Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Công ty Viễn thông Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.28 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

DƯƠNG VĂN TIẾN

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG HÀ NỘI

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Dƣơng Văn Tiến

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Văn Cảnh


Hà Nội, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được xuất phát
từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu
có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn
được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố.

Hà Nội, tháng 3 năm 2018
Tác giả luận văn

Dương Văn Tiến


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Ngoại Thương, tôi đã
hoàn thành luận văn Thạc sỹ với đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh
dịch vụ viễn thông của Công ty Viễn thông Hà Nội”.
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Tiến Sĩ – Nguyễn Văn
Cảnh và các Thầy, Cô khoa sau đại học Trường Đại học Ngoại thương, các Thầy,
Cô hiện đang công tác ngoài Trường cũng như anh, chị, bạn bè đồng nghiệp. Trong
quá trình nghiên cứu luận văn, do điều kiện trình độ cũng như khả năng tổng hợp,
phân tích kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tồn
tại nhất định. Với mong muốn được học hỏi, tác giả rất mong muốn được sự quan

tâm đóng góp từ quý độc giả, để từ đó rút kinh nghiệm để bổ sung hoàn chỉnh. Tác
giả mong muốn nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo, bạn bè và các
đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trong khoa Sau đại học
Trường đại học Ngoại thương đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và cần
thiết trong suốt chương trình đào tạo Cao học quản trị kinh doanh tại nhà trường;
Lãnh đạo, anh chị em đồng nghiệp Công ty Viễn thông Hà Nội (VNPT Hà Nội) đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi có cơ sở để nghiên cứu và hoàn thành luận
văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ – Nguyễn Văn Cảnh đã tận tình hướng dẫn và
có những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến đến gia đình đã luôn ủng hộ động viên, các bạn bè,
đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện
luận văn của mình.
Tác giả luận văn

Dương Văn Tiến


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH, BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................... ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ VIỄN

THÔNG .......................................................................................................................5
1.1. Một số lý luận về dịch vụ Viễn thông ..............................................................5
1.1.1. Khái niệm dịch vụ viễn thông ....................................................................5
1.1.2. Đặc điểm dịch vụ viễn thông .....................................................................6
1.1.3. Phân loại dịch vụ viễn thông .....................................................................7
1.1.4. Vai trò dịch vụ viễn thông .........................................................................9
1.2. Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh
tranh dịch vụ Viễn thông .........................................................................................9
1.2.1. Cạnh tranh ..................................................................................................9
1.2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh .....................................................................9
1.2.1.2. Vai trò của cạnh tranh .......................................................................11
1.2.1.3. Đặc trưng của cạnh tranh ..................................................................13
1.2.1.4. Các loại hình cạnh tranh....................................................................15
1.2.2. Năng lực cạnh tranh .................................................................................17
1.2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ....................................................17
1.2.2.2. Ba cấp độ của năng lực cạnh tranh ...................................................18
1.2.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ................................21
1.2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ................................22
1.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông...................................29
1.2.3.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ ......................29
1.2.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ viễn thông .....................32
1.2.3.3. Vai trò của cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam..........33
1.3. Kinh nghiệm của một số tập đoàn, công ty viễn thông trên thế giới về nâng
cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông ..........................................................34
1.3.1. Tập đoàn Korea Telecom (Hàn Quốc).....................................................35


iv

1.3.2. Tập đoàn Viễn thông NTT DoCoMo, Inc (Nhật Bản) ............................36

1.3.3. Công ty China Mobile Limited (Trung Quốc) .........................................37
1.3.4. Tập đoàn AT&T (Mỹ) .............................................................................38
1.3.5. Công ty Vodafone (Anh) .........................................................................39
1.3.6. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) .................................................39
1.3.7. Một số kinh nghiệm cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam ..........40
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG HÀ NỘI ................................................42
2.1. Tổng quan về Công ty Viễn thông Hà Nội .....................................................42
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................42
2.1.2. Cơ cấu tổ chức .........................................................................................43
2.1.3. Kết quả kinh doanh ..................................................................................46
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Viễn thông Hà Nội .49
2.2.1. Khả năng cung cấp dịch vụ của mạng lưới ..............................................49
2.2.2. Chất lượng sản phẩm dịch vụ viễn thông ................................................51
2.2.3. Giá dịch vụ ...............................................................................................52
2.2.4. Thị phần ...................................................................................................54
2.2.5. Thương hiệu .............................................................................................60
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông
của Công ty Viễn thông Hà Nội ............................................................................60
2.3.1. Môi trường vĩ mô .....................................................................................60
2.3.2. Môi trường vi mô .....................................................................................66
2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Viễn thông
Hà Nội ...................................................................................................................72
2.4.1. Một số kết quả đạt được ..........................................................................72
2.4.2. Một số hạn chế .........................................................................................74
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA VIỄN THÔNG HÀ NỘI ........................77
3.1. Định hướng mục tiêu phát triển dịch vụ viễn thông của Viễn thông Hà Nội 77
3.1.1. Định hướng phát triển của Viễn thông Hà Nội đến năm 2020 ................77
3.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ viễn thông của Viễn thông Hà Nội ..............78

