Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Các bài văn nghị luận xã hội hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.22 KB, 6 trang )

                  Các bài văn nghị luận xã hội hay, ôn thi hsg văn 9
ĐỀ BÀI: Ý thức hát quốc ca của học sinh hiện nay
Mở bài:
Hát quốc ca vào lễ chào cờ thứ hai hàng tuần là hoạt động bắt buộc tại các trường học. Bài quốc ca hùng tráng vang
lên trong buổi lễ chào cờ trang nghiêm nhắc nhở chúng ta về một thời kì đấu tranh anh dũng, đau thương và bất khuất
của dân tộc bảo vệ nền độc lập nước nhà. Bài quốc ca khơi gợi trong ta tinh thần yêu nước, ý thức giữ gìn và bảo vệ
nền độc lập trong thời đại mới. Thế nhưng, ngày nay, học sinh ngày càng không có ý thức nghiêm túc trong việc hát
quốc ca. Hành động ấy làm mất đi sự nghiêm trang trong buổi lễ chào cờ.
Thân bài:
Hiện trang hát quốc ca của học sinh hiện nay:
Ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng tồi tệ. Trước hết là vấn đề giữ trật tự trước khi hát quốc ca. Học sinh thiếu
nghiêm túc, không chịu thực hiện theo hiệu lệnh của người điều khiển chào cờ, gây mất trật tự. Người điều khiển chào
cờ phải mất một thời gian mới ổn định được trật tự trong sân trường.
Khi bắt đầu hát quốc ca, nhiều học sinh không hát, hoặc hát nhỏ, hát nhép lấy lệ cho có. Không những thế, có học sinh
cười đùa, trêu chọc nhau ngay khi cả trường đang hát quốc ca. Hành đông ấy khiến cho sân trường lộn xộn, mất trật tự.
Buổi lễ chào cờ và việc hát quốc ca trở nên thiếu nghiêm túc.
Nhiều học sinh không hát, hoặc hát quá nhỏ, nên chỉ nghe giọng bè, rề rà, kéo dài, uể oải không đúng với giọng điệu
nghiêm trang, hùng tráng của bài quốc ca. Lúc mới bắt đầu còn nghe rõ. Sau nhỏ dần hoặc lạc nhịp hoặc ê a lấy lệ.
Cuối cùng chỉ còn những tiếng xì xào rồi dừng hẳn. Người điều khiển buổi lễ chào cờ gần như độc diễn trong tiếng loa
vang vang.
Hầu hết học sinh hát sai nhiệp, không khớp với nền nhạc. Bài quốc ca trở nên rời rạc, không còn khí thế. Việc hát quốc
ca mất đi ý nghĩa tôn nghiêm.
Đâu chỉ có thế, ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Nhiều học sinh không hề thuộc lời
bài quốc ca. Thậm chí, có học sinh tự “chế” lời bài hát. Việc hát quốc ca trong mỗi buổi lễ chào cờ bị xem thường.
Nguyên nhân của hiện tượng hát quốc ca hiện nay:
Đầu tiên là do bởi việc sinh hoạt dưới cờ không diễn ra thường xuyên. Tại nhiều trường học, việc ấy không được tiến
hành một cách nghiêm túc. Việc quán triệt tư tưởng, ý thức giữ trật tự và hát quốc ca nghiêm túc, khí thế, đồng đều
không được nhắc nhở thường xuyên. Nhà trường không đủ thời gian để hướng dẫn, tập dợt và kiểm tra việc hát quốc
ca của học sinh ở từng lớp học. Thậm chí nhiều trường học còn không quan tâm đến công tác này. Sự lơ là của nhà
trường khiến cho học sinh xem thường việc hát quốc ca và ý nghĩa của buổi lễ chào cờ đầu tuần.
Học sinh không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Nhiều học sinh cho rằng hát quốc ca chỉ là hình thức,


