Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Câu hỏi nhận định và tình huống Luật Môi trường Đáp án tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.63 KB, 31 trang )

ÔN TẬP MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG
1. Luật Môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động
khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Nhận định Sai
Luật Môi trường điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh Trực tiếp trong hoạt động
khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
VD: Công ty A khai thác mỏ khoảng sản thì đây là quan hệ xã hội phát sinh Trực
tiếp trong hoạt động khai thác thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Môi trường.
VD: Cũng công ty A đó sau khi khai thác khoáng sản thì bán cho công ty khác xuất
khẩu hoặc tự xuất khẩu ra nước ngoài, thì lúc này khoáng sản trở thành hang hoá và do
các pháp luật chuyên ngành khác điều chỉnh (Dân sự, Hành chính, Hình sự,…) thì sẽ phát
sinh gián tiếp nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Môi trường.
2. Luật Môi trường là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Nhận định Sai.
Để được xem là một ngành luật độc lập thì phải có: Đối tượng điều chỉnh riêng,
phương pháp điều chỉnh riêng biệt, nằm trong phạm vi một quốc gia.
Nhưng vì tính thống nhất của môi trường nên đối tượng điều chỉnh của pháp luật
Môi trường cũng đồng thời là đối tượng điều chỉnh của pháp luật khác, có sự giao thoa.
VD: Trong luật Hành chính (thanh tra, kiểm tra, xử phạt,..). Luật Dân sự (BTTH).
Luật Hình sự (các tội phạm có liên quan đến môi trường)
Môi trường không gói gọn trong phạm vi một quốc gia mà do tính thống nhất nên
nó còn có thể mang tính quốc tế cho nên Luật môi trường là một lĩnh vực.
3. Mọi sự tác đô ̣ng của các chủ thể vào các yế u tố môi trường đều làm phát
sinh quan hê ̣ pháp luâ ̣t môi trường
Nhận định Sai.
Sự tác động này phải đủ gây nguy hại hoặc đe doạ gây nguy hại cho môi trường
theo pháp luật quy định, cho nên trong những trường hợp ngược lại thì sẽ không làm phát
sinh quan hệ pháp luật môi trường.
VD: Hộ gia đình, cá nhân xả thải nước thải sinh hoạt theo hệ thống cống, hoặc rác
thải sinh hoạt thì không làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường.
VD: Đất đai cũng là một loại tài nguyên, các hoạt động như trồng trọt, chuyển


nhượng, xây dựng nhà ở,… có tác động vào yếu tố môi trường nhưng không làm phát
sinh quan hệ pháp luật môi trường. Trường hợp chôn chất độc hại, thải vào long đất làm
thay đổi tính ổn định thì lại làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường.
4. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại dựa trên cơ sở
đảm bảo cân đối, hài hòa giữa kinh tế - xã hội - môi trường.
Nhận định Sai.
CSPL: Khoản 4 Điều 3 LMT.
5. Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra là hình thức trả tiền theo
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Nhận định Sai.


Trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là khi thực hiện hành vi
hợp pháp do pháp luật quy định và cho phép chủ thể làm việc đó.
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường do hành vi không hợp pháp làm ô
nhiễm môi trường có lỗi của chủ thể.
6. Tiền sử dụng đất là hình thức trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm
phải trả tiền.
Nhận định Đúng.
Theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thì những hành vi hợp pháp nằm
trong giới hạn pháp luật cho phép bao gồm các loại chủ thể: Khai thác, sử dụng, xả thả.
Gây ô nhiễm theo nghĩa rộng:
Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Xả thải ra môi trường.
Tiền sử dụng đất nộp vì hành hợp pháp được pháp luật cho phép để có quyền sử
dụng đất
7. Quyền con người được sống trong một môi trường trong lành hiện nay chưa
được ghi nhận trực tiếp trong Hiến pháp nước ta.
Nhận định Sai.
NN tạo cơ sở để người dân bảo vệ quyền được sống trong MT lành mạnh của mình

thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như quyền khiếu nại, tố cáo, tự
do cư trú, quyền được BTTH, quyền tiếp cận thông tin, quyền được sống trong môi
trường trong lành,…
CSPL: Điều 25, 43 và các Điều trong Chương 2 Hiếp pháp 2013.
8. Nguồn của Luật Môi trường chỉ bao gồm các văn bản pháp luật Việt Nam về
môi trường.
Nhận định Sai.
Nguồn của LMT gồm các VBPL có chưa đựng QPPL MT, cụ thể:
- Các Điều ước quốc tế về môi trường.
- Các VB QPPL của VN về môi trường.
9. Những quan hệ phát sinh trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không
phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường.
Nhận định Đúng.
Vì các di sản văn hoá phi vật thể là các di sản có giá trị về tinh thần mà đối tượng
điều chỉnh của LMT là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo.
CSPL: khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật BVMT.
10. Báo cáo môi trường quốc gia và báo cáo ĐTM đều do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền lập.
Nhận định Sai.
Báo cáo môi trường quốc gia do Bộ TNMT lập báo cáo ĐTM do chủ các dự án
thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật BVMT tự mình hoặc thuê tổ chức tư
vấn thực hiện. Chủ dự án này có thể là tổ chức, các nhân hoặc CQNN.
2


Không phải tất cả đều do CQNN có thẩm quyền lập.
CSPL: Khoản 6 Điề u 134, khoản 1 Điều 19 Luật BVMT.
11. Mọi báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư đều có thể được thẩm định thông
qua hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
Nhận định Sai.

Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư thuộc các CQNN có
thẩm quyền tổ chức thẩm định chứ không có trường hợp nào Tổ chức dịch vụ thẩm định
được thẩm định.
CSPL: Điều 23 Luật BVMT, Điều 14 NĐ 18/2015.
12. Mọi báo cáo ĐMC và ĐTM đều có thể được thẩm định thông qua hội đồng
thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định.
Nhận định Sai.
Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án đầu tư thuộc các CQNN có
thẩm quyền tổ chức thẩm định chứ không có trường hợp nào Tổ chức dịch vụ thẩm định
được thẩm định.
CSPL: Điều 16 Luật BVMT, Điều 10 NĐ 18/2015.
Điều 23 Luật BVMT, Điều 14 NĐ 18/2015.
13. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định đồng thời là cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt báo cáo ĐTM.
Nhận định Sai.
Thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM là CQ có thẩm quyền thẩm định.
Thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM là thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan
thẩm định.
CSPL: Khoản 1 Điều 25 Luật BVMT.
14. Pháp luật môi trường Việt Nam cấm nhập khẩu chất thải và phế liệu.
Nhận định Sai.
Pháp luật môi trường Việt Nam cấm nhập khẩu chất thải.
Còn nhập khẩu phế liệu vẫn được phép nếu đáp ứng đuợc các điều kiện cần thiết.
CSPL: Khoản 9 Điều 7 và Điều 76 Luật BVMT.
15. Mọi tổ chức, cá nhân đều được tham gia vào hoạt động quản lý chất thải
nguy hại.
Nhận định Sai.
Hoa ̣t đô ̣ng quản lý chấ t thải là mô ̣t quá trình (khoản 15 Điề u 3 Luâ ̣t BVMT) trong
đó có xử lý chấ t thải.
Cá nhân tổ chức có đủ điều kiện và có giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại.

CSPL: Khoản 2 Điều 90 Luật BVMT.
16. Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí
không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường.
Nhận định Sai.
3


Đối tượng điều chỉnh của LMT chính là các mối quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp
trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường.
Không khí ở đây cũng là yếu tố môi trường (vật chất tự nhiên và nhân tạo - khoản 2,
khoản 3 điều3 Luật BVMT)
Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí là các mối
quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt bảo vệ các yếu tố môi trường.
Cho nên đây là đối tượng điều chỉnh của LMT.
17. Mọi tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường đều bắt buộc áp dụng.
Nhận định Sai.
Quy chuẩn môi trường được áp dụng bắt buộc.
Tiêu chuẩn môi trường được áp dụng dựa trên nguyên tắc tự nguyện.
CSPL: khoản 1 điều 23 và khoản 1 Điều 38 Luật TC và QCKT
18. Tiêu chuẩ n môi trường luôn đươ ̣c các tổ chức áp du ̣ng tự nguyêṇ để bảo vê ̣
môi trường.
Nhận định Sai.
Nếu được viện dẫn trong văn bản QPPL, quy chuẩn kỹ thuật thì tiêu chuẩn có thể
được áp dụng bắt buộc.
CSPL: khoản 1 Điều 23 Luật TC và QCKT
19. Tiêu chuẩ n môi trường do các cơ quan Nhà nước có thẩ m quyề n xây dựng,
ban hành và công bố .
Nhận định Sai.
Tiêu chuẩn cơ sở do người đứng đầu tổ chức quy định tại khoản 3 điều 11 Luật TC
và QCKT tổ chức xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.

