Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Đánh giá mức sẵn lòng trả để xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân xã Trạm Hành và Tà Nung tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.85 KB, 73 trang )

TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá mức sẵn lòng trả để xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt
cho người dân tại xã Trạm Hành và Tà Nung, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng”được
thực hiện ở thành phố Đà Lạt trong khoảng thời gian từ tháng 07/2014 đến tháng
07/2015. Hơn thế nữa, nghiên cứu phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến mức sẵn lòng đóng góp của người dân cho việc cấp nước sinh hoạt ở Trạm
Hành và Tà Nung.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM (Contigent
Valuation Method) để phân tích mức sẵn lòng trả của người dân cho việc cấp nước sinh
hoạt tại xã Trạm Hành và Tà Nung. Số liệu cho mô hình được thu thập từ kết quả điều
tra phỏng vấn 120 hộ dân (60 hộ sống ở Trạm Hành và 60 hộ ở Tà Nung), đây là những
hộ chưa được cấp nước sinh hoạt theo hệ thống nước máy. Kết quả nghiên cứu cho
thấy ngoại trừ biến giáo dục (GDUC) là không tác động có ý nghĩa thống kê đến xác
suất đồng ý đóng góp tiền của hộ, những biến còn lại như thu nhập (TNHAP), thành
viên (TVIEN), an toàn (ATOAN), ảnh hưởng (AHUONG), mức giá đề xuất (P) đều tác
động có ý nghĩa thống kê.
Ước lượng được tổng mức sẵn lòng trả trung bình của người dân tại hai xã
Trạm Hành và Tà Nung là 14,369 tỷ đồng, chiếm 52,2 % tổng chi phí xây dựng và
lắp đặt hệ thống trạm cấp nước tập trung.

1


ABSTRACT
The thesis “Assessment of the willingness to pay for the water supply of the
people in Ta Nung and Tram Hanh Commune, Da Lat City, Lam Dong” is carried
out in Dalat city from July 2014 to July 2015. This study aims at analyzing factors
affecting the willingness to pay for the water supply in Tram Hanh and Ta Nung.
The study employs Contigent Valuation Method (CVM) tool to analyze the
willingness to pay of people for the operation of water supply Tram Hanh commune
and Ta Nung. Data are obtained from interviewing 120 households comprising 60


households in Tram Hanh and 60 households in Ta Nung. The research results show
that the variable education (GDUC) is not statistically significant and the remaining
variables such as income (TNHAP), family member (TVIEN), safety (ATOAN),
affect (AHUONG), price (P) are statistically significant.
The average of willingness to pay of people Tram Hanh and Ta Nung is
estimated at 14,369 billion VN Dong, which accounting for 52.2 % total cost of
construction and installation of piped water supply station.

2


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Trang chuẩn yi

3


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG

4


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG

5



MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Đối với thành phố Đà Lạt hiện có 10.449,41 ha đất sản xuất nông nghiệp,
trong đó có 4.626,6 ha đất canh tác rau hoa các loại. Cơ cấu các nhóm cây trồng
được phân bổ với 44,27 % là rau, hoa ôn đới; 48,9 % là cây công nghiệp; 3,94 %
cây ăn quả và 2,89 % là các loại cây trồng khác. Nền kinh tế của Đà Lạt được xác
định phát triển theo cơ cấu Du lịch, Dịch vụ - Công nghiệp, Xây dựng - Nông lâm
nghiệp. Trong đó tỷ trọng kinh tế Nông - Lâm nghiệp chiếm khoảng 10,5 %. Hoạt
động kinh tế Nông nghiệp thu hút 31,66 % lực lượng lao động xã hội trên địa bàn
(khoảng 64.993 người) (Sở NN&PTNT, 2013).
Sản xuất nông nghiệp của thành phố Đà Lạt, chủ yếu là ngành trồng trọt
(chiếm 75 - 80 % tỷ trọng ngành nông nghiệp), phát triển theo hướng tăng vụ, tăng
năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời là trung tâm sản xuất các loại rau hoa
quả ôn đới đặc thù của cả nước. Hằng năm Đà Lạt cung cấp cho thị trường tiêu
dùng khoảng 260 ngàn tấn rau các loại và hơn 600 triệu cành hoa. Hầu hết ở các địa
phương phường, xã của thành phố đều có sản xuất nông nghiệp, tập trung tại các
phường 4, 5, 7, 8, 9, 11, 12 và 4 xã. Trong nhiều năm qua, mặc dù kinh tế còn nhiều
khó khăn nhưng Thành phố huy động và tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn, cải tạo nâng cấp công trình công cộng, … với tổng vốn
đầu tư trên 45 tỷ đồng; huy động nhân dân đầu tư hạ tầng, chỉnh trang nhà cửa, đầu
tư các công trình phục vụ sản xuất và đời sống với tổng mức vốn đầu tư khoảng
1.350 tỷ đồng bên cạnh lồng ghép các chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững,
chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi giống cây trồng, vật
nuôi, chương trình đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật… hỗ trợ củng cố hoạt động
của các hợp tác xã, quỹ tín dụng hiện hữu; vận động thành lập mới các mô hình hợp

6



tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất nông nghiệp tại xã Tà Nung, Trạm Hành để nâng
cao thu nhập cho người nông dân. Từ đó bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc; an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác tuyên truyền, vận động
về mục đích, nội dung, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã góp phần từng bước
nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ đảng viên trong việc xây dựng nông
thôn mới; nhận thức và niềm tin của người dân đối với chủ trương xây dựng nông
thôn mới ngày càng được nâng cao; người dân tích cực tham gia đóng góp công
sức, tiền bạc, đất đai… để xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Thành phố Đà Lạt là một trong những địa phương trọng điểm về xây dựng
thành công chương trình nông thôn mới về cơ sở vật chất, hạ tầng. Góp phần cải
thiện đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên, do điều kiện về vốn đầu tư nên còn 2 xã
Trạm Hành và Tà Nung là chưa được xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt. Trong
khi đó, trên địa bàn thành phố Đà Lạt có nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường đất,
nước, không khí,…đặc biệt là nước ngầm - nguồn nước sinh hoạt hằng ngày của
người dân. Nếu không có biện pháp khắc phục hợp lý, kịp thời thì trong tương lai
không xa mức độ ô nhiễm này sẽ rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng
như cuộc sống của người dân nơi đây. Vì vậy, cấp nước sạch cho sinh hoạt là vấn đề
rất cần thiết. Tuy nhiên, nguồn kinh phí để cấp nước thì còn hạn chế dẫn đến người
dân nơi đây chưa có nguồn nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Thế nên
việc tìm kiếm nhiều nguồn ngân sách khác nhau để đầu tư xây dựng hệ thống nước
sạch là cần thiết và cấp thiết.
Để góp phần công sức vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương
và trên cơ sở các kiến thức đã được tiếp thu, bản thân tôi chọn đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá mức sẵn lòng trả để xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân
xã Trạm Hành và Tà Nung tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”.

