Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố đà lạt - tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.09 KB, 17 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




NGUYỄN VĂN TRIÊM




QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT – TỈNH LÂM ĐỒNG






LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

















Đà Lạt – Năm 2012


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





NGUYỄN VĂN TRIÊM




QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT – TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20





LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG




GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THANH










Đà Lạt – Năm 2012

3
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý ngân
sách 6

1.1 Những quy định chung về ngân sách nhà nước 6
1.1.1 Khái niệm về Ngân sách Nhà nước. 6
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của Ngân sách Nhà nước 6
1.1.3 Cơ cấu của Ngân sách Nhà nước 8
1.1.4 Hệ thống của Ngân sách Nhà nước. 11
1.1.5 Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước 12
1.1.6 Phân cấp ngân sách nhà nước 13
1.2 Quản lý ngân sách nhà nước 14
1.2.1 Khái niệm 14
1.2.2 Nguyên tắc cơ bản của quản lý Ngân sách nhà nước 15
1.3 Nội dung quản lý của ngân sách thành phố thuộc tỉnh 16
1.3.1 Đặc điểm quản lý ngân sách trên địa bàn TP thuộc tỉnh 16
1.3.2 Lập dự toán ngân sách 18
1.3.3 Chấp hành ngân sách 20
1.3.4 Kế toán và quyết toán ngân sách 26

4

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách ………… 30
1.4.1 Nhân tố khách quan 30
1.4.2 Nhân tố chủ quan 32
1.5 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý NSNN cấp thánh phố 33
1.5.1 Đối với công tác quản lý điều hành ngân sách 33
1.5.2 Đối với công tác quản lý thu ngân sách 33
1.5.3 Đối với công tác quản lý chi ngân sách 34
1.6 Kinh nghiệm quản lý ngân sách của một số TP trực thuộc tỉnh 34
1.6.1 Thành phố Nha Trang 34
1.6.2 Thành phố Mỹ Tho 35
Chương 2: Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại thành phố Đà Lạt
- Tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2011 37

2.1 Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy
quản lý ngân sách thành phố Đà Lạt 37
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố Đà
Lạt……………………………………………………………………37
2.1.2 Khái quát tổ chức bộ máy Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố
Đà Lạt 42
2.2 Công tác quản lý ngân sách thành phố Đà Lạt 45
2.2.1 Lập dự toán ngân sách 45
2.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách 50
2.2.3 Quyết toán ngân sách 62

1
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh chung của đất nƣớc; thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng những năm qua đã đạt đƣợc
những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững, bộ mặt đô thị ngày càng đổi
mới. Qua 10 năm thực hiện Luật ngân sách, cân đối ngân sách thành phố đang ngày càng vững chắc, nguồn
thu ngân sách ngày càng càng tăng, không những đảm bảo đƣợc những yêu cầu chi thiết yếu của các phòng,
ban, đơn vị chức năng của Thành phố, sự nghiệp kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng mà còn dành
phần kinh phí đáng kể cho đầu tƣ phát triển. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay công tác quản lý thu, chi ngân
sách của thành phố vẫn còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý ngân sách Nhà nước tại thành phố Đà Lạt –
Tỉnh Lâm Đồng” làm luận văn tốt nghiệp nhằm nghiên cứu và trả lời các câu hỏi: Thực trạng quản lý
NSNN, quản lý thu, chi ngân sách tại thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng nhƣ thế nào? Cần có những giải
pháp gì để tăng cƣờng quản lý NSNN, quản lý thu, chi ngân sách nhằm động viên đầy đủ và hợp lý các
nguồn thu vào ngân sách Nhà nƣớc, tạo nguồn lực tài chính mạnh mẽ, quản lý chi ngân sách có hiệu quả?
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về ngân sách Nhà nƣớc và quản lý ngân sách.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý ngân sách Nhà nƣớc tại thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2009 - 2011.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý ngân sách Nhà nƣớc tại thành phố Đà Lạt

– Tỉnh Lâm Đồng từ nay đến năm 2015.
Em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn nhiệt tình của Ban giám hiệu, PGS. TS nguyễn Ngọc Thanh
cùng tập thể các Thầy, Cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này.
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
1.1 Những quy định chung về ngân sách nhà nƣớc
1.1.1 Khái niệm về Ngân sách Nhà nƣớc.
Luật Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam khóa XI, kỳ
họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002 đã xác định: Ngân sách Nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của
Nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của Ngân sách Nhà nƣớc.
1.1.2.1 Đặc điểm của Ngân sách Nhà nƣớc.
Bản chất của ngân sách nhà nƣớc còn có thể đƣợc nhìn nhận một cách rỏ nét thông qua các đặc
điểm của nó. Về bản chất, ngân sách nhà nƣớc đƣợc thể hiện thông qua các đặc điểm sau: Quy mô quỹ
ngân sách nhà nƣớc và các hình thức thu, chi ngân sách nhà nƣớc đều quyết định bởi quy mô, tốc độ, chất
lƣợng phát triển của mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi địa phƣơng. Các quan hệ phân phối của ngân sách nhà
nƣớc chủ yếu trên nguyên tắc không hoàn trả một cách trực tiếp. Sự vận động và phát triển của ngân sách

