Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

ĐỀ CƯƠNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG đất đắp đập và AN TOÀN hồ CHỨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.39 MB, 33 trang )

ĐỀ CƯƠNG
CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐẮP ĐẬP
VÀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN ĐẬP HỒ CHỨA NƯỚC IAMƠR

Hà Nội – 12/2014.


ĐỀ CƯƠNG
CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐẮP ĐẬP
VÀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN ĐẬP HỒ IAMƠR
DỰ ÁN: CÔNG TRÌNH THỦY LỢI HỒ CHỨA NƯỚC IAMƠR
I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003, có
hiệu lực từ ngày 01/7/2004;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản
lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình và nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày
15/10/2009 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư 03/2011/TT-BXD ngày 06/4/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn
chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định
chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Luật tài nguyên nước ngày 20-5-1998 và các văn bản quy phạm về Tài
nguyên nước;
- Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04-4-2001;
- Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20-3-1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ


sung một số điều của Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão ngày 24-8-2000;
- Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04-4-2001;
- Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16-01-2006 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Pháp lệnh phòng, chốt lụt, bão được sửa đổi bổ sung
ngày 24-8-2000;
- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28-11-2000 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;


- Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07-5-2007 của Chính phủ về quản lý
an toàn đập;
- Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương ban
hành Quy định về Quản lý an toàn đập của công trình thủy điện;
- Thông tư số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 quy định chi tiết về điều
kiện năng lực trong hoạt động xây dựng;
- Quyết định số 285/QĐ-TTg ngày 25-12-2006 của Thủ tướng Chính phủ
về nội dung thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện Quy trình vận hành hồ
chứa thủy điện;
- Căn cứ công văn bản số: 333/BQL-TĐ ngày 02/6/2014 của Ban Quản lý
Đầu tư và xây dựng Thủy Lợi 8 yêu cầu đơn vị Công ty Cổ phần CONINCO
Đầu tư Phát triển hạ tầng và tư vấn xây dựng về việc lập đề cương và dự toán
kiểm định chất lượng đất đắp đập và kiểm định an toàn đập Hồ IaMơr, dự án Hồ
chứa nước IaMơr, tỉnh Gia Lai.
- Căn cứ yêu cầu của Chủ đầu tư và các bên liên quan.
II. CÁC TIÊU CHUẨN, VĂN BẢN ÁP DỤNG
- QPTL C-1-78 Tải trọng do sóng, gió và tàu thuyền;
- TCVN 9137:2012 Công trình thuỷ lợi – Thiết kế đập bê tông và bê tông
cốt thép;
- TCVN 4253:2012 Công trình thuỷ lợi – Nền các công trình thủy công,
tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 8216:2009 Thiết kế đập đất đầm nén;
- TCXD VN 285:2002 Công trình thuỷ lợi. Các quy định chủ yếu về thiết
kế;
- TCVN 4453 -1995: Kết cấu bê tông và BTCT toàn khối - Quy phạm thi
công và nghiệm thu;
- TCVN 9335-2012: Bê tông nặng. Phương pháp thử không phá hủy xác
định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy;
- TCVN 9356-2012: Kết cấu bê tông cốt thép – Phương pháp điện từ xác
định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông;
- TCVN 4419-1987: Khảo sát trong xây dựng – Nguyên tắc cơ bản;
- TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5747:1993 Đất xây dựng - Phân loại;
- 22 TCN 259:2000 Quy trình khoan khảo sát địa chất;


- TCVN 9351:2012 Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm hiện trường
-thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn;
- Hồ sơ thiết kế đập thuộc cụm công trình đầu mối hồ chứa nước IaMơr
do Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy Lợi 8 cung cấp;
- Các tiêu chuẩn, thông tư và các văn bản liên quan khác đang hiện hành.
- TCXD VN 285:2002 Công trình thuỷ lợi. Các quy định chủ yếu về thiết
kế;
- TCXDVN 9386:2012 Thiết kế công trình chịu động đất;
- TCVN 9137:2012 Công trình thuỷ lợi – Thiết kế đập bê tông và bê tông
cốt thép;
- TCVN 8216:2009 Thiết kế đập đất đầm nén.
III. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH
1. Giới thiệu các hạng mục công trình
1.1. Tên dự án:
Hồ chứa nước Iamơr (thuộc dự án công trình thủy lợi hồ chứa nước

Iamơr), tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc.
1.2. Địa điểm xây dựng:
Công trình đầu mối tại xã Iamơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
1.3. Nhiệm vụ dự án:
- Hồ chứa nước Iamơr có nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Cấp nước tưới cho diện tích 12.500 (ha) đất canh tác nông nghiệp.
- Cấp nước phục vụ sinh hoạt cho 50.000 dân.
- Cấp trả nước cho hạ du sông bảo đảm yêu cầu môi trường, với lưu lượng
cấp Qmt= 1,55 (m3/s).
1.4. Cấp công trình và tần suất thiết kế: (Theo TCVN 285-2002)
+ Cấp công trình
: Cấp II .
+ Tần suất lũ thiết kế
: P = 0.5%.
+ Tần suất lũ kiểm tra
: P = 0.1%.
+ Tần suất TK dẫn dòng : P = 5%.
+ Tần suất thiết kế tiêu : P = 10%.
+ Mức đảm bảo tưới
: P = 75%.
1.5. Thông số kỹ thuật của hồ chứa nước Iamơr:
- Diện tích lưu vực đến tuyến đập
: Flv = 380 Km2.
- Mực nước dâng bình thường
: MNDBT = + 194.0 m.


