Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã, xã Tân Long huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 79 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

LƯU THỊ SIM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI XÃ TÂN LONG, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học



: 2013 - 2017

Thái Nguyên – năm 2016


2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

LƯU THỊ SIM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI XÃ TÂN LONG, HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành


: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Châu

Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Cử nhân Hoàng Văn Chức

Thái Nguyên – năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành
bài báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên với tên đề tài: “Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của cán bộ, công chức cấp xã, xã Tân Long - huyện Đồng Hỷ - tỉnh
Thái Nguyên”
Có được kết quả này, lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đào tạo, giảng dạy và giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường. Em xin chân

thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết
và thực hành trong suốt thời gian học ở trường để em có những kiến thức
nền tảng phục vụ cho công việc thực tập, cũng như công việc thực tế của
em sau khi ra trường.
Cho phép em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ThS. Nguyễn
Thị Châu – Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – giáo viên
hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Cô đã chỉ bảo và hướng dẫn tận
tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ năng
trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai lầm của mình, để
em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Cô
luôn động viên và theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là người
truyền động lực cho em, giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình.
Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các phòng ban, cán bộ,
công chức UBND xã Tân Long đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp
những thông tin và số liệu cần thiết để phục vụ cho bài báo cáo. Đặc biệt
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bác Dương Thế Quyền và anh Hoàng
Văn Chức đã giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, chia sẻ những kinh


ii

nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những kiến thức hết sức
bổ ích cho em sau khi ra trường.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người dân xã Tân Long, đặc
biệt là gia đình chú Nguyễn Văn Hiền đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em
về nơi ở, nơi sinh hoạt, nơi làm việc thoải mái nhất, cho em cảm nhận
được cảm giác của tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc, niềm hạnh
phúc mà chỉ có nơi gọi là “nhà” mới đem lại được.
Do kiến thức của em còn hạn hẹp nên bài khóa luận này không

tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong cách hiểu biết, lỗi trình bày.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các
bạn để khoá luận tốt nghiệp của em đạt được kết quả tốt hơn.
Thái Nguyên, ngày... tháng ... năm 2016
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên )

Lưu Thị Sim


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của xã Tân Long ............... 22
Bảng 3.2 Kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp 2016 ............................... 26
Bảng 3.3 Hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Tân Long năm
2016 ..................................................................................................... 27
Bảng 3.4 Tình hình dân số và lao động của xã Tân Long năm 2016 ..... 29
Bảng 3.5: Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức, cán bộ hợp đồng của
UBND xã Tân Long ............................................................................. 48


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức cấp xã ................................................. 44


v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung đầy đủ

HĐND

HĐND

UBND

UBND

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

MTTQ

MTTQ

CCB

Cựu chiến binh




Quyết định



Lao động



Nghị quyết

TB

Trung bình

KH

Kế hoạch

KTXH

Kinh tế xã hội

ANQP

An ninh quốc phòng

BCH

Ban Chấp hành


NLN

Nông, lâm nghiệp

TW

Trung ương

TTg

Thủ tướng

TCĐT

Tổ chức đoàn thể

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

CN - XD

Công nghiệp – xây dựng

TDĐKXDNTM, ĐTVM

Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn
mới, đô thị văn minh


đ/c

Đồng chí


vi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ ...................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ iv
MỤC LỤC ............................................................................................ vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ............................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập .......................................... 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 3
1.2.1 Về chuyên môn nghiệp vụ: ............................................................ 3
1.2.2. Về thái độ, kỹ năng làm viêc ........................................................ 3
1.2.3 Về kỹ năng sống ............................................................................ 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ................................................ 4
1.3.1. Nội dung thực tập ......................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện ................................................................. 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ........................................................ 5
PHẦN 2: TỔNG QUAN ....................................................................... 6
2.1. Về cơ sở lý luận............................................................................... 6
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ........................ 6
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ................. 12
2.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................. 13
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác ....................................... 13
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương ...................................... 20
PHẦN 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP ...................................................... 22