7


Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung
Phân tích mức sẵn lòng trả của người dân để xây dựng hệ thống cấp nước
sinh hoạt cho người dân 2 xã Trạm Hành và Tà Nung.
Mục tiêu cụ thể
Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại Trạm Hành và
Tà Nung.
Phân tích và đánh giá nhận thức của người dân về chất lượng nguồn nước
sinh hoạt tại địa phương
Xác định mức sẵn lòng trả của người dân về việc hưởng thụ những lợi ích do
xây dựng hệ thống nước sinh hoạt mang lại
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đển mức sẵn lòng trả của người dân
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian:
Tập trung tại 2 xã Trạm Hành và Tà Nung của thành phố Đà Lạt
Phạm vi về thời gian:
Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 07 năm 2014 đến 07 năm 2015
Cấu trúc khóa luận
Đề tài nghiên cứu này gồm 5 phần.
Mở đầu trình bày bài lý do, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu cũng như tóm tắt
bố cục của luận văn.
Chương 1: Tổng quan, phần này trình bày tổng quan tài liệu đã được nghiên
cứu trước đây liên quan đến ước lượng mức sẵn lòng trả bằng phương pháp CVM,
tổng quan về địa bàn, các đặc điểm kinh tế- xã hội, văn hoá,… cũng như điều kiện
tự nhiên, vị trí địa lý của xã Trạm Hành và Tà Nung.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu, tôi trình bày các cơ sở lý
luận, một số khái niệm, phương pháp tiến hành nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và
trình bày các biện pháp để thực hiện những nội dung đó. Nhận thức của người dân
về vấn đề môi trường trên địa bàn nói chung và chất lượng nước ngầm mà họ đang

8



sử dụng nói riêng, cũng như mức sẵn lòng trả của họ để có được nguồn nước sạch
cho sinh hoạt sẽ được trình bày trong luận văn.
Chương 3: Kết quả và thảo luận, tôi trình bày kết quả nghiên cứu về hiện
trạng sử dụng nguồn nước tại xã Trạm Hành và Tà Nung. Phân tích mức sẵn lòng
trả và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả cho việc xây dựng hệ thống cấp
nước sinh hoạt tại hai xã này. Từ đó, xác định tổng số tiền người dân sẵn lòng trả so
với mức chi phí thực tế để xây dựng hệ thống cấp nước từ hệ thống nước sách của
thành phố nhằm đề xuất giải pháp hỗ trợ của địa phương trong lập dự án đầu tư xây
dựng hệ thống cấp nước đưa nước sạch từ thành phố về đến 2 xã giúp người dân
sớm tiếp cận được với nguồn nước sạch và đảm bảo an toàn.
Kết luận và kiến nghị: Tóm tắt kết quả nghiên cứu ở chương 3 và đưa ra một
số kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu. Trình bày sự hạn chế của nghiên cứu và
đề xuất những hướng nghiên cứu sau này.

9


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Johnson và ctg (2006) thực hiện nghiên cứu về “mức sẵn lòng chi trả cho các
hoạt động giải trí và thể thao không chuyên” của người dân tại thành phố Alberta
(Canada). Nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên và lý thuyết hành
vi theo kế hoạch (Theory of Planned Behavior) để xác định mức sẵn lòng chi trả
cho thể thao và giải trí ở Alberta và các tiêu chuẩn đạo đức cá cược có ảnh hưởng
đến mức sẵn lòng chi trả này không. Khảo sát sử dụng kết quả điều tra trả lời của
967 người. Đối tượng khảo sát được đưa ra hai kịch bản giả thuyết, một liên quan
đến thể thao và một liên quan đến nghệ thuật. Kịch bản về thể thao cho rằng chính

quyền Alberta dường như đề nghị mở rộng các chương trình giải trí và thể thao
không chuyên, nhưng cũng đòi hỏi gia tăng thuế thu nhập địa phương. Kịch bản về
nghệ thuật cũng được đưa ra tương tự. Mỗi kịch bản được khảo sát trên 50 % đối
tượng khảo sát của nghiên cứu. Mô hình WTP đối với các chương trình giải trí và
thể thao tại Alberta được các tác giả xây dựng:
WTP = f($TAX, SCOPE, FIRST, MALE, RURAL, INCOME, MORAL)
với $TAX: mức gia tăng thuế thu nhập hàng năm đối tượng khảo sát bị yêu cầu trả;
SCOPE: điểm phần trăm gia tăng khi tham gia, FIRST: biến giả chỉ ra rằng kịch bản
giải trí và thể thao được giới thiệu trước, MALE: giới tính (nam hoặc nữ), RURAL:
khu vực sống, INCOME: thu nhập hàng năm các hộ gia đình, MORAL: là biến tỷ
lệ chỉ sự gia tăng độ ổn định đạo đức khi sử dụng tiền cá cược để gây quĩ chương
trình giải trí và thể thao. Kết quả khảo sát ước tính mức sẵn lòng chi trả ước tính
hàng năm là 18.33$ trên một hộ dân tại Alberta (Canada) cho việc nâng cấp nhỏ các
chương trình giải trí và thể thao không chuyên vượt xa mức sẵn lòng chi trả ước