- Mực nước gia cường ( P = 0.5% ) : MNGC = + 196.50 m.
- Mực nước gia cường K.T ( P = 0.1% ) : MNGC = + 197.70 m.
- Mực nước chết

: MNC = + 183.80 m.
- Dung tích toàn bộ
: Wtb = 177,80 x 106 m3.
- Dung tích hữu ích
:Whi = 162,50 x 106 m3.
- Dung tích chết
: Wc = 15,30 x 106 m3.
- Chế độ điều tiết
: Nhiều năm.
1.6. Các thông số kỹ thuật cụm đầu mối hồ chứa nước Iamơr
1.6.1. Đập đất:
- Vị trí tuyến đập cách hợp lưu hai nhánh suối Iamơr và IaTae khoảng
600m về phía hạ lưu.
- Hình thức đập hỗn hợp ba khối được thiết kế như sau:
- Khối I: Khối chống thấm thượng lưu đập sử dụng đất lớp 1a, 1b, 3, 3c
khai thác tại các mỏ vật liệu I, II, V, VI, VIII.
- Khối II: Khối gia tải hạ lưu, sử dụng đất đá đào móng tràn xả lũ và lớp
3a2 khai thác các mỏ vật liệu V, VI.
- Các kích thước chủ yếu của đập đất như sau:
+ Cao trình đỉnh đập
:
+199.00m
+ Chiều dài đỉnh đập
:
3146 m.
+ Chiều cao đập lớn nhất Hmax
:
32.0m.
+ Chiều rộng đỉnh đập
:

10.0m.
+ Cao trình đỉnh dải lọc ống khói
:
+194.00m.
+ Cao trình đỉnh đống đá tiêu nước hạ lưu: +180.00m.
+ Độ dốc mái thượng lưu mt
:
3.0 ÷ 3.5.
+ Độ dốc mái hạ lưu mh

:

2.25 ÷ 2.75.

- Mái đập hạ lưu trồng cỏ bảo vệ, có các rãnh tiêu nước mặt được gia cố.
- Mái đập thượng lưu được gia cố bằng tấm BTCT M200 dày 15cm.
- Hệ thống tiêu nước thân đập dùng kiểu dải lọc ống khói để hạ nhanh
đường bão hoà và đưa nước thấm về hạ lưu đổ vào đống đá tiêu nước.
- Đỉnh đập được gia cố BT M300 dày 22cm.
- Xử lý nền đập: đào chân khay rộng 3.0m, sâu (2 ÷ 3.5)m, mái đào
(1:1.5), đào chân khay rộng 5m sâu (3-9)m, mái đào (1:1.5), đào chân khay rộng
8m, sâu (3-12)m.


- Khoan phụt vữa xi măng và vữa xi măng-sét ba hàng tại tim đập, bố trí
dạng hoa thị trên bệ phản áp. Từ mặt cắt H128 ÷ Đ1 với chiều dài 714m.
1.6.2. Tràn xả lũ:
Tuyến tràn nằm phía vai phải của đập chính. Hình thức là tràn mặt có cửa,
nối tiếp dốc nước, tiêu năng đáy. Điều tiết lưu lượng bằng van cung thép n(BxH)
= 3x(6x5) đóng mở bằng tời điện. Tràn được xây dựng bằng BTCT M250.

1.6.3. Cống lấy nước:
Tuyến cống tại vai trái đập chính. Cống có áp bằng ống thép φ 2700 đặt
trong hành lang kiểm tra bằng BTCT M250, kích thước cơ bản của cống trước
tháp lấy nước là cống hộp bằng BTCT M250 có (BxH)= (2.7x2.7)m, sau tháp
lấy nước là ống bằng thép D= 2700mm dày 16mm. Van phẳng sửa chữa trong
tháp cống ở thượng lưu đóng mở bằng máy vít điện. Van cung điều tiết lưu
lượng hạ lưu đóng mở bằng piston thuỷ lực.
2. Một số thông số chính của dự án
TT
I
1

2

3
3.1

Thông số
Hồ Plei Pai
Các thông số Thủy văn
- Diện tích lưu vực tuyến đập
- Lưu lượng lũ thiết kế
- Tổng lượng lũ thiết
- Lưu lượng lũ kiểm tra
- Tổng lượng lũ kiểm tra
Các thông số hồ chứa nước
- Mực nước gia cường kiểm tra
- Mực nước gia cường thiết kế
- Mực nước dâng bình thường
- Mực nước chết

- Dung tích toàn bộ
- Dung tích hữu ích
- Dung tích chết
Các hạng mục chính
Đập đất
- Cao trình đỉnh đập
- Cao trình đỉnh tường chắn sóng
- Chiều dài đỉnh đập
- Chiều rộng đỉnh đập
- Chiều cao đập lớn nhất
- Kết cấu đập

Đơn vị

Trị số

km2
m3/s
106m3
m3/s
106m3

128
747
23,46
941
29,541

m
m

m
m
106m3
106m3

209,59
209,05
206,2
203,3
13,28
9,58
3,7

m
211
m
211,6
m
1672
m
5
m
16,5
Đập 2 khối;
Khối 1: Thượng lưu và chân khay,


TT

Thông số


- Kết cấu mặt đập

- Mái thượng lưu

3.2

Tràn xả lủ
- Lưu lượng xả lũ thiết kế
- Cao trình ngưỡng tràn
- Cột nước tràn ứng với QTK
- Chiều rộng ngưỡng tràn
- Chiều dài dốc nước
- Chiều rộng dốc nước
- Độ dốc dốc nước
- Chiều dài bể tiêu năng
- Chiều rộng bể tiêu năng
- Cao trình đáy bể tiêu năng
- Chiều dài gia cố sân sau
- Chiều dài kênh xả
- Chiều rộng kênh xả
- Độ dốc đáy kênh xả
- Cao trình đáy kênh xả
- Hệ số mái kênh xả
- Hình thức tràn

- Kết cấu tràn

3.3


Cống lấy nước
- Cao trình ngưỡng cống

Đơn vị
Trị số
γk≥ 1,646 ÷ 1,728 T/m3; hệ số Kđ≥
0,97, KT≤1.10-5cm/s;
Khối 2: Hạ lưu,
γk≥ 1,67 ÷ 1,78 T/m3; hệ số Kđ≥
0,97, tiêu nước dạng ống khói cát
lọc.
BTXM M250 dày 20cm, chia tấm,
dưới lót cát 5cm và cấp phối đá
dăm 15cm.
Gia cố BTCT M200 đúc sẵn, dày
10cm; kích thước (0,5x0,5)m;
dưới lót dăm, cát lọc dày 30cm, bố
trí lỗ thoát nước.
m3/s
m
m
m
m
m

