Du lịch chợ bến thành

9 3K 56
Du lịch chợ bến thành

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Du lịch chợ bến thành.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA DU LỊCH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DU LỊCH CHỢ BẾN THÀNH GVHD: HỒ VĂN TƯỜNG SVTH: LÝ VĂN CƯỜNG MSSV: 110500056 LỚP: 05DLHD TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2009 MỤC LỤC Trang LỜI CÁM ƠN . 5 DẪN NHẬP 6 1. Lý do chọn đề tài . 6 2. Tình hình nghiên cứu . 6 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu . 7 4. Phương pháp nghiên cứu . 7 5. Đóng góp của khóa luận 8 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch . 9 1.2. Các loại hình du lịch . 10 1.2.1. Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch . 11 1.2.2. Căn cứ vào quốc tịch . 11 1.2.3. Căn cứ vào mục đích chuyến đi . 11 1.2.4. Căn cứ vào phương tiện giao thông 13 1.2.5. Căn cứ vào cơ sở lưu trú 13 1.2.6. Căn cứ vào thời gian đi du lịch 14 1.2.7. Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch . 14 1.2.8. Căn cứ vào thành phần và độ tuổi khách du lịch 15 1.2.9. Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng 15 1.3. Sản phẩm du lịch 15 1.3.1. Sản phẩm tham quan 16 1.3.2. Sản phẩm vận chuyển 17 1.3.3. Sản phẩm lưu trú 17 1.3.4. Sản phẩm ăn uống 17 1.3.5. Sản phẩm vui chơi 17 1.3.6. Sản phẩm mua sắm 17 1.3.7. Sản phẩm thông tin du lịch 18 1.4. Khái niệm về sản phẩm mua sắm 18 1.4.1. Mua sắm là một nhu cầu của du khách . 18 1.4.2. Phân loại sản phẩm mua sắm . 18 1.4.2.1. Mua sắm quà lưu niệm 18 1.4.2.2. Mua sắm hàng tiêu dùng 18 1.4.3. Nhu cầu của du khách đối với chất lượng sản phẩm mua sắm 19 1.4.3.1. Nét mỹ thuật 19 1.4.3.2. Tính nhân văn 19 1.4.3.3. Cung cách phục vụ 19 1.4.3.4. Giá cả 19 1.5. Các khái niệm về khách du lịch 20 1.5.1. Khách thăm viếng 20 1.5.2. Khách du lịch . 20 1.5.3. Khách tham quan . 20 1.5.4. Khách du lịch quốc tế 20 1.5.5. Khách tham quan quốc tế . 20 1.5.6. Khách du lịch nội địa . 21 1.5.7. Khách tham quan nội địa . 21 1.6. Nhu cầu du khách . 21 1.7. Điểm du lịch . 21 1.7.1. Điểm du lịch quốc gia 21 1.7.2. Điểm du lịch địa phương . 21 1.8. Khu du lịch . 22 1.8.1. Khu du lịch quốc gia 22 1.8.2. Khu du lịch địa phương . 22 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CHỢ BẾN THÀNH . 23 2.1. Chợ là gì? . 23 2.1.1. Định nghĩa theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam 23 2.1.2. Định nghĩa theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia . 23 2.2. Phân loại chợ 25 2.2.1. Chợ quê . 25 2.2.2. Chợ vùng cao . 26 2.2.3. Chợ nổi miền Tây Nam bộ . 26 2.3. Chợ Bến Thành . 27 2.3.1. Lịch sử hình thành . 27 2.3.2. Cơ cấu nhân sự và cơ cấu tổ chức chợ Bến Thành . 36 2.3.2.1. Cơ cấu nhân sự chợ Bến Thành . 36 2.3.2.2. Cơ cấu tổ chức chợ Bến Thành 36 2.3.3. Mô tả chợ Bến Thành 36 2.3.3.1. Diện tích chợ Bến Thành . 37 2.3.3.2. Các ngành hàng chợ Bến Thành 38 a. Khu bán hàng thủ công mỹ nghệ 38 b. Khu bán vải sợi, quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em 44 c. Khu bán hàng nữ trang . 45 d. Khu bán đồ ăn uống . 45 e. Khu bán hoa tươi . 46 f. Khu bán trái cây . 46 g. Khu bán rau củ 46 h. Khu bán thực phẩm chế biến . 46 i. Khu bán thực phẩm tươi sống . 47 2.3.4. Chợ đêm Bến Thành 48 CHƯƠNG III: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHỤC VỤ DU LỊCH CỦA CHỢ BẾN THÀNH . 