Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP
HÀNG HẢI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LÊ THẢO TRANG

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế
tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Lê Thảo Trang
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN LỆ HẰNG


Hà Nội, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tác giả. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã
cơng bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tác giả tự tìm
hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt
Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Học viên

Lê Thảo Trang


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài luận văn này, tác giả xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Lệ Hằng Trường Đại học Ngoại
Thương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong thời gian hoàn thành bài. Tác
giả cũng xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè làm việc tại Trung tâm thanh
toán, Khối Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải đã giúp đỡ tác giả trong
q trình hồn thiện bài luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn bộ các thầy, cô giáo công
tác tại Khoa Sau đại học, giảng dạy tại Trường Đại học Ngoại Thương đã truyền đạt
nhiều kiến thức chuyên ngành bổ ích cho tác giả trong thời gian vừa qua.

Cuối cùng, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét và phê bình của
q thầy, cơ để bài luận văn của tác giả được hoành chỉnh hơn.

Học viên cao học

Lê Thảo Trang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ............................................................ vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .......................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI........................................ 7
1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế .................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thanh tốn quốc tế .......................................... 7
1.1.2. Vai trị của hoạt động thanh toán quốc tế ................................................. 10
1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế ........................................................ 12
1.2. Rủi ro trong các phƣơng thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng
thƣơng mại............................................................................................................ 20
1.2.1. Khái niệm về rủi ro thanh toán quốc tế .................................................... 20
1.2.2. Phân loại rủi ro thanh toán quốc tế ........................................................... 21
1.2.3. Quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế ................................................... 32
1.3. Quy trình quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế .................................. 39
1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro ở một số ngân hàng trong nƣớc và quốc tế .... 40

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 42
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM .......... 43
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam ................................ 43
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.............. 43
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng năm 2013 - 2016............ 45
2.2. Mơ hình quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Maritime Bank ... 52
2.2.1. Thực trạng thanh toán quốc tế tại ngân hàng từ năm 2013-2017 ............. 52
2.2.2. Mơ hình quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại Maritime Bank ................ 55


iv

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Hàng Hải Việt Nam ................................................................................. 62
2.3.1. Yếu tố quy trình ........................................................................................ 63
2.3.2. Yếu tố hệ thống ........................................................................................ 65
2.3.3. Yếu tố con người ...................................................................................... 71
2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động thanh tốn quốc
tế tại Maritime Bank ........................................................................................... 73
2.4.1. Thành cơng ............................................................................................... 73
2.4.2. Hạn chế ..................................................................................................... 74
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 76
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM ............................................................... 77
3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam ....... 77
3.1.1. Định hướng phát triển kinh doanh đến 2025 ............................................ 77
3.1.2. Định hướng phát triển thanh toán quốc tế đến 2025 ................................ 79
3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro hoạt động quản trị

rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Maritime Bank giai đoạn 2018 - 2025 .... 80
3.2.1. Hồn thiện quy trình quản trị rủi ro hoạt động và pháp lý ....................... 81
3.2.2. Phân định rõ ràng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của Phòng
quản trị rủi ro hoạt động và Phòng phòng, chống gian lận thuộc Khối quản
trị rủi ro ............................................................................................................... 81
3.2.3. Tăng cường quan hệ với các cơ quan chức năng ..................................... 82
3.2.4. Sử dụng dịch vụ tư vấn từ các cơng ty tư vấn uy tín ................................ 83
3.2.5. Tăng cường hoạt động truyền thông, đào tạo nội bộ ............................... 83
3.2.6. Chính sách về nhân sự .............................................................................. 83
3.2.7. Tăng cường chất lượng kiểm tra, giám sát ............................................... 84
3.2.8. Đầu tư vào hệ thống công nghệ ................................................................ 85
3.3. Các kiến nghị tới NHNN và các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ......... 85


v

3.3.1. Xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng, chi tiết về Luật các tổ chức tín
dụng .................................................................................................................... 86
3.3.2. Tăng cường hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong quá trình triển
khai quản trị rủi ro .............................................................................................. 87
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 89
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 91


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT


Từ đầy đủ

Từ viết tắt

1

AML

2

Corebank

3

EU

Europe Union

4

FATF

Financial Action Task Force

5

Maritime
Bank

Anti-Money Laundering

Ngân hàng lõi, là nơi lưu trữ tất cả thông tin, giao dịch của
khách hàng của ngân hàng

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

6

NHNN

Ngân hàng nhà nước

7

NHTM

Ngân hàng thương mại

8

OFAC

Office Of Foreign Asset Control

Payment

Cổng thanh toán, là phần mềm tiếp nhận các giao dịch

gateway

chuyển tiền đến và đi của toàn bộ khách hàng tại ngân hàng.


