Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

bài tập tình huống môn luật hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.64 KB, 8 trang )

MỤC LỤC


Tình huống:


A, B (cùng 17 tuổi) bàn nhau vào nhà C lấy tài sản. A đứng ngoài canh gác
cho B dùng kìm cộng lực phá khóa và vào nhà C lấy tài sản. Khi B dắt chiếc
xe máy của C ra ngoài cổng (chiếc xe trị giá 30 triệu đồng), thì bị T (hàng
xóm nhà C) bắt giữ. B lấy dao mang theo trong người đâm một nhát vào
ngực T rồi bỏ chạy. Anh T sau đó đã tử vong. Hành vi của B cấu thành tội
trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS và tội giết người theo khoản 2
Điều 123 BLHS.
Câu hỏi:
1.

Trên cơ sở phân loại tội phạm tại khoản 1 Điều 9 BLHS hãy phân loại

tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B đã thực hiện
trong tình huống trên.
2.
Với hành vi phạm tội nêu trên thì mức phạt tù cao nhất mà tòa án có
thể áp dụng đối với B là bao nhiêu năm tù.
3.
Giả sử B mới 15 tuổi thì B có phải chịu TNHS về tội giết người và tội
trộm cắp tài sản trong tình huống nêu trên không? Tại sao?
4.
A có bị coi là đồng phạm với B về tội giết người trong tình huống nêu
trên không? Tại sao?
Phân tích và giải quyết tình huống:
1.



Trên cơ sở phân loại tội phạm tại khoản 1 Điều 9 BLHS hãy phân loại

tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B đã thực hiện
trong tình huống trên.
Trả lời: Khoản 1 Điều 9 BLHS 2015 phân loại về tội phạm căn cứ vào tính
chất nguy hiểm như sau:

2


“Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
được quy định trong bộ luật này:
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này
quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù
đến 03 năm;
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định
đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ
luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình.”
B đã thực hiên hai hành vi phạm tội: Trộm cắp tài sản và giết người.
1.1.


Tội trộm cắp tài sản
Theo khoản 2 Điều 173 BLHS đã quy định về tội trộm cắp tài sản:
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm:

3


a)
b)
c)
d)

Có tổ chức
Có tính chất chuyên nghiệp;
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e)Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm.”
Trong trường hợp trên A đã trộm cắp tài sản là chiếc xe máy và cố ý hành
hung để tẩu thoát khi bị T phát hiện và ngăn chặn. A đã vi phạm điểm d)
Khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 vì hành vi dùng sức mạnh chống trả lại việc
bắt giữ để tẩu thoát. Mục đích của việc chống trả là nhằm để tẩu thoát chứ
không phải nhằm mục đích giữ bằng được tài sản vừa mới chiếm đoạt được.
Với khung hình phạt 2 – 7 năm tù thì A bị phân loại vào Tội phạm nghiêm
trọng.

1.2.


Tội giết người
Khoản 2 Điều 123 BLHS 2015 quy định khung hình phạt về tội giết
người như sau:
“Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm”
Hành vi giết người của B không thuộc điểm nào tại Khoản 1 Điểu 123 BLHS
2015 nên mức phạt tù đối với B sẽ là từ 7-15 năm.
Vậy căn cứ theo khoản 1 Điều 9 về phân loại tội phạm thì: Tội giết người mà
B đã thực hiện trong tình huống là loại tội phạm rất nghiêm trọng.

4


2.

Với hành vi phạm tội nêu trên thì mức phạt tù cao nhất mà tòa án có thể áp
dụng đối với B là bao nhiêu năm tù.
Trả lời: Trong trường hợp phạm nhiều tội thì hình phạt được quy định sẽ
được tổng hợp hình phạt theo Khoản 1 Điều 103 BLHS 2015:
Điều 103. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
1. Khi xét xử cùng một lần người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì Tòa án
quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt chung theo quy
định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất
được áp dụng không quá 03 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì
mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm đối với
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội và 12 năm đối với người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.

Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình
phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:
1. Đối với hình phạt chính:
a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là
tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung;
hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo
không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

5


b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì
hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ
lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để
tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân
thì hình phạt chung là tù chung thân;
d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì
hình phạt chung là tử hình;
đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt
được cộng lại thành hình phạt chung;
e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác;
B chưa đủ 18 tuổi nên ta có thể áp dụng mức hình phạt theo quy định tại
khoản 1 Điều 101 như sau:
Khoản 1 điều 101:
“Mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù
mà điều luật quy định”.
Theo mức hình phạt tối đa của tội trộm cắp tài sản thì B phải chịu mức
án:


7x3/4 = 5,25 = 5 năm 3 tháng
Đối với tội giết người:
15x3/4= 11,25 = 11 năm 3 tháng
Vậy mức hình phạt tổng hợp là:
6


5,25 + 11,25 = 16,5 = 16 năm 6 tháng < 18 năm (Theo Khoản 1 Điều
103)
=> Mức phạt tù cao nhất có thể áp dụng đối với B là 16 năm 6 tháng
3.

Giả sử B mới 15 tuổi thì B có phải chịu TNHS về tội giết người và tội trộm
cắp tài sản trong tình huống nêu trên không? Tại sao?
Trả lời: Khoản 2 Điều 12 là căn cứ cho tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
“Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách
nhiệm về tội giết người, cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ
người khác, tội hiêp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản,
tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;”
Vậy A không phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản do đây là loại tội phạm
nghiêm trọng được quy định ở khoản 2 điều 173 mà chỉ phải chịu TNHS về
tội giết người do đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng được quy định tại
Khoản 2 Điều 123 BLHS 2015.

4.

A có bị coi là đồng phạm với B về tội giết người trong tình huống nêu trên
không? Tại sao?
Trả lời: Theo Chương III về tội phạm của BLHS 2015 có quy định về đồng
phạm tại Điều 17 như sau:

Điều 17. Đồng phạm
1.

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện

một tội phạm.

7


2.

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ

giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3.

Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi

giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội
phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực
hiện tội phạm.
5. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá

của người thực hành.

A chỉ là đồng phạm với B trong tội trộm cắp vì cả hai cùng cố ý thực hiện
một tội theo Khoản 1 Điều 17. Tuy nhiên hành vi giết người không được coi
là đồng phạm vì A không thuộc trường hợp nào tại Khoản 3 Điều 17.Hành vi
giết người là hành vi phát sinh trong quá trình thực hiện tội phạm. Mà trong
tình huống về lí trí A không hề biết về ý định thực hiện hành vi giết người
của B. Hành động giết người do một mình B thực hiện và một mình B nghĩ
ra.

8



×