2
nhà nƣớc luôn phải đƣợc kế hoạch hóa một cách cao độ. Công khai, minh bạch luôn là yêu cầu đòi hỏi
phải đáp ứng trong quá trình quản lý ngân sách nhà nƣớc.
1.1.2.2 Vai trò của ngân sách nhà nƣớc:
- Ngân sách nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng và đối ngoại của đất nƣớc. Vai trò của ngân sách nhà nƣớc luôn gắn liền với vai trò của nhà nƣớc theo
từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trƣờng, ngân sách nhà nƣớc đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô
đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội.
1.1.3 Cơ cấu ngân sách nhà nƣớc:

Ngân sách nhà nƣớc bao gồm hai phần: Thu và chi ngân sách
1.1.3.1. Thu ngân sách nhà nƣớc
- Khái niệm thu NSNN: thu NSNN là việc Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình để tập trung một
phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc.
1.1.3.2. Chi ngân sách nhà nƣớc:
- Khái niệm chi ngân sách nhà nƣớc: Chi ngân sách nhà nƣớc là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân
sách nhà nƣớc nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nƣớc theo những nguyên tắc nhất định. Chi ngân
sách nhà nƣớc là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã đƣợc tập trung vào ngân sách nhà nƣớc và
đƣa chúng đến mục đích sử dụng.
1.1.4 Hệ thống ngân sách nhà nƣớc:
Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện thu,
chi của mỗi câp ngân sách gồm có ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng.
Hệ thống ngân sách nhà nƣớc nƣớc ta có thể mô tả theo sơ đồ sau:









1.1.5 Hệ thống mục lục ngân sách nhà nƣớc
1.1.5.1 Khái niệm
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
NGÂN SÁCH
TRUNG ƢƠNG
Ngân sách Tỉnh và TP
trực thuộc Trung ƣơng
NS Huyện, Quận, Thị

xã, TP thuộc Tỉnh
Ngân sách Xã,
Phƣờng, Thị trấn
NGÂN
SÁCH
ĐỊA
PHƢƠ
NG

3
Hệ thống mục lục NSNN là bảng phân loại các khoản thu, chi NSNN theo theo hệ thống tổ chức NN,
ngành nghề kinh tà các mục đích kinh tế xã hội do NN thực hiện, nhằm phục vụ cho công tác lập, chấp hành
kế toán, quyết toán NSNN và phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính thuộc khu vực NN.
1.1.6. Phân cấp ngân sách Nhà nƣớc
1.1.6.1 Nguyên tắc phân cấp ngân sách
Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng -an ninh của nhà nƣớc và năng lực quản lý
của mỗi cấp trên địa bàn. Đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ƣơng và vị trí độc lập của ngân sách
địa phƣơng trong hệ thống ngân sách nhà nƣớc thống nhất. Đảm bảo nguyên tắc cân bằng trong phân cấp
ngân sách nhà nƣớc.
1.1.6.2 Nội dung của phân cấp ngân sách
Giải quyết các quan hệ về chế độ chính sách nhằm khắc phục tồn tại trong quản lý điều hành NSNN.
Quan hệ giữa các cấp chính quyền về chính sách, chế độ. Về cơ bản, Nhà nƣớc giữ vai trò quyết định
các loại thu nhƣ thuế, phí, lệ phí, vay nợ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất
trong cả nƣớc. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định một số chế độ thu phí và chi ngân sách phù hợp với
đặc điểm thực tế tại địa phƣơng.
1.2 Quản lý ngân sách nhà nƣớc.
1.2.1 Khái niệm
- Quản lý ngân sách nhà nƣớc là họat động của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong lĩnh vực tổ
chức thu NSNN, tổ chức và kiểm soát chi NSNN nhằm đảm bảo khả năng thanh toán chi trả và sử dụng tiết
kiệm hiệu quả quỹ NSNN.

