Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ NHẠN

ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI CÁC TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƢỜI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ NHẠN

ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI CÁC TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƢỜI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số : 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Độ

Hà Nội – 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Nhạn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số liệu về khởi tố tội Vô ý làm chết ngƣời (2011-2016) .......................... 50
Bảng 2.2. Số liệu về khởi tố tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề
nghiệp hoặc quy tắc hành chính (2011-2016) ........................................................... 50
Bảng 2.3. Số liệu về truy tố tội Vô ý làm chết ngƣời (2011-2016) .......................... 51
Bảng 2.4. Số liệu về truy tố tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề
nghiệp hoặc quy tắc hành chính (2011-2016) ........................................................... 52
Bảng 2.5. Tổng số vụ án, bị cáo do Tòa án xét xử về tội vô ý làm chết ngƣời trong
tƣơng quan với các tội xâm phạm tính mạng của con ngƣời (các tội từ Điều 93 đến
Điều 103 Bộ luật hình sự) ......................................................................................... 53
Bảng 2.6. Số liệu về xét xử sơ thẩm tội Vô ý làm chết ngƣời (2011-2016) ............. 56
Bảng 2.7. Số liệu về xét xử tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp
hoặc quy tắc hành chính (2011-2016) ....................................................................... 57

Bảng 2.8. Số liệu về chế tài áp dụng đối với các bị cáo phạm tội Vô ý làm chết
ngƣời (2011-2016) .................................................................................................... 58
Bảng 2.9. Số liệu về chế tài áp dụng đối với các bị cáo phạm tội Vô ý làm chết
ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (2011-2016) ........ 59
Bảng 2.10 Nhân thân các bị cáo phạm tội Vô ý làm chết ngƣời (2011-2016) ........ 60
Bảng 2.11. Nhân thân các bị cáo phạm tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (2011-2016) .................................................. 61


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ số vụ phải xét xử các tội vô ý làm chết ngƣời so với các tội
xâm phạm tính mạng từ 2011-2016 .......................................................................... 54
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ số bị cáo phải xét xử các tội vô ý làm chết ngƣời so với các tội
xâm phạm tính mạng từ 2011-2016 .......................................................................... 54
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ số vụ đã xét xử các tội vô ý làm chết ngƣời so với các tội xâm
phạm tính mạng từ 2011-2016 .................................................................................. 55
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ số bị cáo đã xét xử các tội vô ý làm chết ngƣời so với các tội
xâm phạm tính mạng từ 2011-2016 .......................................................................... 55


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chƣơng 1 LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI CÁC TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƢỜI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM ................................................................................................................. 6
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của các tội vô ý làm chết ngƣời..........................6
1.1.1 Tội vô ý làm chết người ......................................................................................6
1.1.2 Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc
hành chính. ...............................................................................................................14
1.2. Lý luận về định tội danh đối với các tội vô ý làm chết ngƣời ...........................16

1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................16
1.2.2 Các đặc điểm cơ bản của định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người. .21
1.2.3 Căn cứ pháp lý của việc định tội danh đối với các tội vô ý làm chết người ...........22
1.2.4 Căn cứ khoa học của việc định tội danh các tội vô ý làm chết người .............24
1.3. Lý luận về quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời. .............27
1.3.1 Khái quát chung về hình phạt ..........................................................................27
1.3.2 Khái niệm quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người .............28
1.3.3 Các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người. ............30
1.3.4 Căn cứ quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người ...................30
1.4. Mối quan hệ giữa định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm
chết ngƣời ..................................................................................................................34
1.5. Những điều kiện bảo đảm cho việc định tội danh và quyết định hình phạt đối
với các tội vô ý làm chết ngƣời .................................................................................34
Chƣơng 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH,
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƢỜI .... 40
2.1. Quy định của Bộ luật hình sự 1999 về các tội vô ý làm chết ngƣời ..................40
2.1.1. Quy định về tội vô ý làm chết người (Điều 98). .............................................40
2.1.2. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính (Điều 99). ........................................................................................................41


2.2 Phân biệt các tội vô ý làm chết ngƣời với các tội phạm khác .............................44
2.2.1 Phân biệt tội Vô ý làm chết người với tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy
tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. ................................................................44
2.2.2 Phân biệt các tội vô ý làm chết người với tội giết người (Điều 93 BLHS
năm 1999). ................................................................................................................45
2.2.3 Phân biệt các tội vô ý làm chết người với tội cố ý gây thương tích dẫn đến
chết người (Điều 104 BLHS năm 1999). ...................................................................46
2.3 Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm
chết ngƣời.................................................................................................................48

