Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 51 trang )

Chính Trị
Vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường

GIẢNG VIÊN : KIỀU VĂN NAM
SINH VIÊN

: NHÓM 5- PB13322-DIG
NGUYỄN VIỆT SƠN
MAI HỒNG
ĐẶNG VIỆT HƯNG
NGUYỄN QUANG ĐỨC
NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
ĐINH THỊ KIỀN
LƯU TIẾN ĐẠT

Hà nội, ngày 25 tháng 9 năm 2018
1


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 4
1. LỜI CAM KẾT...........................................................................................................4
2. LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 4
3. LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................5
B. NỘI DUNG........................................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG...............................................................................7
1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................................7
1.2 Mục đích và mục tiêu của nghiên cứu đề tài..........................................................7
1.3 Giới thiệu đề tài........................................................................................................8
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA...........................9
SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG..............................................................................9


2.1 Khái niệm thất nghiệp..............................................................................................9
2.2 Phân loại thất nghiệp................................................................................................9
2.3 Nguyên nhân gắn với loại hình thất nghiệp..........................................................10
2.4 Tỉ lệ thất nghiệp......................................................................................................11
2.5 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên......................................................................................16
2.6 Phân loại thất nghiệp tự nhiên...............................................................................17
2.7 Các yếu tố xác định tỷ lệ thất nghiệp....................................................................21
2.8 Yếu tố tác động đến tỷ lệ thất nghiệp....................................................................22
2.9 Những tác động của thất nghiệp............................................................................25
CHƯƠNG 3. TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN................................28
SAU KHI RA TRƯỜNG.................................................................................................28

3.1 Tình trạng thất nghiệp của sinh viên ra trường:........................................28
2


3.2 Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên khi ra
trường....................................................................................................................32
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP.................................................36
4.1 Biện pháp giả quyết vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường 36
4.2 Một số ý kiến mang tính cá nhân..................................................................42
C. KẾT LUẬN............................................................................................................46

3


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LỜI CAM KẾT
Nhóm chúng em xin cam đoan bài tiểu luận này là do bản thân nhóm thực hiện

cùng sự hỗ trợ, tham khảo từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu và
không có sự sao chép y nguyên các tài liệu đó.

2. LỜI CẢM ƠN
Do kiến thức của chúng em còn hạn hẹp và vẫn còn tồn tại một số thiếu xót,
chúng em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài của
nhóm chúng em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !

4


3. LỜI NÓI ĐẦU
Sinh viên ra trường hiện nay thất nghiệp đang là vấn đề đáng báo động trong xã
hội hiện nay. Câu hỏi đặt ra ở đây là nguyên nhân của tình hình thất nghiệp của sinh
viên hiện nay là do đâu? Hậu quả để lại là gì? Vấn đề đó đã gây thiệt hại gì cho nền
kinh tế nước nhà? Và chúng ta phải làm gì để khâc phục tình trạng trên? Vấn đề này
được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau và mỗi người một quan điểm khác nhau. Tuy
nhiên giải pháp nhằm đặt ra gấp để giải quyết vấn đề lao động trong xã hội cũng như
đảm bảo công ăn việc làm cho hàng nghìn sinh viên mỗi năm ra trường. Vấn đề này
cần sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, và nó không nằm ngoài sự quan tâm của
nhóm em vì vậy nhóm em chọn đề tài “Vấn đề thất nghiệp của sinhviên sau khi ra
trường” để nghiên cứu.

5


6


B. NỘI DUNG

Đề tài của nhóm gồm 4 nội chính:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Cơ sở lý luận về vấn đề thất nghiệp
Chương 3: Thực trạng về vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra
trường.
Chương 4: Biện pháp để giải quyết vấn đề thất nghiệp của sinh viên và
Một số ý kiến đóng góp

7


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Lý do chọn đề tài
Vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra truờng là vấn đề đáng báo động.
Nguyên nhân vấn đề này là do đâu và đã có những biện pháp gì để giải quyêt. Đó là
một trong số lý do em chọn đề tài “ Vấn đề thất nghiệp của sinh viên sau khi ra

trường”.

