Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến tại xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.89 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

LƯỜNG THỊ MAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT NẤM SƠN XUYẾN TẠI XÃ KÝ PHÚ,
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
: Phát triển nông thôn
Khoa
Khóa học

: Kinh tế & PTNT
: 2013 - 2017

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------



-----------

LƯỜNG THỊ MAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT NẤM SƠN XUYẾN TẠI XÃ KÝ PHÚ,
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN.

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Lớp

: Chính quy
: Hướng ứng dụng
: Phát triển nông thôn
: K45 - PTNT NO2

Khoa
: Kinh tế & PTNT
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Giang
Cán bộ cơ sở
: Chủ cơ sở Nguyễn Thị Xuyến

Thái Nguyên - 2017



i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận "Tìm hiểu cơ cấu tổ chức
và hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến tại xã Ký Phú,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên " tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ
quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả
các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
nghiên cứu khóa luận này.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Phòng Đào tạo trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức
cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn cô
giáo, Ths Nguyễn Thị Giang, đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn UBND Xã Ký Phú, các cá nhân là chủ các
cơ sở, chủ nhiệm cơ sở trên địa bàn xóm Đặn 1 đã giúp đỡ, cung cấp thông tin, số
liệu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ
nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, và đề tài mang tính mới, khóa luận của
tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được
sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Lường Thị Mai



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động ..................................................................................... 24
Bảng 3.2. Doanh thu của cơ sở năm 2017 .............................................................. 34
Bảng 3.3. Chi phí đầu tư trang thiết bị của cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến ............ 35
Bảng 3.4. Chi phí hằng năm của cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến ........................... 36
Bảng 3.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .......................................................... 37


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến ..................... 31
Hình 3.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ nấm của cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến tại xã Ký
Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 40


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

TCTK

Tiêu cục thống kê

TTLT


Thông tư liên tịch

CP

Chính phủ

NQ

Nghị quyết

PTNT

Phát triển nông thôn

BNN

Bộ nông nghiệp

HTX

Hợp tác xã

UBND

Uỷ ban nhân dân

TCN

Tiêu chuẩn ngành


TT

Thị trấn

DN

Doanh nghiệp

KTTT

Kinh tế thị trường

BTTV

Bảo vệ thực vật

CNQDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất

WTO

World Trade Organization ( Tổ chức thương
mại thế giới )

AFTA

ASEAN Free Trade Area ( Khu vực thương
mại tự do ASEAN )


APEC

Asia - Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn
hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương )

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations ( Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á )

GO

Gross Outpout ( Gía trị sản xuất )

IC

Intermediate Cost ( Chi phí trung gian )

VA

Value Addecd ( Gía trị gia tăng )


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
Phần 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập ........................................................... 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
1.2.1. Về chuyên môn .............................................................................................. 2
1.2.2. Về thái độ ...................................................................................................... 2
1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc ................................................................ 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ................................................................. 3
1.3.1. Nội dung thực tập .......................................................................................... 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện .................................................................................. 3
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................................. 3
1.3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 4
1.3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá .......................................................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập .......................................................................... 6
1.4.1. Thời gian thực tập .......................................................................................... 6
1.4.2. Địa điểm thực tập........................................................................................... 6
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 7
2.1. Về cơ sở lý luận ................................................................................................ 7
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ......................................... 7
2.1.1.1. Khái niệm về công tác tổ chức .................................................................... 7
2.1.1.2. Tổ chức lao động và quá trình lao động ...................................................... 8
2.1.2.1. Vai trò của cơ cấu tổ chức ......................................................................... 10


vi

2.1.2.2. Vai trò của cơ cấu tổ chức nhân sự ............................................................ 11
2.1.2.3. Ý nghĩa của cơ cấu tổ chức đối với tổ chức: .............................................. 11
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơ cấu tổ chức .............................................. 11

2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ cấu tổ chức và hoạt động sản
xuất nấm ăn ........................................................................................................... 12
2.1.4.1. Những nhân tố từ bên ngoài ...................................................................... 12
2.1.4.2. Nhóm những yếu tố từ bên trong............................................................... 14
2.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................ 16
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới ........................................... 16
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Việt Nam ........................................... 17
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............... 19
Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP ......................................................................... 22
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu ............................ 22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Ký Phú ................................................................ 22
3.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 22
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu....................................................................... 22
3.1.1.3. Tài nguyên đất .......................................................................................... 23
3.1.2.4. Tài nguyên rừng ........................................................................................ 23
3.1.2.5. Tài nguyên nước ....................................................................................... 23
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội ........................................................................ 23
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế ....................................................................... 23
3.1.2.2. Dân số và lao động.................................................................................... 24
3.1.2.3. Tiềm năng phát triển về văn hóa - xã hội................................................... 26
3.1.2.4. Tiềm năng phát triển du lịch ..................................................................... 27
3.1.2.5. Về phát triển quốc phòng, an ninh............................................................. 27
3.1.3. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xóm Đặn 1....................................... 27
3.1.4. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến tại xóm
Đặn 1..................................................................................................................... 28
3.1.4.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở ............................................. 28