CSPL: khoản 1 Điều 20 Luật TC và QCKT
20. Mo ̣i quy chuẩ n kỹ thuâ ̣t môi trường do Bô ̣ TN và MT ban hành.
Nhận định Sai
QCKT địa phương do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW ban hành.
CSPL: điểm a khoản 2 Điều 27 Luật TC và QCKT
21. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải giống nhau ở tất cả các tỉnh thành.
Nhận định Sai.
Theo điểm a khoản 2 Điều 27 Luật TC- QCKT thì đối với QCĐP thì do UBND tỉnh
thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành để áp dụng trong phạm vi quản lý
của địa phương và cho phù hợp với đặc điểm về địa lý khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cho nên QCĐP không giống nhau ở các tỉnh thành
22. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường có giá trị bắt buộc trong phạm vi cả nước.
Nhận định Sai.
Với quy chuẩn ký thuật quốc gia về môi trường thì có hiệu lực ban hành trong phạm
vi cả nước. Còn quy chuẩn kỹ thuật địa phương có hiệu lực trong phạm vi quản lý của Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành QCKT đó.
4


CSPL: Khoản 3 Điều 34 Luật TC và QCKT
23. Mọi thông tin môi trường đều phải được công khai.
Nhận định Sai.
Các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 131 luật BVMT mà thuộc danh mục bí mật
nhà nước thì không được công khai.
CSPL: Khoản 1 Điều 131 LBVMT
24. Tất cả các dự án do cơ quan Nhà nước thực hiện đều phải đánh giá môi
trường chiến lược.
Nhận định Sai.
Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược theo Luật BVMT 2014 có những
quy hoạch, kế hoạch, chiến lược được quy định trong điều 13 Luật này. Cho nên dự án do

cơ quan nhà nước nếu không phải là một trong các đối tượng vừa được nếu thì sẽ không
phải ĐMC.
25. ĐMC chỉ áp dụng đối với việc lập mới các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
thuộc Phụ lục I Nghị định 18/2015/NĐ-CP
Nhận định Sai.
Vì việc điều chỉnh lại các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc điểm a, b, c, d và đ
khoản 1 Điều 13 cũng là đối tượng áp phải ĐMC không phải lúc nào cũng áp dụng với
việc lập mới.
CSPL: điểm e khoản 1 Điều 13 Luật BVMT.
26. ĐMC được thực hiện sau khi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được phê
duyệt.
Nhận định Sai.
ĐMC được thực hiện đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch.
CSPL: khoản 2 Điều 14 Luật BVMT.
27. Mọi dự án đầu tư đều phải tiến hành ĐTM trước khi đi vào hoạt động.
Nhận định Sai.
Vì việc ĐTM phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Trước khi đi vào hoạt
động sẽ có rất nhiều thời điểm.
CSPL: khoản 2 Điều 19 Luật BVMT.
28. Chủ dự án có thể tự lập báo cáo ĐTM.
Nhận định Đúng
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật BVMT thì chủ dự án đầu tư thuộc các đối tượng
quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật BVMT có thể tự mình thực hiện đánh giá tác động
môi trường.
29. Tất cả các báo cáo ĐTM đều có thể thẩm định thông qua hình thức lấy ý
kiến của các cơ quan tổ chức có liên quan.
Nhận định Sai
5



Trường hợp các dự án để kịp thời ứng phó với thiên tai, dịch bệnh có thể được thực
hiện thông qua hình thức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan không nhất
thiết phải thông qua hội đồng thẩm định.
CSPL: khoản 5 Điều 14 Nghị định 18/2015, khoản 3 Điều 24 Luật BVMT.
30. Mọi trường hợp tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác
động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã được phê duyệt đều phải lập lại báo cáo ĐTM.
Nế u xét điể m c khoản 1 Điề u 20 Luâ ̣t BVMT thì đúng câu từ
Nhận định Đúng
Việc thay đổi quy mô, công suất, thay đổi công nghệ này phải dẫn đến các công
trình bảo vệ môi trường không giải quyết được vấn đề môi trường gia tăng thì mới phải
lập lại báo cáo ĐTM.
CSPL: Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 18/2015.
31. Hoa ̣t đô ̣ng ĐTM kế t thúc sau khi chủ dự án đầ u tư đã đươ ̣c cơ quan có
thẩ m quyề n phê duyêṭ báo cáo ĐTM.
Nhận định Sai
Hoạt động ĐTM không kết thúc sau khi chủ dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt báo cáo ĐTM nếu chủ dự án đầu tư thuộc quy định tại khoản 1 Điều 20
Luật BVMT thì chủ dự án đầu tư sẽ phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Chủ đầu tư trước khi đưa dụ án vào vận hành phải thực hiện biện pháp BVMT
theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; Báo cáo kết quả,…
CSPL: khoản 1 Điều 20 và |Điề u 26, Điều 27 Luật BVMT
32. Thực hiêṇ báo cáo ĐTM là thực hiêṇ ĐTM?
Nhận định Sai (không chắ c)
Thực hiện báo cáo tác động môi trường là thực hiện các yêu cầu của quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường
của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi phát triển dự án đó.
33. Kế hoạch bảo vệ môi trường chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư không

phải lập báo cáo ĐTM.
Nhận định Sai
Các đối tượng phải lâp kế hoạch bảo vệ môi trường không chỉ bảo gồm dự án đầu tư
không phải lập báo cáo ĐTM mà còn có các phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư.
CSPL: khoản 2 Điều 29 Luật BVMT.
34. Chất gây ô nhiễm chỉ có thể tồn tại dưới dạng một chất hay một hợp chất.
Nhận định Sai
Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật BVMT thì chất gây ô nhiễm là các chất hóa học,
các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép
làm môi truường bị ô nhiễm.
Ví dụ: như ô nhiễm tiếng ồn, rung, bức xạ, ánh sáng,..
6


35. Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường là hành vi gây ô nhiễm
môi trường.
Nhận định Sai
Các hành vi làm biến đổi chất lượng môi trường chính là suy thoái môi trường là
sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật.
CSPL: Khoản 9 Điều 3 Luật BVMT.
36. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá hiện
trạng môi trường.
Nhận định Sai.
trách nhiệm đánh giá hiện trạng môi trường trường quốc gia và địa phương là
của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
CSPL: khoản 4 Điều 141 Luật BVMT.
37. Chất thải có thể là chất gây ô nhiễm.
Nhận định Đúng (không cái nào rộng hơn cái nào - chéo nhau)

Theo Điều 3 LTM
Khoản 12. Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác
Khoản 11. Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi
xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Cho thấy khi chất thải được thải vào môi trường ở và đạt tới một mức độ mà cao
hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trưường bị ô nhiễm thì khi đó chất thải sẽ là chất gây
ô nhiễm.
38. Quản lý chất thải là hoạt động xử lý chất thải.
Nhận định Sai.
Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom,
vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
CSPL: Khoản 15 Điều 3 LMT
39. Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải nguy
hại tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nhận định Sai.
Chủ nguồn chất thải nguy hại phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài
nguyên và Môi trường nơi có sơ sở phát sinh CTNT.
Cho nên việc Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký nguồn chất thải
nguy hại tại Bộ Tài nguyên và Môi trường là không phù hợp.
CSPL: khoản 1 Điều 6 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.
40. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử
lý chất thải nguy hại
Nhận định Sai.
7


Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xử lý chất
thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc.
CSPL: Khoản 2 Điều 10 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế

liệu.
41. Một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp Giấy phép xử lý chất thải
nguy hại là phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Nhận định Sai.
Điểm Nhận định Sai thứ nhất, phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được
Bộ TNMT phê duyệt không phải là bắt buộcnếu như có các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy
định tại điểm a, b khoản 1 Điều 9 NĐ 38.
Điểm Nhận định Sai thứ hai, có một số trường hợp không cần phải đáp ứng điều
kiện là phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Đó là những
trường hợp đuọc quy định tại khoản 9 Điều 9 NĐ 38.
CSPL: Khoản 1, 9 Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế
liệu.
42. Mọi trường hợp tổ chức cá nhân có hoạt động xử lý chất thải nguy hại đều
phải có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Nhận định Sai.
Có các trường hợp có hoạt động xử lý chất thải nguy hại nhưng không được coi là
cơ sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý chất thải
nguy hại:
Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng
lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải
nguy hại;
Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong
môi trường thí nghiệm;
Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực
hiện việc tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô
hình cụm).
CSPL: khoản 10 Điều 9 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.
43. Việc nhập khẩu phương tiện giao thông (Đã qa sử dụng) vào Việt Nam để
phá dỡ lấy phụ kiện đều bị cấmtheo quy định của pháp luật môi trường.
Nhận định Nhận định Sai.

Vì nếu phương tiện giao thông (Đã qa sử dụng) là tàu biển đã qua sử dụng phải đáp
ứng QCKT môi trường, và được Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép nhập
khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng thì trường hợp này không bị cấm.
CSPL: điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 75 Luật BVMT.
44. Chỉ có tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
thì mới được nhập khẩu phế liệu.
Nhận định Sai.
Ngoài tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu còn có tổ chức, cá nhân nhận ủy
thác cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nữa.
8


CSPL: khoản 2 Điều 55 NĐ 38/2015.
45. Mọi sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi
của tự nhiên gây thiệt hại đều là sự cố môi trường.
Nhận định Sai.
Để có thể coi một sự cố là sự cố môi trường thì sự cố đó phải gây ra hậu quả như
gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. Cho nên các sự cố nếu
không gây thiệt hại giống như định nghĩa của cụm từ sự cố môi trường thì không được
coi là sự cố môi trường.
CSPL: Khoản 10 Điều 3 LMT 2014.
46. Chỉ có tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường mới có trách nhiệm khắc
phục sự cố.
Nhận định Sai.
Nếu sự cố môi trường xảy ra do các sự kiện khách quan hoặc chưa xác định được
nguyên nhân gây ra thì trách nhiệm khắc phục thuộc về Ủy bản nhân dân các cấp trong
phạm vi, quyền hạn được pháp luật quy định.
CSPL: Khoản 3 Điều 112 LMT 2014.
47. Tài nguyên rừng chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu.

Nhận định Sai.
Theo Hiến pháp 2013 quy định thì đối với tài nguyên thiên nhiên rừng thì chủ sở
hữu duy nhất là toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý.
Nếu rừng sản xuất là rừng trồng thì thuộc sở hữu của chủ rừng - người được chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ
rừng tự đâu tư trong thời hạn đuợc giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp
luật Bảo vệ và phát triển rừng và Dân sự.
CSPL: Điều 53 HP2013, khoản 4, 5 Điều 3 Luật BVPTR.
48. Chủ rừng là chủ sở hữu đối với rừng.
Chủ sở hữu: HGĐ, cá nhân trồng rừng sản xuất là rừng trồng Nhà nước - Sở hữu
toàn dân
Chủ rừng: Cá nhân, tổ chức được giao, cho thuê, giao đất để trồng rừng.
Nhận định Sai.
CSPL: Điều 53 HP 2013, Điều 5 LBVVPTR 2004.
49. Chỉ có Ủy ban nhân dân các cấp mới có thẩm quyền lập quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ, phát triển rừng.
Nhận định Sai.
Nếu như quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng ở cấp toàn quốc thì thẩm
quyền thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường.
CSPL: khoản 1 Điều 17 LBVVPTR 2004.
50. Tổ chức kinh tế cũng được giao rừng không thu tiền sử dụng rừng để sản
xuất kinh doanh.
9


Nhận định Đúng.
Nhà nước chỉ giao rừng không thu tiền sử dụng rừng cho tổ chức kinh tế nếu tổ
chức kinh tế đó thực hiện việc sản xuất giống cây rừng.
CSPL: Điểm a khoản 3 Điều 21 LBVVPTR 2004, Điều 63 Luật Đất đai.
51. Chỉ có Ban quản lý mới được Nhà nước giao rừng phòng hộ.

Nhận định Sai
Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng ngoài đối với các Ban quản lý
rừng phòng hộ mà còn có tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân
đang sinh sống tại đó.
CSPL: Khoản 2 Điều 24 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
52. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có thể được Nhà nước giao rừng để sản
xuất kinh doanh
Nhận định Sai
Họ chỉ có thể là chủ rừng khi được cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng.
CSPL: Khoản 7 Điều 5, khoản 4 Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
53. Chủ rừng sử dụng rừng với hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng
sẽ được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng.
Nhận định Sai.
Có trường hợp NN thu hồi rừng nhưng không được bồi thường.
VD: Phần vốn đầu tứ có nguồn gốc từ NSNN:
CSPL: Khoản 3 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
54. Pháp luật hiện hành cấm gây nuôi các loài động, thực vật nguy cấp, quý,
hiếm thuộc nhóm IA, IB.
Nhận định Sai
Theo NĐ 32/2006, các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB bị
nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Trong nhận định trên chỉ đề cập
đến “gây nuôi” mà không chỉ rõ vì mục đích gì. Nếu vì mục đích nuôi trồng, nhân giống,
bảo tồn thì pháp luật không cấm. Còn nuôi vì mục đích thương mại thì bị nghiêm cấm.
CSPL: Điểm a khoản 2 Điều 2, điều 8 NĐ 32/2006
55. Mọi trường hợp chế biến, kinh doanh động vật rừng, thực vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA, IB đều bị cấm theo quy định của pháp luật.
Nhận định Sai
Vì nếu các thực, động vật rừng ở nhóm I này được khai thác vì mục đích nghiên
cứu khoa học, quan hệ hợp tác quốc tế và không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc
bảo tồn các loài đó trong tự nhiên thì được pháp luật cho phép.

CSPL: Khoản 1, 2 Điều 9 NĐ 32/2006
56. Khi động vật rừng tấn công đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì họ
có quyền bẫy, bắn ngay lập tức để tự vệ.
Nhận định Sai
10


Nếu động vật rừng tấn công đe dọa tính mạng, tài sản của người dân thì phải áp
dụng các biện pháp xua đuổi không gây tổn hại đến động vật rừng. Nếu biện pháp xua
đuổi không hiệu quả thì báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét quyết định cho phép
bẫy, bắn tự vệ để bảo vệ tính mạng.
CSPL: Điều 11 NĐ 32/2006
57. Nguồn lợi thủy sản chỉ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu.
Nhận định Sai
Nhà nước sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản sống ở các vùng nước tự nhiên và
nguồn lợi thủy sản được nuôi trồng bằng vốn của nhà nước.
Sở hữu của Tổ chức, HGĐ, cá nhân: đố i với nguồ n lơ ̣i thuỷ sản do tự bỏ vố n ra nuôi
trồ ng trên vùng đấ t có mă ̣t nước hoă ̣c vùng biể n đươ ̣c nhà nước giao cho thuê.
58. Pháp luật Việt Nam khuyến khích hoạt động đánh bắt thủy sản gần bờ để
đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Nhận định Sai
Nhà nước có chính sách đông bộ về mọi mặt như phương tiện liên lạc, dịch vụ hậu
cần,… để khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển khai thác xa bờ.
CSPL: Theo khoản 1 Điều 12 Luật Thủy sản.
59. Mọi trường hợp đánh bắt thủy sản đều bắt buộc phải có Giấy phép theo
quy định của Luật Thủy sản.
Nhận định Sai.
Cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0.5 tấn hoặc không sử
dụng tàu cá thì không bắt buộc phải có Giấy phép khai thác thủy sản.

CSPL: Khoản 1 Điều 16 Luật Thủy sản
60. Mọi nguồn nước tồn tại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đều là tài nguyên nước và chịu sự điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước.
Nhận định Sai.
Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật khoáng
sản chứ không phải của Luật Tài nguyên nước.
CSPL: Khoản 2 Điều 1 Luật Tài nguyên nước. Điều 1 Luật khoáng sản.
61. Mọi trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước đều phải
được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xả thải.
Nhận định Sai
Tổ chức, cá nhân xả thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất
phóng xạ thì không phải xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
CSPL: Khoản 3, 5 Điều 37 Luật Tài nguyên nước
62. Mọi trường hợp khai thác tài nguyên nước đều phải nộp tiền cấp quyền
khai thác tài nguyên nước.
Nhận định Sai

11


Tổ chức, cá nhân chỉ phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong trường
hợp khai thác nước để phát điện nhằm mục đích thương mại; khai thác nước để phục vụ
hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp; khai thác nước dưới đất để trồng
cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn.
CSPL: Khoản 1 Điều 65 Luật Tài nguyên nước
63. Tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi
môi trường theo quy định của pháp luật.
Nhận định Sai
Hoa ̣t đô ̣ng khoáng sản bao gồ m: thăm dò và khai thác.
Chỉ tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản mới phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi

trường theo quy định của pháp luật.
CSPL: khoản 5 Điề u 2, Khoản 3 Điều 30 Luật khoáng sản
64. Mọi trường hợp cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đều thông qua đấu giá
quyền khai thác khoáng sản
Nhận định Sai
Ngoài ra, còn có thể do CQNN có thẩm quyền lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp
Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấ u giá quyề n khai thác khoáng sản chứ
không nhất định phải thông qua đấu giá mới được cấp phép.
CSPL: điể m a khoản 2 Điề u 40 Luật khoáng sản.
65. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì đương
nhiên có quyền chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó.
Nhận định Sai
Điể m Nhận định Sai thứ nhấ t, Tổ chức, cá nhân chỉ chuyển nhựợng quyền khai thác
khoáng sản, chứ không được chuyển nhượng Giấy phép khai thác khoáng sản.
Điể m Nhận định Sai thứ hai, ngoài viê ̣c đã đã được cấp giấy phép khai thác khoáng
sản thì còn phải có điề u kiê ̣n khác là đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ
vào khai thác thì mới có quyề n chuyể n quyề n khai thác khoáng sản.
CSPL: khoản 1 Điều 66 Luật khoáng sản.
66. Mọi trường hợp khai thác khoáng sản đều phải có giấy phép khai thác
khoáng sản
Nhận định Sai
Hộ gia đình kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này được phép khai
thác khoáng sản làm vật liệu thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều
kiện do chính phủ quy định.
“Điều 23. Điều kiện của hộ kinh doanh được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản
Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Khoáng sản được cấp Giấy phép
khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Giấy phép khai thác tận thu
khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ

lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi
12


có khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực
chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp.
2. Có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường.
3. Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai
thác khoáng sản.
4. Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên
khai/năm.”
Như vậy Hộ gia đình kinh doanh khai thác khoáng sản đáp ứng các điều kiện do
chính phủ quy định thì không cần phải có giấy phép khai thác khoáng sản.
CSPL: Theo khoản 3 Điều 52 Luật khoáng sản và Điều 23 NĐ 15/2012 NĐ/CP
67. Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu nhà nước.
Nhận định Sai
Nếu rừng sản xuất là rừng trồng thì thuộc sở hữu của chủ rừng - người được chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ
rừng tự đâu tư trong thời hạn đuợc giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp
luật Bảo vệ và phát triển rừng và Dân sự.
CSPL: khoản 4, 5 Điều 3 Luật BVPTR
Sở hữu của Tổ chức, HGĐ, cá nhân: đố i với nguồ n lợi thuỷ sản do tự bỏ vố n ra
nuôi trồ ng trên vùng đấ t có mặt nước hoặc vùng biể n được nhà nước giao cho thuê.
68. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
chuyên môn đối với tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhận định Sai
vì tài nguyên rừng, thuỷ sản - Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách
nhiệm trước chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát
triển rừng trong cả nước.

CSPL: Khoản 2 Điều 8 luật bảo vệ và phát triển rừng. Điều 3 NĐ 23/2006/NĐ-CP
cũng có quy định về điều này. Điề u 52 Luâ ̣t thuỷ sản.
69. Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về nước khoáng thiên nhiên
Nhận định Sai
Nước khoáng thiên nhiên là khoáng sản quy định tại Điều 1 Luật khoáng sản do đó
Bộ Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước về khoáng sản trong phạm vi cả nước.
CSPL: Điều 80 luật khoáng sản, NĐ 25/2008 ngày 04/03/2008.
70. Mọi chủ thể khai thác tài nguyên thiên nhiên đều phải nộp thuế tài nguyên.
Nhận định Sai.
Đối tượng chịu thuế tài nguyên thiên nhiên chỉ bao gồm các đối tượng quy định tại
Điều 2 Luật thuế tài nguyên và Điều 2 TT 152/2015 TT/BTC do đó khi chủ thể khai thác
các tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên thì mới phải nộp thuế tài nguyên.
“Điều 2. Đối tượng chịu thuế
1. Khoáng sản kim loại.
13


2. Khoáng sản không kim loại.
3. Dầu thô.
4. Khí thiên nhiên, khí than.
5. Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
6. Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.
7. Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.
8. Yến sào thiên nhiên.
9. Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.”
71. Tất cả các loại rừng đều có thể được giao cho các ban quản lý.
Nhận định Sai
Vì đối với rừng đặc dụng thì chỉ giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng.
Rừng phòng hộ thì được giao cho ban quản lý rừng phòng hộ. Còn rừng sản xuất thì

ban quản lý rừng phòng hộ có thể được giao nếu rơi vào trường hợp, rừng sản xuất xen
kẽ trong rừng phòng hộ đã giao cho ban quản lý. Như vậy không phải loại rừng nào cũng
được giao cho các ban quản lý khác nhau, mà nó được giao cho những ban quản lý có
chức năng nhất định đối với từng lọai rừng.
Giả sử rừng sản xuất không xen kẽ trong rừng phòng hộ đã giao cho ban quản lý thì
sẽ không đươ ̣c giao cho ban quản lý.
CSPL: Điề u 24 Luật bảo vệ và phát triển rừng.
72. Động vật rừng, thực vật rừng quý hiếm là tang vật của các vụ vi phạm đều
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đem bán đấu giá.
Nhận định Sai
vì nếu thực vật, động vật sống tạm giữ trong quá trình xử lý phải được chăm sóc
cứu hộ phù hợp và bảo đảm về các điều kiện an toàn.
Trường hợp thực vật, động vật sống tạm giữ được cơ quan kiển dịch xác nhận là bị
bệnh có nguy cơ lây thành dịch phải tiêu hủy ngay theo các quy định hiện hành của pháp luật
CSPL: Khoản 2 điều 10 NĐ 32/2006 NĐ-CP.
73. Mọi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước đều phải nộp phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Nhận định Sai.
Đố i tươ ̣ng chiụ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thuô ̣c Điề u 2 NĐ Số:
25/2013/NĐ-CP:
“1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước
thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
2. Nước thải công nghiệp là nước từ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến nông sản,
lâm sản, thủy sản xả thải ra môi trường.
3. Nước thải sinh hoạt là nước từ các hộ gia đình, tổ chức khác không thuộc đối
tượng quy định tại Khoản 2 Điều này xả thải ra môi trường.”
Nế u tổ chức, cá nhân không xả nước thải này ra môi trường nước thải thuô ̣c Điề u 2
NĐ Số: 25/2013/NĐ-CP thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường.
14



