Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

XÁC ĐỊNH MỨC THUẾ TỐI ƯU ĐỐI VỚI TÚI NILON NHẰM LÀM GIẢM RÁC THẢI TÚI NILON Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM. HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH MỨC THUẾ TỐI ƯU ĐỐI VỚI TÚI NILON
NHẰM LÀM GIẢM RÁC THẢI TÚI NILON
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TRỌNG ÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH MỨC THUẾ
TỐI ƯU ĐỐI VỚI TÚI NILON NHẰM LÀM GIẢM RÁC THẢI TÚI NILON Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do ĐOÀN TRỌNG ÂN, sinh viên khóa 32, ngành KINH
TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
________________.

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Giáo viên hướng dẫn

____________________
Ngày

tháng



năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

__________________________________

_________________________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
nhiệt tình của nhiều cá nhân, tổ chức nhờ vậy tôi đã hoàn thành được khóa luận. Tôi xin
được:
Gửi đến thầy Đặng Thanh Hà lời cảm ơn sâu sắc vì đã giúp đỡ tôi rất nhiều từ
những ngày đầu bắt tay thực hiện cho đến ngày hoàn tất khóa luận.

Gửi đến thầy Đặng Minh Phương lời cảm ơn chân thành nhất. Cảm ơn thầy vì đã
lập ra ngành Kinh tế tài nguyên môi trường để tôi có thể học được những kiến thức rất
hay và có ích. Cảm ơn thầy vì đã gắn bó, tận tình dạy dỗ tôi cũng như các bạn cùng lớp
trong suốt những năm đại học.
Gửi đến thầy Phạm Minh Hiệp lời cảm ơn rất nhiều. Thầy đã tận tình giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức cho tôi
trong những năm học đại học.
Cảm ơn Sở tài nguyên môi trường Tp.HCM và Quỹ Tái Chế Chất Thải Tp.HCM
đã giúp đỡ và cung cấp những số liệu hữu ích cho tôi. Đặc biệt, xin cảm ơn thầy Việt, chị
Hòa và anh Đệ ở Sở tài nguyên môi trường Tp.HCM đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi tìm
số liệu cho khóa luận.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè luôn bên cạnh ủng
hộ, tạo động lực cho tôi cố gắng hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Sinh viên
Đoàn Trọng Ân


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐOÀN TRỌNG ÂN. Tháng 06 năm 2010. “Xác định mức thuế tối ưu đối với túi
nilon nhằm làm giảm rác thải túi nilon ở Thành Phố Hồ Chí Minh”.
DOAN TRONG AN. June 2010. “Estimating the optimal tax on plastic bags to
reduce plastic bag litter in Ho Chi Minh City”.
Khóa luận tiến hành điều tra ngẫu nhiên 100 người dân ở Tp.HCM và kết quả cho
thấy trung bình mỗi tháng mỗi người sử dụng 46 cái túi nilon. Đa phần người dân đều
nhận thấy việc sử dụng túi nilon ở Tp.HCM hiện nay là quá mức và hiểu biết khá rõ về
tác hại của rác thải túi nilon. Nhưng vì chưa có một động lực hữu hiệu và túi nilon đã trở
thành thói quen gắn liền cuộc sống hàng ngày nên người dân khó mà giảm sử dụng túi

nilon.
Qua số liệu từ Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.HCM cho thấy lượng rác thải túi
nilon hàng năm đang tăng dần trong các năm qua, riêng năm 2009 trung bình mỗi ngày
Tp.HCM thải ra khoảng 64 tấn rác túi nilon. Nếu không có chính sách thích hợp thì việc
tiêu dùng túi nilon và lượng rác túi nilon thải ra sẽ tiếp tục tăng nhanh khi mà tốc độ tăng
trưởng kinh tế và dân số Tp.HCM đang ở mức cao như hiện nay.
Đa số người dân được hỏi đều có ý kiến đồng ý đối với chính sách thuế túi nilon.
Kết quả tính cho thấy mức thuế tiêu dùng tối ưu đối với túi nilon là 315 đồng/túi. Doanh
thu thuế ước tính vào khoảng 648 tỉ đồng/năm. Lợi ích của chính sách thuế đối với túi
nilon mang lại toàn Tp.HCM khoảng 201 tỉ đồng/năm. Và khoảng 60 triệu túi nilon sẽ
được giảm sử dụng mỗi tháng khi có chính sách thuế.
Dựa trên kinh nghiệm thực tế trong việc áp dụng chính sách đối với túi nilon ở các
nước khác, cùng với những thực trạng ở Tp.HCM, khóa luận đã đưa ra những kiến nghị
chuẩn bị trước thuế để cho việc áp dụng chính sách thuế được tốt hơn ở Tp.HCM. Bên
cạnh đó là những chi tiêu thích hợp nguồn doanh thu từ thuế.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Các giả thuyết của vấn đề nghiên cứu