1.2 Mục đích và mục tiêu của nghiên cứu đề tài
1.2.1 Mục đích
Nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi
ra truờng, tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề trên.
1.2.2 Mục tiêu
Giúp cho mọi người va bản thân em hiểu rõ vấn đề thất nghiệp của sinh viên có
ảnh hưởng đến lực lượng lao động như thế nào, kinh tế xã hội có bị ảnh hưởng nhiều
không.
8



1.3. Giới thiệu đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên chuẩn bị ra truờng và sinh viên sau khi ra truờng.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu sinh viên tại một số truờng đại học , sinh viên tại hà nội , miền
trung, miền nam , miền bắc
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu sử dụng phương pháp lý luận.

9


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG
2.1 Khái niệm thất nghiệp
Thất nghiệp là gì?
Là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không có việc
làm và đang tìm kiếm việc làm.
Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm
mà không tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không
có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.
Tỷ lệ thất nghiệp = 100%

x .

2.2 Phân loại thất nghiệp:
2.2.1 Phân theo loại hình thất nghiệp:
Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng gánh nặng đó rơi vào bộ phận dân cư
nào, ngành nghề nào, giới tuổi nào. Cần biết những điều đó để hiểu rõ đặc điểm, đặc
tính, mức độ tác hại của nó, đến nền kinh tế, các vấn đề liên quan:

-

Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ)
Thất nghiệp chia theo lứa tuổi ( tuổi, nghề)
Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn)
Thất nghiệp chia theo ngành nghề ( ngành kinh tế, nông nghiệp,..)
Thất nghiệp chia theo chủng tộc, dân tộc.

2.2.1 Phân theo lý do thất nghiệp:
- Do bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương
thấp, không hợp nghề,hợp vùng
- Do mất việc : Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh
- Do mới vào : Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được
việc làm ( thanh niên đến tuổi lao động đang tìm kiếm việc,sinh viên tốt nghiệp
đang chờ công tác .....)
10


- Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm
việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Như vậy thất nghiệp là con số mang tính thời điểm nó luôn biến đổi không
ngừng theo thời gian.Thất nghiệp kéo dài thường xảy ra trong nền kinh tế trì trệ kém
phát triển và khủng hoảng.
2.3 Nguyên nhân gắn với loại hình thất nghiệp:
2.3.1. Thất nghiệp tạm thời :
Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động trong thời gian tìm
kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn,phù hợp với ý muốn riêng ( lương cao
hơn,gần nhà hơn ...)
2.3.2. Thất nghiệp cơ cấu:
Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các thị trường

lao động ( giữa các ngành nghề,khu vực ...) loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu
kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động.Khi sự lao động này
là mạnh kéo dài,nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và kéo dài .
2.3.3. Thất nghiệp do thiếu cầu:
Do sự suy giảm tổng cầu.Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các
nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thơì kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh,xảy ra
ở khắp mọi nơi mọi ngành mọi nghề .
2.3.4 Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường:
Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và
cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường lao động .

11


2.4. Tỉ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao,
đang là một trong những vấn đề nổi cộm nhất của xã hội. . Chất lượng giáo dục và
đào tạo thấp so với yêu cầu. Đào tạo chưa gắn với sử dụng, gây lãng phí.Giáo dục ở
miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn . Môi trường đô thị, nơi công nghiệp
tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng.Công tác quản lý báo
chí văn hoá,xuất bản nhiều mặt còn buông lỏng , để nảy sinh những khuynh hướng
không lành mạnh . Một số giá trị và văn hoá và đạo đức xã hội suy giảm.Mê tín , hủ
tục phát triển. Mức sống nhân dân, nhất là nông dân ở một số vùng quá thấp.Chính
sách tiền lương và phân phối trong xã hội còn thiếu hợp lý.Sự phân hoá giàu nghèo
giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh
chóng .
Cơ chế cính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển.Một
số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính
khả thi. Nhiều cấp nhiều ngành chưa thay thế , sửa đổi những quy định về quản lý nhà
nước không còn phù hợp , chưa bổ sung những cơ chế , chính sách mới có tác dụng

giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất . Tình trạng tham nhũng , suy thoái về tư
tưởng ,chính trị,đạo đức,lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên rất là
quan trọng.Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thóng chính trị và trong
nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ đe doạ sự sống còn của chế độ ta - Việc tổ chức
thực hiện nghị quyết,chủ trương,chính sách của đảng chưa tốt,kỷ luật,kỷ cương chưa
nghiêm. Một số quan điểm chủ trương chư rõ , chưa có sự nhận thức thống nhất và
chưa được thông suốt ở các cấp,các ngành . Cải cách hành chính tiến hành chậm,
thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp . Công tác tư tưởng,công tác lý luận,công tác tổ
chức,cán bộ có nhiều yếu kém,bất cập . Việt Nam chúng ta do những điều kiện đặc
thù,và nhờ những cố gắng và các giải pháp chỉ đạo điều hành của chính phủ, nên tốc
độ tăng trưởng kinh tế năm 1998 có giảm so với năm 1997 nhưng vẫn đạt mức gần
12


6%. Ngày 1/7/1998 theo kết quả điều tra của bộ Lao Động - Thương Binh xã hội thì
tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,6% (tăng 0,78%) so với cùng kỳ năm 1997 . Riêng
bốn thành phố lớn là Hà nội ,Thành Phố HCM,Đà Nẵng và Hải Phòng thì tỷ lệ thất
nghiệp cao hơn với các số liệu cụ thể:9,09%; 6,76% ; 6,35% và 8,43% .Tỷ lệ thất
nghiệp từ 10% năm 1991 xuống 6,5% năm 2000 và 6,28% năm 2001. Dự đoán thất
nghiệp năm 2005 có thể lên tới 10%.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển,các phát minh trong khoa học kỹ thuật ...
không có nghĩa là không có thất nghiệp nó không tỷ lệ với thất nghiệp.Việt Nam
chúng ta có thể nói là nước có tỷ lệ thất nghiệp khá cao đặc biệt là trong độ tuổi lao
động.Nguyên nhân chủ yếu do đâu mà ra ? Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế dẫn đến
thất nghiệp ai cũng rõ . Nước ta do chưa có thị trường chứng khoán đầu tư nước ngoài
chủ yếu bằng vốn FDI nên không bị các nhà tư bản ngoại quốc đột ngột rút vốn ngắn
hạn ra,nhưng sản xuất kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng gián tiếp do các công ty mẹ . Do
đồng tiền trong khu vực mất giá, hàng hoá của họ có sức cạnh tranh hơn, sản phẩm
của việt nam không xuất khẩu được.Các nước sử dụng lao động Việt Nam như Hàn
quốc,Nhật bản, Đài loan... gặp khó khăn ngừng nhận người làm cho thị trường thất

nghiệp trong nước ngày càng trầm trọng Hơn nữa do nước ta vừa mới thoát khỏi tình
trạng khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài khi chuyển sang nền kinh tế thị trường , đạt
được mức tăng trưởng kinh tế cao trong một số năm, nên tình hình thiếu việc làm ở cả
nông thôn và thành thị còn khá cao.Đầu năm 1998 cả nước ta có gần 3 triệu người
trong tuổi lao động chưa có công ăn việc làm gần 1,2 triệu người vừa bước vào độ
tuổi lao động 1,8 triệu người chưa có việc làm từ năm trước chuyển sang.
Do trình độ học vấn: Theo số liệu thống kê năm 2001 thì Việt Nam có tới hơn
70% dân số trong độ tuổi mù chữ , chính tỷ lệ này đã tác động một phần nào đấy đến
tỷ lệ thất nghiệp .Bởi lẽ con người không nhận thức được những công việc phù hợp
với mình,cũng do trình độ học vấn mà khả năng nhận thức về việc làm còn rất hạn
chế,đặc biệt là tìm các công việc phù hợp với chính mình còn rất hạn chế.Hơn nữa
13


trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay, mặc dù chính phủ, nhà nước ta đã có
rất nhiều biện pháp các ngành nghề,tạo ra các công ăn việc làm như : mở cửa để đưa
đầu tư vốn cũng như khoa học kỹ thuật vào Việt 10 nam.Song do khả năng nhận thức
về máy móc, các thiết bị điều khiển máy móc còn hạn chế, mặt khác khi chọn nhân
viên vào làm việc thì khâu tuyển chọn nhân viên thường do người nước ngoaì tuyển
chọn họ lại cần ở chúng ta một trình độ học vấn nhất định như là về trình độ văn hoá,
trình độ tiếng anh.
Để khắc phục được tình trạng này thì nhà nước ta phải có một chủ trương đào
tạo, mọi người phải có một trình độ văn hoá nhất định,phù hợp với nền kinh tế thị
trường hiện nay . Khuyến khích tất cả mọi tầng lớp, có chính sách ưu tiên đối với
những gia đình khó khăn, các dân tộc thiểu số vùng sâu,vùng sa hoặc là trợ cấp một
phần nào đó về ngân sách.Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp giải quyết việc
làm cho một số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được công ăn việc làm,điều đó
sẽ kích thích sự học hỏi của toàn xã hội . Do cơ cấu ngành nghề không phù hợp .
Ngày nay khi mà nền kinh tế thị trường không còn chế độ quan liêu bao cấp,thì các
doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân ngày càng phát triển đã đạt được những

thành tựu trên tất cả các lĩnh vực.Song bên cạnh đó thì tỷ lệ thất nghiệp cũng còn khá
cao đó là do đâu? Phải chăng đó là do cơ cấu ngành nghề chưa phù hợp,cũng như là
mức lương chưa phù hợp với các công việc.Chính vì thế mà nhà nước ta phải có sự
phân bố ngành nghề phù hợp hơn, đưa ra mức thu nhập phù hợp với từng nghành,
từng nghề.Có những chính sách ưu tiên, khuyến khích, mở ra các cuộc thi đua, có
những phần thưởng để khuyến khích các công nhân, các doanh nghiệp phát triển hơn
nữa.Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ,có thể đầu tư thêm vốn cho
các doanh nghiệp có nhu cầu về vay vốn để mở rộng sản xuất, mua trang thiết bị máy
móc ..vv Như chúng ta đã biết Việt nam là nước có tỷ lệ dân số tăng khá nhanh trong
khu vực cũng như trên thế giới,đứng thứ nhất trong khu vực và đứng thứ 5 trên thế
giới về tỷ lệ sinh đẻ.Theo số liệu mới nhất thì dân số Việt Nam năm 2001 lên tới con
14


số gần 80 triệu người dự báo trong vài năm tới dân số Việt Nam có thể 11 lên tới con
số 100 triệu người.Dân số ngày càng tăng trong khi đó diện tích đất nông nghiệp ngày
càng giảm đi , như vậy thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ ngày càng cao hơn. Năm 2001 chúng ta
có tới 6,28% dân số không có công ăn việc làm ( hơn 20 nghìn người )đây là một con
số khá cao. Tuy nhà nước ta cũng đã có những biện pháp đối với việc kế hoạch hoá
gia đình như giảm tỷ lệ sinh đẻ,thực hiện kế hoạch hoá gia đình mỗi cặp vợ chồng chỉ
có từ 1 - 2 con,giảm tỷ lệ kết hôn ở tuổi còn quá trẻ,nhưng do chưa nhận thức được
vấn đề cấp bách ở đây nên tỷ lệ sinh còn khá cao.Hơn nữa do phong tục tập quán,chế
độ phong kiến vẫn còn,nhất thiết phải có con trai nối dõi, có nếp,có tẻ đã dẫn tới việc
gia tăng dân số tới chóng mặt.Dân số tăng nhanh dẫn tới tình trạng như sự quan
tâm,cũng như giáo dục con cái cuă các gia đình giảm hẳn.Các điều kiện về ăn
uống,sinh hoạt không được tốt đặc biệt là các vùng ở nông thôn , miền núi vấn đề này
cần có sự quan tâm của chính phủ hơn nữa.Nó dẫn tới tình trạng trẻ em không được
tới trường - > làm tăng tỷ lệ mù chữ lên cao,dẫn tới thất nghiệp cao . Nhưng nhờ có sự
can thiệp của chính phủ,các chính sách cũng như các biện pháp giải quyết thất
nghiệp,chính điều đó cũng đã phần nào giải quyết được tình trạng thất nghiệp.Từ đầu

năm 2000 đến nay có hơn 120 doanh nghiệp ký được hợp đồng và đưa được trên
68000 lao động đi làm việc ở nước ngoài(năm 2000 đưa hơn 31000,năm 2002 gần
37000) đã mang lại khoảng 1,2 tỷ USD làm tăng thêm tổng thu nhập quốc dân và đến
năm 2002 phấn đấu đưa được 40000 - 45000 lao động và chuyên gia việt nam đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài và năm 2005 phấn đấu con số này lên tới khoảng
100.000 lao động .
2.4.1 Khái niệm tỉ lệ thất nghiệp:
Vấn đề thất nghiệp đã được nhiều tổ chức,nhiều nhà khoa học bàn luận.Song
cũng còn nhiều ý kiến khác nhau nhất là về thất nghiệp.Luật Bảo hiểm thất nghiệp
(viết tắt BHTN)cộng hòa liên bang Đức định nghĩa: “Thất nghiệp là người lao động
tạm thời không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện công việc ngắn hạn”.
15


