Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân bị thu hồi đất tại xã phước thiền, huyện nhơn trạch, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.33 KB, 92 trang )

TÓM TẮT
Trương Quỳnh Uyển, Khoa kinh tế, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh. Tháng 7 năm 2018. “ Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân bị
thu hồi đất trên địa bàn xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”.
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá tác động của việc thu hồi đất xây dựng
dự án trên địa bàn xã Phước Thiền đến thu nhập của người dân. Đặc biệt là xác định
nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và đề xuất giải pháp cải thiện thu nhập.
Nguồn thu nhập của các hộ gia đình đã có sự thay đổi. Thu nhập từ nông
nghiệp ngày càng giảm xuống, trong khi thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp
tăng lên và là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình sau thu hồi đất. Ngoài ra,
diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm xuống cũng làm tăng thêm sự khác biệt về
mặt xã hội trong quá trình tìm kiếm chiến lược sinh kế để có nguồn thu nhập ổn
định. Kết quả ước lượng các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nông dân sau khi
thu hồi đất, thông qua mô hình Binary Logistic, thể hiện các yếu tố đầu vào ảnh
hưởng mạnh đến thu nhập, như: trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động trong hộ,
tỷ lệ lao động phụ thuộc, việc làm trong khu công nghiệp và tỷ lệ sử dụng tiền đền
bù vào đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ.

1


ABSTRACT
Truong Quynh Uyen, Economics Faculty, Nong Lam University, HCM City.
July, “The factor that effect to income of the households revoked land in Phuoc
Thien ward, Nhon Trach district, Dong Nai province”.
The main objectives of the research were to assess the impacts of land
acquisition on the project build residential area in Phuoc Thien ward, Nhon Trach
district, Dong Nai province to the people’s income. Especially to determine factors
affecting household incomes and to propose solutions to improve their incomes.
The research results showed that the incomes of the households had changed.
Incomes from agriculture became lower and lower, while incomes from non-farm


activities increased and were the main source of incomes of households after land
acquisition. In addition, the area of agricultural land was reduced and this increased
the differences in society during the process of seeking livelihood strategies for
stable income sources. . The results evaluated the factors affecting to the farmers’
incomes after land acquisition through Binary Logistic model, it showed the inputs
that strongly affected the incomes, such as

education, number of employees,

percentage of dependent labor, labor worked in industrial area, the rate used
indemnification money to produce and business service .

2


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Trang chuẩn y.............................................................................................................i
Lý lịch cá nhân..........................................................................................................ii
Lời cam đoan............................................................................................................ iii
Lời cảm ơn...............................................................................................................iv
Abstract.................................................................................................................... vi
Mục lục................................................................................................................... vii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................x
Danh sách các bảng..................................................................................................xi
Danh sách các hình..................................................................................................xii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN........................................................................................5
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.............................................................................5

1.2. Khảo luận nghiên cứu có liên quan.....................................................................9
1.3. Khung phân tích................................................................................................13
1.4. Các giả thuyết nghiên cứu................................................................................14
1.5. Tổng quan địa bàn nghiên cứu xã Phước Thiền................................................16
1.5.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................16
1.5.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................16
1.5.1.2. Địa hình và địa thế......................................................................................17
1.5.1.3. Đặc điểm khí hậu và thủy văn.....................................................................19
1.5.1.4. Thủy văn.....................................................................................................20
1.5.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...............................................................................21
1.5.2.1. Dân số.........................................................................................................21
1.5.2.2. Tình hình lao động:.....................................................................................21
1.5.2.3. Trình độ văn hóa.........................................................................................22

3


1.5.2.4. Phát triển kinh tế.........................................................................................22
1.5.3. Tình hình sử dụng đất....................................................................................23
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................28
2.1. Thu nhập...........................................................................................................28
2.1.1. Khái niệm về thu nhập...................................................................................28
2.1.2. Những yếu tố cấu thành tổng thu nhập của hộ gia đình.................................28
2.2. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................31
2.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu...............................................................................31
2.2.2. Phương pháp so sánh.....................................................................................32
2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả.........................................................................32
2.2.4. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan...................................................32
2.3. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................34
2.4. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................36

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................40
3.1 Thực trạng đời sống của hộ dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
để xây dựng Khu dân cư đô thị tại xã Phước Thiền....................................40
3.1.1. Tổng quan tình hình thu hồi đất xây dựng dự án Khu dân cư xã Phước
Thiền qua các hộ khảo sát..........................................................................40
3.1.1.1. Giá đền bù đất và các tài sản trên đất..........................................................40
3.1.1.2. Công tác tái định cư....................................................................................41
3.1.1.3. Công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề và đào tạo việc làm.................................42
3.1.1.4. Công tác xã hội hóa đối với những hộ bị thu hồi đất..................................42
3.1.2. Sự thay đổi về đời sống của người dân bị thu hồi đất để xây dựng KDC
đô thị tại xã Phước Thiền...........................................................................43
3.1.2.1. Sự thay đổi nguồn vốn đất đai.....................................................................43
3.1.2.2. Sự thay đổi nguồn vốn tài chính.................................................................44
3.2.3. Hiệu quả sử dụng tiền đền bù.........................................................................45
3.2. Thống kê mô tả các đặc điểm cơ bản của các nhân tố có ảnh hưởng đến
thu nhập của hộ bị thu hồi đất qua mẫu khảo sát........................................47