1.2.2 Nguyên tắc cơ bản của quản lý ngân sách nhà nƣớc
- Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN: Nguyên tắc này chỉ ra sự thống nhất về chính sách,
chế độ, phƣơng thức quản lý, thống nhất về trình tự thủ tục thu chi ngân sách.
- Nguyên tắc phân cấp trong quản lý NSNN: Nguyên tắc này yêu cầu cần phải xác định cụ thể chức
năng nhiệm vụ của các đơn vị trong việc quản lý quĩ ngân sách nhà nƣớc.
- Nguyên tắc hiệu quả trong việc quản lý NSNN: Nguyên tắc này yêu cầu các đơn vị phải đặt hiệu
quả quản lý quĩ ngân sách nhà nƣớc là nhiệm vụ trọng tâm và hàng đấu.
1.3 Nội dung quản lý của ngân sách cấp Thành phố thuộc tỉnh
1.3.1. Đặc điểm quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh: Thành phố trực thuộc tỉnh là
một cấp hành chính rất quan trọng trong hệ thống hành chính ở nƣớc ta hiện nay với những chức năng nhiệm
vụ đƣợc quy định trong luật tổ chức HĐND và UBND các cấp, tuy nhiên cấp này chỉ mang tính độc lập
tƣơng đối, chịu sự lãnh đạo toàn diện của Tỉnh. HĐND tỉnh thì quyết định tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách tỉnh,
ngân sách thành phố. là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ về thu, chi ngân sách nên nội dung thu,
chi của NSTP do tỉnh (cụ thể là HĐND &UBND tỉnh) quyết định.
1.3.2 Lập dự toán Ngân sách
Lập dự toán ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu
trình quản lý ngân sách. Lập dự toán ngân sách thực chất là lập kế hoạch (dự toán) các khoản thu chi của

4
ngân sách trong một năm ngân sách (hoặc trong giai đoạn ngân sách dự kiến). Kết quả của khâu này là dự
toán ngân sách đƣợc các cấp có thẩm quyền quyết định.
1.3.3 Chấp hành Ngân sách
Việc nghiên cứu toàn diện quản lý NSNN bao gồm rất nhiều vấn đề và rất rộng, trong khuôn khổ luận
văn này, tác giả chỉ tập trung trình bày một số vấn đề về quản lý thu ngân sách và quản lý chi ngân sách.
1.3.3.1 Nội dung quản lý thu thuế, phí, lệ phí:
- Nội dung quản lý thu thuế: Thuế là nguồn thu chính chiếm tỷ trọng lớn và có xu hƣớng ngày càng
tăng trong tổng thu NSNN. Đồng thời thuế cũng là công cụ quan trọng của nhà nƣớc trong việc điều chỉnh
kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Do vậy quản lý thu thuế nói chung
và quản lý thu thuế ở địa phƣơng có ý nghĩa đặt biệt quan trọng trong quản lý NSNN. Quản lý thu thuế là hệ
thống các biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu ngân sách thực hiện.

- Nội dung quản lý thu phí, lệ phí: Phí thuộc NSNN là khoản tiền mà các tổ chức và cá nhân phải trả
cho một cơ quan nhà nƣớc khi nhận đƣợc dịch vụ do cơ quan này cung cấp.
1.3.3.2 Nội dung cơ bản về quản lý chi NSNN:
- Quản lý chi đầu tƣ phát triển: Chi đầu tƣ phát triển của NSNN là quá trình sử dụng một phần vốn tiền
tệ đã tập trung vào NSNN để xây dựng cơ sở hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất và thực hiện dự trữ vật tƣ
hàng hóa nhằm thực hiện mục tiêu ổn định và tăng trƣởng của nền kinh tế.
- Nội dung quản lý chi thƣờng xuyên: Chi thƣờng xuyên là một bộ phận của chi NSNN, nó phản ảnh
quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN để thực hiện các nhiệm vụ thƣờng xuyên về quản lý kinh tế xã
hội của nhà nƣớc.
13.4 Kế toán và quyết toán ngân sách:
+Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị: Đơn vị dự toán, Cơ quan tài chính các cấp ở địa phƣơng có
trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toán ngân sách thuộc phạm vi quản lý, lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp
mình, tổng hợp báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn, chi ngân sách địa phƣơng, quyết
toán chi kinh phí ủy quyền của cấp trên.
+ Kế toán ngân sách: Kế toán ngân sách phải thực hiện thống nhất về: Chứng từ thu và chi ngân
sách, mục lục ngân sách, Hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo; phƣơng pháp hạch toán, lập sổ;
phƣơng pháp lập, thời gian gửi báo cáo;
+ Quyết toán ngân sách: Số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ.
+ Kiểm tra công tác kế toán và quyết toán ngân sách: Cơ quan tài chính, cơ quan thu ngân sách, cơ
quan Kho bạc Nhà nƣớc, đơn vị dự toán các cấp theo chức năng nhiệm vụ đƣợc phân công có trách nhiệm tổ
chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán thƣờng xuyên, định kỳ.
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý ngân sách.
1.4.1 Nhân tố khách quan: Ảnh hƣởng do suy thoái kinh tế và thực hiện chính sách giãn thuế TNDN,
giảm thuế TNCN và thay đổi thuế suất thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân từ nguồn chuyển nhƣợng
bất động sản và số thu lệ phí trƣớc bạ chủ yếu chỉ liên quan đến thu nghĩa vụ tài chính về nhà, đất của
nhân dân; thu tiền giao đất đƣợc ghi nợ nghĩa vụ tài chính.