3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ........................................................... 22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ............................................... 22
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của UBND xã Tân Long. ............. 32


vii

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập.... 33
3.2. Kết quả thực tập ............................................................................ 33
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực
tập ........................................................................................................ 33
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập ............................................................. 44
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .......................................... 57
3.2.4. Đề xuất giải pháp ........................................................................ 59
PHẦN 4: KẾT LUẬN......................................................................... 61
4.1. Kết luận ......................................................................................... 61
4.2. Kiến nghị ....................................................................................... 62
4.2.1 Đối với Đảng và Nhà nước .......................................................... 62
4.2.2 Đối với UBND xã Tân Long ....................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 64
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nhà
nước Việt Nam, chính quyền cấp cơ sở luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan

trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính quyền cấp xã là nền tảng của toàn
bộ hệ thống chính quyền, là cấp gần dân nhất, là cấp chính quyền trực tiếp
chăm lo đến đời sống của nhân dân, là cầu nối giữa Nhà nước và nhân dân,
trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý nhà nước trên
tất cả các mặt ở địa phương, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Qua từng thời kỳ lịch sử,
chính quyền cấp xã không ngừng được xây dựng và củng cố, bảo đảm cho
chính quyền nhà nước vững mạnh từ cơ sở.
Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến Pháp và
Luật tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND các cấp. Sự vững mạnh của
chính quyền cấp xã là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống chính quyền
trong cả nước và ngược lại.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội
ngũ công chức cấp xã có vai trò rất quan trọng, bởi đội ngũ cán bộ công chức
xã là lực lượng nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổ chức chính
quyền cấp xã. Vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức của hệ thống chính trị cấp xã
là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Mục tiêu của CNH, HĐH đất nước là đưa nước ta trở thành nước công
nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản
xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống


2

vật chất và tinh thần nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Công chức cấp xã là những người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân hàng

ngày, giải đáp, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trực tiếp
lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên những ý kiến, kiến nghị,
nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, chất lượng hoạt động của công chức cấp
xã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động
đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước.
Xã Tân Long là xã miền núi, vùng sâu vùng xa thuộc phía bắc huyện
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, xã Tân Long nằm cách trung tâm huyện Đồng
Hỷ 16 km về phía Bắc, có diện tích đất tự nhiên là 4114,7 ha với 1486 hộ gia
đình, 6345 nhân khẩu và 8 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân cư được phân
bố ở 9 xóm, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí tương
đối thấp và không đồng đều, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất
nông nghiệp, trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi. Trong
những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương,
nhân dân các dân tộc xã Tân Long đã đoàn kết thống nhất thực hiện thắng lợi
các mục tiêu kinh tế - xã hội. Xây dựng địa phương ngày càng phát triển, hệ
thống điện - đường - trường - trạm được nâng cấp, đường làng ngõ xóm đang
được bê tông hoá, đời sống nhân dân đã được nâng lên rõ rệt.
Có được kết quả như vậy không thể không kể đến vai trò quan trọng
của CBCC cấp xã, đây chính là đội ngũ cán bộ nòng cốt giúp cho đất nước ta
tiến lên trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính vì vậy tôi
chọn đề tài “Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ, công chức
cấp xã tại xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài tốt


3

nghiệp đại học. Do điều kiện thời gian có hạn nên tôi chỉ tìm hiểu khái quát
chung nhất về các cán bộ, công chức cấp xã và đi sâu vào hai tổ chức đoàn thể
là MTTQ và Hội CCB. Thông qua đề tài này tìm ra các giải pháp để khắc

phục những tồn tại, khó khăn mà đội ngũ cán bộ cơ sở gặp phải.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1 Về chuyên môn nghiệp vụ:

- Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết
những lý thuyết đã học trong Nhà trường với môi trường làm việc tại các cơ
quan UBND xã.

- Rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, ứng dụng những
kiến thức đã học và cập nhật những kiến thức mới vào thực tế.

- Chuẩn bị tốt kiến thức chuyên ngành và những kiến thức có liên
quan tới thực tế công việc trong tương lai.

- Nâng cao kỹ năng làm việc và tác phong chuyên nghiệp qua quá
trình học và làm việc độc lập, tinh thần làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề
có tính khoa học.
- Có thêm được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng mới cho bản thân như:
kĩ năng giao tiếp, xử lí tình huống, xây dựng và lập kế hoạch.....
1.2.2 Về thái độ, kỹ năng làm việc
- Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng
xử hiệu quả trong công việc.
- Giúp sinh viên xác định và lựa chọn tốt nhất công việc, lĩnh vực
ngành nghề trong tương lai.
1.2.3 Về kỹ năng sống
- Rèn luyện kỹ năng làm việc chuyên nghiệp cho sinh viên.
- Tận dụng được hết các cơ hội nếu có, chịu khó chú tâm trong công việc.
- Giao tiếp tích cực, chân thành trong ứng xử.