2.3.1 Tình hình định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết
người (2011 – 2016). .................................................................................................48
2.3.2 Một số vấn đề đặt ra về định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội
vô ý làm chết người qua một số vụ án cụ thể. ...........................................................62
Chƣơng 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỊNH TỘI DANH VÀ
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƢỜI .... 72
3.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội vô ý làm chết ngƣời. ......72
3.2 Giải pháp nâng cao trình độ, năng lực của ngƣời tiến hành tố tụng. ..................74
3.3 Giải pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật..........................................76
3.4 Các giải pháp khác ..............................................................................................80
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 87


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tính mạng của con ngƣời là vô giá, là giá trị cao quý nhất của con ngƣời.
Quyền đƣợc sống là một quyền tự nhiên, cơ bản hàng đầu của con ngƣời, của công
dân. Quyền đƣợc sống đã đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định ngay trong
Tuyên ngôn độc lập năm 1945, thông qua việc nhắc lại tuyên bố về quyền này trong
bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nƣớc Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có
quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được,
trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”. Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy
định công dân có quyền bất khả xâm phạm về tính mạng. Điều 19 Hiến pháp năm
2013 khẳng định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật
bảo hộ. Không ai bị tước tính mạng trái luật”. Quyền đƣợc sống là quyền trƣớc tiên
và quan trọng nhất của con ngƣời. Nhà nƣớc ta luôn ƣu tiên và nỗ lực thực hiện các
biện pháp để đảm bảo quyền sống của mọi ngƣời dân. Quyền sống đƣợc pháp luật
Việt Nam bảo vệ, mọi hành vi xâm phạm đến quyền đƣợc sống của con ngƣời dù là

lỗi cố ý hay vô ý đều bị coi là tội phạm và phải chịu chế tài nghiêm khắc nhất là chế
tài hình sự. Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành quy định hành vi vô ý làm chết
ngƣời và vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính đều là tội phạm và phải chịu chế tài hình sự tƣơng ứng theo các quy định
trong Bộ luật.
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay (2011-2016)
cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng đã phấn đấu, nỗ lực giải quyết tốt các vụ án
hình sự xâm hại tính mạng của con ngƣời, trong đó có các vụ án về các tội vô ý làm
chết ngƣời. Điều này đã góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù
có nhiều cố gắng nhƣng các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn gặp những khó khăn,
vƣớng mắc và cả những sai sót trong việc định tội danh, quyết định hình phạt đối
1


với các tội này. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn những quan điểm khác
nhau về định tội danh các tội vô ý làm chết ngƣời. Chủ thể định tội danh còn nhầm
lẫn giữa tội Vô ý làm chết ngƣời với tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và nhầm lẫn giữa các tội vô ý làm chết ngƣời
với một số tội phạm khác cũng có hậu quả chết ngƣời. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng oan sai còn đang diễn ra hiện nay cần thiết phải
đƣợc khắc phục.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Định tội danh và
quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người trong pháp luật hình sự
Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các tội vô ý làm chết ngƣời
dƣới các góc độ và mức độ khác nhau, trong đó phải kể đến các công trình nhƣ:
“Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” –
Trần Văn Luyện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000; Giáo trình Luật hình

sự Việt Nam (phần các tội phạm), PGS.TSKH Lê Văn Cảm (chủ biên), Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2003; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần các
tội phạm) – GS.TS Võ Khánh Vinh, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2014;
Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, năm 2015; TS. Đỗ Đức Hồng Hà, Phân biệt tội giết người với một số tội phạm
khác xâm phạm tính mạng con người, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 02/2003;
Nguyễn Văn Trƣợng, Vô ý làm chết người hay cố ý gây thương tích dẫn đến chết
người?, Tạp chí Tòa án nhân dân số 1/2012; Hà Hồng Sơn – Các tội vô ý làm chết
người theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử ở nước ta hiện nay, Luận văn
Thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2011;
PGS.TS Trần Văn Luyện, Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật hình sự năm
1999, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 03/2001; Đinh Văn Quế (2003), Bình luận
khoa học Bộ luật hình sự (Phần các tội phạm), Tập 1: Các tội xâm phạm tính mạng,
2


sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, thành
phố Hồ Chí Minh. Phí Thị Ngọc Hƣơng (2011), Tội vô ý làm chết người trong luật
hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Những công trình nghiên cứu trên đã khái quát đƣợc các vấn đề lý luận liên
quan đến các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
ngƣời, trong đó có các tội vô ý làm chết ngƣời.
Tuy nhiên, chƣa có công trình nào tại Việt Nam nghiên cứu riêng về định tội
danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời. Do vậy việc
nghiên cứu đề tài “Định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm
chết người trong pháp luật hình sự Việt Nam” là cần thiết.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Về đối tƣợng nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về:
1) Các tội vô ý làm chết ngƣời trong Luật hình sự Việt Nam mà cụ thể là các

vấn đề: định nghĩa tội Vô ý làm chết ngƣời; định nghĩa tội Vô ý làm chết ngƣời do
vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; các dấu hiệu pháp lý của tội
Vô ý làm chết ngƣời và tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp
hoặc quy tắc hành chính; phân biệt các tội vô ý làm chết ngƣời với các tội phạm
khác cũng gây ra hậu quả chết ngƣời; TNHS đối với tội Vô ý làm chết ngƣời và tội
Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
2) Khái quát chung về định tội danh và quyết định hình phạt: định nghĩa, các
đặc điểm, căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học và ý nghĩa của việc định tội danh; khái
quát chung về hình phạt, định nghĩa, các đặc điểm, nguyên tắc, căn cứ quyết định
hình phạt; mối quan hệ giữa định tội danh và quyết định hình phạt. Đồng thời, nêu
những điều kiện bảo đảm cho việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với các
tội vô ý làm chết ngƣời.
3) Thực trạng định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vô ý làm chết
ngƣời và tội vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
và Tòa án về các tội này ở nƣớc ta trong giai đoạn 2011-2016.
3


4) Chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc định tội danh và
quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời và đề xuất các giải pháp
đảm bảo chất lƣợng cho việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội
vô ý làm chết ngƣời trong giai đoạn hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
“Định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết người
trong Luật Hình sự Việt Nam” là đề tài nghiên cứu tội vô ý làm chết ngƣời theo
quy định tại Điều 98 BLHS năm 1999 và Điều 99 BLHS năm 1999 dƣới góc độ
Luật hình sự. Đồng thời, nghiên cứu hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trong
phạm vi các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và đặc biệt là Tòa án thực hiện những
chức năng điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về tội Vô ý làm chết ngƣời và Vô ý

làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Số liệu
thực tiễn đƣợc thống kê cụ thể trong giai đoạn 6 năm trở lại đây (2011-2016). Do
tính chất phức tạp và rộng của vấn đề nên luận văn chƣa có điều kiện nghiên cứu về
hoạt động áp dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn thi hành án hình sự.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cở sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà
nƣớc và pháp luật; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp quyền; quan điểm,
định hƣớng của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đƣờng lối xử lý các tội
phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nói chung và các tội vô
ý làm chết ngƣời nói riêng.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Một số phƣơng
pháp cụ thể khác nhƣ: phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, lịch
sử và logic, phân tích số liệu, trong đó chú trọng các phƣơng pháp kết hợp giữa lý
luận và thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và
nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam, đặc biệt đối với chuyên
ngành tƣ pháp hình sự.
4


- Dựa trên sự phân tích lý luận và tìm hiểu thực tiễn về tình hình các tội vô ý
làm chết ngƣời trên cả nƣớc, đƣa ra những luận giải, những căn cứ khoa học, để từ
đó đƣa ra kết luận, kiến nghị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với hoạt động định
tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vô ý làm chết ngƣời và tội vô ý làm chết
ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
- Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ khái niệm, đặc điểm, cơ sở
pháp lý, cấu thành tội phạm, trách nhiệm hình sự, các tình tiết định khung tăng nặng
của tội Vô ý làm chết ngƣời và tội Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề

nghiệp hoặc quy tắc hành chính; các vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh và
quyết định hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt
là Tòa án trong việc định tội danh và quyết định hình phạt khi xét xử các vụ án hình
sự liên quan.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Lý luận về định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội
vô ý làm chết ngƣời theo pháp luật hình sự Việt Nam.
Chƣơng 2: Cơ sở pháp lý hình sự và thực tiễn định tội danh, quyết định hình
phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời.
Chƣơng 3: Các giải pháp nâng cao chất lƣợng định tội danh và quyết định
hình phạt đối với các tội vô ý làm chết ngƣời.

