Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thực trạng Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.19 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG – PHÂN VIỆN PHÚ YÊN
ĐOÀN TRƯỜNG HVNH-PVPY

BÀI DỰ THI
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Nhóm SVTH:
1.Phạm Nguyễn Việt Dũng
2.Nguyễn Thị Huyền
3.Nguyễn Minh Quân

ĐH18KT
ĐH18NH
ĐH18KT


I.KHÁI NIỆM
1.Tiền mặt là gì:
Tiền mặt được định nghĩa rất khác nhau trên mỗi khía cạnh (đối với các Ngân
Hàng Thương Mại (NHTM) – trong nền kinh tế nói chung). Tuy nhiên, nhìn chung,
trong nội dung đang nghiên cứu dưới đây, tiền mặt có thể được hiểu là một hình thức
của tiền tệ, theo đó trong thời gian giao dịch, chức năng lưu thông và cất trữ giá trị
được thực hiện mà không cần sự tham gia của các định chế tài chính trung gian đặc
thù.
2.Thanh toán
Thanh toán, trong các mối quan hệ kinh tế, được hiểu một cách khái quát nhất là
việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa các bên trong những quan hệ kinh tế nhất định.
Tiền ở đây được hiểu là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để
nhận hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.
3. Thanh toán không dùng tiền mặt ( TTKDTM )
Thanh toán không dùng tiền mặt ( thanh toán chuyển khoản ) là phương thức chi


trả thực hiện bằng cách trích một số tiền từ tài khoản người chi trả chuyển sang tài
khoản người được hưởng. Các tài khoản này đều được mở tại ngân hàng.
II. THỰC TRẠNG TTKDTM Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Hiện nay, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến
tại các nước trên thế giới như : Bỉ, Pháp, Anh… Ở Pháp tỷ lệ thanh toán không dùng
tiền mặt là 92%, trong khi đó tỷ lệ này ở Bỉ cao hơn 1% so với Pháp, còn ở Anh tỷ lệ
này chiếm 89%.

Vậy vị trí của Việt Nam đang nằm ở đâu trên bản đồ thanh toán không dùng tiền
mặt trên thế giới. Theo số liệu thống kê 2015 thì thanh toán không dùng tiền mặt


chiếm 35% tổng giao dịch. Thì so với những nước nêu ở trên thì còn thua kém rất
nhiều, tuy nhiên sẻ có những ý kiến trái chiều cho rằng đây là những nước phát triển
nên kho so sánh với Việt Nam (một nước đang phát triển). Mà chúng ta phải nhìn lên
để giúp Việt Nam chứ không thể đi so sánh với các nước kém phát triển hơn.
1. Thanh toán qua thẻ
Một trong các phương tiện thanh toán khá phổ biến và được sử dụng nhiều nhất
hiện nay là thẻ thanh toán giao dịch qua máy ATM, máy POS. Theo thống kê của ngân
hàng Vietinbank, hiện nay đã có 43 ngân hàng tham gia phát hành thẻ. Đến cuối tháng
6/2014, cả nước đã có trên 72 triệu thẻ, gấp 3.600 lần năm 2002. Lượng ATM (máy rút
tiền tự động) và POS (máy chấp nhận thẻ) lên gần 165.000 chiếc. Doanh số thanh toán
thẻ nội địa năm 2013 cũng lần đầu tiên vượt một triệu tỷ đồng.
Thống kê số lượng thẻ, số lượng máy POS và máy ATM trong toàn hệ thống tính
đến tháng 6/2014

Số lượng thẻ (Đơn vị: triệu ) - Nguồn: NHNN
Số lượng thẻ của các ngân hàng phát hành tăng lên nhanh chóng, chỉ mới qua 6
tháng đầu năm 2014 số lượng thẻ đã gia tăng gần 9% so với năm 2013, tương ứng với
mức tăng tuyệt đối là 5,9 triệu thẻ. Chất lượng kinh doanh của ngân hàng qua dịch vụ

thẻ cũng được nâng cao, thể hiện trên doanh số thẻ nội địa tăng đều qua các năm, đến
hết tháng 6 năm 2014, doanh số này đã đạt gần 60% doanh số của năm 2013, đạt trên
600.000 tỷ đồng.