4

1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh - quốc phòng của xã Tân Long.
- Tìm hiểu bộ máy, tổ chức quản lý và môi trường làm việc của cán bộ
công chức cấp xã cũng như tìm hiểu khái quát vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của các tổ chức này. Trên cơ sở đó, tìm hiểu cụ thể vai trò, chức năng, nhiệm
vụ của 2 tổ chức đoàn thể là Ủy ban MTTQ và Hội CCB.
- Bên cạnh đó, tham gia các hoạt động xã hội do UBND xã tổ chức
trong thời gian thực tập.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực quản lí của cán bộ công
chức tại UBND xã Tân Long.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình dân số, lao động, việc làm, số lượng cán bộ xã đang công tác
tại địa bàn xã Tân Long; các văn bản liên quan đến vai trò, nhiệm vụ của cán
bộ, công chức xã...Những tài liệu này được thu thập tại UBND xã, các
Website chính thức, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được
công bố...
1.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: dùng bảng kiểm để
tìm hiểu một số thông tin như: họ tên, tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn,
công việc cụ thể, chức năng, nhiệm vụ.....của cán bộ công chức cấp xã.
- Phương pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc
và xử lí công việc của các cán bộ, công chức.


5


3.2.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu:
Dùng word để tổng hợp lại các số liệu và viết báo cáo cho hoàn chỉnh.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 20/08/2016 đến ngày 20/12/2016.
- Địa điểm: Ủy ban nhân dân xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên.


6

PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1 Khái niệm Cán bộ
Hiện nay đang có nhiều quan niệm khác nhau về cán bộ. Để nhận thức
đầy đủ và đúng đắn vấn đề này, ta xem xét một số khái niệm sau đây:
Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì: “Cán
bộ là người làm việc trong cơ quan Nhà nước – cán bộ Nhà nước, là người
giữ chức vụ phân biệt với người bình thường”.
Theo điều 1 của Hiến pháp công chức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ban hành ngày 9/3/1998: “Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách”.
Từ những nhận định nêu trên, có thể hiểu “cán bộ” là khái niệm dùng
để chỉ những người ở trong cơ cấu của một tổ chức nhất định, có trọng trách
hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng được tổ chức đó phân công.
Như vậy, có nhiều quan niệm về cán bộ nhưng tựu chung lại có hai
hướng hiểu cơ bản:
Một là, cán bộ bao gồm những người trong biên chế Nhà nước, làm

việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội, các doanh
nghiệp Nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến địa
phương và cơ sở.
Hai là, cán bộ là những người giữ chức vụ trong một cơ quan hay một
tổ chức để phân biệt với người không chức vụ.
Từ những khái niệm về cán bộ nêu trên cho thấy, người cán bộ có bốn
đặc trưng cơ bản:


7

+ Cán bộ được sự ủy nhiệm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác
trong hệ thống chính trị...lấy danh nghĩa của các tổ chức đó để hoạt động.
+ Cán bộ giữ một chức vụ, một trọng trách nào đó trong một tổ chức
của hệ thống chính trị.
+ Cán bộ phải thông qua tuyển chọn hay phân công công tác sau khi
hoàn thành chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, dạy nghề; cán bộ được bổ nhiệm, đề bạt hoặc bầu cử.
+ Cán bộ được hưởng lương và chính sách đãi ngộ căn cứ vào chức
danh, nội dung, chất lượng hoạt động và thời gian công tác của họ.
Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, cán bộ là người lãnh đạo, quản lý
hoặc người làm chuyên môn, nhà khoa học hay công chức, viên chức làm
việc, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ các nguồn khác. Họ được
hình thành từ tuyển dụng, phân công công tác sau khi tốt nghiệp ra trường, từ
bổ nhiệm, đề bạt đến bầu cử.[21]
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái
quát, giản dị và dễ hiểu. Theo Người: “Cán bộ là người đem chính sách của
Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem
tình hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách
cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện

cán bộ là công việc gốc của Đảng”.[5]
2.1.1.2 Khái niệm Cán bộ công chức.
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an


