Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN: Một số biện pháp xây dựng phong trào “Kế hoạch nhỏ” trong công tác Đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.11 KB, 5 trang )

Một số biện pháp xây dựng phong trào “Kế hoạch nhỏ” trong công tác Đội
Người thực hiện: Nguyễn Đức Hà

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Phong trào kế hoạch nhỏ là một phong trào của thiếu nhi Việt Nam ra đời
năm 1958 do Đội Thiếu niên Tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh tổ chức theo sáng
kiến của thiếu nhi Tỉnh Sơn Tây và Hải Phòng, lấy kinh phí để xây dựng nhà máy
nhựa TNTP tại Hải Phòng. Sau nhiều năm triển khai, phong trào đã phát triển rộng
khắp và đạt được nhiều kết quả như: góp phần cho ra đời “Đoàn tàu lửa mang tên
Đội TNTP Hồ Chí Minh”, xây dựng “Khách sạn khăn quàng đỏ” ở Thủ đô Hà
Nội, xây dựng tượng đài và khu di tích kỷ niệm Kim Đồng, xây dựng tượng đài và
nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt
động Đội như mua trống, cờ, khăn quàng đỏ…
Phong trào “Kế hoạch nhỏ” có ý nghĩa thiết thực nhằm khơi dậy lòng tự hào
về truyền thống vẻ vang của Đội, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm,
đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn... Có thể nói “Kế hoạch nhỏ” là một
trong những phong trào lớn đã trở thành truyền thống trong hoạt động của Đội
TNTP Hồ Chí Minh suốt mấy chục năm qua. Với nhiều hoạt động và hình thức
thực tế rất phong phú như: thu nhặt giấy vụn, ve chai, phế liệu, nuôi heo đất, nhặt
lúa rơi... để thực hành tiết kiệm và góp phần gây quĩ Đội trong thời gian qua rất
thành công.
- Thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ theo chủ trương của Hội Đồng Đội từ TW
đến HĐĐ cấp xã về công tác xây dựng kế hoạch nhỏ trong nhiều năm qua đã tác
động sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa đến cơ sở đội. Hình thức này đã mang lại cho
nhiều Liên đội một nguồn quỹ khá lớn để phục vụ cho các hoạt động trong nhà
trường. Phong trào “Kế hoạch nhỏ” không những mang lại hiệu quả về vật chất,
mà còn mạng lại ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục đội viên, học sinh biết giữ gìn
vệ sinh môi trường Xanh – Sạch – Đẹp, biết xây dựng cuộc sống tiết kiệm. Đặc
biệt hưởng ứng cuộc vận động thực hiện kế hoạch nhỏ trong năm học 2016 – 2017
với chủ đề “ Giúp bạn đến trường”. Mục đích nhằm giáo dục ý thức tiết kiệm, tình
yêu lao động, trách nhiệm cộng đồng, thúc đẩy thiếu nhi tích cực tham gia các hoạt


động mang lại lợi ích xã hội; Tăng cường sự chia sẻ, tương trợ lẫn nhau của các em
đội viên giữa các đơn vị, khu vực, vùng miền; khuyến khích thiếu nhi nơi có điều
kiện kinh tế xã hội thuận lợi tham gia kết nghĩa, tặng quà, xây dựng công trình
măng non cho thiếu nhi ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo;
Vận động kinh phí xây dựng “Quỹ tình thương” trong các Liên đội để trao tặng
cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại các xã miền núi, vùng khó khăn, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Rút kinh nghiệm trong những năm qua về việc tổ chức thực hiện các phong
trào lớn của Đội, bản thân tổng phụ trách xác định phương hướng nhiệm vụ để xây
dựng một đề tài mang lại ý nghĩa cho hoạt động của đội TNTP Hồ Chí Minh trong
năm học 2016 – 2017 mang lại hiệu quả thiết thực và đạt chỉ tiêu phân bổ của
HĐĐ huyện.

-

1


Một số biện pháp xây dựng phong trào “Kế hoạch nhỏ” trong công tác Đội
Người thực hiện: Nguyễn Đức Hà

II. THỰC TRẠNG:
1/ Thuận lợi:
- Đa số các em học sinh ở địa bàn Quỳnh Tân đời sống còn nhiều khó khăn,
tuy nhiên các em luôn tích cực tham gia phong trào kế hoạch nhỏ. Với lại địa
phương luôn quan tâm và tạo điều kiện cho nhà trường cùng các em tham gia các
phong trào như “Diệt chuột, diệt châu chấu” bảo vệ mùa màng.
- Địa bàn xã Quỳnh Tân là một xã thuộc vùng nông thôn – miền núi nên các
lượng chuột, châu chấu phá hoại mùa màng khá nhiều.
2/ Khó khăn