3

1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận


3

1.4.1. Phạm vi nội dung

3

1.4.2. Địa bàn nghiên cứu

3

1.4.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.4. Thời gian nghiên cứu

3

1.5. Cấu trúc của khóa luận

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5


2.2. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh

6

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

6

2.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

8

2.3. Tổng quan về chính sách đối với túi nilon ở một số quốc gia trên thế giới

10

2.3.1. Sử dụng công cụ kinh tế

10

2.3.2. Sử dụng công cụ ra lệnh, kiểm soát

11

2.3.3. Khuyến khích sự tự nguyện

12
v



2.4. Tổng quan về chính sách, chiến dịch giảm sử dụng túi nilon ở Việt Nam

13

2.4.1. Nghiên cứu, hội thảo

13

2.4.2. Chiến dịch

13

2.4.3. Siêu thị, nhà bán lẻ

17

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

3.1. Cơ sở lý luận

18

3.1.1. Túi nilon

18

3.1.2. Tác hại của rác thải túi nilon


19

3.1.3. Ngoại tác

22

3.1.4. Thuế tối ưu đối với ngoại tác tiêu dùng

23

3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

24

3.2.2. Phương pháp xây dựng đường MSC

24

3.2.3. Phương pháp xây dựng đường MEC của tiêu dùng túi nilon

25

3.2.4. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

26


3.2.5. Phương pháp xây dựng đường MSB

29

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình sử dụng túi nilon và rác thải túi nilon ở Tp.HCM

30
30

4.1.1. Tổng quan về đối tượng khảo sát

30

4.1.2. Tình hình sử dụng túi nilon ở Tp.HCM

33

4.2. Kết quả ước tính đường MSC

40

4.2.1. Kết quả ước lượng đường tổng chi phí sản xuất túi nilon

40

4.2.2. Kết quả đường MSC

43


4.3. Kết quả tính đường MEC của tiêu dùng túi nilon

43

4.3.1. Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình sẵn lòng trả

43

4.3.2. Xác định tổng thiệt hại

45

4.3.3. Tính đường MEC

46

4.4. Kết quả tính đường MSB

46

4.4.1. Kết quả ước lượng đường cầu túi nilon
vi

46


4.4.2. Kết quả tính đường MSB

50


4.5. Kết quả ước tính mức thuế tối ưu đối với túi nilon và lợi ích từ thuế
4.5.1. Kết quả ước tính thuế đối với túi nilon
4.6. Công tác chuẩn bị trước thuế để tăng khả năng áp dụng thành công thuế

51
51
53

4.6.1. Xem xét ý kiến của các bên liên quan đến chính sách thuế

53

4.6.2. Mở chiến dịch tuyên truyền trước thuế

55

4.6.3. Quy định cấm phát miễn phí túi nilon

56

4.6.4. Thiết lập cách thức thu thuế

58

4.7. Sử dụng nguồn doanh thu từ thuế

59

4.7.1. Hỗ trợ cho loại túi thay thế thích hợp cho túi nilon


59

4.7.2. Chi trả hoạt động quản lý

64

4.7.3. Tài trợ cho các sự kiện cộng đồng giúp giảm rác thải túi nilon

66

4.7.4. Hỗ trợ tái chế

67

4.7.5. Hỗ trợ chiến dịch tự nguyện giảm sử dụng của các doanh nghiệp kinh doanh 68
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

69

5.1. Kết luận

69

5.2. Kiến nghị

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

GPD

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

UNEP

Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (United Nations
Evironment Programme)

PE

Polyethylene

LDPE

Polyethylene tỷ trọng thấp (Low Density Polyethylene)

HDPE

Polyethylene tỷ trọng cao (High Density Polyethylene)


MPC

Chi phí biên cá nhân (Marginal Private Cost)

MSC

Chi phí biên xã hội (Marginal Social Cost)

MPB

Lợi ích biên cá nhân (Marginal Private Benefit)

MSB

Lợi ích biên xã hội (Marginal Social Benefit)

MEC

Chi phí ngoại tác biên (Marginal External Cost)

MC

Chi phí biên (Marginal Cost)

LCA

Đánh giá chu kỳ sống (Life Cycle Assesment)

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tên Biến và Kỳ Vọng Dấu của Biến trong Hàm Tổng Chi Phí Sản Xuất

25

Bảng 3.2. Tên Biến và Kỳ Vọng Dấu của Biến trong Hàm Logit

28

Bảng 3.3. Tên Biến và Kỳ Vọng Dấu của Biến trong Hàm Cầu Túi Nilon

29

Bảng 4.1. Phân Bố Độ Tuổi của Tổng Khảo Sát

31

Bảng 4.2. Hiểu Biết của Người Dân về Tác Hại của Rác Thải Túi Nilon

38

Bảng 4.3. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Tổng Chi Phí Sản Xuất Túi Nilon

