Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG – CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN HẠ TẦNG – CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY
XÂY DỰNG SÀI GÒN

BÙI THỊ SEN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học Khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Xác Định Kết
Quả Kinh Doanh Tại Xí Nghiệp Xây Dựng Và Phát Triển Hạ Tầng – Chi Nhánh Tổng
Công Ty Xây Dựng Sài Gòn” do Bùi Thị Sen, sinh viên Khóa 32, ngành Kế toán đã
bảo vệ thành công trước hội đồng ngày

TÔN THẤT ĐÀO
Người hướng dẫn

Ngày

tháng


năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

ii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin cám ơn ba mẹ đã nuôi dưỡng, yêu thương, động viên và
chở che con trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy em trong suốt 4 năm học, không chỉ về kiến thức
chuyên môn mà còn cả kinh nghiệm sống để vững bước vào đời.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Tôn Thất Đào, giảng viên khoa Kinh tế,
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt quá trình làm khóa luận.

Xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị trong Xí nghiệp xây dựng và phát triển
hạ tầng đã hết lòng chỉ dẫn, tạo điều kiện cho em học hỏi kinh nghiệm và hoàn thành
tốt đề tài. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chị trong phòng Kế toán tài
chính của Xí nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Và xin cảm ơn tất cả bạn bè của tôi, những người đã luôn bên cạnh giúp đỡ,
chia sẻ những vui buồn trong quãng đời sinh viên đầy kỷ niệm.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010
Sinh viên
Bùi Thị Sen

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
BÙI THỊ SEN, tháng 6 năm 2010. “Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định
Kết Quả Kinh Doanh Tại Xí Nghiệp Xây Dựng Và Phát Triển Hạ Tầng – Chi Nhánh
Tổng Công Ty Xây Dựng Sài Gòn”.
BUI THI SEN. June 2010. “Accounting of revenue, costs and the determination
business result at infrastructure development & construction enterprise – Sai Gon
construction corporation branch”.
Khóa luận tìm hiểu về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh tại Xí nghiệp có những nội dung chính:


Quy trình ghi nhận doanh thu và hạch toán doanh thu xây dựng các công

trình, doanh thu cung cấp dịch vụ tại Xí nghiệp.



Các khoản mục giá bán, chi phí hoạt động kinh doanh phát sinh tại Xí

nghiệp và phương pháp hạch toán.


Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính



Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành.



Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp.

Dựa trên cơ sở lý luận, tiến hành mô tả, phân tích những kết quả thu được từ
quá trình thực tập tại Xí nghiệp xây dựng và phát triển hạ tầng. Qua đó nêu ra nhận xét
và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp.

iv


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... viii
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2

1.4. Cấu trúc của khóa luận..........................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................4
2.1. Sơ lược về xí nghiệp .............................................................................................4
2.1.1. Giới thiệu chung về Xí nghiệp .......................................................................4
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp..........................................4
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của Xí nghiệp ............................................................5
2.1.4. Phương hướng hoạt động sắp đến..................................................................5
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý .......................................................................................6
2.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý...................................................................................6
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban.................................................6
2.3. Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp ................................................................7
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ......................................................................7
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán ....................................................7
2.4. Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ.......................................................................8
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................11
3.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................11
3.1.1. Khái niệm về kết quả hoạt động kinh doanh................................................11
3.1.2. Ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh ............................................11
3.1.3. Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................................11
3.1.4. Kế toán hoạt động tài chính .........................................................................21
3.1.5. Kế toán hoạt động khác................................................................................24
3.1.6. Kế toán chi phí thuế TNDN .........................................................................26
v


3.1.7. Kế toán xác định kết qủa kinh doanh...........................................................30
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................31
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................32
4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh..............................................................32
4.1.1. Kế toán doanh thu bán các thành phẩm và cung cấp dịch vụ ......................32