không có gì quan trọng. Cho nên, học sinh không hát, hoặc hát một cách miễn cưỡng, đối phó. Từ một vài học sinh
kéo theo nhiều học sinh không chịu thực hiện hát quốc ca nghiêm túc.
Ở nhiều trường học, hoạt động chào cờ thường kéo dài khiến học sinh chán nản, mệt mỏi. Các hoạt động nhàm chán
cứ lặp đi, lặp lại, học sinh không còn hứng thú nữa. Có khi, học sinh phải thực hiện buổi lễ chào cờ dưới sân trường
nắng gắt. Điề kiện bất lợi khiến học sinh không thể tập trung giữ trật tự đến hết buổi lễ được.
Nhiều học sinh không hiểu hết ý nghĩa của hoạt động chào cờ và việc hát quốc ca. Từ đó thiếu lòng tôn trọng, không
tuân thủ hiệu lệnh, không thực hiện hát quốc ca một cách nghiêm túc.
Gia đình và xã hội không thường xuyên nhắc nhở học sinh về ý thức trách nhiệm hát quốc ca. Trong đời sống thường
ngày, việc hát quốc ca ít diễn ra trong cộng đồng. Phụ huynh cũng không thường cùng các em tham gia các buổi tưởng
niệm nhằm rèn luyện ý thức hát quốc ca và trách nhiệm đối với cộng đồng. Người lớn không gương mẫu, trở thành
tấm gương xấu cho học sinh làm theo.
Nhiều học sinh cảm thấy mắc cỡ, xấu hổ khi hát trước tập thể khiến việc hát quốc ca trong buổi lễ chào cờ diễn ra hết
sức khó khăn.
Hậu quả của việc hát quốc ca thiếu nghiêm túc:
Hậu quả đầu tiên là buổi lễ chào cờ ở các trường học diễn ra chậm chạp, nặng nề, mất đi khí thế. Ý nghĩa giáo dục của
hoạt động chào cờ và hát quốc ca cũng mất đi.
Nếu không được chấn chỉnh, nghiêm khắc nâng cao ý thức việc hát quốc ca của học sinh, lâu dần, hoạt đông hát quốc
ca không còn được tôn trọng và nghiêm túc thực hiện.
Hát quốc ca thiếu nghiêm túc làm mất đi ý nghĩa trọng thể của hoạt động chào cờ và tính thiêng liêng của bài ca tổ
quốc. Lòng tự tôn dân tộc và tình yêu tổ quốc cũng bị phai mờ, ảnh hưởng đến ý thức, trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tổ
quốc của học sinh.


Giải pháp khắc phục hiện trạng hát quốc ca hiện nay:
Trước hết, nhà trường phải quyết liệt chấn chỉnh hoạt động chào cờ đầu tuần. nhắc nhở, xử phạt, kỉ luật để giữ gìn tính
tôn nghiêm của hoạt động thiêng liêng này.
Nhà trường phải có hoạt động hướng dẫn, tập luyện và kiểm tra thường xuyên hoạt động hát quốc ca của học sinh. Nên
quy định hát quốc ca tại lớp mỗi tuần. Đưa bài quốc ca vào chương trình học tập để nâng cao ý nghĩa của bài quốc ca
và tầm nhận thức của học sinh. Từ đó khắc sâu ý thức trách nhiệm và lòng yêu tổ quốc đối với từng học sinh.
Gia đình và xã hội phải quan tâm hơn nữa đến hoạt đông hát quốc ca của học sinh. Hãy giải thích ý nghĩa của bài ca tổ

quốc và cách hát quốc ca một cách nghiêm trang, hùng hồn thể hiện được khí thế và âm điệu của bài hát.
Mỗi học sinh phải có ý thức nghiêm túc khi hát bài quốc ca. Quốc ca phải được hát lên bằng lời, hát một cách chân
thật, hùng hồn, thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, gửi gắm tình yêu và niềm kì vọng lớn lao vào tương lai đất
nước. Mỗi học sinh thực hiện hát quốc ca nghiêm túc sẽ truyền cảm hứng cho nhiều học sinh khác làm theo.
Bài học nhân thức:
Thực hiện hát quốc ca nghiêm túc là thể hiện ý thức tôn trọng bản thân. Hát quốc ca nghiêm túc thể hiện trách nhiệm
cao cả đối với dân tộc, đối với đất nước.
Cảm xúc thiêng liêng, niềm tự hào sâu sắc trong buổi lễ chào cờ nghiêm trang sẽ tạo một niềm tin tưởng vững chắc
vào tương lai đât nước.Nó cỗ vũ tinh thần học tập và ý thức trách nhiệm dựng xây đất nước.
Kết bài:
Đối với mỗi dân tộc, quốc ca là bài ca thể hiện sức mạnh dân tộc và niềm tin chiến thắng. Đó là lời ca vang lên từ sâu
thẳm con tim, là ý chí, nguyện vọng và sự gắn kết thiêng liêng của cả dân tộc. Và mỗi khi đất nước lâm nguy, nền hòa
bình bị đe dọa, bài quốc ca là tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc thúc giục ta tiến bước lên đường bảo vệ non sông.
Nghị luận: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý
giá khác nữa.
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích câu nói:
Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc
sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.
Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả. - đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác .
Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của
mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công.
2. Phân tích, chứng minh:
(Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?)
Ý 1: Niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin.
Niềm tin vào bản thân không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn
là nền tảng của mọi thành công.
Để có được thành công, có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa
vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.
Ý 2: Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để

vươn lên
"Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại" (Bovee). Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng
cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm... Nếu con người
không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất
tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình.
Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội... thậm
chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình,
biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.
Ý 3: Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng thành:
Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng
càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên,
chiến thắng tất cả.
3. Đánh giá – mở rộng:
Ý kiến chứa đựng một triết lí nhân sinh sâu sắc, hướng con người biết nhận ra và có ý thức gìn giữ chân giá trị của
cuộc sống.
Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình,
không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại:


Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có
những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân, dễ bỏ cuộc nên sẽ khó có được thành công.
Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện theo ý kiến tham
khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng "đẽo cày giữa đường", "lắm thầy thối ma".
Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn
họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua?
4. Bài học:
* Nhận thức:
Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và
được mọi người quý trọng.
Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự

kiêu, tự phụ sẽ thất bại.
* Hành động:
Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải luôn tự đặt câu hỏi cho mình: phải làm gì để xây dựng niềm tin trong
cuộc sống?
Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu
đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.
ĐỀ BÀI: "Tình bạn chân chính là viên ngọc quý". Suy nghĩ của em về câu nói trên.
Cùng với tình yêu, nhiều người trong cuộc đời còn có tình bạn, sống trong tình bạn. Đã có nhiều ý kiến, nhiều câu ca,
câu thơ nói về tình bạn. Nhà triết học vĩ đại Các Mác từng nói: “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”.
Ngọc là một loại đá - kim loại rất cứng, màu sắc óng ánh tuyệt đẹp, rất quý hiếm; quý hiếm hơn cả vàng, thường được
chế tác thành đồ nữ trang, pho tượng. Ngọc có nhiều loại, đủ màu sắc như hồng ngọc, bạch ngọc, ngọc lam, ngọc phỉ
thúy, bích ngọc, ngọc trai. Các vua chúa ngày xưa hay dùng ngọc để làm quốc ấn. quốc bảo - biểu tượng cho vương
triều.
Tình bạn chân chính là tình bạn trong sáng, tâm đầu ý hợp, thủy chung, hết lòng yêu thương nhau, tôn quý nhau;
không vụ lợi, không dung tục tầm thường.
Các Mác dùng lời nói so sánh “tình bạn chân chính là viên ngọc quý" nhằm hình tượng hóa, cụ thể hóa tình bạn chân
chính là tình bạn đẹp, tình bạn quý, rất đáng trân trọng, ngợi ca.
Nếu ngọc có nhiều loại thì tình bạn cũng có nhiều thứ: bạn học thời ấu thơ, bạn cùng trang lứa (đồng tuế), bạn cùng
quê (đồng hương), bạn đồng khoa, bạn buôn bán làm ăn, bạn đồng đội, bạn chiến đấu...
Tại sao “tình bạn chân chính là viên ngọc quý?".
Bạn chân chính yêu thương nhau, quý trọng nhau như anh em ruột thịt, cùng chung chí hướng, giúp đỡ nhau học hành,
làm ăn. Bạn chân chính sẽ cùng nhau chia ngọt sẽ bùi với nhau, nghèo khổ, hoạn nạn có nhau, hết lòng giúp đỡ lần
nhau vượt qua vận hạn. Bạn chân chính vào sinh ra tử có nhau, nghèo khổ, vinh hiển đều gắn bó với nhau, trọn đời sắt
son chung thủy. Tình bạn tri âm, tri kí, tình bạn chiến đâu, tình đồng chí... là viên ngọc quý, sáng trong mãi trong cõi
đời.
Sống trong tình bạn chân chính, ai cũng tự hào cảm thấy mình vô cùng hạnh phúc, “lớn lên” trong cuộc đời, tự tin
trước mọi gian nan thử thách.
Bá Nha - Tứ Kì. Lưu Bình - Dương Lễ, Mác - Ang-ghen... là những gương sáng tuyệt đẹp về tình bạn chân chính thủy
chung.
Có những câu ca nói về niềm hạnh phúc được sống trong tình bạn chân chính, được gặp gỡ bạn hiền:

Ra đi gặp được bạn hiền,
Sướng bằng ăn quả đào tiên trên trời.
(Ca dao)
Cụ Tam nguyên Yên Đổ có bài thơ kiệt tác Khóc Dương Khuê nói lên một tình bạn thủy chung của hai nhà nho ngày
xưa. Một tình bạn chân chính tuyệt đẹp. Lời thơ thấm đầy lệ:
Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,
Phận đấu thăng chẳng dám than trời.
Bác già tôi củng già rồi
Biết thôi thôi thế thì thôi mới là (...)
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương.
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.


Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ca ngợi tình bạn chiến đấu của hai người lính cụ Hồ trong những năm đầu kháng
chiến chống Pháp (1946 - 1954), nhiều người trong chúng ta đã được học và nhớ:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!
Trên đời, có bạn chân chính sắt son thủy chung, lại có thứ bạn sớm nắng chiều mưa của bọn lừa thầy phản bạn. “Tin
bạn mất vợ, tin bợm mất bò” là câu tục ngữ chê trách “tình bạn” của kẻ bất lương. Có trải qua hoạn nạn, khó khăn mới
đo được tình bạn; tình bạn chân chính hay cách sống của kẻ vụ lợi, cơ hội:
Khi vui thì vỗ tay vào,
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai!
(Ca dao)
Sống ở đời có mấy người không có bạn? Bạn thân hay bạn sơ. Có một tình bạn chân chính, bạn tri âm tri kỉ đâu phải
dễ. Nguyễn Sương, một danh sĩ đời Lê từng nói: “Hồ hải thập niên tri kỉ thiểu”.
Nghĩ về những gương sáng về tình bạn trong cuộc đời xưa nay, gần xa nhắc lại câu nói của Các Mác về tình bạn, tuổi
trẻ mỗi chúng ta đang sống trong thời hội nhập của nền kinh tế thị trường, chắc đã nhìn thấy bao kẻ ăn chơi đua đòi mà
sa ngã. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là bài học sâu sác mà mỗi chúng ta cần nhớ khi chọn bạn và

kết bạn.
Đề bài: Suy nghĩ về ý kiến: “ Sống là không chờ đợi” trong cuộc sống
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều được tạo háo trao tặng cho mình những cơ hội, những điều kiện thuận lợi để phát
triển, chính vì thế, biết nắm bắt kịp thời chúng ta sẽ dành được rất nhiều điều có giá trị, có ý nghĩa trong cuộc sống.
Đúng như cuộc sống đã dạy ta: “Sống là không chờ đợi”.
Trong cuộc sống mỗi chúng ta đều được tạo hóa ban tặng cho mình quyền được sống, được sinh ra, chính vì thế chúng
ta cần phải chủ động, tích cực quyết định số phận cũng như số phận của mình trong cuộc sống, luôn tích cực học hỏi
và dám thay đổi bản thân. Sống luôn phải cố gắng học hỏi và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, luôn phải nắm bắt
những vấn đề trong cuộc sống, luôn cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày. Luôn cố gắng đạt được
những điều có giá trị, có ý nghĩa cho cuộc sống của mình.Phải tích cực chủ động hơn trong cuộc sống, phải luôn tạo ra
những điều mới mẻ, biết phát triển và làm tốt những việc làm hay những điều mà chúng ta đã lựa chọn.
“Sống là không chờ đợi”, đây cũng là ý kiến hay, nó giáo dục mỗi chúng ta cần tích cực hơn với cuộc đời của mình,
không nên chờ đợi, bởi số phận sẽ quyết định nhiều điều từ cuộc sống của mình. Mà mỗi người chúng ta sinh ra ai ai
cũng đều phải cố gắng thay đổi cuộc sống, tích cực hơn trong cuộc sống của mình, chủ động sáng tạo và làm được
những điều tốt nhất cho cuộc sống.
Không nên chông chờ vào vận mệnh hay sự giúp đỡ của người khác. Đúng như trong dân gian ta đã có nhiều câu nói
về sự cố gắng trong cuộc sống, không chịu khuất phục trước cuộc sống của mình: “ Chúng ta không chọn được nơi
chúng ta sinh ra, nhưng chúng ta có thể quyết định được nơi chúng ta sẽ đứng”. Câu nói này đã để cập đến vấn đề
chúng ta cần phải tích cực, chủ động hơn trong cuộc sống của mình, không được chông chờ vào cuộc sống, vào vận
may mà cần phải tự quyết định cuộc sống, số phận của mình.
Luôn cố gắng rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày, luôn rèn luyện, nâng cao được tri thức, trí tuệ của bản
thân, điều đó có ý nghĩa giáo dục mỗi chúng ta sâu sắc và hiệu quả hơn. Luôn phải có kế hoạch sống đúng đắn, sống
có mục đích rõ ràng, luôn phải tự quyết định lấy cuộc sống cũng như số phận của mình trước những vấn đề của cuộc
sống.
Đề bài: M.Go- rơ- ki từng nói: " Hãy yêu sánh, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống"
Suy nghĩ của bạn về cân nói trên.
BÀI LÀM
Sách là ông thầy, là người bạn vô cùng thân thiết đối với những người hiếu học xưa nay. Biết yêu sách và ham mê đọc
sách là một đức tính quý báu cần được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ. Khẳng định giá trị và lợi ích to lớn
của sách, văn hào Go-rơ-ki có nói:

"Phải yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Sách là một trong nhũng thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm
tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại
như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp
đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in
thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô
cùng sửng sốt!
Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể
sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng


Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,...trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái
đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như
"Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",... những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben
mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán - Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những
chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng
tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,... sẽ đời đời bất tử.
Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và
mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có
loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho
nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ
vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời “mắt không
rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!
Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường.
Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: “Sĩ, nông,
công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là
vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống
trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi"
(Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì
phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học

tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".
"Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống
trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời
sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên
nhiên.
Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết:
"Nên thợ, nên thầy vì có học,
No ăn, no mặc bởi hay làm".
(Bảo kính cảnh giởi - bài 46)
Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị,
vừa ý thức được: "Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng"
(Trung dung).
Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ (người trí thức)
trong xã hội.
Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy,
học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật, sách ngoại ngữ, sách
văn học,... biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây
dựng đất nước phồn vinh.
Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như úc Trai đã nói: "Gia
hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ
chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách.
Hơn bao giờ hết, chúng ta càng thấy rõ câu nói của Go-rơ-ki là một lời khuyên đẹp: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến
thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Hãy like và share để m.n cùng tham khảo nhé
Đề bài: suy nghĩ của em về câu nói: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"
BÀI LÀM:
Được -khẳng định từ thế kí XV trong tác phẩm Bồi kí để danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bão thứ ha, tư
tưởng Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung là một trong những tư tường lớn đã được kiểm nghiệm
qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước. Trong sự phát triển mạnh mẽ và cũng hết sức phức-tạp hiện nay, tư tưởng
này đang được tiếp tục đề cao chú trọng.

Tư tưởng của Thân Nhân Trung cho rằng : "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế
nước yểu, rồi xuống thấp". Chính vì thế "bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ. vun trồng nguyên khí" là việc đầu tiên đã,
đang và cần phải làm cùa nhà nước. Như vậy, theo Thân Nhân Trung hiền tài có vai trò quyết định" đến sự thịnh - suy
của đất nước, hiền tài chính là khí chất làm nên sự sống còn sự phát triển của xã hội, của quốc gia; một nước muốn
mạnh thì điều trước tiên cần quan tâm chú trọng là bổi dượng, chăm chú, đãi ngộ hiền tài.