10

RMA

Relationship Management Application

11

SWIFT

12

TMCP

Thương mại cổ phần

13

UN

United Nations

9

Society for Worldwide Interbank Financial
Telecommunication


vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

Bảng 2.1: Bảng tổng kết kinh doanh Maritime Bank từ 2013 - 2016 ....................... 47
Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp dựa trên quy mô ................................... 51
Bảng 2.3: Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động thanh tốn quốc tế ..................................... 54

Hình 1.1: Sơ đồ thanh tốn trả trước. ........................................................................ 13
Hình 1.2: Sơ đồ chuyển tiền thanh tốn quốc tế\ ...................................................... 15
Hình 1.3: Quy trình thanh tốn bằng L/C ................................................................. 16
Hình 1.4: Quy trình thanh tốn cho bên thứ 3........................................................... 29
Hình 1.5: Quy trình quản trị rủi ro ............................................................................ 32
Hình 1.6: Mơ hình QTRR tại các NHTM trong và ngồi nước ................................ 33
Hình 1.7: Mơ hình quản trị rủi ro trong thanh tốn quốc tế ...................................... 40
Hình 2.1: Tổ chức bộ máy Maritime Bank ............................................................... 45
Hình 2.2: Tổng giá trị vốn huy động theo nguồn huy động tại Maritime Bank
trong giai đoạn 2013- 2017 ...................................................................... 48
Hình 2.3: Tổng dư nợ theo đối tượng khách hàng tại Maritime Bank trong giai
đoạn 2013 - 2017 ..................................................................................... 49
Hình 2.4: Cơ cấu khách hàng Maritime Bank........................................................... 50
Hình 2.5: Quy trình thực hiện giao dịch thanh tốn quốc tế đi tại Maritime Bank .. 52
Hình 2.6: Quy trình thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế về tại Maritime Bank .. 53
Hình 2.7: Khung quản trị rủi ro ................................................................................. 58
Hình 2.8: Tổn thất và số vụ gian lận tại Maritime Bank từ 2012 đến 2017 ............. 62
Hình 2.9: Phần mềm quản lý rủi ro hoạt động .......................................................... 65
Hình 2.10: Hệ thống quản trị rủi ro pháp lý quốc tế tại Maritime Bank ................... 67
Hình 2.11: Quy trình quét điện thanh toán trên hệ thống tuân thủ pháp luật quốc
tế (điện đi) ................................................................................................ 69
Hình 2.12: Quy trình quét điện thanh toán trên hệ thống kiểm tra tuân thủ pháp
lý quốc tế (Điện về) ................................................................................. 70

Hình 3.1: Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Maritime Bank ..............................78


viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, tổng hợp lý
thuyết, phương pháp tổng hợp kinh nghiệm, bài luận văn đã khái qt hóa lý thuyết
về thanh tốn quốc tế và quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế đối với các ngân
hàng thương mại và áp dụng thực tế vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đặc
biệt trong quá trỉnh quản trị rủi ro hoạt động và pháp lý của ngân hàng.
Bên cạnh đó, bài luận văn cũng đã phân tích quy trình thanh tốn quốc tế tại
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và đưa ra những điểm mạnh cũng như hạn
chế còn tồn tại trong hệ thống thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Hàng Hải
Việt Nam. Những điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại của Maritime Bank trong
nghiệp vụ thanh toán quốc tế chủ yếu liên quan đến các yếu tố bên trong ngân hàng
(con người, hệ thống cơng nghệ, quy trình nội bộ) và các yếu tố bên ngoài ngân
hàng (khách hàng, đối tác, các tội phạm công nghệ cao và các quy định luật pháp
quốc tế).
Cuối cùng, dựa trên những điểm yếu cần khắc phục, bài luận văn đã đưa ra
những đề xuất nhằm hồn thiện quy trình quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro
trong thanh tốn quốc tế nói riêng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải. Đồng thời, bài
luận văn cũng đề xuất tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt cơ quan
chủ quản là Ngân hàng Nhà nước các biện pháp nhằm hoàn thiện khung hành lang
pháp lý và các biện pháp nâng cao mức độ tuân thủ ở các NHTM.
Đây cũng là những biện pháp đề xuất mà các NHTM vừa và nhỏ nói chung
tại Việt Nam có thể áp dụng nhằm cải thiện mức độ tuân thủ quy định nhà nước,
giúp hệ thống tài chính ngân hàng hoạt động một cách ổn định, bền vững để vươn
tới các chuẩn mực ngân hàng khu vực và quốc tế.