4


3.2.1 Tuổi của chủ hộ...............................................................................................47
3.2.2. Giới tính của chủ hộ.......................................................................................48
3.2.3. Học vấn của chủ hộ........................................................................................48
3.2.4. Số lao động của hộ........................................................................................49
3.2.5. Tỷ lệ lao động phụ thuộc trong hộ gia đình...................................................50
3.2.6. Việc làm khu công nghiệp trong hộ gia đình................................................50
3.2.7. Diện tích đất bị thu hồi trong hộ gia đình......................................................51
3.2.8. Khả năng đầu tư sản xuất kinh doanh trong hộ gia đình................................52
3.2.9. Thực trạng thu nhập sau khi bị thu hồi đất....................................................52
3.3. Phân tích nhân tố tác động đến thu nhập của hộ nông dân bị thu hồi đất..........54

3.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình..............................................................60
3.4. Đánh giá chung những tác động của dự án Khu dân cư đô thị tại xã Phước
Thiền đến đời sống của hộ dân bị thu hồi đất.............................................61
3.4.1. Tác động tích cực...........................................................................................61
3.4.2. Tác động tiêu cực...........................................................................................62
3.5. Một số giải pháp góp phần cải thiện thu nhập và ổn định cuộc sống của
người dân...................................................................................................63
3.5.3. Giải pháp về vốn............................................................................................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................70
PHỤ LỤC...............................................................................................................73

5


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
BQ
CNH – HĐH
CSHT
HCSN
KCN
KDC
TMDV
TTCN
UBND
XHCN

Bảo hiểm y tế
Bình quân

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Cơ sở hạ tầng
Hành chính sự nghiệp
Khu công nghiệp
Khu dân cư
Thương mại dịch vụ
Tiểu thủ công nghiệp
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa

6


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1. Độ ẩm trung bình tháng – xã Phước Thiền năm 2017.............................20
Bảng 1.2. Cơ cấu lao động xã Phước Thiền năm 2017............................................21
Bảng 1.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế xã Phước Thiền 2005-2017..............23
Bảng 1.4. Biến động đất đai của xã Phước Thiền giai đoạn 2012-2016:.................25
Bảng 2.1 Giải thích các biến trong mô hình............................................................37
Bảng 3.1. Tổng số tiền bồi thường của các hộ điều tra............................................40
Bảng 3.2. Tình hình tái định cư của nhóm hộ điều tra.............................................41
Bảng 3.3. Diện tích đất bình quân của các nhóm hộ trước và sau thu hồi đất.........44
Bảng 3.4. So sánh mức độ tăng thu nhập của các hộ điều tra..................................45
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng tiền đền bù hỗ trợ vào các mục đích..........................46
Bảng 3.6 Kết quả thống kê mô tả nhóm tuổi của chủ hộ........................................47
Bảng 3.7. Kết quả mô tả giới tính của chủ hộ.........................................................48

Bảng 3.8. Kết quả mô tả nhóm trình độ học vấn của chủ hộ...................................49
Bảng 3.9. Kết quả mô tả diện tích đất bị thu hồi.....................................................51
Bảng 3.10. Kết quả mô tả khả năng đầu tư sản xuất kinh doanh của chủ hộ..........52
Bảng 3.11. Đánh giá ảnh hưởng việc thu hồi đất đến thu nhập hộ dân....................53
Bảng 3.12. Thống kê mô tả các biến.......................................................................55
Bảng 3.13. Hệ số tương quan cặp các biến định lượng đưa vào mô hình................56
Bảng 3.14. Bảng kết xuất mô hình Binary Logistic................................................56
Bảng 3.15. Kiểm định Omnybus các hệ số mô hình..............................................58
Bảng 3.16. Bảng đánh giá mức độ dự báo của mô hình..........................................59
Bảng 3.17. Mức độ giải thích của mô hình.............................................................59
Bảng 3.18. Kết quả kiểm định các giả thuyết..........................................................60

7


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 1.1. Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID, 1999................................11
Hình 1.2. Khung phân tích thu nhập bền vững........................................................14
Hình 1.3. Bản đồ vị trí xã Phước Thiền..................................................................17
Hình 1.4. Tình hình sử dụng đất từ năm 2012-2016...............................................24
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ lao động của chủ hộ.............................................49
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ lao động phụ thuộc của chủ hộ.............................50
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ có việc làm khu công nghiệp của hộ..................................51

8



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và
gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực nông thôn có 13
triệu hộ trong đó có khoảng 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Vì thế đảm bảo
sinh kế bền vững cho hộ nông dân là vấn đề được quan tâm nhiều trong nông thôn
khi mà hiện nay quá trình CNH - HĐH ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh chóng.
Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy tới nay các nước có nền kinh tế phát triển đều
trải qua quá trình CNH-HĐH. Về cơ bản có thể xem công nghiệp hoá là quá trình
xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất của ngành công nghiệp, của các
ngành sản xuất khác và các ngành thương mại và dịch vụ, đồng thời đó cũng là quá
trình xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế và phục vụ yêu cầu nâng cao đời sống về mọi mặt của dân cư. Công nghiệp
hoá dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, chuyển dịch cơ bản dân
số và lao động, từ đó sẽ hình thành các khu đô thị mới.
Tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa càng nhanh thì trình độ đô thị hóa càng
cao. Đi liền với quá trình đô thị hóa là việc thu hồi đất nông nghiệp do vậy một bộ
phận không nhỏ diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi sang đất phi nông
nghiệp. Điều này dẫn đến tình trạng sinh kế của người nông dân bị ảnh hưởng và
thậm chí nhiều hộ buộc phải chuyển đổi sang các ngành nghề khác do không còn
hoặc thiếu đất canh tác và khi sinh kế của người dân thay đổi đã tác động đến mọi
mặt về đời sống cũng như tinh thần của họ. Tuy nhiên, không phải bất cứ người
nông dân nào sau khi bị thu hồi đất cũng có thể tìm kiếm được một hướng sinh kế
mới có thu nhập cao, ổn định cuộc sống mà tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp,
không chuyển đổi được ngành nghề hoặc chuyển đổi khó khăn… đã và đang diễn ra
phổ biến hiện nay. Trong những năm tới, tốc độ đô thị hóa sẽ còn diễn ra nhanh và

