Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận Môn Kinh tế môi trường về Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.33 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRƯNG VƯƠNG

BÀI TIỂU LUẬN
Môn học:

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn:

TS Nguyễn Quốc Huy

I. Những thông tin chung:
- Họ và tên học viên:

Phan Thanh Sơn

- Ngày sinh:

08/02/1988

- Đơn vị:

Văn phòng HĐND và UBND huyện Ba Chẽ

- Lớp:

QLKT 02-13

- Ngành học:



Thạc sĩ Quản lý kinh tế

II. Nội dung:
1. Đề tài: Giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường tại huyện Ba Chẽ, tỉnh
Quảng Ninh?
2. Trả lời:

Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 1


MỞ ĐẦU
Những năm qua, hệ thống pháp luật về Bảo vệ môi trường (BVMT) và hệ
thống quản lý môi trường ngày càng được kiện toàn, Đảng và Nhà nước ta đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách về BVMT, thực hiện nhiều biện pháp
quyết liệt để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường, … song vẫn còn nhiều
mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Tình trạng ô nhiễm môi trường
nước, môi trường không khí, ô nhiễm đất và cạn kiệt tài nguyên, … đang ngày
càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bền vững của
đất nước, cuộc sống của nhân dân.
Làm thế nào để bảo vệ môi trường, đảm bảo một sự phát triển ổn định, hiệu
quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm
trung tâm đang là một vấn đề bức thiết cần làm ngay, vừa là vấn đề cơ bản lâu
dài không chỉ đối với từng địa phương, một đất nước, mà còn là vấn đề toàn cầu
cần giải quyết.
Sau khi được nghiên cứu môn Kinh tế Môi trường do Giảng viên TS
Nguyễn Quốc Huy trực tiếp truyền đạt và hướng dẫn nhiệt tình. Nhận thấy tầm
quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp hạn

chế ô nhiễm môi trường tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”. Để làm rõ thực
trạng hiện nay về ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp hạn chế ô nhiễm,
bảo vệ môi trường tại huyện Ba Chẽ.
NGƯỜI VIẾT TIỂU LUẬN

Phan Thanh Sơn

Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 2


PHẦN I
VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG

1.1. Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường
1.1.1. Hệ thống kinh tế:
Kinh tế học gồm hai bộ phận quan trọng: Kinh tế vĩ mô và Kinh tế vi mô.
Chúng có quan hệ biện chứng với nhau.
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu kinh tế tầm quốc gia. Kinh tế vi mô nghiên
cứu các tế bào của nền kinh tế, các vấn đề kinh tế cụ thể (các cá nhân, các hãng,
các doanh nghiệp, ... ). Lý thuyết kinh tế vi mô giúp họ có được quyết định đúng
cho 3 câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? nhằm thu
lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh.
Chúng ta đi sâu vào nghiên cứu kinh tế vi mô, mô khoa học cơ bản cung
cấp kiến thức lý luận và phương pháp kinh tế trong quản lý các doanh nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân.
- Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu
thị trường và xã hội nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, hiệu quả kinh tế và xã hội
cao nhất.

- Phân loại doanh nghiệp: theo quản lý, theo sở hữu, theo quy mô, lĩnh vực,
… Có 2 loại cơ bản: Công ty TNHH (vốn của thành viên) và công ty cổ phần (cổ
phiếu, cổ tức, có thể mua bán phát hành chứng khoán).
- Quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn phải lựa chọn, đi đến quyết định
các vấn đề sau:
+ Sản xuất cái gì để đáp ứng nhu cầu của thị trường?
+ Sản xuất như thế nào để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả?

Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 3


+ Sản xuất cho ai để đảm bảo giữa lợi nhuận và lợi ích, công bằng xã hội,
môi trường. Điều này còn tùy vào trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội và
điều hành quản lý của nhà nước.
Như vậy có thể hiểu: Nền kinh tế hay hệ thống kinh tế là phương thức cung
cấp cho những mong muốn và nhu cầu của người dân trong từng giai đoạn của
sự phát triển của phương thức sản xuất nhất định.
Quá trình hoạt động của hệ thống kinh tế và quá trình thải của hệ thống
kinh tế:
( R -> Wr ) => ( P -> Wp ) => ( C -> Wc )
Trong đó: R: Tài nguyên; P: sản xuất; C: tiêu dùng, Wr: chất thải tài
nguyên; Wp: chất thải sản xuất; Wc: chất thải tiêu dùng.
Đảng thức: R = W = Wr + Wp + Wc (lượng tài nguyên đưa vào sử dụng cho
hệ thống kinh tế bằng với tổng lượng thải trong quá trình hoạt động của hệ thống).
1.1.2. Hệ thống môi trường:
Hệ thống môi trường có thể hiểu là môi trường tự nhiên, bao gồm nhiều
thành phần như khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển, … có ảnh
hưởng đến đời sống của con người.