3.2. Cơ hội và thách thức đối với Viễn thông Hà Nội ...........................................79
3.3.1. Cơ hội.......................................................................................................79


v

3.3.2. Thách thức ...............................................................................................80
3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Viễn thông
Hà Nội ...................................................................................................................81
3.3.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông .................................................81
3.3.2. Hoàn thiện chính sách giá cước dịch vụ viễn thông ................................84
3.3.3. Tăng cường hoạt động Marketing, mở rộng thị trường ...........................87
3.3.4. Nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ của mạng lưới ..............................88
3.3.5. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực ....................................................91
3.3.6. Tổ chức lại bộ máy đơn vị và hoàn thiện cơ chế nội bộ ..........................94
3.3.7. Tăng cường áp dụng hệ thống thông tin quản lý .....................................95
3.3.8. Tăng cường chất lượng phục vụ ..............................................................95
3.3.9. Tăng cường hợp tác, áp dụng khoa học vào sản xuất kinh doanh ...........96
3.4. Một số đề xuất ................................................................................................97
3.4.1. Đối với tập đoàn VNPT ...........................................................................97
3.4.2. Đối với Bộ Thông tin và Truyền thông ...................................................98
KẾT LUẬN ...............................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................1
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter. ................................25

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của VNPT Hà Nội ............................................................43
Hình 2.2: Thị phần điện thoại cố định ở TP. Hà Nội giai đoạn 2014 – 2017 ...........54
Hình 2.3. Thị phần internet ở TP. Hà Nội giai đoạn 2014 – 2017 ............................56
Hình 2.4. Thị phần internet cáp đồng ở TP. Hà Nội giai đoạn 2014 – 2017 ............56
Hình 2.5. Thị phần internet cáp quang ở TP. Hà Nội giai đoạn 2014 – 2017 ..........57
Hình 2.6. Thị phần di động ở TP. Hà Nội qua các năm 2014 – 2017 .......................58
Hình 2.7. Thị phần dịch vụ truyền hình internet của VNPT so với Viettel, FPT giai
đoạn 2014-2017 .........................................................................................................59
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính thời điểm 27/12/2017 ..............................45
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ thời điểm 27/12/2017 ...............................46
Bảng 2.3: Kết quả SXKD giai đoạn 2014-2017 VNPT Hà Nội ...............................47
Bảng 2.4. Bảng so sánh giá cước dịch vụ internet cáp quang ...................................53


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết Tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADSL

Asymmetric Digital Subscriber Đường dây thuê bao số bất đối
Line
xứng

AON


Active Optical Network

Mạng quang tích cực

AT&T

American Telephone and
Telegraph

Tập đoàn điện thoại và điện báo
Mỹ

Asynchronous Transfer

Phương thức truyền không đồng

Mode

bộ

ATM
CMC

Tập đoàn công nghệ CMC

CNTT

Công nghệ thông tin


DSL

Digital Subscriber Line

Đường dây thuê bao số

DSLAM

DSL Access Module

Khối truy nhập DSL
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT

FPT

Cáp quang nối đến toà nhà

FTTB

Fiber to the Building

FTTC

Fiber to the Curb

FTTH

Fiber to the Home

Cáp quang nối tận nhà


FTTx

Fiber To The x

Hình thức kết nối Internet dùng
đường dẫn truyền bằng cáp quang;
x ở đây có thể là Building; Curb;
Home