vii


3.1.4.2. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến ...... 29
3.1.5. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến................ 29
3.1.6. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ..................... 30
3.1.6.1. Thuận lợi .................................................................................................. 30
3.1.6.2. Khó khăn .................................................................................................. 30
3.2. Kết quả thực tập.............................................................................................. 31
3.2.1. Mô tả, tóm tắt những công việc đã làm tại trang trại .................................... 31
3.2.1.1. Công việc 1: Tìm hiểu công tác tổ chức của cơ sở sản xuất nấm
Sơn Xuyến............................................................................................................. 31
3.2.1.2. Công việc 2: Tìm hiểu các bệnh ở nấm ..................................................... 32
3.2.1.3. Công việc 3:Băm rơm ............................................................................... 32
3.2.1.4. Công việc 4: Chuyển bịch nấm vào nhà ươm ............................................ 33
3.2.1.5. Công việc 5: Treo bịch nấm lên dây treo ................................................... 33
3.2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại .................................. 34
3.2.2.1. Hiệu quả sản xuất của trang trại ................................................................ 34
3.2.2.2. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của cơ sở............................................... 40
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ........................................................... 41
3.2.4. Đề xuất giải pháp ......................................................................................... 42
3.2.4.1. Giải pháp về quy mô sản xuất ................................................................... 42
3.2.4.2. Giải pháp khác hỗ trợ khác cho sự phát triển của cơ sở ............................. 44
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 46
4.1. Kết luận .......................................................................................................... 46
4.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 49
I. Tiếng Việt .......................................................................................................... 49
II. Website ............................................................................................................. 49


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Nước ta là nước nông nghiệp, chủ yếu người dân sống bằng nghề nông. Tuy
nhiên, với việc đô thị hóa ngày càng nhanh, đất nông nghiệp dành cho canh tác
nông nghiệp bị thu hẹp khá nhiều, dẫn đến tình trạng thất nghiệp cho một bộ phận
lớn người dân. Trước tình hình đó, việc đưa ra một giải pháp cấp bách để khắc phục
được những tình trạng trên là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, việc đưa nghề trồng
nấm vào sản xuất đại trà được xem là giải pháp hợp lý. Nghề trồng nấm có ưu điểm
là có thể tận dụng được một lượng nhân công lớn với nhiều thành phần từ trẻ đến
già, vốn đầu tư ít, tăng hiệu quả sử dụng đất, quay được nguồn vốn nhanh...
Về tính khoa học, nấm là một loại thực phẩm và dược phẩm có giá trị dinh
dưỡng và dược liệu cao lại tuyệt đối an toàn cho sức khỏe con người. Bởi vì, trong
quá trình hình thành và phát triển của các quả thể nấm sử dụng các loại hợp chất
bên trong cơ thể thực vật mà không sử dụng bất kỳ một hóa chất hóa học nào, nếu
có chăng cũng chỉ là những loại muối khoáng ở một hàm lượng rất nhỏ không đáng
kể. Theo một số công bố gần đây cho thấy, người ta đã phân tích trong thành phần
một số loại nấm có những hợp chất hết sức quan trọng trong điều trị một số bệnh
ung thư như các Steroid, Nucleosid, Lectin... trong nấm Linh Chi hoặc một số thành
phần khác trong nấm Bào ngư có khả năng chữa bệnh đái tháo đường ở người...và
đã tìm thấy hợp chất acid amin không thay thế trong một số loại nấm khác.
Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc là nơi có nhiều điều kiện ưu đãi
về điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu... đặc biệt là vùng có truyền thống nông
nghiệp lâu đời, trình độ thâm canh của người dân tương đối cao. Nhưng để ngành
nông nghiệp của huyện đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kì mới thì phải
hợp lý hóa, hiệu quả sản xuất nông nghiệp nhằm khi thác một cách triệt để tiềm
năng về đất đai cũng như khả năng lao động của con người vùng miền này và mô
hình kinh tế là phù hợp hơn cả. Những năm qua kinh tế trang trại của huyện đã có



2

nhiều thành tích đáng khích lệ, nhưng thật sự vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
của nó. Câu hỏi đặt ra là: Làm sao để mô hình được áp dụng đem lại hiệu quả kinh
tế xã hội cao nhất? Trả lời cho câu hỏi này là mục đích của đề tài: “Tìm hiểu cơ
cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến
tại xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Về chuyên môn
- Nắm được quá trình hình thành phát triển của cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến.
- Nắm được cơ cấu tổ chức của cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến.
- Biết cách làm một số công việc liên quan đến việc sản xuất tại cơ sở.
- Đánh giá lại hiệu quả kinh doanh của cơ sở.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến
trên địa bàn xã Ký Phú, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Về thái độ
- Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của trang trại trong thời gian
thực tập về thời gian, trang phục, giao tiếp,...
- Chủ động sẵn sàng trong các công việc, hỗ trợ chủ trang trại trong các quá
trình sản xuất tại cơ sở.
1.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
* Kỹ năng sống
- Tự tin trong công việc, giao tiếp tốt, sống hòa đồng thân thiện với người
dân tại cơ sở thực tập.
- Tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, chịu được áp lực cao trong mọi
công việc, có thể tự lập sau khi ra trường.
- Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác.
* Kỹ năng làm việc
- Học được cách sắp xếp, bố trí công việc trong học tập, nghiên cứu, làm việc
một cách khoa học.

- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong tập thể.


3

1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên tại xã Ký Phú và xóm Đặn 1.
- Tìm hiểu quá trình hình thành phát triển cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến.
- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến.
- Tham gia vào quá trình chăm sóc nấm, sản xuất tại cơ sở: Tìm hiểu các
loại bệnh ở nấm, băm rơm, chuyển bịch nấm vào nhà ươm, treo bịch nấm lên dây
treo, tưới nấm, thu hái nấm.
- Đánh giá lại hiệu quả kinh doanh của cơ sở.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến
trên địa bàn xã Ký Phú, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin,
số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo khuyến nông hoặc các tài liệu đã công bố.
Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng.
- Trong phạm vi đề tài em thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn
đề nghiên cứu tại UBND xã Ký Phú, xóm Đặn 1 và cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến.
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Ký Phú, xóm Đặn 1.
+ Số liệu thống của UBND xã thu thập ở trên báo, trên internet liên quan tới
phát triển mô hình Kinh Tế Trang Trại.
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp PRA: PRA là một loạt các biện pháp tiếp cận và phương pháp
khuyến khích lôi cuốn người dân tham gia cùng chia sẻ thảo luận, phân tích kiến

thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch thảo luận cũng
như thực hiện và giám sát, đánh giá. Đề tài này đã sử dụng các công cụ PRA sau:
+ Phỏng vấn trực tiếp:Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với chủ cơ sở nấm
Sơn Xuyến là bà Nguyễn Thị Xuyến và hộ gia đình để tìm hiểu về quá trình triển


4

khai, thực hiện mô hình cơ sở nói chung, cơ sở sản xuất nấm nói riêng. Tìm hiểu
những thuận lợi, khó khăn và xu hướng thực hiện trong tương lai. Tìm hiểu vai trò
của người dân trong thực hiện các công việc.
+ Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật, sự
kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan sát trực tiếp
cũng là một phương cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của người dân địa
phương. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em sử dụng phương pháp quan sát trực
tiếp thực trạng công tác tổ chức của chủ cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến.
1.3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối quan hệ
giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết luận,
nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế trong việc phát triển
kinh tế trang trại.
- Phương pháp chuyên khảo: Dùng để thu thập và lựa chọn các thông tin, tài
liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Thông qua
việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng vào thực tiễn để
nâng cao hiệu quả sản xuất của cơ sở.
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh: Phương pháp này đòi
hỏi người quản lý cơ sở phải ghi chép tỷ mỷ, thường xuyên, liên tục suốt trong quá
trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết được các yếu tố đầu vào, đầu ra từ đó biết
được thu nhập của cơ sở trong một kỳ sản xuất kinh doanh, thông qua kết quả đó rút
ra các kết luận nhằm định hướng cho kỳ tới.

1.3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá
* Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
+ GO giá trị sản xuất (Gross Output):

Trong đó: Pi là giá trị sản phẩm thứ i; Qi khối lượng sản phẩm thứ i.


5

Vậy GO là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời
gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với trang trại thường người ta tính cho
một năm (Vì trong một năm thì hầu hết các sản phẩm nông nghiệp đã có đủ thời
gian sinh trưởng và cho sản phẩm).
+ VA giá trị gia tăng (Value Added)
VA = GO - IC
Trong đó: IC là chi phí trung gian (Intermediate Cost)
IC
Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i. Vậy IC là toàn bộ chi phí vật chất thường
xuyên và các dịch vụ được sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của trang trại như
các chi phí: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chi phí khác,…
Hay VA = V + C + M
Trong đó:
V là chi phí lao động sống.
C là giá trị hoàn vốn cố định (hay trong kinh tế thường gọi đó là khấu hao tài
sản cố định).
M là giá trị thặng dư.
Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản
ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang
trại trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của cơ sở

+ Hiệu quả sử dụng đất
GO/ha canh tác (Giá trị sản xuất sản phẩm trên 1 ha canh tác)
VA/ha canh tác (Giá trị gia tăng của sản phẩm trên 1ha canh tác)
+ Hiệu quả sản xuất trên chi phí GO/IC (Tỷ suất giá trị nói lên chất lượng
sản xuất kinh doanh của trang trại, với mức độ đầu tư một đồng chi phí trung gian
thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần).