Tại Pháp người ta cho rằng,thất nghiệp là không có việc làm, có điều kiện làm
việc, đang đi tìm việc làm.
Thái Lan, định nghĩa về thất nghiệp khẳng định: “Thất nghiệp là không có việc
làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc”.
Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là người trong
tuổi lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm việc
làm, đăng ký tại cơ quan giải quyết việc làm”.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ,”Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số
người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở
mức tiền lương thịnh hành”.
Hội nghị Thống kê Lao động Quốc tế lần thứ tám năm 1954 tại Giơnevơ đưa ra
định nghĩa:”Thất nghiệp là người đã qua một độ tuổi xác định mà trong một ngành
hoặc một tuần xác định, thuộc những loại sau đây:
- Người lao động có thể đi làm nhưng hết hạn hợp đồng hoặc bị tạm ngừng hợp
đồng, đang không có việc làm và đang tìm việc làm.
- Người lao động có thể đi làm trong một thời gian xác định và đang tìm việc làm

có lương mà trước đó chưa hề có việc làm, hoặc vị trí hành nghề cuối cùng
trước đó không phải là người làm công ăn lương (ví dụ người sử dụng lao động
chẳng hạn ) hoặc đã thôi việc.
- Người lao động không có việc làm và có thể đi làm ngay và đã có sự chuẩn bị
cuối cùng để làm một công việc mới vào một ngày nhất định sau một thời kỳ đã
được xác định.
- Người phải nghỉ việc tạm thời hoặc không thời hạn mà không có lương.

16


- Các định nghĩa tuy có khác nhau về mức độ, giới hạn (tuổi, thời gian mất việc)
nhưng đều thống nhất người thất nghiệp ít nhất phải có 3 đặc trưng:
- Có khả năng lao động.
- Đang không có việc làm
- Đang đi tìm việc làm.
Ở Việt Nam, thất nghiệp là vấn đề mới nảy sinh trong thời kỳ chuyển đồi nền
kinh tế cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường.Vì vậy, tuy chưa có văn
bản pháp qui về thất nghiệp cũng như các vấn đề có liên quan đến thất nghiệp, nhưng
có nhiều công trình nghiên cứu nhất định.
Những nghiên cứu bước đầu khẳng định thất nghiệp là những người không có
việc làm, đang đi tìm việc và sẵn sàng làm việc.
Định nghĩa thất nghiệp ở Việt Nam : “Thất nghiệp là những người trong độ tuổi
lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm, đang không có việc làm”.
2.4.2 Công thức tính tỉ lệ thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp = 100%

x

2.5 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Là tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế đạt được ứng với mức sản lượng tiềm năng.
Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm,
đang tìm việc nhưng chưa có việc hoặc đang chờ nhận việc. Tỷ lệ thất nghiệp cho biết
số người đang tìm việc nhưng chưa có việc nhưng chưa có việc hoặc đang chờ nhận
việc chiếm bao nhiêu phần trăm lực lượng lao động. Trong điều kiện các nguồn lực
của nền kinh tế được sử dụng đến mức cao nhất có thể và sản xuất ra mức sản lượng
như dự kiến tức là sản lượng tiềm năng, vẫn có sự chênh lệch giữa số người làm việc
với lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp tại thời điểm điểm đó, chính là tỷ lệ thất
17