153,69
206,20
2,85
20,00
70,0

20,6
0,05
m
19,00
m
20,6÷26,27
m
192,4
m
50,00
m
365,00
m
40,00
0,0002
m
193,9
1,5
Tràn tự do, ngưỡng tràn dạng hình
thang bán thực dụng, nối tiếp dốc
nước, tiêu năng đáy
Kết cấu ngưỡng tràn, dốc nước, bể
tiêu năng bằng BTCT M200 và
M250; Cầu qua tràn bằng BTCT
M300, dài 21,5m, rộng 5m.
m
201,1
m
63



TT

3.4
a

b

c

d

e
3.5

Thông số
- Chiều dài thân cống
- Khẩu diện cống
- Lưu lượng thiết kế
- Hình thức, kết cấu
Hệ thống kênh tưới
Kênh chính
- Lưu lượng TK đầu kênh
- Chiều dài
- Kết cấu kênh
- Số lượng công trình trên kênh
- Kết cấu công trình trên kênh
Kênh tiếp nước 2T
- Chiều dài
- Lưu lượng thiết kế

- Kết cấu kênh
- Số lượng công trình trên kênh
- Kết cấu công trình trên kênh
Kênh cấp 1 có Ttưới > 150 ha
- Chiều dài
- Kết cấu kênh
- Số lượng công trình trên kênh
- Kết cấu công trình trên kênh
Thông số kỹ thuật kênh chính,
kênh tiếp nước 2T, kênh cấp 1 có
FTưới >150 ha
Kênh cấp 1 có FTưới ≤ 150 ha đến
FTưới ≥10ha
Đường thi công kết hợp quản lý
- Quy mô
- Chiều rộng nền đường
- Chiều rộng mặt đường
- Chiều rộng lề đường
- Rãnh thoát nước hai bên đường
- Tổng chiều dài
Trong đó

Đơn vị
m

Trị số
Ф1,20
2,2m
Chảy áp, ống thép, có hành lang
kiểm tra, van côn hạ lưu


m3/s
2,2
m
5.334
Mặt cắt hình thang, gia cố BTCT
M200 dày 10cm
cái
26
BTCT
m
2.702
3
m /s
0,365
Mặt cắt chữ nhật, BTCT M150
dày 12cm, có tấm nắp
cái
8
BTCT
4.413
Mặt cắt chữ nhật, bằng BTCT
M150 dày 10÷12cm
40
BTCT
Xem Phụ lục 01 kèm theo Quyết
định
Xem QĐ số 3515/ QĐ
BNN-XD ngày 30/12/2010
Cấp IV miền núi

m
7,0
m
5,50
m
2x0,75
Mặt cắt hình thang; m=1,0; bxh=
(0,4x0,4)m.
m
5.293


TT

Thông số
+ Đường số 01
* Vị trí
* Chiều dài
* Kết cấu mặt đường từ trên xuống

+ Đường số 02
* Vị trí
* Chiều dài
* Kết cấu
+ Đường số 03
* Vị trí

* Chiều dài
* Kết cấu mặt đường từ trên xuống


3.6

Hệ thống cơ khí
- Cửa van thượng lưu cống

- Cửa van hạ lưu cống

3.7

Hệ thống điện
- Điện trung thế
- Điện hạ thế

3.8

Khu quản lý

Đơn vị

Trị số

Từ trung tâm xã Ia Lâu đi công
trình đầu mối Plei Pai
m
2.280
BTCT M200 đổ tại chỗ, dày
20cm; vữa XMN75 dày 3cm; đất
cấp phối 20cm, KĐ≥0,98
Từ cuối đường 01 đi công trình
đầu mối Plei Pai

m
1.726
Đất cấp phối dày 20cm
Từ cuối đường 01 đi nhà quản lý
công trình đầu mối Plei Pai + Ia
Lốp
m
1.288
BTCT M200 đổ tại chỗ, dày 20
cm; vữa XMM75 dày 3m; đất cấp
phối 20cm, KĐ≥0,98
Phẳng, bằng thép, kích thước
BxH= (1,34x1,33)m, đóng mở
bằng vít VĐ10
Van côn bằng thép, đường kính
D= 120cm, đóng mở bằng 02 xi
lanh thủy lực
Đường điện 22KV dài 4.930m, số
lượng trạm biến áp: 02 trạm
Đường điện hạ thế có điện áp
0,4Kv cung cấp điện cho khu quản
lý và vận hành cống lấy nước,
chiếu sáng đỉnh đập
Công trình đầu mối 01 nhà diện
tích xây dựng 125m2; Hệ thống
kênh 01 nhà 100m2; đều có điện,
nước, công trình phụ, sân cổng,


TT

B
1

2

3
3.1

Thông số
Đập dâng Ia Lốp
Các thông số Thủy văn
- Diện tích lưu vựa tuyến đập
- Lưu lượng lũ thiết kế
- Tổng lượng lũ kiểm tra
Các thông số Thủy văn
- Mực nước gia cường kiểm tra
- Mực nước gia cường thiết kế
- Mực nước dâng bình thường
Các hạng mục chính
Đập đất
- Cao trình đỉnh đập
- Chiều dài đỉnh đập
- Chiều rộng đỉnh đập
- Chiều cao đập lớn nhất
- Kết cấu đập

- Kết cấu mặt đập

- Mái thượng lưu


- Mái hạ lưu
- Hình thức tiêu nước thân đập

3.2

- Xử lý nền
Tràn xả lũ
- Cao trình ngưỡng tràn
- Chiều rộng ngưỡng tràn
- Cột nước tràn thiết kế
- Lưu lượng xả thiết kế
- Hình thức tràn
- Kết cấu

3.3

Cống lấy nước, cống xả cát

Đơn vị
hàng rào

Trị số

km2
m3/s
106m3

334
958
1.204


m
m
m

209,3
208,62
204,5

m
209,5
m
1843,3
m
5
m
7,5
Đồng chất; γk≥ 1,66 T/m3;
Kđ≥ 0,97, KT≤1.10-5cm/s;
BTXM M250 dày 20cm, chia tấm,
dưới lót cát 5cm và cấp phối đá
dăm 15cm
Gia cố đá lát khan dày 25cm, dưới
lót dăm lọc dày 10cm và vải địa
kỹ thuật
Trồng cỏ
Áp đá lát mái hạ
lưu
Đào chân khay
m

