Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh đống đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.48 KB, 105 trang )

trờng Đại học kinh tế quốc dân

Vơng thị bích hằng
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng th-
ơng mại cổ phần công thơng việt nam chi
nhánh đống đa
Chuyên ngành: kinh tế tài chính ngân hàng
Ngời hớng dẫn khoa học:
TS. Phan hữu nghị
Hà nội, năm 2012
MỤC LỤC
1.3.1. Khái niệm iv
1.3.2. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng: iv
Nhận diện rủi ro tín dụng: Trước khi đề ra những giải pháp quản trị rủi
ro tín dụng, ngân hàng cần nhận diện nguồn gốc phát sinh rủi ro và đánh
giá mức độ nghiêm trọng mà rủi ro có thể mang lại. iv
Có nhiều mô hình được sử dụng để nhận diện, đánh giá rủi ro tín dụng,
bao gồm các mô hình phản ánh về mặt định tính (nhận diện thông qua
phân tích tín dụng, kiểm tra tín dụng, qua hệ thống chỉ tiêu tài chính của
khách hàng) và các mô hình phản ánh về mặt định lượng của rủi ro tín
dụng (Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng, Mô hình điểm số Z, Mô hình
chấm điểm tín dụng) iv
Đo lường rủi ro tín dụng: Chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, nợ
quá hạn trên tổng tài sản, trên tổng dư nợ, tỷ lệ trích lập dự phòng trên
tổng dư nợ là các chỉ tiêu được sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng iv
Công cụ để quản trị rủi ro tín dụng: Các công cụ ngân hàng thương mại
sử dụng để quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: xây dựng chiến lược quản trị
rủi ro tín dụng, xây dựng chính sách tín dụng, xây dựng quy định về tài
sản bảo đảm trong từng thời kỳ, phân tán rủi ro tín dụng, đa dạng hóa tín
dụng ngân hàng, sử dụng các công cụ phái sinh, chuyển giao tín dụng v
Xử lý rủi ro tín dụng là bước cuối cùng trong hoạt động quản trị rủi ro tín


dụng. Đây là việc ngân hàng sử dụng dự phòng và các biện pháp khác để
xử lý các khoản nợ có khả năng mất vốn v
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
ĐỐNG ĐA v
Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa: vi
Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa vi
3.1. Định hướng của NHCT Đống Đa trong thời gian tới ix
3.2. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa ix
3.3. Kiến Nghị ix
KẾT LUẬN x
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
1. NHNN : Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
2. TCTD : Tổ chức tín dụng
3. GHTD : Giới hạn tín dụng.
4. NHCT Việt Nam : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
5. NHCT Đống Đa : Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
– Chi nhánh Đống Đa
6. Phòng KH : Phòng Khách hàng
7. Ban GĐ : Ban Giám đốc
8. TCKT, TCXH : Tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội
9. NQH : Nợ Quá Hạn
10. CBQHKH : Cán bộ quan hệ khách hàng
11. TSĐB : Tài sản đảm bảo
12.HĐBĐ : Hợp đồng bảo đảm
13. XLRR : Xử lý rủi ro
14. TCXH : Tổ chức xã hội
15. HĐTD : Hợp đồng tín dụng.
16. TMCP : Thương mại cổ phần

17. ĐH KTQD : Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
18. DN, HTX : Doanh nghiệp, hợp tác xã.
19. NHTM : Ngân hàng thương mại
20. LNTT, LN : Lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận
21. LCTT : Lưu chuyển tiền tệ.
22. HTK, TSCĐ : Hàng tồn kho, tài sản cố định
23. VCSH : Vốn chủ sở hữu
24. HĐKD : Hoạt động kinh doanh
25. DTT : Doanh thu thuần
26. HĐTD cơ sở : Hội đồng tín dụng cơ sở
27. TSBĐ : Tài sản bảo đảm.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
1.3.1. Khái niệm iv
1.3.2. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng: iv
Nhận diện rủi ro tín dụng: Trước khi đề ra những giải pháp quản trị rủi
ro tín dụng, ngân hàng cần nhận diện nguồn gốc phát sinh rủi ro và đánh
giá mức độ nghiêm trọng mà rủi ro có thể mang lại. iv
Có nhiều mô hình được sử dụng để nhận diện, đánh giá rủi ro tín dụng,
bao gồm các mô hình phản ánh về mặt định tính (nhận diện thông qua
phân tích tín dụng, kiểm tra tín dụng, qua hệ thống chỉ tiêu tài chính của
khách hàng) và các mô hình phản ánh về mặt định lượng của rủi ro tín
dụng (Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng, Mô hình điểm số Z, Mô hình
chấm điểm tín dụng) iv
Đo lường rủi ro tín dụng: Chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, nợ
quá hạn trên tổng tài sản, trên tổng dư nợ, tỷ lệ trích lập dự phòng trên
tổng dư nợ là các chỉ tiêu được sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng iv
Công cụ để quản trị rủi ro tín dụng: Các công cụ ngân hàng thương mại
sử dụng để quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: xây dựng chiến lược quản trị
rủi ro tín dụng, xây dựng chính sách tín dụng, xây dựng quy định về tài

sản bảo đảm trong từng thời kỳ, phân tán rủi ro tín dụng, đa dạng hóa tín
dụng ngân hàng, sử dụng các công cụ phái sinh, chuyển giao tín dụng v
Xử lý rủi ro tín dụng là bước cuối cùng trong hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng. Đây là việc ngân hàng sử dụng dự phòng và các biện pháp khác để
xử lý các khoản nợ có khả năng mất vốn v
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
ĐỐNG ĐA v
Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa: vi
Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa vi
3.1. Định hướng của NHCT Đống Đa trong thời gian tới ix
3.2. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa ix
3.3. Kiến Nghị ix
KẾT LUẬN x
Bảng 1.2: Bảng những hạn mục và điểm thường tín dụng tiêu dùng được sử
dụng ở các ngân hàng của Hoa Kỳ 18
STT 18
Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng 18
Điểm 18
1 18
Nghề nghiệp của người vay 18
- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh 18
10 18
- Công nhân có kinh nghiệm 18
8 18
- Nhân viên văn phòng 18
7 18
- Sinh viên 18
5 18

- Công nhân không có kinh nghiệm 18
4 18
- Công nhân bán thất nghiệp 18
2 18
2 18
Trạng thái nhà ở 18
- Nhà riêng 18
6 18
- Nhà thuê hay căn hộ 18
4 18
- Sống cùng bạn hay người thân 18
2 18
3 18
Xếp hạng tín dụng 18
- Tốt 18
10 18
- Trung bình 18
5 18
- Không có hồ sơ 18
2 18
- Tồi 18
0 18
4 18
Kinh nghiệm nghề nghiệp 18
- Nhiều hơn 1 năm 18
5 18
- Từ 1 năm trở xuống 18
2 18
5 18
Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành 18

- Nhiều hơn 1 năm 18
2 18
- Từ một năm trở xuống 18
1 18
6 18
Điện thoại cố định 18
- Có 18
2 18
- Không có 18
0 18
7 18
Số người sống cùng (phụ thuộc) 18
- Không 18
3 18
- Một 18
3 18
- Hai 18
4 18
- Ba 18
4 18
- Nhiều hơn ba 18
2 18
8 18
Các tài khoản tại ngân hàng 18
- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành Sec 18
4 18
- Chỉ tài khoản tiết kiệm 18
3 18
- Chỉ tài khoản phát hành Sec 18
2 18