10


tính của các hộ gia đình tại Mỹ để tránh gây tổn hại cho các đội tuyển thể thao tham
gia giải chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng nhận xét các tiêu chuẩn đạo
đức cá cược không ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân.
Zaiton Samdin (2008) thực hiện nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả giá vé của
khách du lịch khi đến tham quan Công viên quốc gia Taman Negara (TNNP) tại
Malaysia để sử dụng các hàng hóa phi thị trường là vẻ đẹp phong cảnh, rừng nhiệt
đới và cuộc sống hoang dã. Khảo sát sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên
CVM, thu thập số liệu bằng cách đưa ra bảng câu hỏi phỏng vấn 180 khách du lịch
tại công viên. Khảo sát sử dụng lấy mẫu phân tầng với các mẫu được đặt trong 2
nhóm dựa trên quốc tịch là người Malaysia (gồm có 80 khách) và quốc tế (gồm có
100 khách). Bảng câu hỏi được chia thành 3 phần: đặc điểm của chuyến thăm, đặc
điểm chi trả và đặc điểm xã hội - nhân khẩu học. Phần đầu tiên được thiết kế để có

thông tin về các đặc điểm liên kết với TNNP chẳng hạn như các nguồn thông tin về
TNNP và lý do của chuyến thăm. Phần thứ hai được thiết kế để xác định đặc điểm
của việc chi trả và giá trị trung bình của mức sẵn lòng chi trả đối với phí vào cửa
TNNP. Phần này hỏi đối tượng khảo sát có sẵn lòng chi trả nếu phí vào cửa hiện nay
tăng lên hay không? Câu hỏi được đưa ra để khám phá sự sẵn lòng của khách hàng
để trả phí cao hơn. Cách tiếp cận này được gọi là "trò chơi đấu thầu" với 3 mức giá
khác nhau là thấp, trung bình và cao được chọn phù hợp với cả khách người
Malaysia và khách quốc tế mang lại cho họ cơ hội phản ứng câu hỏi cho đến khi họ
có mức sẵn lòng chi trả tối đa. Phần cuối cùng của bảng câu hỏi đề cập đến các
thông tin nhân khẩu học của khách tham quan như quốc tịch, tuổi, giới tính, tình
trạng hôn nhân, học vấn và thu nhập. Kết quả khảo sát thu được: (i) về đặc điểm chi
trả: khảo sát cho rằng khách tham quan sẵn lòng cho trả mức phí vào cửa cao hơn.
Tỷ lệ đồng ý chi trả của khách giảm dần khi phí vào cửa tăng lên. 80.6 % khách
đồng ý trả phí vào cửa ở mức phí thấp (3RM), chỉ có 15 % khách đồng ý mức phí
vào cửa cao (30RM), 23.9 % khách tham quan trả tiền để vào cửa và sử dụng các
thiết bị giải trí, 11.1 % trả tiền để sử dụng các thiết bị giải trí tốt hơn, 56.1 % trả
tiền vào cửa để tham quan và hướng đến việc bảo tồn công viên; (ii) về giá trị sẵn

11


lòng chi trả trung bình: mức sẵn lòng chi trả trung bình của khách tham quan là
13.06 RM, khách quốc tế sẵn lòng chi trả phí vào cửa 18.47 RM, con số của khách
Malaysia là 6,32 RM; (iii) về đặc điểm nhân khẩu học của khách tham quan, kết quả
khảo sát thu được là 60 % khách tham quan nam giới, 53,3 % đã kết hôn, khách
tham quan có độ tuổi từ 26 đến 35 chiếm 41,7 %, độ tuổi từ 18 đến 25 chiếm 31,7
%, 55,6 % là khách quốc tế, 27.2 % khách tham quan có trình độ tốt nghiệp trung
học, 26,7 % tốt nghiệp đại học và 23,9 % có trình độ học vấn sau đại học, 52,8 %
khách tham quan có thu nhập dưới 1000 đô la, 17,2 % khách có thu nhập từ 1001 2000 đô la; (iv) về đặc điểm của chuyến tham quan: thông tin về TNNP được tìm
hiểu thông qua sách hướng dẫn du lịch có 95 phản hồi, 91 phản hồi thông qua gia

đình và bạn bè, hầu hết khách tham quan (158 phản hồi) liên tưởng TNNP với rừng
nhiệt đới, 93 phản hồi liên tưởng với sự đa dạng động vật thực vật, 93 phản hồi liên
tưởng với cuộc sống hoang dã. 25,4 % khách tham quan đến TNNP bằng xe cá
nhân, 23 % bằng xe tham quan, 21 % bằng xe công cộng và 12,2 % bằng thuyền.
Nguyễn Văn Song & ctg (2011) thực hiện nghiên cứu xác định mức sẵn lòng
chi trả của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt ở địa bàn thị trấn Trâu Quỳ và xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội". Nghiên
cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM, thực hiện điều tra trên 116 hộ
dân đang sinh sống trên địa bàn. Nghiên cứu giả định chất lượng hàng hóa dịch vụ
môi trường sẽ được cải thiện đáng kể như có nhiều chuyến chuyên chở chất thải rắn
sinh hoạt hơn, đường phố có thêm nhiều cây xanh và luôn sạch đẹp... nhằm tạo cảnh
quan, môi trường xanh sạch... thì mức sẵn lòng chi trả cho sự cải thiện dịch vụ đó là
bao nhiêu. Bên cạnh đó, các hộ dân còn được hỏi về mức sẵn lòng chi trả của mình
khi tham gia mua hàng hóa dịch vụ môi trường có cảnh quan xanh sạch đẹp. Nghiên
cứu đưa ra các mức chi trả được của 1 người với mức chi trả thấp nhất là 0 đồng,
cao nhất là 20.000 đồng/tháng. Nghiên cứu xây dựng mô hình hồi quy như sau:
WTPi = β0 + β1 Geni + β2 Edui + β3 Inci + β4 D1i + β5 D2i + β6 D3i + β7 D4i + β8 Age +
β9 Nf+ ui