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao lưu kinh tế và thanh toán quốc tế là hoạt động diễn ra thường xuyên hàng
ngày, hàng giờ và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những lợi ích giúp phát
triển kinh tế thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt liên quan đến pháp luật mỗi quốc
gia. Với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thơng tin hiện nay, thế giới kinh
tế được xem như “thế giới phẳng”, khơng cịn q nhiều ranh giới giữa các quốc
gia, các đối tác kinh doanh có thể dễ dàng tìm kiếm bạn hàng ở khắp các nước trên
thế giới. Tuy nhiên, điều đó cũng mang lại khơng ít khó khăn nếu các doanh nghiệp
muốn tuân thủ các quy định của quốc gia và thế giới khi tham gia vào các hợp đồng
kinh tế.
Thực hiện vai trị trung gian thanh tốn quốc tế cho khách hàng và đối tác đặt
ngân hàng thương mại trước nhiều rủi ro cả từ bên trong và bên ngoài ngân hàng.
Ngân hàng lúc này là một mắt xích trong việc điều chuyển tiền thanh tốn quốc tế
giữa các đối tác trong và ngoài nước. Rủi ro đối với ngân hàng từ phía bên ngồi có
thể xuất phát từ bản thân các khách hàng của ngân hàng, đồng thời cũng có thể xuất
phát từ các yếu tố khách quan như thể chế chính trị, pháp luật của các quốc gia của
đối tác thanh toán quốc tế. Trên thực tế, do vi phạm các quy định về pháp luật trong
quốc gia của đối tác thanh toán quốc tế hoặc vi phạm các quy định pháp luật quốc tế
mà các ngân hàng hay tổ chức tài chính phải chịu các án phạt rất lớn. Do đó, rủi ro
pháp lý quốc tế cũng là mối lo ngại của các tổ chức tài chính khi thực hiện thanh
tốn quốc tế. Mặc dù các tổ chức tài chính đều nhận thức và có đội ngũ tư vấn pháp
lý giàu kinh nghiệm nhưng các đối tượng tội phạm vẫn ln cố gắng tìm kiếm và lợi
dụng kẻ hở của luật pháp để qua mặt các tổ chức tín dụng thực hiện các giao dịch
trái quy định. Các ngân hàng lớn trên thế giới như HSBC, CommerzBank,… mặc
dù có đội ngũ pháp lý dày dặn kinh nghiệm nhưng cũng đã từng phải nộp phạt hàng
tỷ USD do vi phạm các quy định pháp luật của Hoa Kỳ khi thực hiện giao dịch

thanh toán quốc tế với các đối tượng khủng bố, rửa tiền.


2

Ngồi việc phải đối phó với các rủi ro pháp lý từ bên ngồi, các tổ chức tài
chính ln phải thực hiện quản trị rủi ro nội bộ trong quá trình tác nghiệp trong
ngân hàng. Rủi ro về quy trình, hệ thống, con người luôn là những rủi ro thường
trực xảy ra gây tổn hại tới ngân hàng cả về tài sản và uy tín. Khơng ít các trường
hợp nhân viên nội bộ ngân hàng thực hiện các hành vi gian lận để rút ruột hàng trăm
tỷ đồng của ngân hàng như trường hợp của ngân hàng Eximbank hồi tháng 3 năm
2018, hay các trường hợp hệ thống công nghệ của ngân hàng bị tấn công bởi virus
như virus Wannacry để tự động xâm nhập hệ thống và thực hiện các giao dịch
chuyển tiền giá trị rất lớn từ tài khoản của ngân hàng.
Nhận thấy những rủi ro thường trực từ bên trong và bên ngoài khi các tổ chức
tài chính phải đổi mặt khi thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế, em xin thực
hiện nghiên cứu đề tài của luận văn về vấn đề Quản trị rủi ro trong thanh tốn quốc
tế nói chung đặc biệt đi sâu vào hai mảng rủi ro chính là rủi ro hoạt động và rủi ro
rửa tiền tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Đây là 2 mảng rủi ro chính, bao
qt các rủi ro ttrong hoạt động thanh tốn quốc tế mà ngân hàng phải đối mặt.
2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và quốc tế
- Tình hình nghiên cứu trên thế giới: Như đã đề cập ở trên, quản trị rủi ro đã
được thế giới biết đến từ lâu, vì thế đã có tương đối nhiều nghiên cứu khoa học về
lĩnh vực này nói chung và trong ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Các cơng trình
nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu tương đối sâu về các tác động của rủi ro hoạt
động và rủi ro rửa tiền nói chung trong tồn bộ hệ thống kinh tế và tài chính ngân
hàng của một quốc gia. Có thể kể đến cơng trình Nghiên cứu tiến sĩ của Tiến sĩ
Lishan Ai của trường University of Wollongong, Úc năm 2012 với đề tài “Quy định
và việc thực thi các quy định về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực tài chính
Trung Quốc: Các lỗ hổng rửa tiền và phương thức tiếp cận dựa trên nguyên tắc và

tập trung rủi ro (Anti-money laudering (AML) regulation and implementation in
Chinese financial sectors: Money-Laundering vulnerabilities and the “rule-based
but risk-oriented” AML approach)”. Bài nghiên cứu của tác giả tập trung vào lí
thuyết rửa tiền, tác động rửa tiền, phương thức rửa tiền trong lĩnh vực tài chính
Trung Quốc nói chung. Trung Quốc và Việt Nam là 2 quốc gia láng giếng, có nền