nghiệp tự nhiên.Thực tế, tỷ lệ thất nghiệp trong một nền kinh tế thường dao động
xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng do chu
kỳ kinh tế, sản xuất bị thu hẹp, sản lượng thực tế thấp hơn mực tiềm năng, tỷ lên thất
nghiệp cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên.
Ngược lại, khi đẩy mạnh sản xuất trên mọi ngành kinh tế thì cần phải thuê
mướn thâm nhân công, điều này làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới mức thất
nghiệp tự nhiênCác yếu tố xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: Tỷ lệ tìm việc và tỷ lệ
rời công việc. Tỷ lệ tìm việc là tỷ lệ những người thất nghiệp tìm được một việc làm
mỗi tháng so với lực lượng lao động. Tỷ lệ tìm việc càng cao, tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên càng thấp. Tỷ lệ rời công việc là tỷ lệ những người mất việc mỗi tháng so với
lực lượng lao động. Tỷ lệ rời công việc càng cao, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên càng cao.
Lưu ý đây là tỷ lệ những người rời công việc thuộc hai dạng thất nghiệp tạm thời và
thất nghiệp cơ cấu, trong thực tế còn một tỷ lệ rời bỏ công việc thuộc diện thất nghiệp
do thiếu cầu(thất nghiệp keyness).
2.6 Phân loại thất nghiệp tự nhiên
Thất nghiệp tạm thời: Loại này chủ yếu bao gồm những người đang đi tìm việc,
xuất thân từ thành phần bỏ việc làm cũ đi tìm việc làm mới vì họ không thỏa mãn với
mức lương và môi trường làm việc hiện tại, họ sẵn sàng bỏ việc để tìm cho mình một
công việc phù hợp nhất với khả năng và mong muốn của bản thân. Một ví dụ điển

hình của thất nghiệp tạm thời theo kiểu này nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng
tốt nghiệp loại ưu, khi đó, tất nhiên họ trở thành đích ngắm của các công ty cả trong
lẫn ngoài nước. Với mức lương không dưới 1.500 USD/ tháng, họ nhận lời làm cho
một công ty sau khi đã có suy tính kĩ càng. Sau thời gian đầu làm việc rất nhiệt tình,
họ nhanh ng chán ngán với chuyện họp hành liên miên, những thủ tục hành chính
phức tạp và phong cách làm việc khó có thể thay đổi của các sếp và đồng nghiệp
trong công ty. Họ xin nghỉ việc và tiếp tục đầu quân cho một công ty khác. Khoảng
thời gian sau khi thôi việc ở công ty này mà vẫn chưa được nhận vào làm ở công ty
18


kia, họ là những người thất nghiệp tạm thời. Điều đáng nói ở đây là mỗi người đều có
thể có nhiều lần bỏ việc nơi này để tìm việc nơi khác nhiều lần trong đời và trong lực
lượng lao động số người này luôn là một số dương nên thất nghiệp loại này luôn tồn
tại trong một nền kinh tế vận động không ngừng.Thất nghiệp tạm thời cũng xuất hiện
ở những người mới gia nhập hay tái nhập lực lượng lao động, họ là những người
không phải lúc nào cũng có thể tìm được việc làm ngay khi mà mình muốn. Đối
tượng phổ biến của thất nghiệp ở dạng này có thể là những sinh viên mới ra trường,
quân nhân vừa xuất ngũ. Ví dụ sau đây sẽ chỉ rõ tại sao những người vừa được đào
tạo xong lại bị thất nghiệp. Nhiều sinh viên ra trường với tấm bằng tốt nghiệp loại
trung bình khá, lặn lội đi tìm việc ở khắp nơi nhưng toàn bị loại ngay ở vòng phỏng
vấn bằng tiếng Anh bởi đây vốn là điểm yếu truyền thống của phần lớn sinh viên từ
trước đến nay.Ngay cả đối với những sinh viên khác đi xin việc với vốn liếng là tấm
bằng tốt nghiệp loại khá hoặc giỏi và trình độ tiếng Anh cũng khá thì tình hình cũng
không khả quan hơn, họ lại vấp phải rào cản là nhiều nơi yêu cầu kinh nghiệm trong
khi sinh viên vừa tốt nghiệp thì lấy đâu ra thứ ấy. Vậy là họ phải kiên nhẫn mang hồ
sơ xin việc đến những nơi khác để tìm kiếm cơ hội phù hợp.
Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động.
Sự mất cân đối có thể xảy ra do 2 nguyên nhân:- Sự thay đổi cơ cấu ngành hoặc công
việc đòi hỏi trình độ cao hơn đối với người lao động làm chô những kỹ năng hiện tại

