tiếp nhận chức
năng này của văn hóa và tự thanh lọc mình theo hƣớng vƣơn tới cái
đẹp và khắc phục cái xấu trong mỗi ngƣời” [1, tr.19-21].
Chức năng giải trí: Với sự phát triển của xã hội. Con ngƣời ngoài nhu
cầu ăn mặc còn có nhu cầu giải trí. Các hoạt động văn hoá, câu lạc bộ, bảo


15

tàng, lễ hội, ca nhạc... sẽ đáp ứng đƣợc các nhu cầu ấy. Nhƣ vậy, sự giải trí
b ng các hoạt động văn hoá là bổ ích, cần thiết, góp phần giúp cho con ngƣời
lao động sáng tạo có hiệu quả và giúp con ngƣời phát triển toàn diện hơn. Với
các chức năng trên, chứng tỏ văn hoá có một đời sống riêng, quy luật hoạt
động riêng nhƣng lại không n m ngoài kinh tế và chính trị. Vì sự phát triển và
hoàn thiện con ngƣời và xã hội là mục tiêu cao cả của văn hoá. Là cái đích
của mọi thời đại.
1.2. VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
1.2.1. Khái niệm về văn hóa truyền thống
Văn hoá truyền thống là khái niệm dùng để chỉ một cấu trúc văn hoá, chỉ
văn hoá của các xã hội nông nghiệp truyền thống, thì truyền thống văn hoá là
khái niệm dùng để chỉ sự tồn tại của những yếu tố không thay đổi của văn
hoá.Văn hóa dân tộc luôn là một dòng chảy không ngừng và ở đó, quan hệ
giữa truyền thống với hiện đại có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, để xác định
tính chất, diện mạo văn hóa của mỗi vùng trong nƣớc ta, vừa góp phần tạo ra
động lực cho phát triển du lịch ở mỗi vùng.
Qua nhiều phân tích giữa các khía cạnh vật chất và tinh thần, khái niệm
văn hóa truyền thống có thể đƣợc hiểu theo nhiều mức độ khác nhau từ chung

đến riêng, từ nông đến sâu nhƣng đều có ý nghĩa là toàn bộ những giá trị vật
chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra, trong quá trình phát triển lịch sử.
Dân tộc trên khía cạnh văn hóa truyền thống là một đối tƣợng phong phú
và hấp d n trong hoạt động kinh tế cũng nhƣ du lịch. Cộng đồng ngƣời Việt
Nam gồm 54 dân tộc anh em, trong đó ngƣời Kinh chiếm đa số, chủ yếu sống
tại các đô thị lớn. Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có truyền
thống lao động cần cù, sáng tạo với nhiều ngành nghề cổ truyền, nhiều k
năng độc đáo và các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thông đặc sắc. Mỗi
dân tộc có bản sắc riêng, tất cả đã tạo nên một nền văn hóa Việt Nam đa dạng


16

và giàu bản sắc. Nếu chúng ta có quy hoạch kèm theo các giải pháp bảo tồn
văn hóa truyền thống thích ứng thì yếu tố dân tộc đặc thù ở Việt Nam sẽ trở
thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung mà
còn thúc đẩy phát triển cả lĩnh vực du lịch nói riêng. Nét văn hóa truyền thống
riêng có ấy cũng là nhân tố tích cực tạo nên sự hấp d n đối với khách du lịch
trong và ngoài nƣớc.
Bình Định n m ở trung tâm của dải đất miền Trung, trải qua hàng nghìn
năm dựng nƣớc và giữ nƣớc văn hóa Bình Định vừa lan tỏa vừa tiếp thu
những giá trị của các nền văn hóa khác để bồi đắp, làm phong phú cho
mình.Trong tiến trình đổi mới, con ngƣời và văn hóa Bình Định luôn có sự
liên hệ với cội nguồn truyền thống. Truyền thống là những kinh nghiệm đấu
tranh sinh tồn đã đƣợc đúc kết thành các giá trị và đƣợc truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Truyền thống bao gồm tất cả các lĩnh vực của xã hội, nhƣng
tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực văn hóa. Vì thế, việc xác định giá trị
truyền thống tích cực là một vấn đề rất quan trọng. Có nghĩa là, xét từ góc độ
hiện tại theo tinh thần lịch sử, không phải mọi truyền thống đều có giá trị nhƣ
nhau, không phải mọi truyền thống đều có tác động tích cực phục vụ công

cuộc phát triển. Trong cuộc đổi mới hiện nay, truyền thống có ý nghĩa vô
cùng to lớn. Vừa là nguồn sống vừa là nguồn sáng tạo của tỉnh Bình Định. Vì
thế, truyền thống không phải là những vật trƣng bày chết cứng trong viện bảo
tàng, mà nó luôn tồn tại trong mối quan hệ với hiện tại và tƣơng lai. Báo cáo
phát triển con ngƣời 2004 của UNDP cũng cho r ng, phải nhìn nhận truyền
thống từ hiện tại và tƣơng lai thì chúng ta mới thực hiện thành công công
cuộc phát triển. Đồng thời, UNDP cũng khuyến cáo: "Việc bảo vệ truyền
thống b ng mọi giá sẽ kéo lùi sự phát triển con ngƣời" [40].
Nhƣ vậy, mỗi quốc gia mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, việc
tìm hiểu, tiếp cận sự ra đời của nó cũng có nhiều cách khác nhau. Và từ khi có