40

Bảng 4.4. Các Hệ Số Xác Định của Hàm Tổng Chi Phí Sản Xuất Túi Nilon

41


Bảng 4.5. Kiểm Tra về Dấu Kì Vọng của Hàm Tổng Chi Phí Sản Xuất Túi Nilon

43

Bảng 4.6. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit

44

Bảng 4.7. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình

45

Bảng 4.8. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Cầu Túi Nilon

47

Bảng 4.9. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Cầu Túi Nilon Sau Khi Bỏ Bớt Biến

47

Bảng 4.10. Các Hệ Số Xác Định của Mô Hình Hàm Cầu

48

Bảng 4.11. Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến của Hàm Cầu

50

Bảng 4.12. Kiểm Tra về Dấu Kì Vọng của Mô Hình Hàm Cầu


50

Bảng 4.13. Đặc Điểm của Người Dân Phản Đối Thuế

54

Bảng 4.14. Tác Động đến Môi Trường của Việc Sản Xuất 1 Triệu Túi

60

Bảng 4.15. So Sánh Tác Động của Các Loại Túi Đựng Hàng Hóa

62

Bảng 4.16. Tác Động Tương Đối đến Môi Trường của Các Loại Túi

64

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Tp.HCM và Các Tỉnh Lân Cận

7

Hình 2.2. Tỷ Lệ Rác Thải Túi Nilon trong Tổng Lượng Rác Hàng Năm ở Ailen


10

Hình 2.3. Bộ Túi Thân Thiện với Môi Trường

14

Hình 3.1. Túi LDPE

18

Hình 3.2. Túi HDPE

19

Hình 3.3. Chim Biển Bị Vướng vào Túi Nilon

21

Hình 3.4. Rùa Biển Ăn Nhằm Túi Nilon

22

Hình 3.5. Ngoại Tác Tiêu Dùng

23

Hình 3.6. Đường MEC

26


Hình 4.1. Phân Bố Trình Độ Học Vấn của Tổng Khảo Sát

31

Hình 4.2. Phân Bố Theo Nghề Nghiệp của Tổng Khảo Sát

32

Hình 4.3. Phân Bố Theo Thu Nhập Của Tổng Khảo Sát

33

Hình 4.4. Thói Quen Sử Dụng Túi Nilon

33

Hình 4.5. Thói Quen Mang Giỏ, Túi Riêng để Đựng Hàng Hóa

34

Hình 4.6. Lý Do Sử Dụng Túi Nilon

35

Hình 4.7. Thói Quen Sử Dụng Lại Túi Nilon

36

Hình 4.8. Nhận Thức của Người Dân về Tình Hình Sử Dụng Túi Nilon ở Tp.HCM


37

Hình 4.9. Hiểu Biết của Người Dân về Tác Hại của Rác Thải Túi Nilon

37

Hình 4.10. Ý Kiến của Người Dân về Chính Sách Đối Với Túi Nilon

39

Hình 4.11. Lượng Rác Thải Túi Nilon Hàng Ngày ở Tp.HCM qua Các Năm

39

Hình 4.12. Lợi Ích của Thuế Túi Nilon

52

Hình 4.13. Ý Kiến của Người Dân về Thuế Túi Nilon Đối Với Người Tiêu Dùng

53

Hình 4.14. Khả Năng Sai Lệch của Thuế

57

Hình 4.15. Cách Thức Thu Thuế

58


Hình 4.16. Lựa Chọn của Người Dân Cho Loại Túi Thay Thế Túi Nilon

59

x


Hình 4.17. Sơ Đồ Phân Tích LCA

66

Hình 4.18. Tuyên Truyền Không Sử Dụng Túi Nilon

67

Hình 4.19. Vòng Tái Chế Túi Nilon

67

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mô Hình Hàm Tổng Chi Phí Sản Xuất Túi Nilon
Phụ lục 2. Mô Hình Mức Sẵn Lòng Trả
Phụ lục 3. Mô Hình Hàm Cầu Túi Nilon
Phụ lục 4. Dự Thảo Luật Thuế Môi Trường do Bộ Tài Chính Soạn Thảo
Phụ lục 5. Hệ thống giám sát ô nhiễm rác thải quốc gia của Ailen (National Litter
Monitoring System)
Phụ lục 6. Thời gian nghiên cứu và áp dụng thuế túi nilon (Plastax) của Ailen

Phụ lục 7. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong quá trình phát triển và hội nhập, Tp.HCM luôn khẳng định vai trò là một
trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước. Với vị trí thuận lợi, là đầu
mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ giao thông quốc tế, trong tương
lai Tp.HCM sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế là tốc độ đô thị hóa và
dân số Tp.HCM tăng nhanh chóng. Điều này đã gây nên sức ép lớn về vấn đề môi trường
ở Tp.HCM. Một trong những vấn nạn ô nhiễm đáng lo ngại là ô nhiễm do rác thải túi
nilon.
Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc đựng hàng hoá.
Chúng cũng khá là đẹp mắt với đủ mọi màu sắc, nhiều kiểu dáng. Nhưng đến thời điểm
này, rác thải túi nilon đang là một vấn nạn môi trường mà nhiều quốc gia đang nỗ lực tìm
cách để giải quyết. Ở Việt Nam, phần lớn rác thải túi nilon và các loại nhựa khó phân huỷ
khác được xử lý bằng cách chôn lấp, gây chiếm thể tích bãi rác rất lớn. Số còn lại vương
vãi khắp nơi, vừa gây mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm môi trường.
Theo Quỹ Tái Chế Chất Thải thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.HCM, hiện
nay trung bình mỗi ngày Tp.HCM thải ra môi trường khoảng 50 tấn túi nilon, phần lớn
trong số này là túi nilon không phân hủy sinh học. Trung bình mỗi ngày mỗi người dân
Tp.HCM đã sử dụng 1 túi nilon và 1 năm là 365 túi. Trong khi số túi nilon được sử dụng
ở các nước thấp hơn hẳn: ở Ireland là 328 túi/người/năm, ở Australia là 250
túi/người/năm, ở Scotland là 153 túi/người/năm.



Giải quyết ô nhiễm môi trường đang trở thành một mục tiêu ngày càng quan trọng
trong chiến lược phát triển của bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất phức
tạp đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách phối hợp nhiều biện pháp khác nhau. Việc sử
dụng đơn thuần các công cụ hành chính truyền thống như ra lệnh và kiểm soát đã tỏ ra
không đáp ứng được các yêu cầu trong một nền kinh tế hiện đại. Và hiện nay các nước đã
áp dụng ngày càng nhiều hơn các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường.
Ngày 2/2/2010, tại Hà Nội, bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường - Phạm Khôi
Nguyên đã chủ trì hội nghị quán triệt Nghị quyết số 27 của ban cán sự Đảng về đẩy mạnh
kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường. Mục tiêu của hội nghị là nhằm hoàn thiện thể
chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy ngành tài nguyên và môi trường
phát triển nhanh và bền vững, đồng bộ với tiến trình phát triển thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy tiềm năng, tăng nguồn thu từ ngành tài nguyên và
môi trường cho ngân sách Nhà nước. Một trong tám nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong
thời gian tới là đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, ban hành khung
chính sách tổng thể và các công cụ thực hiện kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường.
Điều này sẽ tạo điều kiện cho các công cụ kinh tế trong chính sách quản lý tài nguyên và
môi trường ở Việt Nam được đưa vào áp dụng rộng rãi.
Riêng đối với vấn đề rác thải túi nilon thì cũng đã có một số nước trên thế giới áp
dụng công cụ kinh tế để giải quyết và đạt được kết quả khả quan. Quỹ Tái Chế Chất Thải
Tp.HCM, thuộc Sở Tài Nguyên Môi Trường nhận định là chính sách quản lý chất thải
hiện nay cần chú tâm nhiều tới việc giảm thiểu ngay tại nguồn chứ không nên tập trung
chủ yếu vào giải quyết lượng chất thải phát sinh. Bên cạnh đó, năm 2009, Sở Tài Nguyên
Môi Trường cũng đã có văn bản kiến nghị hạn chế sử dụng túi nilon trên tất cả các địa
bàn quận, huyện gửi cho Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM. Làm thế nào để có thể kết hợp cả 3
yếu tố (sử dụng công cụ kinh tế, giảm thiểu chất thải tại nguồn và hạn chế sử dụng túi
nilon) nhằm giải quyết tình trạng rác thải túi nilon ở Tp.HCM. Từ yêu cầu đó, đề tài “Xác
định mức thuế tối ưu đối với túi nilon nhằm làm giảm rác thải túi nilon ở Thành Phố
Hồ Chí Minh” được tiến hành, dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Đặng Thanh Hà.


2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định mức thuế tiêu dùng tối ưu đối với túi nilon nhằm làm giảm rác thải túi
nilon ở Tp.HCM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng sử dụng túi nilon và bên cạnh đó là loại rác thải túi nilon ở
Tp.HCM.
- Tính mức thuế tiêu dùng tối ưu đối với túi nilon.
- Đề ra phương án để công cụ thuế có tính khả thi và hiệu quả hơn khi áp dụng
thực tế.
- Sử dụng nguồn doanh thu từ thuế.
1.3. Các giả thuyết của vấn đề nghiên cứu
- Thị trường sản phẩm túi nilon là cạnh tranh hoàn toàn.
- Ngoại tác trong quá trình sản xuất túi nilon là không đáng kể.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.4.1. Phạm vi nội dung
Các nội dung chính của đề tài:
- Trình bày tình hình sử dụng túi nilon ở Tp.HCM.
- Trình bày vấn đề ô nhiễm rác thải túi nilon ở Tp.HCM.
- Tính mức thuế tiêu dùng túi nilon đạt tối ưu.
- Đề xuất phương án để công cụ thuế khả thi và hiệu quả hơn.
- Đề xuất hướng sử dụng hiệu quả nguồn thu thuế.
1.4.2. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở Tp.HCM.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất túi nilon ở Tp.HCM.
- Người dân ở Tp.HCM.