8

nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy
định của pháp luật”.[21]
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
Từ khái niệm trên, ta thấy cán bộ công chức là những người có những
đặc điểm sau:
+ Tính chất công việc của công chức
Công chức là người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội nhất định và có tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt.
Tính thường xuyên thể hiện ở việc tuyển dụng là không giới hạn về
thời gian. Khi đã được tuyển dụng vào một ngạch, chức danh, chức vụ thì một

người là công chức sẽ làm việc thường xuyên, liên tục, không gián đoạn về
mặt thời gian.
Tính chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện là công chức được xếp vào
một ngạch. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của công chức. Ngạch công chức bao gồm: chuyên viên cao
cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và
tương đương; cán sự và tương đương; nhân viên. Như vậy, công chức là
chuyên viên cao cấp và tương đương có thứ bậc về năng lực, trình độ chuyên


9

môn nghiệp vụ là cao nhất, thứ bậc đó giảm dần cho đến nhân viên.
+ Con đường hình thành công chức
Có hai con đường hình thành công chức là thông qua tuyển dụng và
bổ nhiệm.
Việc tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến
hành căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được
giao. Cơ quan thực hiện việc tuyển dụng công chức bao gồm những cơ quan
được quy định tại Điều 39 Luật cán bộ, công chức. Đó là: Tòa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Văn phòng Quốc
hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính
phủ; UBND cấp tỉnh; Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính
trị - xã hội. Các cơ quan này đều tiến hành tuyển dụng công chức trong cơ
quan, đơn vị thuộc quyền quản lý. Ví dụ: UBND cấp tỉnh tiến hành tuyển
dụng công chức trong các Văn phòng UBND, các sở, các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
Người được tuyển dụng phải là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện
theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và không phải
những người được quy định tại Khoản 2 Điều 36. Khi đáp ứng đầy đủ các

điều kiện người được tuyển dụng phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển
theo quy định của pháp luật. Thi tuyển là một phương thức tuyển dụng công
chức, trong đó, hình thức, nội dung thi tuyển phải phù hợp với ngành, nghề,
bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trìnhđộ và năng lực đáp
ứng yêu cầu tuyển dụng. Bên cạnh đó, đối với những người thỏa mãn các điều
kiện tuyển dụng và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi,
biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.


10

Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự
theo quy định của Chính phủ. Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả
công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền quản lý công chức quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch.
Bên cạnh việc bổ nhiệm vào một ngạch sau khi người được tuyển dụng
hoàn thành chế độ tập sự thì bổ nhiệm còn là một con đường trực tiếp hình
thành công chức. Đó là việc công chức được bổ nhiệm để giữ một chức vụ
lãnh đạo, quản lý. Việc bổ nhiệm công chức giữ một chức vụ lãnh đạo, quản
lý phải căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiêu
chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục
bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp
luật và của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ: chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm
quyền bổ nhiệm giám đốc sở.
Như vậy, con đường hình thành công chức là tuyển dụng và bổ nhiệm,
trong đó, tuyển dụng là con đường đặc thù.
2.1.1.3 Khái niệm về cán bộ lãnh đạo cấp xã.
Cán bộ lãnh đạo xã là công dân Việt Nam được bầu cử giữ chức danh

chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm kỳ: Thường trực Đảng ủy, HĐND,
UBND, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội và có được hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước.[20]
Cán bộ cấp xã được quy định tại chương 2, Nghị định số: 92/2009/NĐ-CP,
ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ, gồm có các chức danh sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND;
d) Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam;


11

e) Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
f) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
h) Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
2.1.1.4 Các khái niệm khác

- HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà
nước cấp trên.[10]

- UBND cấp xã: Do HĐND cấp xã bầu là cơ quan chấp hành của
HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.[10]

- Nhiệm kỳ: Là thời gian có tính chất chu kỳ trong đó người được bầu
thực hiện một nhiệm vụ vì lợi ích chung. Một nhiệm kỳ thường kéo dài 5

năm.[21]

- Bổ nhiệm: Là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức
vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.[21]

- Ngạch: Là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của công chức.[21]

- Miễn nhiệm: Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức
danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.[21]

- Từ chức: Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đề nghị được
thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.[21]

- Luân chuyển: Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được
cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một
thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo


12

yêu cầu nhiệm vụ.[21]
2.1.1.5 Tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện một cách có
hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tụy với
dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, có ý thức
tổ chức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với
với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, am hiểu quan điểm, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hóa đạt chuẩn
theo quy định, có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, có đủ năng lực
và sức khỏe để thực thi nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao
- Văn hóa giao tiếp ở công sở: Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công
chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn
mực, rõ ràng, mạch lạc, phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư,
khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ. Khi thi
hành công vụ, phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ
gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
- Văn hóa giao tiếp với nhân dân: Phải gần gũi với nhân dân; có tác
phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn
mực, rõ ràng, mạch lạc; không được hách dịch, gây khó khăn, phiền hà cho
nhân dân khi thi hành công vụ.[21]
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Luật Cán bộ công chức năm 2008;
+ Chương 5 Điều 61: Chức vụ chức danh của Cán bộ công chức cấp xã
+ Chương 5 Điều 62: Nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ công chức cấp xã


13

+ Chương 1 điều 4: Cán bộ, công chức
- Nghị định 92/2009 NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức
danh số lượng, chế độ chính sách đối với Cán bộ công chức xã.
- Quyết định số 101/QĐ-UBND ngày 01/08/2016 về việc phân công
nhiệm vụ cho các thành viên và cán bộ công chức UBND xã Tân Long nhiệm
kỳ 2016-2021.
- Hướng dẫn số 32/HD-MTTW-BTT ngày 27 tháng 01 năm 2016 về
việc hướng dẫn công tác tham gia xây dựng chính quyền của Ủy ban MTTQ

Việt Nam các cấp năm 2016.
- Hướng dẫn số 52 /HD-MTTW-BTT ngày 09 tháng 07 năm 2016 về
việc hướng dẫn xây dựng quy chế và hoạt động và đánh giá ban công tác Mặt
trận ở khu dân cư.
- Pháp lệnh số 27/2005/PL-UBTVQH11 ngày 07 tháng 10 năm 2015
về pháp lệnh CCB.
- Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2016 về việc
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến
binh.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác
2.2.1.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
* Ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc có tổng số công chức Nhà nước khoảng 8 triệu người,
bao gồm công chức cấp TW cấp huyện, tỉnh và hương trấn. Cấp thôn có các
công chức Nhà nước biên chế ngành giáo dục, y tế là biên chế sự nghiệp
không nằm trong 8 triệu này. 8 triệu công chức chia ra ở cấp TW, tỉnh, huyện
hơn 5 triệu, cấp hương, trấn hơn 2 triệu.


14

Biên chế ngành giáo dục 14 triệu người, cả nước có hơn 1000 trường
đại học trong đó có 200 trường do TW trực tiếp quản lý. Biên chế ngành giáo
dục 14 triệu người, cả nước có hơn 1000 trường đại học trong đó có 200
trường do TW trực tiếp quản lý. Ngân sách Nhà nước TW đảm bảo chi cho
các trường đại học do TW quản lý, ngân sách địa phương đảm bảo chi cho sự
nghiệp giáo dục, hệ thống các trường đại học, dạy nghề do địa phương quản
lý. Trung Quốc cũng đang từng bước thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Tổ chức chính quyền địa phương: Cả nước gồm 31 tỉnh, thành phố trực

thuộc TW; 2000 quận, huyện; 50.000 hương trấn. Tất cả các đơn vị hành
chính tỉnh, huyện, hương, trấn đều có đại biểu nhân dân (như HĐND ở Việt
Nam).
Các thành phố trực thuộc TW có đại hội đại biểu nhân dân cấp thành
phố, cấp quận. Dưới quận có các khu phố nhưng không làm đơn vị hành chính
do đó không có đại biểu nhân dân mà có ban quản lý khu phố hoạt động với
tính chất là đại diện của cơ quan hành chính cấp quận. Hương, trấn là cấp
chính quyền cơ sở, bình quân có 2 – 3 vạn dân, nơi nhiều có đến 100.000 dân,
nhưng cũng có nơi ở vùng dân tộc thiểu số chỉ có vài tram người. Thôn không
là cấp chính quyền do đó không có đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp là công
chức Nhà nước.
Những nội dung chính của quản lý nhân sự hiện nay
Chế độ phân loại nhân sự căn cứ vào đặc điểm khác nhau của công
chức, nhân viên, người làm trong doanh nghiệp Nhà nước.
Chế độ tiền lương khoa học, hợp lý.
Chế độ bảo hiểm xã hội.
Giao quyền cho cấp dưới nhiều hơn trong quản lí nhân sự.
Thực hiện hệ thống quản lý vĩ mô ở TW, từ quản lý trực tiếp cụ thể các
doanh nghiệp sang quản lý gián tiếp vĩ mô.