- Hầu hết các em ngoài việc đến trường học tập, sau khi trở về nhà đều phải
tham gia phụ việc giúp gia đình kiếm sống nên có ít thời gian rảnh rỗi.
- Lượng phế thải trên địa bàn không nhiều nên việc thu gom có phần hạn chế,
khi thu gom không được nhiều.
Xét từ thực trạng và những hạn chế nêu trên, là tổng phụ trách đội tôi thiết
nghĩ, để thực hiện tốt kế hoạch đề ra giáo dục sâu rộng và mang lại ý nghĩa của
thiếu niên tôi đã chọn đề tài:
Một số biện pháp xây dựng phong trào “Kế hoạch nhỏ” trong công tác Đội
Với nội dung cụ thể như sau:
III. NỘI DUNG:
Vào đầu năm học, sau khi tập huấn về công tác Đội do HĐĐ huyện Quỳnh
Lưu tổ chức. Tôi đã sớm lập kế hoạch công tác Đội cho Liên đội THCS Quỳnh
Tân trong năm học 2016 – 2017 kịp thời. Đồng thời xây dựng kế hoạch về phong
trào “Kế hoạch nhỏ” cho Liên đội, cụ thể:
Bước 1:
Xây dựng nội dung, xin chủ trương Ban Giám Hiệu thông qua hội đồng sư
phạm nhà trường, ban phụ trách đội, xin ý kiến và sự đồng tình của Ban đại diện
Hội cha mẹ học sinh thống nhất để thực hiện phong trào.
Bước 2:
Xây dựng kế hoạch cụ thể trình ban giám hiệu ký duyệt để tổ chức phát động
phong trào, kết hợp với ban chấp hành Đoàn trường, ban chỉ huy Liên đội. Sau
khi được sự thống nhất thì bản thân tổng phụ trách tiến hành phát động đến từng
học sinh kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, ban chỉ huy Liên, Chi đội để thực
hiện phong trào. Kế hoạch thực hiện được xây dựng cụ thể như sau:
1/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Đây là một phong trào thu gom thực hiện theo hướng dẫn của Hội Đồng Đội
các cấp tạo điều kiện lấy nguồn kinh phí để Đội hoạt động, đồng thời quyên góp
-

2



Một số biện pháp xây dựng phong trào “Kế hoạch nhỏ” trong công tác Đội
Người thực hiện: Nguyễn Đức Hà

đá xây dựng Trường Sa, xây các nhà tình nghĩa, góp phần tạo cảnh quan, giữ gìn
môi trường sư phạm Xanh – Sạch – Đẹp.
2/ THỜI GIAN THỰC HIỆN:
* Đợt 1:
Căn cứ vào thời gian và tình hình địa phương đầu tháng 10 sẽ phát động diệt
chuột, diệt châu chấu để bảo vệ mùa màng vào vụ mùa Đông Xuân.
* Đợt 2:
Phát động trước tuần nghỉ Tết Nguyên Đán về việc thu gom lon bia để tuần
sau Tết nạp về Liên đội.
3/ ĐỐI TƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG THAM GIA:
Tất cả học sinh đang theo học tại trường THCS Quỳnh Tân không hạn chế số
lượng học sinh tham gia.
4/ Nội dung:
Đợt 1: Mỗi học sinh tham gia ít nhất là 10 đuôi chuột hoặc 1 kg châu chấu.
Khuyến khích học sinh tham gia trên số lượng qui định và được biểu dương chiến
sĩ kế hoạch nhỏ theo qui định của Hội đồng đội huyện.
Đợt 2: Mỗi học sinh tham gia ít nhất là 20 lon bia.
Ngoài ra, khuyến khích các em học sinh thu gom giấy vụn, giấy nháp hàng
tuần thông qua thùng “Kế hoạch nhỏ”
IV. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Tổng phụ trách đội:
* Đối với tổng phụ trách phải triển khai đến tận từng học sinh trong buổi sinh
hoạt đầu tuần, sinh hoạt ngoại khoá, hay những giờ trống đối với giáo viên bộ
môn đi công tác, phát động trong các buổi phát thanh măng non, tuyên truyền
măng non... vận động học sinh tiết kiệm bằng cách không nên xã rác bừa bãi

trong phòng học về các loại giấy nháp và tập sách không còn sử dụng, chuẩn bị
hàng ngày ở nhà để vào thùng “Kế hoạch nhỏ” của Liên đội.
- Giáo viên chủ nhiệm:
* Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, có trách nhiệm nhắc nhở học sinh lớp chủ
nhiệm của mình tham gia phong trào một cách thường xuyên, giáo dục ý nghĩa
của việc tham gia phong trào “Kế hoạch nhỏ”, giữ gìn vệ sinh môi trường,...
Thành lập ban thu gom ghi nhận kết quả thực hiện của từng đội viên, lập danh
sách đề nghị đối với những đội viên thực hiện vượt chỉ tiêu cụ thể, tuyên dương
từng đội viên, từng Chi Đội thực hiện tốt trong mỗi đợt.
-

3


Một số biện pháp xây dựng phong trào “Kế hoạch nhỏ” trong công tác Đội
Người thực hiện: Nguyễn Đức Hà