1.4.4. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ 29/03/2010 đến 20/06/2010
3


1.5. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Trình bày về phần đặt vấn đề cho đề tài, mục tiêu nghiên cứu, các giả thuyết của
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Mô tả tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan, tổng quan về Tp.HCM, tổng
quan về chính sách đối với túi nilon trên thế giới và tại Việt Nam.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số vấn đề liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu và phương pháp tiến
hành nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày những kết quả nghiên cứu gồm: tình hình sử dụng túi nilon và thực trạng
rác thải túi nilon ở Tp.HCM; Tính mức thuế tiêu dùng tối ưu đối với túi nilon và dự kiến
doanh thu thuế; Tính lợi ích mà chính sách thuế túi nilon mang lại cho Tp.HCM; Công tác
chuẩn bị trước thuế cũng như chi tiêu hiệu quả doanh thu từ thuế.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược những kết quả đạt được của quá trình nghiên cứu và bên cạnh đó là kiến
nghị để giải quyết vấn đề túi nilon hiệu quả hơn.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Các đề tài nghiên cứu về túi nilon còn khá ít trên thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng. Chủ yếu là các nghiên cứu ở Úc và Ailen. Các nghiên cứu dưới đây đã được
tham khảo chính trong quá trình thực hiện khóa luận:
Nghiên cứu “Những qui định nhằm giảm việc sử dụng quá mức túi nilon ở thành
phố St.John’s, Newfoundland” của Richard Harvey năm 2003. Nghiên cứu đã chỉ ra
những tác hại của rác thải túi nilon ở thành phố St.John’s. Tác giả cũng đã ước tính được
lượng túi nilon được sử dụng mỗi năm ở St.John’s là 23 triệu túi. Bên cạnh đó, tác giả chỉ
ra rằng với mức thuế 0,09 đô la cho mỗi túi nilon thì mức tiêu thụ có thể giảm 50 % và
doanh thu mang lại là khoảng 1 triệu đô la.
Nghiên cứu “Túi nilon đựng hàng hóa: Những tác động đến môi trường và lựa
chọn chính sách giải quyết” của Rhian Tough năm 2007. Ngoại trừ phân tích những tác
hại của rác thải túi nilon thì tác giả còn phân tích về tác động môi trường của các loại túi
thay thế túi nilon. Tác giả cũng đã tiến hành phân tích và thảo luận những chính sách làm
giảm tiêu dùng túi nilon. Có 3 lựa chọn chính sách được đưa ra trong nghiên cứu là: phí
hoặc thuế tiêu dùng túi nilon, lệnh cấm với túi nilon và chương trình tự nguyện giảm tiêu
dùng, giảm vứt rác túi nilon. Tác giả đã đề nghị mục tiêu của chính sách trước hết nên là
giảm mức tiêu dùng và sau đó là giảm tác hại của sản xuất và tiêu dùng túi nilon.
Nghiên cứu “Phân tích lợi ích và chi phí của các phương án giảm sử dụng túi
nilon” của tổ chức Allen Consulting Group năm 2006. Đây là báo cáo gửi cho Cơ quan
bảo vệ môi trường và di sản của Úc (Environment Protection and Heritage Council).
Nghiên cứu đã đưa ra 9 kịch bản về phương pháp giảm sử dụng loại túi nilon nhẹ và tiến


hành phân tích lợi ích, chi phí của từng kịch bản. Kết quả cho thấy, so với 1 kịch bản giữ
nguyên hiện trạng sử dụng loại túi nilon nhẹ thì cả 8 kịch bản áp dụng thay đổi đều có chi
phí kinh tế và môi trường lớn hơn lợi ích mang lại. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng
việc phát túi nilon miễn phí không tạo ra khuyến khích để người tiêu dùng giảm sử dụng
và tiêu dùng túi nilon sẽ giảm đáng kể dù có một mức giá ít.