50 3.1. Thực trạng họat động của chợ Bến Thành trong thời gian vừa qua 50 3.1.1. Số lượng du khách và doanh thu của chợ Bến Thành . 50 3.1.2. Đảm bảo an toàn cho du khách khi đến chợ Bến Thành . 51 3.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của chợ Bến Thành 52 3.1.3.1. Thuận lợi . 52 3.1.3.2. Khó khăn . 54 3.2. Phương hướng họat động của chợ Bến Thành trong thời gian sắp tới 55 3.2.1. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm mua sắm . 56 3.2.2. Đào tạo và nâng cao cung cách bán hàng cho nhân viên 56 3.2.3. Tăng cường quảng cáo, tiếp thị về sản phẩm cho du khách 56 3.2.4. Tăng cường đảm bảo an toàn cho du khách khi đến chợ Bến Thành . 57 3.2.5. Cải tiến và hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý 58 3.3. Giải pháp đề xuất của tác giả khóa luận 58 3.4. Kiến nghị với các cơ quan cấp trên . 59 KẾT LUẬN . 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 64 PHỤ LỤC 66 1. Ảnh 2. Brochure 3. Phiếu thăm dò ý kiến du khách LỜI CẢM ƠN Bốn năm là một khoảng thời gian khơng dài. Những tháng ngày lên giảng đường đại học, những tháng ngày đi thực tập tuyến điểm với thầy cơ và bạn bè giờ đối với tôi chỉ còn là những kỷ niệm đẹp. Những tháng ngày đó đã tích lũy cho tơi biết bao nhiêu kiến thức q báu và bổ ích. Giờ đây, tơi sắp phải xa thời sinh viên nhiều kỷ niệm với thầy cơ, bạn bè và ngơi trường thân thương. Đối với mỗi sinh viên, được làm khóa luận tốt nghiệp là cả một sự nỗ lực và phấn đấu khơng ngừng. Đó cũng chính là niềm vinh hạnh và tự hào. Suốt bốn năm học đại học, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, khích lệ của gia đình, thầy cơ và bạn bè. Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, tơi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban giám hiệu trường đại học Hùng Vương. Q thầy cơ trong văn phòng khoa du lịch. Chú Phạm Văn Tân – Phó Ban quản lý chợ Bến Thành đã cung cấp cho tơi những tư liệu, thơng tin cần thiết (Ảnh 1). Thầy Hồ Văn Tường, thầy đã giúp tơi rất nhiều, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, sửa chữa cho tơi từng câu từng chữ. Tất cả những gì thầy chỉ dạy tơi sẽ ln khắc sâu trong tim. đã cố gắng hết sức, nhưng do thời gian khơng cho phép và khả năng có hạn, nên khóa luận của tơi chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận đuợc sự góp ý của q thầy cơ và bạn bè để khóa luận được hồn thiện hơn. Tác giả khóa luận. DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Theo sách hướng dẫn du lịch Non nước Việt Nam của Trung tâm công nghệ thông tin du lịch: Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hàng năm trên 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam…[Non nước Việt Nam (2005), trang 544]. Ngoài cơ sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch phong phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điểm tham quan hấp dẫn như: chùa Giác Lâm, chùa Vĩnh Nghiêm, miếu Bà Thiên Hậu, chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, dinh Độc Lập…Trong đó chợ Bến Thành là một trong những địa điểm tham quan tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh. Trong nhiều trường hợp, hình ảnh khu cửa Nam chợ Bến Thành được xem là biểu tượng của thành phố. Cũng như chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, hàng hóa trong chợ Bến Thành rất phong phú, dường như có đủ mặt các sản vật trong nước và hàng công nghệ hiện đại trên thế giới. Ngoài ra, thăm chợ Bến Thành cũng