Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Mối quan hệ giữa TỰ DO và TẤT YẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.25 KB, 5 trang )

TỰ DO VÀ TẤT YẾU.
Để giải quyết vấn đề về tự do và tất yếu, triết học lịch sử có thể và cần phải đi theo 1
con đường đối lập với các con đường mà các khoa học khác đã đi. Nó không nên bắt
đầu bằng cách định nghĩa thế nào là tự do, tất yếu, rồi đem gò những hiện tượng của
cuộc sống vào trong các định nghĩa đó, mà trái lại, cần phải nghiên cứu 1 số lượng
khổng lồ những hiện tượng thuộc phạm vi và lệ thuộc vào nó, rồi rút ra định nghĩa về
2 khái niệm này.
I.QUAN HỆ GIỮA TỰ DO VÀ TẤT YẾU.
Dù quan sát một sự vật hiện tượng bất kỳ nào, ta cũng phải xem như đó là sản phẩm
của tự do và đồng thời là sản phẩm của những quy luật tất yếu.
Thường thường, tuỳ theo quan điểm của ta khi quan sát hiện tượng, ta sẽ cho nó nặng
về mặt tự do hay mặt tất yếu nhiều hơn, nhưng trong bất kỳ hành động, hiện tượng
nào, ta đều thấy có 1 phần tự do và 1 phần tất yếu. Nếu ta càng thấy nó có nhiều tính
tự do thì lại càng thấy nó ít tính tất yếu, và ngược lại. Quan hệ giữa tự do và tất yếu
tăng hay giảm tuỳ theo quan điểm của người ta khi quan sát hành động, nhưng quan
hệ này bao giờ cũng là một quan hệ ngược chiều.
VD: Một người sắp chết đuối bám vào 1 người khác và kéo người đó chết theo mình,
một bà mẹ đói lả và phải nuôi con đã ăn trộm thức ăn, hay một người lính tuân theo
mệnh lệnh cấp trên đã giết 1 người khác không có khả năng tự vệ, thì là những người
có vẻ nhẹ tội hơn. Nếu chúng ta đã biết được điều kiện của họ thì họ có vẻ ít tự do
hơn và phục tùng quy luật tất yếu nhiều hơn, nhưng nếu chúng ta không biết được
điều kiện, hoàn cảnh của họ, không biết được rằng người kia đang sắp chết đuối, bà
mẹ kia đang đói, người binh sĩ kia đang trong hàng ngũ, thì chúng ta lại cho rằng họ
có nhiều tự do hơn. Cũng như vậy, một người đã phạm tội giết người cách đây 20
năm, sau đó sống đến nay mà không làm hại đến ai, thì có vẻ nhẹ tội hơn là khi người
đó vừa giết người ngày hôm qua, bởi vì dưới mắt của người xét xử, hành động giết
người cách đây 20 năm dường như tuân theo quy luật tất yếu nhiều hơn, trái lại, hành
động giết người ngày hôm qua dường như mang tính tự do nhiều hơn. Về những hành
động của những người điên, người say rượu, người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh, vấn đề cũng như vậy. Nếu chúng ta biết được tình trạng thần kinh của họ,
thì hành động của họ có vẻ ít tự do và lệ thuộc vào tất yếu nhiều hơn, nhưng nếu


chúng ta không biết tình trạng của họ, thì hành động của họ lại mang tính tự do nhiều
hơn và ít tất yếu hơn. Trong tất cả các trường hợp này, khái niệm tự do tăng hay giảm,
tất yếu giảm hay tăng là tuỳ theo quan điểm của người xét xử hành động. Tính tất yếu
càng lớn thì tự do càng giảm và ngược lại.
II. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÍNH TỰ DO VÀ TẤT YẾU.
Trong tất cả các trường hợp, quan niệm của chúng ta về tự do và tất yếu đều chỉ căn
cứ trên 3 điều:
1. Mối quan hệ giữa sự vật với không gian hay thế giới bên ngoài.
2.Mối quan hệ giữa sự vật đó với thời gian.
3.Mối quan hệ giữa sự vật đó với nguyên nhân gây nên hành động.
- Căn cứ thứ nhất là một khái niệm về vị trí nhất định của mỗi sự vật đối với những gì
cùng tồn tại với nó. Chính vì căn cứ này mà hiển nhiên là người sắp chết đuối là ít tự
1