1



mạnh hơn nữa, do đó diện tích đất canh tác nông nghiệp sẽ ngày càng bị thu hẹp
hơn và vấn đề về giải quyết việc làm tạo thu nhập cho những người nông dân có đất
bị thu hồi ngày càng trở nên căng thẳng hơn.
Không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất nông nghiệp, nông dân phải tìm cách
kiếm sống mới. Với trình độ dân trí có hạn, quen lao động chân tay, người nông dân
đã xoay xở như thế nào với cuộc sống mới? Có nhiều người phải đổ ra thành thị để
kiếm việc làm và đối mặt với rủi ro của cuộc sống nơi đô thị, một số ít lao động trẻ
được tuyển dụng vào làm việc trong khu công nghiệp, một số lao động tìm kiếm
việc làm tại các địa phương khác hoặc mở các dịch vụ (mở quán nước, xây dựng
nhà ở cho thuê...). Bên cạnh đó những nông dân không bị thu hồi đất cũng bị tác
động đến sản xuất của mình, một phần lao động trong gia đình chuyển sang làm
việc trong nhà máy hoặc dịch vụ trong khu công nghiệp. Đảng và nhà nước ta
cũng đã có nhiều biện pháp tác động nhằm ổn định đời sống cho người dân sau khi
bị thu hồi đất như: Chính sách tái định cư, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển
đổi nghề… Mặc dù thế vấn đề sinh kế của người dân mất đất sản xuất nông nghiệp
còn gặp rất nhiều khó khăn.
Như vậy, cùng với tốc độ hình thành các KDC thì số lao động nông nghiệp
không còn đất sản xuất nông nghiệp hoặc còn quá ít đất sản xuất nông nghiệp ngày
càng tăng lên, trong số đó một số đã thích nghi được với điều kiện mới và đã tìm
được việc làm đảm bảo cho cuộc sống, xây dựng mô hình sinh kế phù hợp với điều
kiện của hộ, tăng thu nhập, song nhiều hộ lại vẫn đang thiếu việc làm, rất cần sự trợ
giúp của các cấp, ngành và của địa phương để họ ổn định với cuộc sống mới.
Huyện Nhơn Trạch là một huyện nằm ven trung tâm thành phố Biên Hòa - tỉnh
Đồng Nai, có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Theo kế hoạch sử dụng đất
năm 2017 của huyện Nhơn Trạch dự kiến thu hồi hơn 1.800 ha đất nông nghiệp để xây
dựng khu dân cư. Gần 1.400 hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất. Có nhiều lao động
được nhận vào làm việc trong nhà máy thuộc các khu công nghiệp và cũng có nhiều
lao động chỉ có việc làm tạm thời hoặc rơi vào cảnh thiếu việc làm. Họ phải đi làm thuê

để kiếm sống hoặc mở quán nước. Nhìn chung đời sống của họ cũng còn nhiều khó

2


khăn. Vấn đề đặt ra là sau khi mất đất sinh kế của các hộ dân thay đổi như thế nào? Có
đảm bảo cho cuộc sống hiện tại của họ hay không? Mức sống của họ thay đổi ra sao?
Làm sao để ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho họ?
Để trả lời những câu hỏi này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân bị thu hồi đất trên địa bàn xã Phước Thiền,
huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tác động của việc thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng Khu dân
cư trên địa bàn xã Phước Thiền đến thu nhập của người dân. Đặc biệt là xác định
nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và đề xuất giải pháp cải thiện thu nhập.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng đời sống sau thu hồi đất của hộ nông dân bị thu hồi đất xây
dựng Khu dân cư đô thị tại xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch.
- Phân tích nhân tố tác động đến thu nhập của hộ nông dân bị thu hồi đất xây dựng
Khu dân cư đô thị tại xã Phước Thiền.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần cải thiện thu nhập, ổn định đời sống cho người
dân sau thu hồi đất.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là những hộ dân bị thu hồi đất thực hiện trong quá trình thực hiện dự án Khu
dân cư đô thị tại xã Phước Thiền.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân
có đất bị thu hồi trong dự án Khu dân cư đô thị tại xã Phước Thiền, huyện Nhơn

trạch.
a) Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp thu thập trước và sau thu hồi đất từ năm 2012 đến năm 2017.
Số liệu sơ cấp, khảo sát trực tiếp các hộ dân trong năm 2018 .

3


b) Phạm vi không gian
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại huyện Nhơn Trạch, trong đó trọng
điểm là xã Phước Thiền nơi thực hiện dự án.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
-

Luận văn nhằm đi sâu nghiên cứu về thực trạng quá trình đô thị hoá đang

diễn ra cụ thể là việc thu hồi đất xây dựng các dự án ảnh hưởng đến đời sống hộ
nông dân tại xã Phước Thiền. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp những nhà hoạch
định chính sách và nhà quản lý ở địa phương đánh giá được mức độ tác động của
quá trình thu hồi đất để xây dựng những KDC, những dự án phát triển kinh tế có sự
ảnh hưởng quan trọng đến thu nhập và đời sống của hộ dân bị thu hồi đất như thế
nào. Từ việc xác định khó khăn, thiệt hại trong sản xuất và ảnh hưởng đến đời sống
của người dân chịu ảnh hưởng thu hồi đất, các cơ quan sẽ tìm ra giải pháp thích hợp
hoàn thiện chính sách an sinh xã hội nhằm tháo gỡ khó khăn cho hộ nông dân, tìm
ra giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân bị thu hồi đất, góp phần phát triển
kinh tế địa phương.
5. Cấu trúc luận văn
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Mở đầu: Giới thiệu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài,
phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