204,5
m
60
m
4,12
3
m /s
958
Tràn tự do, kết cấu BTCT ngưỡng
dạng Ophixerop
BT M150, mặt ngoài tiếp xúc
dòng chảy bọc BTCT M200, dày
100cm


TT

Thông số
- Cao trình ngưỡng cống lấy nước
- Cao trình đáy cống xả cát
- Khẩu diện (bxh)
- Chiều dài thân cống
- Lưu lượng thiết kế
- Hình thức, kết cấu

3.4

Đường thi công kết hợp quản lý Ia
Lốp
- Quy mô

- Vị trí
- Chiều dài
- Chiều rộng nền đường
- Chiều rộng mặt đường
- Chiều rộng lề đường
- Độ dốc ngang
- Rãnh thoát nước hai bên đường
- Tổng chiều dài
- Kết cấu mặt đường từ trên xuống

3.5
a

b
c
d
3.6

Hệ thống kênh
Kênh chính
- Diện tích tưới
- Lưu lượng TK đầu kênh chính
- Chiều dài kênh chính
- Số lượng công trình trên kênh
Kênh cấp 1 có TTưới > 150 ha
- Chiều dài
- Số lượng công trình trên kênh
Thông số kỹ thuật Kênh chính,
Kênh cấp 1 có FTưới >150 ha
Kênh cấp 1 có FTưới ≤150 ha

Hệ thống cơ khí
- Cửa lấy nước

Đơn vị
Trị số
m
203
m
201
m
1,5x1,5
m
9,5
3
m /s
1,4
Chảy không áp, kết cấu BTCT
M200

Cấp IV miền núi
Nối từ công trình đầu mối Ia Lốp
đến công trình đầu mối Plei Pai
m
3.320
m
7,0
m
5,50
m
2x0,75

%
3
Mặt cắt hình thang, m= 1,0;
bxh=(0,4x0,4)m
m
5.293
BT nhựa asphan hạt thô dày 7cm;
đá dăm 20cm; nền đất đắp chọn
lọc KĐ≥ 0,95
ma
m3/s
m
cái

970
1,4
7.788
25

m
2.808
cái
24
Xem Phụ lục 01 kèm theo Quyết
định
Xem QĐ số 3515/ QĐ
BNN-XD ngày 30/12/2010
Phẳng, bằng thép: 01 bộ, BxH =
(1,5x1,5)m, đóng mở bằng máy 10
VĐ-T



TT

Thông số
- Cửa xả cát

3.7

Hệ thống điện
- Điện trung thế
- Điện hạ thế

3.8

Khu quản lý

Đơn vị
Trị số
Phẳng, bằng thép: 01 bộ, BxH =
(1,5x1,5)m, đóng mở bằng máy 10
VĐ-T
Đường điện 22KV dài 3.922m, số
lượng trạm biến áp: 01 trạm
Đường điện hạ thế có điện áp
0,4KV cung cấp điện cho khu
quản lý và vận hành cống lấy
nước, cống xả cát, chiếu sáng cầu
qua đập dâng IaLốp
Nhà quản lý chung đặt tại công

trình đầu mối 01 nhà diện tích xây
dựng 105m2 có điện, nước, công
trình phụ, sân cổng, hàng rào …

PHẦN A: NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐẮP ĐẬP
I. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Khảo sát sơ bộ
- Kiểm tra sơ bộ hiện trạng hệ thống đập của cụm công trình đầu mối
thuộc dự án hồ chứa nước IaMơr.
- Căn cứ kết quả khảo sát sơ bộ lên kế hoạch kiểm định chi tiết hệ thống
đập của công trình hồ chứa nước IaMơr.
2. Khảo sát chi tiết
- Thu thập hồ sơ, tài liệu thiết kế liên quan đến công trình làm căn cứ đối
chiếu với kết quả khảo sát hiện trạng công trình đẻ đưa ra phương án kiểm định
chi tiết công trình, các hạng mục thuộc công trình;
- Khảo sát hiện trạng khu vực xây dựng hệ thống đập đất chính chặn dòng
sông và hai bên vai đập đất thuộc cụm công trình đầu mối thuộc dự án hồ chứa
nước IaMơr;
3. Phương pháp thí nghiệm kiểm định đập đất
a. Mục đích:
- Mục đích của các công tác kiểm định là đánh giá chất lượng của đất đắp
đập đã thi công theo đúng thiết kế về loại đất, chiều dầy đắp cho từng lớp và chỉ


tiêu cơ lý khác của đất đắp đập để so sánh với các chỉ tiêu đất đắp theo yêu cầu
của hồ sơ thiết kế.
- Kết quả kiểm định phục vụ để đánh giá, so sách các thông số chính giữa
đất đắp thực tế và thiết kế có đạt hay không. Trong đó cần so sánh các chỉ tiêu
kháng cắt đã sử dụng trong tính toán thiết kế (Dung trọng, lực dính đơn vị, góc
ma sát trong, hệ số thấm, độ chặt đắp đập, mô dun biến dạng, thành phần hạt, độ