Theo nghĩa rộng hệ thống môi trường có tính đến tài nguyên. Ngoài chức
năng không gian sống, còn có hai chức năng:
+ Cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế.
+ Chứa và đồng hóa chất thải của hệ kinh tế.
1.1.3. Vai trò của Hệ thống môi trường:
- Môi trường là nơi chứa đựng chất thải: bao gồm chất thải của sản xuất và
chất thải của sinh hoạt.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho hệ thống kinh tế.
- Môi trường là không gian sống của con người.
Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 4


1.2. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một phương thức phát triển tổng hợp đa ngành, liên
ngành, thành chương trình hành động với nhiều tiêu chí ngày càng được cụ thể
và rõ nét. Phát triển bền vững, mang tính tất yếu và là mục tiêu cao đẹp của quá
trình phát triển.
Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Trong tiến trình
phát triển của thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc
mang tính phổ biến. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại
nguyên nhiên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo
được càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh
thái bị phá vỡ, thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc.
Đó là sự tăng trưởng kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã
hội. Có tăng trưởng kinh tế nhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng
trưởng kinh tế nhưng văn hóa, đạo đức bị suy đồi; tăng trưởng kinh tế làm dãn
cách hơn sự phân hóa giàu nghèo, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội. Vì vậy, quá
trình phát triển cần có sự điều tiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm

an ninh xã hội và bảo vệ môi trường hay phát triển bền vững đang trở thành yêu
cầu bức thiết đối với toàn thế giới.
Năm 1980, trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Liên minh Quốc tế
Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International Union for
Conservation of Nature and Natural Resources) đã đưa ra mục tiêu của phát triển
bền vững là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên
sinh vật” và thuật ngữ phát triển bền vững ở đây được đề cập tới với một nội
dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu
gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật.
Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế
giới về Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission on Environment
and Development) của Liên hợp quốc, “Phát triển bền vững” được định nghĩa là

Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 5


“Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả
năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Quan niệm này chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống cho con người trong quá trình
phát triển. Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích
kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những
lợi ích tương tự trong tương lai (Gôdian và Hecdue, 1988, GS. Grima Lino).
Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng
đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm
1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát
triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: “Phát
triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa

giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh
tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm
nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô
nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt
phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).
Quan niệm về phát triển bền vững dần được hình thành từ thực tiễn đời
sống xã hội và có tính tất yếu. Tư duy về phát triển bền vững bắt đầu từ việc
nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận ra sự cần
thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Năm 1992, Hội nghị thượng
đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Rio de
Janeiro đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển
bền vững được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế
hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ
tương lai”.
Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng
đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm
1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát
Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 6


triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: “Phát
triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa
giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh
tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm
nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô
nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt
phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên).
Về nguyên tắc, phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình

diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững - xã hội thịnh vượng, công bằng,
ổn định, văn hoá đa dạng - và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy
trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc đạo đức cho phát triển
bền vững bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững trong cả “ba thế chân
kiềng” kinh tế, xã hội, môi trường.
Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có
được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành
mục tiêu thiên niên kỷ.

Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 7


PHẦN II
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở HUYỆN BA CHẼ,
TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY

2.1. Thông tin chung về huyện Ba Chẽ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
Huyện Ba Chẽ cách thành phố Hạ Long 95 km theo đường quốc lộ 18A
hướng Hạ Long đi Móng Cái, có diện tích tự nhiên 606,51 km2. Huyện Ba Chẽ
có tọa độ địa lý và tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
Vĩ độ Bắc từ 2107'40'' đến 21023'15''. Độ kinh Đông từ 107058'5'' đến
107022'00''.
Phía Bắc giáp huyện Đình lập; Phía Nam giáp huyện Hoành Bồ và thành
phố Cẩm Phả; Phía Tây giáp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang.
Địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi tạo thành
các thung lũng hẹp, độ cao trung bình của Ba Chẽ từ 300 - 500 m so với mực
nước biển. Độ dốc của các dãy núi phần lớn từ 20 - 250. Với đất lâm nghiệp

chiếm 91% tổng diện tích tự nhiện nên ngành lâm nông nghiệp phát triển mạnh,
đồng thời với địa hình dốc thoải ở một số khu vực thuộc các xã Lương Mông,
Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn là điều kiện tốt cho phát triển chăn nuôi.
Ba Chẽ có nhiều sông suối, Sông Ba Chẽ với chiều dài trên 80km chảy theo
suốt chiều dài của huyện chính là sông lớn nhất trong hệ thống sông suối Ba Chẽ
chảy từ tây sang đông qua địa bàn 8 xã, thị trấn. Đoạn thượng lưu rất dốc, nhiều
ghềnh thác. Từ thị trấn Ba Chẽ ra biển, lòng sông rộng dần. (Cửa sông Ba Chẽ
gặp cửa sông Tiên Yên ở phía bắc và gặp cửa sông Voi Lớn ở phía nam. Chỗ gặp
gỡ ba cửa sông - Ba Chẽ sông - chính là gốc tên Ba Chẽ. Cửa sông Ba Chẽ lớn
nhất là Cửa Cái và đoạn hạ lưu sông Ba Chẽ có tên sông Cửa Cái).
Ba Chẽ còn có nhiều suối lớn như suối Quánh, suối Luông, Suối Đoắng,
suối Cổng, khe Lọng, khe Hổ và suối Nam Kim:
Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 8


Hệ thống sông Quánh bắt nguồn từ huyện Hoành Bồ chảy qua phía Nam xã
Minh Cầm, chảy theo hướng Bắc đổ vào sông Ba Chẽ dài (đây là nhánh bắt đầu
nguồn chính của sông Ba Chẽ). Hệ thống sông Đoáng bắt nguồn từ phía Nam xã
Đạp Thanh chảy về hướng Bắc, đổ vào sông Ba Chẽ dài 80km. Hệ thống sông
Làng Cổng từ phía Nam xã Đồn Đạc, chảy về phía Bắc đổ vào sông Ba Chẽ dài
95km. Hệ thống suối Khe Hương, Khe Lầy, Khe Liêu, Khe Buông, Khe Tráng
bắt nguồn từ phía Tây xã Lương Mông đổ vào sông Ba Chẽ dài 150km.- Hệ
thống suối Khe Lạnh từ phía Bắc xã Thanh Lâm, chảy về phía Nam đổ vào sông
Ba Chẽ dài 75km. Hệ thống suối Khe Nháng cũng chảy từ phía Bắc xã Thanh
Lâm theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ, dài 70km. Suối Khe Tâm chảy từ
phía Bắc xã Nam Sơn theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ dài 75km.
Hầu hết các xã đều có đập nước trên các con suối, kèm theo là hệ thống
kênh mương dâng nước tưới cho lúa và hoa màu. Ngoài các sông suối, nhân dân

Ba Chẽ có thể tận dụng nguồn nước bằng cách đào giếng phục vụ sinh hoạt.
Với hệ thống sông suối dày đặc nhiều ao hồ nhỏ vì vậy nguồn nước nơi đây
khá dồi dào, đặc biệt là sông Ba chẽ do vậy đáp ứng được nhu cầu nước sinh
hoạt và sản xuất Nông lâm nghiệp cho nhân dân trong vùng. Tuy nhiên vào mùa
mưa bão dễ gây lũ, lụt, sạt lở đất cục bộ chia cắt thành những vùng cô lập gây
ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Với địa hình chủ yếu là đất
lâm nghiệp đồi núi dốc nên nghề rừng phát triển mạnh, đồng thời với địa hình
dốc thoải ở một số khu vực thuộc các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm,
Thanh Sơn là điều kiện tốt cho phát triển chăn nuôi.
Nhìn chung chất lượng nước ở Ba Chẽ trong và tương đối sạch, PH trung
tính đạt yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Nước trên các suối qua xử
lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.
Do có hệ thống sông suối chằng chịt nên vào mùa mưa (nhất là vào tháng
8, tháng 9) thường xảy ra lũ lụt. Tại Thị trấn Ba Chẽ mực nước sông Ba Chẽ có
năm dâng cao tới 5 - 6m (trận lũ lịch sử năm 2008) gây thiệt hại nặng nề cho
Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 9


huyện. Gần đây do việc khai thác rừng bừa bãi cho nên nguồn sinh thủy bị ảnh
hưởng, lượng nước rất hạn chế.
2.1.2. Về kinh tế - Xã hội
Là huyện miền núi, xuất phát điểm thấp tiềm năng thế mạnh chủ yếu là đất
rừng, sản xuất nông lâm nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn,
trong những năm qua phát huy những tiềm năng, thế mạnh của huyện Đảng bộ
và nhân dân huyện Ba Chẽ đã chỉ đạo định hướng tập chung phát triển sản xuất
nông lâm nghiệp là trọng tâm, trọng điểm kết hợp với dịch vụ, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp. Thành lập các Tổ hợp tác xã để tập hợp sản xuất hàng hóa tập
chung, bao tiêu sản phẩm cho nông hộ với phương châm chất lượng là hàng đầu,

do vậy kinh tế của huyện đang có những bước phát triển nhanh, quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng, cùng với sự quan tâm đầu tư hỗ trợ
của Tỉnh cho xây dựng cơ sở hạ tầng tạo nên cho huyện một thế và lực mới, phát
triển đồng bộ trên các lĩnh vực: Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Môi trường.
Dân số toàn huyện có 5.297 hộ dân, với dân số 22.188 người (tính đến hết
ngày 31/12/2017 theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện). Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên là 1,937%, bình quân 4,1 khẩu/hộ.
- Huyện Ba Chẽ gồm 10 dân tộc anh em (Dao, Tày, Kinh, Hoa, Sán Dìu,
Sán Chỉ, Nùng, Cao Lan, Mường, Thái) cùng sinh sống tại 74 thôn, khe bản, khu
phố thuộc 07 xã và 01 thị trấn trên địa bàn huyện. Ttrong đó dân tộc thiểu số
chiếm 81,22% tổng dân số. Dân tộc Dao chiếm tỷ lệ cao nhất 41,78%, Sán Chỉ
14,60%, Tày 16,56%, Cao Lan 5,20%, Hoa 1,86%, Sán Dìu 1,15%, Mường
0,03%... Các dân tộc trong huyện hầu hết sống quần tụ theo dòng tộc, đời sống
và các sinh hoạt văn hóa tinh thần cũng được giữ gìn và phát triển.
Hệ thống mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học theo hệ công
lập: bậc tiểu học có ở các thôn bản, bậc trung học có cơ sở ở trung tâm các xã,
thị trấn Ba Chẽ. Trường trung học phổ thông nằm ở trung tâm thị trấn Ba Chẽ
ngày càng được mở rộng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập cho con em
đồng bào các dân tộc.
Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 10


Huyện có 1 Trung tâm y tế huyện, và 8 trạm y tế, 139 giường bệnh. Đội
ngũ cán bộ phục vụ trong ngành y tế gồm 84 người trong đó bác sĩ là 17 người,
y sỹ 19 người, y tá 36 người, nữ hộ sinh 5 người, hộ lý 7 người. Trong những
năm qua công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được quan tâm,
chất lượng đội ngũ cán bộ được đào tạo nâng cao, đầu tư trang bị các loại thiết
bị chuyên dùng hiện đại để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

2.2. Thực trạng môi trường huyện Ba Chẽ hiện nay
Mặc dù các cơ quan, đơn vị và các địa phương đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), nhưng tình
trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đã và đang trở thành
vấn đề lớn ở huyện Ba Chẽ.
Nguồn nước tại sông Ba Chẽ ở một số nơi bị ô nhiễm, nhất là cụ thể xung
quanh công ty TNHH MTV SX hàng xuất khẩu ANT nằm tại địa bàn giáp ranh
giữa Thị trấn Ba Chẽ và xã Nam Sơn. Tuy đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng
chất lượng nước thải qua kết luận của các đoàn kiểm tra liên ngành thì vẫn chưa
đạt tiêu chuẩn cho phép.
Tại các khu vực khai thác cát đá sỏi, hoạt động khai thác khoáng sản đã và
đang gây nhiều tác động xấu đến môi trường xung quanh như thải đất đá và làm
xói mòn bờ sông, bờ suối; làm thay đổi hệ sinh thái rừng, suy thoái và ô nhiễm
đất nông nghiệp. Ngoài ra, hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân chưa thực hiện hoặc
thực hiện chưa tốt nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ,
giảm hiệu quả sử dụng đất. Và hậu quả của ô nhiễm môi trường từ những hoạt
động khai thác khoáng sản đã quá rõ ràng khi người dân nhìn thấy dòng sông Ba
Chẽ các năm gần đây thường xuyên bị đục, không còn trong xanh như trước.
Về đa dạng sinh học, huyện Ba Chẽ là một trong những nước có tính đa
dạng sinh học vào nhóm cao nhất Việt Nam với những kiểu hệ sinh thái tự
nhiên, nguồn gen phong phú và đặc hữu.
Hệ động vật: Có khoảng 250 loài động vật hoang dã, trong đó: thú: 8 bộ,
22 họ, 59 loài; chim: 18 bộ, 44 họ, 154 loài; bò sát, lưỡng thê gồm: 37 loài
Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 11


(trong đó bò sát 15 loài, lưỡng thê 22 loài). Hệ thực vật Ba Chẽ có 1.027 loài,
80 họ và 6 ngành, một số ngành lớn như: Ngành mộc lan (Magnolio phyta):

951 loài; Ngành dương xỉ (Polypodiophyta): 58 loài; ngành thông (Pinophyta):
11 loài.
Trong tổng số 1027 loài thực vật được thống kê ở Ba Chẽ, danh sách các
loài cây dược liệu đã được điều tra của Bộ Y tế có tới 30 loài dược liệu có giá
trị cao như Ba kích tím, Trà hoa vàng, Quế, Lan kim tuyến, Nấm lim xanh, Cát
sâm, Sâm cau đỏ, Đẳng Sâm, Hà thủ ô đỏ, Địa liền… Vì vậy Ba Chẽ có tiềm
năng rất lớn để thành lập một vườn bảo tồn cây dược liệu có giá trị nhằm phát
triển vùng nguyên liệu thảo dược phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên của Ba Chẽ độc đáo và mức độ đặc
hữu cao và còn chưa khám phá hết. Từ lâu đời, người dân huyện Ba Chẽ đã tự
thu hái các cây dược liệu quý ngoài tự nhiên như Ba kích tím, Trà hoa vàng,
Nấm lim xanh, sâm cau đỏ, cát sâm, Lan kim tuyến, mai vàng Yên Tử … để sử
dụng hoặc thương mại hóa.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: khai thác bừa bãi, không có quy
hoạch; sử dụng chất nổ, các dụng cụ kích điện để đánh bắt hải sản trên địa bàn
huyện Ba Chẽ mà nguồn tài nguyên vô giá này đang bị cạn kiệt, suy giảm
thành phần loài, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp dẫn đến nơi sinh sống của
các loài đặc hữu, dược liệu quý bị đe dọa.
Việc bảo tồn dược liệu tại Ba Chẽ chưa được thực hiện một cách bài bản
và quan tâm đúng mức; chưa có sự gắn kết trong bảo tồn và phát triển nên việc
bảo tồn chỉ thực hiện ở mức độ nhỏ lẻ, không có tính bền vững; Hiện chưa có
đánh giá, kiểm kê chuyên sâu số lượng cây thuốc và hiện trạng trên địa bàn
huyện. Nếu được đưa vào khai thác một cách có hệ thống kèm theo kiểm soát
quần thể và có sự quản lý chặt chẽ có thể tạo ra một lượng hàng hóa có giá trị
khá lớn, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn thách thức song được sự lãnh đạo, chỉ đạo
quyết liệt, kịp thời của của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh; sự phối
Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 12



hợp tích cực của Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về công tác chuyên
môn, cùng với sự quyết tâm thực hiện của nhân dân các dân tộc huyện Ba Chẽ
đã hoàn thành tốt một số chỉ tiêu như: Nâng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn
huyện từ 57% (năm 2013) lên 70% (năm 2017), Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước
sạch ở đô thị: 98%. Công tác quản lý đất đai được tăng cường dần số hóa dữ liệu
đất đai, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt trên 90% diện tích
cần cấp.
Trong công tác Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường đã xây dựng
và đi vào hoạt động lò đốt rác thải nông thôn bước đầu đã cho thấy hiệu quả rõ
rệt, rất khả quan. Công tác đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản/cam kết
bảo vệ môi trường ngày càng đi vào lề nếp giúp cho việc kiểm soát môi trường
ngày càng hiệu quả. Công tác xây dựng lập Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi
trường ngày càng đồng bộ và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương,
việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy hoạch, kết hoạch, các hoạt động
gây ô nhiễm mô trường được thực hiện thường xuyên chặt chẽ từng bước đi vào
ổn định.
Công tác dự báo tình hình, xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu
được thực hiện thường xuyên, liên tục góp phần giảm thiểu thiệt hại khi có thiên
tai xảy ra.
Công tác tuyên truyền vận động được thực hiện thường xuyên, liên tục
bằng nhiều hình thức đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với
công tác bảo vệ môi trường một cách rõ rệt; xây dựng và hoàn thành quy hoạch
bảo vệ môi trường huyện Ba Chẽ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trình
UBND huyện phê duyệt, quy hoạch điểm tập kết xử lý rác thải tại các điểm dân
cư tập trung; nâng diện tích đất bố trí phục vụ cho xây dựng công trình xử lý rác
thải được nâng lên từ 1,2 ha năm 2013 lên 6,5 ha từ năm 2015 đến 2020.
Kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường đều từ ngân sách Nhà nước. Nguồn
ngân sách này hàng năm được huyện sử dụng hợp lý, đúng mục đích, có hiệu


Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 13


quả. Đồng thời kêu gọi và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các
nhà đầu tư các công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
2.3. Những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hệ quả về ô
nhiễm môi trường:
2.3.1. Những tồn tại, hạn chế:
Công tác bảo vệ môi trường tuy đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng
vẫn còn có những tồn tại, hạn chế cụ thể như sau:
Thứ nhất, một số chỉ tiêu chưa hoàn thành như: Việc xây dựng cơ sở dữ
liệu quản lý đất đai trên địa bàn huyện; 70% hộ gia đình nông thôn có nhà vệ
sinh đạt yêu cầu... trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát tới công
tác bảo vệ môi trường, quan trắc, đa dạng sinh học... còn thiếu; hệ thống thu
gom xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ; việc áp dụng công nghệ sạch và
thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu còn hạn chế.
Thứ hai, nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường nhìn chung còn
hạn chế, chưa có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống và tài nguyên thiên
nhiên, tình trạng vứt rác, xả nước thải bừa bãi ra các khu đất trống và khu công
cộng còn xảy ra ở một số nơi.
Thứ ba, kinh phí chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, thu gom xử lý rác
thải, nước thải. Tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
với nhu cầu thực tế, vẫn còn thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu về môi trường như:
một số hạng mục hạ tầng kết nối phục vụ cho lò đốt rác còn chưa được đầu tư
hoàn thiện; trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát còn thiếu; hệ
thống thu gom xử lý nước thải tập trung ở đô thị, xử lý rác thải trên địa bàn cụm
xã xa trung tâm chưa được đầu tư...

Thứ tư, là huyện miền núi nguồn ngân sách hạn hẹp nên việc bố trí kinh
phí cho công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu trên địa
bàn huyện chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; doanh nghiệp đóng trên địa
bàn huyện ít nên việc huy động từ nguồn vốn xã hội hóa gặp rất nhiều khó khăn.
Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 14


Thứ năm, việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đôi khi còn chậm, đặc
biệt là cấp cơ sở. Công tác kiểm tra giám sát chưa được thực hiện thường xuyên,
liên tục.
2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
Thực trạng môi trường nêu trên có nhiều nguyên nhân khác nhau, song tập
trung ở các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, một số chỉ tiêu đặt ra cao rất khó có thể hoàn thành đối với một
số huyện miền núi, hải đảo còn gặp nhiều khó khăn như: Chỉ tiêu nước sạch
nông thôn đạt 92%, 70% hộ gia đình nông thôn có nhà vệ sinh đạt yêu cầu.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về biến đổi
khí hậu, bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên chưa toàn diện và sinh động, quy
mô còn hẹp, chưa có lực lượng chuyên nghiệp nên hiệu quả chưa cao. Dẫn đến
chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên và nhân dân chưa có nhận thức đầy đủ về công tác bảo vệ môi
trường và chưa có ý thức tốt trong việc chấp hành các quy định của pháp luật.
Thứ ba, lực lượng cán bộ còn quá mỏng, chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa có
chuyên môn trong công tác bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu; hành lang pháp
lý vẫn còn nhiều bất cập nên các hoạt động này vẫn chưa thực sự chủ động; Cơ
sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và
các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh dẫn đến hạn chế
tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi

trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lý hình sự; còn các biện
pháp xử lý khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và
đình chỉ hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp
dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết,
doanh nghiệp chây ỳ nên cũng không có hiệu quả.
Thứ tư, kinh phí dành cho công tác BVMT tại địa phương còn rất hạn hẹp,
cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng hoàn thiện, các trang thiết bị, kỹ thuật
phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá về BVMT chưa được trang bị. Còn thiếu các
Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 15


cơ chế huy động nguồn lực trong xã hội đầu tư cho BVMT; nguồn thu từ môi
trường chưa được sử dụng đầu tư trở lại cho BVMT. Nguồn vốn từ ngân sách
đầu tư hàng năm chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về cải thiện môi trường,
tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác quản lý
tài nguyên thiên nhiên và BVMT. Việc sử dụng các công cụ thuế, phí, ký quỹ,
đặt cọc hoàn trả kém hiệu quả, chưa tạo được nguồn thu tương xứng để đầu tư
trở lại cho công tác BVMT, chưa đảm bảo đúng nguyên tắc “người gây ô nhiễm
phải trả tiền”, “người hưởng lợi về môi trường phải chi tiền”.
Thứ năm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách
công tác BVMT còn hạn chế, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác thanh tra,
kiểm tra chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.

Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 16



PHẦN III
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay đang đặt ra
yêu cầu cấp thiết về bảo vệ môi trường đối với cả hệ thống chính trị, các cấp,
các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công dân. Nhận thức rõ tầm
quan trọng của vấn đề này, những năm qua, hệ thống pháp luật về BVMT và hệ
thống quản lý môi trường ngày càng được kiện toàn, Đảng và Nhà nước ta đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách về BVMT, đánh dấu bằng việc Quốc hội
thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 với nhiều điểm mới, thay thế Luật
Bảo vệ môi trường năm 2005. Cùng với đó, các Nghị định của Chính phủ, quyết
định của Thủ tướng Chính phủ về BVMT đã được ban hành. Các văn bản pháp
quy này đã bước đầu tạo ra một số chuyển biến tích cực trong hoạt động BVMT,
song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.
Sức ép từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã và đang tiếp tục làm gia
tăng nhiều áp lực đối với môi trường, gây ra không ít vấn đề môi trường, làm gia
tăng các xung đột liên quan đến môi trường trong xã hội.
Với đặc thù là địa phương miền núi như huyện Ba Chẽ, chủ yếu hướng đến
các mục tiêu sau:
- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi
trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học (các nguồn dược liệu
giống bản địa quý hiếm như Ba kích tím, Trà hoa vàng, nấm lim xanh, Mai vàng
Yên Tử, ...).
- Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm
nghiêm trọng như khu vực Nhà máy giấy xã Nam Sơn, ... , phục hồi các hệ sinh
thái đã bị suy thoái đặc biệt là rừng tự nhiên để từng bước nâng cao chất lượng
môi trường.
Học viên: Phan Thanh Sơn


Trang 17


- Xây dựng huyện có môi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh
tế, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, mọi người đều có ý
thức bảo vệ môi trường.
Để đạt được các mục tiêu trên, bản thân em đề xuất một số nhiệm vụ, giải
pháp chính như sau:
Thứ nhất, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Đưa ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên, môi trường vào
nội dung sinh hoạt của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội; chương
trình đào tạo giáo dục cho các cấp học, bậc học đặc biệt là các trường Phổ thông,
Tiểu học, Mầm non góp phần lớn nâng cao nhận thức của học sinh về công tác
giữ gìn và bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường là nhiệm vụ toàn dân
vì thế công tác tuyên truyền, giáo dục về trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi
trường phải được thực hiện ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp.
Lựa chọn hình thức tuyên truyền, giáo dục sao cho phù hợp dễ nhớ, dễ hiểu
cảm nhận bằng trực quan sinh động tránh chung chung, hình thức.
Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên từ cấp tỉnh đến cấp xã về ứng phó
với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò của cơ quan truyền
thanh, truyền hình trong công tác tuyền truyền vận động nâng cao nhận thức
cộng đồng.
Thứ hai, đổi mới, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật về ứng phó với
biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên, môi trường và đẩy mạnh công tác thành
tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Tiếp tục bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật theo hướng chặt
chẽ, phân cấp thực hiện cho phù hợp tránh bất cập, chồng chéo giữa các cấp.
Bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho phù hợp đặc biệt
với những khu vực miền núi, hải đảo cần phải có chính sách riêng.


Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 18


Thứ ba, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đặc biệt là cấp cơ sở. Tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường đặc biệt là cấp
xã, hiện nay còn thiếu và yếu công việc chủ yếu là kiêm nhiệm do vậy hiệu quả
chưa cao đặc biệt trong công tác bảo vệ môi trường.
Thứ tư, tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với biến đổi
khí hậu và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Huy động sự đóng góp, tham gia của các thành phần kinh tế xã hội đầu tư
cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Tăng dần đầu tư và chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho công tác bảo
vệ môi trường từ 1% đến 2% tổng chi ngân sách.
Thứ năm, về chủ trương, đường lối và tăng cường sự chỉ đạo của Đảng với
công tác tài nguyên môi trường.
Xác định công tác bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình
phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng, doanh nghiệp
và nhân dân. Vì vậy, phải tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của
Đảng, chỉnh sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường đến
toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là trong thanh thiếu niên tạo
thành dư luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với các hành vi gây mất vệ sinh và
ô nhiễm môi trường, xử phạt nghiêm, đúng mức mọi vi phạm.
Xây dựng tiêu chí, chuẩn mực vệ môi trưởng để đánh giá mức độ bảo vệ
môi trường của từng xí nghiệp, cơ quan, gia đình, làng bản, khu phố, tập thể, cá
nhân cán bộ, đảng viên.
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và bảo vệ môi trường trong các

cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan chức năng với mặt trận tổ quốc và các tố chức đoàn thể nhân dân với các
cơ quan thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ đảng viên,
đoàn viên hội viên, học sinh, sinh viên về ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 19


Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, hình thành và phát triển
các điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường. Chú trọng xây dựng
và thực hiện hương ước, quy định, cam kết bảo vệ môi trường; phát triển các mô
hình cộng đồng dân cư tự quản trong hoạt động bảo vệ môi trường; Xây dựng
cảnh quan môi trường đạt chuẩn tiêu chí Nông thôn mới trên địa bàn các xã.
Thứ sáu, về cơ chế, chính sách nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước, các
bộ ngành và các cấp chính quyền trong công tác bảo vệ môi trường.
Bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường từ Trung ương đến địa phương.
Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường tự nhiên và triển khai thực hiện Kế
hoạch, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi
trường thì người đứng đầu cấp ủy và thủ trưởng cơ quan đó phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật theo quy định.
Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá môi trường, đánh giá tác động môi
trường đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát
triển; kịp thời điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự
án phát triển ngành, lĩnh vực hiện chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững. Xây dựng ban hành quy định giải quyết bồi thường
thiệt hại về môi trường.
Tăng cường các hoạt động phối hợp thanh, kiểm tra, giám sát đấu tranh

phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và quản
lý tài nguyên thiên nhiên; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
Thứ bảy, các giải pháp hỗ trợ về môi trường.
Tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ làm công tác môi
trường từ huyện đến xã, nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về môi
trường trên địa bàn toàn tỉnh.

Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 20


Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường
và các Chỉ thị, Nghị quyết của TW, của Tỉnh về công tác bảo vệ môi trường.
Đầu tư nghiên cứu, xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo đặc biệt là công
tác phòng chống bão, lũ, triều cương, thời tiết cực đoan.
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ đặc biệt trong
công tác môi trường từ huyện đến xã, hướng dẫn thực hiện các văn bản mới
nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước và nắm bắt kịp thời các quy định
trong công tác bảo vệ môi trường.
Không cho phép sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu có nguy cơ cao gây ô
nhiễm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời khắc phục những tồn
tại, hạn chế.
Thứ tám, giải pháp trước mắt đó là triển khai hiệu quả Chủ đề công tác
năm 2018 về “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên” trên địa bàn
huyện Ba Chẽ gồm các nhiệm vụ cấp thiết sau: Phòng ngừa, kiểm soát và khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường (trong đó đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi
trường trong sản xuất công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp; Bảo vệ môi trường
khu đô thị và khu du lịch; Bảo vệ môi trường nông thôn); Bảo vệ tài nguyên đất,
nước và khoáng sản; Bảo vệ và phát triển rừng; Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng

sinh học; Phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 21


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 2
PHẦN I VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG.................................................3

1.1. Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường.................................3
1.1.1. Hệ thống kinh tế:.......................................................................................................................3
1.1.2. Hệ thống môi trường:...............................................................................................................4
1.1.3. Vai trò của Hệ thống môi trường:.............................................................................................4

1.2. Phát triển bền vững...................................................................................5
PHẦN II THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở HUYỆN BA CHẼ,
TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY.........................................................................8

2.1. Thông tin chung về huyện Ba Chẽ...........................................................8
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:...................................................................................................................8
2.1.2. Về kinh tế - Xã hội...................................................................................................................10

2.2. Thực trạng môi trường huyện Ba Chẽ hiện nay...................................11
2.3. Những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hệ quả về ô
nhiễm môi trường:.........................................................................................14
2.3.1. Những tồn tại, hạn chế:..........................................................................................................14
2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:.............................................................................15


PHẦN III GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
................................................................................................................................. 17

Học viên: Phan Thanh Sơn

Trang 22



×