Doanh số thanh toán thẻ nội địa (Đơn vị: tỷ đồng) - Nguồn: NHNN

Số lượng máy POS ( Đơn vị: chiếc) - Nguồn: NHNN
Máy POS được sử dụng ngày càng nhiều hơn trong thanh toán hiện bởi nhiều tiện
ích mà nó mang lại như nhỏ gọn và phù hợp với nhu cầu mua sắm tại các trung tâm
thương mại, các siêu thị ngày càng gia tăng như hiện nay, POS gắn liền với ngành
công nghiệp bán lẻ và dịch vụ. Tính đến tháng 6 năm 2014 trong cả nước đã có tới
147500 máy POS, tăng 15500 so với cuối năm 2013. Đầu tư cho máy POS thấp hơn
rất nhiều so với đầu tư ATM mà lại đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người sử dụng.


Tuy nhiên, ở Việt Nam, mặc dù số lượng máy POS lớn như thế nhưng doanh số thanh
toán qua máy POS vẫn còn rất thấp do thiếu sự liên kết đồng bộ giữa các ngân hàng và
các trung tâm mua bán, máy POS vẫn còn rất xa lạ với hầu hết người dân, cộng thêm
với việc các ngân hàng lại thường đầu tư lắp đặt ATM tại các trung tâm này thay vì đầu
tư máy POS, do đó người dân thường có thói quen rút tiền mặt để thanh toán hơn là
quẹt thẻ để thanh toán.

Số máy ATM (Đơn vị: chiếc) - Nguồn: NHNN
Trong hệ thống các Ngân hàng thương mại thì Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
hiện có số lượng máy ATM dẫn đầu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh với khoảng 710 máy, tiếp sau đó là Agribank với khoảng 600 máy, Vietinbank là
580 máy,v.v.. Mặc dù số lượng ATM đã tăng lên nhanh chóng, phục vụ cho nhu cầu sử
dụng trong nền kinh tế nhưng vẫn còn nhiều yếu kém như chất lượng không đồng đều,
đôi khi còn gặp phải lỗi và các biện pháp bảo trì, sửa chữa còn chậm trễ, bên cạnh đó

thì phần lớn các máy ATM cũng chỉ chủ yếu phục vụ cho các cá nhân, sử dụng với
mục đích rút tiền mặt để thanh toán, vì vậy lượng tiền mặt trong lưu thông còn khá
lớn, hệ thống TTKDTM còn chưa đồng bộ và khó khăn trong việc hoàn thiện.
2. Thanh toán bằng Séc
Ở nước ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ lâu nhưng đến nay, phương tiện thanh
toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh
chóng trong giao dịch mua bán, người mua hàng ký séc đưa cho người bán và người


bán chỉ cần cầm séc và chứng minh nhân dân ra ngân hàng là có thể nhận được tiền
hoặc chuyển vào tài khoản nhưng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm
khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt. Nguyên nhân thanh toán bằng séc bị
hạn chế là do chưa có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà hiện
chỉ “động viên” dùng séc và một nguyên nhân khác là tâm lí lo ngại của người bán
hàng sợ tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro, thời gian
để có thể thanh toán Séc thường lâu hơn các hình thức khác vì thường phải giao dịch
thanh toán Séc với ngân hàng. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu
khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các Ngân
hàng thương mại phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước
nhưng hiện tại, Ngân Hàng Nhà Nước chưa có trung tâm thanh toán bù trừ séc chính
thức.
3. Một số hình thức thanh toán khác
Thanh toán qua Internet banking: Các dịch vụ hiện đại như Internet Banking,
Mobile Banking lần lượt ra đời từ năm 2004 đi kèm với các tiện ích như thanh toán
hóa đơn điện, nước, cước viễn thông, mua vé máy bay và mới đây là thu hộ ngân sách
khiến tỷ trọng TTKDTM ngày càng tăng, tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt giảm từ trên
20% năm 2004 về còn khoảng 12% hiện nay.
Ví điện tử - một chiếc "ví" mở trên mạng dùng cho thanh toán trong thương mại
điện tử xuất hiện tại Việt Nam năm 2008, đây là một trong những hình thức TTKDTM
mới và có nhiều tiền ích trong thanh toán cho người dùng đối với các giao dịch mua

