Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh ngũ hành sơn TP đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.43 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ THU HIỀN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN - TP ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ THU HIỀN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN - TP ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.ĐINH BẢO NGỌC

Đà Nẵng - Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu......................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
5. Bố cục của luận văn ................................................................................. 4
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 4
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................. 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI .................................................................................................. 10
1.1.1. Khái niệm rủi ro tác nghiệp ............................................................. 10
1.1.2. Phân loại rủi ro tác nghiệp ............................................................... 10
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp ........................................... 12
1.1.4. Hậu quả của rủi ro tác nghiệp .......................................................... 14
1.1.5. Mối quan hệ giữa rủi ro tác nghiệp và các loại rủi ro khác ............. 15
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ..................................................................................... 16
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tác nghiệp ................................................ 16
1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tác nghiệp ...................................... 17

1.2.3. Mục tiêu quản trị rủi ro tác nghiệp .................................................. 18
1.2.4. Nội dung quản trị rủi ro tác nghiệp .................................................. 18
1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp.......... 28
1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong
Ngân hàng thƣơng mại ............................................................................... 30


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................... 32
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH NGŨ
HÀNH SƠN - TP ĐÀ NẴNG .......................................................................... 33
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VN – CHI
NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN- TP ĐÀ NẴNG.................................................... 33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các Phòng ban............. 34
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ....................................................... 37
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN-TP ĐÀ
NẴNG ................................................................................................................ 45
2.2.1. Mô hình quản trị rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng TMCP Công
Thƣơng Việt Nam ...................................................................................... 45
2.2.2. Cơ sở pháp lý cho công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hệ thống
Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam .............................................. 47
2.2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại VIETINBANK chi nhánh
Ngũ Hành Sơn- TP Đà Nẵng ..................................................................... 49
2.2.4. Kết quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP
Công Thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Ngũ Hành Sơn- TP Đà Nẵng .......... 56
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH NGŨ
HÀNH SƠN-TP ĐÀ NẴNG .............................................................................. 61

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................... 61
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ....................................................... 62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................... 67


CHƢƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN - TP ĐÀ NẴNG ................... 68
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ........................................................ 68
3.1.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam- Chi nhánh Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng đến 2020 ........................ 68
3.1.2. Định hƣớng quản trị rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng TMCP Công
Thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Ngũ Hành Sơn- TP Đà Nẵng đến 2020 .... 68
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM- CHI
NHÁNH NGŨ HÀNH SƠN- TP ĐÀ NẴNG.................................................... 71
3.2.1. Khuyến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt NamChi nhánh Ngũ Hành Sơn- TP Đà Nẵng .................................................... 71
3.2.2. Khuyến nghị với Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam .................... 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................... 86
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Kí hiệu

1


ATM

Máy rút tiền tự động

2

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

3

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

4

QTRR

Quản trị rủi ro

5

QTRRTN

6

RRTN


Rủi ro tác nghiệp

7

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

8

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

Ngũ Hành Sơn

chi nhánh Ngũ Hành Sơn- TP Đà Nẵng

9

Nguyên nghĩa

Quản trị rủi ro tác nghiệp



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

1.1

Chỉ số đo lƣờng rủi ro tác nghiệp

22

1.2

Ma trận rủi ro

23

1.3

Kiểm soát rủi ro tác nghiệp

25

2.1


Kết quả huy động vốn giai đoạn 2015 – 2017

39

2.2

Tình hình cho vay giai đoạn 2015 – 2017

41

2.3

Kết quả hoạt động kinh doanh

44

2.4

Điểm khả năng

52

2.5

Điểm ảnh hƣởng

52

2.6


Tần suất RRTN

56

2.7

Mức độ RRTN

58

2.8

Giá trị tổn thất

60


Tên

Trang

1.1.