là một thú vui của du khách trong nước và du khách quốc tế. Tất cả những yếu tố trên đã khiến tôi chọn chợ Bến Thành là đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trước đến nay, có nhiều sách từng viết về chợ Bến Thành như: Vương Hồng Sển với “Sài Gòn năm xưa” (nhà sách Khai Trí tái bản, 1969), Thanh Giang với “Thành phố chúng ta” (Nhà xuất bản [NXB] Thành phố Hồ Chí Minh, 1980), Nguyên Thanh với “Thành phố bất khuất” (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1984), Lương Minh và Các Ngọc với “Đời chợ” (NXB Trẻ, 2000), Tổng cục du lịch, Trung tâm công nghệ thông tin du lịch với sách “Non nước Việt Nam”(NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005), Báo Hà Nội Mới với sách “Bến Nghé - Bến Thành xưa và nay” (NXB Thanh Niên, 2005), Nguyễn Hạnh và Trần Thị Thanh Nguyên với “Di tích lịch sử văn hóa – danh thắng: chợ Bến Thành” (NXB Trẻ, 2006), Sơn Nam với “Đất Gia Định – Bến Nghé xưa và người Sài Gòn” (NXB Trẻ, 2007) và “Giới thiệu Sài Gòn xưa - Ấn tượng 300 năm - Tiếp cận với Đồng bằng sông Cửu Long” (NXB Trẻ, 2008)… Nhưng tất cả những cuốn sách đó hầu như chỉ viết về lịch sử hình thành của chợ Bến Thành hoặc viết về chợ Bến Thành còn rất sơ lược. Trong khóa luận này, tôi sẽ tiếp thu phần nào các tư liệu trên và mạnh dạn tìm ra những chi tiết đặc sắc, những chi tiết độc đáo của chợ Bến Thành, qua đó giúp người đọc biết được chợ Bến Thành không chỉ là một biểu tượng văn hóa lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh mà chợ Bến Thành còn là một điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về kiến thức cũng như thời gian không cho phép nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những giá trị của chợ Bến Thành có thể khai thác đối với hoạt động du lịch. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tham khảo tài liệu: nghiên cứu và phân tích những thông tin từ sách báo, tạp chí, luận văn, internet và những tài liệu khác. Phương pháp khảo sát thực địa: đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống đạt hiệu quả rất lớn trong việc thu thập trực tiếp số liệu thông tin với độ tin cậy và chính xác cao trên địa bàn nghiên cứu. Phương pháp này bao gồm các phương pháp quan sát trực tiếp, phương pháp đếm số lượng và phương pháp khảo sát. Đây là phương pháp hầu như khóa luận nào cũng cần đến vì qua phương pháp này ta mới tận mắt thấy được các hoạt động diễn ra tại điểm khảo sát. Phương pháp phỏng vấn điều tra: điều tra về sở thích, thị hiếu của khách du lịch dựa vào quốc tịch, lứa tuổi, giới tính, trình độ dân trí, nghề nghiệp thông qua phiếu thăm dò ý kiến du khách. 5. Đóng góp của khóa luận Khóa luận này trước hết khẳng định vị trí và vai trò của chợ trong du lịch, khóa luận sẽ làm phong phú thêm kiến thức thuyết minh hướng dẫn du lịch về chợ Bến Thành, và sau đó là góp phần giúp Ban quản lý chợ Bến Thành phát huy những thế mạnh vốn có và khắc phục những hạn chế để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa du khách tới tham quan. . của chợ Bến Thành, qua đó giúp người đọc biết được chợ Bến Thành không chỉ là một biểu tượng văn hóa lịch sử của thành phố Hồ Chí Minh mà chợ Bến. Ngoài ra, thăm chợ Bến Thành cũng là một thú vui của du khách trong nước và du khách quốc tế. Tất cả những yếu tố trên đã khiến tôi chọn chợ Bến Thành là đề

Ngày đăng: 19/10/2012, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan