Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tác động của kiều hối đến nền kinh tế của một số nước ASEAN (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN NỀN KINH TẾ
CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

VŨ THẾ CƯỜNG

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN NỀN KINH TẾ
CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Vũ Thế Cường

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Phúc Hiền


Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu
sử dụng phân tích trong luận văn là trung thực được chỉ rõ nguồn trích dẫn. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, và
khách quan. Kết quả của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu
nào khác.
HỌC VIÊN

Vũ Thế Cường


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc của mình, tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Phúc Hiền đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô giảng dạy tại lớp Cao học
TCNH-K23A trường Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình, vì những sự
động viên đầy ý nghĩa trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
HỌC VIÊN

Vũ Thế Cường


MỤC LỤC
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ..............................................i

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................2
1.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới .................................................2
1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam ................................................8
1.3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................10
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................10
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................10
1.6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................11
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỀU HỐI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU
HỐI ĐẾN NỀN KINH TẾ ......................................................................................13
2.1. Lý thuyết chung về di cư ................................................................................13
2.1.1. Thuyết tân cổ điển ....................................................................................14
2.1.2. Thuyết lịch sử - cấu trúc ...........................................................................14
2.1.3. Thuyết kinh tế mới về di cư lao động.......................................................15
2.2. Lý thuyết chung về kiều hối ...........................................................................15
2.2.1. Động lực tạo kiều hối ...............................................................................17
2.2.2. Mục đích sử dụng kiều hối .......................................................................18
2.3. Lý thuyết chung về tác động của kiều hối lên nền kinh tế .............................20
2.3.1. Kiều hối và phân phối thu nhập ...............................................................20
2.3.2. Kiều hối và tăng trưởng kinh tế ................................................................22
2.3.3. Kiều hối và cán cân thanh toán ................................................................26
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI ĐẾN NỀN
KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN ...........................................................28
3.1. Tổng quan về nền kinh tế ASEAN .................................................................28
3.2. Tổng quan về kiều hối của ASEAN ...............................................................31
3.3. Tổng quan về tác động của kiều hối đến nền kinh tế của một số nước ASEAN
...............................................................................................................................36
3.3.1. Kiều hối và phân phối thu nhập ở một số nước ASEAN .........................36
3.3.2. Kiều hối và tăng trưởng kinh tế ở một số nước ASEAN .........................37



3.3.3. Kiều hối và cán cân thanh toán ở một số nước ASEAN ..........................39
CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU
HỐI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN ..........42
4.1. Dữ liệu ............................................................................................................42
4.2. Mô hình ...........................................................................................................43
4.3. Thống kê mô tả ...............................................................................................48
4.4. Kết quả hồi quy ...............................................................................................50
4.5. Ý nghĩa của kết quả hồi quy ...........................................................................54
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN .......................................................................................56
5.1. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................56
5.1.1. Kết quả quan sát một số nước cụ thể ........................................................56
5.1.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm .............................................................56
5.2. Khuyến nghị chính sách..................................................................................58
5.2.1. Về thu hút kiều hối ...................................................................................59
5.2.2. Về kiểm soát dòng kiều hối ......................................................................60
5.2.3. Về việc sử dụng kiều hối ..........................................................................61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................i
PHỤ LỤC ..................................................................................................................vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Kiều hối của các khu vực (chỉ tính các nước đang phát triển) trong năm
2017 ............................................................................................................................. 2
Hình 3.1. Vị trí các nước ASEAN ............................................................................ 27


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. GDP các quốc gia cao nhất thế giới .................................................... 28

Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước ASEAN (2010 – 2015) .......... 29
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ dân số nghèo cùng cực ở một số nước ASEAN (1996 – 2012). 29
Biểu đồ 3.4. Lượng kiều hối toàn cầu (1990 – 2017). .............................................. 30
Biểu đồ 3.5. Các nguồn vốn của các nước đang phát triển (1990 – 2019). .............. 31
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ kiều hối giữa các nhóm quốc gia (2010 – 2019f). ...................... 31
Biểu đồ 3.7. Số lượng người di cư từ ASEAN (1960 – 2013) ................................ 32
Biểu đồ 3.8. Lượng kiều hối chảy vào các nước ASEAN 2012 (triệu Đô-la Mỹ)...33
Biểu đồ 3.9. 5 quốc gia nhận được nhiều kiều hối nhất năm 2014 ......................... 33
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ kiều hối trong GDP của các nước ASEAN (2012) ................... 34
Biểu đồ 3.11. GDP và kiều hối của một số nước ASEAN (2000 - 2016) ................ 37
Biểu đồ 3.12. Kiều hối và REER của Việt Nam (2000 – 2017) ............................... 39
Biểu đồ 3.13. Kiều hối và REER của Thái Lan (2000 – 2017) ................................ 40
Biểu đồ 3.14. Kiều hối và REER của Phi-líp-pin (2000 – 2017) ............................. 40
Biểu đồ 4.1. Tốc độ tăng GDP trên đầu người của các nước trong phân tích .......... 48
Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ kiều hối trên GDP của các nước trong phân tích ........................ 49