Các nguyên nhân dẫn đến RRTN

14

2.1

Bộ máy quản lý của VIETINBANK Ngũ Hành Sơn


35

2.2

Mô hình quản trị rủi ro của VIETINBANK

47

3.1

Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý rủi ro tác nghiệp hiệu quả

76

3.2

Sơ đồ mô hình quản lý rủi ro tác nghiệp hiệu quả

78


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trƣớc xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nền kinh tế nói chung và hệ thống
NHTM nói riêng đang đứng trƣớc nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức mới đòi
hỏi các NHTM không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng và chất
lƣợng hoạt động dịch vụ để có thể cạnh tranh và phát triển. Bên cạnh đó các

NHTM còn phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong từng hoạt động,nghiệp
vụ mới có thể phát triển an toàn,bền vững.Và trong thời gian dài trƣớc đây,
nhiều NHTM trong nƣớc chủ yếu quan tâm đến rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng
mà chƣa mấy quan tâm đến rủi ro tác nghiệp dù rủi ro tác nghiệp xuất hiện
trong hầu hết các hoạt động của ngân hàng . Một số nghiên cứu tại các nƣớc
phát triển ghi nhận, rủi ro tác nghiệp có thể gây tổn hại khoảng 10% lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và chiếm khoảng 20 - 23% tổng
lƣợng rủi ro chung. Tại Việt Nam, hiện chƣa có nghiên cứu hoặc số liệu mang
tính lƣợng hóa nào về con số tổn thất do rủi ro tác nghiệp gây ra nhƣng theo một
số chuyên gia, mức độ tổn thất do rủi ro tác nghiệp gây ra cũng rất cao. Vì vậy
quản trị rủi ro tác nghiệp ngày càng có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Nắm bắt
đƣợc tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tác nghiệp , từ năm 2007 Ngân
hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam đã ban hành và đƣa vào áp dụng quy
trình về quản trị rủi ro tác nghiệp, và theo thời gian dần hoàn thiện phù hợp với
tình hình thực tế. Tuy nhiên việc thực hiện tại các chi nhánh nói chung và chi
nhánh Ngũ Hành Sơn nói riêng vẫn chƣa thực sự hiệu quả. Bằng chứng là giá
trị tổn thất do rủi ro tác nghiệp qua các năm tại chi nhánh Ngũ Hành Sơn có xu
hƣớng tăng gây thiệt hại về tài chính và ảnh hƣởng đến uy tín, thƣơng hiệu của
ngân hàng.


2

Với công việc là một cán bộ hậu kiểm, hàng ngày kiểm tra phát hiện các sai
sót phát sinh, tác giả nhận thấy rủi ro tác nghiệp phát sinh nhiều tại chi nhánh
nhƣng ban giám đốc và các nhân viên vẫn chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng
của quản trị rủi ro tác nghiệp. Đặc biệt vào ngày 02/02/2017 Ngân hàng TMCP
Công Thƣơng Việt Nam chính thức đi vào vận hành hệ thống CoreSunshine
thay thể cho hệ thống Core Incass kéo theo việc thay đổi các quy trình nghiệp
vụ có khả năng làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro tác nghiệp. Do đó, để đảm bảo

mục tiêu tăng trƣởng an toàn và bền vững, cần nhận thức và thực hiện ngay các
thay đổi trong quản trị rủi ro tác nghiệp. Vì vậy tôi chọn đề tài“Quản trị rủi ro
tác nghiệp tại NHTMCP Công Thương Việt Nam-chi nhánh Ngũ Hành
Sơn,thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Dựa trên cơ sở số liệu rủi ro tác nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Công Thƣơng Việt nam- CN Ngũ Hành Sơn- TP Đà Nẵng giai
đoạn 2014-2017 đề tài phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tác
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam -CN Ngũ Hành Sơn- TP
Đà Nẵng và đƣa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam CN Ngũ Hành Sơn- TP
Đà Nẵng. Mục tiêu của tác giả khi xây dựng giải pháp là không tập trung xây
dựng các giải pháp mang tính vĩ mô, bao quát mà chỉ là những khuyến nghị vi
mô dễ ứng dụng vào thực tế tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam -CN
Ngũ Hành Sơn- TP Đà Nẵng
Từ các mục tiêu trên đi vào thực hiện cụ thể luận văn sẽ giải quyết các
câu hỏi nghiên cứu đặt ra nhƣ sau:
- Quản trị rủi ro tác nghiệp bao gồm những nội dung gì? Có thể sử dụng
những chỉ tiêu chí gì để đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp?


3

- Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam nhƣ thế nào? Công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công
Thƣơng CN Ngũ Hành Sơn- TP Đà Nẵng đã thực sự hiệu quả chƣa? Những
điểm nào đã đạt đƣợc và những điểm còn cần khắc phục?
- Để hoàn thiện đƣợc công tác quản trị rủi ro tác nghiệp chi nhánh cần
thực hiện những giải pháp nào?
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu:
- Cơ sở lí luận liên quan đến quản trị rủi ro tác nghiệp của NHTM
- Thực tiễn công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Ngũ Hành Sơn- TP Đà Nẵng
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Ngũ Hành Sơn-TP Đà Nẵng.
- Về không gian: Đề tài nghiên tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam-Chi nhánh Ngũ Hành Sơn-TP Đà Nẵng.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt
Nam-Chi nhánh Ngũ Hành Sơn-TP Đà Nẵng từ năm 2014 đến năm 2017.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích,
tổng hợp. Cụ thể nhƣ sau:
- Phƣơng pháp thống kê: dựa trên dữ liệu thu thập đƣợc, tác giả sử dụng
phƣơng pháp thống kê số liệu theo từng loại rủi ro, theo từng năm, từ đó dễ
dàng cho việc so sánh, phân tích, đánh giá.
- Phƣơng pháp so sánh, phân tích : dựa trên tài liệu thu thập đƣợc tác giả
so sánh, phân tích những điểm đạt đƣợc và hạn chế của các tác giả đi trƣớc từ


4

đó tổng hợp để chuẩn bị nội dung cơ sở lý luận và hệ thống hóa thành phần cơ
sở lí luận hoàn chỉnh nhất, so sánh số liệu giữa các năm để chỉ ra xu hƣớng,
từ đó đƣa ra những nhận định về thực trạng rủi ro tác nghiệp và thực trạng về
quản trị rủi ro tác nghiệp, mức độ hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tác
nghiệp tại đơn vị nghiên cứu.
- Phƣơng pháp tổng hợp: tổng hợp những phân tích đánh giá để đƣa ra

khuyến nghị phù hợp với định hƣớng hoạt động và phát triển của đơn vị..
5. Bố cục của luận văn
Để giải quyết các vấn đề trên, luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tác nghiệp tron Ngân hàng
thƣơng mại
Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Công
Thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Ngũ Hành Sơn- TP Đà Nẵng
Chƣơng 3: Khuyến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại
Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Ngũ Hành Sơn- TP Đà Nẵng
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Quản trị rủi ro là công tác quan trọng của NHTM nhƣng hiện nay tại các
NHTM trong nƣớc, công tác này chƣa đƣợc thực hiện tốt. Vì vậy có rất nhiều
nghiên cứu về quản trị rủi ro nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại các
NHTM. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc viết đề tài
nghiên cứu, tác giả nhận thấy số lƣợng tài liệu nghiên cứu về rủi ro tác nghiệp
khá ít so với tài liệu nghiên cứu về rủi ro tín dụng và rủi ro thị trƣờng, và cũng
chƣa có giáo trình nào ở Việt Nam trực tiếp viết về quản trị rủi ro tác nghiệp
chứng tỏ quản tri rủi ro tác nghiệp hiện nay vẫn chƣa thực sự đƣợc chú trọng.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro tác nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (VIETINBANK)-Chi nhánh
Ngũ Hành Sơn-TP Đà Nẵng”, tác giả đã tham khảo các tài liệu sau:


5

 Bài báo
- Bài báo “Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam” của ThS. Đào Thị Thanh Tú đăng trên Tạp chí tài
chính số 6-2015 nêu lên những nguyên tắc cơ bản của quản trị rủi ro tác
nghiệp và tình hình chung về công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Việt Nam.

Bài viết nêu lên hai khó khăn chính của việc triển khai áp dụng Basel II tại
các NHTM là chi phí triển khai Basel và thiếu dữ liệu lịch sử. Bài viết cũng
đƣa ra tám giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp
tại các NHTM.
- Bài báo “Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam” của ThS.Lê Thị Hạnh đăng trên Tạp chí tài chính kỳ II
tháng 12/2016 nêu lên những điểm đạt đƣợc, điểm còn hạn chế, nguyên nhân
của những hạn chế trong việc áp dụng Basel II trong công tác quản trị rủi ro
tín dụng, đồng thới nêu ra một số giải pháp tăng cƣờng hoạt động quản trị rủi
ro tín dụng trong kinh doanh và dần áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro
theo Hiệp ƣớc quốc tế Basel II tại các NHTM Việt Nam.
 Luận văn
- Đề tài “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Việt Nam” của tác giả Hồ Thị Xuân Thanh,Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học
Kinh tế TPCHM (2009):đề tài nêu lên đƣợc cơ sở lí luận về rủi ro,rủi ro tác
nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng, thực trạng quy
trình quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam đồng
thời đƣa ra các giải pháp và kiến nghị giúp quy trình quản trị rủi ro tác
nghiệp tại hệ thống Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam thực hiện thuận lợi
hơn. Tuy nhiên, tại phần cơ sở lí luận về quản trị rủi ro tác nghiệp chỉ nêu lên
khái niệm và đƣa ra các bƣớc của quản trị rủi ro tác nghiệp, chƣa nêu lên
đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tác nghiệp và chƣa đƣa ra các