Nghiên cứu “Đề xuất giải pháp giảm thiểu việc sử dụng túi nilon tại thành phố Hồ
Chí Minh” của Phan Thị Anh Thư năm 2008. Nghiên cứu đã thu thập ý kiến của người
dân, các siêu thị và cả các nhà quản lý về thực trạng sử dụng, việc phân phát và chính
sách cần thiết đối với túi nilon. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp giảm sử
dụng túi nilon như: tuyên truyền người dân giảm sử dụng, khuyến khích siêu thị tự
nguyện giảm phân phát, ban hành lệnh cấm phát miễn phí, chọn loại túi thay thế, kiến
nghị ban hành phí tiêu dùng.
2.2. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Tp.HCM nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10010’ – 10038’ vĩ độ Bắc và 106022’ –
106054’ kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.
Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
Phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

6


Hình 2.1. Bản Đồ Tp.HCM và Các Tỉnh Lân Cận

Nguồn: www.hochiminhcity.gov.vn
Tp.HCM cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển
Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á,
Tp.HCM là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường
không.
Tp.HCM bao gồm 19 quận và 5 huyện, với tổng diện tích là 2.098,7 km2. Theo kết
quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số
Tp.HCM là 7.123.340 người (chiếm 8,3 % dân số Việt Nam). Mật độ dân số trung bình là

3.395 người/km2.
Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Tp.HCM có
mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng.

7


Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Tp.HCM có nhiệt độ cao đều
trong năm và hai mùa mưa - khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11,
còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Trung bình, Tp.HCM có 160 tới 270 giờ
nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống
13,8 °C.
2.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
a) Kinh tế
Tp.HCM nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả
nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Nền kinh tế của Tp.HCM đa dạng về lĩnh vực, từ
khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài
chính...
Về thương mại, dịch vụ, Tp.HCM là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Kim
ngạch xuất nhập khẩu của Tp.HCM ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của cả nước.
Tp.HCM là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Tp.HCM dẫn đầu cả
nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính, tín dụng. Doanh thu của hệ
thống ngân hàng Tp.HCM chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc.
Tp.HCM là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật
đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu
tư nước ngoài trên cả nước.
Tp.HCM luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc
dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của Tp.HCM vẫn không ngừng tăng.
Theo chỉ tiêu cơ cấu GDP của Tp.HCM được điều chỉnh đến năm 2010, thì khu

vực I chiếm 0,8 %, khu vực II chiếm 47,5 %, khu vực III chiếm 51,7 %. So với quy hoạch
đề ra khu vực I: 0,74 %, khu vực II: 45,25 %, khu vực III: 54 %.
GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.985 USD vào năm 2005 và 3.112 USD
vào năm 2010, so với chỉ tiêu quy hoạch đề ra, năm 2010 GDP bình quân đầu người thấp
hơn khoảng 1.400 USD (theo kế hoạch cũ, các số tương ứng là 2.765 USD và 4.540
USD).
8


Trong tương lai Tp.HCM phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu
tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo
máy, các ngành công nghệ cao … vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với
hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên
Á, đường Đông Tây … sẽ tạo điều kiện cho kinh tế Tp.HCM tăng trưởng mạnh mẽ.
b) Xã hội
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ do Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung
ương công bố, tổng dân số của Tp.HCM vào lúc 0 giờ ngày 1/4/2009 là 7.123.340 người,
tăng 2.086.185 người, tăng 41,4 % so với thời điểm 1/4/1999 (hơn 5 triệu người). Như
vậy, trong 10 năm, tốc độ tăng dân số bình quân của TP là 3,5 %/năm. Giai đoạn 1999 2009 dân số Tp.HCM tăng chủ yếu do tăng cơ học.
Tp.HCM ngày càng khẳng định vai trò là trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng
cao. Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều hướng ngày
càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước. Loại hình đào tạo
cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. Số lượng trường đại học và cao đẳng
trên địa bàn tăng nhanh theo sự phát triển kinh tế.
Từ năm 1995, Tp.HCM đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập tiểu học; 100%
số xã có trường tiểu học và 80% số xã có trường trung học cơ sở. Trình độ dân trí ngày
càng được nâng cao.
Tp.HCM có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa đông về số lượng (hàng chục
ngàn người), vừa được đào tạo rất đa dạng từ các nguồn khác nhau, có đủ trình độ để tiếp
thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Với những thành tựu đã đạt được, cùng với

thế mạnh về nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật, Tp.HCM đã trở thành trung tâm đào tạo,
khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ của vùng và cả nước.
Tp.HCM cũng là trung tâm y tế lớn nhất nước ta với số lượng cơ sở y tế được trang
bị ngày càng hiện đại cũng như đội ngũ cán bộ y tế có trình độ cao nhiều nhất nước. Năm
2005, ngành y tế tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại để tăng năng lực
khám chữa bệnh .