3

kinh tế, văn hóa, xã hội cũng có nét tương đồng, do đó, bài nghiên cứu của tác giả
cũng có thấy đôi nét xuất hiện trong xã hội và kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bài
nghiên cứu của tác giả Lishan Ai hay những cơng trình nghiên cứu khác trên thế
giới về lĩnh vực này cũng thường tập trung phân tích vào yếu tố rửa tiền chiếu theo
luật pháp, phong tục, tập quán kinh tế của các quốc gia khác nhau mà tại Việt Nam
sẽ có nhiều điểm khác biệt chưa được nghiên cứu.
Nghiên cứu tiếp theo trên thế giới có thể kể đến cơng trình nghiên cứu của tác
giả Richard J.Sullivan - nhà kinh tế học cao cấp của Ngân hàng Federal Reverse của
thành phố Kansas. Cơng trình nghiên cứu của tác giả có đề tài “Controlling Security
Risk and Fraud in Payment Systems” sử dụng Phương pháp thống kê và tập trung
vào hệ thống thanh toán tiên tiến tại Mỹ và kiểm soát rủi ro và gian lận trong hệ
thống thanh tốn đó. Nghiên cứu của tác giả đưa ra rất chi tiết về những thống kê số
lượng, nguyên nhân và tổn thất xảy ra do các gian lận gây ra trong hệ thống thanh
toán thẻ, hệ thống thanh toán bù trừ tự động, và các hệ thống thanh tốn khơng tiền
mặt thơng qua hệ thống ngân hàng tại Mỹ, trong đó, tác giả tập trung chính vào rủi
ro xảy ra do tấn công hệ thống công nghệ gây thất thoát dữ liệu và tác giả nêu các
phương pháp an tồn thơng tin và dữ liệu (data security) tại các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra được tổng thể rủi ro trong hệ thống thanh tốn.
- Tình hình nghiên cứu trong nước: Trên Diễn đàn nghiên cứu của Tạp chí
khoa học và đào tạo ngân hàng số 01/tháng 6- 2007, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Hà
đã nghiên cứu về “Rủi ro pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế”. Bài viết chỉ

ra cá yếu tổ về pháp lý và những hạn chế trong công tác tuân thủ pháp lý trong hoạt
động thanh toán quốc tế của các ngân hàng tại Việt Nam. Cùng với bài viết đó, tác
giả Nguyễn Thị Hồng Hà cịn nhiều bài viết trên Tạp chí khoa học nghiên cứu về
thanh toán quốc tế trong ngân hàng thương mại với vai trị là trung gian thanh tốn.
Tác giả tập trung sâu vào rủi ro pháp lý, xu hướng lựa chọn Phương thức thanh toán
quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác
giả chưa có những phân tích chi tiết về những tổn thất có thể xảy ra đối với ngân
hàng thương mại trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các biện pháp giảm thiểu rủi


4

ro cũng chỉ tập trung vào đề xuất khung giải pháp chung, chưa đi sâu vào thực tế
thực hiện của các ngân hàng thương mại.
- Lý do chọn đề tài: Nhận thấy, thanh toán quốc tế ngày càng gia tăng về số
lượng và giá trị giao dịch qua các hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính trong
nước và quốc tế. Đi cùng với sự phát triển đó là những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra
tổn thất và tài chính và uy tín đối với một ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân
hàng nói chung của 1 quốc gia. Ở Việt Nam, hoạt động thanh toán quốc tế qua các
ngân hàng cũng đang ngày càng phát triển với tốc độ rất nhanh. Tuy nhiên, hoạt
động quản trị rủi ro lại chưa được chú trọng nhiều và chưa trưởng thành đủ để đáp
ứng với tốc độ phát triển của thanh tốn quốc tế, do đó, khả năng xảy ra các tổn thất
trong q trình thanh tốn quốc tế ở các ngân hàng thương mại rất cao. Chính vì thế,
tác giả đã lựa chọn chủ đề quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại
Maritime Bank để nghiên cứu và có phương án đề xuất quản trị rủi ro phù hợp cho
Maritime Bank nói riêng, và cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nói chung.
- Điểm mới của bài luận văn: Bài luận văn này xin được trình bài về nội dung
quản trị rủi trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Hàng Hải
Việt Nam (Maritime Bank) và tập trung nhấn mạnh vào rủi ro hoạt động và rủi ro
rửa tiền tại Maritime Bank. Điểm mới của bài luận văn trình bày là những chi tiết về

mơ hình một ngân hàng thương mại và việc áp dụng quy định luật pháp vào hệ
thống, con người, quy định nội bộ của một ngân hàng thương mại hiệu quả.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trước hết, bài luận văn trình bày những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong
hoạt động thanh toán quốc tế một cách khái quát, tổng thể và hệ thống hóa. Trên cơ
sở lý luận đó, bài luận văn tiếp tục phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản trị
rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
Sau cùng, luận văn tập trung vào những định hướng phát triển của Ngân hàng
TMCP Hàng Hải Việt Nam nói chung và trong hoạt động thanh tốn quốc tế nói
riêng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro trong thanh toán
quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.


5

4. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: bài luận văn sử dụng phương pháp phân tích và
tổng hợp lý thuyết tại chương 1 để khái quát, hệ thống hóa lý thuyết một cách đầy
đủ. Tiếp đó, bài luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và Phương pháp
chuyên gia tại chương 2 để phân tích đi sâu vào hoạt động quản trị rủi ro tại ngân
hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Sau cùng, bài luận văn tiếp tục sử dụng Phương
pháp chuyên gia cùng Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm để đưa ra những đề xuất
hữu ích nhằm hồn thiện quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Hàng Hải Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
Bài luận văn nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế của
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, tập trung vào mảng quản trị rủi ro hoạt
động và quản trị rủi ro pháp lý.