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ kiều hối/GDP và tốc độ tăng GDP trên đầu người của In-đô-nê-xi-a,
Lào và Phi-líp-pin ..................................................................................................... 38
Bảng 4.1. Kết quả ước lượng hồi quy ....................................................................... 53


i

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong những năm qua, một số quốc gia ASEAN, tiêu biểu là Phi-líp-pin và Việt
Nam, liên tục nhận được luồng kiều hối lớn và tăng trưởng đều đặn qua các năm,
đổng thời có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng so với mặt bằng chung toàn thế
giới. Về mặt lý thuyết, có rất nhiều ý kiến về tác động của kiều hối đến nền kinh tế,

có thể là tích cực, cũng có thể là tiêu cực. Tuy nhiên, các lý thuyết này vẫn còn ít
được chứng minh bằng thực nghiệm tại các quốc gia ASEAN. Do đó, luận văn này
tập trung phân tích tác động của kiều hối đến nền kinh tế của một số quốc gia ASEAN.
Cụ thể hơn, bằng phân tích hồi quy, luận văn đã cho thấy kiều hối có tác động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua làm tăng năng suất các nhân tố tổng hợp tại
các quốc gia ASEAN trong mẫu nghiên cứu.


1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Kiều hối, lượng tiền được những người di cư ra nước ngoài chuyển về tổ
quốc của họ, liên tục tăng trong vài chục năm qua, đặc biệt tăng nhanh trong vài
năm gần đây, và đạt mức khoảng 600 tỷ Đô-la Mỹ trong năm 2017. Phần chủ
yếu của nguồn vốn dồi dào này chảy vào các nền kinh tế đang phát triển, chiếm
tỷ lệ cao trong GDP của nhiều nền kinh tế, đặc biệt cao như nước Cộng hoà Tátgi-ki-xtan với 41,7% trong năm 2014. Đối với những quốc gia đang phát triển
với nền kinh tế còn nhiều khó khăn thì đây là nguồn lực dồi dào hiếm có. Thậm
chí, trong hai thập kỷ qua, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia đang phát triển
còn cao hơn nhiều lần lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đồng thời
ổn định hơn lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đông Nam Á cũng là khu vực nhận được lượng kiều hối đáng kể so với
nhiều khu vực khác trên thế giới, với các quốc gia nổi bật như Phi-líp-pin (kiều
hối năm 2012 chiếm 10,7% GDP) và Việt Nam (kiều hối năm 2012 chiếm 6,6%
GDP). Hầu hết các quốc gia trong khu vực này là các quốc gia đang phát triển,
đang phải đối mặt với nhiều thử thách trong phát triển kinh tế, với nhiều đặc
điểm kinh tế tương đồng. Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã cùng lập nên
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và thống nhất cùng xây dựng
một Cộng đồng ASEAN, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và con người được
lưu chuyển tự do. Tương lai này có khả năng tạo ra một thị trường lao động

chung của ASEAN, lao động của nước này có thể dễ dàng làm việc tại một nước
khác, từ đó dẫn đến khả năng lượng kiều hối trong ASEAN tiếp tục tăng cao
trong tương lai.
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm về kiều
hối, vai trò của kiều hối trong nền kinh tế, các tác động của kiều hối trong một
nền kinh tế,… ở nhiều khu vực khác nhau như các quốc gia đang phát triển, một
số quốc gia châu Phi, châu Á, … nhưng có rất ít nghiên cứu thực nghiệm để
kiểm tra lại các lý thuyết về kiều hối nói trên ở khu vực ASEAN.


2

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã quyết định chọn đề tài của luận văn này
là “Tác động của kiều hối đến nền kinh tế của một số nước ASEAN”.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phần này sẽ tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tác động
của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, từ đó có cơ sở để lựa
chọn phương pháp cũng như mô hình phân tích của luận văn.
1.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới
Tác động của kiều hối đối với nền kinh tế của các quốc gia châu Á
được nghiên cứu nhiều lần, một phần do châu Á là nơi cung cấp nguồn lao
động di cư cao nhất thế giới, đồng thời cũng nhận về lượng kiều hối lớn
nhất trên thế giới. Trong năm 2017, tính riêng trong nhóm những quốc gia
đang phát triển, nhóm nhận hầu hết kiều hối trên thế giới, khu vực châu Á
– Thái Bình Dương ước tính nhận 29% lượng kiều hối của nhóm này.

Hình 1.1. Kiều hối của các khu vực (chỉ tính các nước đang phát
triển) trong năm 2017.
Nguồn: World Bank (2017b).
Ở khu vực châu Á, Cooray (2012), Siddique et al. (2012),

Hassan G. (2012) đã nghiên cứu một số nước Nam Á. Ang (2007) nghiên
cứu Phi-líp-pin. Jongwanich (2007) thì mở rộng phạm vi nghiên cứu ra cả
khu vực châu Á và các quốc gia Thái Bình Dương.