12


trong đó: WTP là mức sẵn lòng chi trả của 1 người dân (đơn vị tính: nghìn đồng);
Inc: biến thu nhập (đơn vị tính: triệu đồng); Edu: biến trình độ học vấn (đơn vị tính:
số năm đi học); Age: số tuổi của người được phỏng vấn; N f: số người trong một hộ
gia đình; Gen: giới tính, D1, D2, D3, D4 là các biến giả thể hiện nghề nghiệp của
người được phỏng vấn tương ứng lần lượt với buôn bán, công chức nhà nước, nông
nghiệp và sản xuất nhỏ. Sai số ui tuân theo phân phối chuẩn và độc lập, giá trị trung
bình bằng không. Sau khi thực hiện phỏng vấn các hộ dân trên địa bàn khảo sát,
nghiên cứu đưa ra mô hình ước lượng:

WTP = 1,7758 + 0,6180 Gen + 0,1062 Edu + 0,0028 Inc + 0,4972 D 1 +
0,5183 D2 + 0,7770 D3 + 0,2753 D4 + 0,0282 Age – 1,0042 Nf
Với hệ số tương quan bình phương của mô hình Rsquare nhận giá trị 0.5112,
mô hình đã giải thích 51,12 % sự thay đổi của mức WTP, 48,8 % còn lại là do các
yếu tố khác chưa đưa vào mô hình. Nghiên cứu đã tính toán được mức sẵn lòng chi
trả bình quân của một hộ nông dân cho dịch vụ thu gom, quản lý, xử lý rác thải là
6.000 đồng/ tháng. Nghiên cứu cũng đã phân tích sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến
mức sẵn lòng chi trả của người dân. Biến thu nhập có ảnh hưởng lớn nhất, tỷ lệ
thuận với mức sẵn lòng chi trả của cá nhân. Các cá nhân có thu nhập 3 triệu đồng
trở lên có mức sẵn lòng chi trả là 20 ngàn đồng, các cá nhân có thu nhập dưới 1
triệu đồng có mức sẵn lòng chi trả bằng 0 chiếm 50 %. Tùy thuộc từng nghề nghiệp
khác nhau mà mức WTP của người dân khác nhau. Người làm trong khu vực nhà
nước có mức WTP là 8.500 đồng/tháng, kế đến là người làm buôn bán có mức WTP
là 6.800 đồng/ tháng, người làm sản xuất nhỏ là 6.400 đồng/tháng và có mức WTP
thấp nhất là những người làm nông nghiệp với 3.800 đồng/tháng. Trình độ học vấn
càng cao thì mức WTP càng cao, nam giới có mức WTP cao hơn nữ giới (6.673
đồng so với 5.390 đồng), người có độ tuổi càng cao càng có ý thức bảo vệ môi
trường, hộ gia đình nào có nhiều người thì người được phỏng vấn có mức WTP thấp
hơn với các yếu tố khác như nhau... là những nhận xét tiếp theo được nghiên cứu
đưa ra.

13


Phan Đình Hùng (2011), thực hiện nghiên cứu “mức sẵn lòng chi trả của
người dân đối với dịch vụ cấp nước sạch tại Thành phố Cao Lãnh”. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM, thực hiện điều tra phỏng vấn 172
mẫu ngẫu nhiên là các hộ gia đình đang sống trên địa bàn thành phố Cao Lãnh
(Đồng Tháp) ở khu vực chưa có hệ thống cấp nước. Nghiên cứu dùng phương pháp
định lượng xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng phương pháp bình

phương nhỏ nhất thông thường (OLS) để phân tích, đánh giá, xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của các hộ gia đình. Mô hình được nghiên cứu
đưa ra như sau:
WTP = f(GT, TUOI, KV, TĐHV, NN, SN, ĐL, TTN, NGN, LN, NT)
Trong đó: WTP là mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ cấp
nước sạch, GT: giới tính chủ hộ, TUOI: tuổi của chủ hộ, KV: khu vực sống của chủ
hộ ở thành thị hay nông thôn, TĐHV: trình độ học vấn của chủ hộ, NN: nghề nghiệp
của chủ hộ. SN: số người trong hộ, ĐL: số người đi làm trong hộ, TTN: tổng thu
nhập của hộ, NGN: nguồn nước hộ gia đinh đang dùng, LN: lượng nước sử dụng
trong tháng của hộ gia đình, NT: nhận thức về môi trường đối với các nguồn nước.
Kết quả phân tích hồi quy của nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số biến độc lập như
giới tính của chủ hộ (GT), tuổi của chủ hộ (TUOI), nghề nghiệp của chủ hộ (NN)
không có ý nghĩa thống kê. Các biến độc lập còn lại có ảnh hưởng (58 %) đến biến
phụ thuộc là mức sẵn lòng chi trả của người dân WTP. Nghiên cứu cũng đưa ra kết
quả khảo sát về mức sẵn lòng chi trả của chủ hộ cho 1 m 3 nước sạch khi cấp đến
từng hộ gia đình, mức sẵn lòng chi trả trung bình là 4.956 đồng/m 3, hơn 50 % số
người dân có mức sẵn lòng trả dưới mức 5.000 đồng/m3 nước sạch. So sánh kết quả
nghiên cứu và thực tế tại địa phương, tác giả đã đề xuất các chính sách và giải pháp
để nâng cao mức sẵn lòng chi trả và nhận thức của người dân đối với dịch vụ nước
sạch, giữ gìn và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước, chống ô nghiễm môi
trường.
So với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này được thực hiện theo
phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM để định giá mức sẵn lòng chi trả học phí

14


của học viên, thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp học viên dựa trên bảng
câu hỏi đã xây dựng, sử dụng kỹ thuật trò đấu thầu (bidding game) khi hỏi học viên
về mức sẵn lòng chi trả học phí của họ, chạy mô hình hồi quy để phân tích mức độ

