Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO LŨ LỤT VÀ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ ĐĂNG HÀ HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.39 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO LŨ LỤT VÀ KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ
CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ ĐĂNG HÀ HUYỆN BÙ ĐĂNG
TỈNH BÌNH PHƯỚC

HOÀNG VĂN GIỚI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Tổn Hại
Do Lũ Lụt và Khả Năng Ứng Phó Của Người Dân tại Xã Đăng Hà Huyện Bù
Đăng Tỉnh Bình Phước” do Hoàng Văn Giới, sinh viên khóa 2006 – 2010, ngành
Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_____________________________.

Ths.Nguyễn Thị Ý Ly
Người hướng dẫn,

_____________________________
Ngày

tháng



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

năm 2010

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________ ____________________________
Ngày

tháng

năm 2010

Ngày

tháng

năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến cô Ths. Nguyễn Thị Ý Ly lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Cô đã
rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự
hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi

Trường khóa 32 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện Bù
Đăng, Phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Bù Đăng, UBND xã
Đăng Hà, đặc biệt là anh Kiên (phòng NN&PTNT), cô Hoàng Thị Châm (phó chủ
tịch) cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn Xã Đăng Hà, các cô
chú thuộc UBND xã Đăng Hà, Trung Tâm Y tế xã Đăng Hà.
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba
mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để
con được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân
trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.

Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2010
Sinh viên
Hoàng Văn Giới


NỘI DUNG TÓM TẮT
HOÀNG VĂN GIỚI. Tháng 06 năm 2010. “Đánh Giá Tổn Hại Do Lũ Lụt
Và Khả Năng Ứng Phó Của Người Dân Tại Xã Đăng Hà Huyện Bù Đăng Tỉnh
Bình Phước”.
HOÀNG VĂN GIỚI. June 2008. “Assessing The Impact of Flooding and
Evaluating the Farmer’s Capacity To Deal with Flood in Dang Ha Commune,
Bu Dang District, Binh Phuoc Province”
Lũ lụt tại xã Đăng Hà là một vấn đề nan giải đối với người dân và chính quyền
địa phương, lũ hằng năm làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế xã hội của địa
phương điển hình như lũ năm 2005 làm ngập 530 ha lúa và hoa màu, cuốn trôi 23
ngôi nhà và sạt lở 500 m đường xá, 3 người bị lũ cuốn trôi. Lũ năm 2009 không lớn
nhưng cũng làm ngập 320 ha lúa, 30 ha hoa màu và ngập 240 ngôi nhà của nhân dân.

Trước những thiệt hại đó, tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của lũ lụt đến
người dân.
Khóa luận được thực hiện nhằm đánh giá những ảnh hưởng của lũ lụt đến các
mặt kinh tế, xã hội của người dân trên địa bàn. Được thực hiện trên số liệu được thu
thập thông qua phỏng vấn điều tra ngẫu nhiên 100 hộ thuộc xã Đăng Hà. Áp dụng mô
hình hàm hàm Cobb-Douglas để xác định thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và chi
phí sức khỏe người dân tại xã Đăng Hà. Thông qua phương pháp đánh giá giá trị dựa
vào thị trường, phương pháp hồi quy khóa luận ước tính được thiệt hại tương đối lớn
do lũ lụt gây ra tại xã Đăng Hà là 1041,2 (triệu đồng). Đồng thời đánh giá khả năng
ứng phó với lũ lụt của người dân thông qua thu nhập, trình độ học vấn, vị trí, nghề
nghiệp, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.
Từ những kết quả trên đề xuất những hướng chính sách như: tuyên truyền giáo
dục người dân nâng cao ý thức về phòng chống lũ lụt, cần nhanh chóng tìm ra giải
pháp về nguồn tài chính ưu đãi trong khâu tái tịnh cư, phát triển nghề phụ, hoàn thiện
hệ thống y tế cơ sở, những giải pháp với nông nghiệp,…Để từ đó hạn chế mức thấp
nhất những ảnh hưởng của lũ lụt ổn định đời sống nhân dân.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