6

VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ
tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được giá trị gia
tăng là bao nhiêu).
+ Hiệu quả sử dụng lao động, năng suất lao động
GO/LĐ (giá trị gia tăng do một lao động tạo ra)
VA/LĐ (Giá trị tăng thêm trên lao động)
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập
- Thời gian: Từ ngày 20 tháng 01 năm 2017 đến ngày 30 tháng 05 năm 2017.
1.4.2. Địa điểm thực tập
- Địa điểm: Tại cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến Xóm Đặn 1, xã Ký Phú,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.


7

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập

2.1.1.1. Khái niệm về công tác tổ chức
Tổ chức có thể được định nghĩa theo các cách khác nhau. Theo Ducan(1981),
tổ chức là một tập hợp các cá nhân riêng lẻ tương tác lẫn nhau, cùng làm việc hướng
tới những mục tiêu chung và mối quan hệ làm việc của họ được xác định theo cơ
cấu nhất định, tổ chức cũng được coi là một hệ thống các hoạt động do hai hay
nhiều người phối hợp hoạt động với nhau nhằm đạt được mục tiêu chung.
- Chắc năng của tổ chức là hoạt động quản trị nhằm thiết lập một hệ thống
các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối
hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức.
* Khái niệm cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo và quyền lực
nhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức xác định cách thức phân
chia, tập hợp và phối hợp các nhiệm vụ công việc trong tổ chức nhằm đạt được mục
tiêu của tổ chức.
Như vậy, cơ cấu tổ chức phải đảm bảo:
- Bố trí, sắp xếp và phối hợp hiệu quả các hoạt động của con người trong tổ
chức nhằm đạt mục tiêu chung.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tổ chức, góp phần tăng cường
hoạt động chung của tổ chức.
- Quản lý và kiểm soát các hoạt động của tổ chức.
- Linh hoạt giúp tổ chức thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của môi
trường bên ngoài.
- Khuyến khích sự tham gia của người lao động vào hoạt động chung của tổ
chức và tạo động lực cho người lao động trong tổ chức.
Cơ cấu của tổ chức được thể hiện thông qua sơ đồ cơ cấu tổ chức. Sơ đồ
tổchức là hình vẽ thể hiện vị trí, mối quan hệ báo cáo và các kênh thông tin (giao tiếp)


8


chính thức trong tổ chức. Sơ đồ cơ cấu tổ chức biểu thị mối quan hệ chính thức giữa
những người quản lý ở các cấp với những nhân viên trong tổ chức. Sơ đồ cơ cấu tổ
chức định dạng tổ chức và cho biết mối quan hệ báo cáo và quyền lực trong tổ chức. Sơ
đồ cơ cấu tổ chức cho biết số cấp quản lý, cấp quyền lực tồn tại trong tổ chức.
Các đường nối các vị trí trong sơ đồ cơ cấu cho thấy các kênh thông tin
chính thức được sử dụng để thực hiện quyền lực trong tổ chức.
* Khái niệm cơ cấu tổ chức nhân sự
Theo giáo sư người Mỹ Dimock: “cơ cấu tổ chức dân sự bao gồm toàn bộ
các biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả
các trường hợp xảy ra có liên quan tới một công việc nào đó”.
Vậy cơ cấu tổ chức nhân sự được hiểu là một trong các chức năng cơ bản của
quá trình quản trị, giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới con người gắn với công
việc quả họ trong bất cứ tổ chức nào.
Cơ cấu tổ chức nhân sự là một quá trình vừa mang tính khoa học vừa mang tính
nghệ thuật và cơ cấu tổ chức nhân sự là một lĩnh vực gắn bó nhiều đến văn hóa tổ chức
và chứa đựng nhiều giá trị nhân văn hơn bất cứ một lĩnh vực quản trị nào khác.
2.1.1.2. Tổ chức lao động và quá trình lao động
Trong các cơ sở sản xuất, có nhiều hình thức tổ chức lao động như: đội sản xuất,
trại chăn nuôi, xưởng chế biến, tổ nhóm sản xuất, hộ gia đình nhận khoán,... Do đó, các
cơ sở sản xuất phải lựa chọn hình thức tổ chức lao động hợp lý, tức là lựa chọn hình
thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý khi tiến hành các hoạt động sản xuất cụ thể.
Để lựa chọn các hình thức tổ chức lao động hợp lý chủ cơ sở cần dựa vào các
căn cứ sau:
- Phương hướng và quy mô sản xuất của cơ sở
Các cơ sở sản xuất có phương hướng và quy mô sản xuất khác nhau thì
việc lựa chọn hình thức tổ chức lao động cũng khác nhau. Nếu cơ sở sản xuất có
phương hướng sản xuất sản phẩm trồng trọt và quy mô sản xuất sản phẩm trồng
trọt lớn thì tổ chức thành các đội sản xuất/dịch vụ, xưởng chế biến nông sản. Nếu
cơ sở sản xuất sản phẩm trồng trọt với quy mô nhỏ thì có thể tổ chức thành các
tổ nhóm sản xuất.