6. Bố cục chi tiết
Bài luận văn trình bày 3 phần chính trong 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại một ngân
hàng thương mại.
Trong khn khổ bài luận văn, Chương 1 trình bày về những lý thuyết khái
quát về thanh toán quốc tế, và các hình thức thanh tốn quốc tế, các rủi ro đi kèm và
các biện pháp quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế.
- Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Hàng Hải Việt Nam.
Trong phần này, bài luận văn phân tích chi tiết về bối cảnh Ngân hàng TMCP
Hàng Hải Việt Nam, tình hình hoạt động thanh tốn quốc tế, mơ hình quản trị rủi ro
tại ngân hàng và những thành cơng, hạn chế cịn tồn đọng trong mơ hình thanh toán
quốc tế của ngân hàng.


6

- Chương 3: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro trong
thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
Căn cứ vào những phân tích tình hình thực tế và những kế hoạch định hướng
tới 2025 của ngân hàng, bài luận văn xin trình bày một số giải pháp đề xuất để hoàn
thiện hoạt động quản trị rủi ro tiền tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.


7

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế

 Khái niệm: Từ xưa đến nay, hoạt động giao lưu kinh tế, thương mại giữa

các chủ thể ở các quốc gia khác nhau đã được thực hiện nhằm mở rộng quy mô kinh
doanh, đồng thời tận dụng được lợi thế cạnh tranh của quốc gia dựa trên sự khác
biệt về khí hậu, địa lý, mơi trường, kinh tế, xã hội, chính trị, trình độ phát triển khoa
học, kỹ thuật và nguồn nhân lực. Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại giữa các cá
thể ở quốc gia khác nhau phát sinh đã tạo ra nhu cầu thực hiện các hoạt động thu chi giữa các cá thể này.
Như vậy, việc trao đổi các hoạt động kinh tế và thương mại giữa các quốc gia
làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nước này đối vói một nước khác
trong từng giao dịch hoặc trong từng định kỳ chi trả do hai nước quy định, […]
Như vậy hình thành nên thanh tốn quốc tế giữa các quốc gia. (Giáo trình Thanh
tốn quốc tế, 2006, trang 11). Và để thực hiện nghĩa vụ tiền tệ đó, các chủ thể này
cần thực hiện các khoản thu chi quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới
bằng cách thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với các tổ chức tài chính trên thế giới.
 Khái niệm ngân hàng đại lý:

Quan hệ ngân hàng đại lý ngày càng quan trong trong hệ thống thanh tốn
tồn cầu và là yếu tố thiết yếu trong giao dịch kinh tế quốc tế đối với cả các thị
trường mới nổi và các quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Ngân hàng đại lý là việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bởi một ngân hàng (được
gọi là Ngân hàng đại lý) cho một ngân hàng khác (được gọi là ngân hàng khách
hàng) (Guidance on Correspondent banking service, FATF, 2016, trang 7). Các
ngân hàng quốc tế lớn thường cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho hàng nghìn
ngân hàng khác trên thế giới. Các ngana hàng khác hàng thường sử dụng rất nhiều
dịch vụ do ngân hàng đại lý cung cấp như dịch vụ quản lý tiền mặt, chuyển tiền
quốc tế, tài khoản thanh tốn, bảo lãnh tín dụng….


8


Ngân hàng của Việt Nam, ví dụ, muốn thực hiện thanh tốn bằng tiền đơ la
Mỹ từ Việt Nam sang một ngân hàng tại Nhật. Các ngân hàng không thể tự chuyển
tiền cho nhau nếu chưa thiết lập quan hệ đại lý. Do đó, để ngân hàng của Việt Nam
chuyển tiền được sang ngân hàng tại Nhật mà chưa có quan hệ đại lý thì ngân hàng
của Việt Nam phải chọn một ngân hàng có quan hệ đai lý với cả ngân hàng của việt
Nam và ngân hàng ở Nhật. Và trong trường hợp này, Wells Fargo hoặc các ngân
hàng đại lý tương tự sẽ thực hiện chuyển tiền từ ngân hàng của Việt Nam sang ngân
hàng của Nhật thông qua tài khoản của cả 2 ngân hàng tại Wells Fargo.
Các ngân hàng tại Việt Nam thường sử dụng 3 hình thức và cấp độ ngân hàng
đại lý chính như sau:
- Quan hệ tài khoản: Trong đó một ngân hàng mở tài khoản nội tệ hoặc ngoại
tệ tại một ngân hàng khác để phục vụ nhu cầu thanh toán và giao dịch giữa hai bên.
Trong quan hệ tài khoản có hai hình thức quan hệ tài khoản là quan hệ tài khoản
Nostro và quan hệ tài khoản Vostro. Hai loại tài khoản về cơ bản đều là tài khoản
tại ngân hàng đại lý nhưng khác nhau về cách gọi xét về góc độ quản lý.
Ví dụ, ngân hàng A mở tài khoản tại ngân hàng B.
+ Tài khoản Nostro: là tài khoản mà ngân hàng A mở tại ngân hàng B nhằm
phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng A.
+ Tài khoản Vostro: là tài khoản mà ngân hàng B mở cho ngân hàng A nhằm
phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng B.
- Quan hệ hạn mức: Là việc một ngân hàng cấp hạn mức giao dịch cho ngân
hàng khác để phục vụ nhu cầu nhu cầu hợp tác kinh doanh giữa hai ngân hàng.
- Quan hệ RMA (Relationship Management Application): Là việc trao đổi
mật mã giữa hai ngân hàng có tham gia hệ thống SWIFT. Qua đó, các ngân hàng có
thể gửi điện xác thực cho nhau mà không cần phải giải mã như hình thức điện tín
(TELEX) hay xác thực bằng chữ ký hữu quyền. Khi có quan hệ RMA, bên cạnh các
điện khơng có xác thực, các ngân hàng có thể gửi điện có xác thực cho ngân hàng
khác tùy theo từng nhu cầu giao dịch cụ thể. Có 2 hình thức quan hệ RMA: quan hệ
RMA một chiều và quan hệ RMA hai chiều:



9

+ Quan hệ RMA một chiều: Là quan hệ RMA giữa hai ngân hàng, trong đó
mỗi ngân hàng chỉ được quyền gửi hoặc quyền nhận điện có xác thực từ ngân hàng
còn lại.
+ Quan hệ RMA hai chiều: Là quan hệ RMA giữa hai ngân hàng, trong đó cả
hai ngân hàng đều có cả quyền gửi và quyền nhận các điện xác thực với nhau.
- Khi 2 ngân hàng chỉ có quan hệ RMA chỉ nhằm mục đích trao đổi thơng
tin sẽ khơng tính là quan hệ Ngân hàng đại lý, trong phạm vi quy định này sẽ gọi là
Quan hệ RMA
 Đặc điểm của thanh toán quốc tế:

+ Mang yếu tố quốc tế:
+ Chủ thể tham gia thanh toán có yếu tố quốc tế: theo quy định của luật Việt
Nam, các giao dịch giữa chủ thể không cư trú và chủ thể cư trú tại Việt Nam hoặc giao
dịch giữa các chủ thể không cư trú ở Việt Nam thì được coi là giao dịch quốc tế.
Theo Mục 2, 3, Điều 4, Pháp lệnh ngoại hối của Ủy ban thường vụ Quốc hội
số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Điều 1, Pháp lệnh sủa
đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 03 năm 2013 có
quy định rõ về người cư trú và người không cư trú. Pháp lệnh ngoại hối quy định
những người cư trú là những người công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam,
người nước ngồi cư trú và làm việc tại Việt Nam thời hạn trên 12 tháng,… Cịn lại
các đối tượng khác như cơng dân nước ngoài thời gian cư trú tại Việt Nam dưới 12
tháng, cơng dân nước ngồi sinh sống ở nước ngồi,… được coi là người khơng cư trú.
+ Đồng tiền thanh tốn là ngoại tệ của 1 hoặc 2 bên tham gia thanh toán quốc
tế. Trong các giao dịch quốc tế, do các chủ thể cư trú ở quốc gia khác nhau nên các
chủ thể có thể lựa chọn đồng tiền thanh toán là 1 trong 2 đồng tiền nội tệ của 2 bên
tùy theo thỏa thuận hoặc các bên cũng có thể cùng thống nhất lựa chọn loại tiền tệ
giao dịch là ngoại tệ với cả 2 bên.

+ Thơng thường có sự tham gia của 4 bên trong quá trình thanh toán quốc tế:
người chuyển tiển, người nhận tiền, ngân hàng chuyển tiền, ngân hàng nhận tiền.
Trong trường hợp ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng nhận tiền khơng có quan hệ
ngân hàng đại lý với nhau thì thanh tốn quốc tế sẽ được thực hiện qua một hoặc


10

nhiều ngân hàng khác có quan hệ đại lý với cả 2 bên ngân hàng này. Như vậy, số
lượng các bên tham gia có thể tăng thêm. Quan hệ ngân hàng đại lý sẽ được đề cập
ở phần sau của bài luận văn này.
+ Ngân hàng đóng vai trị nhà cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế và là trung
gian thanh toán cho các cá thể trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Phương thức thanh toán quốc tế: trước đây hệ thống thanh toán quốc tế chưa
phát triển, phương thức thanh toán bằng tiền đúc vàng hoặc bạc hoặc thanh toán
bằng chứng từ trao tay như séc, thương phiếu, thư chuyển tiền,… được sử dụng
rộng rãi. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các ngân hàng đã
ngày càng mở rộng mạng lưới và áp dụng phương thức thanh toán qua hệ thống
thanh toán điện tử như các kênh thanh toán SWIFT, Western Union, Money
Gram,… Các kênh thanh tốn điện tử giúp cho q trình thanh tốn quốc tế ngày
càng nhanh chóng, thuận tiện tuy nhiên cũng tồn tại nhiều rủi ro sẽ được đề cập chi
tiết trong bài luận văn này.
1.1.2. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế
Với xu hướng gia tăng quan hệ kinh tế quốc tế, gia tăng xuất nhập khẩu
thương mại như hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng trở nên phổ biến
và có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt đối với ba đối tượng
bao gồm nền kinh tế trong nước và quốc tế, các cá nhân, tổ chức yêu cầu thanh toán
quốc tế và ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ thanh tốn quốc tế.
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế trong nước và quốc tế
+ Tăng trưởng GDP mạnh mẽ: Tác động rõ rệt nhất của giao lưu kinh tế và