Chương 1: Tổng quan Trình bày tình hình tổng quan tài liệu nghiên cứu có
liên quan. Tổng quan địa bàn nghiên cứu như đặc điểm tự nhiên, đặc điểm xã hội,
tình hình phát triển kinh tế, thực trạng của xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Chương này nêu lên
các khái niệm, quan điểm và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực
hiện đề tài.
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Kết luận và kiến nghị

4


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quá trình đô thị hóa là sự phát triển của nền văn minh phi nông ngiệp trên cơ
sở phát huy các tiềm năng KT-XH của mỗi quốc gia. Quá trình đô thị hóa là một
vấn đề tổng thể của nhiều lĩnh vực, trong đó việc tổ chức lại các khu dân cư, sự hình
thành các quy hoạch không gian lãnh thổ, sự quy hoạch hóa các loại kiến trúc đều
gắn liền với đặc điểm lịch sử, xã hội và nhân văn của thị dân. Đô thị hóa đã, đang
và sẽ mang lại các mặt tích cực như thúc đẩy phát triển KT-XH rõ rệt, đồng thời nó
cũng nảy sinh những mặt tiêu cực như thu hẹp đất đai canh tác nông nghiệp, gây
nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Theo Lê Quang Huyên (2003) đô thị hóa không bị bó hẹp ở việt hình thành
các đô thị trong đó có công nghiệp – dịch vụ mà chính xác hơn, đô thị hóa còn có ý
nghĩa là công nghiệp hóa cả địa bàn nông thôn, đưa công nghiệp về nông thôn thông
qua các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút lao động nông thôn, hạn chế sự di động nhân
lực từ nông thôn vào thành thị.
Theo Đỗ Văn Qúy (2007) đối với Việt Nam, quá trình phát triển đô thị có thể
chia thành các giai đoạn như sau: Giai đoạn trước năm 1954, Pháp thiết lập bộ máy

quản lý tại Việt Nam, củng cố và mở rộng các thành phố cũ và phát triển các thành
phố mới, đặc trưng là Hải Phòng, Hà Nội và Sài Gòn. Thời kỳ này công nghiệp phát
triển nhưng còn yếu. Giai đoạn từ năm 1990: Vào những năm 1954 đến 1975, tốc
độ đô thị hóa của Việt Nam đã phát triển nhưng còn chậm. Từ năm 1975 đến năm
1990, nền kinh tế Việt Nam trong tình trạng trì trệ, đô thị hóa diễn ra chậm. Giai
đoạn từ năm 1990 trở lại đây, đô thị hóa của Việt Nam phát triển nhanh. Năm 1990,
cả nước có 500 đô thị lớn, nhỏ; đến năm 2000 đã tăng lên tới 649 đô thị, năm 2003

5


số đô thị đã lên tới 656. Dân số đô thị tăng lên từ 11,87 triệu người (năm 1986
chiếm 19,3 % dân số cả nước) lên 13 triệu người (năm 1990 chiếm 20,75% dân số
cả nước); năm 2000 chiếm 25%; năm 2002 chiếm 25,3%; dự báo năm 2010 là 33%
và đến năm 2020 sẽ là 45%. Đô thị hóa làm diện tích đất đô thị tăng dần. Năm
1999, diện tích các đô thị chiếm 0,2 % trên tổng diện tích đất tự nhiên của mỗi quốc
gia đã tăng lên 1% vào năm 2003. Các khu công nghiệp cũng phát triển mạnh, năm
1991, cả nước mới có 1 khu công nghiệp mói nhưng đến năm 2003 cả nước đã
thành lập thêm 82 khu công nghiệp. Tính đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả nước
đã có gần 200 khu công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên
6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần lớn
diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ
yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân (Ngô Thị Mỹ, 2009).
Việc phát triển các khu công nghiệp bên cạnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
nâng cao đời sống kinh tế xã hội của địa phương, nhưng việc phát triển các KCN đã
và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, nhất là việc chăm lo ổn định đời
sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất (Lê Du Phong, 2005).
Khi phân tích tác động của công nghiệp hóa đến sinh kế của hộ thì sinh kế
(hay hướng SX) của hộ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn lực mà hộ có. Khi diện tích
đất nông nghiệp giảm nên các hộ không thể tập trung hết vào hoạt động trồng trọt

được và do đó họ phải tự có sự thay đổi trong hướng sản xuất của mình. Qua điều
tra tại địa bàn huyện cho thấy có khá nhiều hộ đã chuyển sang tập trung cho chăn
nuôi, một số ít thì kiêm thêm ngành nghề phụ như đan lát, may thêu hoặc phụ hồ,…
để góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên cũng có rất nhiều hộ đã biết tận
dụng những lợi thế về vị trí của mình để kinh doanh dịch vụ phục vụ người dân địa
phương cũng như các KCN. Bởi vậy theo nhận định của những hộ bị mất đất thì
trên 60% số hộ cho rằng thu nhập của hộ có xu hướng ổn định và tăng lên (Ngô Thị
Mỹ, 2009).