viii


CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

4

1.3.1. Phạm vi thời gian


4

1.3.2. Phạm vi không gian

4

1.3.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu

4

1.3.4. Phạm vi về nội dung nghiên cứu

4

1.4. Cấu trúc của khóa luận

4

CHƯƠNG 2

6

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

6

2.2. Tổng quan về xã Đăng Hà

7


2.2.1. Điều kiện tự nhiên

7

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

8

2.3. Đánh giá khái quát chung

10

2.3.1. Thuận lợi

10

2.3.2. Khó khăn

10

CHƯƠNG 3

11

3.1. Nội dung nghiên cứu

11

3.1.1.Khái niệm môi trường


11

3.1.2. Khái niệm biến đổi khí hậu

11

3.1.3. Khái niệm phát triển bền vững

13

3.1.4. Các khái niệm về lũ lụt

14

3.2. Phương pháp nghiên cứu

18
v


3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cập

18

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

19

3.2.3. Phương pháp mô tả


19

3.2.4. Phương pháp xử lí số liệu

19

3.2.5. Phương pháp đánh giá tổn hại do lũ lụt

19

3.2.6. Đánh giá khả năng ứng phó của người dân với lũ lụt

25

CHƯƠNG 4

26

4.1. Tổng quan về tình hình lũ xảy ra tại địa phương và thống kê về lũ 4 năm gần
đây tại xã Đăng Hà

26

4.1.1. Khu vực xảy ra lũ

26

4.1.2. Thời gian lũ xuất hiện


27

4.1.3. Tác động của lũ lụt qua 4 năm trở lại đây

28

4.1.4. Các loại thiệt hại do lũ lụt tại xã Đăng Hà năm 2009

28

4.2. Đặc điểm kinh tế xã hội các hộ điều tra

29

4.2.1. Cơ cấu dân tộc và trình độ các hộ điều tra

29

4.2.2 Quy mô diện tích và quyền sở hữu đất của các hộ điều tra

30

4.2.3. Vấn đề hộ khẩu của các hộ điều tra

30

4.2.4.Cơ cấu thu nhập của những hộ điều tra

31


4.3. Trải nghiệm với lũ lụt

31

4.4. Tính toán thiệt hại năm 2009 do lũ lụt xảy ra tại xã Đăng Hà

32

4.5. Đánh giá khả năng ứng phó của người dân với lũ lụt

41

4.6. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác phòng trống bão lụt

44

4.7. Đề xuất hướng chính sách nhằm làm giảm ảnh hưởng của lũ đối với người dân
44
CHƯƠNG 5

50

5.1. Kết luận

50

5.2. Kiến nghị

51


TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

PHỤ LỤC

54

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

NN& PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

USD

Đô la Mỹ

PCLB


Phòng chống lụt bão

BVTV

Bảo vệ thực vật



Trung Ương

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thống Kê Số Người Chết Do Lũ Ở ĐBSCL tại Một Số Tỉnh Trong Một Số
Năm

18

Bảng 3.2. Kì Vọng Dấu Mô Hình Ước Lượng Năng Suất Lúa

22

Bảng 3.3. Kì Vọng Dấu Mô Hình Ước Lượng Chi Phí Sức Khỏe

24

Bảng 4.1.Thời Gian Xuất Hiện Lũ tại Xã Đăng Hà

27


Bảng 4.2.Các Loại Thiệt Hại Chính Của Lũ tại Xã Đăng Hà Qua Các Năm

28

Bảng 4.3.Các Loại Thiệt Hại Của Lũ Lụt tại Xã Đăng Hà Năm 2009

28

Bảng 4.4.Cơ Cấu Dân Tộc Các Hộ Điều Tra Năm 2009

29

Bảng 4.5. Trình Độ Học Vấn Các Hộ Điều Tra

29

Bảng 4.6. Quy Mô Diện Tích Đất Của Chủ Hộ Điều Tra

30

Bảng 4.7. Cơ Cấu Thu Nhập Nhóm Hộ Điều Tra Năm 2009

31

Bảng 4.8. Trải Nghiệm Với Lũ Lụt

32

Bảng 4.9.Các Loại Thiệt Hại Của Lũ Lụt tại Xã Đăng Hà Năm 2009


32

Bảng 4.10. Thiệt Hại Của Lũ Lụt tại Xã Đăng Hà Năm 2009 Về Người và Tài Sản. 32
Bảng 4.11. Kết Quả Ước Lượng Hồi Quy Mô Hình Hàm Năng Suất Lúa

34

Bảng 4.12. Kết Quả Ước Lượng Hồi Quy Mô Hình Hàm Chi Phí Sức Khỏe

38

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sự Thay Đổi Mức Nước tại Sông Hậu Và Sông Tiền từ 24/7- 2/8/1996

14

Hình 3.2. Đồ Thị Diễn Tả Quá Trình Lũ

15

Hình 3.3. Biểu Đồ Thể Hiện MứcTổn Hại Do Lũ

22

Hình 3.4. Hình Thể Hiện Tổn Hại Do Lũ


24

Hình 4.1. Các Khu Vực Bị Ngập Úng tại Xã Đăng Hà

27

Hình 4.2. Biểu Đồ Thể Hiện Năng Suất Lúa Giảm Khi Khoảng Cách Giảm

37

Hình 4.3. Biểu Đồ Thể Hiện Khoảng Cách Càng Giảm Chi Phí Sức Khỏe Càng Tăng
40

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Xuất Eviews Hàm Năng Suất Lúa
Phụ lục 2. Kết Xuất Kiểm Định White Mô Hình Hàm Năng Suất Lúa
Phụ lục 3. Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa các Biến Trong Mô Hình Hàm Năng
Suất Lúa
Phụ lục 4. Kết Xuất Eviews của Mô Hình Hàm Chi Phí Sức Khỏa Người Dân
Phụ lục 5. Kết Xuất Kiểm Định White Mô Hình Hàm Chi Phí Sức Khỏe
Phụ lục 6. Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến Trong Mô Hình Hàm
Chi Phí Sức Khỏe
Phụ lục 7. Kiểm Tra Các Vi Phạm Giả Thiết Trong Mô Hình Hàm Năng Suất Lúa
Phụ lục 8. Kiểm Tra Các Vi Phạm Giả Thiết Trong Mô Hình Hàm Chi Phí Sức Khỏe
Phụ lục 9. Bảng Câu Hỏi Điều TRa