74. Một hành vi vi phạm pháp luật môi trường chỉ có thể xử lý hành chính.
Nhận định Sai.
Luâ ̣t BVMT không quy đinh
̣ chế tài cu ̣ thể đố i với từng hành vi vi pha ̣m, tuỳ vào
tính chấ t của hành vi vi pha ̣m pháp luâ ̣t môi trường mà người vi pha ̣m có thể xử lý kỷ
luâ ̣t hay truy cứu trách nhiê ̣m hin
̀ h sự.
CSPL: Luâ ̣t cán bô ̣, công chức, Chương XIX BLHS 2015.
75. Tranh chấp do ô nhiễm môi trường gây ra là dạng tranh chấp về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Nhận định Sai.
Tranh chấ p môi trường là tranh chấ p về quyề n và nghiã vu ̣ giữa các chủ thể khai
thác, hưởng du ̣ng và BVMT.
Các da ̣ng tranh chấ p môi trường:
- Tranh chấ p về quyề n, trách nhiê ̣m BVMT trong khai thác, sử du ̣ng thành phầ n
môi trường.
- Tranh chấ p về xác đinh
̣ nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố .
- Tranh chấ p về trách nhiê ̣m xử lý, khắ c phu ̣c hâ ̣u quả, BTTH do ô nhiễm môi
trường, suy thoái, sự cố môi trường.
76. Mọi tranh chấp môi trường đều phải giải quyết bằng con đường Tòa án.
Nhận định Sai.
Mô ̣t trong các nguyên tắ c giải quyế t tranh chấ p môi trường khuyế n khić h các bên
tranh chấ p thương lươ ̣ng và hoà giải ngay ta ̣i cơ sở.
Đây không chỉ là nguyên tắ c đươ ̣c áp du ̣ng để giải quyế t các tranh chấ p môi trường
mà còn đươ ̣c coi là nguyên tắ c chung để giải quyế t các tranh chấ p phi hình sự. Nguyên
tắ c này đươ ̣c xây dựng trên cơ sở tôn tro ̣ng ý kiế n, lơ ̣i ić h của các bên tranh chấ p cũng
như lơ ̣i ić h của xã hô ̣i, hướng các chủ thể cùng nhau bàn ba ̣c thoả thuâ ̣n để đi đế n thố ng
nhấ t phương án giải bấ t đồ ng giữa ho ̣ và tự nguyê ̣n thực hiê ̣n phương án đó.

77. Tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì chỉ áp dụng
pháp luật Việt Nam để giải quyết.
Đúng.
78. Luật quốc tế về môi trường chỉ bảo vệ những yếu tố môi trường nằm ngoài
phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Nhận định Sai.
Luật quốc tế về môi trường còn điề u chỉnh mố i quan hê ̣ giữa các quố c gia, chủ thể
khác của luâ ̣t quố c tế nhằ m ngăn chă ̣n, khắ c phu ̣c, loa ̣i trừ những tác đô ̣ng xấ u xảy ra cho
môi trường của mỗi quố c gia.
79. Tất cả các quốc gia không được phép thực hiện những hành động trong
phạm vi chủ quyền nếu hành động đó gây phương hại đến lợi ích chung của môi
trường hay lợi ích môi trường của quốc gia khác.
Đúng.

15


Vì môi trường là mô ̣t thể thố ng nhấ t. Viê ̣c BVMT không bi ̣ chia cắ t bở biên giới
quố c gia, điạ giới hành chiń h. Điề u này có nghiã là trên pha ̣m vi toàn cầ u các quố c gia
cầ n phải có sự hơ ̣p tác để BVMT chung.
80. Theo luật quốc tế về môi trường, quốc gia chỉ có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi vi phạm luật pháp quốc tế gây ra.
Nhận định Sai.
Ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm luật pháp quốc tế gây ra.
Thì còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi pháp quốc tế không cấ m gây ra.
81. CFC không phải là chất gây nên hiệu ứng nhà kính mà là chất làm suy
giảm tầng ôzôn.
Khi CFC đạt tới thượng tầng khí quyển chúng sẽ được các tia cực tím phân huỷ.
Tốc độ phân huỷ CFC sẽ rất nhanh nếu tầng ôzôn bị tổn thương và các bức xạ cực tím tới
được những tầng khí quyển thấp hơn.

82. Các chất ODS đều có hệ số phá hủy tầng ôzôn giống nhau.
83. Các quốc gia thành viên Công ước Khung đều có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà
kính giống nhau.
Nhận định Sai.
Một trong ba căn cứ cắt giảm và loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất và tiêu thụ các chất
ODS là: Căn cứ vào trình độ phát triển của các quốc gia thành viên. Nguyên tắc này cũng
được cụ thể hoá trong Công ước viên. Theo đo các quốc đang phát triển và chậm phát
triển có quyền trì hoãn 10 việc thực hiện công ước.
84. Công ước CITES về buôn bán các giống loài hoang dã nguy cấp chỉ bảo vệ
những giống loài hoang dã, nguy cấp thông qua việc kiểm soát buôn bán cây, con
vật sống nằm trong danh mục.
85. Công ước CITES cấm hoạt động gây nuôi các mẫu vật trong danh mục.
86. Sau khi thẩm định hồ sơ đề cử của một tài sản, Ủy ban di sản thế giới sẽ ra
quyết định đưa hoặc không đưa một tài sản đề cử vào danh sách di sản thế giới.
C. Câu bài tập
Bài 1:
Năm 2016, dự án khu liên hợp gang thép và cảng biển của tập đoàn F.
Giai đoạn 1, chủ đầu tư:
1. Xây dựng nhà máy liên hợp gang thép có công suất 7,5 triệu tấn sản
phẩm/năm và
2. Cảng biển nước sâu SD có năng lực cập tàu là 30.000 DWT.
Dự kiến chủ đầu tư phải:
3. Hút cát để san lắp mặt bằng với tổng lượng vật liệu nạo vét là 12.000.000 m3
4. Thi công khu tái định cư cho 1.785 hộ dân,
5. Thi công đường ống cấp nước cho dự án từ hồ chứa nước thượng nguồn sông T.
lưu lượng khoảng 55.000 m3 nước/ngày đêm.
16


Giai đoạn 2, chủ đầu tư sẽ:

6. Khởi công dự án lọc hóa dầu công suất 6 triệu tấn/năm.
Hỏi:
a. Dự án nào thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)? Tại
sao?
(1) - Thuộc 55 mục Phụ lục II NĐ 18/2015, do có công suất lớn 2000 tấn sản phẩm/
năm.
(2) - Thuộc 23 mục Phụ lục II NĐ 18/2015, do tiếp nhận tàu trọng tải lớn hơn 1000
DWT
(4) - Thuộc 109 mục Phụ lục II NĐ 18/2015, do quy mô hơn 300 hộ dân.
(6) - Thuộc 43 mục Phụ lục II NĐ 18/2015, do quy mô hơn 500 tấn sản phẩm/năm.
b. Ai là người có thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM?
Tại sao?
(1) - UBND tỉnh chức việc thẩm định Báo cáo ĐTM không thuộc phụ luc III NĐ
18/2015 và khoản 3 Điều 23 Luật BVMT.
(2) - UBND tỉnh chức việc thẩm định Báo cáo ĐTM không thuộc phụ luc III NĐ
18/2015 và khoản 3 Điều 23 Luật BVMT.
(4) - UBND tỉnh chức việc thẩm định Báo cáo ĐTM không thuộc phụ luc III NĐ
18/2015 và khoản 3 Điều 23 Luật BVMT.
(6) - Bộ Tài nguyên môi trường - điểm a khoản 1 Điều 14, mục 5 Phụ lục III NĐ
18/2015 và điểm b khoản 1 Điều 23 Luật BVMT.
c.
Cho biết chủ đầu tư phải thực hiện những nghĩa vụ nào theo nguyên tắc
người gây ô nhiễm phải trả tiền? Tại sao?
- Phí bảo vệ môi trường (Điều 148 Luật BVMT).
- Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ.
- Tiền sử dụng đất.
- Thuế tài nguyên.
- Chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên (nước, dầu)
d. Nếu sau khi dự án đi vào hoạt động làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại
cho người dân, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại có phải là nghĩa vụ phải trả tiền theo

nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền không? Tại sao?
Không. Vì nghĩa vụ phải trả tiền theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là
chủ thể trả tiền để có quyền được gây ô nhiễm trong phạm vi quyền mà Pháp luật cho
phép. Còn hoạt động gây ô nhiễm môi trường là đã vượt quá phạm vi cho phép dẫn đến
gây thiệt hại cho người dân thì đây là trách nhiệm Bồi thường riêng.
Bài :2
Ngày 01/4/2016, Thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trường (Sở TN&MT) tỉnh T. tiến
hành thanh tra đột xuất về bảo vệ môi trường tại nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc
Công ty TNHHSXTM G (Công ty G.). Nhà máy không xử lý nước thải và lén lút xả
thẳng ra sông VC. Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm, kết quả phân tích mẫu
nước thải có chứa các thông số ô nhiễm vượt gấp 5 lần so với quy chuẩn kỹ thuật về chất
17


thải. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh đã lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo
quy định. Ngày 13/6/2016, Chủ tịch UBND tỉnh T đã ký quyết định xử phạt vi phạm
hành chính với số tiền là 340 triệu đồng, đồng thời công ty phải thực hiện các biện
pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trườngtrong thời hạn 30 ngày và chi trả kinh
phí trưng cầu giám định, đo đạc, phân tích mẫu môi trường. Hỏi:
a. Công ty G. đã bị xử phạt về hành vi nào? Cho biết cơ sở pháp lý?
Công ty G. đã bị xử phạt về hành vi không xử lý nước thải và lén lút xả thẳng
ra sông VC Lượng nước thải phát sinh 480m3/ngày đêm, kết quả phân tích mẫu
nước thải có chứa các thông số ô nhiễmvượt gấp 5 lần so với quy chuẩn kỹ thuật về
chất thải.
Căn cứ Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường, Điểm c khoản 2 Điều 1: Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này gồm
các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải.
Cụ thể hành vi này thuộc điểm k khoản 5 Điều 13 quy định hành vi xả nước thải
vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần trở lên có chứa các thông số môi trường
thông thường vào môi trường

“k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải
lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ)”
- Mức phạt của Công ty G là phạt tiền từ 400 triệu đến 440 triệu do đây là tổ chức.
CSPL: khoản 1 Điều 5 NĐ 155/2016.
b. Xác định hình phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả mà công ty G
phải thực hiện? Cho biết cơ sở pháp lý?
Trong trường hợp này, Công ty G bị xử phạt tiền với số tiền là 340 triệu đồng thì
đây hình thức xử phạt chính
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 155/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
“b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ
chức.”
Đồng thời công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường trong thời hạn 30 ngày và chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc, phân tích
mẫu môi trường. Hai (02) biện pháp trên không thuộc Hình thức xử phạt chính hay Hình
thức xử phạt bổ sung mà là biện pháp khắc phục hậu quả:
CSPL: điểm c, n khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
c. Công ty G. phải chấp hành hình phạt chính với mức tiền phạt là 340 triệu
đồng là Nhận định Đúng hay Nhận định Sai? Tại sao?
- Là Nhận định Sai.
- Vì kết quả phân tích mẫu nước thải có chứa các thông số ô nhiễm vượt gấp 5 lần
so với quy chuẩn kỹ thuật về chất thải, sẽ thuộc khoản 4 Điều 14 quy định hành vi xả
nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần trở lên có chứa các thông số môi
trường nguy hại vào môi trường (Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

18



- Lượng nước thải phát sinh 480m3/ ngày đêm xẻt theo điểm k khoản 4 Điều 14 thì
mức xử phạt cao nhất đối với hành vi này là 220 triệu đồng. Mà Chủ tịch UBND tỉnh
T đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền là 340 triệu đồng là trái với
quy định của pháp luật.
“k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải
lượng nước thải từ 400 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 600 m3/ngày (24 giờ)”
- Mặt khác theo khoản 1 Điều 5 NĐ 155/2016, thì mức phạt đối với Công ty G:
400 triệu đến 440 triệu do đây là tổ chức
- Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 13 NĐ 155/2016, Công ty G còn bị phạt tăng thêm
40% của mức tiền cao nhất đã chọn.
=> Cho nên mức tên không thể là 340 Triệu được.
d. Quyết định xử phạt do Chủ tịch UBND tỉnh ký là Nhận định Đúng thẩm
quyền hay không? Tại sao?
Nhận định Đúng.
CSPL: điểm b khoản 3 Điều 48 NĐ 155/2016.
e. Biện pháp buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật bảo vệ môi trường có cần thiết áp dụng khi xử phạt công ty G
không? Tại sao?
Tuỳ quan điểm cá nhân.
Không. Vì hành vi xả thải trái phép không có số tiền bất hợp pháp có được do thực
hiện hành vi đó. Nên biện pháp này là không cần thiết.
Bài 3
Ông A dự định đầu tư dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông
thường công suất 500 tấn/ ngày đêm tại tỉnh H.
Theo kế hoạch, ông A nhập khẩu dây chuyển công nghệ từ nước ngoài và khai
thác nước ngầm để phục vụ cho hoạt động của cơ sở. Ngày 12/10/2014, báo cáo đánh
giá tác động môi trường về dự án trên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên, do gặp một số vấn đề khó khăn về tài chính nên đến tháng 10/2015, ông
A thay đổi địa điểm triển khai dự án tại tỉnh K. Hỏi:
a. Dự án trên có thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

không? Tại sao?
Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường công suất 500 tấn/
ngày đêm tại tỉnh H là dự án phải ĐTM
CSPL: điể m c, khoản 1 Điề u 18 Luâ ̣t BVMT
Mu ̣c 45 Phu ̣ lu ̣c II NĐ 18/2015, do có công suấ t lớn hơn 10 tấ n/ngày.
- 10/2015, ông A thay đổi địa điểm triển khai dự án tại tỉnh K. Lúc này thì ông
A phải thực hiê ̣n viê ̣c lâ ̣p la ̣i báo cáo ĐTM
CSPL: điể m b khoản 1 Điề u 20 Luâ ̣t BVMT.
b. Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt ĐTM? Tại sao?
Bô ̣ tài nguyên và môi trường.
19


CSPL: điể m c khoản 1 Điề u 23 Luâ ̣t BVMT. Và Dự án này không mu ̣c 8 Phu ̣ lu ̣c III
NĐ 18/2015, do có công suấ t từ 250 tấ n/ngày đêm.
c. Những nghĩa vụ nào ông A phải thực hiện theo quy định pháp luật môi
trường khi đầu tư cho dự án trên?/.
- Phí bảo vệ môi trường (Điều 148 Luật BVMT)
- Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ.
- Tiền sử dụng đất.
- Thuế tài nguyên (khai thác nguồ n nước ngầ m)
- Chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên.
Bài 4
Tháng 3/2014, Công ty cổ phần dịch vụ S bị lực lượng cảnh sát môi trường, Công
an tỉnh A bắt quả tang về hành vi xả nước thải ra rạch B. Qua kết quả điều tra, Trưởng
Phòng cảnh sát môi trường kết luận: công ty cổ phần dịch vụ S đã:
1. Không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định;
2. Xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép quản lý
chất thải nguy hại;
3. Xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi trường

vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2,5 lần với lượng nước thải là 9.000 m3/ngày (24
giờ).
Hỏi:
a. Công ty S phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào? Tại sao?
- Công ty S có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp
dụng hình thức xử phạt chính là Phạt tiền.
- Ngoài hình thức xử phạt chính thì công ty S còn có thể bị áp dụng các hình thức
xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi
trường; Giấy phép quản lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
- Ngoài hai hình thức xử vi phạm hành chính nêu trên, Công ty S còn có thể bị áp
dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
“c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các
biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa
dạng sinh học;
n) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc chi
trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp
có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi
trường theo định mức, đơn giá hiện hành.”
CSPL: điểm c, n khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
b.

Hãy xử lý các hành vi vi phạm của công ty S.