6

tiêu chí để đánh giá hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tác nghiệp. Phần
đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP
Công Thƣơng Việt Nam có nêu các bƣớc theo nhƣ phần cơ sở lí luận nhƣng
mới chỉ nêu ra vấn đề chứ chƣa đánh giá vấn đề, nêu lên quy trình của Ngân

hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam về các bƣớc thực hiện công tác quản trị
RRTN nhƣng không nêu thực trạng của việc thực hiện quy định đó và chƣa
đánh giá hiệu quả của nó.
- Đề tài” Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam” của tác giả Võ Thị Ngọc Châu, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng
Đại học Kinh tế TP HCM(2010) đề tài nêu lên đƣợc cơ sở lí luận về rủi ro tác
nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng, thực trạng rủi
ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam đồng thời đƣa
ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại hệ thống
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu.Tuy nhiên, phần phân tích thực trạng chỉ
phân tích thực trạng của rủi ro tác nghiệp chứ chƣa phân tích thực trạng công
tác quản trị rủi ro tác nghiệp. Phần cơ sở lí luận của đề tài cũng không đƣa ra
các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tác nghiệp nên khi
phân tích không đánh giá đƣợc hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tác
nghiệp của ngân hàng trên.
- Đề tài “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Phương Đông”
của tác giả Võ Nhị Hoàng My,Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế TP
HCM (2011) có hƣớng nghiên cứu giống hai đề tài trên.Tuy nhiên việc đánh
giá thực trạng công tác quản trị rủi ro không theo các bƣớc đã nêu nhƣ ở phần
cơ sở lí luận.
- Đề tài “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam” của tác giả Văn Nguyễn Thu Hằng, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại
học Kinh tế Đà Nẵng(2012) là khá hoàn thiện và đã khắc phục đƣợc những


7

điểm chƣa hoàn thiện của các tác giả khác nhƣ phân tích công tác quản trị rủi ro
tác nghiệp tại đơn vị nghiên cứu theo các bƣớc trong cơ sở lí luận và cũng đƣa
ra đƣợc một số tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp: tiêu

chí về tuần suất xảy ra rủi ro,tiêu chí về mức độ rủi ro,tiêu chí về tổn thất,tiêu
chí về trích lập dự phòng rủi ro.
- Đề tài “ Hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng
TMCP Á Châu” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng
Đại học Kinh tế TP HCM(2013) đƣa ra cơ sở lí luận rất đầy đủ, có đƣa ra tiêu
chí đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp.Tuy nhiên phần đánh giá hiệu
quả quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu lại không căn cứ
vào các tiêu chí đã nêu ở phần cơ sở lí luận mà chỉ nêu điểm mạnh và điểm
yếu chung chung về cơ cấu tổ chức, thủ tục hành chính, nhân sự, công nghệ.
Đề tài cũng không nêu lên các bƣớc quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Á
Châu trong phần phân tích, vì vậy cũng không thể đánh giá đƣợc thực trạng
công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng, tốt hay không tốt ở khâu nào.
- Đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động
ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” của tác giả
Huỳnh Thị Minh Vân, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế TP HCM
(2014) đƣa ra cơ sở lí luận về quản trị rủi ro tác nghiệp và đã phân tích hiệu
quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng
Việt Nam riêng trong hoạt động ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên phần phân tích
không đi theo các bƣớc trong phần cơ sở lí luận, không nêu lên các bƣớc quản
trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam nên không đánh giá
đƣợc thực trạng từng bƣớc. Phần đánh giá công tác quản trị rủi ro đi theo cơ
sở lí luận là dựa trên các tiêu chí về tuần suất xảy ra rủi ro,mức độ rủi ro, tổn
thất và trích lập dự phòng rủi ro, tuy nhiên tác giả chỉ nêu ra đƣợc các số liệu
mà không thấy việc đánh giá dựa trên các số liệu nêu ra.