5


Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI CÁC TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT NGƢỜI THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của các tội vô ý làm chết ngƣời.
1.1.1 Tội vô ý làm chết người
1.1.1.1. Khái niệm
Trong khoa học hình sự Việt Nam có nhiều quan niệm khác nhau về tội vô ý
làm chết ngƣời. Quan điểm thứ nhất cho rằng “vô ý làm chết người là hành vi của
một người làm cho người khác chết với lỗi vô ý” [18, tr.68]. Quan điểm này về tội
vô ý làm chết ngƣời không đề cập đến dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và các
dấu hiệu của chủ thể đối với tội phạm này. Mặt khác, khái niệm này cũng không có

sự phân tách giữa khái niệm và nội hàm của khái niệm, đồng thời không thể hiện
đƣợc nội hàm của khái niệm.
Theo quan điểm của Thẩm phán, Th.S Đinh Văn Quế thì: “Vô ý làm chết
người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả
năng gây ra chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc tuy thấy
trước nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra” [26, tr.103]. Khái niệm này đã nêu
đƣợc nội dung của hai hình thức lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý vì cẩu thả trong yếu tố
lỗi vô ý. Tuy nhiên, có thể thấy khái niệm này đƣa ra việc xác định hình thức lỗi
hơn là đƣa ra một khái niệm đầy đủ để cá biệt hóa hành vi vô ý làm chết ngƣời với
các tội phạm khác cũng có dấu hiệu vô ý làm chết ngƣời. Về mặt hậu quả của hành
vi, khái niệm này chƣa nêu hậu quả của hành vi đó là phải gây ra cái chết cho ngƣời
khác – dấu hiệu bắt buộc của tội vô ý làm chết ngƣời mà lại sử dụng cụm từ “khả
năng gây ra cái chết” tức là “chết ngƣời” ở đây mới chỉ ở dạng tiềm năng. Đồng
thời, giống với quan điểm thứ nhất, khái niệm này cũng chƣa đề cập đến dấu hiệu
năng lực trách nhiệm hình sự và các dấu hiệu của chủ thể đối với tội phạm này.
Ranh giới giữa hành vi của tội vô ý làm chết ngƣời với các hành vi của các tội phạm
6


khác cũng có dấu hiệu vô ý làm chết ngƣời (nhƣ Tội làm chết ngƣời trong thi hành
công vụ, Tội làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính, Tội vi phạm quy định về điều khiển phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ dẫn
đến hậu quả chết ngƣời…) cũng chƣa đƣợc làm rõ.
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Ngọc Hòa và Lê Thị Sơn trong “Từ điển
pháp luật hình sự”, thì: “Vô ý làm chết ngƣời là trƣờng hợp vô ý gây ra hậu quả
chết ngƣời do vi phạm quy tắc an toàn về tính mạng, sức khỏe trong những lĩnh vực
khác nhau của hoạt động chung xã hội. Những quy tắc này có thể đã đƣợc quy
phạm hóa hoặc có thể chỉ là những quy tắc xử sự xã hội thông thƣờng đã trở thành
nếp quen sinh hoạt, mọi ngƣời đều biết và thừa nhận. Trong Bộ luật fhình sự có
nhiều tội danh khác nhau đƣợc quy định cho hành vi vô ý làm chết ngƣời tùy thuộc

vào lĩnh vực có quy tắc an toàn mà chủ thể đã vi phạm. Các trƣờng hợp vô ý làm
chết ngƣời do vi phạm quy tắc an toàn công cộng (an toàn giao thông, an toàn lao
động, an toàn trong xây dựng, an toàn trong quản lý vũ khí…) đƣợc quy định thành
những tội danh khác nhau thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng. Tội vô
ý làm chết ngƣời đƣợc quy định trong Chƣơng “Các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời” gồm những trƣờng hợp vô ý làm chết
ngƣời còn lại chƣa đƣợc quy định thành các tội riêng” [14, tr.297]. Quan điểm này
đã cụ thể hóa hơn hành vi vô ý làm chết ngƣời so với các quan điểm trƣớc nhƣng lại
vẫn thiếu dấu hiệu chủ thể của tội phạm.
Để đƣa ra khái niệm về tội vô ý làm chết ngƣời một cách chính xác, đầy đủ
hơn, ta có thể phân tích các khía cạnh sau:
- Hành vi vô ý làm chết ngƣời để xác định tội phạm và hình phạt theo quy
định BLHS hiện hành với tội danh “Tội vô ý làm chết ngƣời” là hành vi vô ý gây ra
cái chết cho ngƣời khác trong điều kiều kiện sinh hoạt thông thƣờng do vi phạm
quy tắc an toàn nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con ngƣời. Các
quy tắc này thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đƣợc quy định trong các văn bản
quy phạm pháp luật hoặc là những quy tắc xử sự thông thƣờng đã trở thành tập
quán sinh hoạt, đƣợc mọi ngƣời thừa nhận.
7