thanh tốn quốc tế có thể nhìn thấy tại nền kinh tế Việt Nam trước và sau thời kỳ
mở cửa. Trước 1986, hoạt động kinh tế tại Việt Nam chỉ là nông nghiệp bao cấp nhà
nước, ít và hầu như khơng có các hoạt động giao thương quốc tế. Sau 1986, nền
kinh tế Việt Nam bắt đầu chấp nhận và xuất hiện các thành phần kinh tế khác ngoài
kinh tế nhà nước như kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, sở hữu tư nhân, sở hữu tập
thể,… Tuy những năm ngay sau 1986, kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo
nhưng cũng đã le lói các hoạt động giao thương kinh tế thế giới, xuất hiện các
doanh nghiệp tư nhân, kinh tế thị trường, từ đó phát triển kinh tế đất nước mạnh mẽ.


11

Trong 25 năm từ năm 1989 đến 2014 sau đổi mới, quy mô GDP của Việt Nam đã
tăng gấp 30 lần so với trước đó từ 6,3 tỷ USD lên đến 186 tỷ USD năm 2014. Giao
thương quốc tế còn thay đổi mạnh mẽ diện mạo từ thành phố đến nông thôn tại Việt
Nam, ngày càng nhiều nhà cao tầng, khu công nghiệp lớn, khu đô thị, các công ty
vốn đầu tư nước ngoài, gia tăng việc làm cho người dân.
GDP năm 2017 là 220 tỷ USD tƣơng đƣơng 5.007,9 nghìn tỷ đồng
+ Kết nối tồn cầu: Việt Nam đã là thành viên của Liên Hợp quốc và các tổ
chức kinh tế lớn thế giới và khu vực như ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á- Thái Bình Dương APEC, Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Tổ chức tiền tệ
thế giới IMF,… Nhờ đó, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và sánh vai với
các cường quốc trên thế giới.
1.1.2.2. Đối với cá nhân, tổ chức yêu cầu thanh toán quốc tế
+ Trước đây, khi các tổ chức trung gian thanh toán chưa phát triển, việc giao
lưu kinh tế và thực hiện các nghĩa vụ thanh tốn càng trở nên khó khăn, gây cản trợ
q trình hợp tác quốc tế. Khi các trung gian thanh toán xuất hiện và phát triển, việc
thanh toán quốc tế gần như trở thành “không biên giới”” giữa các chủ thể ở các
quốc gia khác nhau. Nhờ thanh toán trở nên đơn giản mà các cá thể kinh tế gặp
thuận tiện, rút ngắn thời gian thanh toán giữa các quốc gia khác nhau, tạo tính liên

tục trong hoạt động thương mại quốc tế.
+Khơng cịn khó khăn trong thanh tốn quốc tế, các cá thể kinh tế cũng nhanh
chóng và dễ dàng mở rộng thị trường kinh doanh ra thị trường quốc tế và tìm kiếm
bạn hàng.
1.1.2.3. Đối với ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ thanh tốn
quốc tế
+Tăng nguồn thu: Phí dịch vụ thanh tốn quốc tế là một khoản doanh thu đóng
góp khơng nhỏ vào lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Như trước đây, giao lưu kinh tế quốc tế của Việt Nam cịn ít, các ngân hàng thực
hiện trung bình khoảng 1.000 đến 3.000 lệnh thanh tốn một ngày vào những năm
2005 thì đến nay năm 2018, theo thống kê của nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền


12

SWIFT, mỗi ngày tổng số các điện giao dịch của các ngân hàng tại Việt Nam đi và
về quốc tế lên đến khoảng 7.000 đến 10.000 giao dịch. Như vậy, với việc gia tăng
số lượng thanh toán quốc tế, các ngân hàng có thể gia tăng nguồn thu phí dịch vụ từ
hoạt động này.
+ Gia tăng số lượng khách hàng, đối tác: Kinh tế thị trường phát triển, các tổ
chức tham gia các giao dịch thương mại quốc tế ngày càng nhiều và phải thực hiện
thanh tốn thơng qua ngân hàng. Do đó, ngân hàng tiếp cận được ngày càng nhiều
khách hàng khi có nhu cầu giao dịch quốc tế. Ngồi việc thực hiện các giao dịch
thanh tốn quốc tế, ngân hàng có thể thực hiện bán chéo các dịch vụ khác của ngân
hàng tới khách hàng này và lợi nhuận khơng chỉ là phí dịch vụ thanh tốn quốc tế.
1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế
Việc thanh toán giữa các đối tác kinh doanh quốc tế có rất nhiều phương thức
khác nhau. Bên nhập khẩu và bên xuất khẩu đều có những thói quen và u cầu
thanh tốn khác nhau để đảm bảo an toàn quyền lợi cho mình nhất. Do đó, hai bên phải
thống nhất và lựa chọn phương án phù hợp nhất trong mối quan hệ hợp đồng đó.