do hơn và phải phục tùng tất yếu nhiều hơn là người đứng trên đất liền. Hành động
của một người đã có gia đình, công việc thì ít tự do hơn và phục tùng tất yếu nhiều
hơn so với 1 người cô đơn, độc thân.
Nếu ta khảo sát sự vật 1 cách đơn độc ở ngoài những mối quan hệ với ngoại cảnh, thì
ta có cảm giác mỗi hành động của nó đều là tự do. Nhưng nếu ta tìm thấy mối quan
hệ nào đó của sự vật với ngoại cảnh, thì ta sẽ nhận thấy rằng mỗi điều kiện này đều
ảnh hưởng đến nó, và ít nhiều đều chỉ huy 1 mặt nào đấy trong hoạt động của nó. Và
ta càng nhận thức được những ảnh hưởng này thì quan niệm của ta về tự do của nó
càng bớt đi, ta càng cảm thấy nó phục tùng sự tất yếu.
- Căn cứ thứ hai là một khái niệm về vị trí của con người trong thời gian. Phần tự do
và tất yếu mà chúng ta gán cho hành động nhiều hay ít phụ thuộc vào khoảng cách
thời gian dài hay ngắn từ khi hành động kết thúc đến khi người ta nhận thức, phê
phán nó. Trong lịch sử, ta cũng thấy mức độ chắc chắn của sự tham gia của ý chí tự
do vào những công việc của con người tăng hay giảm theo thời gian. Một biến cố vừa
xảy ra, thì ta có cảm tưởng đó hiển nhiên là hành động do ý chí tự do của những

người tham gia vào biến cố, nhưng nếu biến cố này xảy ra đã lâu thì ta chỉ thấy những
hậu quả tất yếu của nó, ngoài ra không thấy gì khác. Và ta càng lùi sâu về quá khứ mà
khảo sát các biến cố thì những biến cố này càng có vẻ ít tự do, và quy luật của tính tất
yếu càng hiển nhiên. Ví dụ như năm 1812, Napôlêông đem quân sang đánh nước
Nga. Nếu như chúng ta ở vào thời điểm đó, chúng ta sẽ cho rằng việc đó xảy ra la do
ý muốn của Napôlêông, và do đó ông ta đã ra mệnh lệnh. Nhưng thực tế, khi đứng ở
hiện tại để nghiên cứu về biến cố này, sự thật không hoàn toàn như vậy. Trong toàn
bộ hoạt động của Napôlêông, ta sẽ không tìm thấy có cái gì giống như sự biểu hiện
của ý muốn ấy, trái lại ta sẽ thấy trong hàng ngàn mệnh lệnh của ông ta có những
mệnh lệnh hết sức mơ hồ và mâu thuẫn. Trong vô số những mệnh lệnh của
Napôlêông có một loạt mệnh lệnh nhất định đã được chấp hành, nhằm tiến hành cuộc
viễn chinh năm 1812, không phải vì những mệnh lệnh này có gì khác những mệnh
lệnh không được chấp hành, mà chỉ vì loạt mệnh lệnh này đã phù hợp với 1 loạt các
biến cố, sự kiện trước đó, phù hợp với các biến cố lịch sử. Điều đó cũng giống như
khi dùng một cái khuôn dùng để vẽ hình, người ta có được hình này hay hình kia
không phải vì người ta đã bôi màu ở những chỗ đó theo 1 cách thức nào đó, mà bởi vì
người ta đã lấy màu bôi lên khắp khuôn.
- Căn cứ thứ 3 là mức độ ta có thể nắm bắt được mối liên hệ nhân quả giữa các sự
vật, hiện tượng. Khi ta tuyệt nhiên không hiểu nguyên nhân của một hành động dù
đấy là 1 tội ác, hay một việc thiện, thì ta sẽ thừa nhận rằng trong hành động này phần
tự do chiếm ưu thế. Nếu là 1 tội ác thì trước hết ta yêu cầu phải trừng phạt, nếu là
việc thiện thì ta tán thưởng. Nhưng nếu chỉ cần biết 1 nguyên nhân trong vô số các
nguyên nhân, thì ta sẽ thừa nhận 1 phần tất yếu nào đó và sẽ bớt đòi hỏi trừng trị tội
ác, ta cũng sẽ thấy việc thiện bớt giá trị. Nếu 1 tên tội phạm vốn được nuôi dưỡng ở
giữa những kẻ gian ác, thì tội ác của nó sẽ nhẹ bớt. Sự hy sinh của 1 người cha, người
mẹ dễ hiểu hơn là 1 tinh thần hy sinh không có lý do, cho nên ta thấy nó không đáng
quý bằng và ít tự do hơn. ( Sự hy sinh của cha mẹ dành cho con cái đó thực ra chỉ
đáng quý với mỗi người con. Ví dụ như dù cha mẹ bạn có chăm sóc bạn chu đáo đến
mức nào thì cũng không mấy khi được đăng lên báo, lên TV, trong khi chỉ cần 1 hành
2