3

Cooray (2012) nghiên cứu đóng góp của kiều hối vào tăng trưởng
kinh tế, sử dụng dữ liệu bảng về các quốc gia Nam Á, bao gồm: Băng-lađét, Ấn Độ, Nê-pan, Ma-đi-vơ, Pa-kít-tan, Sri Lan-ka trong khoảng thời
gian từ 1970 – 2008. Phương pháp phân tích sử dụng phương pháp bình
phương bé nhất (OLS), phương pháp tác động cố định (fixed effects) và
phương pháp mô-men tổng quát (GMM). Mô hình phân tích sử dụng các
biến đại diện cho thu nhập trên đầu người, tích lũy tư bản trên đầu người,
tỷ lệ học trung học cơ sở, cung tiền M2, chi tiêu chính phủ, kiều hối, kim
ngạch xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chỉ số về chính trị.
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiều hối có tác động tích cực lớn lên tăng
trưởng kinh tế thông qua ảnh hưởng thúc đẩy giáo dục và phát triển thị
trường tài chính.
Năm 2012, Siddique et al. nghiên cứu dữ liệu chuỗi thời gian trong
vòng 25 năm, xem liệu kiều hối có tác động lên nền kinh tế Băng-la-đét,
Ấn Độ và Sri Lan-ka không bằng phương pháp phân tích nhân quả Granger
trong mô hình tự hồi quy véc-tơ (vector autoregression). Nghiên cứu này
không đưa được ra kết quả thống nhất ở ba quốc gia. Ở Băng-la-đét, kiều
hối có tác động lớn, một chiều đến tăng trưởng kinh tế. Tại Ấn Độ, không
có mối quan hệ nào giữa hai yếu tố này được tìm thấy. Còn đối với Sri
Lan-ka, quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế là quan hệ hai chiều,
kiều hối góp phần vào tăng trưởng kinh tế và kinh tế tăng trưởng làm tăng
kiều hối đổ về.
Hassan, G. (2012) nghiên cứu tác động của dòng kiều hối đến tăng
trưởng thu nhập GDP trên đầu người ở Băng-la-đét. Nghiên cứu sử dụng

dữ liệu hàng năm ở Băng-la-đét trong khoảng thời gian từ 1974 đến 2006.
Mô hình dùng để phân tích có ba phương trình khác nhau. Mỗi phương
trình sẽ được ước lượng sử dụng ba phương pháp ước lượng bình phương
nhỏ nhất (OLS), hồi quy hai giai đoạn với biến công cụ (IV-2SLS) và mômen tổng quát với biến công cụ (IV-GMM). Các biến trong mô hình gồm
có: Tăng trưởng GDP trên đầu người, tổng vốn đầu tư nội địa, tăng trưởng


4

dân số, chi tiêu chính phủ, cung tiền, tỷ lệ làm phát, kiều hối (tỷ lệ kiều
hối trên GDP), bình phương của tỷ lệ kiều hối trên GDP (để xem xét tác
động của kiều hối đến GDP là tuyến tính hay phi tuyến), và trình độ phát
triển của thị trường tài chính. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tác động
tăng trưởng kinh tế của kiều hối là tác động phi tuyến tính. Kết quả này có
thể các cách sử dụng kiều hối khác nhau. Trong phân tích, kiều hối có tác
động tích cực đến tăng trưởng GDP khi yếu tố trình độ phát triển của thị
trường tài chính được đưa vào trong mô hình.
Ang (2007) tập trung nghiên cứu các cách thức mà kiều hối có thể
kích thích phát triển và tăng trưởng kinh tế tại Phi-líp-pin. Nghiên cứu đã
xem xét 4 khía cạnh gồm, quan hệ giữa kiều hối và tăng trưởng kinh tế,
giữa kiều hối và kinh tế vi mô, và giữa kiều hối với tái cấu trúc nền kinh
tế. Nghiên cứu này cho thấy, tại Phi-líp-pin, kiều hối có tác động tích cực
đối với nền kinh tế, tuy nhiên, cần thiết có các chính sách hợp lý và môi
trường thuận lợi để kiều hối có thể phát huy hết tác động tích cực của nó.
Mô hình phân tích trong nghiên cứu gồm các biến: Tốc độ tăng GDP thực
tế, tốc độ tăng trưởng kiều hối, tốc độ tăng trưởng của đầu tư, tốc độ tăng
trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài, được ước lượng bằng phương pháp
bình phương nhỏ nhất (OLS).
Jongwanich (2007) sau khi nghiên cứu dữ liệu bảng về các quốc gia
châu Á - Thái Bình Dương trong thời kỳ 1993 - 2003, thấy kiều hối có tác

động lớn giúp giảm đói nghèo thông qua tăng thu nhập, hỗ trợ tiêu dùng
và giảm các gánh nặng tài chính cho người nghèo nhưng chỉ có tác động
nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư nội địa và phát triển vốn
con người. Mô hình sử dụng để phân tích tác động của kiều hối đến tăng
trưởng kinh tế có các biến số: Tốc độ tăng trường GDP bình quân đầu
người, tốc độ tăng trường thu nhập ban đầu, vốn con người, đầu tư, chỉ
tiêu chính phủ, tỷ lệ lạm phát, kiều hối, lãi suất thực, được ước lượng bằng
phương pháp mô-men tổng quát (GMM).