x



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

Chương này nêu ra yêu cầu cấu trúc của luận văn, nhằm làm cho người đọc
hiểu được một các tổng quan nhất về cấu trúc và nội dung của đề tài.
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Con người Việt Nam chắc ai cũng lớn lên với những câu chuyện cổ tích và câu
chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, đó là người xưa hình tượng hóa những thiên tai lũ lụt và
sự chống chọi của ông cha với lũ lụt, qua đó thấy được sức mạnh của ông cha ta đã
chiến thắng thiên tai địch hại, ngày nay cứ vào mùa mưa lũ hình ảnh đó vẫn tiếp tục
được tái diễn hằng năm lấy đi cơ man nào là của cải, vật chất và cả mạng sống con
người cũng không tránh khỏi khi chống chọi với bão lũ.
Tại khắp nơi trên thế giới hằng ngày hằng giờ lũ lụt vẫn hoành hành, cướp đi
bao mạng người. Những trận lũ lịch sử như, vào năm 1887 xảy ra trận lụt kinh hoàng
tại sông Hoàng Hà cuốn trôi 7 ngôi làng và 7 triệu người chết. Trận lụt do bão lớn gây
ra vào 11/1970 trên sông Hằng, Ấn Độ đã giết chết 500.000 người, 10 triệu người mất
nhà cửa, làm ngập 2 triệu ha lãnh thổ. Trận lũ năm 1993 có lẽ là trận lũ lịch sử tệ hại
nhất nước Mỹ. Sau những tháng mưa to mùa hè, nước của hai con sông Mississipi và
Misouri dâng cao làm tràn ngập qua nhiều tuyến đê bao, nhấn chìm hơn 80.000 km2
đất, giết chết 50 người, 70.000 người mất nhà cửa. thiệt hại ước tính chừng 12 tỷ
USD ( Lê Anh Tuấn,2005).
Đối với Việt Nam, lịch sử cũng ghi nhận những thiệt hai to lớn mà lũ lụt gây
ra, điển hình như trận lũ tháng 8/1945 làm vỡ 52 quãng đê với tổng chiều dài 4180
mét, làm khoảng 2 triệu người chết lụt và chết đói, 312.100 ha hoa màu bị ngập, ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long ngoài những cơn ngập lũ bình thường thì có những năm
làm bà con ta điêu đứng. Điển hình như trận lũ năm 1994 làm chết gần 500 người,
ngập hơn 200.000 ha đất và thiệt hại ước chừng 210 triệu USD ( Lê Anh Tuấn,2005).



Điều đáng lưu ý là số trận lũ trong các năm gần đây đến với ĐBSCL dồn dập
và gây thiệt hại nhiều hơn. Lũ lụt xảy ra là một phần không thể thiếu của quy luật.
Tuy nhiên các trận lũ những năm gần đây xảy ra dồn dập là do một phần bắt
nguồn từ những yếu tố bất lợi của thay đổi khí hậu kết hợp với hoạt động của con
người làm cho lũ lụt gia tăng rõ rệt. Ở mức độ toàn cầu việc khí hậu ấm lên dẫn tới sự
xuất hiện thường xuyên các cơn bão nhiệt đới, ở mức độ quốc gia thì việc phá rừng
thoái hóa đất là một trong những nguyên nhân gây nên thảm họa trên. Hiện tượng La
Nina song hành cùng El Nino liên tiếp xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền
kinh tế và ổn định xã hội cho nhiều quốc gia vùng xích đạo Thái Bình Dương. Hội
nghị Copenhagen bàn về việc đối phó với biến đổi khí hậu đã kết thúc mà không đạt
được thỏa thuận nào đáng kể, đã vấp phải làn sóng phản đối của những nhà hoạt động
môi trường và người dân trên toàn cầu, khí hậu đang ấm dần lên làm mưa nhiều hơn
đồng nghĩa với lũ lụt sẽ xảy ra thường xuyên hơn đặt ra yêu cầu cấp bách đối với các
quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
Theo ban chỉ đạo và phòng chống lụt bão Trung Ương năm 2009 xảy ra 11 cơn
bão kèm với nó là lũ lớn làm 500 người chết và mất tích, thiệt hại 23.200 tỷ đồng, gây
thiệt hại nặng nề nhất là cơn bão số 9 đổ bộ vào miền Trung và Tây Nguyên vào
10/2009 làm 172 người chết, 12 người mất tích, thiệt hại 14.300 tỷ đồng.
Tỉnh Bình Phước là một Tỉnh trẻ trung và mới thành lập, song trong lòng miền
đất Nam Trung Bộ này đã chứa đựng biết bao giá trị văn hoá nhân văn, văn hoá lịch
sử được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá khác nhau như
Hoa, Chăm,Stieng, Khơme, Ấn, … Trên nền tảng văn hoá mang đậm bản sắc Việt
Nam. Bên cạnh đó, Tỉnh Bình Phước có nhiều danh lam thắng cảnh rất đẹp và nổi
tiếng như: núi Bà Rá, nhà giao tế Lộc Ninh, trạng cỏ Bù Lạch, Hồ Thác Mơ, Bảo tàng
TƯ Cục Miền Nam, đặc biệt là Sóc Bom Bo nổi tiếng với bài hát Tiếng Chày Trên
Sóc Bom Bo của nhạc sĩ Xuân Hồng sẽ là những điểm nhấn để tất cả mọi người đến
và tham quan Bình Phước trong một ngày không xa, là một tỉnh mới thành lập ngoài
những ưu đãi của tự nhiên, con người tỉnh dựa vào những nguồn lực đó để phát triển
kinh tế. Bình Phước nằm ở Nam Trung Bộ thiên tai xảy ra thường xuyên tại các vùng