Gmobile

Gtel Mobile

Công ty Cổ phần Viễn Thông Di
Động Toàn Cầu

GPON

Gigabit Passive Optical
Networks

Mạng quang thụ động tốc độ
Gigabit

IoT

Internet of Things

Internet vạn vật


IP

Internet Protocol

Giao thức Internet

ITU

International
Telecommunications Union

Liên minh viễn thông quốc tế

ITU-T

ITU-Telecommunication
sector

Tiểu ban viễn thông của Liên minh
viễn thông quốc tế

Cáp quang nối đến giao điểm cụm
dân cư


viii

Viết Tắt
MAN

MAN-E

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Metropolitan Area Network

Mạng đô thị

Metropolitan Area Network-

Mạng đô thị băng rộng sử dụng

Ethernet

công nghệ Ethernet
Tổng công ty Viễn thông

Mobifone

MobiFone

NTT

Nippon Telegraph and
Telephone

Tập đoàn điện thoại và điện báo
Nippon


OLT

Optical Line Terminal

Thiết bị đầu cuối đường quang

Plesiochronous Digital

Hệ thống truyền dẫn số cận đồng

Hierarchy

bộ

PON

Passive Optical Network

Mạng quang thụ động

R&D

research and development

Nghiên cứu và phát triển

SDH

Synchronous Digital

Hierarchy

Hệ thống phân cấp kỹ thuật số
đồng bộ

SHDSL

Symmetrical high-speed
digital subscriber line

Đường dây thuê bao số tốc độ cao
đối xứng

PDH

Sản xuất kinh doanh

SXKD
xDSL

x Digital Subcriber Line

số
Công ty Cổ phần Viễn thông Di
động Vietnamobile

Vietnammobile
Viettel

Họ công nghệ đường dây thuê bao


Viettel Telecom

VNĐ

Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Việt Nam đồng

VNPT

Vietnam Posts and
Telecommunications Groups

Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông
Việt Nam

VoIP

Voice over Internet Protocol

Thoại trên nền internet

VT – CNTT

Viễn thông – Công nghệ thông tin


ix

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Tên luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Công ty
Viễn thông Hà Nội.
Tác giả: Dương Văn Tiến
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Cảnh
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ một số vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm năng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Công
ty Viễn thông Hà Nội (VNPT Hà Nội).
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh dịch vụ
viễn thông.
Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Viễn thông Hà
Nội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Viễn thông
Hà Nội.
Những đóng góp mới của luận văn:
- Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực
viễn thông.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Viễn thông Hà Nội.
- Chỉ ra một số hạn chế về năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Công ty
Viễn thông Hà Nội. Từ những hạn chế đó, học viên đề xuất nhóm giải pháp, cụ thể:
Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông; Hoàn thiện chính sách giá cước dịch vụ;
Tăng cường hoạt động Marketing, mở rộng thị trường; Nâng cao khả năng cung cấp


x

dịch vụ mạng lưới; Tăng cường phát triển nguồn nhân lực; Tổ chức lại bộ máy đơn

vị, hoàn thiện cơ chế nội bộ; Tăng cường áp dụng hệ thống thông tin quản lý; Tăng
cường chất lượng phục vụ; Tăng cường hợp tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất kinh doanh. Những giải pháp nêu trên có giá trị về mặt thực tiễn để VNPT Hà
Nội tham khảo, đề ra các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho đơn vị.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thị trường Việt Nam Thị trường Viễn thông Việt Nam hiện nay có nhiều
nhà mạng lớn có thể kể đến VNPT, Viettel, Mobifone, CMC, Gmobile,
Vietnamobile, VTC… Trong bối cảnh thị trường ngành viễn thông hiện nay cạnh
tranh rất khốc liệt, các nhà mạng đưa ra các chính sách khuyến mãi (ví dụ khuyến
mãi tặng 50% thẻ nạp, khuyến mại tặng 10% giá gói cước nếu trả trước 1 năm), cam
kết dịch vụ, hậu mãi… Các nhà mạng phải dựa trên chi phí bỏ ra để đầu tư, vận
hành khai thác, chăm sóc khách hàng để tính được giá cước từ đó đưa ra chính sách
phù hợp.
Xu hướng công nghệ NGN hội tụ về 2 mảng chính đó là: di động và internet.
Về di động, hiện nay VNPT và các nhà mạng khác đều đang tập trung cho đầu tư
cho mạng di động 4G. Nhưng trên thế giới đã và đang nghiên cứu triển khai mạng
di động 5G. Vậy vòng đời của công nghệ mạng di động 4G sẽ được bao lâu? Về
internet, đối với công nghệ mạng cáp quang thụ động GPON (Viễn thông Hà Nội –
VNPT Hà Nội cung cấp dịch vụ internet cáp quang với tên thương hiệu là
FiberVNN). Nhiều người đã và đang đặt câu hỏi công nghệ truyền tải quang GPON
đã là công nghệ tối ưu nhất chưa? Tổ chức Viễn thông quốc tế ITU-T đã và đang
nghiên cứu công nghệ mới hơn GPON. Và câu hỏi lớn cho không chỉ VNPT là khi
đó các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư hay là bị chịu lạc hậu.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu
trong lĩnh vực Viễn thông, công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam, VNPT cũng

sẽ tham gia vào cuộc cách mạng này. VNPT đưa các công nghệ mới vào vận hành,
tạo ra một hệ sinh thái dịch vụ thông minh. Hiện nay, VNPT cũng đã và đang xây
dựng nền tảng cho IoT (Internet of Things), sẵn sàng kết nối tất cả các thiết bị của
các lĩnh vực khác nhau. Những giải pháp, thiết bị hiện nay đã sẵn sàng kết nối vào
những nền tảng, hạ tầng của VNPT. Đây là những mặt phẳng thông minh được đưa
vào xử lý các kết nối các dịch vụ thông minh để phát triển các tính năng tiện ích
hơn đối với người dùng. Rủi ro có thể đến nếu công nghệ này không đem lại hiệu