6


Khi đánh giá những tác động tiêu cực của người dân bị thu hồi đất để phục
vụ cho công nghiệp hóa thì Nguyễn Phúc Thọ (2005) kết luận rằng lao động của hộ
thu hồi đất chủ yếu là lao động nông nghiệp, trình độ học vấn thấp, lao động không
qua đào tạo là khó khăn cho việc chuyển đổi nghề giải quyết việc làm ở địa phương.
Nhóm nghiên cứu về đời sống của người dân bị thu hồi đất do đô thị hóa ở Đồng
Tháp, Vũ Đình (2010) kết luận nghề nghiệp và việc làm của người dân thu hồi đất
bị xáo trộn: có 34,5% số hộ tiếp tục làm nông nghiệp tại chổ, gần 36% số lao động
có việc làm ổn định, 20% số hộ chuyển nơi khác làm ăn, 44% số đi làm thuê, làm
mướn và có tới 30% số hộ trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp do thu hồi đất. Theo
Ngô Lê Duy (2011) đã sử dụng hàm Cobb-Douglas trong nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ nông dân ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang kết quả
phân tích hồi quy cho thấy có những yếu tố bất ổn trong thu nhập của hộ do bị thu
hồi đất.
Theo Ngân hàng Thế giới (Work Bank, 2004), cho rằng quá trình đề bù giải
tỏa có thể dẫn đến những nguy cơ như người thu hồi đất bị mất công ăn việc làm,
mất văn hóa làng quê, mất điều kiện và môi trường sinh hoạt truyền thống. Người
dân phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo khi những điều kiện sản xuất và nguồn thu
nhập của họ mất đi, các mối quan hệ họ hàng cũng bị ảnh hưởng.

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB, 2006), khi một dự án được triển
khai đầu tư thì các hộ dân sẽ bị ảnh hưởng, họ nên được tư vấn, được đền bù cho
những mất mát của họ, được hỗ trợ xây nhà và những hoạt động cộng đồng khác.
Những vấn đề này rất quan trọng nếu những hộ ảnh hưởng là người nghèo, khi họ
không có khả năng xoay sở thì việc hỗ trợ là hết sức cần thiết. Để tránh hoặc tối
thiểu hóa những tổn thất khi thực hiện dự án thì việc thu hồi đất và tái định cư là
không thể tránh khỏi, những kế hoạch này được đưa lên kế hoạch và thực hiện như
chương trình phát triển. ADB còn nêu thêm, những thiệt hại khác mà người dân bị
thu hồi đất có thể gặp phải như dân cư tại nơi sống mới không thân thiện hay
không có những nét tương đồng về văn hóa, những khó khăn về công việc làm ăn
nơi ở mới, có thể khiến người dân bị thu hồi đất phải khai thác tối đa đến mức kiệt

7


quệ các tài nguyên môi trường để sinh tồn và điều này gây ra hậu quả hết sức tai
hại cho môi trường; Đồng thời cũng chỉ ra rằng những người ảnh hưởng nên được
hỗ trợ để họ cải thiện mức sống, hoặc ít nhất là phục hồi cuộc sống của họ, bằng
cuộc sống cũ hoặc cao hơn trước khi họ bị thu hồi đất và di chuyển (ADB, 1995).
Những người bị thu hồi đất có nhiều rủi ro dẫn đến cuộc sống khó khăn do
họ mất đất, mất việc làm, mất nhà cửa, mất phương tiện sản xuất kinh doanh. Do
đó cần có kế hoạch chi tiết để phục hồi thu nhập cho họ, đảm bảo cuộc sống của họ
sau khi thu hồi đất được tốt hơn.
Các nguyên tắc về bồi thường đất, tại Điều 74, Luật Đất đai 2013 quy định:
Người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường
quy định tại Điều 75 của luật này thì được bồi thường. Việc bồi thường được thực
hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không
có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất
thu hồi do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công

bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Về hỗ trợ, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi
nhà nước thu hồi đất, Luật Đất đai năm 2013 quy định, tai Điều 84. Hộ gia đình, cá
nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà
không có đất nông nghiệp để bồi thường thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền
còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm. Trường hợp người
được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm trong độ tuổi lao động có
nhu cầu được đào tạo nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn
hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu đải để phát triển sản xuất, kinh
doanh.
Mặc dù, các chính sách được quy định khá chặt chẽ và cụ thể. Tuy nhiên,
việc triển khai thực hiện các chính sách này trong thực tế vẫn còn nhiều bất cập,
đôi lúc bỏ sót làm người bị thu hồi đất chịu nhiều thiệt thòi, cuộc sống khó khăn
hơn. Do vậy, sự tham vấn và tham gia của những người bị ảnh hưởng từ thu hồi đất

8


và cộng đồng dân cư trong vùng thực hiện dự án là điều quan trọng cho sự thành
công của chương trình phục hồi thu nhập.
1.2. Khảo luận nghiên cứu có liên quan
Theo Scoones (1998), những yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình
bao gồm: vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn con người và vốn xã hội. Vốn tự nhiên
là đất đai, nước, không khí… là cơ sở cho tất cả các hoạt động kinh tế của con
người. Vốn tài chính bao gồm các khoản tiết kiệm và tín dụng cho biết khả năng
của một hộ gia đình trong việc tiết kiệm và tiếp cận tín dụng cho đầu tư vào hoạt
động tạo thu nhập. Vốn con người mô tả các yếu tố như giáo dục, lực lượng lao
động và giới tính. Nguồn vốn này được khai thác sử dụng trong quá trình người lao
động tham gia vào sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao động và hiệu quả
công việc của họ. Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa con

người với nhau: sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau và sự chia sẽ những giá trị đạo
đức, phong cách kết nối những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại
với nhau.
Có nhiều nghiên cứu về sự thay đổi thu nhập do thay đổi điều kiện sống,
chẳng hạn như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 1995), để tránh hoặc tối thiểu
quá những tổn thất khi thực hiện dự án thì việc thu hồi đất và tái định cư là không
thể tránh khỏi, cần được lên kế hoạch và thực hiện như chương trình phát triển.
ADB chỉ ra rằng những người chỉ ảnh hưởng nên được trợ giúp để họ cải thiện
mức sống, hoặc ít nhất là phục hồi cuộc sống của họ về mức ngang bằng cuộc sống
cũ hoặc cao hơn trước khi họ bị thu hồi đất và di chuyển. Điều quan trọng là khi
lấy đất người dân cần chú ý đến sinh kế và thu nhập; Ngân hàng Thế giới (World
Bank, 2004) cụ thể hơn bằng cách đưa ra sinh kế cho người dân bị thu hồi đất như
tạo công ăn việc làm, cung cấp tín dụng và các giải pháp sinh kế khác.
Phục hồi thu nhập là một phần quan trọng của chính sách thu hồi đất khi
những người bị ảnh hưởng mất đi cơ sở sản xuất, kinh doanh, việc làm hoặc các
nguồn thu nhập khác. Các phương án tạo thu nhập bao gồm: tín dụng trực tiếp đối
với doanh nghiệp nhỏ và tự làm; xây dựng các kỹ thuật thông qua đào tạo; hỗ trợ