Xét về thời điểm giao hàng và thời gian thanh toán, thanh toán quốc tế được
phân thành 4 loại thanh tốn chính sau:
1.1.3.1. Phương thức thanh tốn trước
Phương thức thanh tốn trước tiền hàng thơng thường được thực hiện qua hình
thức chuyển khoản hoặc trích nợ từ tài khoản tín dụng. Theo đó, người mua sẽ
thanh tốn trước tiền hàng trước khi hàng hóa được chuyển giao quyền sở hữu từ
người bán sang người mua (Hình 1.1).


13

Người xuất
khẩu
1

4

Người nhập
khẩu

Ngân hàng
nhận tiền

2

3

Ngân hàng
chuyển tiền
Hình 1.1: Sơ đồ thanh toán trả trƣớc.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
+ Quy trình thanh tốn trả trước (hình 1.1):
+ Bước 1: Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký hợp đồng và người xuất
khẩu gửi yêu cầu thanh toán trả trước cho người nhập khẩu.
+ Bước 2, 3: Người nhập khẩu chấp nhận thanh toán trả trước và yêu cầu ngân
hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng
nhận tiền được người xuất khẩu chỉ định.
+ Bước 4: Sau khi nhận được tiền, ngân hàng nhận tiền thông báo tới người
xuất khẩu. Người xuất khẩu sau đó tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ giao hàng tới người
nhập khẩu và tiếp tục yêu cầu người nhập khẩu thanh toán theo nghĩa vụ hợp đồng.
Phương thức thanh toán tiền hàng trước là phương thức được người bán u
thích nhất và an tồn nhất cho người bán, tuy nhiên, đây lại là phương thức rủi ro
nhất và bất lợi nhất đối với người mua ở nước. Thanh toán trước tiền hàng sẽ ảnh
hưởng đến dòng tiền của người mua, đồng thời người mua sẽ gặp rủi ro trong
trường hợp người bán không chuyển hàng sau khi đã được thanh toán hết tiền hàng.


14

Dù đây là phương án bất lợi nhất đối với người mua về mặt lý thuyết nhưng
vẫn được áp dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế, đặc biệt là trong các
trường hợp người bán là người chiếm lĩnh thị trường, có uy tín trên thị trường.
1.1.3.2. Phương thức ghi sổ (Open Account)
+ Khái niệm: phương thức ghi sổ là phương thức thanh tốn trong đó nhà xuất
khẩu sau khi hoàn tất nghĩa vụ giao hàng sẽ ghi nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào
một cuốn sổ theo dõi và việc thanh toán các khoản nợ này sẽ được thanh toán định
kỳ theo thỏa thuận.
+ Đặc điểm:
+ Với phương pháp như trên, hai bên tự thực hiện theo dõi các khoản nợ giữa
hai bên và thực hiện thanh toán định kỳ chỉ áp dụng khi hai bên mua bán thực sự tin

tưởng nhau, có mối quan hệ lâu dài.
+ Thường sử dụng khi mua bán trao đổi hàng giữa hai bên và số tiền chênh
lệch được chốt sổ vào cuối kỳ, có thể là cuối tháng, cuối quý.
+ Khơng có sự tham gia của ngân hàng với chức năng thanh tốn: Với phương
pháp ghi sổ, chỉ có bên nhập khẩu và bên xuất khẩu theo dõi công nợ và thực hiện
chốt sổ cuối kỳ. Ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh tốn trong trường hợp
này. Có chăng chức năng của ngân hàng chỉ là trung gian chuyển tiền giữa hai bên
khi đến kỳ.
1.1.3.3. Phương pháp chuyển tiền (Remittance)
- Khái niệm: Phương pháp chuyển tiền là phương pháp người mua yêu cầu
ngân hàng của mình thực hiện chuyển tiền cho bên bán/ người hưởng lợi thông qua
ngân hàng được chỉ định của người bán/ người hưởng lợi.


15

- Sơ đồ:

Người xuất
khẩu

1

Người nhập
khẩu

2

4


Ngân hàng nhận
tiền

3

Ngân hàng
chuyển tiền

Hình 1.2: Sơ đồ chuyển tiền thanh toán quốc tế
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
- Quy trình chuyển tiền thanh tốn quốc tế:
+ Bước 1: Người nhập khẩu và người xuất khẩu ký kết hợp đồng thương mại.
Người xuất khẩu làm thủ tục chuyển hàng và gửi bộ chứng từ chuyển hàng cho
người nhập khẩu để yêu cầu thanh toán.
+ Bước 2: Người nhập khẩu nhậ bộ chứng từ và xuất trình với ngân hàng để yêu
cầu thanh toán cho người xuất khẩu thông qua tài khoản tại ngân hàng nhận tiền.
+ Bước 3: Ngân hàng chuyển tiền cho ngân hàng nhận tiền do người xuất khẩu
chỉ định.
+ Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền thơng báo tiền đã được thanh tốn cho
người xuất khẩu và kết thúc quy trình thanh tốn tại đây.
- Đặc điểm:
+ Có sự tham gia của ngân hàng với vai trị thanh tốn quốc tế.
+ Bên bán sau khi giao hàng sẽ gửi bộ chứng từ (Vận đơn, hóa đơn,…) cho
bên mua. Bên mua sẽ xuất trình bộ chứng từ và hợp đồng mua bán giữa các bên tại
ngân hàng và lập lệnh thanh toán cho bên bán.


×