9

Nếu cơ sở sản xuất sản phẩm chăn nuôi với quy mô lớn thì có thể tổ chức các
trại chăn nuôi gà, trại chăn nuôi lợn, xưởng chế biến thức ăn. Nếu sản xuất quy mô nhỏ
thì có thể tổ chức thành các tổ nhóm chăn nuôi gà, lợn; tổ nhóm cung cấp thức ăn.
- Trình độ, quy mô trang bị máy móc, thiết bị, công cụ lao động
Đây là căn cứ quan trọng trong việc lựa chọn hình thức tổ chức lao động
trong các cơ sở. Nếu cơ sở trang bị máy móc thiết bị cao, quy mô trang bị lớn thì sẽ
lựa chọn các hình thức đội, tổ dịch vụ, nhà máy hay xưởng chế biến. Nếu trang bị
máy móc thiết bị thấp, quy mô trang bị nhỏ thì tổ chức được các hoạt động do cá
nhân lao động đảm nhiệm.
- Trình độ, năng lực tổ chức quản lý của chủ cơ sở
Trình độ và năng lực quản lý của chủ trang trại cao sẽ cho phép lựa chọn các
hình thức tổ chức lao động có quy mô lớn. Nếu trình độ và năng lực tổ chức quản lý
thấp thì lựa chọn hình thức tổ chức lao động có quy mô vừa và nhỏ như tổ nhóm sản
xuất dịch vụ và khoán sản phẩm cuối cùng cho tổ, nhóm, cá nhân và hộ gia đình.
* Những yêu cầu khi thiết kế cơ cấu tổ chức
Việc xây dựng bất kỳ một cơ cấu tổ chức ở một quy mô nào cũng phải đảm bảo
những yêu cầu sau:
- Phù hợp với mục tiêu và tầm quản lý: Việc xây dựng cơ cấu tổ chức phải dựa
trên thực trạng và phản ánh thực trạng của tổ chức.
- Tính cân đối: Việc phân chia các bộ phận các chức năng phải đảm bảo tính
hợp lý về cả số lượng và chất lượng của các mối quan hệ về trách nhiệm và quyền hạn.
Đồng thời việc xây dựng cơ cấu cũng phải chú ý đến tính năng động sáng tạo cao, có
khả năng cao nhất trong việc thực hiện mục tiêu đã xác định.
- Tính tin cậy: Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác của tất cả các thông
tin được sử dụng và nhờ đó bảo đảm sự phối hợp tốt nhất các hoạt động và nhiệm vụ
của tất cả các bộ phận trong tổ chức.

- Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức phải có khả năng thích ứng nhanh với bất kỳ
tính thay đổi nào xảy ra trong tổ chức cũng như ngoài môi trường.


10

- Tính hiệu quả kinh tế: Cơ cấu tổ chức phải sử dụng chi phí thấp nhất về cả
phương tiện kinh tế và nhân lực, giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra, tránh tình trạng
cồng kềnh tốn kém và hiệu quả thấp.
* Trong quá trình lao động phải tuân thủ các nguyên tắc sau
- Sắp xếp theo nghề nghiệp được đào tạo, xuất phát từ yêu cầu công viêc để bố
trí, sắp xếp cho phù hợp. Mọi công việc đều do người được đào tạo đảm nhận.
- Sắp xếp theo hướng chuyên môn hóa: Chuyên môn hóa sẽ giúp người lao
động đi sau vào nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm.
- Nhiệm vụ xác định rõ ràng: Mỗi người cần phải hiểu rõ mình cần phải làm gì?
Trong thời gian nào? Nếu hoàn thành sẽ được gi? Nếu không, trách nhiệm sẽ ra sao?.
- Sắp xếp, sử dụng người lao động phù hợp với chuyên môn và các thuộc tính
tâm lý cũng như kết quả phấn đấu về mọi mặt.
- Sắp xếp phải tạo điều kiện cho phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
2.1.2. Bản chất của cơ cấu tổ chức
Bản chất của chức năng tổ chức là thiết kế một cấu trúc tổ chức hiệu quả nhằm
đảm bảo cho các hoạt động quản trị đạt được mục tiêu của nó. Nói cách khác, chức
năng của tổ chức bao gồm các công việc lien quan đến các công việc xác định và
phân chia công việc phải làm, những người hoặc nhóm người nào sẽ làm việc gì, ai
chịu trách nhiệm về những kết quả nào, các công việc sẽ được phối hợp với nhau như
thế nào, ai sẽ báo cáo cho ai những quyết định làm ra ở cấp nào hay bộ phận nào.
2.1.2.1. Vai trò của cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức giúp cho nhân viên làm việc cùng nhau một cách hiệu quả
bằng cách:
+ Phân chia con người và các nguồn lực khác cho các hoạt động.

+ Làm rõ trách nhiệm của các nhân viên và sự hỗ trợ hợp tác của họ bằng
cách thông qua các bản mô tả công việc, các sơ đồ tổ chức và quyền hành trực tiếp.
+ Cho phép nhân viên biết những gì đang kỳ vọng của họ thông qua các quy
tắc, các thủ tục hoạt động và tiêu chuẩn công việc.


11

+ Thiết kế các tiến trình để thu nhập và đánh giá thông tin giúp các nhà quản
trị đưa ra các quyết định và giải quyết các vấn đề.
2.1.2.2. Vai trò của cơ cấu tổ chức nhân sự
Yếu tố giúp ta nhận biết được một cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động tốt
hay không hoạt động tốt thành công hay không thành chính là lực lượng nhân sự
của nó, lực lượng nhân sự có long nhiệt thành và có nhiều sáng kiến hay trong công
việc. Mọi thứ còn lại là máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có
thể mua, học hỏi, sao chép. Vậy có thể khẳng định rằng cơ cấu tổ chức nhân sự có
vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của một cơ sở sản xuất kinh doanh
hay của một công ty doanh nghiệp.
2.1.2.3. Ý nghĩa của cơ cấu tổ chức đối với tổ chức:
+ Đây là hình thức phân công lao động trong tổ chức.
+ Cơ cấu tổ chức có tác động tới quá trình hoạt động của hệ thống quản lý.
+ Cơ cấu tổ chức một mặt phản ánh tính chất, nhiệm vụ, chức năng của tổ
chức, mặt khác nó tác động trở lại đối với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và
cao hơn là phát triển tổ chức tăng năng suất lao động.
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơ cấu tổ chức
* Khái niệm
- Hiệu quả của cơ cấu tổ chức của một cơ sở sản xuất là hiệu quả phản ánh
kết quả thực hiện của mục tiêu và nhân sự mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn
nhất định trong quan hệ với chi phí để có kết quả đó.
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơ cấu tổ chức

- Hiệu quả cơ cấu tổ chức nhân sự của cơ sở sản xuất nấm Sơn Xuyến được
đánh giá thông qua một hoặc một số chỉ tiêu nhất định, những chỉ tiêu hiệu quả này
phụ thuộc vào các mục tiêu hoạt động của các chủ thể đạt hiệu quả hay không.
- Cũng như các hoạt động kinh tế, trong hoạt động cơ cấu tổ chức nhân sự,
cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể về hoạt động nhân sự. Các mục tiêu đó thường là
các mục tiêu sau đây:
+ Chi phí cho lao động nhỏ nhất.


12

+ Gía trị (lợi nhuận) do người lao động tạo ra lớn nhất.
+ Đặt được sự ổn định nội bộ, tạo việc làm đầy đủ cho người lao động và
không có tình trạng dư thừa lao động.
+ Người lao động làm đúng chuyên môn mà mình được học và đã có kinh nghiệm.
+ Nâng cao chất lượng lao động .
+ Tăng thu nhập cho người lao động.
+ Đảm bảo công bằng giữa gười lao động.
+ Thái độ chấp hành và trung thành của người lao động đối với cơ sở sản
xuất kinh doanh.
Các mục tiêu trên có thể quy tụ thành các mục tiêu cơ bản, quyết định sự tồn
tại của một cơ sở sản xuất kinh doanh hay một doanh nghiệp, đó là đảm bảo nguồn
nhân lực có chất lượng, trình độ để thực hiện công việc và có thái độ chấp hành,
trung thành với cơ sở sản xuất kinh doanh đồng thời đạt được sự ổn định nhân sự.
Với mục tiêu đó thì các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của cơ cấu tô chức nhân sự
trong cơ sở sản xuất là nguồn nhân lực có chất lượng, có kinh nghiệp sản xuất, được
tham gia các lớp tập huấn và đạt được sự ổn định trong giai đoạn đề ra mục tiêu đó.
2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ cấu tổ chức và hoạt động
sản xuất nấm ăn
2.1.4.1. Những nhân tố từ bên ngoài

- Chính sách phát triển của nghề nấm
Trong những năm gần đây, các Bộ, các Ngành đã có những văn bản, chính
sách khuyến khích cho nghề nấm phát triển.
Quyết định số 1831 QĐ-TT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt chương trình “ Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao đến bộ khoa
học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn
2011-2015” trong đó chuyển khai các dự án sản xuất giống nấm, nuôi trồng nấm ăn
- nấm dược liệu tại hơn 10 tỉnh thành phố trong thời gian từ 2012- 2015.
Quyết định số 2441/QĐ/TT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt “ Chương trình phát triển sả phẩm quốc gia đến năm 2020”.