Hành vi 1: không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy
định;
20


- Nghị định 155/2016/NĐ-CP: Theo Khoản 1 Điề u 9 là thuô ̣c pha ̣m vi của UBND,

và khoản 2 thuô ̣c thẩ m quyề n Bô ̣ TNMT => trước tiên để xử pha ̣t hành vi này cầ n làm rõ
dự án này- báo cáo đánh giá tác động môi trường thuô ̣c thẩ m quyề n của ai phê
duyê ̣t => đề bài không cho dự án?
- Giả sử thuô ̣c thẩ m quyề n UBND phê duyê ̣t, không lập lại báo cáo đánh giá tác
động môi trường của dự án theo quy định.
- Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng
Nhưng do Công ty S là tổ chức nên mức pha ̣t tiề n trên là gấ p 02 lầ n nên mức pha ̣t
tiề n là Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng
CSPL: điểm o khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điề u 5 Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy
định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Hin
̀ h pha ̣t bổ sung:
Điǹ h chỉ hoa ̣t đô ̣ng của cơ sở 03 đế n 06 tháng để khắ c phu ̣c vi pha ̣m.
CSPL: điể m a khoản 4 Điề u 9 Nghị định 155/2013/NĐ-CP
- Biêṇ pháp khắ c phu ̣c hâ ̣u quả:
Buô ̣c lắ p đă ̣t, vâ ̣n hành công trin
̀ h bảo BVMT và lâp hồ sơ báo cáo kế t quả.
CSPL: điể m b khoản 4 Điề u 9 Nghị định 155/2013/NĐ-CP
Hành vi 2: xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép
quản lý chất thải nguy hại;
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Nhưng do Công ty S là tổ chức nên mức pha ̣t tiề n trên là gấ p 02 lầ n nên mức pha ̣t
tiề n là Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng
CSPL: điểm d khoản 5 Điều 23 khoản 1 Điề u 5 Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy
định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Hình pha ̣t bổ sung:
Tước giấ y phép xử lý chấ t thải từ 03 đế n 06 tháng.
CSPL: điể m b khoản 9 Điều 23 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Buô ̣c chi trả chi phí trưng cầ u giám đinh,
̣ buô ̣c phải thực hiê ̣n biê ̣n pháp khắ c phu ̣c

tin
h
tra
ô
nhiễ
m
môi
trươ
ng
va
ba
o
ca
o
.
̣ng
̀
̀ ́
́
̀
CSPL: điể m b khoản 9 Điề u 23 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Hành vi 3: xả nước thải có chứa các thông số môi trường không nguy hại vào môi
trường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 2,5 lần với lượng nước thải là 9.000
m3/ngày.
- Phạt tiền:
Từ 650.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng. Nhưng do Công ty S là tổ chức nên
mức pha ̣t tiề n trên là gấ p 02 lầ n nên mức pha ̣t tiề n là Phạt tiền từ 1.300.000.000 đồng
đến 1.400.000.000 đồng
CSPL: điể m y khoản 3 Điề u 13 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
21



Pha ̣t tăng thêm 30% của mức tiề n cao nhấ t đã cho ̣n đố i hành vi này.
CSPL: khoản 7 Điề u 13 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
c. Ai có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm của công ty S? Tại sao?
Chủ tich
̣ UBND cấ p tỉnh. Do tổ ng tiề n pha ̣t công ty sẽ lớn hơn 100 triê ̣u và nhỏ hơn
2 tỷ.
CSPL: điể m b khoản 3 Điề u 48, khoản 2 Điề u 5 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.
Bài 5: Công ty TNHH X hoa ̣t đô ̣ng trong liñ h vực sản xuấ t kim loa ̣i và sắ t thép xây
dựng. Do nhu cầ u mở rô ̣ng quy mô sản xuấ t nên Công ty X muố n triể n khai thực hiê ̣n
dự án xây dựng mô ̣t nhà máy luyê ̣n kim ở điạ bàn huyê ̣n HM, TP.H. Để thực hiê ̣n dự án
Công ty tiế n hành nhâ ̣p khẩ u kim loa ̣i phế liê ̣u từ nước ngoài về sử du ̣ng. Hỏi:
a) Công ty X có phải thực hiê ̣n ĐTM không? Vì sao?
Có.
Vì dự án là xây dựng nhà máy luyê ̣n kim – Với nguyên liê ̣u là phế liê ̣u thì là dự án
thuô ̣c danh mu ̣c phải thực hiê ̣n dự án đánh giá tác đô ̣ng môi trường.
CSPL: điể m c khoản 1 Điề u 18 và Mu ̣c 47 Phu ̣ lu ̣c II NĐ 18/2015.
b) Nế u có thì Công ty X muố n tự lâ ̣p báo cáo ĐTM thì có đươ ̣c không? Cơ quan
nào sẽ có thẩ m quyề n tổ chức thẩ m đinh
̣ báo cáo ĐTM nêu trên?
Đươ ̣c.
Vì chủ dự án thuô ̣c đố i tươ ̣ng quy đinh
̣ ta ̣i khoản 1 Điề u 18 Luâ ̣t BVMT có quyề n
tự mình đánh giá tác đô ̣ng môi trường – Kế t quả đánh giá tác đô ̣ng môi trường thể hiê ̣n
dưới hình thức báo cáo ĐTM.
CSPL: Điề u 19 Luâ ̣t BVMT
c) Giả sử trong quá trình thực hiê ̣n dự án Công ty X muố n đăng ký bổ sung thêm
ngành nghề cán, kéo kim loa ̣i cho dự án. Công ty có phải thực hiê ̣n thêm thủ tu ̣c pháp lý
nào về môi trường không? Vì sao?

Nế u bổ sung thêm ngành nghề cán, kéo kim loa ̣i có quy mô công suấ t từ 2000 tấ n
sản phẩ m/ năm trở lên Công ty phải thực hiê ̣n thủ tu ̣c Lâ ̣p la ̣i báo cáo đánh giá tác đô ̣ng
môi trường.
CSPL: điể m b khoản 1 Điề u 15 và Mu ̣c 48 Phu ̣ luc II Nghi ̣đinh
̣ 18.
(Nế u bổ sung thêm ngành nghề cán, kéo kim loại có quy mô công suấ t < 2000 tấ n
sản phẩm/ năm => Chắ c là đố i tượng phải lập kế hoạch bảo vê ̣ môi trường.
CSPL: Điề u 29 Luật BVMT)
d)

Công ty X phải thực hiện những nghĩa vụ tài chính nào về môi trường?

Phí bảo vê ̣ môi trường Điề u 148 Luâ ̣t BVMT.
Tiề n phải trả cho viê ̣c sử du ̣ng dich
̣ vu ̣.
Tiề n sử du ̣ng đấ t.
Bài 6
Danh nghiệp tư nhân A (A) do ông H làm chủ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
nhà hàng, quán nhậu hiện có một nhà hàng tại Quận 1 (nhà hàng này đã được cơ quan có
thẩm quyền xác nhận kế hoạch BVMT). Ngày 24/01/2016, do muốn mở rộng quy mô
22


kinh doanh nên ông H đã mở thêm một địa điểm kinh doanh cho DN A tại Quận 4 trên
diện tích mặt bằng 500m2 để kinh doanh quán nhậu. Hỏi:
a) Ông H có phải lập kế hoạch BVMT đối với địa điểm kinh doanh đặt tại
Quận 4 không? Vì sao?
Ông A phải lập kế hoạch BVMT đối với địa điểm kinh doanh đặt tại Quận 4.
CSPL: Khoản 1 Điều 29 Luật BVMT và Điểm b khoản 1 Điều 18 NĐ 18
b) Kế hoạch BVMT trên có bắt buộc phải đăng ký không? Nếu đăng ký thì cơ