9


trong việc tìm kiếm các cơ hội trong doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân và ưu tiên
đối với những người bị ảnh hưởng trong việc tuyển chọn lao động liên quan đến dự
án hoạt động. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, cần phục hồi không phải chỉ có thu nhập
mà còn cả sinh kế bền vững cho những đối tượng bị tổn thương do thu hồi đất. Sinh
kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội)
và các hoạt động cần thiết để kiếm sống (DFID, 1999).
Theo mô hình sinh kế bền vững (DFID, 1999), một chính sách về bồi
thường, hỗ trợ người bị thu hồi đất tạo được sinh kế bền vững khi nó tác động các
tài sản sinh kế của người dân (con người, nhân lực, vật chất, tài chính và nguồn lực

tự nhiên) và kết hợp thay đổi phương thức sinh kế (nông nghiệp và phi nông
nghiệp) đảm bảo tăng thu nhập người dân sau khi thu hồi đất. Vốn tự nhiên là tài
nguyên thiên nhiên như khí hậu, đất đai, nguồn nước, tính đa dạng sinh học, hệ
sinh thái, quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên tự nhiên. Vốn tự nhiên đặc biệt
quan trọng đối với những người có cuộc sống chủ yếu dựa vào tài nguyên (chăn
nuôi, trồng trọt, đánh bắt cá, hái lượm trong rừng, khai thác khoáng sản...). Vốn vật
chất bao gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông, nhà xưởng, nước sạch vệ sinh
môi trường, nhiên liệu, năng lượng, thông tin), tài sản sản xuất: công cụ sản xuất,
máy móc thiết bị, tài sản tiêu dùng. Vốn vật chất đáp ứng cơ bản nhu cầu của con
người, do vậy nó rất cần thiết để hỗ trợ thu nhập. Vốn tài chính bao gồm tiền mặt,
tiền gửi, vàng bạc đá quý, khả năng tiếp cận tín dụng, tiền hưu, tiền trợ cấp chính
phủ, tiền gửi nhân dân. Vốn tài chính là loại tài sản linh hoạt nhất trong 5 loại tài
sản bởi nó có thể được chuyển đổi một cách dễ dàng thành các loại vốn khác. Vốn
con người là số lượng và vật chất lao động, quy mô nhân khẩu, giáo dục, học vấn,
kiến thức, kỹ năng, tiềm năng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe. Đây là yếu tố được
xem như là quan trọng nhất vì nó quyết định khả năng của một cá nhân, một gia
đình sử dụng và quản lý các nguồn vốn khác. Vốn xã hội bao gồm vị trí xã hội, liên
kết với các mạng xã hội, thành viên trong nhóm cộng đồng, tổ chức, các mối quan
hệ tin cậy, nhượng bộ, trao đổi. Việc con người tham gia vào xã hội và sử dụng
nguồn vốn này như thế nào cũng tác động không nhỏ đến quá trình tạo dựng thu

10


nhập của họ. Vốn xã hội tác động trực tiếp đến các loại vốn khác bằng cách cải
thiện hiệu quả của quan hệ kinh tế, vốn xã hội có thể giúp tăng thu nhập của người
dân và tỷ lệ tiết kiệm, giúp cải thiện quản lý các nguồn lực chung duy trì cơ sở hạ
tầng dùng chung, mạng xã hội tạo điều kiện cho sự đổi mới, sự phát triển của kiến
thức và chia sẽ các kiến thức đó.


Hình 1.1. Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID, 1999
Nguồn: Khung sinh kế bền vững của DFID, 1999
Theo nghiên cứu của Trần Hoàng Anh (2001) về các yếu tố tác động đến
thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam thì có các yếu tố tác động đến thu
nhập của hộ như: số năm đến trường của các thành viên trong hộ; kích cỡ hộ; diện
tích đất canh tác của hộ gia đình.
Theo nghiên cứu của Thái Thanh Phong (2009) thì tiền đền bù đất và đất tái
định cư là tài sản quan trọng mà các hộ dân bị di dời đã sử dụng cho đầu tư phục
hồi sinh kế. Số tài sản này ảnh hưởng trực tiếp đến tổng mức thu nhập của hộ gia
đình sau thu hồi đất. Qua nghiên cứu, có một số yếu tố có mối quan hệ đồng biến

11


với thu nhập của hộ gia đình như: Trình độ học vấn của chủ hộ; số lao động trong
hộ. Các yếu tố có mối qua hệ nghịch biến với thu nhập của hộ gia đình như: tỷ lệ
số người lao động phụ thuộc trong hộ gia đình; diện tích đất bị thu hồi.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Nguyễn
Đinh Yến Oanh, Nguyễn Thị Thanh Huệ và Trương Toại Nguyện (2012). Nghiên
cứu tác động của khu công nghiệp đến sự thay đổi thu nhập của cộng đồng bị thu
hồi đất đối với trường hợp khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long. Qua kết quả
nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi đáng kể về sinh kế của cộng đồng sau khi bị thu
hồi đất. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thu nhập của hộ dân là trình độ học
vấn của chủ hộ, số lao động trong hộ, tỷ lệ người phụ thuộc, diện tích đất bị thu
hồi, phương án sử dụng tiền đền bù, tham gia làm việc tại khu công nghiệp.
Theo nghiên cứu của Huỳnh Văn Chương, Ngô Hữu Hoạnh (2010), nghiên
cứu ảnh hưởng của việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến thu
nhập người nông dân bị thu hồi đất tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nghiên
cứu chỉ ra việc thu hồi đất làm thay đổi tài nguyên tạo thu nhập thực sự là một xáo
trộn cuộc sống của người nông dân. Các nguồn tài nguyên tạo thu nhập có sự luân

chuyển cho nhau, qua điều tra và phân tích thì tài sản đất đai của người nông dân
chuyển thành vốn tài chính và vốn vật chất, rất ít trường hợp chuyển thành nguồn
vốn xã hội và nguồn vốn con người trong nhóm các nguồn tài nguyên tạo thu nhập.
Nhiều hộ dân tuy có thu nhập cao hơn sau khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang
đất phi nông nghiệp để thực hiện quá trình đô thị hóa nhưng người dân không yên
tâm do thu nhập không ổn định và cuộc sống tiềm ẩn những bất ổn.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuận An (2012) về đánh giá ảnh hưởng
của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tới thu nhập của người dân tại dự án xây
dựng khu đô thị mới quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Nghiên cứu cho thấy
70,75% số hộ điều tra có thu nhập cao hơn so với trước khi thu hồi đất. Nguồn thu
nhập của những hộ này chủ yếu từ các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, làm dịch vụ.
Tuy nhiên, nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp bị giảm đi đáng kể
trong tổng thu nhập của người dân, thu nhập chủ yếu từ các hoạt động phi nông

12


nghiệp.
Theo nghiên cứu của Đinh phi Hổ và Nguyễn Huỳnh Sơn Vũ (2011) dựa trên
kết quả của việc phân tích khung sinh kế bền vững đưa ra nhận định các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của người dân: trình độ học vấn của chủ hộ, tuổi của chủ hộ, tỷ
lệ phụ thuộc, quy mô lao động, diện tích đất bị thu hồi, mục đích sử dụng tiền đền
bù, lao động làm việc trong khu công nghiệp.
Nhìn chung những kết quả từ những đề tài, công trình nghiên cứu của các
tác giả, nhà nghiên cứu đều cho rằng việc thu hồi đất để thúc đẩy phát triển kinh tế
có tác động tích cực đến thu nhập của người dân, làm thu nhập có tăng lên, góp
phần phát triển kinh tế chung của từng địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc
thu hồi đất cũng tồn tại không ít những bất cập về các chính sách bồi thường, hỗ
trợ tái định cư, ổn định tìm kiếm việc làm, từ đó xuất hiện nhiều vụ việc khiếu nại,
khiếu kiện đông người gây mất ổn định chính trị - xã hội của địa phương.

Mặc dù có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến công tác thu hồi đất nhưng
tại tỉnh Đồng Nai, có thể nói chưa có đề tài nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của người dân bị thu hồi đất một cách cơ bản, toàn diện và hệ thống.
Vì vậy nghiên cứu này sẽ giúp rút ra được những yếu tố có ý nghĩa thiết thực cho
công tác thu hồi đất được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội của huyện Nhơn Trạch nói riêng và các nơi khác nói chung.
1.3. Khung phân tích
Dựa vào khung phân tích sinh kế bền vững của Cơ quan phát triển quốc tế
Vương Quốc Anh (DFID, 2003)
Khung sinh kế bền vững thể hiện sự tác động qua lại giữa các nhóm sinh kế,
gồm năm nhóm: nhóm chính sách sinh kế, nhóm dễ tổn thương, nhóm tài sản sinh
kế, nhóm chiến lược sinh kế, nhóm kết quả sinh kế. Trong mỗi nhóm sinh kế chứa
các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự thay đổi cuộc sống của
người dân. Dựa vào nhóm tài sản sinh kế, nghiên cứu sẽ rút ra những yếu tố có ý
nghĩa giải thích cho sự thay đổi thu nhập của người dân khi bị thu hồi đất.

13


Hình 1.2. Khung phân tích thu nhập bền vững
Nguồn: Dựa trên khung sinh kế bền vững (DFID, 2003)
Theo mô hình thu nhập bền vững, nhóm chính sách thu nhập cho thấy sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp cho tiến trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa tác động lên nhóm dễ bị tổn thương là người dân bị thu
hồi đất (đời sống, sinh kế, thay đổi thu nhập). Nhóm nghiên cứu phân tích các yếu
tố tác động, ảnh hưởng để tìm ra các yếu tố từ nhóm tài sản thu nhập bao gồm:
Trình độ học vấn, giới tính chủ hộ, số lao động trong hộ, tuổi chủ hộ, tỷ lệ phụ
thuộc, diện tích thu hồi đất, số lao động có việc làm trong khu công nghiệp, khả
năng đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm có một kết quả sinh kế bền vững là nâng
cao thu nhập và ổn định cuộc sống người dân.