rỗng, độ ẩm tự nhiên). Đồng thời tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý khác
phục vụ các nhiệm vụ khác nếu cần.
b. Nội Dung phương pháp kiểm định:
- Công tác kiểm định đất đắp đập công trình hồ chứa nước IaMơr, đơn vị
kiểm định đề xuất kiểm định đập tại vị trí đập qua khu vực lòng sông và tại các
mặt cắt hai bên vai đập.
- Quá trình kiểm định thực hiện theo tiến độ thi công thực tế trên công
trình và được chia thành 02 giai đoạn kiểm định.
+ Giai đoạn 1: Kiểm định đất đắp đập trước khi chặn dòng.
+ Giai đoạn 2: Kiểm định đất đắp đập sau khi chặn dòng.
+ Đập đất sử dụng 05 loại đất đắp được ký hiệu loại 1a, 1b, 3, 3c, 3a2
được lấy tại các mỏ lần lượt ký hiệu là I, II, V, VI, VIII.
- Nội dung kiểm định đất đắp đập đơn vị kiểm định thực hiện các phương
án thí nghiệm gồm: lấy mẫu đất thí nghiệm tại mỏ vật liệu và tiến hành khoan
lấy mẫu tại đập lấy mẫu đất nguyên dạng về phòng thí nghiệm để kiểm tra.
+ Đơn vị kiểm định tiến hành lấy mẫu đất tại các mỏ đất để thí nghiệm
xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất đắp so sánh có đáp ứng được so với chỉ tiêu
theo hồ sơ thiết kế. Đơn vị kiểm định lấy 02 tổ mẫu trong từng giai đoạn tại mỗi
mỏ đất dùng để đắp đập, số mẫu đất lấy tại mỏ cho mỗi giai đoạn là 14 mẫu,
tổng số mẫu đất lấy tại mỏ trong 2 giai đoạn kiểm định là 28 mẫu.
+ Kiểm tra các chỉ tiêu của đất đắp thân đập bằng phương pháp khoan lấy
mẫu đất đắp tại hiện trường và đưa các mẫu về phòng thí nghiệm, tiến hành thí
nghiệm đánh giá các chỉ tiêu của đất dùng đắp đập thực tế so với các chỉ tiêu của đất
đắp yêu cầu trong thiết kế. Đơn vị kiểm định dự kiến tiến hành khoan 16 hố khoan,
với 2 hố khoan tại một mặt cắt ngang, phía thượng lưu và hạ hưu, mỗi hố khoan lấy
3 mẫu nguyên dạng tại độ sâu được chọn tổng mẫu nguyên dạng là 48 mẫu cụ thể:
Giai đoạn 1: Đơn vị kiểm định tiến hành khoan 08 hố khoan, với 2 hố khoan
tại một mặt cắt ngang, phía thượng lưu và hạ hưu, mỗi hố khoan lấy 3 mẫu nguyên
dạng tại độ sâu được chọn tổng mẫu nguyên dạng là 24 mẫu. lựa chọn vị trí khoan tại



mặt cắt ngang có ký hiệu lần lượt là (H169, IM-2, H156 và IAM-1), chiều sâu khoan
lấy mẫu được xác định theo cao độ thực tế từng mặt cắt.
Giai đoạn 2: Đơn vị kiểm định tiến hành khoan 04 hố khoan, với 2 hố khoan
tại một mặt cắt ngang, phía thượng lưu và hạ hưu, mỗi hố khoan lấy 3 mẫu nguyên
dạng tại độ sâu được chọn tổng mẫu nguyên dạng là 12 mẫu. lựa chọn vị trí khoan tại
mặt cắt ngang có ký hiệu lần lượt là (H163 và H166), chiều sâu khoan lấy mẫu được
xác định theo cao độ thực tế từng mặt cắt.
Kiểm tra mặt cắt ngang hai vai đập: Đơn vị kiểm định tiến hành khoan 04 hố
khoan, với 2 hố khoan tại một mặt cắt ngang, phía thượng lưu và hạ hưu, mỗi hố
khoan lấy 3 mẫu nguyên dạng tại độ sâu được chọn tổng mẫu nguyên dạng là 12
mẫu. lựa chọn vị trí khoan tại mặt cắt ngang có ký hiệu lần lượt là (IAM-2 và H153),
chiều sâu khoan lấy mẫu được xác định theo cao độ thực tế từng mặt cắt.
- Đổ nước thí nghiệm trong hố khoan xác định lưu lượng thấm (mỗi lỗ khoan
thí nghiệm 2 lần, trên và dưới đường bão hòa hiện tại).
c. Vị trí và trình tự khoan
Nguyên tắc và trình tự khoan tiến hành theo thực tế tiến độ thi công của từng
đợt phù hợp với nội dung công tác kiểm định. Dự trên hồ sơ thiết kế và nội dung yêu
cầu của Chủ đầu tư đơn vị kiểm định đề xuất công tác kiểm định cụ thể như sau:
- Tiến hành khoan hai hố khoan lấy mẫu kiểm tra theo từng cao độ tại mỗi mặt
cắt ngang đề xuất, một hố khoan phía thượng lưu đập và một hố khoan phía hạ lưu
đập theo các đợt kiểm tra cho từng mặt cắt được đề xuất cụ thể như sau:
+ Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt cắt ngang H169, khoan từ cao độ 199.00m
tới cao độ 189,2m, chia làm 2 đợt khoan theo hai giai đoạn kiểm tra.
+ Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt cắt ngang IM-2, khoan từ cao độ 199.00m
tới cao độ 175.12m, chia làm 2 đợt khoan theo hai giai đoạn kiểm tra.
+ Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt cắt ngang IAM-1, khoan từ cao độ
199.00m tới cao độ 168.59m, chia làm 2 đợt khoan theo hai giai đoạn kiểm tra.
+ Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt cắt ngang IAM-2, khoan từ cao độ
199.00m tới cao độ 185,59 m, chia làm 2 đợt khoan theo hai giai đoạn kiểm tra.

+ Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt cắt ngang H153, khoan từ cao độ 199.00m
tới cao độ 169,14m, chia làm 2 đợt khoan theo hai giai đoạn kiểm tra.
+ Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt cắt ngang H163, khoan từ cao độ 199.00m
tới cao độ 168,36m, chia làm 2 đợt khoan theo hai giai đoạn kiểm tra.


+ Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt cắt ngang H166, khoan từ cao độ 199.00m
tới cao độ 177,85m, chia làm 2 đợt khoan theo hai giai đoạn kiểm tra.
+ Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt cắt ngang H156, khoan từ cao độ 199.00m
tới cao độ 168,90m, chia làm 2 đợt khoan theo hai giai đoạn kiểm tra.
- Sự phân chia các đợt khoan lấy mẫu kiểm tra được thực hiện theo từng
cao độ đắp của đập được đề xuất theo giai đoạn kiểm định và theo cao độ thực tế
của đập thi công trên hiện trường. Các đợt khoan và cao độ khoan cho từng mặt
cắt ngang được thể hiện cụ thể ở phần khối lượng thực hiện công tác kiểm định.
- Vị trí các hố khoan theo từng cao độ của các đợt kiểm tra được thể hiện
trên bản vẽ mặt cắt ngang đập và bản vẽ mặt bằng, mặt cắt dọc đập (phần phụ lục
bản vẽ kèm theo).
4. Xem xét sự phù hợp của vật liệu sử dụng thực tế và hồ sơ thiết kế
Xem xét hồ sơ thiết kế của các hạng mục kiểm định để xác định các thông
số yêu cầu của vật liệu so sánh và đánh giá với các thông số của vật liệu thu
được tại hiện trường cũng số liệu thu được trong phòng thí nghiệm.
5. Lập báo cáo kết quả kiểm định công trình
Căn cứ vào kết quả thí nghiệm, kết quả khảo sát hiện trạng và hồ sơ hoàn
công của công trình (do Chủ đầu tư cung cấp), đơn vị kiểm định tiến hành lập
báo cáo kết quả.
6. Hoàn trả hố khoan
Sau khi kết thúc khoan, các hố khoan cần được lấp trở lại (lấp đất hoặc
cát) và dọn sạch diện tích xung quanh hố khoan, trả lại mặt bằng hiện trạng ban
đầu.
II. DỰ KIẾN KHỐI LƯỢNG THỰC HIỆN

Số
Số
Đơn lượng
TT
Nội dung công việc
lượng
Ghi chú
vị
hố
mẫu đất
khoan
I
Kiểm định kết cấu đập
1
1.1

Kiểm định đập đất
Tiến hành lấy 02 mẫu đất
tại mỗi mỏ để thí nghiệm
xác định các chỉ tiêu cơ lý
của đất so sánh với chỉ tiêu
theo hồ sơ thiết kế. Số mẫu

Mẫu

28


TT


2

2.1

2.1.
1

2.1.
2

2.1.
3

2.1.
4

2.1.
5

Nội dung công việc
lấy = 7*2*2 = 28 mẫu (tính
cho hai giai đoạn)
Kiểm tra các chỉ tiêu của
đất đắp thân đập bằng
phương pháp khoan lấy
mẫu đất đắp tại hiện
trường và đưa các mẫu về
phòng thí nghiệm
Giai đoạn 1: Chưa chặn
dòng

Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt
cắt ngang cọc H169, khoan
từ cao độ 199.0 tới cao độ
180.2, mỗi hố khoan lấy 3
mẫu đất nguyên dạng.
Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt
cắt ngang cọc IM2, khoan
từ cao độ 199.0 tới cao độ
175.12, mỗi hố khoan lấy 3
mẫu đất nguyên dạng.
Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt
cắt ngang cọc IAM-1,
khoan từ cao độ 199.0 tới
cao độ 168,59, mỗi hố
khoan lấy 3 mẫu đất
nguyên dạng.
Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt
cắt ngang cọc IAM-2,
khoan từ cao độ 199.0 tới
cao độ 185,59, mỗi hố
khoan lấy 3 mẫu đất
nguyên dạng.
Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt
cắt ngang cọc H153, khoan

Số
lượng
hố
khoan


Số
lượng
mẫu đất

Ghi chú

Tổng
Số hố
khoan:
16

Tổng Số
mẫu đất:
48

Tổng Chiều
sâu khoan là:
395,72 m

Hố
khoan

2

6

37,6

Hố
khoan


2

6

47,76

Hố
khoan

2

6

60,82

Hố
khoan

2

6

26,82

2

6

89,58


Đơn
vị

Hố
khoan


TT

2.1.
6
2.2
2.2.
1

2.2.
2

II

+

+
+
+

Nội dung công việc

Đơn

vị

từ cao độ 199.0 tới cao độ
169,14, mỗi hố khoan lấy 3
mẫu đất nguyên dạng.
Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt
cắt ngang cọc H156, khoan
Hố
từ cao độ 199.0 tới cao độ
khoan
168,90, mỗi hố khoan lấy 3
mẫu đất nguyên dạng.
Giai đoạn 2: Chặn dòng
Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt
cắt ngang cọc H163, khoan
Hố
từ cao độ 199.0 tới cao độ
khoan
168,36, mỗi hố khoan lấy 3
mẫu đất nguyên dạng.
Khoan lấy mẫu tại vị trí mặt
cắt ngang cọc H166, khoan
Hố
từ cao độ 199.0 tới cao độ
khoan
177,85, mỗi hố khoan lấy 3
mẫu đất nguyên dạng.
Thí nghiệm các chỉ tiêu đất
trong phòng
Thí nghiệm xác định chỉ tiêu

cơ lý của mẫu đất nguyên
Mẫu
dạng (cắt, nén bằng phương
pháp 1 trục)
Thí nghiệm xác định chỉ tiêu
đầm nén tiêu chuẩn đất đắp
Mẫu
đập
Kiểm tra độ chặt của đất đắp
Mẫu
đập
Đổ nước thí nghiệm trong hố
khoan xác định lưu lượng
Lần
thấm

Số
lượng
hố
khoan

Số
lượng
mẫu đất

Ghi chú

2

6


60,2

2

6

30,64

2

6

42,3

10

10
12
16

Mỗi hố khoan
thí nghiệm 2
lần


TT

Nội dung công việc


III

Xem xét sự phù hợp của
hồ sơ thiết kế

1

Xem xét hồ sơ thiết kế của
các hạng mục kiểm định để
xác định các thông số yêu
cầu của vật liệu so sánh và
đánh giá với các thông số
của vật liệu thu được tại
hiện trường cũng số liệu thu
được trong phòng thí
nghiệm.

IV
1
V

Đơn
vị

Số
lượng
hố
khoan

Bộ


1

kiểu

20

Số
lượng
mẫu đất

Ghi chú

Các công việc khác
Chụp ảnh hiện trạng
- Lập báo cáo kết quả
khảo sát.
- Lấp hoàn trả hố khoan

III. THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH HIỆN TRƯỜNG
- Máy Tời;
- Máy bơm nước
- Máy khoan lấy mẫu đất hiện trường;
- Và các thiết bị chuyên dụng khác.