- Không có 18
0 18
Tổng số điểm của khách hàng 19
Quyết định tín dụng 19
Từ 28 điểm trở xuống 19
Từ chối tín dụng 19
29 - 30 điểm 19
Cho vay đến 500 USD 19
31 - 33 điểm 19
Cho vay đến 1.000 USD 19
34 – 36 điểm 19
Cho vay đến 2.500 USD 19
37 – 38 điểm 19
Cho vay đến 3.500 USD 19
39 – 40 điểm 19
Cho vay đến 5.000 USD 19
41 – 43 điểm 19
Cho vay đến 8.000 USD 19
Xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất
lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của
đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng
hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu 19
BIỂU
Biểu đồ 2.1: Kết cấu dư nợ theo thời hạn cho vay Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2.2: Kết cấu dư nợ theo TSBĐ tại NHCT Đống Đa Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.3: Kết cấu dư nợ theo loại tiền cho vay Error: Reference source not
found
trờng Đại học kinh tế quốc dân


Vơng thị bích hằng
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng th-
ơng mại cổ phần công thơng việt nam chi
nhánh đống đa
Chuyên ngành: kinh tế tài chính ngân hàng
Hµ néi, n¨m 2012
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo của các ngân hàng tại Việt Nam mức doanh thu lợi nhuận đạt
được hằng năm vẫn đạt con số kỷ lục, nhưng thực tế thì thời gian gần đây, việc giải
thể và sáp nhập hàng loạt các ngân hàng cho thấy hệ thống tài chính ngân hàng của
chúng ta đang thực sự "có vấn đề". Bằng chứng trực tiếp của nhận định này thể hiện
qua thực tế hoạt động của nhiều ngân hàng còn rất yếu kém dẫn đến tình trạng nợ
xấu tràn lan mà nguyên nhân chính là để cạnh tranh, hệ thống ngân hàng phải chấp
nhận mức độ rủi ro quá cao, dễ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế hoặc những biến
động trong cũng như ngoài nước.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương
mại hàng đầu, giữ vai trò trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Trước những
thách thức của nền kinh tế vừa bước ra hội nhập với nền kinh tế thế giới, Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam nói riêng phải đối diện với vấn đề cốt yếu để tồn tại
và phát triển bền vững là khả năng quản trị và chống lại rủi ro của bản thân ngân
hàng.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa nằm trong
Top những chi nhánh lớn nhất của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam. Đồng hành cùng tăng trưởng bao giờ cũng có rủi ro mà Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa chấp nhận để đánh đổi lấy mục tiêu
đề ra. Với tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và mối tương quan của hoạt động
này với các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng, đề tài “Quản trị rủi ro tín

dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa”
được học viên lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế có ý nghĩa cả về mặt lý
luận và thực tiễn.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu về hệ thống cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và công tác quản
trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại
- Từ thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
i
thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, luận văn tập trung phân tích, chỉ rõ những
kết quả đạt được, cũng như hạn chế và nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại.
Từ những phân tích trên, luận văn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm
tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Đống Đa
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa.
- Về thời gian: nghiên cứu hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
thương VN Chi nhánh Đống Đa trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay.
- Về nội dung: Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, rút ra nhận xét những kết quả
đạt được, tồn tại, hạn chế. Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích số liệu và các chỉ tiêu định tính để
làm rõ thực trạng hoạt động tín dụng cũng như thực trạng hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng. Qua đó nghiên cứu để đưa ra nhận định, đề xuất giải pháp để tăng cường
hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Đống Đa.