ảnh hưởng của các yếu tố đến mức sẵn lòng chi trả của học viên. Nghiên cứu này
thực hiện phỏng vấn học viên đang theo học chương trình đào tạo thạc sĩ tại trường
Đại học Mở TP.HCM và trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. 02 trường này có nhiều
khác biệt về các yếu tố:cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên,
hoạt động quản lý của nhà trường.... Đặc biệt, mức học phí hiện tại của 02 trường là
khác nhau nên các mức học phí đưa ra để hỏi học viên về mức sẵn lòng chi trả của
họ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại mỗi trường. Số lượng mẫu thu
thập tại cả 2 trường là 399. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn, thu thập số liệu,
thực hiện thống kê mô tả theo các tiêu chí cụ thể để so sánh, đánh giá về chương
trình đào tạo thạc sĩ, mức học phí học viên sẵn lòng chi trả tại 02 trường.
Những công trình đó đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu
rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và
giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nước ta. Điểm chung nhất của các
nghiên cứu này và sau khi phân tích thực tiễn giải quyết vấn đề quản lý Nhà nước
nói chung và việc xây dựng chỉ đạo chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở
nước ngoài, các tác giả đều cố gắng gợi mở, nêu lên những kinh nghiệm để có thể
vận dụng cho giải quyết những vấn đề thực tiễn của Việt Nam.
1.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Tổng quan xã Tà Nung
Vị trí địa lý: Xã Tà Nung cách trung tâm Đà Lạt 18 km về phía nam.
+ Phía Bắc giáp phường 5, phường 7.
+ Phía Nam giáp xã Mê Linh huyện Lâm Hà.
+ Phía Đông giáp Phường 4 thành phố Đà Lạt.
+ Phía Tây giáp thôn Pàng Tiêng xã Lát huyện Lạc Dương.
Điều kiện tự nhiên:

15


Xã Tà Nung có diện tích đất tự nhiên 4.550 ha. Trong đó có 1.270 ha đất sản

xuất nông nghiệp.
Địa hình thổ nhưỡng khí hậu:
Về tổng quát địa hình của xã có dạng lòng chảo, dốc và thấp dần từ Bắc
xuống Nam. Cao độ thấp nhất là 955m so với mặt nước biển tại khu vực Hồ Cam ly
thượng. cao độ cao nhất là 1521,9m nằm phía đông bắc giáp phường 5
Khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với sản xuất nông nghiệp, hàng năm chia thành
2 mùa rỏ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ cuối
tháng 4 đến tháng 10. Địa hình nêu trên tạo cho xã những thuận lợi và khó khăn
nhất định trong phát triển kinh tế nói chung và sử dụng quỹ đất nói riêng.
Địa hình đồi núi chia cắt, nên gặp nhiều khó khăn trong việc quy hoạch sản
xuất, xây dựng thủy lợi, giao thông, bố trí khu dân cư.
Tài nguyên:
Tài nguyên đất:
Theo điều tra của viện quy hoạch và thiết kế nhà nước xây dựng điều tra bổ
sung, toàn xã có 03 nhóm đất.
Bảng 2.1. Thống kê diện tích các nhóm đất của xã Tà Nung.
TT
01
02
03

Loại đất
Đất đỏ chua tầng mặt
nhiều mùn
Đất xám đỏ vàng
Đất sông suối, mặt nước

Ký hiệu (FAO/
UNESCO)
F-đc-um

X-cr-h

Diện tích (ha)

Chiếm tỷ lệ

285

(%)
6,26

4.145
91,09
125
2,74
(Nguồn: UBND xã Tà Nung, 2014)

Qua so sánh đặc điểm các loại đất với đặc điểm đất đai của Lâm Đồng cũng
như tiêu chuẩn đánh giá đất đai chung Việt Nam có thể nhận xét như sau:
Độ phì nhiêu đất đai ở Tà Nung tương đối cao, diện tích đất bị thoái hóa chiếm tỷ
lệ rất nhỏ.
Các loại đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp về tổng quát phân bố tương
đối tập trung, thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng
Tầng dày của đất canh tác từ 0,3 - 0,68 m.

16


Tài nguyên rừng: Rừng Tà Nung chủ yếu là rừng gỗ, rừng hỗn giao và tre nứa
không đáng kể, diện tích khoảng 2.386,84 ha, chiếm khoảng 52,09 % tổng diện tích

tự nhiên. Trong những năm qua công tác quản lý bảo vệ rừng luôn được chú trọng
nên rừng tự nhiên đã được bảo vệ tốt; bên cạnh đó do sự đầu tư của nhà nước bằng
nhiều chương trình như: 327, chương trình 5 triệu ha rừng nên diện tích rừng trồng
được mở rộng, trữ lượng rừng tăng lên đáng kể, với diện tích rừng khá lớn từ đó
tạo việc làm từ giao khoán, quản lý bảo vệ rừng tới người dân trong xã tăng thêm
thu nhập cải thiện đời sống.
1.2.2 Tổng quan xã Trạm Hành
Đặc điểm tự nhiên:
Vị trí địa lý:
Xã Trạm Hành cách trung tâm Đà Lạt 27 km về phía Đông.
Phía Bắc giáp xã Xuân Trường.
Phía Nam giáp huyện Đơn Dương.
Phía Đông giáp huyện Đơn Dương.
Phía Tây giáp xã Xuân Trường và Đức Trọng.
Điều kiện tự nhiên:
Xã Trạm Hành có diện tích đất tự nhiên 5.565,43 ha
Địa hình thổ nhưỡng khí hậu:
Trạm Hành là một địa bàn có nhiều gò đồi, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một
năm có 2 mùa rõ rệt mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa nắng từ tháng 10
đến tháng 3 năm sau; lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm; nhiệt
độ trung bình từ 18 - 250C.
Khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cây chè, cà phê.
Địa hình đồi núi diện tích đất nông nghiệp xen lẫn với diện tích đất rừng, nên
gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất tập trung, xây dựng thủy lợi, giao thông, bố
trí khu dân cư.
Tài nguyên:
Tài nguyên đất:
Theo điều tra của viện quy hoạch và thiết kế nhà nước xây dựng điều tra bổ
sung, toàn xã có 03 nhóm đất.