5
1.4.2 Nhân tố chủ quan: Lãnh đạo một số cơ quan, chính quyền địa phƣơng chƣa coi trọng công tác
quản lý tài chính. Đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính ở các cấp, ngành, địa phƣơng chƣa đƣợc

tăng cƣờng đúng mức về chất lƣợng và số lƣợng. Điều này gây khó khăn trong tổ chức kế toán, kiểm tra,
giám sát và tổng hợp, phân tích đánh giá về quản lý ngân sách Nhà nƣớc.
1.5. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý NSNN cấp thành phố thuộc tỉnh.
1.5.1. Đối với công tác quản lý điều hành ngân sách: Đánh giá quá trình quản lý điều hành ngân sách
của UBND TP có hiệu quả, đáp ứng đƣợc nhiệm vụ phát triển xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng hay
không.
1.5.2. Đối với công tác quản lý thu ngân sách: Đánh giá việc đảm bảo tiến độ kế hoạch thu ngân
sách, hiệu quả việc tổ chức thu ngân sách; các khoản thu có đảm bảo chính xác, đúng quy định, đƣợc thu nộp
vào NSNN kịp thời và đầy đủ hay không; Có tình trạng nợ đọng thu ngân sách hay không.
1.5.3. Đối với công tác quản lý chi ngân sách: Đánh giá công tác tổ chức chi ngân sách. Việc tuân
thủ quy trình đầu tƣ XDCB; việc bố trí vốn, tạm ứng, cấp phát thanh toán vốn; hiệu quả sử dụng vốn. Các
nhiệm vụ chi ngân sách có đƣợc thực hiện kịp thời và đầy đủ hay không; việc tuân thủ theo dự toán đƣợc
duyệt, đảm bảo nguyên tắc, chế độ, định mức quy định; Bố trí cơ cấu chi ngân sách, thực hiện chế độ tự chủ
đối với các đơn vị.
1.6. Kinh nghiệm quản lý ngân sách của một số thành phố trực thuộc tỉnh trong nƣớc.
1.6.1. Thành phố Nha Trang: Công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí đƣợc thực hiện trên cơ sở đề án
ủy nhiệm thu đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, Chi NS đã tiến hành khóan biên chế và khoán chi hành chính.
1.6.2 Thành phố Mỹ Tho: Từ năm 2003 thành phố Mỹ Tho đã thực hiện đề án ủy nhiệm thu đối với
một số nguồn thu (thuế công thƣơng nghiệp ngòai quốc doanh đối với hộ cá thể, thuế nhà đất, phí…) cho
UBND Xã, Phƣờng thực hiện. Trong quản lý chi đầu tƣ đã tiến hành phân cấp vốn đầu tƣ dƣới hình thức bổ
sung có mục tiêu cho các Xã, Phƣờng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG
GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
2.1 Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý ngân sách thành
phồ Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phồ Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.
2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên:
Thành phố Đà Lạt nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Lâm Đồng, diện tích thành phố là 39.328,8 ha, là

trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, dịch vụ và đầu mối giao lƣu kinh tế quan trọng của tỉnh
Lâm Đồng, đồng thời là một trong những trung tâm du lịch - đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng,
hội nghị, hội thảo và sinh thái - của vùng Tây Nguyên, cả nƣớc và khu vực.
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế:
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2005- 2010

6
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2009
2010
A. KINH TẾ:




I. Tổng GDP theo giá so sánh
Tỷ đồng
883,70
1.619
1.880,8
Dịch vụ, du lịch
Tỷ đồng
630,70
1205,0
1387,7
Công nghiệp - xây dựng
Tỷ đồng
141,10

253,0
295,3
Nông, lâm nghiệp
Tỷ đồng
111,90
161,0
206,8
II. Tổng GDP theo giá hiện hành
Tỷ đồng
1.692,0
3.569,5
4.420,0
Dịch vụ, du lịch
Tỷ đồng
1.178,0
2.613,8
3.240
Công nghiệp - xây dựng
Tỷ đồng
301,0
557
694
Nông, lâm nghiệp
Tỷ đồng
213,0
398,7
486
III. Cơ cấu kinh tế