8

- Đề tài “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn” của
tác giả Nguyễn Thụy Ánh Nhung, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế

TP HCM (2015) đã nghiên cứu định lƣợng bẳng phƣơng pháp hồi quy OLS
để xác định đƣợc năm nhân tố tác động dƣơng đến hiệu quả quản trị rủi ro tác
nghiệp là tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tác nghiệp, quy trình tác nghiệp, hệ
thống thông tin, yếu tố con ngƣời và công tác thu thập dữ liệu tổn thất quản trị
rủi ro và từ đó đƣa ra giải pháp tăng cƣờng hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Đề tài cũng đƣa ra cơ sở lí luận về quản trị rủi
ro tác nghiệp, phân tích thực trạng rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn và đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp. Tuy nhiên do
không đƣa ra tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp nên
phần đánh giá còn mang tính chung chung.
- Đề tài “Giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam” của Nguyễn Thị Hậu, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại
học Kinh tế TP HCM(2016) chƣa đƣa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của
công tác quản lý rủi ro tác nghiệp do đó khi đánh giá hiệu quả công tác quản
lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam tác giả chỉ
nêu chung chung những mặt đạt đƣợc và những mặt còn tồn tại. Ngoài ra tác
giả phân tích thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp theo các bƣớc đã đề cập
trong cơ sở lý luận nhƣ nhận diện, đo lƣờng, kiểm soát rủi ro nhƣng chỉ dừng
lại ở việc nêu lên trình tự các bƣớc theo quy trình quy định của đơn vị nghiên
cứu mà chƣa phân tích để đƣa ra đƣợc nhận định nguyên nhân rủi ro tác
nghiệp xảy xa là do yếu kém hay chƣa hoàn thiện tại bƣớc nào trong công tác
quản trị.
 Công trinh nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam- Chi nhánh Ngũ Hành Sơn- TP Đà Nẵng
Hiện nay tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Ngũ


9

Hành Sơn- TP Đà Nẵng chƣa có công trình nghiên cứu nào về quản trị rủi ro

tác nghiệp
Trên cơ sở tham khảo các tài liệu trên, tác giả tập trung nghiên cứu nội
dung “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam- Chi nhánh Ngũ Hành Sơn- TP Đà Nẵng”. Kế thừa các tác giả đi trƣớc,
tác giả nghiên cứu quản trị rủi ro tác nghiệp theo các bƣớc Nhận diện rủi roĐo lƣờng rủi ro- Kiểm soát rủi ro- Tài trợ rủi ro đồng thời nêu lên các tiêu chí
đánh giá hiệu quả công tác quản trị và sử dụng các tiêu chí đã nêu để đánh
gía hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam- Chi nhánh Ngũ Hành Sơn- TP Đà Nẵng. Khác với các đề tại của
các tác giả trƣớc nghiên cứu về quản trị rủi ro ở phạm vi không gian là toàn
hệ thống của một ngân hàng thƣơng mại, tác giả chỉ nghiên cứu công tác
quản trị rủi ro tác nghiệp trong phạm vi chi nhánh của một ngân hàng.


10

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm rủi ro tác nghiệp
Sau sự kiện ngân hàng Barings(1992-1995) các chuyên gia ngân hàng đã
nhận thấy rằng rủi ro tín dụng và rủi ro thị trƣờng không bao hàm hết rủi ro mà
ngân hàng phải đối mặt. Do đó năm 1999 khi ủy ban Basel đƣa ra Hiệp ƣớc mới
(Hiệp ƣớc Basel II) thay thế cho hiệp ƣớc cũ đã đề cập đến khái niệm rủi ro tác
nghiệp và cho đến nay vẫn chƣa có định nghĩa thống nhất nào. Định nghĩa đƣợc
xem là rộng và chung nhất là định nghĩa của Ủy ban Basel về Giám sát ngân
hàng trong Hiệp ƣớc vốn mới của Basel (2001), theo đó: ”Rủi ro tác nghiệp là
nguy cơ xảy ra tổn thất trực tiếp hay gián tiếp do các quy trình,con người và hệ
thống nội bộ không đạt yêu cầu hoặc thất bại hay do các sự kiện bên ngoài. Rủi