17


Bảng 2.2. Thống kê diện tích các nhóm đất của xã Trạm Hành
Stt

Tên đất

01
02
03

Nhóm đất xám
Nhóm đất đỏ
Nhóm đất đen

Ký hiệu

Diện tích

(FAO/UNESCO)
X

R

Chiếm tỷ lệ

(ha)
( %)
4.927,84

88,5
460,53
8,3
177,06
3,2
(Nguồn: UBND xã Trạm Hành, 2014)

Theo kết quả trên thì đất xám chiếm tỷ lệ lớn, đây là loại đất rất thích hợp cho
cây công nghiệp như Cà phê, chè,… Ngoài ra tại xã còn những loại đất khác rất phù
hợp cho các loại hoa.
Tầng dày của đất canh tác từ 0,3 - 0,6m.
Bình quân đất nông nghiệp 01 hộ là 1,54 ha (tổng hộ 1.034).
Cơ cấu sử dụng đất như sau: (tổng diện tích đất tự nhiên: 5.565,43 ha)
Đất nông nghiệp 5,378.02 ha chiếm 96,63 % tổng diện tích đất tự nhiên
Trong đó:
Đất sản xuất nông nghiệp: 1.588,29 ha
Đất lâm nghiệp: 3.785,20 ha
Đất nông nghiệp khác: 4,53ha
Đất phi nông nghiệp: 183,87ha chiếm 3,30 % tổng diện tích đất tự nhiên
Trong đó:
Đất ở: 35,53 ha
Đất chuyên dùng: 126,62 ha
Đất Tôn giáo, tín ngưỡng: 1,83 ha
Đất Nghĩa trang, nghĩa địa: 4,56 ha
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 15,33 ha
Đất chưa sử dụng: 3,54 ha chiếm 0,07 % tổng diện tích đất tự nhiên
Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng khá phong phú, diện tích khoảng 3.785,2
ha, chiếm 68 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong những năm qua công tác quản lý,
bảo vệ rừng luôn được chú trọng. Với diện tích rừng khá lớn đã tạo việc làm từgiao
khoán, quản lý bảo vệ rừng tới người dân trong xã, tăng thêm thu nhập cải thiện đời

sống.

18


Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
Nước ngầm (nước dưới đất)
Nước dưới đất (hay nước ngầm) là loại nước tích tụ trong các lớp đất đá dưới
sâu trong lòng đất, nước tích tụ làm đất ẩm ướt và lấp đầy những lỗ trống trong đất.
Phần lớn nước trong các lỗ trống của lớp đất mặt bị bốc hơi, được cây hấp thụ và
phần còn lại dưới ảnh hưởng của trọng lực, di chuyển tới các lớp nham thạch nằm
sâu bên dưới làm bảo hòa hoàn toàn các lỗ hổng bên trong cho các lớp đá này ngậm
nước tạo nên nước ngầm. Quá trình hình thành nước ngầm diễn ra rất chậm từ vài
chục đến hàng trăm năm (Nguyễn Việt Kỳ, 2006).
Nước sạch
Nước được coi là nước sạch khi nó không màu, không mùi, không vị, trong,
không có vẫn đục, không có vi trùng và các chất gây bệnh. Ngoài ra, còn phải đạt
tiêu chuẩn về chất lượng nước do Bộ Y tế ban hành.
Nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt là nước được con người sử dụng trong các hoạt động sinh
hoạt hàng ngày như ăn, uống, tắm, rửa thức ăn, rửa chén, rửa bát, các dụng cụ nấu
ăn và các hoạt động khác.
Nước tương đối sạch
Nước tương đối sạch là nước giếng, nước mưa và nước ao, hồ được bảo vệ
không bị ô nhiễm (có nắp đậy, có bờ che chắn.). Nước này dùng tắm, rửa là chính;
phải có lắng lọc, sát trùng và đun sôi mới dùng cho ăn uống được.
Ô nhiễm nước


19


Ô nhiễm nước là sự thay đổi bất lợi môi trường nước, hoàn toàn hay đại bộ
phận các hoạt động khác nhau của con người tạo nên. Những hoạt động gây tác
động trực tiếp hay gián tiếp đến những thay đổi về mặt năng lượng, mức độ bức xạ
mặt trời, thành phần vật lý, hoá học của nước và sự phong phú của các loài sinh vật
sống trong nước.
2.1.2. Chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường (NS & VSMT) đã từng
được ngành y tế triển khai sâu rộng ngay từ những năm 50-60 của thế kỷ trước.Sang
thập kỷ 80, một thập kỷ có thể được coi là khó khăn nhất về kinh tế của đất nước thì
sự hỗ trợ về kinh phí của Nhà nước cho các hoạt động về NS & VSMT dường như
là không còn nữa. Đây cũng là thời điểm mà các công trình nước sạch và vệ sinh
được xây dựng và sử dụng hàng chục năm qua đã và đang xuống cấp trầm trọng.
Bởi vậy, trong giai đoạn này vấn đề NS & VSMT thực sự đứng trước những thách
thức to lớn.
Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, năm 1982 Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF) tại Việt Nam đã khởi động Dự án cung cấp nước sạch tại 6 tỉnh trọng
điểm là Kiên Giang, Minh Hải và Long An thuộc miền Nam và Hà Nam Ninh,
Thanh Hóa và Nghệ Tĩnh thuộc miền Bắc. Thành công của các hoạt động tại các
tỉnh điểm đã là cơ sở vững chắc cho UNICEF và các cơ quan đối tác phía Việt Nam
quyết định mở rộng dự án ra các tỉnh mới. Các giếng khoan lắp bơm tay UNICEF
mang nhãn hiệu VN6 đã xuất hiện ở mọi miền của đất nước, đặc biệt là ở những
cộng đồng dân nghèo, vùng sâu, vùng xa. Đến giữa những năm 90 thì các kỹ thuật
cung cấp nước sạch không chỉ dừng lại ở các giếng khoan lắp bơm tay nữa. Các
hình thức cung cấp nước tập trung quy mô vừa và nhỏ đã được triển khai bao gồm
các hệ thống nước tự chảy, các giếng khoan có đường kính lớn. Các hình thức cung
cấp nước nhỏ lẻ quy mô gia đình cũng đã đa dạng hơn. Cùng với UNICEF, các nhà

tài trợ lớn khác như DFID, DANIDA, SIDA Thụy Điển và các tổ chức phi Chính
phủ quốc tế cũng đã tập trung đầu tư, hỗ trợ và triển khai xây dựng rất nhiều công
trình cung cấp nước sinh hoạt tại nhiều vùng trong cả nước. Bên cạnh đó, Chương