của họ không còn phù hợp nữa. Điều này có thể được dẫn chứng bằng việc ngành
đóng tàu bị thu hẹp sản xuất do cạnh tranh từ bên ngoài, nhu cầu về thợ đóng tàu bị
giảm sút đáng kể dẫn đến việc nhiều thợ lành nghề bị sa thải nhưng họ vẫn muốn tiếp
tục làm việc. Trong khi đó, việc ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn khiến cho các
doanh nghiệp dệt may trong nước mở rộng sản xuất và cần tuyển thêm nhân công. Rõ
ràng là những thợ đóng tàu vừa bị sa thải rất cần công việc nhưng vấn đề là họ không
có kỹ năng để làm việc trong ngành dệt may, để làm được điều này, họ cần phải trải
qua một khóa đào tạo những kỹ năng cơ bản về may. Trong thời gian được đào tạo kỹ
19


năng mới về dệt may, những người thợ này thuộc diện thất nghiệp cơ cấu.Ngoài ra
còn có trường hợp là số công nhân ngành dệt muốn tuyển lại thấp hơn số công nhân
ngành đóng tàu sa thải,phần chênh lệch này thuộc dạng thất nghiệp do thiếu cầu,lúc
này tỷ lệ thất nghiệp sẽ lớn hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và phần lớn hơn chính là tỷ
lệ thất nghiệp do thiếu cầu. Tình hình cũng diễn ra tương tự đối với ngành sản xuất
sữa khi trong thời gian gần đây liên tục phát hiện các sản phẩm sữa có chứa melamin,
nhu cấu về sữa giảm sút, người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các thức uống khác
như trà xanh chẳng hạn, điều này dẫn đến một thực tế là công nhân làm trong công ty
sữa bị sa thải sẽ trở thành những người thuộc diện thất nghiệp cơ cấu trong thời gian

họ được đào tạo kỹ năng mới phù hợp với công việc trong công ty sản xuất nước giải
khát.- Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sẽ đưa đến thực tế là vùng phát
triển nhanh thì bị thiếu hụt lao động trong khi đó, vùng phát triển chậm thì lại thừa
lao động. Vấn đề là người lao động không dễ dàng di chuyển từ vùng thừa người đến
chỗ thiếu người để xin việc vì họ bị thiếu thông tin từ những người tuyển dụng, hoặc
cũng có thế do họ khó có thể rời bỏ quê hương đi nơi khác làm việc, do không thể tìm
và thích nghi được với chỗ ở mới.

20



Một người Ninh Thuận vừa bị sa thải khỏi xưởng gốm của xã do xưởng góm
đóng cửa, anh ta khó có thể biết được ở thành phố Hồ Chí Minh đang có một công
việc tương tự phù hợp với khả năng của anh ta, mà giả sử có biết đi chăng nữa thì
làm sao liền lúc đó anh ta có thể rời quê vào thành phố nhận việc ngay được trong khi
vẫn còn nhà cửa, vợ con ở quê. Khoảng thời gian để anh ta có thể thu xếp việc nhà
rồi sau đó mới vào thành phố làm việc, anh ta là người thất nghiệp cơ cấu.Từ đây có
thể rút ra một điểm chung của cả thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu đó là
người lao động không thể tìm được việc làm phù hợp với nguyện vọng và kỹ năng
ngay khi họ muốn, chính điều này đã làm cho thất nghiệp tự nhiên luôn luôn tồn tại
trong xã hội là một điều tất nhiên, ngay cả khi việc làm không hề thiếu vẫn có người
không thể tìm được việc làm phù hợp, một nền kinh tế luôn vận động khó lòng có thể
loại bỏ triệt để thất nghiệp tự nhiên.Hai yếu tố khác tác động đến tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên:- Tiền lương cứng nhắc: Khi ngành đóng tàu gặp khủng hoảng,chủ doanh
nghiệp sẽ đứng trước hai lựa chọn một là giảm tiền lương(vì lúc này nhiều công nhân
ngành đóng tàu bị sa thải cung lớn hơn cầu doanh nghiệp có thể giảm tiền lương
xuống mức cân bằng) hai là giảm số công nhân làm việc. Vì các hợp đồng lao động
đã quy định mức tiền lương và đã được ký kết nên ngay lập tức DN ko thể chọn cách
một các DN chọn cách hai và cách này làm tăng tỷ lệ TNTN,giả sử doanh nghiệp
chọn cách thứ nhất thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ điều chỉnh dần về tỷ lệ TNTN vì tiền lương
dần tiến về mức cân bằng.
Tiền lương hiệu quả: Trong thực tế thì thường cung lao động luôn lớn hơn cầu
lao động(lượng thất nghiệp luôn dương) dứng ở phía doanh nghiệp thì sẽ chọn một
trong hai cách là trả lương cho công nhân ở mức cân bằng hai là trả lương cho công
nhân ở mức trên mức cân bằng để thu hút công nhân có chất lượng cao và tạo ra mục
tiêu để công nhân tăng năng suất lao động(ai cũng muốn làm một công việc có lương
cao và sẽ cố gắng làm việc để giữ công việc đó). Điều này làm tăng khoảng cách giữa
cung và cầu lao động làm tăng tỷ lệ TNTN.
21