2

quả đầu tư (chi phí lớn).
Theo quyết định phê duyệt của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
(VNPT), Viễn thông Hà Nội (VNPT Hà Nội) là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán
phụ thuộc Tập đoàn, có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ
chuyên ngành viễn thông – công nghệ thông tin: đó là tổ chức xây dựng, quản lý
vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông- công nghệ
thông tin; cung cấp dịch vụ viễn thông, kinh doanh các ngành nghề khác trong
phạm vi được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho phép và phù hợp với
quy định của Pháp luật.
Là một trong những đơn vị của VNPT, kinh doanh dịch vụ viễn thông trên địa
bàn Thành phố Hà Nội, VNPT Hà Nội đóng góp không ít vào quá trình phát triển
của VNPT. Trên địa thành phố Hà Nội hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
viễn thông diễn ra rất mạnh mẽ. Việc đưa ra giải pháp để VNPT Hà Nội có khả
năng nâng cao năng lực cạnh tranh là điều rất cần thiết và học viên cũng là người
yêu ngành nghề, đơn vị cho nên đây là lý do học viên chọn đề tài “Nâng cao năng
lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Công ty Viễn thông Hà Nội”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Theo tìm hiểu của tác giả, do khách thể nghiên cứu của đề tài chỉ cố định ở
phạm vi từng công ty nên hiện chưa có đề tài nào trùng lắp với đề tài tác giả đang

thực hiện. Trong khuôn khổ trường Đại học Ngoại Thương những năm qua, có
những nghiên cứu liên quan đến vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn
thông như:
- Lê Thị Ngân Tâm, 2008, Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn bưu
chính viễn thông Việt Nam (VNPT) trong trong lĩnh vực mạng di động.
- Nguyễn Thị Quang Minh, 2006, Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng
công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Nguyễn Thị Quang Minh, 2006, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành viễn thông khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Đỗ Nam Khánh, 2016, Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Tập đoàn Bưu


3

chính Viễn thông Việt Nam sau khi tái cơ cấu.
Trong các đề tài trên, có đề tài nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), tuy nhiên tác giả muốn nghiên cứu
vào vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Công ty Viễn
thông Hà Nội – là đơn vị kinh tế trực thuộc hạch toán phụ thuộc VNPT.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm năng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Công
ty Viễn thông Hà Nội (VNPT Hà Nội).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng của luận văn là những vấn đề liên quan đến nâng cao năng lực cạnh
tranh của dịch vụ viễn thông nói chung và của VNPT Hà Nội nói riêng.
3.2. Phạm vi
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề năng lực cạnh tranh dịch vụ

viễn thông trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017 của VNPT Hà Nội trên địa
bàn Thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu, tổng hợp chuyên sâu có trích dẫn một số công trình, bài báo
nghiên cứu của các tác giả.
- Phân tích tổng hợp số liệu phản ánh kết quả kinh doanh và năng lực cạnh
tranh dịch vụ viễn thông của Viễn thông Hà Nội.
- Đánh giá: Dựa trên cơ sở lý luận, kết quả phân tích để đánh giá năng lực
cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Viễn thông Hà Nội.
Việc sử dụng các phương pháp trên có phân tích và so sánh sao cho phù hợp
với nội dung cần nghiên cứu của luận văn. Có kế thừa, sử dụng các kết quả nghiên
cứu của các công trình nghiên cứu, các tư liệu hiện có trong sách báo, tạp chí,
Internet và các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu.


4

6. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hoá lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp viễn thông nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Viễn thông Hà Nội,
chỉ ra những ưu điểm và các tồn tại, chỉ ra những cơ hội và thách thức.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông
của VNPT Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, lời mở đầu, kết
luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn
thông.

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn thông của Công ty
Viễn thông Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ viễn
thông của Viễn thông Hà Nội.