bán hàng hóa. Từ chỗ chỉ có khoảng 70.000 ví sau một năm phát triển, đến cuối năm
2013 lượng ví điện tử trên cả nước lên tới hơn 1,8 triệu đơn vị, tổng giá trị giao dịch
23.300 tỷ đồng. Hiện đã có 9 tổ chức không phải là ngân hàng thí điểm dịch vụ ví điện
tử thông qua 33 tổ chức tín dụng.
Trong tương lai, các chuyên gia nhận định TTKDTM sẽ ngày càng nở rộ. Với Đề
án “Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 – 2015” được Thủ
Tướng phê duyệt, Chính Phủ cũng đặt mục tiêu tới năm 2015 tỷ lệ thanh toán bằng
tiền mặt sẽ giảm về 11% để nhường chỗ cho các giao dịch phi tiền mặt, tỷ lệ người
dân có tài khoản ngân hàng cũng sẽ tăng từ 20% lên 35-40%. Để đạt được mục tiêu đề
ra trong đề án này, đòi hỏi Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cùng các Ngân hàng
thương mại phải có kế hoạch hoàn chỉnh để hoàn thiện một cách đồng bộ hệ thống


TTKDTM, cũng như có giải pháp để nâng cao nhận thức của người dân trong việc hạn
chế thanh toán bằng tiền mặt.
4.Thanh toán không dùng tiền mặt tại các doanh nghiệp
Hiện nay Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp. Giá trị giao dịch của các
doanh nghiệp này chiếm phần lớn trong tổng giá trị giao dịch của nền kinh tế và trong
TTKDTM.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đều thanh toán các khoản chi mua nguyên
vật liệu, tài sản, thanh toán chi phí qua tài khoản ngân hàng. Theo khoản 2 điều 15
thông tư Số: 219/2013/TT- BTC áp dụng từ ngày 01/01/2014 và nghị định Số:
218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định: điều kiện để được khấu trừ thuế VAT đầu
vào và tính chi phí được trừ cho doanh nghiệp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là
với các hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi tiệu đồng trở lên
thì phải có chứng từ TTKDTM. Nhờ có quy định này mà việc TTKDTM trở nên phổ
biến tại các ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng nhờ các lợi ích về tính nhanh gọn, tiện lợi,
giảm thiểu rủi ro và có bên thứ ba làm chứng (Ngân hàng) mà TTKDTM được các
doanh nghiệp thường xuyên sử dụng.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đều tiến hành kê khai và nộp thuế qua mạng.

Việc thực hiện kê khai và nộp thuế qua mạng được tiến hành bằng các thao tác trên
máy vi tính và qua tài khoản ngân hàng đã kết nối với hệ thống nộp thuế điện tử của
Tổng Cục Thuế. Việc nộp thuế qua mạng không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm
được thời gian giao dịch tại các cơ quan thuế mà còn tiết kiệm được một lượng tài
chính đáng kể.
Thương mại quốc tế hiện nay đang trở thành một xu hướng trong nền kinh tế Việt
Nam. Rất nhiều các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu với các đối tác nước
ngoài. Phần lớn việc thanh toán quốc tế đều được thực hiện bằng TTKDTM như qua
thanh toán tín dụng chứng từ, thanh toán nhờ thu,… Việc TTKDTM trong thương mại
quốc tế không những giúp đẩy mạnh hoạt động TTKDTM trong toàn nền kinh tế nói
chung mà còn giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí cũng như đẩy
mạnh phát triển thương mại quốc tế.
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT
1. Mặt Tích cực
Thị trường thẻ tín dụng “nóng” trở lại