ro tác nghiệp bao gồm cả rủi ro pháp lý nhưng loại trừ rủi ro chiến lược và rủi
ro uy tín”.
1.1.2. Phân loại rủi ro tác nghiệp
Dựa trên các yếu tố tác động đến rủi ro tác nghiệp, ta có thể chia rủi ro
tác nghiệp thành các dạng sau:
a. Rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc
Về mô hình tổ chức:
- Chính sách, sắp xếp,bố trí, luân chuyển cán bộ chƣa hợp lý
- Thực hiện nghĩa vụ với ngƣời lao động chƣa đúng quy đinh, thỏa ƣớc lao
động
- Mô hình tổ chức không phù hợp ( quá đơn giản hoặc quá phức tạp..)


11

Về bản thân cán bộ:
- Trình độ nghiệp vụ, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ chƣa đáp ứng yêu
cầu công việc
- Chƣa chấp hành đúng nội quy lao động hoặc vi phạm kỷ luật
- Tƣ cách đạo đức chƣa tốt, chƣa có tinh thần trách nhiệm với công việc
- Giao tiếp, ứng xử với khách hàng, đồng nghiệp chƣa đúng mực…
Về an toán nơi làm việc: nơi làm việc chƣa đảm bảo an toàn dẫn đến phát
sinh các khoản bồi thƣờng tai nạn lao động
b. Rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định
- Những quy trình, quy định thiếu hoặc chƣa đầy đủ, chƣa chặt chẽ, chƣa
cụ thể, có kẽ hở tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.
- Những văn bản, quy định có sự chồng chéo, khó thực hiện
- Những văn bản, quy định có nội dung chƣa đúng với cơ chế chính sách,
quy định của pháp luật hiện hành
c. Rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ

- Cán bộ ngân hàng tự thực hiện các hành vi gian lận
- Cán bộ ngân hàng cấu kết với bên ngoài đề thực hiện các hoạt động phạm
pháp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, hủy hoại uy tín của ngân hàng…
d. Rủi ro liên quan đến yếu tố từ bên ngoài
- Khách hàng thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, trộm cắp.
- Thực hiện giao dịch với các cá nhân, tổ chức bị cấm vận hay có tên trong
danh sách nghi ngờ, tôi phạm…
- Do có sự thay đổi về các văn bản, quy dịnh của Nhà nƣớc, Chính phủ…
e. Rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc
- Thực hiện nghiệp vụ không đƣợc ủy quyền, vƣợt thẩm quyền
- Thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách nhiệm vụ đƣợc giao,
không bảo vệ lợi ích chính đáng tối đa cho ngân hàng trog điều kiện có thể thực


12

hiện đƣợc
- Không tuân thủ quy định, quy trình…
f. Rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin
- Lỗi phần cứng
- Lỗi phần mềm
- Lỗi đƣờng truyền
- Phần mềm không có tính năng bảo mật hoặc tính bảo mật chƣa cao
- Phần mềm không đủ chức năng cần thiết
- Phần mềm không đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ
g. Rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản
Rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản thƣờng do:
- Phá hoại, khủng bố
- Thiên tai, động đất, bão lũ, hỏa hoạn
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp

 Rủi ro do con người
Rủi ro tác nghiệp tăng lên cùng với sự tham gia của con ngƣời vào hoạt
động khởi tạo, phê duyệt, báo cáo hoặc điều chỉnh một giao dịch. Ngân hàng
càng có nhiều nhân viên rủi ro tác nghiệp càng cao do:
- Không tuân thủ đúng quy định, quy trình nghiệp vụ của ngân hàng hoặc
không chấp hành nội quy lao động
- Chủ quan, không phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro hoặc phong cách
ứng xử, giao tiếp với khách hàng và đồng nghiệp không đúng mực... dẫn đến
ảnh hƣởng không tốt đến hình ảnh, uy tín ngân hàng
- Phối hợp giữa các phòng ban còn kém
- Vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng vị trí công tác cấu kết với đối
tƣợng bên ngoài gây thiệt hại cho ngân hàng