17

con ngƣời thì đồng thời đã có văn hóa. Bởi bản thân con ngƣời và văn hóa có
mối quan hệ tự nhiên và hữu cơ và đồng thời với nhau. Con ngƣời vừa là chủ
nhân của văn hóa đồng thời cũng là sản phẩm do môi trƣờng văn hóa đó sản
sinh, bồi dƣỡng. Con ngƣời mang trong mình dòng chảy văn hóa và đồng thời
cũng là đại diện tiêu biểu của văn hóa.
Văn hóa của mỗi con ngƣời là văn hóa cộng đồng, dân tộc và nhƣ vậy
mỗi cộng đồng mỗi dân tộc điều có một nền văn hóa riêng biệt và đặt trƣng.
Sự phát triển của văn hóa gắn liền và đi đôi với sự ra đời và phát triển của con
ngƣời, qua các giai đoạn phát triển từ tâm lý động vật với con ngƣời. văn hóa
là cơ sở để phân biệt ngƣời (có văn hóa) và động vật (không có văn hóa).
Theo Chen và cộng sự đã dựa vào tâm lý học để phân tích sự phát triển
của hành vi từ động vật đến con ngƣời trải qua 4 giai đoạn (giai đoạn không
điều kiện; giai đoạn phản xạ có điều kiện; giai đoạn sử dụng công cụ; giai
đoạn sử dụng biểu trƣng.
Dựa theo sự nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học ngƣời Đức W.Vun-đơ thì
từ văn hóa bắt nguồn từ một động từ tiếng Latinh "colere" sau chuyển thành

"cultura" có nghĩa là cày cấy, vun trồng. Từ đó từ agri-cultura có nghĩa là
trồng trọt ngoài đồng (tức nông nghiệp). Về sau từ cultura chuyển sang vun
trồng tinh thần, trí tuệ. Nhà chính trị hùng biện thời La Mã Xixêrôn có một
thành ngữ nổi tiếng là "Filosofia cultura animi est", nghĩa là "Triết học là văn
hóa (sự vun trồng) tinh thần. Thuật ngữ văn hóa ở phƣơng Đông theo Từ
Hồng Hƣng - nhà nghiên cứu của Trung quốc trong bài "Tổng luận về văn
hóa thì từ từ “văn hóa” là do ngƣời Nhật Bản vào cuối thế kỷ XIX đã chuyển
dịch từ chữ "Cultura" của phƣơng Tây mà d n vào Nhật, sau đó mới chuyền
qua Trung Quốc. Ở Trung Quốc tù văn hóa đã có ngay từ thời Tây Hán (206
Tr.CN - 25). Từ Văn Hồng cho biết: "Văn hóa (thời xƣa) là "văn trị giáo hóa,
lễ nhạc, điển trƣơng, chế độ". Cách giải thích này v n đƣợc bảo trì ở Trung


18

Quốc đến ngày nay, đƣơng nhiên nó không hoàn toàn giống nghĩa từ cultura
của phƣơng Tây hiện đại.
Bƣớc vào thế kỷ XX, thuật ngữ văn hóa dần dần đi vào đời sống xã hội
một cách sâu sắc đồng thời nó cũng trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Nhƣ vậy, cần nhận thức bản sắc của một dân tộc không nhất thiết phải là
những đặc điểm của riêng dân tộc đó, mà chỉ đơn giản nó là cái gốc của dân
tộc đó đúng với nghĩa của từ "bản sắc". Cái gốc ấy nếu có giống những cái
gốc khác thì cũng là chuyện thƣờng tình. Vấn đề là ở chỗ mỗi thế hệ hãy biết
khai thác, giữ gìn và phát huy cái gốc đó nhƣ thế nào để phát triển, chứ không
phải là cứ nhất thiết phải chứng minh và tranh giành sự hơn thua về bản sắc
giữa các dân tộc. “Đó mới chính là tinh thần cốt lõi của vấn đề phát huy
truyền thống để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
[19. tr.32-36].
1.2.2. Vai trò của văn hóa truyền thống đối với sự phát triển du lịch

Vai trò văn hóa truyền thống đối với sự phát triển du lịch ở Bình Định
hiện nay đang là quá trình bổ sung, phát triển hơn nữa những “hạt nhân hợp
lý” trong văn hóa truyền thống để giữ lại, làm cho truyền thống đó có nội
dung và hình thức mới phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới. Trải qua mấy
nghìn năm lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, dân tộc ta đã xây dựng nên truyền
thống văn hóa với những giá trị đặc sắc, độc đáo, mang sắc thái riêng của dân
tộc Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng. Vai trò văn hóa truyền
thống ở Bình Định không hề đứng yên và bất biến, mà trái lại luôn đƣợc các
thế hệ ngƣời Bình Định kế tiếp kế thừa, bổ sung, phát triển và đổi mới liên
tục. Đặc biệt, “ở những thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của lịch sử, vào những
thời điểm chuyển giao thời đại, nhiều giá trị, nhiều khía cạnh của văn hóa
truyền thống của Tỉnh cũng có sự thay đổi mang tính bƣớc ngoặt” [7, tr.12-