4.1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu ........................................................42
4.1.3. Kế toán giá vốn hàng bán.............................................................................43
4.1.4. Kế toán chi phí bán hàng..............................................................................45
4.1.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp..........................................................45
4.2. Kế toán hoạt động tài chính ................................................................................49
4.2.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính ........................................................49
4.2.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính .............................................................51
4.3. Kế toán hoạt động khác ......................................................................................52
4.3.1. Kế toán thu nhập khác..................................................................................52
4.3.2. Kế toán chi phí khác.....................................................................................53
4.4. Kế toán chi phí thuế TNDN................................................................................54
4.4.1. Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành ........................................................54
4.4.2. Kế toán chi phí thuế TNDN hoãn lại ...........................................................56
4.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh...................................................................56
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................62
5.1. Kết luận...............................................................................................................62
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS

Bất động sản

BHXH, BHYT, KPCĐ


Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn

CC – DC

Công cụ - dụng cụ

CĐT

Chủ đầu tư

CKTM

Chiết khấu thương mại

CNV

Công nhân viên

CP

Chi phí

DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu


GTGT

Giá trị gia tăng

HĐKT

Hợp đồng kinh tế

KCN

Khu công nghiệp

KTTC

Kế toán tài chính

QLDA

Quản lý dự án

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

TK

Tài khoản

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

XĐKQKD

Xác định kết quả kinh doanh

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Xí Nghiệp .........................................6
Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Kế Toán Tại Xí nghiệp...........................................................7
Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế toán Trên Máy Vi Tính........9
Hình 4.1. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Trong Doanh Thu Bán Thành Phẩm........36

viii


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục số 1: Các Hóa Đơn, Chứng Từ Ghi Nhận Doanh Thu Hoạt Động Sản Xuất
Kinh Doanh

Phụ lục số 2: Các Hóa Đơn, Chứng Từ Ghi Nhận Giá Vốn Hàng Bán
Phụ lục số 3: Các Hóa Đơn, Chứng Từ Ghi Nhận Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp
Phụ lục số 4: Các Chứng Từ Ghi Nhận Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính
Phụ lục số 5: Các Chứng Từ Ghi Nhận Chi Phí Hoạt Động Tài Chính
Phụ lục số 6: Các Chứng Từ Ghi Nhận Thu Nhập Khác
Phụ lục số 7: Các Chứng Từ Ghi Nhận Chi Phí khác
Phụ lục số 8: Các Chứng Từ Ghi Nhận Chi Phí Thuế TNDN Hiện Hành
Phụ lục số 9: Các Chứng Từ Ghi Nhận Kết Quả Kinh Doanh

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế thế giới, điều đó đã
tạo ra nhiều cơ hội cũng như thử thách cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc
đứng vững và phát triển đi lên. Chính vì lẽ đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không
ngừng nỗ lực, vận dụng các phương thức tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh sao cho
có hiệu quả để có một chỗ đứng vững chắc trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay. Điều đó cũng đòi hỏi sự kết hợp giữa các bộ phận, phòng ban trong một
doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động như một bộ máy có tổ chức vững chắc, hoạt
động nhịp nhàng, hài hòa.
Tùy theo từng thời kỳ mà doanh nghiệp có những mục tiêu kinh doanh khác
nhau nhưng cái đích cuối cùng mà doanh nghiệp nào cũng muốn đạt đến đó chính là
lợi nhuận. Xác định kết quả kinh doanh là thời điểm mà doanh nghiệp nhìn lại kết quả
kinh doanh mà mình đặt được trong một thời gian nhất định để từ đó tìm ra những biện
pháp để phát huy thế mạnh và khắc phục điểm yếu đưa doanh nghiệp đi đến cái đích
mà mình mong muốn.
Trong doanh nghiệp việc ghi nhận thông tin về chi phí hoạt động, doanh thu và