Trong những năm đổi mới hệ thống các công cụ chủ yếu của Việt Nam bao gồm:
séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thanh toán điện tử-thẻ thanh toán, các
công cụ thanh toán này được thực hiện trên các hệ thống thanh toán: Thanh toán điện
tử liên ngân hàng: thanh toán bù trừ (trên địa bàn tỉnh , thành phố) thanh toán chuyển
tiền điện tử liên ngân hàng: thanh toán nội bộ các ngân hàng và thanh toán quốc tế.
Đến nay các phương tiện thanh toán này phát huy tác dụng phục vụ nền kinh tế đang
chuyển đổi và phát triển.
Là nước đi sau
Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, nhờ đó có thể tránh
được một số rủi ro nhất định.
Người tiêu dùng Việt Nam
Rất nhanh trong việc thích nghi và ứng dụng các dịch vụ mới. Ví dụ: Dịch vụ

điện thoại thẻ, điện thoại di động, dịch vụ Internet trong một thời gian ngắn đã phát
triển nhanh chong trong khi nhu cầu thực sự không đến mức như vậy. Như vậy không
có lý do gì mà không thể phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt-một
hình thức thanh toán rất tích cực và văn minh. Đó là xu hướng chung của thế giới
2. Mặt tiêu cực
Thiếu cơ sở pháp lý cho thanh toán không dùng tiền mặt
Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng là hai văn bản pháp lý
cao nhất quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, việc áp
dụng thể thức thanh toán này vẫn dựa trên những văn bản dưới luật ra đời cách đây 2-4
năm và đang gây nhiều khó khăn cho hoạt động tài chính.
Dùng tiền mặt phổ biến hơn thanh toán qua ngân hàng
Những khó khăn mà các ngân hàng đến nay vẫn đề cập là sự chậm chạp trong
việc cải tiến các hình thức thanh toán qua ngân hàng, việc thay đổi tập quán thanh toán
tiền mặt trong rất nhiều giao dịch. Đề cập riêng lĩnh vực thẻ thanh toán – một phương
tiện thanh toán tiên tiến và phổ biến trên thế giới, thế nhưng đến nay cũng chỉ mới có
ba ngân hàng trong nước có phát hành thẻ tín dụng quốc tế với số lượng chỉ vài chục
ngàn thẻ. Đối với các giao dịch của cá nhân trong nước, chỉ mới có 2 ngân hàng đã
phát hành thẻ thanh toán. Như vậy cũng chưa đỉ để hình thức mới này trở nên phổ biến
thanh toán không dùng tiền mặt.
Thu nhập bình quân chưa cao
Thu nhập của dân cư nói chung còn thấp, nhu cầu thiết yếu dân cư còn mua ở
chợ “tự do” là chủ yếu, thêm vào đó là thói quen sử dụng tiền mặt đơn giản thuận tiện
bao đời nay không dễ một sớm một chiều thay đổi được. Đồng thời muốn sử dụng
phương tiện thanh toán hiện đại lại cũng cần có sự hiểu biết nhất định
Cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán
Đang trong giai đoạn hình thành với việc vận dụng các kỹ thuật, quy trình công
nghệ thông tin, thanh toán hiện đại, một vấn đề phức tạp rất cần có sự phối hợp trên
nhiều phương tiện: vốn, phương tiện thanh toán và kỹ thuật thanh toán mới tiên tiến,
lượng thời gian cần thiết trình độ tổ chức vận hành thực hiện.
Đồng thời các khu công nghiệp, siêu thị tập trung chưa phát triển, đang trong

giai đoạn quy hoạch nên chưa có điều kiện thu hút tiêu dùng của dân cư, nên chưa
được sự dụng các công nghệ hiện tương thích.