Hình ảnh máy khoan địa chất lấy mẫu đất phục vụ công tác kiểm định


Hình ảnh công tác kiểm định khoan lấy mẫu đất công trình Hồ chứa nước



PHẦN B: NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH AN TOÀN ĐẬP HỒ CHỨA IAMƠR
I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH AN TOÀN ĐẬP


1. Yêu cầu chung việc tổ chức thực hiện Qui trình vận hành hồ chứa
- Nội dung công tác kiểm định an toàn đập phải được tuân thủ theo Điều 17
“Kiểm định an toàn đập” của Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 của
Chính phủ về Quản lý an toàn đập và điều 7, điều 8 của Thông tư số 34/2010/TT-BCT
ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương về việc quy định về quản lý an toàn đập của
công trình thuỷ điện. Công trình thủy lợi hồ chứa nước IaMơr có dung tích hồ chứa là
177,8 triệu m3 lớn hơn 10 triệu m3. Công trình phải được thực hiện kiểm định an toàn
đập lần thứ nhất trong vòng 02 năm đầu tiên tính từ ngày hồ chứa tích nước lần đầu
đến mực nước dâng bình thường theo quy định tại khoản 1 điều 7 Thông tư số
34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công Thương. Nội dung công tác kiểm
định an toàn đập đối với công trình thủy lợi hồ chứa nước IaMơr tuân thủ khoản 2 điều
7 thông tư số 34/2010/TT-BCT bao gồm:
a. Đánh giá kết quả công tác quản lý đập;
b. Kiểm tra, phân tích tài liệu đo đạc, quan trắc đập;
c. Kiểm tra, đánh giá chất lượng về an toàn của đập;
d. Kiểm tra tình trạng bồi lắng của hồ chứa;
e. Tính toán lũ, khả năng xả lũ của hồ chứa theo tiêu chuẩn thiết kế đập hiện
hành và tài liệu khí tượng thuỷ văn và các thay đổi về địa hình, địa mạo đã được cập
nhật;
f.

Đánh giá khả năng phòng chống lũ của công trình.

2. Nội dung chi tiết kiểm định an toàn đập hồ chứa IaMơr:
2.1. Đánh giá kết quả công tác quản lý đập thông qua việc thu thập các tài liệu

và báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung:
a. Việc tổ chức thực hiện Quy trình vận hành hồ chứa thuỷ lợi được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt;
b. Việc thực hiện Quy trình thao tác và vận hành cửa van của hạng mục đập tràn
(nếu có), cửa lấy nước; công tác ghi chép quá trình vận hành, vận hành thử cửa van
các công trình (sổ theo dõi vận hành công trình);
c. Việc tổ chức quan trắc, thu thập, lưu giữ tài liệu về các yếu tố khí tượng, thuỷ
văn trên lưu vực hồ chứa; các diễn biến về thấm, rò rỉ nước qua thân đập, nền đập, vai
đập, chuyển vị của đập, diễn biến nứt nẻ, sạt trượt tại thân, nền và phạm vi lân cận
công trình; tình trạng bồi lắng của hồ chứa;
d. Việc quy định, thực hiện các quy định về duy tu, bảo dưỡng cho từng công
trình, bộ phận công trình và các thiết bị liên quan đến an toàn đập;
đ. Việc kiểm tra đập;
e. Việc khôi phục, sửa chữa nâng cấp đập.


2.2. Kiểm tra, phân tích tài liệu đo đạc, quan trắc đập
a. Thu thập số liệu đo đạc và quan trắc đập, các công trình ở tuyến đầu mối,
tuyến năng lượng kể từ khi thi công, vận hành đến thời điểm lập báo cáo kiểm định;
b. Liệt kê danh mục các thiết bị quan trắc đã lắp đặt, số lượng, tình trạng hoạt
động hoặc hư hỏng, thời gian sửa chữa, khôi phục, đánh giá phương pháp đo đạc, độ
tin cậy của phương pháp đo, chu kỳ đo;
c. Phân tích, đánh giá các số liệu đo đạc và quan trắc đập ở từng điểm quan trắc
của tuyến đo, số liệu quan trắc được thể hiện dưới dạng bảng và biểu đồ. Trên cơ sở
đó, phân tích, đánh giá về tình trạng làm việc của công trình, dự báo xu hướng phát
triển các chuyển vị đập (chuyển vị đứng, chuyển vị ngang...), các nguyên nhân chính
ảnh hưởng tới giá trị quan trắc khi số đo có thay đổi đột biến;
d. Thiết lập đường bão hòa thực đo và đánh giá so với đường bão hòa thiết kế đối
với các đập đất, đất đá; đánh giá áp lực thấm dưới nền đối với các đập bê tông;
đ. Trên cơ sở các số liệu quan trắc đập từ giai đoạn thi công hoặc kể từ lần kiểm

định gần nhất, đánh giá tình trạng an toàn đập và dự báo mức giảm độ an toàn đập
(nếu có);
e. Các đề xuất, kiến nghị về công tác quan trắc, đo đạc cho thời gian tới như về
thiết bị, điểm quan trắc bổ sung (dạng quan trắc, số lượng), các sửa chữa, khôi phục độ
tin cậy các thiết bị đo hiện có, chu kỳ đo.
2.3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng về an toàn của đập
a. Tính toán kiểm tra ổn định đập theo hiện trạng công trình ứng với trường hợp
mức nước dâng bình thường, mức nước gia cường (mức nước lũ thiết kế, kiểm tra) và
các trường hợp khác phù hợp với quy định về thiết kế công trình;
b. Tính toán kiểm tra cho đập hoặc bộ phận kết cấu công trình mà trạng thái làm
việc có dấu hiệu thay đổi đột biến, bất thường thể hiện qua các kết quả quan trắc thấm,
chuyển vị của đập, hoặc đập bị hư hỏng nặng hoặc các hư hỏng đã có từ trước và diễn
biến theo chiều hướng xấu;
c. Đề xuất các biện pháp tăng cường đảm bảo ổn định, an toàn công trình.
2.4. Kiểm tra tình trạng bồi lắng của hồ chứa
a. Phân tích, đánh giá về tình trạng bồi lắng của hồ chứa trên cơ sở các số liệu
quan trắc, đo đạc trong quá khứ; phân bố bồi lắng theo các mặt cắt quan trắc bồi lắng
trên hồ, dự báo bồi lắng và tuổi thọ hồ chứa;
b. Phân tích, đánh giá về các nguyên nhân gây sự gia tăng hoặc giảm thiểu lượng
phù sa bồi lắng về hồ chứa;
c. Đề xuất chu kỳ đo đạc, quan trắc bồi lắng lòng hồ: Số lượng và vị trí các tuyến
đo đạc, quan trắc bồi lắng.