xác định lợi nhuận được giao cho bộ phận kế toán thực hiện. Việc ghi nhận các vấn đề
trên sẽ cung cấp thông tin cần thiết giúp nhà quản trị ra các quyết định tài chính quan
trọng, giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh
nghiệp mình và từ đó có những chiến lược ngắn hạn và chiến lược dài hạn để phát
triển doanh nghiệp trong tương lai.
Dựa vào tầm quan trọng của công tác kế toán trong việc ghi nhận thông tin về
chi phí hoạt động, doanh thu và xác định lợi nhuận, tôi chọn đề tài: “ Kế Toán Doanh
Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Xí Nghiệp Xây Dựng Và
Phát Triển Hạ Tầng”.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu quy trình và phương pháp hạch toán doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp.
Đưa ra nhận xét và đề xuất ý kiến để hoàn thiện hơn công tác hạch toán doanh
thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
tại doanh nghiệp xây dựng.
Không gian: đề tài được nghiên cứu tại Xí nghiệp xây dựng và phát triển hạ
tầng – Chi nhánh Tổng công ty xây dựng Sài Gòn.
Thời gian: đề tài được nghiên cứu từ ngày 15/03/2010 đến ngày 15/06/2010.
Số liệu sử dụng trong đề tài: tất cả số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu của
năm 2009.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm có 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của
khóa luận.
Chương 2. Tổng quan

Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp, những
thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển sắp tới của Xí nghiệp. Giới thiệu bộ máy
quản lý, tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp. Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ của
Xí nghiệp.
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu và các phương pháp
nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Mô tả thực tế quy trình ghi nhận doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh tại Xí nghiệp. Tổ chức công tác kế toán ghi nhận doanh thu, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp từ đó đưa ra nhận xét.

2


Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Đưa ra kết luận và đề xuất ý kiến tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp hoàn
thiện hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về xí nghiệp
2.1.1. Giới thiệu chung về Xí nghiệp
Xí nghiệp xây dựng và phát triển hạ tầng được thành lập theo quyết định số
152/ QĐ-TCT ngày 14/07/2006 của Tổng công ty xây dựng Sài Gòn về việc thành lập
“Chi nhánh Tổng công ty xây dựng Sài Gòn – Xí nghiệp xây dựng và phát triển hạ
tầng”.

Địa chỉ: 18A Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 9104922-9104794
Fax: 9104791
Email:
Mã số thuế: 0300421721-004
Tên giao dịch: Xí nghiệp xây dựng và phát triển hạ tầng
Tên giao dịch quốc tế: Infrastructure Development And Construction Enterprise.
Tên viết tắt: INDECO.
Giấy phép kinh doanh số: 4106000016 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ
Chí Minh cấp ngày 09/12/2006, hạch toán kinh tế phụ thuộc và hoạt động theo sự phân
cấp của Tổng công ty.
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng (ba tỷ đồng)
Lĩnh vực kinh doanh: xây dựng và phát triển hạ tầng KCN
Ngành nghề kinh doanh:
Xây dựng các công trình: dân dụng công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện,
bưu chính viễn thông, công trình ngầm, cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn,
san lấp mặt bằng, xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu đô thị.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp
Tuy mới thành lập được 4 năm, nhưng Xí nghiệp đã thực hiện được nhiều công
trình trọng điểm của thành phố như các công trình xử lý rác Tây Bắc – Củ Chi, được


Tổng công ty giao nhiệm vụ thực hiện Dự án khu công nghiệp Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu với tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng,…
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng lớn mạnh và kinh nghiệm, Xí
nghiệp ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng, đầu
tư khu công nghiệp.
2.1.3. Thuận lợi và khó khăn của Xí nghiệp
a. Thuận lợi
Đội ngũ cán bộ công nhân viên với trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh

nghiệm đảm đương tốt các nhiệm vụ được Tổng công ty giao xuống và sự phát triển
trong tương lai của Xí nghiệp.
Được sự trợ giúp vốn của Tổng công ty trong việc xây dựng các công trình tạo
điều kiện thuận lợi cho Xí nghiệp khi thi công xây dựng các công trình đòi hỏi nguồn
vốn lớn.
Được Tổng công ty giao nhiệm vụ thực hiện thi công các công trình trọng điểm.
b. Khó khăn
Do mới được thành lập nên xí nghiệp còn khá non trẻ trong lĩnh vực xây dựng
dẫn đến khó khăn trong việc đấu thầu các công trình xây dựng lớn, đòi hỏi sự uy tín
trong xây dựng, nhân lực và nguồn vốn.
Nguồn vốn điều lệ nhỏ, chủ yếu các công trình mà Xí nghiệp đang thi công xây
dựng là do Tổng công ty giao nhiệm vụ xuống.
2.1.4. Phương hướng hoạt động sắp đến
Tiếp tục phát triển quy mô hoạt động của Xí nghiệp và không ngừng nâng cao
năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp.
Tạo môi trường làm việc năng động, sân chơi lành mạnh cho sự phát triển năng
lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp.
Phát huy mặt mạnh của xí nghiệp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng KCN.
Mở rộng ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và thiết kế công trình.

5


2.2. Tổ chức bộ máy quản lý
2.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Xí Nghiệp
Giám đốc
Phó giám đốc

Tổ chức

hành
chính

Kế
hoạch kỹ
thuật

Kế toán
tài chính

Kế
hoạch
kinh
doanh

Đầu tư
hạ tầng

ĐỘI I

Nguồn tin: Phòng kế toán tài chính
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
Ban giám đốc
Giám đốc: người quản lý điều hành mọi hoạt động của Xí nghiệp.
Phó giám đốc: người thay mặt Giám đốc giải quyết các vấn đề được giao khi
Giám đốc vắng mặt đồng thời quản lý các đội trực thuộc Xí nghiệp.
Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức bộ máy của Xí nghiệp, bố trí nhân sự theo
yêu cầu phát triển của Xí nghiệp.
Quản lý công văn, hồ sơ, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu, thực hiện công

tác lưu trữ tài liệu, quản lý lao động tiền lương, xác định định mức lao động và đơn giá
tiền lương hàng năm. Quản lý tài sản, công cụ, dụng cụ, mua sắm trang thiết bị cho các
phòng ban, các đội của Xí nghiệp.
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Tham mưu Giám đốc về kế hoạch kinh doanh, kỹ thuật, cung ứng vật tư, công
tác kỹ thuật cho đội thi công, tổng hợp các báo cáo khối lượng thi công cho Giám đốc.
Theo dõi hỗ trợ các công trình thi công về mặt kỹ thuật.
6


Điều hành công việc của các kỹ sư.
Làm thủ tục nghiệm thu và quyết toán các công trình, dự án.
Phòng đầu tư hạ tầng
Theo dõi các hạng mục hạ tầng khu công nghiệp, dự án công trình đang thi
công hay các dự án công trình chuẩn bị thi công.
Theo dõi các hợp đồng về các dự án đầu tư hạ tầng.
Phòng kế hoạch kinh doanh
Lên kế hoạch kinh doanh cho Xí nghiệp, ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng
giao việc với CĐT và Đội xây dựng.
2.3. Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp
2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Kế Toán Tại Xí nghiệp

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán thanh
toán


Kế toán dự án
KCN Cái Mép

Thủ quỹ
Nguồn tin: Phòng kế toán tài chính

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán
Kế toán trưởng
Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của phòng KTTC theo các chức
năng, nhiệm vụ của phòng.
Tổ chức bộ máy kế toán tài chính phù hợp với yêu cầu phát triển của Xí nghiệp,
đồng thời hoạt động theo đúng chế độ KTTC của Nhà nước ban hành.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc điều hành về các hoạt động có liên quan đến
lĩnh vực kế toán của Xí nghiệp.
Tham mưu cho Ban giám đốc Xí nghiệp trong việc ký kết các HĐKT.
7