- Hậu quả của hành vi vi phạm là dẫn đến hậu quả chết ngƣời, đây là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội vô ý làm chết ngƣời. Hậu quả chết ngƣời
là rất nghiêm trọng bởi tính mạng con ngƣời là giá trị quan trọng hang đầu đƣợc
pháp luật hình sự bảo vệ. Do vậy, việc quy định hậu quả chết ngƣời là dấu hiệu bắt
buộc trong cấu thành tội phạm của tội này mới thể hiện đƣợc tính nguy hiểm cho xã
hội của hành vi “vô ý làm chết ngƣời”. Giữa hành vi “vô ý làm chết ngƣời” và hậu
quả chết ngƣời phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hậu quả chết ngƣời đã xảy
ra phải là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm quy tắc bảo đảm an toàn đó gây ra.
- Về yếu tố lỗi trong cấu thành tội vô ý làm chết ngƣời: lỗi là dấu hiệu bắt

buộc của mọi tội phạm đƣợc quy định trong luật hình sự, không có lỗi sẽ không có
tội phạm. Khi con ngƣời có đủ các điều kiện để lựa chọn, tự do điều khiển hành vi
mà họ lại lựa chọn hành vi phạm tội tức là họ đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi
phạm tội ấy [48,tr.26]. Đối với tội vô ý làm chết ngƣời, tội phạm đƣợc thực hiện với
hình thức lỗi vô ý khi gây ra hậu quả chết ngƣời. Ngƣời phạm tội có thể thực hiện
tội phạm do vô ý vì quá tự tin – là trƣờng hợp ngƣời phạm tội nhận thức đƣợc hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể gây ra hậu quả chết ngƣời nhƣng đã
quá tự tin cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra nhƣng thực tế hậu quả đó vẫn xảy
ra. Hoặc ngƣời phạm tội có thể thực hiện tội phạm do vô ý vì cẩu thả - là trƣờng
hợp ngƣời phạm tội không thấy trƣớc đƣợc hậu quả chết ngƣời do hành vi của mình
gây ra mặc dù họ phải thấy trƣớc và có đủ điều kiện thấy trƣớc hậu quả đó.
- Ngoài các đặc trƣng riêng về hành vi, hậu quả, về yếu tố lỗi của tội Vô ý
làm chết ngƣời thì yếu tố chủ thể của tội phạm cũng cần phải đƣợc nêu trong khái
niệm của tội phạm này. Chủ thể của tội Vô ý làm chết ngƣời là ngƣời có năng lực
trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu TNHS.
Kế thừa các quan điểm đã nêu và từ sự phân tích ở trên có thể đƣa ra khái
niệm về Tội vô ý làm chết ngƣời nhƣ sau: Tội vô ý làm chết người là hành vi
gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật (trong điều kiện sinh
hoạt bình thường) của người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi
theo quy định của pháp luật hình sự khi người này không thấy trước hành vi
của mình có thể gây ra hậu quả chết người hoặc tuy thấy trước hành vi của
8


mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả chết người sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được và trên thực tế hậu quả chết người
đã xảy ra.
1.1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý.
Dấu hiệu pháp lý hay dấu hiệu cấu thành của một loại tội phạm có tính đặc
trƣng và điển hình cho loại tội phạm ấy, nó phản ánh đầy đủ bản chất và dùng để

phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác. Việc làm rõ khái niệm và phân tích
các dấu hiệu pháp lý của tội vô ý làm chết ngƣời đƣợc thể hiện qua bốn yếu tố cấu
thành tội phạm là khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của
tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.
* Khách thể của tội phạm:
Tội vô ý làm chết ngƣời đƣợc quy định tại Điều 98 BLHS năm 1999 thuộc
Chƣơng XII “Các tội xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm, danh dự của con
ngƣời” và là một tội phạm nằm trong nhóm xâm phạm tính mạng của con ngƣời.
Tội vô ý làm chết ngƣời xâm phạm đến quyền sống của con ngƣời. Quyền sống
(hay quyền đƣợc sống) là quyền cơ bản và quan trọng nhất của con ngƣời, đây cũng
là một trong những nội dung quan trọng của Nhân quyền. Điều 19 Hiến pháp 2013
quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ.
Không ai bi ̣ tước đoạt tính mạng trái luật." [33]. Hành vi của tội phạm trong trƣờng
hợp này tác động đến con ngƣời đang sống, trong điều kiện sinh hoạt thông thƣờng,
gây nên sự biến đổi trạng thái của con ngƣời từ một cơ thể đang sống, đang tồn tại
trong thế giới khách quan chuyển sang trạng thái chấm dứt và mất khả năng sống.
“Sống” ở đây theo Từ điển Tiếng Việt là tồn tại ở hình thức có sự trao đổi với môi
trƣờng, có sự sinh trƣởng, phát triển. Cuộc sống của con ngƣời đƣợc tính từ thời
điểm đứa trẻ đƣợc sinh ra cho đến khi sự sống thực sự chấm dứt. Và quyền sống
của con ngƣời đƣợc tính từ thời điểm bắt đầu sự sống cho đến khi con ngƣời đó
chấm dứt hoàn toàn sự sống.
Về thời điểm bắt đầu sự sống của con ngƣời và thời điểm chấm dứt hoàn
toàn sự sống hiện nay cũng còn nhiều quan điểm khác nhau. Trƣớc tiên là về thời
9


điểm bắt đầu sự sống, có quan điểm cho rằng xâm phạm bào thai là xâm phạm
quyền sống bởi họ cho rằng bào thai đã đƣợc coi nhƣ một con ngƣời, bào thai bắt
đầu sự sống, phát triển bình thƣờng với vai trò một thực thể sống. Do đó, theo quan
điểm này thì xâm phạm đến sự sống của bào thai cũng là xâm phạm quyền sống và

có thể trở thành tội xâm phạm tính mạng khi thỏa mãn các điều kiện luật định. Còn
quan điểm thứ hai thì cho rằng bào thai chƣa đƣợc coi là con ngƣời, tuy bào thai đã
bắt đầu sự sống nhƣng nó chƣa tồn tại độc lập, sự sống của bào thai đều hoàn toàn
phụ thuộc vào ngƣời mẹ. Sự sống hay chết của ngƣời mẹ sẽ trực tiếp ảnh hƣởng đến
sự sống hay chết của bào thai [49,tr.11]. Pháp luật một số nƣớc nhƣ Liên bang Đức,
Bang California Hoa Kỳ… thì bào thai đƣợc coi nhƣ một con ngƣời, do đó nó trở
thành đối tƣợng của tội xâm phạm tính mạng. Còn theo pháp luật hình sự Việt Nam,
bào thai chƣa phải con ngƣời độc lập nên bào thai không phải đối tƣợng tác động của
các tội xâm phạm tính mạng nói chung cũng nhƣ của tội vô ý làm chết ngƣời nói
riêng.
Do đó, khách thể của tội vô ý làm chết ngƣời là quyền sống của con ngƣời
độc lập, quyền đƣợc tôn trọng và bảo vệ tính mạng – một trong những khách thể
quan trọng nhất đƣợc luật hình sự Việt Nam bảo vệ. Quyền sống này đƣợc xác
định từ thời điểm con ngƣời đƣợc sinh ra cho đến khi ngƣời đó thực sự chết (chết
sinh học).
* Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những
biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Các dấu
hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội (hành vi nguy
hiểm cho xã hội bằng hành động hoặc không hành động); hậu quả của tội phạm
(hậu quả nguy hiểm cho xã hội); mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và
hậu quả; các dấu hiệu khác nhƣ công cụ, phƣơng tiện, phƣơng pháp, thủ đoạn phạm
tội, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội. Trong đó, hành vi phạm tội là dấu
hiệu bắt buộc và đƣợc quy định trong tất cả các cấu thành phạm tội, không có hành
vi phạm tội thì không có cấu thành tội phạm và cũng không thể có tội phạm.
10