13

Quyết định số 349/QĐ-TT ngày 16 tháng 04 năm 2012 của thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt “ Danh mục sản phẩm quốc gia” thuộc chương trình phát
triển sản phẩm quốc gia” thực hiện từ năm 2012 đến năm 2020. Trong đó có sản
phẩm nấm ăn và nấm dược liệu.
Quyết định số 2690/QĐ/BNN-KHCN ngày 12 tháng 11 năm 2013 của bộ
trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án khung phát triển “ nấm ăn
và nấm dược liệu”.
- Chính sách đất đai
Chính sách đất đai mà cụ thể là quy định về hạn mức sử dụng đất và thời
gian sử dụng đất là một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của cơ sở
sản xuất, nhưng nó không hẳn là một yếu tốt bất di, bất dịch, không phải cơ sở nào
cũng phải có quy mô lớn thì mới thành công. Điều quan trọng ở đây là trình độ quản
lý của các chủ cơ sở sản xuất phải phù hợp với quy mô cơ sở.
Đất đai là yếu tố sản xuất, không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với nông
nghiệp mà còn quan trọng đối với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất đai là yếu tố
cố định, lại bị giới hạn bởi qui mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn, lao động trên

một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai [7]. Do vậy, để hình
thành cở sở sản xuất cần có quỹ đất cần thiết để phát triển cơ sở. Để làm được điều
này, Nhà nước phải đưa ra được những chính sách về đất đai phù hợp để chủ cơ sở
yên tâm sản xuất trên thửa đất được giao.
- Chính sách lao động
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ cơ sở mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh, tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn, ưu
tiên sử dụng lao động của hộ nông dân không đất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp,
hộ nghèo thiếu việc làm. Chủ cơ sở được thuê lao động không hạn chế về số lượng
trả công lao động trên cơ sở thoả thuận với người lao động theo quy định của pháp
luật về lao động. Chủ cơ sở phải trang bị đồ dùng bảo hộ lao động theo từng loại
nghề cho người lao động và có trách nhiệm với người lao động khi gặp rủi ro, tai
nạn, ốm đau trong thời gian làm việc theo hợp đồng lao động.


14

Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, chủ cơ sở sản
xuất được ưu tiên vay vốn thuộc chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm
nghèo để tạo việc làm cho lao động tại chỗ thu hút lao động ở các vùng đông dân cư
đến phát triển sản xuất.
Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động làm trong cơ
sở sản xuất bằng nhiều hình thức tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Phải nêu lên các vấn đề: Sản phẩm, đặc điểm sản phẩm nông nghiệp khi tiêu
thụ như (tươi sống, khó khăn cho việc bảo quản, sản phẩm nông nghiệp mang tính
thời vụ và có đặc điểm là cung muộn - không thể đáp ứng một cách ngay lập tức, vì
đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật sống, nó cần phải có thời gian
sinh trưởng, phát triển sau đó mới đến bước thu hoạch, do vậy, dù giá nông sản rất
cao, các nông trại phải mất hàng tháng, thậm chí hàng năm mới có được sản phẩm.

Đối tượng khách hàng là ai? Khách hàng mua nông sản cũng được phân chia
theo nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ, những khách hàng là những công dân
của những nước có thu nhập cao, thường họ có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản
phẩm và những tiêu chuẩn vệ sinh, tuy nhiên họ thường sẵn sàng trả giá cao khi
mua nông sản. Với những nhóm khách hàng có thu nhập thấp, thường thì họ có yêu
cầu về tiêu chuẩn hàng hoá cũng thấp, giá cả cũng khó chấp nhận ở mức cao. Ngoài
ra, chúng ta cần chú ý đến đặc điểm khách hàng từng khu vực châu lục, cũng có
những đặc điểm yêu cầu về sản phẩm có khi cũng khác nhau. Một đặc điểm chú ý
nữa với khách hàng là nên quan tâm đến yếu tố văn hoá và đặc điểm tôn giáo mà
khách hàng đang tuân thủ
2.1.4.2. Nhóm những yếu tố từ bên trong
- Con người - chủ cơ sở
+ Trình độ học vấn:
Chủ cơ sở sản xuất: là người lãnh đạo cơ sở, đứng đầu cơ sở nên phải có
kiến thức về chuyên môn và trình độ quản lý nhất định. Đây là nhân tố thành công
cốt lõi mang tính phổ biến, trang trại thành công nào cũng có nó.


15

Bên cạnh đó, chủ cơ sở còn là người có trách nhiệm với quá trình sản xuất
của mình, phải hiểu được quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất có
liên quan đến quá trình sinh học.
+ Thông minh, nhạy bén, sáng tạo:
Ngoài trình độ học vấn, các chủ cơ sở sản xuất còn phải có tố chất thông minh
bẩm sinh, có thể học và áp dụng có sáng tạo những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.
Điều mà phần lớn các cơ sở hiện nay chưa có là trình độ quản trị kinh doanh,
hầu như trong cơ sở sản xuất công việc kế toán chưa thật sự chuyên nghiệp, còn
mang tính chất ghi - chép thu chi trong nông hộ.
- Cơ sở có 1 cấp quản lý.