9


2.3. Tổng quan về chính sách đối với túi nilon ở một số quốc gia trên thế giới
2.3.1. Sử dụng công cụ kinh tế
Ailen
Một trong những chính sách thành công nhất được biết đến trên thế giới là thuế
trên túi nilon ở Ailen (còn được gọi là PlasTax), được chính phủ đưa ra vào tháng 3/2002
(UNEP, 2005). Thời gian nghiên cứu và áp dụng thuế túi nilon ở Ailen kéo dài hơn 10
năm (phụ lục 6). Mức thuế được qui định người tiêu dùng phải nộp 0,15 Euro (0,21 đô la)
cho mỗi túi nilon sử dụng 1 lần. Theo ước tính thì lượng túi nilon sử dụng đã giảm 90 %
(Convery và Macdonnell, 2003).
Hình 2.2. Tỷ Lệ Rác Thải Túi Nilon trong Tổng Lượng Rác Hàng Năm ở Ailen

Tỷ lệ túi nilon trong tổng lượng rác
5

5%
4%
3%
2%
1%


0.32

0.25

0.22

0.22

0.52

0.29

0.32

0%

Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Nguồn: The National Litter Pollution Monitoring System
Dựa vào số liệu từ Hệ thống giám sát rác thải của Ailen thì trước khi thuế túi nilon
được áp dụng thì rác túi nilon chiếm đến 5 % tổng lượng rác thải hàng năm. Nhưng sau
khi áp dụng thuế thì đến cuối năm 2002 số liệu giám sát cho thấy tỷ lệ rác túi nilon chỉ
còn 0,32 % trong tổng lượng rác. Tỷ lệ này vẫn tiếp tục giảm trong năm 2003 (0,25 %) và
năm 2004 (0,22 %). Năm 2005, tỷ lệ này vẫn ở mức 0,22 % và sang năm 2006 thì lại tăng
0,52 %. Đến tháng 6/2007, mức thuế đã được tăng lên 0,22 Euro đối với mỗi túi nilon
được sử dụng.

10



Doanh thu từ thuế sẽ đóng góp vào Quỹ môi trường và một phần sẽ được sử dụng
cho các trung tâm tái chế. Một chiến dịch giáo dục rộng rãi đã được thực hiện trước khi
đưa ra thuế, các tờ rơi được gửi tới từng hộ gia đình và nêu rõ lý do áp dụng thuế, doanh
thu thuế sẽ được dùng như thế nào, làm thế nào người tiêu dùng có thể tránh được thuế,
khuyến khích tái sử dụng túi đựng hàng.
Đan Mạch
Năm 1994, chính phủ Đan Mạch đưa ra mức thuế đối với túi nilon (UNEP, 2005).
Mục đích là để thúc đẩy việc sử dụng loại túi sử dụng nhiều lần (như là túi vải). Mức thuế
22 Denmark Krone (4 đô la) cho mỗi kilôgam túi nilon được trả bởi những nhà bán lẻ.
Điều này không tác động rõ ràng đến người tiêu dùng hoặc nhằm thay đổi hành vi tiêu
dùng túi nilon. Doanh thu thuế từ túi nilon đã được sử dụng cho nhiều dự án về môi
trường khác.
2.3.2. Sử dụng công cụ ra lệnh, kiểm soát
Mỹ
Từ tháng 3/2007, San Francisco trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước chính
thức cấm sử dụng túi nilon trong việc gói, bọc hàng hóa ở các siêu thị lớn (Thanh Như,
2008). Tuy nhiên, chính sách tuyên bố rằng các cửa hàng nhỏ lẻ và kinh doanh lẻ vẫn
được phép sử dụng túi nilon. Từ tháng 9/2007, các siêu thị lớn, hiệu thuốc ở San
Francisco đã đưa vào sử dụng các loại túi nhựa tự hủy, túi vải, túi sử dụng nhiều lần. Đến
tháng 11/2007, thành phố New York cũng đã thông qua quy định các cửa hiệu lớn phải
cung cấp thùng rác đựng túi nilon để tái chế.
Trung Quốc
Bắt đầu từ ngày 1/7/2008, khắp nơi trên đất nước Trung Quốc, tất cả các siêu thị,
trung tâm thương mại và cửa hàng sẽ bị cấm phát túi nilon miễn phí cho khách hàng và
người mua hàng phải trả tiền mua túi đựng (Hải Long, 2009). Các cửa hàng phải thông
báo giá rõ ràng và cấm không được quy chung giá túi nilon vào hóa đơn mua hàng. Các
cửa hàng có thể bị phạt 10 nghìn tệ (1460 đô la) nếu vi phạm luật. Việc sản xuất loại túi
nilon mỏng hơn 0,025 milimet cũng bị cấm. Người tiêu dùng được khuyến khích sử dụng
các loại túi có thể dùng nhiều lần và dễ tái chế.