2.5. Tính toán lũ, khả năng xả lũ của hồ chứa theo tiêu chuẩn thiết kế đập hiện
hành và tài liệu khí tượng thuỷ văn và các thay đổi về địa hình, địa mạo đã được cập
nhật, bao gồm:
a) Thu thập bổ sung số liệu khí tượng, thủy văn và các thay đổi về địa hình, địa
mạo, độ che phủ của thảm thực vật trên lưu vực hồ chứa kể từ giai đoạn thiết kế;
b) Tính toán kiểm tra lại dòng chảy lũ thiết kế, lũ kiểm tra (gồm mô hình lũ, lưu

lượng đỉnh lũ, tổng lượng lũ) với việc cập nhật các số liệu quan trắc khí tượng, thủy
văn trong giai đoạn vận hành;
c) Tính toán kiểm tra khả năng xả lũ của đập tràn với dòng chảy lũ thiết kế, lũ
kiểm tra đã được kiểm định.
2.6. Đánh giá khả năng phòng chống lũ của công trình.
Đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng chống lũ của công trình đã được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt theo nội dung yêu cầu trong Nghị định số 72/2007/NĐCP ngày 07/05/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập và Thông tư số
34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện một số
điều thuộc Nghị định 72/2007/NĐ-CP ngày 07/05/2007 của chính phủ về quản lý an
toàn đập.
3. Nội dung báo cáo
Báo cáo kiểm định an toàn đập được tổ chức kiểm định an toàn đập lập thành 06
bộ trình Chủ đầu tư gửi đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Báo cáo kiểm định an
toàn đập Thuỷ lợi hồ chứa nước IaMơr trình Chủ đầu tư, được lập tuân thủ theo Phụ
lục 2 – Mẫu báo cáo kiểm định an toàn đập của Thông tư 34/2010/TT-BCT ngày
07/7/2010 của Bộ Công Thương ban hành.

PHẦN C: GIỚI THIỆU VỀ NĂNG LỰC CỦA ĐƠN VỊ KIỂM ĐỊNH
1. Năng lực của đơn vị thực hiện công tác Kiểm định:
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm định an toàn đập – Công ty Cổ phần
CONINCO Đầu tư phát triển hạ tầng và Tư vấn xây dựng (CONINCO HOUSING) là
đơn vị được công nhận là đơn vị được phép hành nghề hoạt động kiểm định, tư vấn
thiết kế công trình thủy điện, đáp ứng được các yêu cầu về năng lực đơn vị thực hiện
công tác kiểm định an toàn đập của các quy định hiện hành;
- CONINCO HOUSING là đơn vị đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực hoạt


động quy định tại Điều 36 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009
về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Điều 4 và Điều 5 Thông tư số
22/2009/TT-BXD ngày 06 tháng 07 năm 2009 quy định chi tiết về điều kiện năng lực

trong hoạt động xây dựng.
2. Danh sách các công trình CONINCO-HOUSING đã thực hiện kiểm định
an toàn đập:
Công
TT

Tên dự án

Chủ đầu tư

suất

Địa điểm

(MW)
1

Thủy Lợi

Ban Quản lý đầu tư và xây

Bình Dương-

Phước Hòa

dựng Thủy lợi 9

Bình Phước

2


Solo 1

3

Dầu Tiếng

4

Thác Chuối

5

Nậm Chiến 2

6

Nậm Công

7

Nậm Sọi

8

Nậm Chim 1

9

Suối Tráng


Công ty cổ phần thủy điện
Mai Châu
Ban quản lý dự án thủy lợi

5,2

Tây Ninh

Dầu tiếng số 9
Sở NN&PTNT Quảng
Bình
Công ty CP Đầu tư và PT
Điện Tây Bắc
Công ty CP Đầu tư và PT
Điện Tây Bắc
Công ty CP Đầu tư và PT
Điện Tây Bắc
Công ty TNHH Đầu tư và
Xây dựng Sông Lam
Công ty TNHH xây dựng
Văn Hồng

Hòa Bình

Quảng Bình
32

Sơn La


10

Sơn La

10

Sơn La

16

Sơn La

2,7

Hòa Bình

Ghi
chú


PHẦN D: TỔ CHỨC NHÂN SỰ THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH .
1. Tổ chức nhân sự
- Sau khi hợp đồng kinh tế được ký kết, CONINCO-HOUSING sẽ thành
lập Đoàn kiểm định an toàn đập.
- Danh sách Đoàn kiểm định sẽ bao gồm chức danh, nhiệm vụ và phân
công công việc cụ thể cho các thành viên.
- Cơ cấu của Đoàn kiểm định gồm: Chủ trì và các thành viên phụ trách về
Hồ sơ pháp lý, tính toán thủy văn, tính toàn điều tiết lũ, đánh giá khả năng thoát
lũ của đập tràn, đánh giá khả năng phòng chống lũ của công trình và các chuyên
gia cao cấp (nếu cần, tùy tình hình cụ thể).

2. Sơ đồ bố trí nhân lực thực hiện công tác kiểm định
Để đảm bảo tiến độ và chất lượng công tác kiểm công trình, đơn vị kiểm
định dự kiến bố trí nhân lực thực hiện công tác kiểm đinh như sau:
Phó giám đốc
trung tâm thí nghiệm
kiểm định xây dựng


×