động dũng cảm như cứu người khi gặp nạn thì lại luôn được biểu dương, có khi còn
được nhận tiền thưởng ).
Nếu như chúng ta càng biết được nhiều nguyên nhân của 1 hành động, 1 sự việc, 1
hiện tượng thì ta lại càng thấy nó ít tự do hơn và phục tùng tất yếu nhiều hơn.
Chính dựa trên 3 căn cứ ấy mà pháp luật có những trường hợp miễn tội và giảm tội.
Trách nhiệm pháp lý lớn hay nhỏ là tuỳ ở chỗ người ta biết được nhiều hay ít về hoàn
cảnh của người bị xét xử trong khi phạm tội, tuỳ khoảng thời gian từ lúc hành động
đến lúc xét xử dài hay ngắn và tuỳ ở chỗ ta hiểu biết nhiều hay ít về nguyên nhân của
hành động.
III. KHÔNG TỒN TẠI MỘT TÌNH TRẠNG TỰ DO HOÀN TOÀN VÀ TẤT YẾU
HOÀN TOÀN.
A. Không tồn tại tình trạng tự do hoàn toàn.
Nếu ta xét 1 sự vật mà ít liên hệ với thế giới bên ngoài nhất, thời gian lúc hành động
xảy ra gần hiện tại nhất, và những nguyên nhân của hành động ấy đều không thể hiểu
được thì ta sẽ cảm tưởng trong hành động này phần tự do tăng lên đến mức tối đa và
phần tất yếu là tối thiểu. Nhưng không bao giờ có 1 tình trạng tự do hoàn toàn:
- Dù ta quan niệm sự vật không có liên hệ với thế giới bên ngoài thì nó cũng luôn
phải chịu sự tác động của chính bản thân nó. Tôi giơ cánh tay lên và buông nó
xuống. Cử động đó có vẻ tự do, nhưng thực ra là tôi đã luôn giơ tay theo chiều mà cử
chỉ này ít gặp cản trở nhất, và thấy thoải mái nhất, và cánh tay tôi luôn chịu sự chỉ
huy của bộ não. Muốn quan niệm con người là tự do, ta phải quan niệm nó ở ngoài
không gian, điều đó là không thể được.
-Dù ta có thể rút ngắn thời gian từ khi hành động đến khi chúng ta nhận thức, phê
phán thì cũng không thể đi đến khái niệm tự do hoàn toàn trong thời gian. Tôi giơ
cánh tay lên vào đúng thời điểm này và tôi tự hỏi rằng tôi có thể sửa đổi hành động
giơ tay đó bằng 1 hành động khác được không? Hoàn toàn không. Thời gian đã qua
và tôi không có cách nào giữ nó lại. Cánh tay mà lúc nãy tôi giơ lên và bầu không khí
trong đó tôi đã thực hiện cử động không phải là cánh tay đang nằm yên và bầu không

khí quanh tôi bây giờ. Giây phút trong đó cử động giơ tay trước kia được thực hiện
bây giờ không thể trở lại nữa, và lúc ấy chỉ có thể làm 1 cử động duy nhất, và dù cho
đó là bất cứ cử động gì thì nó cũng là cử động duy nhất, không thể nào quay lại thời
điểm đó để có thể làm một cử động khác thay thế được. Muốn quan niệm cử động
này tự do thì phải hình dung nó luôn ở trong hiện tại, không bao giờ là quá khứ, nghĩa
là ở ngoài thời gian và điều đó là không thể nào có được.
-Việc tìm hiểu nguyên nhân của 1 sự việc dù có khó khăn đến đâu chăng nữa, cũng
không thế có được 1 sự tự do tuyệt đối, nghĩa là không có nguyên nhân. Nếu như một
hiện tượng hoàn toàn không có nguyên nhân thì chúng ta không thể nào quan niệm
được hiện tượng đó. Tôi giơ 1 cánh tay lên để làm 1 hành động độc lập với mọi
nguyên nhân, nhưng chính ý muốn thực hiện 1 hành động không có nguyên nhân lại
chính là nguyên nhân để tôi giơ tay.
Như vậy, nếu ta quan niệm 1 sự vật với những hành động mang tính tự do tuyệt đối
thoát ly ra khỏi không gian, ra ngoài thời gian và không có 1 nguyên nhân nào cả thì
không bao giờ có thể xảy ra. Nếu ý chí của mỗi người đều là tự do, tức nếu mỗi người
3