5

Ngoài các nghiên cứu kể trên, có nhiều nghiên cứu khác về kiều hối
tại các khu vực khác trên thế giới. Ví dụ như, Orrenius và các cộng sự
(2009) thực hiện nghiên cứu tại Mê-hi-cô, Adam (2004) nghiên cứu về
kiều hối và đói nghèo ở Gua-te-ma-la, Gupta, Pattillo & Wagh, (2007)
nghiên cứu ảnh hưởng của kiều hối đến đói nghèo và phát triển tài chính
ở khu vực miền Nam sa mạc Sa-ha-ra, Oke, B. O và các cộng sự (2011)
đã nghiên cứu tác động của kiều hối của lao động xuất khẩu đến phát triển
tài chính ở Ni-giê-ri-a.
Orrenius và các cộng sự (2009) xem xét tác động gộp của kiều hối
lên các biến số kinh tế vĩ mô như tiền lương, lao động, tỷ lệ thất nghiệp,
tỷ lệ trẻ em đến trường. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu về Mê-hi-cô trong 5
năm (2003 – 2007), ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
(OLS), hồi quy hai giai đoạn (2SLS). Kết luận của nghiên cứu này là kiều
hối có những tác động quan trọng đến phát triển kinh tế. Lượng kiều hối
cao có tương quan nhẹ với việc giảm thất nghiệp. Kiều hối cũng có tác
động tích cực đến sự phân phối thu nhập, làm tăng lương đặc biệt đối với
mức lương trung bình. Ngoài ra, kiều hối không có tác động đến tỷ lệ trẻ
em đi học.

Adam (2004) sử dụng dữ liệu về kiều hối của một mẫu gồm 7276 hộ
gia đình ở thành thị và nông thôn Gua-te-ma-la trong thời gian từ tháng 7
đến tháng 12 năm 2000. Tác giả đo lường tác động của kiều hối đến việc
giảm đói nghèo thông qua xem xét mức độ quan trọng của kiều hối trong
thu nhập của các hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu. Trong nghiên cứu,
kiều hối được chia thành hai loại là kiều hối nội địa (chuyển qua lại trong
Gua-te-ma-la), và kiều hối quốc tế (chuyển từ nước ngoài về). Kết quả, cả
kiều hối nội bộ và quốc tế đều là thành phần quan trọng trong thu nhập của
các hộ gia đình ở nước này. Thêm vào đó cả hai hình thức của kiều hối
đều làm giảm mức độ, độ sâu và tính phân hoá đói nghèo ở Gua-te-ma-la,
kiều hối có tác động làm giảm tính phân hoá đói nghèo hơn là mức độ đói
nghèo ở Gua-te-ma-la.


6

Gupta, Pattillo & Wagh, (2007) đánh giá tác động của sự phát triển
ổn định của dòng kiều hối đến 44 quốc gia vùng miền nam sa mạc Sa-hara. nghiên cứu này phát hiện rằng kiều hối ổn định giảm đói nghèo trực
tiếp, và thúc đẩy phát triển tài chính. Mô hình sử dụng để phân tích tác
động của kiều hối với nghèo đói sử dụng dữ liệu của một khảo sát từ năm
1980 về 76 quốc gia, gồm các biến mức độ nghèo đói, thu nhập bình quân
đầu người, bất bình đẳng trong thu nhập (Chỉ số Gini), và kiều hối. Mô
hình phân tích tác động của kiều hối với sự phát triển tài chính sử dụng dữ
liệu bảng không cân bằng của 44 quốc gia trong 6 giai đoạn 5 năm từ 1974
– 2004, gồm các biến đại diện cho GDP, GDP trên đầu người, lạm phát,
xuất nhập khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và kiều hối. Các phương
pháp ước lượng được dùng là phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS),
và hồi quy ba giai đoạn.
Oke, B. O và các cộng sự (2011) sử dụng dữ liệu hàng năm của Nigiê-ri-a trong thời gian từ 1977 đến 2009, kết hợp phương pháp bình
phương bé nhất (OLS) và phương pháp mô-men tổng quát (GMM).