15

Các biện pháp cụ thể
Thi tuyển công chức để giữ vững, làm chặt đầu vào.
Thực hiện đánh giá công chức hàng năm, nếu 2 năm liền công chức
không đạt yêu cầu sẽ bị buộc thôi công chức. Trong cả nước có khoảng 5.000
công chức bị thôi chức trong vài năm gần đây thông qua biện pháp này.
Luân chuyển công chức: sau 5 năm phải thực hiện luân chuyển công
chức ở các vị trí quản lý về người, vật tư, tài sản, cấp văn bằng, biển số, giấy

phép tức là các lĩnh vực trọng điểm thường hay nảy sinh tiêu cực. Mặt được
của vấn đề này là nâng cao khả năng của cán bộ, giữ khí thế cải cách bảo đảm
sự liêm khiết của công chức.
Xây dựng và đưa vào hoạt động thị trường nhân tài
Đây là vấn đề đáng chú ý mà Trung Quốc đã đưa vào thực hiện. Nhân
tài được quan niệm là những người có trình độ từ trung cấp trở lên (khác với
những người có trình độ thấp được giúp đỡ tìm việc làm qua các trung tâm).
Điều quan trọng là các bước chuyển trong khai thác nhân tài từ truyền thống
mà đặc trưng là qua các kế hoạch sang khai thác qua thị trường, qua đó phát
huy được tính sáng tạo, tích cực của nhân tài. Tại thị trường nhân tài mà chủ
yếu là hệ thống máy vi tính được cập nhật số liệu về những người đăng kí
việc làm tiếp xúc với đại diện của các doanh nghiệp, tổ chức cần lấy người.
Bên cung và cầu gặp nhau đi đến kết quả cuối cùng là giải quyết việc làm
trong xã hội. Toàn Trung Quốc có khoảng 7 thị trường nhân tài khu vực do bộ
nhân sự, chính quyền các tỉnh cùng xây dựng và khoảng 2000 thị trường nhân
tài cơ sở. Những người muốn trở thành công chức đều phải thi tuyển, do đó
không qua hệ thống thị trường nhân tài.[4]
*Singapore
Vấn đề cải cách hành chính ở Singapore được đặt ra khá sớm. Từ đầu
những năm 1970, Chính phủ đã khuyến khích công chức nên có sáng kiến cải


16

cách hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước. Đặc biệt năm 1991, Chính
phủ đề ra chương trình cải cách công vụ mang tên “Nền công vụ thế kỷ 21”.
Mục tiêu của chương trình là xây dựng nền công vụ có hiệu quả, hiệu lực,
công chức nêu cao tinh thần liêm chính, tận tụy và có chất lượng dịch vụ cao.
Trong lĩnh vực cải cách chế độ công vụ, Singapore ưu tiên đầu tư cho
việc đào tạo công chức; đổi mới tổ chức gắn liền với tạo cơ chế phù hợp;

đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ với tiêu chí làm hài lòng khách hàng.
Để thực hiện mục tiêu đề ra, Chính phủ Singapore đã áp dụng nhiều biện pháp
trong đó có các biện pháp như: Sử dụng bộ quy chuẩn ISO – 9000 trong bộ
máy hành chính, coi đây vừa là công cụ cải tiến lề lối làm việc, vừa là công cụ
đánh giá hiệu quả, phân loại công chức. Singapore đề ra chương trình mang
tên “Zero – In – process” nhằm xóa bỏ cách làm việc quan liêu, nhiều tầng
lớp đồng thời đề cao trách nhiệm của bộ máy hành chính. Mọi góp ý, đề xuất
của nhân dân về hoạt động của cơ quan hành chính đều được nghiên cứu, xem
xét. Các cơ quan hành chính phải thường xuyên rà soát loại bỏ những quy
định không còn phù hợp.
Chính phủ Singapore đặc biệt chú trọng đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ, công chức, coi đây là giải pháp cơ bản để xây dựng nền công
vụ có hiệu quả. Theo quy định, mỗi công chức bắt buộc phải được bồi dưỡng
100 giờ/ năm; phải có kế hoạch học tập cho mình trong đó có việc sử dụng
100 giờ quy định, với 60% thời lượng phục vụ cho công việc hiện tại và 40%
cho công việc tương lai. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức được áp
dụng lính hoạt cho phù hợp với từng đối tượng như đào tạo cơ bản, đào tạo
nâng cao, đào tạo mở rộng và đào tạo bổ sung.[4]


×