19

16]. Dựa trên nền tảng của vai trò văn hóa truyền thống, bảo đảm cho sự phát
triển của hệ thống vai trò văn hóa tỉnh Bình Định luôn là một dòng chảy liên
tục, không đứt đoạn, cái mới là những cái mới phù hợp, cái mới đang phát
huy tốt tác dụng theo quan điểm của Đảng và nhân dân ta.
“Các giá trị mới ở đây không phải hoàn toàn tách rời giá trị văn
hóa truyền thống, tinh hoa của nhân loại, càng không phải do ý
muốn chủ quan của một vài cá nhân áp đặt, mà nó đƣợc hình thành
trong sự kế thừa biện chứng, trong sự tiếp nối hợp lôgíc các giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử. kết
hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng - an ninh và ngƣợc lại;
kết hợp giữa xây dựng với bảo vệ, bảo vệ với xây dựng; kết hợp
giữa xây dựng đất nƣớc với xây dựng các tiềm lực của nền quốc
phòng toàn dân và tiềm lực của chiến tranh nhân dân; kết hợp giữa
xây dựng đất nƣớc với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và

thế trận an ninh nhân dân” [10, tr.18, 19].
Vai trò của văn hóa truyền thống đối với sự phát triển du lịch Bình Định
hiện nay gắn với quá trình mở rộng giao lƣu và tiếp biến những giá trị văn
hóa của các dân tộc khác trên thế giới. Mở rộng giao lƣu và tiếp biến văn hóa
giữa các miền, quốc gia, dân tộc với nhau là một vấn đề có tính quy luật của
mọi nền văn hóa, đồng thời cũng là một trong những động lực cơ bản thúc
đẩy sự phát triển văn hóa của tỉnh Bình Định. Trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội, V.I.Lênin đã đề cập đến văn hóa vô sản, coi đây là một động lực
trong phát triển xã hội.
Văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải do những
ngƣời tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản, phát minh ra. Đó hoàn
toàn là điều ngu ngốc. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của
tổng số những kiến thức mà loài ngƣời đã tích lũy đƣợc dƣới ách thống trị của


20

xã hội tƣ bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu.
Khuynh hƣớng bảo thủ thực chất là khuynh hƣớng đề cao, tuyệt đối hóa
truyền thống văn hóa dân tộc. Coi truyền thống văn hóa dân tộc là cái bất
biến, không thể thay đổi đƣợc và vì vậy kế thừa nguyên xi, không cần phải bổ
sung, sửa đổi và phát triển. Từ đó d n đến “đóng cửa”, từ chối hoặc hạ thấp
việc tiếp thụ các giá trị văn hóa bên ngoài [13, tr.40].
Chúng ta có thể tìm hiểu sự ra đời của văn hóa b ng nhiều cách
tiếp cận khác nhau. Ngay từ khi chƣa sinh ra con ngƣời đã nhập
thân vào môi trƣờng văn hóa. Bản thân con ngƣời và văn hóa có
mối quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau. Con ngƣời vừa là chủ nhân
của văn hóa đồng thời cũng là sản phẩm do môi trƣờng văn hóa đó
sản sinh, bồi dƣỡng. Con ngƣời mang trong mình dòng máu chảy
văn hóa và đồng thời cũng là đại diện tiêu biểu của văn hóa [22,

tr.29 - 37].
Mỗi con ngƣời điều mang trong mình một giá trị văn hóa mỗi dân tộc,
mỗi cộng đồng đều hình thành cho mình một nền văn hóa với những đặc
trƣng riêng. Sự ra đời của văn hóa luôn gắn với nguồn gốc phát sinh của loài
ngƣời và các giai đoạn phát triển tâm lý từ động vật đến ngƣời. Để phân biệt
ngƣời (có văn hóa) và động vật (không có văn hóa) , theo Chen và cộng sự đã
dựa vào tâm lý học để phân tích sự phát triển của hành vi từ động vật đến con
ngƣời trải qua 4 giai đoạn (giai đoạn không điều kiện; giai đoạn phản xạ có
điều kiện; giai đoạn sử dụng công cụ; giai đoạn sử dụng biểu trƣng).
Phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống là hai mặt của một
thể thống nhất, có tác động tƣơng hỗ l n nhau trong quá trình phát triển của
mỗi xã hội mà văn hóa đƣợc xem là nền tảng. Việc phát huy các giá trị văn
hoá truyền thống sẽ có tác dụng làm tăng ý thức, trƣớc hết là của mỗi thành
viên trong cộng đồng dân tộc đối với trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa


×