- Trách nhiệm của BCH Liên, Chi đội – Đội phát thanh măng non, tuyên
truyền măng non:
* Thường xuyên tham mưu với TPT Đội, BPT đội nhà trường, thực hiện việc
phát thanh, tuyên truyền hàng tuần theo qui định của phong trào, mỗi tuần thực
hiện 6 buổi.
BCH Liên, Chi Đội phải thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, phát hiện những
bạn không thực hiện đúng nội qui nhà trường, có hành vi xã rác lên sân trường, thì
có hướng giải quyết kịp thời và báo cáo ngay cho TPT hoặc BPT đội để có hướng
giải quyết. Đặc biệt đội ngũ này phải luôn nêu gương trước toàn trường, toàn liên
đội về việc làm của mình.
- Đội viên – học sinh:
* Đối với học sinh – Đội viên nêu cao tình thần tự giác, tự ý thức được việc
làm ý nghĩa của cuộc vận động thu gom, cùng nhau thi đua để thực hiện tiết kiệm

giấy giữ gìn vệ sinh chung cho lớp học và cảnh quan của trường, báo cáo với gia
đình về viêc làm, giải thích ý nghĩa việc làm đến cha mẹ của mình nếu có nhu cầu
cần giải thích cho mọi người biết.
Ngoài những qui định trên các em học sinh phải thường xuyên theo dõi và
nhắc nhở nhau thực hiện phong trào... ngoài ra ban phụ trách thu gom sẽ tuyên
dương mỗi tuần đối với những Chi đội hoặc cá nhân thực hiện tốt đồng thời nhắc
nhở những em thiếu tinh thần tham gia phải biết việc làm mang ý nghĩa đó để các
em ý thức việc làm của mình.
IV.KẾT QUẢ THỰC ĐẠT ĐƯỢC:
Đa số học sinh hiểu được ý nghĩa về các phong trào và tham gia thực hiện tốt
phong trào đề ra.
Tính theo tổng số học sinh trên toàn trường thì có 100% đội viên tham gia.
Đợt 1:
Chuột: 4500 đuôi x 300đ = 1.350.000đ
Châu chấu: 350 kg x 5000đ = 1.750.000đ
Đợt 2:
Lon bia: 7620 lon x 300đ = 2.280.000đ
Ngoài ra, thu gom từ thùng “Kế hoạch nhỏ” được 155kg giấy loại x 2.000 đ =
310.000đ
Tổng số tiền thu được trong các đợt thu gom với số tiền là: 5.690.000đ
(Năm triệu sáu trăm chín mươi ngàn đồng)
Đặc biệt trong quá trình phát động phong trào đã tạo được không khí sôi nổi và
tích cực thi đua trong các Chi Đội. Liên đội đã trích một số nguồn kinh phí từ
-

4


Một số biện pháp xây dựng phong trào “Kế hoạch nhỏ” trong công tác Đội
Người thực hiện: Nguyễn Đức Hà


phong trào “Kế hoạch nhỏ” để nạp lên cấp trên cho phong trào “Giúp bạn đến
trường”
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Đây là một công trình lớn do Hội Đồng Đội phát động và thực tế khi triển
khai thực hiện tại đơn vị đã mang lại hiệu quả thiết thực giáo dục truyền thống tốt
giúp học sinh, đội viên hiểu được tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” và giúp được
nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhằm ngăn chặn tình trạng bỏ học giữa.
Bên cạnh đó còn giáo dục học sinh biết giữ gìn vệ sinh chung cho toàn trường
đồng thời góp phần giữ gìn cảnh quan môi trường Xanh – Sạch – Đẹp tạo cảm
giác thân thiện, mến yêu ngôi trường.
- Biết tác hại của một số động vật có hại đến mùa màng, đến thành quả của bố
mẹ, của những người nông dân từ đó chung tay cùng bảo vệ và tiêu diệt.
- Góp phần xây dựng các công trình cĩ ích mà cấp trên phát động.
- Giáo dục được ý thức tiết kiệm, chống lãng phí, gây ô nhiễm môi trường từ
các chất phế thải do thiếu ý thức như trước khi thực hiện phong trào.
VII. KẾT LUẬN:
Trên đây chỉ là một số biện pháp xây dựng phong trào “Kế hoạch nhỏ” mà
tôi đã mạnh dạn áp dụng và triển khai trong Liên đội, tuy nhiên sức lan tỏa của nó
chưa cao, chưa sâu rộng. Tuy nhiên, tôi tin chắc với ý thức tự giác của mỗi học
sinh cùng với sự chỉ bảo tận tình của các đồng chí giáo viên, phong trào này sẽ
được phát huy cao hơn nữa, mang lại hiệu quả cao hơn nữa! Rất mong những
đóng góp quý báu của các đồng nghiệp để phong trào “Kế hoạch nhỏ” được hoàn
thiện và đạt kết quả cao trong những năm học tiếp theo.
Quỳnh Tân, ngày 05 tháng 02 năm 2017
DUYỆT CỦA HĐKH

NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Đức Hà


-

5



×