có thể hành động theo sở thích của mình, thì lịch sử sẽ chỉ là một chuỗi những hiện
tượng ngẫu nhiên không liên quan gì với nhau.
B. Không tồn tại 1 tình trạng tất yếu tuyệt đối.
Nếu ta xét 1 sự vật mà mối liên hệ với thế giới bên ngoài được biết đến rõ rệt nhất,
thời gian lúc hành động xảy ra xa hiện tại nhất, và những nguyên nhân của hành
động ấy đều dễ hiểu nhất thì ta sẽ cảm tưởng trong hành động này phần tất yếu tăng
lên đến mức tối đa và phần tự do là tối thiểu. Nhưng không bao giờ có 1 tình trạng
tất yếu hoàn toàn:
- Sự hiểu biết của chúng ta về điều kiện không gian dù có nhiều đến mức nào thì nó
cũng không bao giờ là hoàn toàn, bởi vì số lượng những điều kiện này là vô cùng lớn
cũng như không gian là vô cùng. Chính vì chưa xác định được tất cả những điều
kiện, tất cả những ảnh hưởng tác động đến sự vật, cho nên không có tất yếu hoàn

toàn mà vẫn còn 1 phần tự do nào đó.
- Dù ta có kéo dài đến đâu cái khoảng cách thời gian từ khi 1 hiện tượng xảy ra cho
đến khi chúng ta nhận thức, phê phán nó, thì khoảng cách này bao giờ cũng là có
hạn, trong khi thời gian là vô cùng, cho nên về mặt này cũng không bao giờ có tất
yếu hoàn toàn.
- Dù ta có hiểu rõ cái quan hệ nhân quả của 1 hành động, ta cũng không bao giờ có
thể hiểu được toàn bộ quan hệ nhân quả này bởi vì nó là vô tận, ta không bao giờ có
thể đạt đến cái tất yếu tuyệt đối.
Như vậy không thể nào hình dung 1 hành động chỉ phục tùng quy luật tất yếu của tự
nhiên mà không có 1 chút tự do nào cả. Bạn bảo rằng người nô lệ kia không có tự do,
nhưng thực ra anh ta có rất nhiều sự tự do, chẳng hạn khi bước đi, anh ta có thể lựa
chọn bước chân trái hay chân phải trước đều được, hay anh ta có thể bộc lộ ý nghĩ
của mình thông qua những câu nói, cách nói khác nhau.
Như vậy không có 1 tình trạng tự do hoàn toàn và tất yếu hoàn toàn. Nếu chỉ có tất
yếu mà không có tự do thì ta sẽ đi đến chỗ định nghĩa luật tất yếu bằng chính bản
thân sự tất yếu, tức là đi đến 1 hình thức mà không có nội dung. Nếu như chỉ có tự
do mà không có sự tất yếu thì đó là tự do vô điều kiện, ngoài không gian, thời gian,
quy luật nhân quả và chính vì vậy đó chỉ là một nội dung mà không có hình thức.
Tất yếu được biểu hiện bởi lý trí. Tự do được biểu hiện bởi ý thức,
Tự do là cái mà người ta đang khảo sát hoặc chưa được khảo sát. Tất yếu là cái đã
được khảo sát. Tự do là nội dung. Tất yếu là hình thức.
Nếu như tách rời 2 yếu tố này, người ta sẽ đi đến những khái niệm tách rời nhau, bài
trừ nhau, và không thể hiểu được thế nào là tự do và tất yếu. Chỉ có cách kết hợp cả
2, ta mới có thể đi đến khái niệm rõ rệt về sự sống con người. Tất cả những điều ta
biết được về sự sống chỉ là một quan hệ nào đó giữa tự do và tất yếu , nghĩa là giữa ý
thức và quy luật của lý trí. Trong các môn khoa học thực nghiệm, người ta gọi cái gì
đã biết là tất yếu, cái gì chưa biết là sức sống. Cũng như vậy, trong sử học, ta gọi cái
gì biết được là quy luật của tất yếu, còn cái không thể biết được là quy luật của tự do.
Đối với sử học, tự do chỉ là biểu hiện cái phần chưa biết còn sót lại trong những điều
ta biết được về những quy luật của đời sống con người.


4


5



×