13

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ không đáp ứng công việc.
Việc tiếp nhận cán bộ mới vào làm việc không thực hiện đúng quy định, nhiều
cán bộ có trình độ văn hóa thấp, năng lực kém vẫn đƣợc bố trí làm chuyên môn
nghiệp vụ hoặc sử dụng cán bộ không “đúng ngƣời, đúng việc” dẫn đến để xảy
ra nhiều lỗi nhƣ lỗi trong giao tiếp với khách hàng, quên không thực hiện nhiệm
vụ đƣợc giao, thực hiện sai quy trình, tác nghiệp sai... dẫn đến làm mất khách
hàng, mất tiền của ngân hàng, làm ảnh hƣởng lớn đến uy tín và hiệu quả kinh
doanh của ngân hang.
 Rủi ro do quy định, quy trình nghiệp vụ
- Quy định,quy trình còn nhiều bất cập và khe hở tạo điều kiện cho kẻ xấu
lợi dụng gây thiệt hại.
- Quy định quy trình chƣa phù hợp, không rõ ràng dễ dẫn đến hiểu sai ý
gây khó khăn cho cán bộ khi tác nghiệp.
 Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin

- Hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu, dễ bị lỗi đƣờng truyền hoặc không
đủ dung lƣợng ..làm gián đoạn quá trình hoặt động của ngân hàng.
- Hệ thống chƣa đáp ứng đƣợc việc khai thác số liệu chính xác để phục vụ
cho công tác quản lý
- Hệ thống bảo mật thông tin không an toàn
 Rủi ro do tác động bên ngoài
- Rủi ro do hành vi lừa đảo, trộm cắp hoặc phạm tội của các đối tƣợng bên
ngoài ngân hàng nhƣ cƣớp, giả mạo giấy tờ…
- Rủi ro do các sự kiện bên ngoài hoặc do tự nhiên gây thiệt hại cho hoạt
động kinh doanh của ngân hàng
- Rủi ro do các văn bản, quy định của chính phủ, các ban ngành liên quan
có thay đổi ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


14

Sơ đồ 1.1. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tác nghiệp
1.1.4. Hậu quả của rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp không chỉ gây thiệt hại cho ngân hàng về mặt tài chính
mà còn gây ảnh hƣởng rất lớn đến uy tín, thƣơng hiệu của ngân hàng. Sau đây
chỉ ra một số hậu quả chính mà ngân hàng gặp phải do rủi ro tác nghiệp gây ra:
- Đối với hoạt động Marketting và bán hàng: Rủi ro tác nghiệp có thể đƣa
ngân hàng rơi vào tình trạng khi đƣa các sản phẩm mới mà không đảm bảo cơ
sở hạ tầng phù hợp do không áp dụng đúng các thủ tục phê duyệt sản phẩm mới
hoặc sản phẩm không đƣợc thị trƣờng chấp nhận.
- Đối với hoạt động thanh toán: hậu quả mà ngân hàng phải gánh chịu có
thể là không thanh toán đƣợc theo yêu cầu của khách hàng hoặc thanh toán
nhầm đối tƣợng thụ hƣởng
- Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin: hậu quả mà ngân hàng phải gánh
chịu có thể là tình trạng mất kiểm soát hệ thống hoặc hệ thống cơ sở dữ liệu

ngừng hoạt động.
- Đối với hoạt động tài chính: hậu quả của rủi ro tác nghiệp có thể là việc
định giá tài sản sai, các báo cáo lãi lỗ không hoàn chỉnh, các khoản mục kế toán
không đƣợc đối chiếu.


15

- Đối với hoạt động quản lý nhân sự: hậu quả của rủi ro tác nghiệp có thể là
hành vi vi phạm pháp luật trong vấn đề kết thúc hợp đồng lao động, cán bộ chủ
chốt nghỉ việc, nghỉ hàng loạt, đình công
- Đối với uy tín của ngân hàng: đối xử với khách hàng không tốt dẫn tới
mất khách hàng từ đó dẫn đến hậu quả làm mất vốn hoặc giảm lợi nhuận của
ngân hàng, gây tổn thất uy tín, ảnh hƣởng (hoặc có nguy cơ gây ảnh hƣởng) về
uy tín và lợi thế cạnh tranh của ngân hàng hoặc có sự can thiệp của cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền làm gián đoạn hoạt động của ngân hàng
1.1.5. Mối quan hệ giữa rủi ro tác nghiệp và các loại rủi ro khác
- Rủi ro tác nghiệp về cơ bản không đƣợc đón nhận một cách tự nguyện,
nó thƣờng không đoán trƣớc đƣợc và có trƣờng hợp không thể tránh né đƣợc,
trong khi rủi ro tín dụng và rủi ro thị trƣờng thƣờng đƣợc tính toán trƣớc nhƣ
những cơ hội kinh doanh và có những công cụ phòng tránh hữu hiệu và lâu dài.
Hơn nữa, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trƣờng đƣợc chấp nhận vì những rủi ro
này phù hợp với quy luật “rủi ro cao – lợi nhuận lớn” trong khi đối rủi ro tác
nghiệp, lợi nhuận có thể bằng không mà tổn thất thì rất lớn.
- Rủi ro tín dụng và rủi ro thị trƣờng có thể dễ dàng hiểu và có thể tính toán
đƣợc dựa trên đặc tính và giá trị của từng giao dịch, từng hợp đồng. Ngƣợc lại,
rủi ro tác nghiệp tìm ẩn trong hoạt động ngân hàng, là bản chất của toàn bộ
hoạt động kinh doanh và không phải là của một giao dịch cụ thể nào, giá trị của
rủi ro tác nghiệp cũng không dễ dàng đo đếm đƣợc. Ví dụ: 2 ngân hàng có 2
hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn giống nhau hoặc 2 danh mục cho vay giống

nhau với cùng một khách hàng thì rủi ro tín dụng và rủi ro thị trƣờng của hai
ngân hàng đó tƣơng tự nhau nhƣng rủi ro tác nghiệp của hai ngân hàng đó có
thể rất khác nhau.
- Rủi ro tác nghiệp có thể là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng hoặc rủi ro
thị trƣờng. Ví dụ việc khách hàng không trả đƣợc nợ vay đƣợc cho là rủi ro


16

tín dụng nhƣng nếu nguyên của việc khách hàng không trả đƣợc nợ vay là do
cán bộ tín dụng không

lý đúng quy trình cho vay, không

lý tốt tài sản

đảm bảo hợp đồng vay thì đó là rủi ro tác nghiệp hay trƣờng hợp gian lận
thƣơng mại (ví dụ nhƣ trƣờng hợp của Barings Singapore) là loại rủi ro thƣờng
đƣợc giám sát bởi cán bộ quản lý rủi ro thị trƣờng nhƣng đƣợc phân loại là rủi
ro tác nghiệp vì nguyên nhân chính của tổn thất không phải là nhân tố thị
trƣờng mà là do hành động sai trái trong tác nghiệp, trong trƣờng hợp này là
không thực hiện theo đúng quy trình.
Rủi ro tổng thể của một ngân hàng không chỉ phụ thuộc riêng vào từng
loại rủi ro mà nó là một bức tranh toàn cảnh của các loại rủi ro này gộp lại.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tác nghiệp
Quản trị rủi ro tác nghiệp là quá trình Tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt
động tác động đến rủi ro tác nghiệp, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây
dựng các hệ thống chính sách, phƣơng pháp quản lý rủi ro tác nghiệp để thực

hiện quá trình quản lý rủi ro, đó là xác định, đo lƣờng, đánh giá, quản lý, giám
sát và kiểm tra kiểm soát rủi ro tác nghiệp nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp
nhất rủi ro xảy ra.
Quản trị rủi ro tác nghiệp hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không xảy ra
mà là rủi ro có thể xảy ra nhƣng xảy ra trong mức độ dự đoán trƣớc và NHTM
có thể kiểm soát đƣợc.
Mục đích của quản trị rủi ro tác nghiệp là nhằm tìm hiểu mức độ rủi ro tác
nghiệp của hệ thống, của tổ chức, tìm nguyên nhân dẫn đến rủi ro, phân phối
nguồn lực hỗ trợ và xác định các khuynh hƣớng bên ngoài cũng nhƣ bên trong
giúp dự báo đƣợc rủi ro để từ đó có giải pháp phòng ngừa, hạn chế. Việc
quản lý rủi ro tác nghiệp giúp cho ngân hàng ngăn ngừa sự gian lận, giảm


×