ven sông gây hậu quả lớn, với những con sông với độ dốc lớn như sông Bé, sông

2


Đồng Nai tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Những nguy cơ này đã gây tổn thất kinh tế, ảnh
hưởng đến tinh thần người dân của địa phương.
Huyện Bù Đăng là một huyện tiếp giáp với Tây nguyên địa hình đồi núi đa số
các xã trong huyện đều không bị ngập lụt. Tuy nhiên xã Đăng Hà là ngoại lệ địa hình
thấp lại có sông Đồng Nai chảy qua lũ lụt xảy hàng năm gây ảnh hưởng đến kinh tế
xã hội nghiêm trọng.
Để giảm thiểu rủi ro khi xây dựng các công trình cũng như đời sống và sản
xuất của người dân, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ đánh giá tổn hại do lũ lụt và khả
năng ứng phó của người dân tại xã Đăng Hà huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước”, từ đó
có biện pháp phòng chống thích hợp giúp ổn định đời sống của người dân.
Đánh giá tổn hại do lũ lụt tại xã Đăng Hà là một vấn đề khá phức tạp và rộng
lớn. Bên cạnh đó do hạn chế về mặt thời gian và năng lực, vì thế khó tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của thầy cô và các bạn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Ước tính thiệt hại do lũ lụt gây ra đối với đới sống nhân dân qua mặt kinh tế,
sức khỏe. Đồng thời đánh giá khả năng đối phó với lũ lụt của người dân tại xã Đăng
Hà Huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước, nhằm đưa ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro
lũ lụt cải thiện đời sống của người dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng do lũ lụt gây ra tại xã Đăng Hà huyện Bù
Đăng tỉnh Bình Phước.
Ước tính giá trị thiệt hại do lũ lụt đối với sản xuất nông nghiệp, tài sản, cơ sở hạ
tầng và sức khỏe người dân.
Đánh giá khả năng đối phó với lũ lụt của người dân.

Dựa vào kết ước tính giá trị bằng tiền và khả năng ứng phó với lũ lụt của người
dân từ đó đề xuất các phương hướng khắc phục để ngăn chặn những thiệt hại do lũ lụt
gây ra ổn định đời sống người dân.

3


1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 26/03/2010 đến 26/06/2010. Trong
đó khoảng thời gian từ 26/03 đến 6/04 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và tính toán
thiệt hại, từ ngày 7/04 đến ngày 02/05 điều tra thử và điều tra chính thức thông tin về
tình hình lũ lụt của các hộ gia đình và nhập số liệu. Thời gian còn lại tập trung vào xử
lý số liệu, chạy mô hình, viết báo cáo.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành trên địa bàn xã Đăng Hà huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước đây
là một xã đặc biệt khó khăn của tỉnh và chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt vì có con sông
Đồng Nai chảy qua.
1.3.3. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hộ sống trong vùng lũ và những hộ sống ở khu
vực lân cận.
1.3.4. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Lũ lụt gây rất nhiều tổn hại nhưng do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn
nên đề tài chỉ tập trung đánh giá một vài tác động về mặt kinh tế như thiệt hại về
người, chi phí sức khỏe, sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng và đánh giá khả năng
ứng phó với lũ lụt của người dân.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội

dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên kinh tế,
kinh tế, xã hội của xã Đăng Hà.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và
phương pháp để tiến hành nghiên cứu.

4


Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: Tiến
hành phân tích hiện trạng do lũ lụt gây ra tại địa bàn nghiên cứu, đánh giá tổn hại do
thiên tai gây ra với sản xuất nông nghiệp, sức khỏe người dân và cơ sở hạ tầng. Qua đó
đánh giá khả năng sẵn sàng đối phó với thiên tai của người dân thông qua tổng thiệt
hại năm 2009 do lũ lụt gây ra.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả trong công tác phòng chống lụt bão.

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Hai nội chủ yếu của chương này là, thứ nhất là tổng quan về những nghiên cứu
trước đó, là cơ sở để thực hiện đề tài. Thứ hai, là tổng quan về địa bàn nghiên cứu để
người đọc hình dung một các khái quát nhất về địa bàn đang thực hiện đề tài.