quan nào có thẩm quyền xác nhận? Cơ sở pháp lý?
Kế hoạch BVMT trên bắt buộc phải đăng ký
CSPL: Điề u 31 Luâ ̣t BVMT và khoản 2 Điề u 18 NĐ 18.
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận là UBND cấp huyện.
CSPL: Khoản 2 Điều 32 Luật BVMT
Điểm b khoản 1 Điều 19 NĐ18
c) Tình tiết bổ sung:
Để tiết kiệm chi phí nguyên liệu, ngày 10/06/2016 ông H đã đầu tư thuê một diện
tích đất có mặt nước 15 ha tại huyện X tỉnh K để thực hiện dự án nuôi trồng thủy
sản nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho các nhà hàng, quán nhậu của ông. Hỏi dự án
này phải lập báo cáo ĐTM hay kế hoạch BVMT? Vì sao?
Dự án này phải lập báo cáo ĐTM vì nó thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM
CSPL: điểm c khoản 1 Điều 18 Luật BVMT và mục 77 Phụ lục II NĐ 18.
Bài 7
Công ty cổ phần ô tô TH (gọi tắt là Công ty) là một doanh nghiệp chuyên sản xuất,
sửa chữa, lắp ráp ô tô có trụ sở tại tỉnh QN. Do muốn mở rộng quy mô kinh doanh nên
Công ty muốn mở một dự án đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất, sửa chữa, lắp ráp ô
tô tại Quận TB, thành phố H nhằm sản xuất và phân phối ô tô cho các đại lý ở thành phố
H và các tỉnh lân cận. Do không am hiểu pháp luật môi trường nên Công ty muốn nhờ
bạn tư vấn một số vấn đề có liên quan. Cụ thể như sau:
a) Công ty có phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không? Vì
sao?
Trường hợp 1, công suất từ 500 tô tô/năm trở lên thì dự án của công ty phải lập
ĐTM
CSPL: điểm c khoản 1 Điều 18 Luật BVMT và mục 52 Phụ lục II NĐ 18.
Trường hợp 2, công suất dưới 500 tô tô/năm trở lên thì dự án của công ty phải lập
ĐTM, Công ty phải lập kế hoạch BVMT đối với dự án của mình.
CSPL: Khoản 1 Điều 29 Luật BVMT và Điểm b khoản 1 Điều 18 NĐ18
b) Giả sử sau khi được cấp phép hoạt động, trong quá trình sản xuất Công ty
có phát sinh một lượng lớn chất thải nguy hại nhưng Công ty chưa biết phải xử lý

như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật. Cho biết Công ty sẽ phải thực
hiện yêu cầu nào theo quy định của pháp luật môi trường? Công ty có thể làm gì để
giải quyết khối lượng chất thải nguy hại phát sinh nêu trên, biết rằng hiện tại Công
ty không có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại?
23


- Chủ nguồn chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về CTNH và đăng ký với cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Sở tài nguyên và môi trường nơi có cơ
sở phát sinh CTNH. tỉnh QN, Quận TB
- CSPL: khoản 1 Điều 90 BVMT, khoản 1 Điều 12 Nđ 36/2015.
- Do không có giấy phép xử lý chất thải nên công ty phải chuyển giao cho cơ sở có
giấy phép xử lý CTNH.
- CSPL: Khoản 1 Điều 91 BVMT
c) Giả sử, trong quá trình sản xuất, Công ty muốn nhập khẩu một số ô tô cũ từ
nước ngoài để tháo dỡ lấy phụ kiện tái sử dụng thì có được không? Vì sao?
- Không được.
- Thì pháp luật cấm nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để
phá dỡ nên công ty không thể nhập khẩu.
- CSPL: điểm b khoản 2 Điều 75 BVMT.
d) Công ty muốn nhập khẩu một khối lượng lớn phế liệu sắt, thép từ nước
ngoài về Việt Nam để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ô tô thì có được không? Vì
sao?
- Cầ n phải xem xét:
• Nế u phế liệu sắt thép này đáp ứng QCKT môi trường và thuô ̣c danh mu ̣c phế liê ̣u
đươ ̣c phép nhâ ̣p do Thủ tướng chính phủ quy đinh.
̣
CSPL: khoản 1 Điề u 76 Luâ ̣t BVMT + mục 20 Qđ số 73/2014/QĐ-TTg của thủ
tướng chính phủ ngày 19/12/2014 quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ
nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

• Tổ chức, cá nhân nhâ ̣p khẩ u phế liê ̣u phải đáp ứng các yêu cầ u (Khoản 2 Điề u 76
Luâ ̣t BVMT)
e) Cho biết với các hành vi nêu trên, Công ty sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ
tài chính nào về môi trường?
- Phí bảo vệ môi trường. Đ148
- Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (thu gom rác,..)
Bài 8
Cưông ty X là một doanh nghiệp trong nước hiện đang có nhu cầu sử dụng 10.000
ha rừng ràm tự nhiên ở huyện MH, tỉnh LA để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái
rừng và khu nghỉ dưỡng. Hỏi:
a) Công ty X có thể xác lập quyền sử dụng rừng trong trường hợp này thông
qua những cách thức nào?
- Giao rừng có thu tiề n (điể m khoản 1 Điề u 24 Luâ ̣t BVPT Rừng)
- Cho thuê rừng trả tiề n hàng năm để kinh doanh cảng quan, nghi ̃ dưỡng, du lich
̣
sinh thái - môi trường (khoản 2 Điề u 24 Luâ ̣t BVPT Rừng)
b) Giả sử Công ty X làm hồ sơ xin được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng.
Hỏi cơ quan nào có thẩm quyền giao rừng trong trường hợp này? Nếu cần thu hồi
lại thì cơ quan nào sẽ có thẩm quyền thu hồi? Nêu rõ cơ sở pháp lý.
UBND tỉnh LA có thẩm quyền giao rừng đối với tổ chức trong nước.
24


(điểm a khoản 1 Điều 28 Luật bảo vệ và phát triển rừng)
UBND tỉnh LA có thẩm quyền giao rừng nào thì có quyền thu hồi rừng đó.
(điểm c khoản 1 Điều 28 Luật bảo vệ và phát triển rừng)
c) Giả sử Công ty X muốn khai thác gỗ tràm trong rừng để bán và sản xuất
bàn ghế phục vụ du khách thì có được không? Nếu được thì điều kiện như thế nào?
tổ chức đuợc giao rừng sản xuất có thu tiền sử dụng rừng hoặc được NN cho thuê
rừng sản xuất đều có quyền được khai thác lâm sản trong rừng sản xuất.

Điểm b khoản 1 Điều 64 và khoản 2 Điều 66 Luật Luật bảo vệ và phát triển rừng
Với các điều kiện sau:
- Đảm bảo duy trì diện tích phát triễn trữ lượng chất lượng của rừng và tuân theo
quy chế quản lý rừng khoản 2 Điều 55
- Chủ rừng là tổ chức phải có hồ sơ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt gồm dự án đầu tư, phương án quản lý, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh rừng; khai
thác rừng phải có phương án điều chế rừng đã được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
và phát triển rừng phê duyệt; b khoản 2 Điều 56
- Chỉ được khai thác gỗ và các thực vật khác của rừng sản xuất là rừng tự nhiên, trừ
các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ
về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. d khoản 2
Điều 56.
- Đối với các tổ chức khi khai thác phải có hồ sơ thiết kế khai thác phù hợp với
phương án điều chế rừng hoặc phương án hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh rừng được
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt;a khoản 3
Điều 56
- Việc khai thác rừng phải theo quy chế quản lý rừng và chấp hành quy phạm, quy
trình kỹ thuật bảo vệ và phát triển rừng; sau khi khai thác phải tổ chức bảo vệ, nuôi
dưỡng, làm giàu rừng cho đến kỳ khai thác sau. khoản 4 Điều 56
- Việc khai thác rừng trồng được thực hiện theo quy định sau đây: (khoản 2 Điều 57)
« a) Trường hợp chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng
thì được tự quyết định việc khai thác rừng trồng. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng
của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ
quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ;
b) Trường hợp rừng trồng bằng vốn từ ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ
sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Các sản phẩm
khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp
cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của
Chính phủ;

c) Trồng lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau khi khai thác hoặc thực hiện biện
pháp tái sinh tự nhiên trong quá trình khai thác. »
Bài 9
Công ty TNHH A là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại
Việt Nam hiện đang dự định thành lập 1 dự án đầu tư ở tỉnh BT để thăm dò và khai
thác quặng titan ở các bãi cát trống cách xa khu dân cư. Hỏi:
25


×