Dịch vụ, du lịch
%
69,62
73,23
73,3
Công nghiệp - xây dựng
%
17,79
15,6
15,7
Nông, lâm nghiệp
%
12,59
11,2
11,0
IV. GDP bình quân đầu
ngƣời giá hiện hành
triệu đồng
8,81
17,4

21,4
V. Tổng thu NSNN (TP quản lý)
Tỷ đồng
228,76
506,4
624,4
VI . Tổng vốn đầu tƣ xã hội

Tỷ đồng
726
1911
2.500
VII. Tổng kim ngạch xuất khẩu
Triệu USD
14
30,2
35
B. XÃ HỘI:




1- Dân số trung bình
ngƣời
192.000
204.952
209.301
Trong đó: dân tộc ít ngƣời
ngƣời



2- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
%
1,38
1,3
1,3
3- Tỷ lệ hộ nghèo

%
4,0
1,7
1,7
4- Giải quyết việc làm mới
ngƣời
2500
3.320
3.500
5- Tỷ lệ phổ cập THCS (xã, phƣờng)
%
93
93,70
93,70
6- Tỷ lệ lao động qua đào tạo
%
20
30
32
7-Tỷ lệ trẻ em SDD
%
13,5

9,5
8- Tỷ lệ số hộ đƣợc xem truyền hình
%
100
100
100
9- Tỷ lệ số hộ đƣợc nghe đài tiếng nói VN

%
100

100
C. MÔI TRƢỜNG




1- Tỷ lệ che phủ rừng
%
58
62
62
2- Tỷ lệ dân dùng nƣớc sạch
%
92
98
99
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Đà Lạt tổng hợp, số liệu thống kê phục vụ QHTTPTKTXH giai đoạn
2011-2020.BC số 4891/BC-UBND ngày 09/12/2010 của UBND TP Đà Lạt.
2.1.1.3 Đặc điểm Văn hóa – Xã hội
Dân số của thành phố là: 209.301 ngƣời (chiếm khoảng 17,4% dân số toàn tỉnh). Thành phố có tổng số
69 trƣờng và 1.433 lớp.
2.1.2 Khái quát tổ chức bộ máy phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng.

7
Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố Đà Lạt có 18 biên chế (04 lãnh đạo 14 chuyên viên).
2.2 Công tác QLNS TP Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng:
2.2.1 Lập dự toán ngân sách:




Bảng 2.2. Dự toán thu, chi ngân sách thành phố Đà Lạt năm 2009-2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Nội dung
Dự toán thu
Dự toán chi
2009
449.600
157.876
2010
551.900
199.815
2011
664.000
295.332
2010 so 2009 (%)
122,7
126,5
2011 so 2010(%)
129,6
147,8
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế họach Đà lạt. Báo cáo quyết toán ngân sách Thành phố các năm
2009, 2010, 2011
Nhìn chung công tác lập dự toán tại thành phố Đà Lạt trong những năm qua tƣơng đối tốt. Đã đáp
ứng đƣợc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững, an sinh xã hội đƣợc quan
tam đúng mức.
2.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách:
Số liệu tổng thu, chi NS TP Đà Lạt đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 2.3: Thu, chi ngân sách TP Đà Lạt năm 2009-2011:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung

Năm
Thu ngân sách
Chi ngân sách
Dự toán
Thực hiện
TH/DT
(%)
Dự toán
Thực hiện
TH/DT
(%)
2009
449.600
505.522
112
157.876
309.454
196
2010
551.900
625.967
113
199.815
380.903
190
2011

664.000
757.20
114
295.332
440.894
149
2010 so 2009
122,7 %
123,8 %

126,5 %
123 %

2011 so 2010
129,6 %
157,1 %

147,8 %
115,7 %

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế họach Đà Lạt. Báo cáo quyết toán ngân sách Thành phố các năm 2009, 2010,
2011
2.2.2.1 Công tác thu NS qua các năm 2009-2011:
Bảng 2.4: Thu ngân sách thành phố Đà Lạt năm 2009-2011:

8
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung
T.
HIỆN

NĂM
2009
T.
HIỆN
NĂM
2010
T.
HIỆN
NĂM
2011
2010
so
2009
(%)
2011
so
2010
(%)
TỔNG THU NSNN
(A+B+C)
505.52
1
625.968
757.201
124
121
A- TỔNG CÁC KHOẢN
THU CÂN ĐỐI NSNN
484.48
0

593.370
720.767
123
122
I/ Thu từ thuế phí
188.95
5
251.966
311.082
133
124
1. Thu từ xí nghiệp quốc
doanh TW
693
1.156
5.080
167
439
1.1- Thuế GTGT hàng
SXKD trong nƣớc
370
507
978
137
193
1.2- Thuế TNDN
283
633
4.086
224