Phương pháp OLS cho thấy kiều hối ảnh hưởng trực tiếp và có ý nghĩa
đến phát triển tài chính ở Ni-giê-ri-a, trong khi đối với phương pháp
GMM, hệ số hồi quy của kiều hối lại không có ý nghĩa thống kê.
Nhiều nhà nghiên cứu khác sử dụng dữ liệu ở phạm vi rộng hơn,
như Catrinescu và các cộng sự. (2006), Giuliano và Ruiz-Arranz (2005),
và Chami, R. và các cộng sự (2008).
Ý tưởng chính trong nghiên cứu của Catrinescu và các cộng sự.
(2006) là xem xét liệu kiều hối có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài
hạn thông qua đóng góp vào vốn tài chính và con người, hay kiều hối sẽ
làm giảm tăng trưởng kinh tế trong dài hạn do làm giảm lao động và các
tác động của “căn bệnh Hà Lan”. Tác giả sử dụng dữ liệu về 162 quốc gia
trong khoảng thời gian 34 năm, ước lượng bằng phương pháp dữ liệu bảng
động (Dynamic Panel Data), với mô hình phần tích gồm các biến đại diện
cho: Tăng trưởng GDP trên đầu người, GDP trên đầu người năm 1970,


7

kiều hối (tỷ lệ kiều hối trên GDP), bình phương của tỷ lệ kiều hối trên
GDP, tổng vốn đầu tư nội địa, vốn tư nhân ròng, và các chỉ số khác về môi
trường chính trị và chính phủ. Cuối cùng, nghiên cứu phủ nhận tác động
tiêu cực của kiều hối lên tăng trưởng kinh tế, và chỉ ra rằng trình độ phát
triển của các trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng
của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế.
Giuliano và Ruiz-Arranz (2005) sử dụng phương pháp mô-men tổng
quát (GMM) phân tích dữ liệu về hơn 100 quốc gia trong khoảng thời gian
từ năm 1975 – 2002 để tìm hiểu quan hệ giữa tỷ lệ kiều hối trên GDP với
tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người. Mô hình nghiên cứu gồm các biến
đại diện cho: Tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người, kiều hối, đầu tư,
cán cân ngân sách, độ mở thương mại, lạm phát, tốc độ tăng dân số, số

năm giáo dục trung học trung bình, lượng cho vay, lượng tiền gửi, lượng
cung tiền M2. Nghiên cứu không tìm thấy tác động mang ý nghĩa thống
kê của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế, nhưng ủng hộ quan điểm rằng
kiều hối giúp làm giảm các khó khăn tài chính, do đó có tác động tích cực
đến kinh tế chỉ ở các nước có khu vực tài chính kém phát triển.
Chami, R. và các cộng sự (2008) sau khi nghiên cứu dữ liệu của 84
quốc gia trong khoảng thời gian 1974 – 2004 lại không thể tìm thấy tác
động tích cực của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu sử dụng
ba mô hình phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là tốc độ tăng GDP
trên đầu người và các biến độc lập là tỷ lệ kiều hối trên GDP, bình phương
của tỷ lệ kiều hối trên GDP, và tích của kiều hối và lượng cung tiền M2
trên GDP (thể hiện sự tương tác giữa kiều hối và phát triển tài chính), với
ba bộ biến điều kiện, bộ biến điều kiện cơ bản gồm mức GDP trên đầu
người ban đầu của mỗi giai đoạn 5 năm, tỷ lệ thương mại trên GDP trung
bình của mỗi giai đoạn 5 năm, tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP (tất cả các biến
được chuyển qua dạng lô-ga-rít), và tỷ lệ lạm phát; bộ biến điều kiện thứ
hai gồm bộ thứ nhất và biến tổng vốn đầu tư nội địa; bộ biến điều kiện thứ
ba gồm bộ thứ hai và các biến đại diện cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,


8

cân đối ngân sách, tăng trưởng dân số và chỉ số rủi ro chính trị ICRG.
Biến công cụ là bình quân trọng số tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người
của 20 quốc gia là đối tác thương mại lớn nhất của nược nhận kiều hối
(đây là lần đầu tiên, chỉ số này được dùng làm biến công cụ trong các phân
tích về kiều hối). Các phương pháp ước lượng được sử dụng là phương
pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS), ước lượng tác động cố định
(fixed effects), và sử dụng các phương pháp trên cùng biến công cụ vừa
nêu.

Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm về kiều hối và kinh tế vẫn
còn đưa ra các kết luận không đồng nhất. Điều này có thể được lý giải bởi
tình trạng các nghiên cứu khác nhau sử dụng các cách khác nhau để đo
kiều hối, sử dụng các cách khác nhau để xác định tác động của kiều hối,
và mẫu nghiên cứu khác nhau nhiều về đối tượng cũng như thời gian
nghiên cứu Barajas và các cộng sự (2009).
1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về tác
động của kiều hối đối với nền kinh tế. Một số nghiên cứu nổi bật, có giá
trị có thể kể ra như: Lê Thanh Tùng và Nguyễn Hồng Thái (2017), Lê Đạt
Chí và Phan Thị Thanh Thúy (2014), Nguyễn Đức Thành (2007).
Lê Thanh Tùng và Nguyễn Hồng Thái (2017) đã sử dụng hai phương
pháp hồi quy tác động cố định và tác động ngẫu nhiên với dữ liệu bảng
gồm 7 quốc gia ASEAN trong giai đoạn 1990 – 2014 nhằm làm rõ sự tác
động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia 7 quốc gia này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiều hối đã làm tăng sản lượng, qua đó thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN. Bên cạnh đó, kết quả
cũng khẳng định đầu tư trong nước đã đóng góp nhiều nhất vào giá trị sản
lượng tại các quốc gia trong khu vực trong thời kỳ nghiên cứu.
Lê Đạt Chí và Phan Thị Thanh Thúy (2014) sử dụng phương pháp
mô-men tổng quát chỉ ra tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia trong mẫu là không tuyến tính. Khi tỷ lệ kiều hối trên GDP