5

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH
VỤ VIỄN THÔNG
1.1. Một số lý luận về dịch vụ Viễn thông
1.1.1. Khái niệm dịch vụ viễn thông
Dịch vụ:
Theo Các. Mác: “Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà
kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy,
liên tục để thoả mãn nhu cần ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng
phát triển”.
Theo văn bản pháp luật Việt Nam có định nghĩa: Dịch vụ là hàng hóa có tính
vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch
vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật (Điều 3,
Luật giá 2012).
Như vậy có thể hiểu dịch vụ là chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả của
chúng không tồn tại dưới hình dạng vật thể. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả
các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, môi trường của từng quốc gia, khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Dịch vụ không chỉ bao gồm những ngành truyền thống như: giao thông vận tải, du
lịch, ngân hàng, thương mại, bao hiểm, bưu chính viễn thông mà còn xuất hiện ở
các ngành, lĩnh vực rất mới như: dịch vụ văn hoá, hành chính, bảo vệ môi trường,
dịch vụ tư vấn…
Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể cung

cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. Dịch
vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất (Mục 2, TCVN
ISO 8402:1999).
Dịch vụ Viễn thông: Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín
hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng đường
cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác. Dịch


6

vụ Viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một
nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị
gia tăng (Điều 3, Luật Viễn thông 2009).
Sự hội tụ trong lĩnh vực viễn thông cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu
sử dụng và truyền dữ liệu của con người cũng tăng lên theo cấp số mũ. Ngành Viễn
thông đóng góp vai trò lớn lao trong việc vận chuyển đưa tri thức của loài người
đến mỗi người, thúc đẩy quá trình sáng tạo đưa thông tin khắp nơi về các ngành lĩnh
vực khoa học, các thông tin giải trí cũng như thời sự khác. Viễn thông đem lại sự
hội tụ, hay sự thống nhất về các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu dịch vụ như thoại,
video (truyền hình quảng bá và truyền hình theo yêu cầu), và dữ liệu Internet băng
rộng thúc đẩy ngành công nghệ thông tin phát triển lên một mức cao hơn với đa
dạng các loại hình dịch vụ và chi phí rẻ hơn.
1.1.2. Đặc điểm dịch vụ viễn thông
- Tính vô hình: Dịch vụ viễn thông, cũng giống các dịch vụ khác, có tính vô
hình. Để thực hiện được việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, ngành viễn thông
phải sử dụng các công cụ hữu hình như: thiết bị tổng đài, đường dây, các thiết bị
đầu cuối (điện thoại, máy tính, máy fax…). Tuy nhiên, bản chất dịch vụ viễn thông
thì không nhìn thấy được. Đó là sự truyền đi của các thông tin được mã hoá mà mắt
người không thể nhìn thấy được.
- Tính không thể dự trữ được: Dịch vụ Viễn thông chỉ tồn tại vào thời gian mà

nó được cung cấp. Do vậy, Dịch vụ Viễn thông không thể sản xuất hàng loạt để cất
vào kho dự trữ, khi có nhu cầu thị trường thì đem ra bán. Ví dụ, một tổng đài điện
thoại vẫn phải hoạt động khi không có cuộc gọi nào vào các giờ nhàn rỗi, nhưng
công ty vẫn phải tính khấu hao, tính chi phí điện và nhân công trực để vận hành
tổng đài.
- Dịch vụ không sở hữu được: Khi mua một hàng hoá, khách hàng được
chuyển quyền sở hữu và trở thành chủ sở hữu hàng hoá mình đã mua. Khi mua dịch
vụ thì khách hàng chỉ được quyền sử dụng dịch vụ, được hưởng lợi ích mà dịch vụ
mang lại trong một thời gian nhất định mà thôi. Ví dụ, khách hàng sử dụng dịch vụ


7

điện thoại, thì khách hàng được quyền sử dụng dịch vụ điện thoại, hưởng lợi ích
đường truyền tín hiệu điện thoại của nhà mạng, chứ không được sở hữu đường
truyền của nhà mạng.
- Tính không tách rời quá trình sản xuất: Quá trình sử dụng dịch vụ viễn
thông cũng gắn liền với quá trình sản xuất hoặc trùng với quá trình sản xuất. Ví dụ,
khi hai người bắt đầu nói chuyện qua mạng điện thoại, thì cũng đồng thời với việc
sản xuất ra dịch vụ viễn thông. Con người không nhìn thấy được thông tin được
truyền đi trong quá trình đàm thoại. Và khi kết thúc đàm thoại, thì quá trình sản xuất
ra dịch vụ viễn thông cũng chấm dứt. Thông tin không được tiếp tục truyền đi.
- Tính không đồng đều về chất lượng: Do yêu cầu về loại hình thông tin của
khách hàng rất đa dạng, và nhu cầu truyền tin tức rất đa dạng, xuất hiện tại các địa
điểm và thời gian khác nhau, dẫn đến tải trọng trong ngành viễn thông không đồng
đều theo không gian và thời gian. Vấn đề này đòi hỏi doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ viễn thông phải đảm bảo dự phòng một lượng đáng kể nguồn tài nguyên thiết bị
thông tin mới đảm bảo được chất lượng truyền tin (nhất là vào những lúc giờ cao
điểm khi khách hàng có nhu cầu thông tin nhiều).
- Dịch vụ viễn thông mang tính dây chuyền: Đặc điểm dịch vụ viễn thông là