Đối với tội vô ý làm chết ngƣời, hành vi khách quan là nguyên nhân gây ra
cái chết của con ngƣời. Hậu quả chết ngƣời chỉ xuất hiện sau khi có hành vi khách

quan diễn ra. Hành vi khách quan của tội vô ý làm chết ngƣời phải thỏa mãn các
điều kiện sau theo pháp luật hình sự ở nƣớc ta:
Một là, hành vi khách quan phải có tính nguy hiểm cho xã hội. Hành vi
khách quan của tội vô ý làm chết ngƣời xâm hại đến khách thể đƣợc pháp luật hình
sự bảo vệ đó là quyền sống, là tính mạng của con ngƣời. Đây là khách thể vô cùng
quan trọng mà pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ bảo vệ bởi quyền sống là
quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Hai là, hành vi khách quan của tội vô ý làm chết ngƣời là hoạt động có ý
thức và ý chí. Sự kiểm soát của ý thức và điều khiển của ý chí là hai điều kiện cần
và đủ để xác định hành vi khách quan của tội phạm.
Ba là, hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự.
Hành vi khách quan trái pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật hình sự khi việc thực
hiện hành vi khách quan đó thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm quy định trong luật
hình sự [5,tr.147]. Và hành vi khách quan này có thể bằng hành động hoặc không
hành động. Hành động phạm tội vô ý làm chết ngƣời là hình thức của hành vi khách
quan làm con ngƣời đang sống bị chết thông qua việc chủ thể thực hiện một việc mà
pháp luật cấm. Hành động phạm tội có thể tác động trực tiếp vào con ngƣời hoặc
thông qua các công cụ, phƣơng tiện phạm tội nhƣ trƣờng hợp dùng súng tự chế bắn
chim, thú nhƣng không may bắn trúng vào ngƣời khác làm chết ngƣời đó hay
trƣờng hợp giăng dây điện trần để bẫy chuột ở ruộng lúa nhƣng dẫn đến hậu quả
điện giật chết ngƣời… Không hành động phạm tội vô ý làm chết ngƣời là hình thức
hành vi khách quan làm chết ngƣời thông qua việc chủ thể không làm một việc mà
pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm, ví dụ: một ngƣời sửa
chữa điện trong nhà mình, trong lúc ra ngoài mua thêm đồ dùng sửa chữa đã quên
không ngắt cầu dao điện khiến cho một ngƣời đi qua khu vực đó bị điện giật chết.
Về hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi: Theo pháp luật hình sự Việt Nam,
tội vô ý làm chết ngƣời đƣợc quy định là tội có cấu thành vật chất, hậu quả chết ngƣời là
11



dấu hiệu bắt buộc. Tội phạm đƣợc coi là hoàn thành từ thời điểm hậu quả chết ngƣời xảy
ra, khi nạn nhân đã thực sự chết – chết ở giai đoạn chết sinh học.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra cũng là dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Một ngƣời chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
về hậu quả chết ngƣời đã xảy ra nếu hành vi vi phạm của họ gây ra hậu quả này
[1,tr.68]. Trong cấu thành tội vô ý làm chết ngƣời, dấu hiệu hậu quả là bắt buộc thì
mối quan hệ nhân quả cũng dựa theo đó trở thành dấu hiệu bắt buộc phải chứng
minh trong cấu thành tội phạm. Hậu quả bắt buộc trong cấu thành tội phạm vô ý
làm chết là dấu hiệu chết ngƣời, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu
quả do hành vi phạm tội đó gây nên cũng buộc phải là mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi nguy hiểm và hậu quả chết ngƣời do hành vi đó gây ra. Việc xác định mối
quan hệ nhân quả này hết sức quan trọng, cần lƣu ý trong trƣờng hợp có một hành
vi khác xen vào giữa hành vi nguy hiểm ban đầu và hậu quả chết ngƣời.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội vô ý làm chết ngƣời là bất kỳ ngƣời nào có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự. Năng lực trách
nhiệm hình sự là năng lực nhận thức đƣợc ý nghĩa xã hội của hành vi của mình và
điều khiển đƣợc hành vi theo đòi hỏi của xã hội. Luật hình sự Việt Nam không quy
định năng lực trách nhiệm hình sự một cách trực tiếp mà quy định gián tiếp thông
qua quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự và quy định về tình trạng không có khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể. Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự, Điều 12 BLHS Việt Nam năm 1999 quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm;
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: “1. Người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp
bắt buộc chữa bệnh.