9

tương đối thấp sẽ có tác động kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng khi
vượt qua một ngưỡng nào đó thì tác động của kiều hối trở nên tiêu cực.
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng mô-men
tổng quát với biến công cụ (IV-GMM) cho 29 quốc gia đang phát triển từ

2000-2011. Các biến trong mô hình gồm tăng trưởng GDP bình quân đầu
người, kiều hối, nguồn vốn đầu tư trong nước, tăng trưởng dân số, chi tiêu
chính phủ, cung tiền M2 và tỷ lệ lạm phát. Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử
dụng biến bình phương của tỷ lệ kiều hối trên GDP để xác minh tác động
phi tuyến của kiều hối, và tích của kiều hối và lượng cung tiền M2 trên
GDP (đại diện cho sự tương tác giữa kiều hối và phát triển tài chính).
Nguyễn Đức Thành (2007) sử dụng kỹ thuật mô hình cân bằng tổng
thể (CGE) để phân tích tác động của kiều hối lên nền kinh tế Việt Nam.
Nghiên cứu chỉ ra rằng kiều hối có ảnh hưởng phức tạp theo nhiều khuynh
hướng khác nhau lên nền kinh tế của các nước đang phát triển. Trong khi
hộ gia đình có khuynh hướng thu được lợi ích từ việc tăng thêm thu nhập,
thì ảnh hưởng lên khu vực sản xuất lại không rõ ràng như vậy. Dòng kiều
hồi chảy có thể làm tăng tiêu dùng của một số mặt hàng, dẫn đến sự dịch
chuyển trong cấu trúc của tổng cầu, từ đó gây áp lực phân phối lại các
nhân tố sản xuất. Các ước lượng trong nghiên cứu này cho thấy khu vực
sản xuất công nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất và có khuynh hướng bị thu
hẹp. Kết luận là trong dài hạn ảnh hưởng của kiều hối lên mặt cung của
nền kinh tế có thể theo chiều hướng tiêu cực, và có thể lấn át những ảnh
hưởng tích cực mang tính ngắn hạn từ phía cầu nếu kiều hối không được
sử dụng cho các mục đích đầu tư.
Nhìn chung, các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam đều chỉ ra
những tác động tích cực của kiều hối như làm tăng nguồn vốn cho tiết
kiệm và đầu tư, bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai, tăng thu nhập cho người
nhận kiềm hối, và các tác động tiêu cực như gây áp lực làm tăng tỷ giá hối
đoái thực, hạn chế khu vực sản xuất, tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền, ...


10

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nhằm xác định kiều hối có tác động như thế nào, tích cực hay
tiêu cực, thông qua cách thức nào để tác động đến nền kinh tế của một số quốc
gia ASEAN, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách để các quốc gia này
sử dụng tối ưu nguồn lực kiều hối.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Tác động của kiều hối đến nền kinh tế của một số quốc gia ASEAN.
- Riêng trong phần nghiên cứu thực nghiệm, luận văn tập trung vào phân
tích một yếu tố đại diện cho nền kinh tế là tăng trưởng kinh tế, với biến phụ
thuộc đại diện cho nền kinh tế được lựa chọn là tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân đầu người hàng năm.
Nhìn chung, khi xem xét tổng quát về một nền kinh tế, chỉ tiêu đầu tiên
được phân tích là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời do những trở ngại như
khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn dữ liệu chính xác và đầy đủ về các yếu
tố của nền kinh tế của nhiều nước ASEAN, cũng như sự phức tạp trong việc
phân tích các yếu tố này vượt quá khả năng của tác giả, nên luận văn này chỉ
lựa chọn biến đại diện cho nền kinh tế như đã nêu trên.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2000 đến năm 2016.
- Không gian nghiên cứu: Tám quốc gia ASEAN, bao gồm: Cam-pu-chia,
In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, My-an-ma, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan, và Việt
Nam.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
- Dữ liệu sử dụng trong luận văn như lượng kiều hối, tốc độ tăng trưởng
GDP,… được lấy từ nguồn dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, được cập nhật mới
nhất là tháng 10 năm 2017.
Phương pháp xử lý số liệu:
- Phân tích, so sánh, thống kê các số liệu để đưa ra kết quả nghiên cứu.