Các ngân hàng vẫn thiếu sự hợp tác với nhau
Mặc dù có những nỗ lực cải tiến công nghệ, đa dạng các dịch vụ ngân hàng,
nhưng theo nhiều ý kiến chuyên viên, việc tự mỗi ngân hàng vận động mà không có sự
hợp tác đã làm giảm đi hiệu quả đầu tư. Mới đây nhất là việc cùng lúc nhiều ngân hàng
cùng tự trang bị máy rút tiền tự động ATM chỉ để sử dụng cho thẻ của riêng ngân hàng
mình. Trong khi đó, mỗi máy lại chỉ phục vụ cho việc rút tiền của một loại thẻ thay vì
cần được sử dụng chung cho các loại thẻ thay vì cần được sử dụng chung cho các loại
thẻ của các ngân hàng khác nhau. Chi phí trang bị rất tốn kém. Hơn nữa, lại gây bất
tiện cho người sử dụng. Bây giờ thì các ngân hàng đã liên kết với nhau cây ATM của
ngân hàng này có thể rút được thẻ ngân hàng khác "nếu" các ngân hàng đó có liên kết
với nhau mà chi phí lại vô cùng đắt đỏ.
3. Các mặt hạn chế của thanh toán không dùng tiền mặt
Do thói quen tiêu dùng của người dân nên tiền mặt vẫn còn rất phổ biển
 Phương thức mới chỉ được một số tổ chức cá nhân hưởng ứng vì đa phần thu
nhập của người dân còn chưa cao.
 Các dịch vụ thanh toán theo phương thức mới chỉ xuất hiện ở những Tp lớn, khu
công nghiệp trọng điểm…
 Đội ngũ nhân viên công tác còn yếu về nghiệp vụ, thái độ phục vụ đôi khi vẫn
còn khiến người tiên dùng phản ánh.
 Phí dịch vụ vẫn còn khá cao những giao dịch lớn và trung bình.
 Ngoài ra khi sử dụng một số phương tiện thanh toán, người tiêu dùng lại trả thêm
phụ phi.
4. Những giải pháp khắc phục
 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thanh toán trong khu vực .
 Tăng cường sự phối hợp giữa Ngân Hàng Nhà Nước và các bộ ngành trong việc
chỉ đạo điều hành, quản lý hoạt động thanh toán của các tổ chức, cá nhân trên phạm vi

toàn quốc.
 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán, tạo ra một môi trường
cạnh tranh công bằng, lành mạnh mà ở đó quyền lợi của các bên tham gia được đảm
bảo.
 Tăng cười đầu tư và phát triển công nghệ, hiện đại trang bị thiết bị để phục vụ
khách hàng. Tránh tình trạng tắc nghẽn, quá tải của máy ATM.
 Chú trọng an ninh, bảo mật, an toàn tài sản của khách hàng sử dụng dịch vụ trả
lương qua tài khoản.
 Tăng cường sự tham gia của các đối tượng cung ứng dịch vụ thanh toán, nhất là
dịch vụ thanh toán điện tử. ổn định nguồn điện cung cấp cho hệ thống thanh toán.
5. Thuận lợi của việc thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam
Mặc dù thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên thông dụng ở phần lớn các
nước trên thế giới nhưng tại Việt Nam, đây vẫn còn là những phương tiện thanh toán
khá mới mẻ và chưa được nhiều người biết đến. Chủ yếu sử dụng phương thức thanh
toán này là khách du lịch quốc tế đang đổ xô vào Việt Nam và các công ty nước ngoài.
Thanh toán không dùng tiền mặt mang lại rất nhiều ích lợi đối với ngân hàng, nhà
nước và người dân. Như Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng phát biểu: “Khi thanh
toán điện tử đã chiếm 90% tổng thanh toán trở lên thì các nghiên cứu người ta chỉ ra


rằng nếu anh chuyển từ thanh toán tiền mặt cỡ 90% thì không cần làm gì khác GDP
tăng 1%” .
Đối với người sử dụng
Các phương tiện như thẻ tin dụng, séc,… là những phương tiện thanh toán, chi trả
hiện đại có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt tại các quầy
thanh toán tại ngân hàng hay tại các máy rút tiền tự động, điều này rất tiện lợi. Ta có
thể thanh toán mà không cần mang theo nhiều tiền mặt. Sử dụng các phương tiện này
an toàn hơn nhiều so với hình thức thanh toán tiên mặt. Không lo sợ bị mất cắp hay rơi
vì nó không có giá trị đối với người không phải là chủ sở hữu. Tạo sự an toàn khi
thanh toán với đối tác trong làm ăn kinh doanh và văn minh lịch sự là điều cần thiết.