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm
Tín dụng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua
nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từ thời kỳ
chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện
ii
dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Về sau, tín dụng đã chuyển sang
hình thức vay mượn bằng tiền tệ
Tín dụng ngân hàng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho các khách hàng” –
Giáo trình Ngân hàng thương mại - ĐH KTQD
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng:
- Phân loại theo thời gian: Tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Phân loại theo phương thức cấp tín dụng: Tín dụng trực tiếp (cho vay theo
hạn mức tín dụng, hạn mức thấu chi, từng lần) và tín dụng gián tiếp (chiết khấu hối
phiếu, bao thanh toán).
- Theo mục đích cấp tín dụng: cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp và
thương mại, cho vay nông nghiệp, cho vay cá nhân, cho vay định chế tài chính
- Phân loại theo tài sản bảo đảm: Cấp tín dụng cho vay có tài sản bảo đảm và
cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm.
1.2. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại:
1.2.1. Khái niệm:
Rủi ro tín dụng theo định nghĩa Ủy ban Basel II đó là rủi ro xảy ra sự mất mát
do người đi vay hoặc đối tác gây ra.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ngày 22/04/2005:
“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng
xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không
thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”

1.2.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng:
Nguyên nhân từ phía khách hàng: doanh nghiệp yếu kém trong cạnh tranh
hoặc cố tình lừa đảo ngân hàng hoặc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng
dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ vay đến hạn.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Ngân hàng có quy chế cấp tín dụng không
chặt chẽ, cạnh tranh quá mức không lành mạnh, trình độ cán bộ còn hạn chế, cơ cấu
tổ chức và quản trị rủi ro còn yếu kém
Nguyên nhân khác: Thông tin không cân xứng, môi trường kinh tế, môi
iii
trường pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ, hoặc những rủi ro từ môi trường thiên
nhiên như động đất, bão lụt, hạn hán, tác động xấu tới phương án đầu tư của khách
hàng, làm cho khách hàng khó có nguồn trả nợ ngân hàng, từ đó cũng gây ra rủi ro
tín dụng
1.2.3. Các loại rủi ro tín dụng:
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành:
Rủi ro giao dịch: là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những
hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng.
Rủi ro danh mục: là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những
hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng.
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng
1.3.1. Khái niệm
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình kiểm tra, giám sát, phòng ngừa liên tục,
bắt đầu từ khâu thẩm định, đánh giá khách hàng cũng như phương án/dự án vay vốn
trước khi quyết định cho vay, đến giải ngân, theo dõi để xác định rủi ro tiềm ẩn và
đề ra các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Từ đó có sự
chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất.
1.3.2. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng:
- Nhận diện rủi ro tín dụng: Trước khi đề ra những giải pháp quản trị rủi ro tín
dụng, ngân hàng cần nhận diện nguồn gốc phát sinh rủi ro và đánh giá mức độ
nghiêm trọng mà rủi ro có thể mang lại.

Có nhiều mô hình được sử dụng để nhận diện, đánh giá rủi ro tín dụng, bao
gồm các mô hình phản ánh về mặt định tính (nhận diện thông qua phân tích tín
dụng, kiểm tra tín dụng, qua hệ thống chỉ tiêu tài chính của khách hàng) và các mô
hình phản ánh về mặt định lượng của rủi ro tín dụng (Mô hình điểm số tín dụng tiêu
dùng, Mô hình điểm số Z, Mô hình chấm điểm tín dụng).
- Đo lường rủi ro tín dụng: Chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu, nợ
quá hạn trên tổng tài sản, trên tổng dư nợ, tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ là
các chỉ tiêu được sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng.
iv
- Công cụ để quản trị rủi ro tín dụng: Các công cụ ngân hàng thương mại sử
dụng để quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín
dụng, xây dựng chính sách tín dụng, xây dựng quy định về tài sản bảo đảm trong
từng thời kỳ, phân tán rủi ro tín dụng, đa dạng hóa tín dụng ngân hàng, sử dụng các
công cụ phái sinh, chuyển giao tín dụng.
- Xử lý rủi ro tín dụng là bước cuối cùng trong hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng. Đây là việc ngân hàng sử dụng dự phòng và các biện pháp khác để xử lý các
khoản nợ có khả năng mất vốn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.1. Khái quát về NHCT Đống Đa
2.1.1. Cơ cấu tổ chức.
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bước vào năm 2011, NHCT Đống Đa được biết đến là một trong số ít Chi
nhánh còn rất nhiều khó khăn trong hệ thống NHCT Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ triển
khai một số giải pháp đồng bộ, với lộ trình cụ thể, quyết tâm cải tổ mạnh mẽ, kết
quả hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa năm 2011 đã có sự chuyển biến khá
toàn diện. Điều này thể hiện ở kết quả hoạt động kinh doanh có sự tăng trưởng bền
vững qua các năm.
- Công tác huy động vốn: Với tinh thần, thái độ tận tuy, số lượng và chất