quá trình là quá trình truyền tin được phân bố trên khắp lãnh thổ đất nước, thậm chí
ở tại nhiều quốc gia khác nhau chứ không chỉ trao đổi thông tin trong một doanh
nghiệp, một công ty. Để cung cấp dịch vụ viễn thông cho khách hàng cần có sự phối
hợp của nhiều đơn vị liên quan trong ngành viễn thông tham gia, mỗi đơn vị thực
hiện một công việc nhất định trong quá trình truyền thông tin hoặc là giai đoạn đi,
hoặc giai đoạn đến, giai đoạn trung chuyển. Từng cơ quan riêng biệt nói chung
không thể tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, cũng như hiệu quả cho người dùng, nhưng
nó thực hiện những công việc cần thiết để xử lý lưu lượng, phục vụ hệ thống chuyển
mạch và đường truyền dẫn, kết quả cuối cùng là đảm bảo hoàn thành dịch vụ hoàn
chỉnh.
1.1.3. Phân loại dịch vụ viễn thông
- Theo Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ Việt Nam


8

về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông thì dịch
vụ viễn thông có thể phân loại bao gồm:
Dịch vụ viễn thông cơ bản: đối với nhóm dịch vụ viễn thông cơ bản gồm:
Dịch vụ thoại, dịch vụ fax, dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ truyền hình ảnh, dịch vụ
nhắn tin, dịch vụ hội nghị truyền hình, dịch vụ kênh thuê riêng, dịch vụ kết nối
Internet…
Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng: nhóm dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng
bao gồm: dịch vụ thư điện tử, dịch vụ thư thoại, dịch vụ fax gia tăng giá trị, dịch vụ
truy nhập Internet…
- Theo đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn thông tin của mạng viễn
thông:
Dịch vụ viễn thông cố định: bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch
vụ viễn thông cố định vệ tinh.
Dịch vụ viễn thông di động: bao gồm dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch

vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ viễn
thông di động hàng không.
- Theo hình thức thanh toán giá cước:
Dịch vụ trả trước: là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán
giá cước sử dụng dịch vụ trước khi sử dụng dịch vụ theo thoả thuận giữa hai bên.
Dịch vụ trả sau: là dịch vụ mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán
giá cước sử dụng dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên.
- Theo phạm vi liên lạc:
Dịch vụ nội mạng: là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những
người sử dụng dịch vụ của cùng một mạng viễn thông.
Dịch vụ liên mạng: là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những
người sử dụng dịch vụ của các mạng viễn thông khác nhau. Các mạng viễn thông
khác nhau là các mạng viễn thông khác loại của cùng một doanh nghiệp viễn thông


9

hoặc các mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác nhau.
1.1.4. Vai trò dịch vụ viễn thông
- Dịch vụ viễn thông đáp ứng nhu cầu cần thiết về trao đổi, thu nhận, truyền
thông tin giữa các chủ thể trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội
và đời sống sinh hoạt của con người. Dịch vụ viễn thông là công cụ thông tin hiệu
quả nhất, nhanh nhạy nhất với yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện
cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và
an ninh quốc phòng. Như vậy viễn thông đóng vai trò trong xây dựng kết cấu hạ
tầng hiện đại đối cho nền kinh tế - xã hội.
- Dịch vụ viễn thông là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Sản xuất ngày càng mang tính xã hội hóa cao, từ đó nhu cầu trao đổi, truyền tải, thu
nhận thông tin của các chủ thể kinh tế ngày càng lớn. Vì vậy sự phát triển của dịch
vụ viễn thông khiến cho quá trình trao đổi, truyền đạt thông tin diễn ra nhanh chóng

thuận tiện, xóa nhòa khoảng cách, có thể trao đổi thông tin từ xa. Giúp xã hội tiến
bộ, tiếp cận với tri thức của thế giới, nhân loại thuận tiện hơn thông qua nhiều
phương tiện.
1.2. Một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh
tranh dịch vụ Viễn thông
1.2.1. Cạnh tranh
1.2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Hình thành và phát triển cùng nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là
cơ sở và động lực cho sự phát triển. Do đó, có rất nhiều học giả nghiên cứu cạnh
tranh và đưa ra những cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm này.
Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêu ngạch” (Các Mác, 1978, tr.19). Ở đây, Các Mác đã đề
cập đến vấn đề cạnh tranh trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mà đặc trưng của chế độ
xã hội này là sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Do vậy, theo quan niệm này