20


trình mục tiêu Quốc gia về nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cũng đã
được Chính phủ phê duyệt với những khoản kinh phí không nhỏ từ ngân sách trung
ương và địa phương (nguồn ).
Dự án cung cấp nước sinh hoạt nông thôn là một phần của Chương trình hợp
tác giữa Việt Nam và UNICEF vơi mục tiêu cùng với Chính phủ Việt Nam giải
quyết về nhu cầu nước sinh hoạt và phương tiện vệ sinh cho các vùng nông thôn
Việt Nam. Dự án đã góp phần giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ cấp nước hợp vệ
sinh cho các vùng nông thôn ở 64 tỉnh thành phố trong cả nước.
Tổng kinh phí UNICEF tài trợ: 53.815.875 USD
Trong đó: Từ 1982 - 2005 là: 47.370.875 USD
Từ 2006 - 2010 là: 6.445.000 USD (nguồn />2.1.6. Trạm cấp nước tập trung
Trạm cấp nước tập trung là một trạm xử lý và cấp nước với quy mô vừa và
nhỏ. Nguyên lý hoạt động của nó thì cũng rất đơn giản. Nguồn nước thô được bơm
lên và vận chuyển đến bể xử lý. Nước sau khi đi qua hệ thống xử lý của nhà máy,
nước được bơm lên các tháp nước cao nhằm cung cấp nguồn năng lượng để nước có
thể chảy qua mạng lưới phân phối đến khu dân cư và hộ gia đình.

Ca(OH)2
Giếng
Giếng

Cl2


Chỉnh
pH
Chỉnh

Clo Clo
hóa an
hóatoàn

Bể chứa
Bể nước
chứa sạch

pH

an toàn

nước
sạch

Thủy
đài

Mạng lưới cấp nước

Hình 2.1. Mô hình đơn giản xử lý nước ngầm

21

Thủy
đài



Ưu điểm:Thiết bị xây dựng trạm đơn giản, dễ chế tạo, tính cơ động cao, hiệu
quả xử lý cao. Và dễ dàng nâng cấp công suất của trạm xử lý khi cần thiết. Mô hình
cấp nước này thích hợp với diện tích vốn hạn hẹp. Ngoài ra, nó còn thích hợp cung
cấp nước sạch cho dân cư vùng ngoại thành, vùng ven, nông thôn,… góp phần cải
thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Nhược điểm: Cung cấp nước cho không nhiều hộ dân, quy mô nhỏ.
2.1.7. Khái niệm mức sẵn lòng trả(WTP)
Theo Cho-Ming-Naing (2000), thì mức sẵn lòng trả được định nghĩa như
một khoản tiền tối đa mà cá nhân chi trả để cân bằng sự thay đổi thỏa dụng. Kỹ
thuật chủ yếu dựa trên khoản tiền tối đa mà cá nhân đó sẵn lòng trả cho một hàng
hóa.
Thước đo trực tiếp về WTP cho hàng hóa và dịch vụ cụ thể có thể được định
giá bằng cách hỏi người ta một cách trực tiếp họ sẽ sẵn lòng trả bao nhiêu cho các
dịch vụ hoặc sản phẩm chăm sóc sức khỏe phù hợp. Thước đo trực tiếp về mức
WTP của một cá nhân cho hàng hóa phi thị trường thì phương pháp CVM là thích
hợp nhất.
Phương pháp CVM được tiến hành bằng cách hỏi trực tiếp các cá nhân để
đánh giá giá trị của tài nguyên thiên nhiên môi trường hay giá trị của một sự thay
đổi chất lượng môi trường.
Trước hết các cá nhân được điều tra sẽ được cung cấp các thông tin mô tả về
một sự thay đổi chất lượng môi trường được giả định. Sau đó, các cá nhân này được
hỏi về: Họ sẵn lòng trả bao nhiêu cho cải thiện môi trường (hoặc WTP bao nhiêu để
tránh một sự giảm sút chất lượng môi trường) giả định đã được mô tả. Hoặc họ sẵn
lòng chấp nhận (WTA) là bao nhiêu để chịu chấp nhận một sự giảm sút chất lượng
môi trường được giả định.
Phương pháp CVM có thể được sử dụng để đánh giá các giá trị sử dụng và
không sử dụng của tài nguyên thiên nhiên môi trường. Phương pháp này ưu điểm
hơn so với các phương pháp định giá tài nguyên thiên nhiên môi trường khác là nó

có thể sử dụng để đánh giá được các giá trị của tài nguyên môi trường mà nhiều

22


phương pháp khác không thực hiện được như đánh giá giá trị lựa chọn, giá trị lưu
truyền. giá trị tồn tại của tài nguyên môi trường.
Phương pháp CVM thường được sử dụng trong các lĩnh vực như: Chất lượng
nước, chất lượng không khí, những nơi có các hoạt động vui chơi giải trí (như câu
cá, săn bắn…) mà do một dự án nào đó sắp được triển khai gây ảnh hưởng đến
chúng, việc bảo tồn các khu rừng tự nhiên, các khu vực hoang dã, bảo tồn đa dạng
sinh học, bảo tồn loài và những rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng…
Phương pháp CVM sẽ thích hợp hơn khi vùng nghiên cứu có những đặc
điểm sau: những sự thay đổi chất lượng môi trường không gây ảnh hưởng trực tiếp
lên năng suất, sản lượng…, khó theo dõi được một cách trực tiếp sở thích của người
dân, khu vực lấy mẫu là tiêu biểu, quan tâm, am hiểu tầm quan trọng của nghiên
cứu và có nhận thức cao về vấn đề đang được nghiên cứu…
Ưu điểm:
Những người làm nghiên cứu thích phương pháp đánh giá ngẫu nhiên vì nó
có thể áp dụng được cho nhiều loại hàng hóa môi trường khác nhau. Bên cạnh việc
ước lượng đượccác giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp nó có thể đánh giá được giá
trị không sử dụng mà cụ thể là giá trị tồn tại hay giá trị lưu truyền. Như vậy có thể
thấy rằng CVM là một phương pháp rất linh hoạt, áp dụng được cho hầu hết các
loại giá trị của một hàng hóa môi trường hay một loại tài nguyên.
CVM là một phương pháp quan trọng để ước lượng các sản phẩm, dịch vụ
của tài nguyên môi trường khi không có thị trường tồn tại cho chúng. Đây là một ưu
điểm nổi trội của phương pháp CVM. Thông thường, các phương pháp định giá cần
một thị trường cụ thể về giá cả của một loại hàng hóa nào đó, để biết được các yếu
tố môi trường tác động lên giá cả của hàng hóa đó như thế nào? Các nhà nghiên cứu
sẽ thu thập nhiều thông tin liên quan đến đặc điểm của hàng hóa đó cùng với yếu tố