Ông Vũ Tiến Lộc Chủ tịch phòng thương mại & công nghiệp Việt Nam (VCCI) : “ khi
chúng ta tham gia các quan hệ giao dịch với đối tác nếu ta sử dụng tiền mặt hay thanh
toán chủ yếu bằng tiền mặt riêng việc đó đã không được lòng tin của các đối tác, thanh
toán không dùng tiền mặt là biện pháp thậm chí là quan trọng bật nhất để có thể đảm
bảo minh bạch và đảm bảo chúng ta chống tham nhũng. Không dùng tiền mặt sẽ là văn
hóa của chúng ta chứ phải dùng tiền mặt là văn hóa của người việt”.
Đối với những cơ sở chấp nhận các phương thúc thanh toán này
Những cơ sử này tránh được thanh toán dùng tiền giả hay những vấn đề mất cắp
xảy ra ở cơ sở kinh doanh của mình và việc thanh toán an toàn hơn.
Đối với ngân hàng phát hành các phương tiện thanh toán này
Việc áp dụng các phương tiện này cho phép ngân hàng đưa ra các dịch vụ cho
khách hàng. Đây là những phương tiện tối ưu để hấp dẫn khách hàng mới và tăng thu
nhập cho ngân hàng từ các chi phí khi sử dụng các phương tiện kinh doanh của ngân
hàng, mở rộng kinh doanh ngân hàng trên toàn cầu. Ví dụ như mobile banking,
internet banking hay tiêu biểu trong trường chúng ta, thẻ sinh viên BIDV có thể nạp
card vietel mobiphone mà chỉ qua một tin nhắn.
Đối với toàn xã hội
VIệc thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm nhu cầu giữ tiền mặt, giảm lượng
tiền mặt trong lưu thông dẫn tới giảm vận chuyển và phát hành tiền. Sử dụng các
phương tiện này giải quyết được tình trạng bất tiện nếu dùng tiền mặt như mất vệ sinh,
không thuận lợi, không an toàn-> dẫn tới giảm cướp giật….
Nhìn chung thì các phương thức thanh toán này còn góp phần đẩy mạnh hoạt động
kinh doanh phát triển với nhịp độ nhanh hơn nhờ việc khuyến khích tiêu dùng cá nhân
của các tầng lớp cá nhân có thu nhập ổn định.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN XU
HƯỚNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT.
Bản thân chúng tôi là sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, theo chúng tôi để
góp phần thực hiện việc phát triển xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt, cần làm
những tốt những việc: Trong cuộc sống và lối sống cần có một cuộc sống lành mạnh
và có ích…Trước hết đó là việc phấn đấu trong học tập, xác định một động cơ học tập

đúng, và có những ý thức, kế hoạch và mục tiêu học tập rõ ràng. Học tập tốt sẻ trang bị
cho tôi có một nền tảng kiến thức vững chắc để thành công hơn trong cuộc sống hiện
tại và sau này trong rèn luyện tu dưỡng bản thân việc tham gia tích cực vào các hoạt
động Đoàn thể, xã hội, các hoạt động tình nguyện giúp ích cho cộng đồng…Sinh viên
là thế hệ trẻ, là người chủ của đất nước trong tương lai không xa và do đó mỗi một
người có một lối sống lành mạnh, có tri thức, có bản lĩnh vững vàng chia sẻ cùng cộng
đồng. Ngoài những điều trên, mỗi sinh viên chúng ta cần:


- Ra sức học tập, tích lũy nắm vững kiến cơ bản, kiến thức chuyên môn để thật sự
có trình độ chuẩn bị tự tin vào đời lập nghiệp nhanh chóng đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi
ngày càng cao của xã hội.
- Tăng cường nâng cao nhận thức về sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
đất nước.
- Sống có văn hóa, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng,
luật phát của Nhà Nước.
- Gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.
- Chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập nâng cao về trình độ học tập.
- Ra sức nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học.
- Vươn lên nắm vững khoa học kỹ thuật, công nghệ.
- Nhiệt tình hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn trường, xã hội tổ chức.
Vậy tất cả chúng ta hãy chung tay vì một xã hội mà “ thanh toán không dùng tiền
mặt sẽ là văn hóa của người Việt Nam chúng ta”



×