646
1.3- Thuế môn bài
9
16
16
178
100
1.4-Thu khác, phạt
31


-

2. Thu từ xí nghiệp quốc
doanh địa phƣơng
4.040
6.398
7.266
158
114
2.1- Thuế GTGT hàng
SXKD trong nƣớc
1.926
2.648
3.250
138
123
2.2- Thuế TNDN
2.024
2.792

3.047
138
109
2.3- Thuế tài nguyên
15
719
544
4793
76
2.4- Thuế môn bài
57
65
63
114
97
2.5- Thu khác, phạt
18
174
362
967
208
3. Thu từ khu vực CTN
và dịch vụ NQD
89.045
121.617
163.805
137
135
3.1- Thuế GTGT hàng
SXKD trong nƣớc

69.643
96.714
134.381
139
139
3.2- Thuế TNDN
10.408
14.076
15.094
135
107
3.3- Thuế TTĐB hàng SX
trong nƣớc
1.561
1.662
2.091
107
126
3.4- Thuế tài nguyên
639
718
2.733
112
381
3.5- Thuế môn bài
5.740
6.281
7.108
109
113

3.6- Thu khác
1.054
2.166
2.398
206
111
4. Thuế sử dụng đất
nông nghiệp
13


-

5.Thuế TNCN
17.264
27.763
29.196
161
105
6. Lệ phí trƣớc bạ
36.278
46.289
54.237
128
117
7. Thu phí và lệ phí
21.644
25.810
27.532
119

107
8. Thuế nhà đất
19.978
22.933
23.966
115
105

9
II/. Các khoản thu về
nhà, đất
286.21
9
332.527
397.751
116
120
Thu tiền sử dụng đất
219.41
5
273.337
335.232
125
123
Thu tiền thuê đất
8.198
6.642
8.613
81
130

Thu tiền thu, bán nhà thuộc
sở hữu nhà nƣớc
58.606
52.548
53.906
90
103
III/ Thu khác ngân sách
9.306
8.877
11.934
95
134
B - CÁC KHOẢN THU
ĐỂ LẠI CHI QL QUA NS
16.247
26.705
28.632
164
107
Các khoản huy đóng góp
XDCSHT
8.922
6.056
8.714
68
144
Học phí
4.868
5.038

6.065
104
120
Viện phí
2.457
15.611
13.853
635
89
C- THU KHÔNG CÂN
ĐỐI (PHẠT ATGT)
4.794
5.893
7.802
123
132
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế họach Đà Lạt. Báo cáo quyết toán ngân sách Thành phố các năm
2009, 2010, 2011
2.2.2.2 Công tác chi NS địa phƣơng các năm 2009-2011:
Bảng 2.5: Chi ngân sách địa phƣơng năm 2009-2011.
Đơn vị tính: Triệu đồng
ST
T
Nội dung

THỰC
HIỆN
NĂM
2009
THỰC

HIỆN
NĂM
2010
THỰC
HIỆN
NĂM
2011

2010
so
2009
(%)

2011
so
2010
(%)

TỔNG CHI NGÂN SÁCH
327.374
380.903
440.893
116%
116%
A
CÁC KHỎAN CHI CÂN
ĐỐI QUA NSNN
309.455
353.402
409.792

114%
116%
I
Chi đầu tƣ phát triển
78.846
104.280
96.679
132%
93%
II
Chi thƣờng xuyên
168.990
196.540
252.674
116%
129%
1
Chi sự nghiệp kinh tế
38.115
45.344
51.128
119%
113%
1.1
Chi sự nghiệp nông, lâm, thủy
6.254
4.991
8.491
80%
170%

1.2
Chi sự nghiệp giao thông
5.476
3.483
5.171
64%
148%
1.3
Chi sự nghiệp kiến thiết thị
chính
13.335
17.656
12.716
132%
72%
1.4
Chi sự nghiệp vệ sinh môi
trƣờng
10.500
13.711
18.232
131%
133%
1.5
Chi sự nghiệp khác
2.550
5.503
6.518
216%
118%

2
Chi sự nghiệp văn xã
81.907
97.867
129.305
119%
132%
2.1
Chi sự giáo dục
65.273
78.656
99.156
121%
126%

10
2.2
Chi sự nghiệp đào tạo
400
529
450
132%
85%
2.3
Chi sự nghiệp Y tế
6.550
8.433
12.498
129%
148%

2.4
Chi SN văn hóa - thông tin
1.154
1.861
2.113
161%
114%
2.5
Chi SN phát thanh truyền hình
600
1.100
914
183%
83%
2.6
Chi SN khoa học công nghệ
725
-
-