Có-thể nói tư tuởng của Thân Nhân Trung là một tư tưởng hết sức đúng đắn và tiến bộ. Hiền tài là những người tài
cao, học rộng lại đức độ, đó là những ngựời vừa có trí tuệ lại vừa có nhân cách đáng trọng. Tài năng, trí tuệ sáng suốt
của họ sẽ tạo nên những giá trị, những thành quả, những sản phẩm mới cho con người, cho xã hộ, góp phần cài biến xã
hội, thúc đẩy xã hội vận động, họ là những người có khả năng phán đoán, suy xét thấu đáo, có tầm nhìn xa trông rộng
cho nên có thể vạch ra nhưng đường hướng quan trọng cần thiết cho sự vận động của xã hội trong tương lai... Để xây
đựng một đất nước giàu mạnh về mọi mặt cần thiết phải có những con người tài giỏi, những cá nhân có năng lực, có
tài, có trí tuệ thực sự. Bên cạnh tài năng thì dức độ, nhân cách cùa họ sẽ giúp họ biết sử dụng cái tài của mình vào
những mục đích tốt đẹp, họ sẽ tạo ra những giá trị hữu ích cho cuộc sống. Trong một xã hội không thiếu những cá
nhân có tài, nhưng trong sô' đó không phải ai cũng là hiền tài. Có nhiều người có tài nhưng lại thiếu đức. Những người
này thường đem cái tài của mình phục vụ cho lợi ích cá nhân; không quan tâm, thậm chí đi ngược lại lợi ích chung của
cộng đồng. Trái lại, người hiền tài bao giờ cũng biết suy nghĩ vể lợi ích chung của cộng đồng, về những giá trị chân
chính đích thực cho con người. Chính vì thế những gì mà họ tạo ra bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành
mạnh cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của cả xã hội. Xã hội, đất nước ngày càng đi lên, ngày càng cường thịnh là
nhờ sự đóng góp-của hiền tài. Như vậy, rõ ràng hiền tài chính là "nguyên khí" của một quốc gia, có vai trò quyết định
tới sự thịnh - suy của một đất nước. Một xã hội, một đất nước càng nhiều hiền tài thì càng phát triển nhanh chóng ;
một xã hội, mội đất nước mà thiếu vắng hiền tài thì sẽ rất khó bền vững, khó có được sự ổn định và phát triển.
Tư tưởng của Thân Nhân Trung không chỉ khẳng định vai trò quan trọngcủa hiền tài đối với quốc gia mà còn nêu cao
sự cần thiết củạ việc quan tâm đến hiền tài. Đất nước nào, xã hội nào cũng có những người hiền tài, tuy nhiên những
người hiền tài đó có được phát huy hết những gì mà họ có hay không còn phụ thuộc vào việc có trọng dụng hay không
và trọng dụng của xã hôi, đất nước đó. Một đất nước, một xã hội muốn phát triển cần thiết phải chăm lo bồi dưỡng,
trọng dụng hiền tài, cần trân trọng, tôn vinh những cống hiến, những đóng góp của họ, cần bào vệ, phát huy những giá
trị quý giá mà họ đã đem lai cho xã hội, cần tạo môt mối trường trong sạch, lành mạnh để người hiền tài được phát huy
hết tiềm năng, Cần có sự quan tâm đãi ngộ kịp thời, đúng đắn với người hiền tại. Có như vậy thì hiền tài mới ngày

càng dổi dào và đất nước mới thực sự hưng thịnh. Nqược lại, có hiền tài mà không trọng dụng, thậm chí còn tìm cách
huý hoại thì hiến tài cạn kiệt, không còn những người tài đức đế kiến tạo đất nước, xã hội lâm vào suy thoái. ,trì trệ,
quốc gia tất sẽ đi đến chỗ suy yếu. Điều này đã được minh chứng rõ ràng bằng lịch sử. Chăm lo đến hiền tài là việc
cần làm đầu tiên không chỉ của riêng một nhà nước, một xã hội nào mà là của mọi nhà nước, mọi xã hội.
Hiền tài không phải tự nhiên mà có. Những người hiền tài có một phần nhỏ là tư chất bẩm sinh, phần lớn là nhờ tu
dưỡng, rèn luyện không ngừng trong quá trình sống. Vì thế, bản thân những người tài đức trong xã hội phải luôn thấy
rõ vai trò của mình đối với đất nước, từ đó mà liên tục trau dồi bản than, phát huy tận độ mọi tiềm năng, cống hiến hết
mình cho xã hội trong mọi hoàn cảnh, xứng đáng với sự kì vọng của cộng đổng. Mọi cá nhân trong xã hội phải luôn ra
sức rèn luyện, phấn đấu để thành người tài đức góp phần xây dựng đất nước. Đất nước phát triển thì cuộc sống của
mỗi cá nhân cũng sẽ được đảm bảo.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, yêu cầu phát triển đât nước càng đặt ra một cách bức thiết. Để sánh vai cùng các
nước mạnh trong khú vực và trẽn thế giới, chúng ta cần có nhiều hơn nữa những người tài đức. Chính bởi vậy tư tường
của Thân Nhân Trung thêm một lần nữa cần được khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ của nó. Đó chính là kim chi
nam không chỉcủa một thời đại để xây dựng một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng thực sự.



×