11

- Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê STATA trên nền tảng kiến thức
về xác suất, thống kê và kinh tế lượng để đưa ra được kết quả nghiên cứu có ý
nghĩa.
- Sử dụng phân tích hồi quy bằng 03 phương pháp ước lượng là bình
phương nhỏ nhất gộp (pooled OLS), tác động cố định (fixed effects), và tác
động ngẫu nhiên (random effects).
1.6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có năm chương:
Chương 1. Mở đầu.
Chương 1 giới thiệu chung về đề tài, lý do chọn đề tài, tổng quan lịch sử
nghiên cứu của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
và cấu trúc các chương của luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý luận về kiều hối và tác động của kiều hối đến nền
kinh tế.
Chương 2 tóm tắt lại các lý thuyết chung về tác động của kiều hối đến nền
kinh tế và các lý thuyết liên quan để làm cơ sở lý luận cho các phân tích của
luận văn.
Chương 3. Tổng quan về tác động của kiều hối đến nền kinh tế của
một số nước ASEAN.
Chương 3 trình bày những nét chính về nền kinh tế và tình hình, đặc điểm
của luồng kiều hối chảy vào một số nước ASEAN. Một phần quan trọng của
chương này là trình bày một số case study là quốc gia cụ thể trong ASEAN để
thấy được tác động của kiều hối đến nền kinh tế.
Chương 4. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của kiều hối đến tăng
trưởng kinh tế của một số nước asean.
Chương 4 trình bày chi tiết về dữ liệu, phương pháp và kết quả nghiên cứu
thực nghiệm tác động của kiều hối đối với tăng trưởng kinh tế của một số nước

ASEAN, đồng thời đưa ra giải thích về ý nghĩa của kết quả thu được.
Chương 5. Kết luận.


12

Chương 5 tổng kết kết quả nghiên cứu trong luận văn, và đưa ra một số
khuyến nghị chính sách chung dựa trên kết quả nghiên cứu và tổng hợp các lý
thuyết trước đây về kiều hối.
Ngoài ra, luận văn còn có phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
đính kèm.


13

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỀU HỐI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
KIỀU HỐI ĐẾN NỀN KINH TẾ
Chương này trình bày các lý thuyết chung về di cư, kiều hối, và tác động của
kiều hối đến nền kinh tế để làm cơ sở lý luận cho phần phân tích tiếp theo của luận
văn.
Các lý thuyết về di cư cần thiết được nêu ra do mối quan hệ giữa di cư và các
dòng kiều hối, có di cư thì mới có kiều hối, và giữa các nguyên nhân của việc di cư
với các yếu tố tác động đến kiều hối.
2.1. Lý thuyết chung về di cư
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế, một cơ quan về di cư của Liên Hợp Quốc.
(IOM, 2017), di cư là việc một người hoặc một nhóm người vượt qua biên giới
giữa các quốc gia, hoặc giữa các vùng trong một quốc gia, không kể thành phần
nhóm người, thời gian hay nguyên nhân; bao gồm cả tị nạn, di cư vì mục đích
kinh tế, di cư để đoàn tụ gia đình, và các lý do khác.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc (United Nations, 2017), trong năm

2015, trên thế giới có khoảng 258 triệu người di cư quốc tế, chiếm xấp xỉ 3.4%
dân số thế giới. Trong đó có nhiều hình thức như di cư tự nguyện hoặc bị ép
buộc, di cư hợp pháp hoặc trái phép. Người tị nạn hoặc xin tị nạn là những người
buộc phải di cư do các lý do chính trị hoặc môi trường sống và có thể là di cư
trái phép, trong khi đó lao động di cư lại là tự nguyện, và đa phần là hợp pháp.
Do gần như không có số liệu chính xác về số lượng người di cư trái phép, nên
hầu như các thống kê về di cư đều là các con số ước tính. Đồng thời, trong nhiều
trường hợp, lao động giữa các quốc gia có thể tự do di chuyển mà không cần
đăng ký, do giữa các quốc gia có các hiệp định về tự do di chuyển thể nhân, do
đó cũng rất khó để tính chính xác số lượng lao động di cư hợp pháp.
Có rất nhiều trường phái lý thuyết khác nhau về di cư. Có thể kể ra như lý
thuyết tân cổ điển trong những năm 50 và 60, như Mô hình Lực hấp dẫn và Mô
hình Todaro. Trong những năm 70 và 80, lý thuyết lịch sử – cấu trúc xuất hiện,
có nguồn gốc từ trường phái kinh tế chính trị Mác-xít, tập trung chủ yếu vào
hiện tượng chảy máu chất xám và sự hội nhập. Trong những năm 90, đáp lại