2.7
Chi SN thể dục thể thao
553
543
551
98%
101%
2.8
Chi đảm bảo XH

6.235
7.834
13.623
126%
174%
2.9
Chi các hoạt động liên quan
kinh doanh TS
1.011
-
-


3
Chi Quản lý hành chính
42.169
47.145
61.263
112%
130%
3.1
Chi quản lý nhà nƣớc
27.974
31.806
41.512
114%
131%
3.2
Ngân sách Đảng
6.531

7.408
8.155
113%
110%
3.3
Chi đoàn thể.
6.365
7.025
10.096
110%
144%
3.4
Chi các tổ chức xã hội, XH
nghề nghiệp
1.299
906
1.500
69%
165%
4
Chi an ninh quốc phòng địa
phƣơng
3.641
4.601
5.543
126%
120%
5
Chi khác ngân sách
3.158

1.583
5.435
50%
343%
III
Chi chuyển nguồn
41.953
52.582
60.439
125%
115%
VI
II
Chi trợ cấp ngân sách cấp
dƣới + chi khác
19.666
-
-


B
CHI BẰNG NGUỒN THU
BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH
14.512
24.104
26.378
166%
109%
C
CHI NGUỒN KHÔNG

CÂN ĐỐI (ATGT)
3.407
3.397
4.723
100%
139%
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế họach Đà Lạt. Báo cáo quyết toán ngân sách Thành phố các năm 2009, 2010,
2011
2.2.3 Quyết toán ngân sách:
Nhìn chung trong những năm qua công tác quyết toán tại thành phố Đà Lạt thực hiện tƣơng đối tốt,
có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Tài chính, Thuế và Kho bạc nhà nƣớc đảm bảo đúng trình tự, thủ tục.
2.2.4 Công tác kiểm tra, kiểm toán, giám sát:
Công tác kiểm tra, giám sát đƣợc thành phố Đà Lạt coi trọng và là nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý
điều hành ngân sách.
2.3 Đánh giá về công tác quản lý ngân sách:
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc về công tác quản lý điều hành, quản lý thu, chi ngân sách.
Dƣới sự lãnh đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố, trong những năm qua Thành phố Đà Lạt
đã đạt nhiều kết quả khả quan trong công tác quản lý điều hành ngân sách.
Quản lý chi NSNN trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong 3 năm qua đã có nhiều chuyển biến đáng kể,
quy mô chi ngân sách không ngừng tăng lên và quản lý sử dụng ngân sách chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả hơn.
2.3.2 Những hạn chế trong QLNS từ năm 2009-2011.

11
Việc lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố đối với công tác quản lý điều hành
ngân sách có khi chƣa thƣờng xuyên, liên tục, quyết liệt.
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế:
Cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc thay đổi thƣờng xuyên nhƣng chậm ban hành các văn bản hƣớng
dẫn thực hiện do đó trong việc triển khai thực hiện còn lúng túng. Hệ thống thuế qua nhiều lần cải cách vẫn
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; Một số văn bản dƣới luật còn thiếu, chƣa đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo, ban
hành chậm so với yêu cầu.

CHƢƠNG 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT - TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015
3.1. Dự báo và phƣơng hƣớng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015, định hƣớng đến năm
2020:
3.1.1 Dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội:
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng, đến năm 2020 tỉnh Lâm Đồng
trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên có ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế,
có hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, theo hƣớng hiện đại; phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo để
đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân
các dân tộc; quốc phòng, an ninh đƣợc bảo đảm. Đòi hỏi thành phố Đà Lạt phải có tốc độ tăng trƣởng nhanh
hơn để từng bƣớc thể hiện rõ hơn vai trò của mình trong tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên, thực sự đi đầu
trong một số lĩnh vực.
3.1.2 Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế xã hội:
Bảng 3.1. Mục tiêu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố giai đoạn 2011-2020
Mục
2015
2020
Bình quân (%)
2011-2015
2016-2020
1.Tổng GDP (SS 94)
4.277,0
9.234,45
17,6
17,1
Du lịch, dịch vụ
3.288,00
7.508,42
19

18,0
Công nghiệp-Xây dựng
625,00
1.366,11
16,2
17,0
Nông, lâm, ngƣ nghiệp
322,00
359,91
9,3
5,0
2.Tổng GDP (giá hiện hành)
11910,00
27947,67


