Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giáo án Sinh học - Bài 34- Sinh học 11 cơ bản - Sinh trưởng ở thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.01 KB, 12 trang )

Trường THPT An Lương Đông
Lớp: 11A7
GVHD: Cô Đào Thị Thu My

Thứ 6, ngày 16 tháng 03 năm 2018
Tiết: 5
SVTT: Nguyễn Thị Quỳnh
GIÁO ÁN SỐ 3

BÀI 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được:
1.1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm về sinh trưởng
- Phân tích được ý nghĩa của các loại mô phân sinh đối với thực vật Một lá mầm và thực
vật Hai lá mầm.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật.
1.2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức: tìm kiếm và xử lí các thông tin có liên quan đến các yếu
tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật.
- Rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm: giao tiếp, đảm nhận công việc được giao và quản lí
thời gian.
- Rèn luyện kĩ năng tự tin khi trình bày trước lớp.
1.3. Thái độ
- Học sinh có thể điều khiển các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài để tác động vào
quá trình sinh trưởng của cây trồng sao cho phù hợp với mục đích sản xuất của con người:
bấm ngon, tỉa cành, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, phân bón….
- Thái độ đúng đắn trong nhận thức về quá trình sinh trưởng, các loại mô phân sinh, sinh
trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Ý thức được vai trò của thực vật trong đời sống con người từ đó yêu thiên nhiên, yêu


cuộc sống và có ý thức bảo vệ môi trường sống.
1.4. Định hướng phát triển năng lực

 Nhóm năng lực chuyên môn Sinh học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ Sinh học.


- Năng lực quan sát, phân tích tranh ảnh.
- Năng lực vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn cuộc sống: giải thích được
một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng thực tế.
 Nhóm năng lực chung
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Năng lực tự học.
II. Phương pháp dạy học
- Tranh sinh trưởng ở thực vật
- Phương pháp hỏi đáp tìm tòi bộ phận kết hợp với quan sát tranh ảnh.
- Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm thông qua phiếu học tập.
- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
III. Phương tiện dạy học
- Tranh 34.1, 34.2, 34.3, 34.4 và một số tranh ảnh khác.
- Tờ nguồn phiếu học tập: Các loại mô sinh trưởng, các kiểu sinh trưởng ở thực vật.
IV. Nội dung trọng tâm
- Các nhóm mô phân sinh: Mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh long, mô phân sinh bên.
- Các kiểu sinh trưởng ở thực vật: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
V. Bảng mô tả các mức độ về mục tiêu học tập và hệ thống câu hỏi- bài tập tự đánh
giá.
Nội dung

I. Khái

niệm

II. Sinh
trưởng sơ

Nhận biết
Phát biểu được
khái niệm sinh
trưởng của thực
vật.

- Phát biểu được
khái niệm mô
phân sinh.
- Nêu được các
kiểu mô phân
sinh.

Mức độ nhận thức
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Giải thích được sự Lấy được ví dụ sự
sinh trưởng của
thay đổi kích
thực vật là nhờ quá thước của cây
trình nguyên phân đậu, cây lúa, cây
của tế bào làm tăng ngô….
kích thước và số
lượng tế bào.
- Giải thích được

- Lấy ví dụ nhóm
vai trò các kiểu mô cây nào có kiểu
phân sinh.
mô phân sinh nào
- Chỉ ra được nhóm ( cây 1 lá mầm,
mô phân sinh đỉnh cây 2 lá mầm).
và mô phân sinh
- Xác định được

Vận dụng cao

- Xác định
được gỗ ròng
và gỗ dác trên
khúc gỗ.
- Biết cách xác
định tuổi cây


cấp và sinh
trưởng thứ
cấp.

- Phát biểu được
khái niệm sinh
trưởng sơ cấp và
sinh trưởng thứ
cấp.

- Nêu được các

nhân tố ảnh
hưởng đến sinh
III. Các
trưởng của thực
nhân tố ảnh vật.
hưởng đến
sinh trưởng

long giúp sinh
trưởng sơ cấp, mô
phân sinh bên giúp
sinh trưởng thứ
cấp.

- Giải thích được
mỗi nhân tố ảnh
hưởng đến sự sinh
trưởng như thế
nào.

thân cây to ra nhờ
quá trình sinh
trưởng thứ cấp và
cao lên nhờ quá
trình sinh trưởng
sơ cấp.
- Lấy ví dụ nhóm
cây nào có sinh
trưởng sơ cấp,
nhóm cây nào có

sinh trưởng thứ
cấp.
- Xác định được
hậu quả đối với
nông dân do tác
động tiêu cực của
các yếu tố ảnh
hưởng đến sinh
trưởng thực vật.

dựa vào vòng
năm.

- Đề xuất các
biện pháp
nhằm hạn chế
thấp nhất do
tác động tiêu
cực của các
nhân tố ảnh
hưởng đến sinh
trưởng thực
vật.

VI. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Chuyển sang kiến thức mới nên không kiểm tra.
3. Tổ chức hoạt động dạy học bài mới
* Đặt vấn đề: Mọi sinh vật trên trái đất trong quá trình tồn tại và phát triển đều có quá
trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng với môi trường. Kết quả là làm cho các

sinh vật lớn lên, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái tạo các cơ quan khác nhau của cơ
thể. Đó chính là quá trình sinh trưởng và phát triển. Vậy bản chất của quá trình này là gì?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chương III: Sinh trưởng và phát triển. Và trước hết, để biết
được quá trình sinh trưởng ở thực vật được diễn ra như thế nào và nó chịu tác động của
những nhân tố nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay:
Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật.
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của
học sinh

Nội dung bài học

Phát triển
năng lực


Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng ở thực vật (6 phút)
GV: Cho học sinh quan sát hình
ảnh từ khi hạt nảy mầm đến khi
tạo thành cây trưởng thành. Em có
nhận xét gì về kích thước của cây?

I. Khái niệm

HS: trả lời
Rễ dài ra, thân
cao hơn, đường
kính tăng.
GV: Quá trình tăng về chiều cao

và chiều rộng của cây gọi là quá
trình sinh trưởng. Vậy sinh trưởng
là gì?
HS: nêu khái
niệm
GV: Cho học sinh quan sát hình
ảnh: Quá trình tăng kích thước hạt
đậu khô khi ngâm trong nước.
Yêu cầu học sinh cho biết đó có
phải là quá trình sinh trưởng
không?
GV: nhận xét, bổ sung: Quá
trình tăng kích thước của hạt đậu
khô khi ngâm nước không phải là
sinh trưởng. Hạt đậu lớn lên là do
hạt đậu hút nước, nước đầy trong
hạt chứ thực chất số lượng tế bào
không tăng lên. Khi chúng ta đem
hạt chứa đầy nước phơi khô thì
chúng lại trở về với kích thước
ban đầu khi chưa ngâm nước.
Thấy rõ được đây là quá trình
thuận nghịch nên không phải là
sinh trưởng.
GV: chuẩn hóa kiến thức: Sinh
trưởng không phải là quá trình
thuận nghịch.
GV: Kiểm tra kiến thức cũ của
học sinh về quá trình nguyên


HS: trả lời

HS: lắng nghe,
ghi nhận kiến
thức.

-Sinh trưởng là quá trình
tăng về số lượng cà kích
thước tế bào làm cho cây lớn
lên trong từng giai đoạn, tạo
cơ quan sinh dưỡng như rễ,
thân, lá.

- Năng lực
phát hiện vấn
đề và giải
quyết vấn đề.
- Năng lực tư
duy…


phân.
GV: Cho 1 tế bào (2n) nguyên
phân x lần kết quả có bao nhiêu tế
bào con được tạo ra và mỗi tế bào
con có có bộ NST bằng bao
nhiêu?
GV: vậy trong cơ thể thực vật kết
quả sẽ như thế nào nếu các tế bào
trong cây phân chia theo phương

thẳng đứng hoặc phân chia theo
mặt phẳng nằn ngang?

HS: trả lời

HS: trả lời
- giúp cây cao
lên (tăng chiều
dọc)
- Giúp cây to ra
( tăng chiều
ngang)

GV: Cơ sở tế bào của quá trình
sinh trưởng ở thực vật?

- Cơ sở tế bào học: quá trình
nguyên phân
HS: trả lời

GV: Cây sinh trưởng thì kích
thước, khối lượng sẽ tăng lên. Cho
thí nghiệm: Chọn 1 cây lâu năm
cao 2m, đóng 2 đinh lớn vào thân
cây, 2 đinh đối diện với nhau cách
mặt đất 60 cm. Giả sử ở điệu kiện
thích hợp, mỗi năm cây đều sinh
trưởng tốt. Sau 3 năm sau thì cây
cao và to hơn rất nhiều.
Dự đoán khoảng cách giữa cây

đính với mặt đất và khoảng cách
giữa 2 đinh đối diện nhau có thay
đổi không?
Vậy ý kiến của các bạn đúng hay
sai? Tìm hiểu phần II. Sinh trưởng
sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp sẽ
giúp chúng ta giải quyết được.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp (26 phút)


* Tìm hiểu các mô phân sinh
GV: Như vừa tìm hiểu ở trên thì
sinh trưởng là quá trình gia tăng
về kích thước của cơ thể do tăng
về số lượng ,kích thước của tế bào
.Vậy theo các em liệu có phải tất
cả các tế bào của cơ thể đều có
khả năng phân chia và lớn lên hay
không ?Câu trả lời là không !
Trong cơ thể thực vật chỉ có một
nhóm tế bào có khả năng phân
chia và được gọi chung là mô
phân sinh .
? Vậy mô phân sinh là gì?

II. Sinh trưởng sơ cấp và
sinh trưởng thứ cấp
1. Các mô phân sinh

HS: trả lời

GV: Cho học sinh quan sát hình
34.1 mô phỏng. Yêu cầu học sinh:
Dựa vào vị trí của hướng sinh
trưởng được biểu thị ở các mũi tên
của cây Hai lá mầm và vị trí sinh
trưởng của cây Một lá mầm. Hãy
cho biết ở cây có các loại mô phân
sinh nào?
HS: trả lời

Mô phân sinh là nhóm tế bào
chưa phân hóa, còn có khả
năng phân chia nguyên
phân.

- Phân loại mô phân sinh:
MPS đỉnh, MPS bên, MPS
lóng. (tờ nguồn phiếu học
tập1)

GV: Chuẩn hóa 3 loại MPS: MPS
đỉnh, MPS bên, MPS lóng.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm
và hoàn thành nội dung ở phiếu
học tập “ phân biệt các loại mô
phân sinh” trong vòng 3 phút.
( Phiếu học tập số 1)
Sau thời gian 3 phút, mời đại diện
nhóm trình bày kết quả của mình
và mời nhóm bạn nhận xét.

GV: Chuẩn hóa kiến thức, cùng
học sinh đánh giám nhận xét kết
quả hoạt động nhóm.
GV: liên hệ thực tế: Tại sao một
số cây làm bóng mát như cây
trứng cá người ta thường bấm
ngọn?

HS: thảo luận
hoàn thành
phiếu học tập

HS: trả lời


GV: MPS đỉnh ngọn và đỉnh chồi
không phải lúc nào cũng hoạt
động như nhau. Trường hợp đỉnh
chồi ức chế khi đỉnh ngọn hoạt
động vì vậy muốn cành sinh
trưởng thì ta phải bấm ngọn.
* Tìm hiểu các hình thức sinh
trưởng của thực vật
GV: Cho HS quan sát hình ảnh
cây tre và cây phượng. Có nhận
xét gì về quá trình sinh trưởng về
chiều cao và chiều rộng của thân
cây tre , cây phượng qua thời
gian?


GV: Sự tăng trưởng về chiều dài
của cây gọi là sinh trưởng sơ cấp,
tăng trưởng của cây phượng theo
chiều ngang là sinh trưởng thứ
cấp. Vậy sinh trưởng sơ cấp và
sinh trưởng thứ cấp khác nhau
như thế nào?
GV: Nghiên cứu hình 34.2/135:
Sinh trưởng sơ cấp của thân cây 1
lá mầm và hình 34.3/136: Sinh
trưởng sơ cấp và thứ cấp của thân
cây gỗ, hoàn thành nội dung phiếu
học tập số 2: Phân biệt sinh
trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ
cấp (phụ lục) theo nhóm trong
vòng 4 phút
GV: yêu cầu đại diện nhóm trình
bày sản phẩm.

HS: Qua thời
gian, cây tre và
cây phượng đều
tăng chiều cao,
nhưng chiều
rộng (đường
kính) của thân
cây tre không
đổi còn thân cây
phượng tăng.


HS: hoạt động
nhóm hoàn
thành phiếu học
tập


GV: Chuẩn hóa lại kiến thức bằng
một số câu hỏi:
?1 Nhìn vào hình B của hình 34.2
chúng ta có nhận xét gì về quá
trình sinh trưởng của cành về
chiều dài và chiều rộng qua 3 giai
đoạn?
?2 Quan sát phần sinh trưởng thứ
cấp: phần thân sinh trưởng 2 năm
về trước và phần thân sinh trưởng
1 năm về trước, phần thân nào có
đường kính lớn hơn?
?3 Quan sát hình A, hình 34.2 cho
biết: sinh trưởng sơ cấp có sự
tham gia của những loại mô phân
sinh nào? Quan sát hình 34.3 cho
biết sinh trưởng thứ cấp có sự
tham gia của loại mô phân sinh
nào?
?4 Nhìn vào hình 34.2 và 34.3
chúng ta nhận thấy STSC và
STTC có ở những đối tượng thực
vật nào?


HS: trả lời

HS: trả lời

HS: trả lời

GV: chuẩn hóa lại kiến thức.
GV: Kết quả của sinh trưởng thứ
cấp sẽ tạo ra gỗ, điển hình là ở các HS: trả lời
cây thân gỗ. Vậy các cây thân gỗ
có cấu tạo như thế nào?
GV: cho học sinh quan sát hình
34.4. Giải phẫu khúc gỗ: mặt cắt
ngang thân và yêu cầu học sinh trả
lời các câu lệnh:
? Một thân cây gỗ được cấu tạo
gồm những phần nào ?( nêu tên,vị
trí,chức năng của từng phần)
?Những hoa văn trên thân gỗ bị
cưa ngang có xuất xứ từ đâu?
? Vậy vòng gỗ hằng năm là gì?Vì

2. Các hình thức sinh
trưởng ở thực vật
a. Sinh trưởng sơ cấp
- Sinh trưởng sơ cấp là hình
thức sinh trưởng làm cho
cây lớn và cao lên do sự
phân chia tế bào mô phân
sinh đỉnh.

b. Sinh trưởng thứ cấp
- Sinh trưởng thứ cấp là hình
thức sinh trưởng làm cho
thân cây to ra do sự phân
chia tế bào của mô phân sinh
bên.


sao vòng gỗ hằng năm lại có độ
dày mỏng khác nhau?
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
GV: dẫn dắt:
Từ xưa ông cha ta đã có câu: Nhất
nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Nói lên được sự quan trọng của
các nhân tố đến sự sinh trưởng
của cây, để tìm hiểu kĩ hơn, chúng
ta vào phần tiếp theo.
HS: trả lời
Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng (5 phút)
GV: nêu thông tin sinh trưởng của
III. Các nhân tố ảnh
một số loài thực vật: xương rồng
hưởng đến sinh trưởng của
trồng 20 năm chỉ cao thêm vài
thực vật
cm; ở nhiều loài cây cỏ trong một
- Đặc điểm của loài, tùy
tuần có thể cao 10cm; ở tre giai
thuộc vào giai đoạn phát

đoạn măng có thể cao 1m/ngày….
triển và lượng hormone thực
Hỏi: Có nhận xét gì về tốc độ sinh
vật.
trưởng của các loài cây này?
- Chất dinh dưỡng, ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm, lượng oxi
GV: cho học sinh quan sát thêm
mà cây sinh trưởng nhanh
hình tác động của gibberellin đến
hay chậm.
sinh trưởng của cây. Hỏi: Sinh
HS: trả lời
trưởng thực vật phụ thuộc vào
nhân tố nào nữa?
Liên hệ: việc lạm dụng hormone
kích thích sinh trưởng.
GV: cho học sinh quan sát hình
ảnh minh họa về các biện pháp
HS: trả lời
nâng cao năng suất cây lúa. Hỏi:
Cây lúa sinh trưởng phụ thuộc vào
yếu tố nào?
GV: nhận xét, chốt kiến thức

HS: trả lời


4. Củng cố (3 phút)
1. Giải thích ví dụ đưa ra về đóng hai đinh ở cây:

Khoảng cách giữa 2 cây đinh tăng lên còn khoảng cách của đinh so với mặt đất không
thay đổi. Nguyên nhân là do MPS bên làm cho tăng đường kính của cây. Còn MPS đỉnh
chỉ làm cây lớn lên ở phần ngọn, ở phần gốc thì không nên không ảnh hưởng đến khoảng
cách của đinh với mặt đất.
2. Trong thực tế ta thấy thân cây lúa, ngô vẫn tăng về đường kính( bề ngang). Đó có phải
do sinh trưởng thứ cấp hay không? Vì sao?
Trả lời: Thân cây lúa, ngô to ra bề ngang là do tăng kích thước tế bào chứ không phải tăng
số lượng tế bào nên sự tăng đường kính của thân cây lúa, ngô không phải do sinh trưởng
thứ cấp.
5. Dặn dò
-

Học bài, chú ý phần II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

-

Soạn bài 35. Hoocmon thực vật.

Phú Lộc, ngày 12 tháng 03 năm 2018
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực tập

Đào Thị Thu My

Nguyễn Thị Quỳnh


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
“Nghiên cứu mục II.1 kết hợp với quan sát hình 34.1/134 SGK hãy phân biệt các loại

mô phân sinh ở thực vật”.

Phân loại

Vị trí phân bố

Chức năng

Có ở nhóm thực vật

Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên
Mô phân sinh lóng

TỜ NGUỒN
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Phân loại
Mô phân sinh đỉnh
Mô phân sinh bên

Mô phân sinh lóng

Vị trí phân bố

Chức năng

Chồi đỉnh, chồi Giúp thân và rễ
nách và đỉnh rễ dài ra
Ở thân và ở rễ Giúp thân và rễ
tăng đường

kính
Gốc lóng
Giúp tăng
chiều dài của
lóng, tăng
chiều dài của
thân

Có ở nhóm thực vật
Cây Một lá mầm và cây
Hai lá mầm
Chỉ có ở cây Hai lá mầm
Chỉ có ở cây Một lá
mầm


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
“Nghiên cứu mục II kết hợp với quan sát hình 34.2/135 và 34.3/136 SGK hãy phân
biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật ”
Tiêu chí
Khái niệm
Nguyên nhân (cơ chế)
Đối tượng

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

TỜ NGUỒN
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nội dung

Sinh trưởng sơ cấp
- Sinh trưởng theo chiều dài
(chiều cao) của thân, rễ.

Sinh trưởng thứ cấp
- Sinh trưởng theo chiều ngang
(chu vi) của thân và rễ.

Khái niệm
Nguyên nhân (cơ
chế)
Đối tượng

- Do hoạt động của mô phân sinh - Do hoạt động của mô phân
đỉnh.
sinh bên
- Cây Một lá mầm và phần thân
non của cây Hai lá mầm.

- Cây Hai lá mầm



×