Thừa ủy nhiệm của giám đốc điều hành ký các chứng từ, sổ sách kế toán của Xí
nghiệp.
Kế toán tổng hợp
Hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạch toán giá thành xây
dnựg, xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp.
Lập các loại sổ kế toán, các báo cáo chi tiết công nợ, tiền vốn, đáp ứng nhu cầu
báo cáo của đơn vị theo quy định.
Kế toán thanh toán
Thực hiện, theo dõi, kiểm tra và đối chiếu các khoản thanh toán của Xí nghiệp.
Theo dõi các hợp đồng của Xí nghiệp, nếu mà hợp đồng đó đã hoàn tất mà bên
khách hàng vẫn chưa thanh toán tiền xong thì kế toán kiểm tra lại hợp đồng xem khách
hàng đã đến hạn thanh toán tiền chưa và nếu chưa thì phải làm bản đề nghị thanh toán

tiền và gửi cho khách hàng để khách hàng thanh toán nợ.
Kế toán dự án KCN Cái Mép
Theo dõi việc xây lắp, cho thuê, đầu tư hạ tầng cơ sở ở KCN Cái Mép.
Theo dõi tiến độ xây dựng và tiến độ thanh toán theo hợp đồng.
Theo dõi chi phí, doanh thu phát sinh tại KCN Cái Mép.
Thủ quỹ
Thực hiện tổ chức, quản lý tài sản của Xí nghiệp, thu tiền và thanh toán tiền với
khách hàng, giao dịch với ngân hàng.
Ghi nhận đầy đủ các nghiệp vụ liên quan vào sổ quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân
hàng.
2.4. Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ.
Xí nghiệp áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Xí nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung : toàn bộ công việc xử
lý thông tin trong toàn Xí nghiệp được thực hiện tập trung ở phòng kế toán.
Niên độ kế toán : từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009.
Phương pháp khấu hao TSCĐ :theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : theo phương pháp kê khai thường xuyên.

8


Hệ thống tài khoản kế toán : theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Báo cáo tài chính gồm :
Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B01-DN

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh


Mẫu số B02-DN

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B03-DN

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B09-DN

Hình thức kế toán : hệ thống sổ kế toán được tổ chức theo hình thức Chứng từ ghi sổ
trên phần mềm kế toán PVNet 08.
Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế toán Trên Máy Vi Tính

Chứng từ kế toán

PHẦN MỀM
KẾ TOÁN

SỔ KẾ TOÁN

- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại

- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị


Nguồn tin : Phòng kế toán tài chính
Ghi chú :
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết
kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ
kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên
quan.
9


Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với
số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn bảo đảm chính xác, trung thực theo
thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu
giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi
bằng tay.

10


CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh của DN bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh và lợi nhuận khác.
Lợi
nhuận
thuần của =
hoạt động
kinh
doanh

Doanh
thu thuần
về bán hàng và
cung cấp
dịch vụ

Giá
vốn
hàng +
bán

Doanh
thu hoạt
động tài
chính

Chi
Chi Chi phí

phí
phí
quản
- tài - bán - lý
chính hàng doanh
nghiệp

Lợi nhuận khác = thu nhập khác – chi phí khác
3.1.2. Ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh


Là cơ sở để tiến hành phân phối lợi nhuận một cách chính xác theo đúng

chủ trương chính sách của nhà nước.


Cung cấp các thông tin quan trọng giúp ban giám đốc, nhà đầu tư,.... lựa

chọn các phương hướng kinh doanh tối ưu.
3.1.3. Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh
3.1.3.1. Kế toán doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh
a) Khái niệm
• Khái niệm doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.


• Khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu

được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa,
cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài
giá bán (nếu có).


Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn năm (5) điều kiện
sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
khách hàng;
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng;


Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ

Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn
(4) điều kiện sau:
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế
toán;
+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao
dịch cung cấp dịch vụ đó.
• Khái niệm doanh thu của hoạt động xây dựng

DT của hợp đồng xây dựng là giá trị lợi ích kinh tế được ghi nhận ban đầu trong
hợp đồng và các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đông, các khoản tiền thưởng và
các khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi DT và có thể
xác định được một cách đáng tin cậy.
12


b) Tài khoản sử dụng
Để hạch toán doanh thu trong các doanh nghiệp xây dựng, kế toán sử dụng các
tài khoản sau:


TK 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch”



TK 511 “Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ” và

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 337 “Thanh toán theo tiến độ hợp đồng
xây dựng”
Bên Nợ:
+ Phản ánh số tiền phải thu theo doanh thu đã ghi nhận tương ứng với phần
công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng dở dang.
Bên Có:
+ Phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến dộ kế hoạch của hợp đồng
xây dựng dở dang.
Số dư bên Nợ:
+ Phản ánh số tiền chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng lớn
hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang.
Số dư bên Có:

+ Phản ánh số tiền chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng nhỏ
hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng xây dựng dở dang.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 511 “Doanh thu bán hành và cung cấp
dịch vụ”.
Bên Nợ:
+ Thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương pháp trực
tiếp phải nộp tính tên doanh thu bán hành thực tế của doanh nghiệp trong kỳ.
+ Khoản giảm giá hàng bán
+ Trị giá hàng bị trả lại
+ Khoản chiết khấu thương mại
+ Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang TK 911 để xác định kết quả kinh
doanh

13


Bên Có:
+ Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh
nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán
TK 511 không có số dư cuối kỳ
TK 511 có 5 TK cấp 2
+ TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa: được sử dụng chủ yếu cho các doanh
nghiệp kinh doanh hàng hóa, vật tư.
+ TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm: được sử dụng ở các doanh nghiệp sản
xuất vật chất như: công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp.
+ TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ: được sử dụng cho các ngành kinh
doanh dịch vụ như: giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ
khoa học kỹ thuật.
+ TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá: được dùng để phản ánh các khoản
doanh thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ

cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.
+ TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư: được dùng để phản
ánh doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư bao gồm số tiền cho thuê tính theo kỳ
báo cáo và giá bán bất động sản đầu tư.
c) Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ
kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin
cậy, thì kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc
đã hoàn thành (không phải hóa đơn) do nhà thầu tự xác định, ghi:
Nợ TK 337
Có TK 511
Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách
hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131
Có TK 337
Có TK 3331

14


Khi nhận được tiền do khách hàng trả, hoặc nhận tiền khách hàng ứng trước,
ghi:
Nợ TK 111, 112, ...
Có TK 131
Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị
khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một
cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, kế toán phải lập hóa đơn trên cơ sở
phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào hóa đơn, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131,...
Có TK 511

Có TK 3331
Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực
hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331
Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi
phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331
Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản
ứng trước từ khách hàng, ghi:
Nợ TK 111, 112,...
Có TK 131
Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần sang TK
911 để XĐKQKD:
Nợ TK 511
Có TK 911

15


3.1.3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: CKTM, hàng bán bị trả lại và giảm giá
hàng bán.
a) Khái niệm
CKTM là khoản tiền mà DN đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua
hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hóa) với khối lượng lớn
theo thỏa thuận về CKTM đã ghi trên HĐKT mua bán hoặc các cam kết mua, bán

hàng.
Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ,
nhưng khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong HĐKT như: hàng
kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được DN (bên bán) chấp thuận một cách
đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất,
không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn ghi trong hợp đồng.
b) Tài khoản sử dụng
Để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán sử dụng các TK sau:


TK 521 “Chiết khấu thương mại”



TK 531 “Hàng bán bị trả lại”



TK 532 “Giảm giá hàng bán”

Kết cấu và nội dung phản ánh của các TK 521 “Chiết khấu thương mại”, TK
531 “Hàng bán bị trả lại”, TK 532 “Giảm giá hàng bán”.
Bên Nợ:
+ Số CKTM, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho khách
hàng được hưởng.
Bên Có:
+ Số CKTM, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán được kết chuyển sang TK
511 để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
Các TK 521, 531, 532 không có số dư cuối kỳ.

c) Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Phản ánh số CKTM, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh
trong kỳ, ghi:
16


×