10

thì cạnh tranh có nguồn gốc từ chế độ tư hữu. Cạnh tranh là sự lấn át, chèn ép lẫn
nhau để tồn tại. Quan niệm đó về cạnh tranh được nhìn nhận từ góc độ tiêu cực.
Theo lý thuyết “lợi thế cạnh tranh” của Micheal Porter, tác giả giải thích hiện
tượng khi doanh nghiệp tham gia cạnh tranh thương mại quốc tế cần phải có “lợi thế
cạnh tranh” và “lợi thế so sánh”. Ông phân tích lợi thế cạnh tranh tức là sức mạnh
nội sinh của doanh nghiệp, của quốc gia, còn lợi thế so sánh là điều kiện tài nguyên
thiên nhiên, sức lao động, môi trường tạo cho doanh nghiệp, quốc gia thuận lợi
trong sản xuất cũng nhưng trong thương mại. Ông cho rằng lợi thế cạnh tranh và lợi
thế so sánh có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, lợi thế cạnh tranh phát triển
dựa trên lợi thế so sánh, lợi thế so sánh phát huy nhờ lợi thế cạnh tranh.
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh

tranh là môi trường, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. “Cạnh tranh là sự
ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với
nhau trên một thị trường hàng hoá cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng và thị
trường, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao”
(Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005, tr. 16).
Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm
mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội và thách thức trước mắt và trong tương lai,
để từ đó có những hướng đi có lợi nhất cho mình khi tham gia vào quá trình cạnh
tranh.
Nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm lấy phần thắng của nhiều chủ
thể cùng tham dự. Mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó
mà các bên đều muốn giành giật (một cơ hội, một sản phẩm, dự án…). Mục đích
cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao. Cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ
thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản
phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh… Trong quá trình
cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau:
cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm, bằng giá bán, bằng nghệ thuật
tiêu thụ…


11

Với cách tiếp cận trên, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau: Cạnh tranh
là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả
nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm
lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có
lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là
tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người
tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
Mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể

kinh tế là: Giành những lợi thế để hạ thấp giá cả của các yếu tố “đầu vào” của các
chu trình kinh doanh và nâng cao mức giá “đầu ra” sao cho với chi phí thấp nhất mà
vẫn có thể đạt được mức lợi nhuận cao nhất; Giành được thị phần cao nhất cho sản
phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp; Giữ được thị phần, giữ được khách hàng hay
nói một cách khác là giữ được “lòng trung thành” của khách hàng trên cơ sở sản
phẩm và dịch vụ của mình.
1.2.1.2. Vai trò của cạnh tranh
a. Cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hoá trên thị trường
Khi cung một hàng hoá nào đó lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa những người bán
làm cho giá cả thị trường giảm xuống, chỉ những cơ sở kinh doanh nào đủ khả năng
cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý và hạ được giá bán sản
phẩm mới có thể tồn tại. Như vậy, cạnh tranh là một nhân tố quan trọng kích thích
việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất.
Khi cung một hàng hoá nào đó thấp hơn cầu, hàng hoá đó trở nên khan hiếm
trên thị trường, giá cả tăng lên tạo ra lợi nhuận cao hơn mức bình quân. Khi đó,
người kinh doanh sẽ đầu tư vốn xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới hoặc nâng cao
năng lực sản xuất của những cơ sở sản xuất sẵn có. Đó là động lực quan trọng nhất
làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản
xuất trong xã hội.
b. Cạnh tranh giúp việc sử dụng các nhân tố sản xuất hiệu quả hơn
Do tính hiệu quả và mục đích tối đa hoá lợi nhuận, các chủ thể kinh doanh khi


12

tham gia thị trường có tính cạnh tranh không thể không cân nhắc khi quyết định sử
dụng các nguồn lực về vật chất và nhân lực của mình vào sản xuất kinh doanh. Họ
luôn phải sử dụng một cách tối ưu và hợp lý nhất các nhân tố sản xuất này sao cho
chi phí sản xuất là thấp nhất, nhưng phải có hiệu quả cao nhất. Vì vậy các nguồn lực
được vận động, chu chuyển hợp lý về mọi mặt để phát huy hết khả năng vốn có,