Thực tế cho thấy các chủ cơ sở sản xuất thành công hiện nay đều trực tiếp
quản lý, điều hành cơ sở của mình, chỉ thuê lao động kỹ thuật và những công nhân
bình thường khác, nhưng con số lao động được thuê là rất ít. Đây là ưu thế, vì hiện
nay các cơ sở hầu như có quy mô canh tác không lớn, chủ cơ sở có thể kiểm soát
quá trình phát triển cây trồng, vật nuôi, khi có biến động giá cả thì ảnh hưởng cũng
không lớn vì có thể lấy công làm lời.
- Lợi thế về đất đai của cơ sở và sự lựa chọn mô hình phù hợp
Lợi thế về đất đai lợi thế của vùng đất này so với vùng đất khác về mặt khí
hậu, thời tiết, thổ nhưỡng khi trồng cùng một loại cây. Điều này có nghĩa là khi cơ
sở sản xuất chọn đúng mô hình sản xuất, nuôi trồng cây, con phù hợp thì đã phát
huy được lợi thế địa tô.
Các cơ sở thành công là các trang trại đã chọn đúng mô hình sản xuất, phù
hợp với thời tiết, khí hậu; năng lực quản lý, kinh nghiệm của chủ cơ sở.
Tóm lại, các yếu tố then chốt giúp các cơ sở sản xuất thành công bao gồm
những yếu tố bên ngoài và những yếu tố bên trong và chúng có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Các yếu tố bên ngoài chỉ phát huy được tác dụng thật sự của nó khi
được chuyển thành yếu tố bên trong của cơ sở. Và để chuyển được các yếu tố bên
ngoài thành các yếu tố bên trong, thì cơ sở phải mạnh và nhận thấy được tầm quan
trọng của các yếu tố đó. Các yếu tố bên trong lớn thì có thể biến các yếu tố bên


16

ngoài trở thành nội lực. Ngoài ra tự bản thân các yếu tố cốt lõi bên trong lẫn bên
ngoài đều có mối quan hệ tương tác lẫn nhau.
Nếu các cơ sở sản xuất chọn đúng mô hình để sản xuất kinh doanh, có thể
công nghiệp hóa, hiện đại hóa quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở, thực hiện
được liên kết giữa các cơ sở và liên kết “4 nhà” thì trang trại sẽ dễ dàng tạo được vốn
và có thể tiếp cận được với các nguồn vốn từ bên ngoài, từ đó cơ sở cũng dễ dàng tiếp
nhận được những công nghệ tiên tiến của thế Như vậy, có thể nói yếu tố bên trong

phát triển đến một mức độ nào đó nó sẽ quyết định được các yếu tố bên ngoài.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới
Ngày nay, đã phát hiện trên 2.000 loài nấm, trong đó có khoảng 80 loài có
thể ăn được và nuôi trồng thành công như nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm rơm, nấm
mộc nhĩ, nấm kim châm, nấm đùi gà…, và nấm sử dụng trong lĩnh vực dược liệu
như nấm linh chi, nấm phục linh, nấm vân chi, nấm đầu khỉ…. Có trên 100 quốc
gia/ vùng lãnh thổ trồng nấm, sản lượng nấm thế giới đạt khoảng 25 triệu tấn/năm,
tốc độ tăng trưởng bình quân 7% - 10%/ năm. Các nước sản xuất nấm hàng đầu thế
giới (số liệu năm 1994) là: Trung Quốc 2.850.000 tấn (trong đó Đài Loan 71.800
tấn), chiếm 53,79% tổng sản lượng nấm thế giới, Hoa Kỳ 393.400 tấn (7,61%),
Nhật Bản 360.100 tấn (7,34%), Pháp 185.000 tấn, Indonesia 118.800 tấn, Hàn Quốc
92.000 tấn, Hà Lan 88.500 tấn, Ý 71.000 tấn, Canada 46.000 tấn, Anh 28.500 tấn.
(Công Phiên, 2012).
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp
hoá nghề nấm nên đã đạt mức tăng trưởng gấp hàng trăm lần trong vòng 10 năm
qua. Nhật Bản đạt gần 1 triệu tấn nấm hương/ năm. Hàn Quốc nổi tiếng với nấm
linh chi, mỗi năm xuất khẩu thu về hàng trăm triệu USD. Trung Quốc có nhiều
Viện, Trung tâm nghiên cứu nấm lớn, là đầu tàu để phát triển nghề trồng nấm mỗi
năm đem lại hàng tỷ USD từ xuất khẩu.
Năm 2008 tổng giá trị sản xuất nấm ở Hàn Quốc đạt gần 8 tỷ USD, chiếm
3% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Trong đó, nấm ngân nhĩ chiếm 27,8%, đùi gà


×