2.7 Các yếu tố xác định tỷ lệ thất nghiệp
Người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham
chiếu hội đủ các yếu tố sau: hiện không làm việc; đang tìm kiếm việc làm; sẵn sàng làm
việc.
Số người thất nghiệp còn gồm những người hiện không có việc làm và sẵn sàng
làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không tìm được việc do:
- Đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh
để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu;

22


- Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc
chắn quay lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất;
- Đang trong thời gian nghỉ thời vụ;
- Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm đau tạm thời.
Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực
lượng lao động.
Người thất nghiệp gồm cả những trường hợp: Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu
nhưng đang tìm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian) và sẵn sàng làm việc trong
thời kỳ tham chiếu; người làm nội trợ (hoặc làm các công việc nhà) cho gia đình mình
nhưng đang tìm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian) và sẵn sàng làm việc trong thời
kỳ tham chiếu.
2.8 Yếu tố tác động đến tỷ lệ thất nghiệp
2.8.1 Thất nghiệp tự nhiên
Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền
kinh tế trải qua. Thất nghiệp tự nhiên bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp
theo cơ cấu.

2.8.2 Thất nghiệp tạm thời
Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian
tìm kiếm công việc, hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của
người lao động hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm
việc làm hoặc chờ đợi đi làm,... mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm nào đều tồn tại loại
thất nghiệp này.
Ví dụ: Tìm việc sau khi tốt nghiệp, chuyển đến thành phố mới .
23


Chuyển từ xí nghiệp A đến xí nghiệp B nghỉ việc tạm thời để hoàn
tất hồ sơ.

24


2.8.3 Thất nghiệp cơ cấu
Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung, cầu giữa các loại lao
động giữa các ngành nghề, khu vực,... Loại này gắn liền với cơ cấu kinh tế và khả
năng điều chỉnh cung cầu của thị trường lao động. Khi sự biến động này mạnh, kéo
dài thì nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn.
 Ví dụ: Thị trường mây tre lá thu hẹp do cầu mặt hàng này giảm dẫn đến
lao động trong ngành mây tre lá sẽ thất nghiệp.
2.8.4 Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường:
Loại thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Nó xảy
ra khi tiền công tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao
hơn mức cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền công không chỉ có quan hệ
tới sự phân phối thu nhập gắn với kết quả lao động và gắn với mức sống tối thiểu của
dân cư, nên Chính phủ của nhiều quốc gia có quy định cứng nhắc về mức tiền công
tiền lương tối thiểu. Sự không linh hoạt của tiền công tiền lương dẫn đến một bộ phận

lao động mất việc làm hoặc khó tìm kiếm được việc làm.
2.8.5 Thất nghiệp chu kỳ
Là trạng thái thất nghiệp gắn với suy thoái kinh tế, tổng cầu sụt giảm, sản xuất
thu hẹp. Thất nghiệp khắp nơi khi sản lượng quốc gia giảm, toàn bộ nền kinh tế đi
xuống. Lúc đó doanh nghiệp sa thải bớt công nhân, tạo nên mức thất nghiệp chu kỳ.
Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế đạt được ứng với
mức sản lượng tiềm năng.Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao
động, đang có việc làm, đang tìm việc nhưng chưa có việc hoặc đang chờ nhận việc.
25


×