môi trường. Sau quá trình xử lí số liệu sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của yếu
tố môi trường lên giá cả hàng hóa đó. Từ đó xác định được tổng lợi ích hay thiệt hại
do yếu tố môi trường mang lại. Các dạng phương pháp này có thể kể đến như là :
Hedonic Pricing Method, Replacement Cost Method, … Đối với các giá trị không

23


sử dụng như giá trị tồn tại, giá trị lưu truyền, bảo tồn đa dạng sinh học… không có
một thị trường nào quyết định giá cả cho nó, vì thế muốn định giá được nó không
có phương pháp nào ngoài việc sử dụng CVM. Một thị trường giả định sẽ được xây
dưng nên để ước lượng cho các loại giá trị đó. Các kết quả sẽ thay đổi tùy thuộc vào
các điều kiện giả thiết đặt ra trong thị trường giả định.
Nhược điểm:
Các ước lượng có được từ phương pháp CVM chỉ phản ánh các hoạt động
giả định do các hoạt cảnh đưa ra khi điều tra phỏng vấn là những hoạt cảnh, trường
hợp giả định đã được xây dựng nên.
Khi áp dụng phương pháp CVM, có thể gặp phải vấn đề sai lệch do chiến
thuật: nếu người được điều tra cho là các giá trị mà họ đưa ra có thể có một ảnh
hưởng nào đó đến chính sách sẽ đề ra và có ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì họ
có thể trả lời các giá trị quá cao hay quá thấp so với giá trị thực sự của họ.
Sai lệch xuất phát từ các giả định chúng ta sử dụng khi chúng ta xây dựng
các hoạt cảnh ban đầu.
Sai lệch tổng thể và bộ phận: người được phỏng vấn cũng có thể hiểu nhầm
vấn đề được hỏi trong quá trình điều tra phỏng vấn và có thể đưa ra các giá trị đánh
giá một bộ phận của vấn đề mà ta quan tâm thành giá trị tổng thể hoặc ngược lại. Ví
dụ: Thay vì trả lời mức sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng môi trường nước
của một đoạn sông, người được điều tra có thể đưa ra giá trị sẵn lòng trả cho việc
cải thiện chất lượng môi trường nước của cả dòng sông đó.
Sai lệch do điểm khởi đầu (Starting point bias) khi xây dựng các bảng điều

tra mức sẵn lòng trả. Bên cạnh đó cũng có thể có những sai lệch do thông tin cung
cấp cho người được điều tra, sai lệch do sự không hiểu giữa người điều tra và người
được điều tra, sai lệch do cách chọn phương thức đóng góp tiền khi hỏi về mức sẵn
lòng trả.
Sai lệch giữa mức sẵn lòng trả và sẵn lòng nhận đền bù. WTP thường thấp
hơn so với WTA do WTP chịu ảnh hưởng bới giới hạn thu nhập của người được
phỏng vấn còn WTA thì không bị ảnh hưởng (Đặng Thanh Hà, 2003).

24


Lập thị trường giả định
Thị trường giả định được hợp thành bởi ba phần: (1) Một “kịch bản” giới
thiệu cho người được phỏng vấn một viễn cảnh tốt để họ sẽ trả lời các câu hỏi định
giá. (2) Mô tả một chính sách hay một chương trình sẽ được thực hiện mà phải bảo
đảm cho người được phỏng vấn nhận xét đó là một chương trình tốt. (3) Phương
thức trả tiền phải được mô tả kĩ nhằm để người trả lời tin rằng họ sẽ trả cho dự án/
chính sách đó. Kịch bản, chính sách và phương thức trả tiền trong giả thuyết CV
phải được thực hiện tốt trong bảng phỏng vấn nhằm cho người trả lời thấy được số
tiền họ trả sẽ được sử dụng đúng.
Xác định nên hỏi WTP hay WTA
Mục đích chính của CVM là để suy ra giá trị mà người ta gán cho loại “hàng
hóa” đang nghiên cứu.
Hỏi các cá nhân về số tiền tối đa mà họ sẵn lòng trả (WTP) để sử dụng hay
bảo tồn hàng hóa/ dịch vụ môi trường nào đó.
Hay hỏi họ về số tiền đền bù mà họ chấp nhận (WTA) để từ bỏ hàng hóa/
dịch vụ môi trường.
Về mặt lý thuyết thì WTP bằng với WTA. Nhưng trên thực tế, mức sẵn lòng
chấp nhận khác hoàn toàn mức sẵn lòng trả. Khi hỏi về mức sẵn lòng trả thì người
được hỏi luôn trả lời mức sẵn lòng trả tối thiểu, còn hỏi về mức sẵn lòng chấp nhận

thì trả lời mức tối đa.
Hammacks Brown (2000) đã chỉ ra rằng mức sẵn lòng trả để bảo tồn vùng
đầm lầy nơi vịt trời sinh sống là 274 $, trong khi đó, mức sẵn lòng chấp nhận
(WTA) để từ bỏ khu vực đó lại là 1044 $. Có sự khác biệt này do WTP bị giới hạn
bởi thu nhập, còn WTA thì không bị giới hạn.
Đối với việc cải thiện môi trường, thì những câu hỏi nên được thiết kế sao
cho để lộ ra mức sẵn lòng trả (WTP).
Đối với những thiệt hại gây ra cho môi trường thì về lý thuyết người trả lời
nên được hỏi về mức sẵn lòng chấp nhận (WTA) đền bù.
Trong thực tế, mức sẵn lòng trả (WTP) thường được chọn để hỏi.

25


×