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề lũ lụt là một hướng đề tài hết sức là mới mẻ những
nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào vấn đề kĩ thuật nhằm tính toán, quan trắc,
thống kê con số thiệt hại. Do vậy trong quá trình tiến hành làm đề tài tôi chỉ tham khảo
một số tài liệu của tác giả sau:
Hà Thị Hồng Nhung, 2008, Đánh giá tổn hại do thiên tai và khả năng ứng phó
với rủi ro của người dân tại huyện Tuy Đức tỉnh Đắc Nông, đề tài được thực hiện
nhằm đánh giá những ảnh hưởng của thiên tai đến các mặt của kinh tế thông qua
phương pháp đánh giá thị trường khóa luận ước tính được thiệt hại do thiên tai gây ra
tại Tuy Đức là 3003,57 triệu đồng. Nhận thức được những thiệt hại do thiên tai từ đó
xây dựng hàm hồi quy tuyến tính về mức sẵn lòng đối phó với thiên tai của người dân
nơi đây, từ đó có biện pháp góp phần nâng cao nhận thức giảm nhẹ thiên tai nhằm
hướng đến phát triển bền vững.
Trương Thị Phương Thảo, 2009, Đánh giá tổn hại kinh tế do ngập úng tại Quận
Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu đánh giá tổn hại kinh tế do ngập úng tại
địa bàn quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng cách áp dụng phương pháp liều
lượng đáp ứng, phương pháp tài sản nguồn nhân lực, khóa luận đã tính tổng giá trị tổn
hại do ngập úng đối với nghề trồng cây kiểng, nuôi trồng thủy sản, tài sản gia đình và
sức khỏe con người trong năm 2008 là 32.308.586.624 đồng/năm. Đây là kết quả tính
toán được dựa trên số liệu đã thu thập trên các khu phố 2, 4, 5 và khu phố 8 ở phường


Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh, Tam Phú của quận Thủ Đức. Đồng thời khóa
luận còn đánh giá mức sẵn lòng đóng góp trung bình của người dân quận Thủ Đức cho
dự án cải tạo bờ bao bằng phương pháp Định giá ngẫu nhiên. Kết quả khóa luận cho
thấy rằng mức đóng góp của người dân phụ thuộc nhiều yếu tố như: Tổng thu nhập
của hộ gia đình, mức thiệt hại về thu nhập đối với nghề trồng cây kiểng hay nuôi trồng
thủy sản, Số người trong gia đình của hộ, Trình độ học vấn và giới tính của chủ hộ. Và
qua quá trình tính toán, kết quả thu được mức đóng góp tối đa trung bình của người
dân cho dự án là 14.947 đồng/tháng. Và tổng mức đóng góp tối đa của người dân quận

Thủ Đức là 9.288.185.376 đồng/năm. Kết quả của đề tài là cơ sở để các cơ quan hữu
trách tìm kiếm phương thức để tiếp nhận nguồn thu từ nhân dân để đảm bảo cho các
dự án nhằm cải thiện hệ thống đê bao được thực thi.
Lê Anh Tuấn, nghiên cứu về lũ lụt và hạn hán mặc dù nghiên cứu chỉ tập trung
vào những thống kê và định nghĩa nhưng cũng giúp cho tôi thêm hiểu được tác hại của
thiên tai có ảnh hưởng lớn đến mức nào đối với con người.
Tóm lại, các nghiên cứu trên là những tư liệu đáng quý để thực hiện đề tài này.
Cùng nghiên cứu về thiên tai nhưng sự khác biệt giữa đề tài này với những nghiên cứu
trước là ở chỗ, nghiên cứu sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp sẵn có hiện trạng lũ lụt để
phân tích dưới góc độ kinh tế. Bên cạnh đó đề tài còn xây dựng hàm năng suất cây lúa,
hàm chi phí súc khỏe để tìm ra thiệt hại về mặt kinh tế.. Mặt khác, đề tài chỉ nghiên
cứu về lũ lụt và địa điểm là xã Đăng Hà nên cũng có nhiều điểm khác so với những đề
tài trươc đó.
2.2. Tổng quan về xã Đăng Hà
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Xã Đăng Hà là một trong 10 xã và thị trấn của huyện Bù Đăng nằm ở phía
Đông Nam của huyện cách trung tâm huyện 30 km. Phía Bắc giáp song Đồng Nai;
phía Nam giáp vườn quốc gia Cát Tiên; phía Tây giáp xã Thống Nhất; phía Đông giáp
huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai

7


b) Tổ chức hành chính
Đăng Hà có tổng diện tích tự nhiên là 16.836,92 ha, được tổ chức thành 8 ấp là:
1,2,3,4,5,6,7,C10. Trung tâm xã được quy hoạch tại khu vực phía Bắc của xã thuộc ấp
4.
c) Địa hình
Xã Đăng Hà có dạng địa hình đồng bằng ven sông xen kẽ với đồi cao dựng

đứng cao dần từ Bắc xuống Nam, với 2 nhóm đất chính: nhóm đất xám (13540 ha),
nhóm đất phù sa ( 3296,93 ha)
d) Khí tượng - thủy văn
Đăng Hà có khí hậu của miền Đông Nam Bộ, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa,
mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu được phân làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu
từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình là 1.979 mm/năm. Mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm: khoảng 270C, biên độ trung bình giữa các tháng
trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển quanh năm của
động thực vật.
Độ ẩm không khí: Mùa mưa ẩm độ từ 82% đến 84% và mùa khô ẩm độ từ
77% đến 80%.
Chế độ nắng và bức xạ: Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140
kcal/cm2/năm, nắng trung bình 6,8 giờ/ngày.
Chế độ gió: Đăng Hà chịu ảnh hưởng của chế độ gió lục điạ theo 3 hướng:
Đông Nam, Tây Nam và Tây.
Thủy văn: Đăng Hà có sông Đồng Nai chảy qua lượng nước chịu ảnh hưởng
theo 2 mùa: mùa khô nước sông thấp, mùa mưa nước sông dâng cao.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tình hình kinh tế
Đăng Hà là một xã thuần nông, có đồng bằng ven sông vì thế người dân sống
chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước, trồng cây hoa màu và các cây công nghiệp. Sản
xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao so với cây công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Nên
nguồn thu nhập của người dân chủ yếu phụ thuộc vào nông lâm nghiệp nên có thu
nhập thấp.
8


Tổng giá trị từ sản xuất nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xây dựng và
thương mại dịch vụ đạt 42.560.500.000 đ. Trong đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp

chiếm 37,66 %, từ cây công nghiệp chiếm 26,41 %, chăn nuôi chiếm 29,9 %, thu nhập
khác chiếm 6,03 %
Sản xuất nông nghiệp:Tổng diện tích gieo trồng năm 2009 là 3026,01 ha đạt
86,45 % kế hoạch của huyện. Trong đó, diện tích cây hằng năm là 1772,86 ha, diện
tích cây lúa 1772,86 ha, diện tích cây lâu năm là 1253,15 ha, diện tích nuôi thủy sản là
41,7 ha.
Chăn nuôi – thú y: Tổng đàn gia súc hiện có là 28946 con.Trong đó, đàn trâu
1256 con, đàn bò 2001 con, đàn heo 2020 con, gia cầm các loại là 23669 con. Thú y,
thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, tổng số trâu, bò
được tiêm phòng la 924 con, tiêm phòng dịch tả cho đàn heo được 1383 con tiêu độc
khử trùng cho các hộ nuôi nhỏ lẻ được 996 hộ, tiêm vacxin lở mồm long móng trâu, bò
cho các hộ nghèo được 184 hộ.
b) Tình hình dân số - lao động – xã hội
Dân số:Phần lớn dân cư trong xã là dân di cư tụ do từ các tỉnh miền núi phía Bắc
vào địa phương khai hoang vỡ đất. Tổng dân số hiện có của xã là 1278 hộ 6903 nhân
khẩu. Trong đó hộ dân tộc là 1059 hộ 5640 nhân khẩu, gồm các dân tộc như Tày, Nùng,
Cao Lan, Sán Dìu, Dao, H”Mông, Hoa, Kinh. Tạm trú trong vườn cấm Cát Tiên 112 hộ
512 khẩu
c) Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Giao thông – vận tải: Nhìn chung, mạng lưới giao thông của xã không thuận
lợi cho việc đi lại của người dân, lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong và ngoài xã.
Về đường bộ, xã có khoảng 120 km chiều dài mạng lưới đường, trong đó ngoài đường
liên xã rải nhựa phần lớn đều là đường cấp phối. Về đường thủy, Xã có sông Đồng Nai
chảy qua trải dài hơn 14 km thuận lợi cho giao lưu với địa phương khác phục vụ phát
triển kinh tế của xã.
Hệ thống điện: Hệ thống điện sử dụng chung với trạm xã Thống Nhất vì vậy
cũng thuận lợi.
Thủy lợi: Nạo vét hệ thống kênh mương khơi thông dòng chảy, kết hợp với ban
thôn thiết kế các công trình thủy lợi nhỏ,bảo trì hệ thống bơm phục vụ tưới tiêu.
9



2.3. Đánh giá khái quát chung
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội như trên đem đến cho Đăng Hà nhiều thuận
lợi và khó khăn.
2.3.1. Thuận lợi
Vị trí địa lý của xã là một lợi thế lớn, trở thành cầu nối giao thương rất quan
trọng giữa Bình Phước với các tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Là một trong các hướng phát triển của Bình Phước
vè phía Đông Nam
Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, phát triển nông nghiệp trồng lúa, cây công
nghiệp.
Xã có dân số đông, nguồn lao động khá dồi dào, cần cù, chất lượng lao động
đang dần được cải thiện, có khả năng tiếp cận nhanh với các phương pháp sản xuất
mới.
2.3.2. Khó khăn
Cơ sở hạ tầng của xã nhìn chung còn yếu kém, các tuyến giao thông đặc biệt là
mạng lưới giao thông nông thôn chưa được đầu tư xây dựng.
Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn chưa cao, số học sinh
bỏ học còn nhiều.
Sự hoành hành của lũ lụt sông Đồng Nai ngày một dầy đặc với sức tàn pha ngày
một nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến người dân và phát triển kinh tế của xã.
Giao thông không thuận lợi cũng là vấn đè lớn cách trung tâm huyện hơn 30 km
đường đèo dốc gây trở ngại cho việc giao lưu và học tập của người dân

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Chương này của khóa luận sẽ trình bày chi tiết các vấn đề lý luận liên quan đến
các vấn đề của lũ lụt và giới thiệu một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu
mà khóa luận sử dụng để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Nội dung trình bày đi theo
trình tự: mở đầu là những khái niệm và cơ sở lý luận liên quan đến môi trường, biến
đổi khí hậu, lũ lụt; Phần cuối của chương là các phương pháp nghiên cứu cụ thể được
ứng dụng để tìm ra kết quả nghiên cứu.
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1.Khái niệm môi trường
Theo từ điển bách khoa Larousse thì môi trường là tất cả những gì bao quanh
chúng ta hoặc sinh vật. Hay có một định nghĩa khác cũng được nhiều người công nhận
rằng “ môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lí học, hóa học, sinh học
cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người ”.
Khái niệm môi trường rất rộng lớn bao hàm môi trường bên trong, môi trường
bên ngoài, môi trường vật lí, môi trường sinh thái, môi trường nhân văn, môi trường xã
hội, … Trong đó, môi trường sinh thái bao gồm các yếu tố không sống và các yếu tố
sống. Mỗi yếu tố của môi trường lại chính là một môi trường với đầy đủ ý nghĩa của
nó (Hà Thị Hồng Nhung,2008).
3.1.2. Khái niệm biến đổi khí hậu
Ở mức độ toàn cầu biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến nhiều mặt như băng tan
mực nước biển dâng lên, nơi mưa nhiều, nơi nắng hạn, nhiệt độ tăng cao đó là hậu quả
của việc phá hủy môi trường cũng như sử dụng hóa chất gây hại quá nhiều. Khí hậu
thay đổi phức tạp và không lường trước được, điển hình là El Nino và La Nina gây ảnh
hưởng ngắn hạn và dài hạn đến kinh tế, ảnh hưởng đến đới sống nhân dân (Hà Thị
Hồng Nhung,2008).


Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam châu Á, chịu ảnh
hưởng của vùng gió mùa, khí hậu nóng và ẩm rất đặc trưng. Việt Nam có một bờ biển
dài 3.444 km nhìn ra Thái Bình dương. Việt Nam hiện nay khoảng 89 triệu người, mật

độ dân số cao ở các vùng tập trung nguồn nước như các châu thổ sông Hồng, sông
Cửu Long và các cửa sông, cửa biển dọc theo miền Trung (Lê Anh Tuấn, 2005).
Hoạt động sản xuất chính ở Việt Nam là nông nghiệp, thuỷ hải sản và diễn ra
chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng núi và vùng ven biển. Hầu hết các thiên tai gây thiệt
hại cho sản xuất và đời sống ở Việt Nam đều có liên quan với sự bất thường của khí
hậu và nguồn nước (Lê Anh Tuấn, 2005).
Biến đổi khí hậu là một thực thể diễn tiến trong quá khứ và hiện tại và được
phỏng đoán là có thể biến động nhanh hơn trong tương lai. Sự phát thải quá nhiều chất
khí như CO2, CH4, CFC, ... vào bầu khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính, hệ quả tạo
nên hiện tượng nóng lên toàn cầu làm băng ở Bắc và Nam cực, cũng như các dải băng
dãy núi cao tan nhanh hơn khiến mực nước biển đang có xu thế dâng cao, cán cân tuần
hoàn nước thay đổi làm đe dọa toàn bộ hệ sinh thái hiện hữu, đặc biệt là các vùng đất
thấp, vùng ven biển.
Việt Nam là một trong các nước chịu nhiều tác động của thiên tai. Các vùng đất
thấp ven biển ở miền Nam Việt Nam được xem là vùng nhạy cảm, dễ chịu nhiều tổn
thương do nơi đây có mật độ dân cư tập trung tương đối cao, sản xuất nông nghiệp và
ngư nghiệp chịu lệ thuộc lớn vào thời tiết, nguồn nước. Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng nhất
Việt Nam. Vùng này cung cấp hơn 50% sản lượng lúa và 65% sản lượng thuỷ sản cho
cả nước. Về mặt sinh thái, vùng ĐBSCL là đất ngập nước lớn nhất Việt Nam (Tuan
and Guido, 2007), có đầy đủ các kiểu rừng sát ngập mặn, ngập lợ, rừng ngập nước có
than bùn, vùng rừng tràm ngập nước ngọt, nước phèn. Tuy là nơi sản xuất nông ngư
nghiệp lớn, vùng ĐBSCL vẫn còn là một khu vực có mức tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) thấp, GDP bình quân đầu người năm 2007 là 9,47 triệu đồng, tương đương 591
USD, đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 12,34%, trình độ dân trí còn kém, thiếu thốn về
cơ sở hạ tầng, nhà cửa tạm bợ. ĐBSCL là một trong ba châu thổ trên thế giới có nguy
cơ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trong 30-50 năm nữa (IPCC,
2007).
12



Đến nay, việc nghiên cứu liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung
và miền Nam Việt Nam nói riêng chưa có nhiều. Việc tuyên truyền, giáo dục người
dân để chuẩn bị thích ứng chỉ mới ở bước đầu và mới được thực hiện ở một số địa
phương riêng rẽ.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADP, 1994) đã xếp Việt Nam, đặc biệt là vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do
tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hiệp định khung về Biến
đổi Khí hậu của Liên hiệp quốc (UNFCCC, 2003) đã dẫn chứng Thông báo Đầu
tiên của Việt Nam về Biến đổi Khí hậu (SRV, MONRE 2003) cho biết trong suốt 30
năm vừa qua, mực nước quan trắc dọc theo bờ biển Việt Nam có dấu hiệu gia tăng, Bộ
Tài nguyên và Môi trường ước tính đến năm 2050 mực nước biển sẽ gia tăng thêm 33
cm và đến năm 2100 sẽ tăng thêm 1 mét. Với nguy cơ này, Việt Nam sẽ chịu tổn thất
mỗi năm chừng 17 tỉ USD (chiếm 80% tổng sản phẩm nội địa GDP).
Dasgupta và các cộng sự (2007) đã công bố một nghiên cứu chính sách do
Ngân hàng Thế giới - WB - xuất bản đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia
chịu ảnh hưởng cao nhất do biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, hai đồng bằng sông Hồng
và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng cao 1 mét, ước chừng 5.3%
diện tích tự nhiên,10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông
nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng. Rủi ro ở ĐBSCL, bao gồm cả hạn hán
và lũ lụt, sẽ gia tăng với các trận mưa có cường độ cao và các ngày hạn kéo dài (Peter
và Greet, 2008). Hanh và Furukawa (2007) dựa vào những ghi nhận ở trạm đo thuỷ
triều ở Việt Nam để kết luận về những bằng chứng của sự dâng lên của mực nước
biển: trung bình mỗi năm mực nước biển ở Việt Nam đã tăng trong khoảng 1,75 – 2,56
mm/năm.
3.1.3. Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là loaị hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững
cần phải đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của
tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ (Hà Thị Hồng Nhung,2008).

Để đạt được phát triển bền vững phải có sự cân bằng giữa môi trường, xã hội,
phát triển kinh tế cũng như lợi ích của thế hệ hiện tại và tương lai.
13


3.1.4. Các khái niệm về lũ lụt
a) Định nghĩa lũ lụt
Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên, gần như xảy ra hàng năm. Lũ (flood) do nước
sông dâng cao trong mùa mưa. Số lượng nước dâng cao xảy ra trên một con sông ở
mức tạo thành lũ có thể xảy ra một lần hoặc nhiều lần trong năm. Khi nước sông dâng
lên cao (do mưa lớn hoặc/và triều cường), vượt qua khỏi bờ, chảy tràn vào các vùng
trũng và gây ra ngập trên một diện rộng trong một khoảng thời gian nào đó gọi là ngập
lụt (inundation). Lũ lụt được gọi là lớn và đặc biệt lớn khi nó gây ra nhiều thiệt hại lớn
và kéo dài về người và của cải (Lê Anh Tuấn, 2005).
Ðể theo dõi diễn biến mực nước trên sông, người ta tổ chức đo đạc mực nước
và vẽ thành các thủy đồ
Hình 3.1. Sự Thay Đổi Mức Nước tại Sông Hậu Và Sông Tiền từ 24/72/8/1996

Nguồn: Lê Anh Tuấn,2005
Một số tên gọi :
Mực nước: Là cao độ mực nước so với cao trình chuẩn (thường so sánh với
mực nước biển trung bình, Mean Sea Level - viết tắt là MSL). Mực nước thường ký
hiệu là H và đơn vị là cm.
Lưu lượng: Là lượng nước chảy qua một mặt cắt ngang lòng dẫn trong một đơn
vị thời gian. Lưu lượng thường ký hiệu là Q và đơn vị là l/s hoặc m3/h.
14


Ðỉnh lũ: Là giá trị mực nước lớn nhất (Hmax) hoặc lưu lượng lớn nhất (Qmax)
trong một trận lũ.

Chân lũ lên: Là thời điểm từ mực nước bắt đầu dâng cao so với mực bình
thường.
Chân lũ xuống: Là thời điểm từ mực nước xuống đến so với mực bình thường.
Thời gian lũ lên: Là khoảng thời gian từ thời điểm chân lũ lên đến đỉnh lũ.
Thời gian lũ xuống: Là khoảng thời gian từ đỉnh lũ đến thời điểm chân lũ
xuống.
Thời gian lũ: Là khoảng thời gian từ thời điểm chân lũ lên đến lúc chân lũ
xuống.
Biên độ lũ: Là chênh lệch mực nước đỉnh lũ và mực nước chân lũ lên.
Cường suất lũ: Là tốc độ nước lên hoặc xuống, đo bằng cm/h hoặc m/ngày.
Tổng lượng lũ: Là lượng nước lũ do mưa gây ra trong một trận lũ, tính bằng
m3.
Modun đỉnh lũ: Là lưu lượng đỉnh lũ trên một đơn vị diện tích lưu vực sông,
đơn vị thường là l/s.ha hoặc m3/s.km2.
Hình 3.2. Đồ Thị Diễn Tả Quá Trình Lũ

Nguồn: Lê Anh Tuấn,2005
Lũ được phân biệt thành các loại:
Lũ nhỏ :Là loại lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm
Lũ vừa :Là loại lũ có đỉnh lũ đạt mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm

Lũ lớn :Là loại lũ có đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm
15


×