14

những lý thuyết trước đây, một lý thuyết mới mang tên Thuyết kinh tế mới về
di cư lao động trở thành trào lưu chính trong giai đoạn này.
2.1.1. Thuyết tân cổ điển
Thuyết di cư tân cổ điển có thể được chia thành hai trường phái
chính: Vi mô và Vĩ mô. Lương, năng lực lao động và chi phí di cư là các
yếu tố quyết định trong cả hai trường phái (Massey, 1993).
Thuyết di cư tân cổ điển vĩ mô cho rằng các dòng lao động chuyển
dịch do sự khác biệt trong tiền lương, từ những quốc gia có tiền lương thấp
đến những quốc gia có tiền lương cao, và vốn sẽ chuyển dịch theo hướng
ngược lại. Các quốc gia có tiền lương thấp sẽ có nhiều lao động hơn một
cách tương đối, và chính nguồn cung lao động lớn này giữ tiền lương ở

mức thấp hơn. Các quốc gia có tiền lương cao hơn có nguồn vốn dồi dào
hơn một cách tương đối, do đó, vốn sẽ chuyển dịch sang các quốc gia
lương thấp, và lao động sẽ chuyển dịch sang các quốc gia lương cao. Quá
trình này sẽ làm cho tiền lương trở về mức cân bằng. Trong dài hạn, dòng
di cư sẽ suy giảm do sự cân bằng của tiền lương làm giảm động lực để lao
động di cư.
Thuyết di cư tân cổ điển vi mô lại giải thích di cư thông qua phân
tích chi phí và lợi ích của các cá nhân mong muốn tối đa hóa thu nhập của
bản thân. Các cá nhân sẽ xem xét thu nhập ròng từ việc di cư trước khi
quyết định. Nếu khả năng có được việc làm với thu nhập dự kiến cao hơn
các cơ hội ở quê nhà với chi phí di cư, cá nhân đó có thể sẽ di cư. Mỗi cá
nhân sẽ xem xét một mức thu nhập ròng từ việc di cư khác nhau, tùy thuộc
vào hoàn cảnh của họ (Massey, 1993).
2.1.2. Thuyết lịch sử - cấu trúc
Trong những năm 70 và 80, đáp trả lại thuyết tân cổ điển, một thuyết
mới có nguồn gốc từ Học thuyết kinh tế chính trị Mác-xít, mang tên thuyết
lịch sử - cấu trúc được phát triển. Thuyết này tập trung vào việc sử dụng
lao động quy mô lớn, cho rằng di cư không phải là quyết định tự nguyện
của các cá nhân, mà chính hệ thống kinh tế truyền thống buộc người ta


15

phải rời khỏi quê hương mình để duy trì một sự phân phối nguồn lực bất
bình đẳng giữa các quốc gia giàu và nghèo. Theo đó, di cư là một cách duy
trì nguồn lao động giá rẻ cho các quốc gia giàu có. Thuyết này cho rằng,
di cư tạo ra sự kém phát triển và không thúc đẩy sự phát triển ở các quốc
gia nghèo (Castles, 2014).
2.1.3. Thuyết kinh tế mới về di cư lao động
Thuyết kinh tế mới về di cư lao động xuất hiện vào những năm 90,

phản biện lại những lý thuyết trước đây về di cư, đặc biệt là thuyết tân cổ
điển. Điểm mấu chốt của thuyết này là quyết định di cư không phải là
quyết định cá nhân, mà là quyết định tập thể của gia đình người di cư. Các
quyết định di cư nhằm mục đích tối đa hóa thu nhập gia đình, đồng thời
giảm thiểu rủi ro và giảm thiểu các ràng buộc do các thất bại thị trường.
Kiều hối có thể đóng vai trò như một khoản bảo hiểm cho các rủi ro trong
tương lai. Kiều hối cũng có thể được sử dụng như nguồn đầu tư, khi không
thể tiếp cận với các nguồn vốn nhà nước hay tư nhân khác (Massey, 1993).
2.2. Lý thuyết chung về kiều hối
Kiều hối là dòng tiền từ người di cư ở nước ngoài chuyển về cho gia đình
của họ ở tổ quốc (Koser, 2007). Nói một cách khác, kiều hối là dòng ngoại tệ
được chuyển qua các cá nhân sống ở nước ngoài. Khái niệm kiều hối chỉ bao
hàm các dòng vốn tài chính, không bao hàm các sự luân chuyển khác như thông
tin hay công nghệ. Carling (2008) cho rằng chính kiều hối là động lực chính của
di cư.
Ảnh hưởng của di cư không chỉ bó hẹp ở những người di cư, do trong rất
nhiều trường hợp, người di cư để lại gia đình của mình ở nhà, sau đó gửi kiều
hối về hỗ trợ cuộc sống của gia đình mình. Hàng triệu người trên thế giới chịu
ảnh hưởng trực tiếp của kiều hối. Nguồn tiền này thường được sử dụng để xóa
đói, giảm nghèo, cung cấp thực phẩm, quần áo, thuốc men, chỗ ở cho những
người nhận kiều hối (Barajas và các cộng sự, 2009). Đồng thời, kiều hối làm
tăng thu nhập của người nhận, và tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia nhận. Kiều
hối còn góp phần kích thích sản xuất thông qua tăng tiêu dùng, và đầu tư vào


×