lượng các sản phẩm huy động vốn được mở rộng, hạn chế tối đa những sai sót nhầm
lẫn về mặt nghiệp vụ để đảm bảo nâng cao tín nhiệm với khách hàng từ đó tạo thế
chủ động đi vay và cho vay. NHCT Đống Đa tiếp tục duy trì với khách hàng truyền
thống và tích cực tìm kiếm khách hàng có nguồn tiền gửi lớn. Vì vậy trong những
năm qua, công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả khả quan
- Sử dụng vốn: Hiệu suất sử dụng vốn của NHCT Đống Đa: 73,2% đối với
năm 2009, 76,7% năm 2010, 81,4% năm 2011 là tương đối cao. Mức tăng trưởng
v
tín dụng như hiện nay, một mặt sẽ làm tăng lợi nhuận nhưng một mặt NHCT Đống
Đa cũng có thể đối mặt với rủi ro tiềm ẩn tương đối lớn
- Các hoạt động khác như kinh doanh ngoại hối, phát triển dịch vụ thẻ của
NHCT Đống Đa trong các năm vừa qua đều có sự tăng trưởng và hoàn thành chỉ
tiêu của NHCT Việt Nam giao đầu năm.
2.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa
2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng
Dư nợ tín dụng của NHCT Đống Đa liên tục gia tăng qua từng năm. Nhưng tỷ
trọng cho vay theo thời hạn có sự biến động theo hướng giảm tỷ trọng cho vay ngắn
hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn nhưng không đáng kể.
Dư nợ cho vay VND luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Đến thời điểm
31/12/2011, dư nợ VND là 3.559 tỷ đồng, chiếm 87,71% tổng dư nợ. Điều này giúp
ngân hàng tránh được các rủi ro tỷ giá trong nền kinh tế có nhiều biến động như
những năm trở lại đây
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa
Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa:
NHCT Đống đã thành công trong việc đảm bảo an toàn đối với các khoản vay.
So với năm 2009, Tổng dư nợ năm 2011 của NHCT Đống Đa tăng thêm 2.358 tỷ
đồng, trong khi nợ quá hạn tăng 7 tỷ đồng, nợ xấu tăng 35 tỷ đồng.
Có được điều này là do trong những năm vừa qua NHCT Đống Đa đã tích cực
giám sát các khoản vay và thu nợ đầy đủ, đúng tiến độ, sát sao giải quyết trong công
tác thu hồi nợ quá hạn khó đòi còn tồn đọng, trình cấp trên xét duyệt xử lý

Nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa
NHCT Đống Đa thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo các bước:
- Nhận diện rủi ro tín dụng thông qua việc chấm điểm tín dụng, xếp hạng tín
nhiệm và phân tích tình hình tài chính và thẩm định tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của khách hàng.
- Sử dụng các công cụ quản trị rủi ro như: xây dựng quy trình tín dụng và bộ
máy tham gia quy trình tín dụng có sự độc lập trong quyết định tín dụng và thực
hiện tín dụng, hình thành quy định về tài sản bảo đảm, xây dựng định hướng tín
vi
dụng định kỳ 01 năm/lần, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng,
- Xử lý rủi ro tín dụng bằng việc sử dụng dự phòng, xử lý tài sản bảo đảm và
nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng.
2.3. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NHCT Đống Đa:
 Kết quả đạt được
Thứ nhất, Quy trình cấp tín dụng của NHCT Đống Đa đã tạo ra sự độc lập
giữa khâu quyết định tín dụng và khâu thực hiện tín dụng.
Thứ hai, NHCT Đống Đa tập trung xây dựng Phòng Quản lý rủi ro trở thành
phòng Tái thẩm định rủi ro độc lập (bộ phận thẩm định rủi ro tín dụng chính của
NHCT Đống Đa) đối với hầu hết các khoản cấp GHTD.
Thứ ba, cùng với định hướng xây dựng Phòng Quản lý rủi ro thành bộ phận
thẩm định rủi ro tín dụng chính của NHCT Đống Đa, nhân sự của NHCT Đống Đa
cũng có sự thay đổi tương đối lớn nhằm tận dụng, phát huy điểm mạnh của tất cả
các cá nhân tham gia quy trình cấp tín dụng tại NHCT Đống Đa. Từ đó hạn chế
được nguyên nhân gây rủi ro tín dụng do trình độ cán bộ ngân hàng không phù hợp.
Thứ tư, NHCT Đống Đa xây dựng những quy trình nghiệp vụ toàn diện, văn
bản hướng dẫn đồng bộ trên cơ sở các quy định của NHCT Việt Nam.
Thứ năm, cùng với sự thay đổi về con người và quy trình, hệ thống phần mềm
phục vụ hoạt động ngân hàng cũng được đầu tư thay đổi, bổ sung.
 Hạn chế và nguyên nhân
+ Hạn chế

• Chất lượng cán bộ ngân hàng chưa đồng đều làm tăng áp lực công việc với
một số cán bộ. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng không phát huy tác dụng.
• Việc phân công nhiệm vụ của Ban lãnh đạo chi nhánh có sự thay đổi
thường xuyên nhằm hạn chế rủi ro và đảm bảo tính khách quan. Tuy nhiên, tần suất
thay đổi phân công như vậy dễ dẫn đến tình trạng chưa kịp nắm bắt thông tin đã có
sự thay đổi, khiến cho bản thân Ban lãnh đạo mất đi sự tập trung cho công việc.
• Nội dung yêu cầu trong Báo cáo thẩm định và đề xuất của Phòng Khách
hàng tương đối sơ sài, ngay cả trong khâu cấp GHTD. Điều này dẫn đến tình trạng
vii
cán bộ Phòng Khách hàng mơ hồ trong nắm bắt thông tin khách hàng.
• Phòng Quản lý rủi ro chưa có nhiều ý kiến nổi bật góp phần hạn chế rủi ro,
đưa ra các biện pháp quản lý kịp thời, phù hợp.
• Sự đổi mới trong hệ thống phần mềm chỉ mới dừng lại ở việc thay đổi phân
cấp quyền hạn, chưa có sự cải tiến trong các tính năng nhằm dự báo hay đánh giá
rủi ro tín dụng.
+ Nguyên nhân
Từ phía ngân hàng
•Một số chính sách, định hướng tín dụng còn chưa thực sự phù hợp với nền
kinh tế.
•Phần lớn cán bộ thẩm định được chọn từ Phòng Khách hàng. Sự độc lập
trong thẩm định mang tính tương đối.
• Hiện nay cường độ làm việc của cán bộ tín dụng khá căng thẳng, phải làm
thêm ngoài giờ, ngày nghỉ khá phổ biến.
• Đôi khi, NHCT Đống Đa phải đưa ra những quyết định lựa chon giữa lợi
nhuận và rủi ro trong môi trường cạnh tranh quyết liệt mà kết quả của sự lựa chọn
lại không phải do quan điểm hạn chế rủi ro đưa ra.
•Vai trò chủ động kiểm tra, kiểm soát tự phát hiện của NHCT Đống Đa chưa
được thực hiện thường xuyên, chưa sâu sát và nghiêm túc.
Về phía khách hàng.
• Một số khách hàng kiến thức kinh doanh và thị trường còn nhiều hạn chế.

•Mặt khác, khách hàng còn chưa nhận thức đúng về việc sử dụng nguồn vốn
tín dụng ngân hàng, sử dụng sai mục đích, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Nguyên nhân khác.
• Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng của Ngân hàng chưa đầy đủ,
đồng bộ.
• Do sự biến động chính trị – xã hội trong và ngoài nước gây khó khăn cho
doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.
• Do sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm
viii
phát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như ngân hàng.
• Các nguyên nhân bất khả kháng như: Thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH ĐỐNG ĐA
3.1. Định hướng của NHCT Đống Đa trong thời gian tới
Mục tiêu kinh doanh năm 2012 của NHCT Việt Nam đặt ra là rất lớn, chỉ tiêu
kế hoạch giao cho các Chi nhánh rất cao, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng rất nhiều
khó khăn của nền kinh tế và của các doanh nghiệp. Vì vậy, để đạt được kế hoạch đề
ra, NHCT Đống Đa phải nỗ lực hết mình, đổi mới, sáng tạo và chủ động triển khai
nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Một số chỉ tiêu đặt ra năm 2012 như sau:
− Nguồn vốn: 10.300 tỷ đồng.
− Dư nợ cho vay nền kinh tế: 5.000 tỷ đồng.
− Nợ xấu: giảm tối thiểu 50%.
3.2. Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
Hoàn thiện các nội dung quản trị rủi ro tín dụng:
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn
mọi hoạt động tín dụng của NHCT Đống Đa
- Công tác tổ chức cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Nâng cao hiệu quả trong thu thập và sử dụng thông tin trong hoạt động tín
dụng
- Nâng cao chất lượng xử lý rủi ro tín dụng
3.3. Kiến Nghị
- Kiến nghị với Nhà nước và các bộ ngành có liên quan: Phải tiến hành soạn
thảo một bộ tài liệu quốc gia về quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng, trong đó
ix
tập trung cho quản trị rủi ro tín dụng.
- Kiến nghị với các NHCT Việt Nam: xây dựng và hoàn thiện môi trường
quản trị rủi ro tín dụng, điều hành quy trình tín dụng chuẩn xác và đẩy mạnh công
tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng trong
toàn hệ thống.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các
Ngân hàng thương mại hiện nay gặp khá nhiều rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển
các Ngân hàng thương mại nói chung và NHCT Đống đa nói riêng cần có những
bước đổi mới mạnh mẽ trên tất cả các mặt, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là phải tập
trung vào vấn đề phòng ngừa và0 hạn chế rủi ro tín dụng, vì hoạt động tín dụng là
một trong những hoạt động cơ bản và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng Thương mại.
Rủi ro tín dụng cho dù xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì
Ngân hàng cũng chỉ có thể áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng phòng ngừa
và quản trị rủi ro tín dụng để tránh những tổn thất to lớn khi có phát sinh.
Xuất phát từ thực trạng trên, luận văn đã cố gắng nghiên cứu những vấn đề lý
luận về bản chất, đặc trưng, vai trò, những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng;
nhận dạng và hệ thống hóa rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa. Từ đó đưa ra các
biện pháp có thể áp dụng để hạn chế các rủi ro đó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện
pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với NHCT Đống Đa.
x
trờng Đại học kinh tế quốc dân


Vơng thị bích hằng
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng th-
ơng mại cổ phần công thơng việt nam chi
nhánh đống đa
Chuyên ngành: kinh tế tài chính ngân hàng
Ngời hớng dẫn khoa học:
TS. Phan hữu nghị
Hµ néi, n¨m 2012
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế về kinh tế nói chung và Ngân hàng nói riêng
như hiện nay, với thời cơ và thách thức đan xen, nhiều Ngân hàng và tổ chức tín
dụng ra đời đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các Ngân hàng muốn tồn tại,
phát triển, đạt được lợi nhuận mục tiêu và tạo ra vị thế của mình trong cạnh tranh thì
phải mở rộng quy mô hoạt động, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, nâng cao năng
lực quản lý điều hành nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo báo cáo của các ngân hàng tại Việt Nam mức doanh thu lợi
nhuận đạt được hằng năm vẫn đạt con số kỷ lục, nhưng thực tế thì thời gian gần
đây, việc giải thể và sáp nhập hàng loạt các ngân hàng cho thấy hệ thống tài chính
ngân hàng của chúng ta đang thực sự "có vấn đề". Bằng chứng trực tiếp của nhận
định này thể hiện qua thực tế hoạt động của nhiều ngân hàng còn rất yếu kém dẫn
đến tình trạng nợ xấu tràn lan mà nguyên nhân chính là để cạnh tranh, hệ thống
ngân hàng phải chấp nhận mức độ rủi ro quá cao, dễ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh
tế hoặc những biến động trong cũng như ngoài nước.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong bốn ngân hàng
thương mại hàng đầu, giữ vai trò trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Trước
những thách thức của nền kinh tế vừa bước ra hội nhập với nền kinh tế thế giới đã
phải đón nhận những khó khăn liên tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo sự

đổ vỡ hàng loạt của hệ thống ngân hàng, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
nói chung, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng phải đối diện với
vấn đề cốt yếu để tồn tại và phát triển bền vững là khả năng quản trị và chống lại rủi
ro của bản thân ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa nằm trong
Top những chi nhánh lớn và tăng trưởng nhanh nhất của hệ thống Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam. Đồng hành cùng tăng trưởng bao giờ cũng có rủi ro
mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa chấp nhận để
đánh đổi lấy mục tiêu đề ra. Với tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và mối
1
tương quan của hoạt động này với các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng,
đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Đống Đa” được học viên lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế có
ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về hệ thống cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và công tác quản
trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại
Từ thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, luận văn tập trung phân tích, chỉ rõ những
kết quả đạt được, cũng như hạn chế và nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại.
Từ những phân tích trên, luận văn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm
tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Đống Đa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa.
- Về thời gian: nghiên cứu hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công

thương VN Chi nhánh Đống Đa trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay.
- Về nội dung: Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa, rút ra nhận xét những kết quả
đạt được, tồn tại, hạn chế. Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích số liệu và các chỉ tiêu định tính để
làm rõ thực trạng hoạt động tín dụng cũng như thực trạng hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng. Qua đó nghiên cứu để đưa ra nhận định, đề xuất giải pháp để tăng cường
hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Đống Đa.
4.1. Cơ sở lý thuyết sẽ sử dụng để phân tích
2
Lý thuyết về Ngân hàng thương mại, lý thuyết về tín dụng ngân hàng, lý
thuyết về quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại.
4.2. Các dữ liệu sẽ cần thu thập
- Số liệu về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Viêt
Nam - Chi nhánh Đống Đa.
- Số liệu về tỷ trọng các hình thức cho vay tại Ngân hàng TMCP Công
thương Viêt Nam - Chi nhánh Đống Đa.
- Số liệu về tình hình cho vay thu nợ đối với các hình thức trên (đánh giá
tình hình nợ quá hạn và tỷ trọng nợ quá hạn)
4.3. Các nguồn dữ liệu:
- Nguồn thu thập từ báo cáo tài chính riêng của Ngân hàng TMCP Công
thương Viêt Nam - Chi nhánh Đống Đa.
- Thông tin từ các cán bộ xây dựng mô hình hoạt động của Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa.
- Nguồn thông tin từ các báo cáo, thống kê đã được công bố
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu, luận văn có kết cấu gồm
03 chương:

Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
thương Viêt Nam - Chi nhánh Đống Đa.
Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa.
3

×