đưa lại năng suất cao.
c. Cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với biến động
của cầu và công nghệ sản xuất
Trong nền kinh tế thị trường, sức tiêu thụ và sở thích của người tiêu dùng là
trung tâm, họ có quyền lựa chọn những sản phẩm mà theo họ là tốt nhất và phù hợp
với yêu cầu của họ. Nếu một sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu thị trường thì
sự lựa chọn của người tiêu dùng và quy luật cạnh tranh sẽ buộc nó phải tự định
hướng và hoàn thiện. Các chủ thể sản xuất kinh doanh sản phẩm này phải chủ động
đổi mới công nghệ, áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ và phương thức kinh doanh để thoả mãn yêu cầu thị trường, nâng cao
vị thế của chủ thể cạnh tranh và sản phẩm.
d. Cạnh tranh giúp thực hiện phân phối và điều hoà thu nhập
Trong từng thời điểm, một sản phẩm hàng hoá với những ưu việt nhất định
thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng có thể chiếm được ưu thế trên thị trường,
song vị trí của nó luôn bị đe dọa bởi các sản phẩm cùng loại khác tiến bộ hơn. Có
cạnh tranh, các nhà kinh doanh không thể lạm dụng mãi ưu thế của mình. Vì vậy,
cạnh tranh sẽ tác động một cách tích cực đến việc phân phối và điều hoà thu nhập.
e. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới
Giống như những quy luật tồn tại và đào thải của tự nhiên, quy luật cạnh tranh
trong kinh tế luôn khẳng định chiến thắng thuộc về kẻ mạnh, những chủ thể kinh
doanh có tiềm năng, có trình độ quản lý và tri thức về kỹ thuật công nghệ, có tư duy
kinh tế và kinh nghiệm thương trường sẽ tồn tại và phát triển. Còn những chủ thể
kinh doanh yếu kém, không đủ năng lực cạnh tranh sẽ bị đào thải khỏi thị trường
hay còn gọi là phá sản.


13

Đối với xã hội, phá sản doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực
vì các nguồn lực xã hội được chuyển sang cho nhà kinh doanh khác tiếp tục sử dụng

một cách hiệu quả hơn. Vì vậy, phá sản không phải là sự huỷ diệt hoàn toàn. Việc
duy trì các doanh nghiệp kém hiệu quả còn gây ra nhiều lãng phí cho xã hội hơn là
phá sản. Do đó, cạnh tranh trở thành động lực phát triển, không chỉ thôi thúc mỗi cá
nhân, các chủ thể kinh doanh, mà còn là động lực phát triển nền kinh tế của mỗi
quốc gia.
1.2.1.3. Đặc trưng của cạnh tranh
a. Tính hai mặt của cạnh tranh
Cạnh tranh có hai mặt tích cực và tiêu cực. Hai mặt này tồn tại song song khi
cạnh tranh thực hiện các vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường.
Về mặt tích cực, cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế, thúc đẩy các hoạt
động sản xuất kinh doanh phát triển. Không có cạnh tranh, không có tính năng động
và sáng tạo trong nền kinh tế. Kinh doanh phải tính đến lợi nhuận. Và nếu việc tính
toán đến lợi nhuận trên cơ sở sáng tạo ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ để đem
đến cho người tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, giá cả hợp lý thì đó là
biểu hiện của những hành vi kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh công bằng. Cạnh
tranh bằng những ưu thế vượt trội về phương thức và tư duy kinh doanh, bằng khoa
học công nghệ chứ không phải dựa vào những thủ pháp gian dối, lừa đảo để vượt
qua đối thủ cạnh tranh, gây ra sự lãng phí của cải và các nguồn lực trong xã hội.
Song song với những mặt tích cực, cạnh tranh cũng thể hiện những tiêu cực
nhất định cần hạn chế và điều chỉnh. Thể hiện ở chỗ: cạnh tranh có xu hướng phân
hoá các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có ưu thế sẽ giành thắng lợi trong các
cuộc cạnh tranh, uy tín được nâng cao, lợi nhuận kinh tế thu được ở mức cao hơn;
còn các doanh nghiệp không đủ năng lực để cạnh tranh sẽ gặp nhiều khó khăn, có
nguy cơ dẫn đến phá sản. Cạnh tranh cũng có thể đưa đến sự phân cực giàu nghèo,
mạnh yếu, người lao động có thể bị mất việc làm (do áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật hoặc do doanh nghiệp bị phá sản). Điều này sẽ tạo ra sức ép đáng kể
đối với các chính sách kinh tế và chính sách xã hội ở mỗi quốc gia. Một hậu quả



×