1.4. Các giả thuyết nghiên cứu
Qua các lý thuyết nghiên cứu, các nghiên cứu trong và ngoài nước và dựa
trên khung sinh kế bền vững (DFID, 2003), Đinh Phi Hổ và Nguyễn Huỳnh Sơn
Vũ, 2001; Nguyễn Hoàng Bảo và Nguyễn Minh Tuấn, 2013 đã nhận diện tám yếu
tố ảnh hưởng đến thu nhập sau thu hồi đất: Trình độ học vấn, giới tính chủ hộ, số

14


lao động trong hộ, tuổi chủ hộ, tỉ lệ phụ thuộc, diện tích đất thu hồi, số lao động có
việc làm trong khu công nghiệp, khả năng đầu tư sản xuất kinh doanh.
Giả thuyết nghiên cứu các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến sự thay đổi thu
nhập của hộ dân sau khi bị thu hồi đất ở dự án thu hồi đất xây dựng khu dân cư đô
thị tại xã Phước Thiền bao gồm:
Tuổi của chủ hộ: Khi người chủ hộ có tuổi đời càng cao thì càng tích lũy
được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, điều này có thể giúp họ có khả năng
kiếm được mức thu nhập cao hơn so với hộ ít tuổi hơn, do đó sẽ làm gia tăng xác
suất cải thiện thu nhập của hộ.
Giới tính của chủ hộ: Ở vùng nông thôn do cần nhiều sức khỏe cơ bắp để
lao động. Vì vậy những hộ gia đình có chủ hộ là nam có nhiều khả năng có thu
nhập cao hơn những hộ là nữ sau khi thu hồi đất.
Trình độ học vấn của chủ hộ: Những hộ có trình độ học vấn tốt sẽ biết vận
dụng khoa học tiến bộ vào lao động sản xuất. Vì vậy khả năng những hộ có trình
độ học vấn sẽ có mức thu nhập cao hơn những hộ không có trình độ học vấn.
Số lao động trong hộ: Khi gia đình mà số người có khả năng lao động tạo ra
của cải càng cao, thì khả năng tạo ra nguồn thu nhập càng lớn cho gia đình và xã
hội và vì vậy sẽ làm cho xác suất cải thiện thu nhập của hộ đó cao hơn hộ có ít lao
động.
Tỷ lệ người phụ thuộc: Khi một hộ có số người không tạo ra được nguồn
thu nhập cho gia đình, ngược lại người khác còn phải nuôi sống họ làm cho nguồn

thu nhập bị giảm đi. Vì vậy sẽ làm cho xác suất cải thiện thu nhập của hộ cũng thấp
đi.
Hộ gia đình có người làm việc trong khu công nghiệp: Khi hộ gia đình có
nhiều lao động làm việc trong khu công nghiệp, tức là họ có người tạo ra nguồn thu
nhập cho gia đình đó. Vì vậy, xác suất đối với hộ có người đi làm việc thì thu nhập
càng tăng.
Diện tích đất bị thu hồi lớn: Khi diện tích đất bị thu hồi càng lớn thì số tiền
nhận bồi thường từ đất càng cao, điều này làm cho hộ đó có được nhiều tiền nâng

15


cao thu nhập, đồng thời có thể tiếp tục tái đầu tư vào sản xuất từ đó có điều kiện để
tăng thêm thu nhập.
Sử dụng tiền đền bù đất để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh: Khi người bị thu hồi
đất biết sử dụng nguồn tiền đền bù từ đất để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thì cơ
hội phát sinh lợi nhuận càng cao, điều này làm cho xác suất cải thiện thu nhập càng tăng.

1.5. Tổng quan địa bàn nghiên cứu xã Phước Thiền
1.5.1. Điều kiện tự nhiên
1.5.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phước Thiền nằm ở phía Đông Bắc huyện Nhơn Trạch, cách thành phố
Biên Hòa 24km về hướng Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 35km về phía Đông
với ranh giới hành chính như sau:
-

Phía Tây Bắc giáp xã Long Tân.

-


Phía Tây Nam giáp xã Phú Hội

-

Phía Đông Nam giáp xã Hiệp Phước

-

Phía Bắc giáp huyện Long Thành
Tọa độ địa lý từ 106o45’16” – 107o01’55” kinh độ Đông và 10o31’33” –

10o46’59” vị độ Bắc.
Xã có tổng diện tích tự nhiên: 1.687,78 km 2, chiếm 4,11% diện tích tự nhiên
của toàn huyện.
- Xã Phước Thiền là xã trung tâm với nền địa chất vững chắc và dạng địa
hình lượn sóng. Đồng thời giáp xã Phú Hội là trung tâm hành chính của huyện và là
trung tâm thành phố trong tương lai.
Xã Phước Thiền có vị trí quan trọng, nằm ở trung tâm các cực lớn trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam và gần các cáng lớn, các tuyến giao thông quan trọng.
Từ trung tâm huyện đi đi Tp. Hồ Chí Minh theo quốc lộ 51 khoảng 70 km. Nếu đi
theo tỉnh lộ 25B qua Phá Cát Lái khoảng 35 km, đi Biên Hòa khoảng 40 km, Vũng
Tàu khoảng 60 km. Đặc biệt trong tương lai Phước Thiền là cửa ngõ đi vào thành
phố Hồ Chí Minh theo đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu
Giây. Mặt khác có hệ thống sông rạch bao bọc, nên rất thuận lợi cho việc phát triển

16


giao thông đường thủy. Với vị trí quan trọng đó, Phước Thiền có đủ điều kiện để
phát triển kinh tế.

Trong tương lai, xã Phước Thiền là một khu đô thị lớn bao gồm phức hợp
công nghiệp - đào tạo – công nghệ khoa học, đồng thời là đô thị dịch vụ - du lịch.
Vì vậy, nhu cầu đề phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống cảng,
tuyến giao thông, các công trình cấp điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải, các khu
trung tâm đô thị, khu dân cư… là rất lớn.

Hình 1.3. Bản đồ vị trí xã Phước Thiền
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Nhơn Trạch)
1.5.1.2. Địa hình và địa thế

a) Địa hình
Do kiến tạo địa chất hình thành nên địa hình địa bàn xã Phước Thiền khá
bằng phẳng với độ dốc trung bình dưới 8o và được chia làm 2 dạng địa hình sau:

17


×