Du lịch, dịch vụ
8.992,00
21.240,23


Công nghiệp-Xây dựng
2.030,00
5.449,80


Nông, lâm, ngƣ nghiệp
888,00
1.257,65



3.Cơ cấu
100
100


Du lịch, dịch vụ
75,50
76,00


Công nghiệp-Xây dựng
17,0
19,50


Nông, lâm, ngƣ nghiệp
7,5
4,50


4.Cơ cầu hai nhóm ngành NN và phi NN
100
100



12
Nông nghiệp
7,7

4,5


Phi nông nghiệp
92,3
95,5


5.Cơ cấu hai nhóm ngành sản xuất vật chất và phi vật chất
100
100


Sản xuất vật chất
25,0
24,0


Phi vật chất
75,0
76,0


6.GDP/ngƣời(triệu đồng.HH)
52
120,00


7.Dân số trung bình
229,51

248,60
1,3
1,1





Nguồn: UBND thành phố Đà Lạt- Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Lạt đến năm
2020.
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc thành phố Đà Lạt.
3.2.1 Khuyến khích phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Phát triển mạnh các loại hình du lịch, dịch
vụ chất lƣợng cao nhƣ: nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị; dịch vụ giáo dục đào tạo, khoa học
kỹ thuật, tài chính, ngân hàng, dịch vụ bƣu chính viễn thông.
3.2.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: Mục tiêu là đa dạng về đội ngũ lao động có tay nghề và cán
bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật đầu đàn có tay nghề cao đƣợc thị trƣờng lao động trong và ngoài
nƣớc chấp nhận.
3.2.3 Nhóm giải pháp quản lý thu ngân sách: Tiếp tục động viên mọi nguồn thu cho ngân sách,
Thành phố cần đổi mới chính sách động viên nhằm giải phóng và khơi thông các nguồn lực, khuyến khích
các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tƣ phát triển kinh doanh, đặc biệt là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh.
3.2.4. Nhóm giải pháp quản lý chi ngân sách: Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tƣ phát triển, đổi
mới quản lý chi thƣờng xuyên.
3.2.5 Tăng cƣờng công tác thanh tra tài chính. Thanh tra tài chính nhằm giúp phát hiện, kịp thời chấn
chỉnh và xử lý các sai phạm trên lĩnh vực tài chính, ngân sách.
3.2.6 Thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính các cấp: Công khai tài chính là biện pháp nhằm
phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nƣớc, tập thể ngƣời lao động và nhân dân trong việc
thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nƣớc;
3.3. Một số kiến nghị:
3.3.1 Kiến nghị đối với Quốc hội và Chính Phủ: Kết cấu lại các nội dung qui định tại Luật NSNN

hiện hành về nguyên tắc quản lý ngân sách, nguyên tắc cân đối ngân sách, nguyên tắc phân cấp ngân sách
vào một Điều trong Luật. Tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo hƣớng bao quát đƣợc các lĩnh vực hoạt
động, phù hợp với điều kiện chung của nền kinh tế và của từng ngành, địa phƣơng. Ban hành cơ chế tài
chính đối với các thành phố là đô thị lọai 1 thuộc Tỉnh.
3.3.2 Kiến nghị với UBND tỉnh: Xây dựng cho thành phố một số cơ chế, chính sách đặc thù, gắn với
phân cấp mạnh trên các lĩnh vực, nhất là công tác quy họach, quản lý đô thị, du lịch.

13
3.3.3 Kiến nghị với cơ quan tài chính cấp trên: Đẩy mạnh cải cách trong lĩnh vực tài chính – ngân
sách nhà nƣớc theo hƣớng sắp xếp, sửa đổi hoặc giảm những quy trình, thủ tục gây phiền hà hoặc không thật
sự cần thiết.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách, quản lý thu chi ngân sách thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là
một tất yếu không chỉ diễn ra ở cấp Thành phố mà còn đƣợc thực hiện ở tất cả các cấp nhằm phát huy tối đa
các nguồn lực tài chính quốc gia, góp phần đẩy mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc đặc biệt trong
giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế thì việc hoàn thiện công tác quản lý ngân sách, quản lý thu, chi ngân sách
là hết sức cần thiết. Thông qua chuyên đề: “Quản lý ngân sách Nhà nƣớc tại thành phố Đà Lạt – Tỉnh Lâm
Đồng” Luận văn nêu những kết quả đã đạt đƣợc và những tồn tại, nguyên nhân trong công tác quản lý ngân
sách Thành phố, đồng thời đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách
Thành phố.
Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý điều hành, quản lý thu chi ngân sách có hiệu
quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp một cách đồng bộ. Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND Thành
phố, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội từ thành phố đến xã phƣờng cần phải quan tâm đúng
mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình. Điều này đòi hỏi các cấp,
các ngành cần thiết phải phối hợp tìm ra những giải pháp khắc phục, đƣa công tác quản lý ngân sách Thành
phố ngày càng tốt.

×