11


Ấn Độ
Một số tiểu bang ở Ấn Độ đã cấm sản xuất và sử dụng túi nilon vì cho rằng rác thải
túi nilon là một trong những nguyên nhân làm nghẹt cống và gây ra ngập lụt. Tháng
12/2005, lệnh cấm buôn bán, sản xuất và sử dụng túi nilon chính thức bắt đầu có hiệu lực
tại Bombay (Rox Pena, 2005). Lệnh cấm đưa ra mức phạt 5000 rupi (100 đô la) cho việc
sản xuất và buôn bán túi nilon, mức phạt 1000 rupi cho người sử dụng túi nilon.
Đoài Loan
Mỗi ngày, ở Đoài Loan có khoảng 16.000 túi nilon đựng đồ được sử dụng (Nolan
ITU, 2002) trước khi có lệnh cấm vào tháng 10/2001. Lệnh cấm áp dụng đối với việc
phân phối miễn phí túi nilon và ai vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 300.000 Tân Đài tệ
(9.090 đô la). Giai đoạn đầu của lệnh cấm là ngưng phát loại túi nilon mỏng hơn 0,1
milimet ở các cơ quan nhà nước, trường học. Giai đoạn tiếp theo là cấm phát miễn phí túi
nilon ở các siêu thị, cửa hành thức ăn nhanh, tiệm tạp hóa và sau cùng là ở các hàng rong,
cửa hàng kinh doanh thực phẩm.
2.3.3. Khuyến khích sự tự nguyện
Úc
Từ năm 2003, chính phủ Úc đã mở chiến dịch thay thế thói quen sử dụng túi nilon
của người dân bằng cách khuyến khích họ mua loại “túi xanh”, có giá vài đô la nhưng có
thể sử dụng lại nhiều lần (Phan thị Anh Thư, 2008).
Một số nhà bán lẻ cũng đã dành riêng những thùng giấy đóng gói cho khách mang
hàng đã mua về, một số khác thì tặng túi giấy. Một vài chuỗi siêu thị lớn có sẵn loại túi
bằng vải hay đay để bán cho khách hàng với giá rất rẻ. Lợi ích của túi vải là bền hơn túi
nilon nên có thể sử dụng nhiều lần.
Hồng Kông
Chính phủ Hồng Kông đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm sử dụng túi nilon. Năm
2006, chiến dịch “Ngày không túi nilon” được tổ chức nhằm tăng mối quan tâm cho cộng
đồng. Chiến dịch được tự nguyện và chỉ áp dụng cho thứ ba đầu tiên của mỗi tháng. Hơn

30 siêu thị và chuỗi cửa hàng bán lẻ tự nguyện tham gia chiến dịch nhằm hạn chế sử dụng
túi nilon một cách bừa bãi (Phan thị Anh Thư, 2008).
12


2.4. Tổng quan về chính sách, chiến dịch giảm sử dụng túi nilon ở Việt Nam
2.4.1. Nghiên cứu, hội thảo
Năm 2007, Quỹ Tái Chế Chất Thải Tp.HCM đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm
quy trình sản xuất bao bì tự hủy, đồng thời cũng sẽ thực hiện công tác kiểm định chất
lượng của một số mặt hàng bao bì tự hủy trên thị trường hiện thời và vận động mọi người
sử dụng bao bì tự hủy. Tháng 8/2008, Quỹ Tái Chế Chất Thải Tp.HCM phối hợp với
UNESCAP (Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực châu Á và Thái Bình Dương) tổ chức hội
thảo đề xuất các giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon tại TPHCM hướng đến xã hội bền
vững. Mục tiêu của hội thảo nhằm lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch, lộ trình, biện pháp
giảm thiểu sử dụng túi nilon và xây dựng mô hình tiêu thụ bền vững, phù hợp với điều
kiện kinh tế, xã hội ở Tp.HCM trong bối cảnh hội nhập.
Năm 2009, Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.HCM đã có dự thảo Kế hoạch thực
hiện giảm thiểu sử dụng túi nilon trình Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố. Nội dung dự thảo
sẽ triển khai chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về chương trình giảm thiểu túi
nilon; vận động các nhà bán lẻ thực hiện chương trình thí điểm giảm thiểu túi nilon; lập
hệ thống các điểm thu gom túi nilon; đẩy mạnh hoạt động tái chế; phát triển sản xuất túi
đựng đồ thân thiện với môi trường. Bên cạnh các nhóm giải pháp trên, dự thảo này còn
tính đến phương án thu thuế sử dụng túi nilon và ban hành quy định cấm phân phối miễn
phí túi nilon.
Năm 2010, Bộ Tài Chính đã soạn thảo dự thảo Luật thuế môi trường. Theo nội
dung dự thảo, sẽ có 5 nhóm mặt hàng tiêu dùng sẽ bị đánh thuế và một trong số đó là túi
nilon (phụ lục 4).
2.4.2. Chiến dịch
Trung tâm hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu – SCC (một tổ chức phi chính phủ do
Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam thành lập) đã xây dựng dự án “Giảm túi

nilon trong hoạt động bán lẻ vì lợi ích người tiêu dùng, nhà bán lẻ, người lao động
nghèo và môi trường” với giải pháp “Thay thế và từng bước tiến tới loại trừ túi nilon ra
khỏi đời sống”. Dự án bước đầu tập trung vào hoạt động bán lẻ, cung cấp miễn phí cho

13


×