12


2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm
vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu
trách nhiệm hình sự” (Điều 13 BLHS năm 1999) [28].
Do tội vô ý làm chết ngƣời theo khoản 1 Điều 98 BLHS năm 1999 là tội
phạm nghiêm trọng nên chủ thể của tội này là ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng
lực trách nhiệm hình sự; khoản 2 – tội phạm rất nghiêm trọng nhƣng do vô ý nên
ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình
sự về khoản 2 Điều 98. Do đó, chủ thể của tội vô ý làm chết ngƣời là ngƣời từ đủ 16
tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan
là những hoạt động tâm lý bên trong ngƣời phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm
không tồn tại một cách độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm.
Mặt chủ quan có thể hiểu là hoạt động tâm lý bên trong của ngƣời phạm tội.
GS.TSKH Lê Cảm đã đƣa ra định nghĩa về khái niệm mặt chủ quan của tội phạm
nhƣ sau: “là đặc điểm tâm lý bên trong của cách cư xử có tính chất tội phạm xâm
hại đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là thái độ tâm lý của chủ
thể được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó (lỗi)” [7, tr.376].
Mặt chủ quan của tội phạm đƣợc biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ
phạm tội và mục đích phạm tội. Trong đó, yếu tố lỗi đƣợc phản ánh trong tất cả các
cấu thành tội phạm cơ bản và là dấu hiệu không thể thiếu trong bất cứ tội phạm nào
trong đó có tội Vô ý làm chết ngƣời. Có thể nói, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ
bị coi là tội phạm khi thực hiện một cách có lỗi. Tội Vô ý làm chết ngƣời và tội Vô
ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là các tội
đƣợc nhà làm luật quy định dấu hiệu lỗi vô ý (vô ý vì cẩu thả hoặc vô ý vì quá tự

tin) là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
13


1.1.2 Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc
hành chính.
1.1.2.1. Khái niệm.
Trong khoa học luật hình sự cũng có nhiều quan điểm khác nhau về tội vô ý
làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính:
Quan điểm thứ nhất là quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế, ông cho rằng:
“Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là
trƣờng hợp làm chết ngƣời do không thực hiện đúng những quy tắc về an toàn lao
động mà ngƣời phạm tội phải có trách nhiệm hay nghĩa vụ do nghề nghiệp quy
định. Những vi phạm quy tắc nghề nghiệp của ngƣời phạm tội là những vi phạm
thuộc phạm vi một ngành, một nghề do Nhà nƣớc quy định có tính chất nghiệp vụ
để bảo đảm an toàn cho mọi ngƣời. Do làm một nghề mà nghề đó trực tiếp liên quan
đến tính mạng của con ngƣời, nên phải tuân thủ quy tắc an toàn, nếu vi phạm dễ dẫn
đến chết ngƣời. Cũng là vô ý làm chết ngƣời, nhƣng ngƣời vi phạm quy tắc nghề
nghiệp phải chịu trách nhiệm hình sự nặng hơn.
Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc hành chính là trƣờng hợp làm chết
ngƣời do không thực hiện đúng những quy tắc xã hội do luật hành chính quy định.
Những quy tắc này có thể do các cơ quan hành chính Trung ƣơng quy định nhƣ Chính
phủ, Thủ tƣớng, các Bộ, các ngành; nhƣng cũng có thể do các cơ quan hành chính ở
địa phƣơng hoặc một đơn vị sản xuất quy định. Các quy phạm hành chính tƣơng đối
rộng, vì các quan hệ xã hội nếu không do ngành luật khác điều chỉnh thì hầu hết do
luật hành chính điều chỉnh” [25, tr.107].
Khái niệm này về tội vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp
hoặc quy tắc hành chính có ƣu điểm là phù hợp với các quy định pháp luật hình sự
Việt Nam nhƣng hạn chế của nó là chƣa nêu đƣợc dấu hiệu chủ thể của tội phạm.
Quan điểm thứ hai cho rằng: “Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề

nghiệp là trƣờng hợp làm chết ngƣời do không thực hiện đúng những quy định về an
toàn lao động mà ngƣời phạm tội xuất phát từ nghề nghiệp có nghĩa vụ hoặc trách
nhiệm phải thực hiện. Vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc hành chính là trƣờng
14


hợp ngƣời phạm tội làm chết ngƣời do vi phạm những quy tắc do pháp luật hành
chính quy định” [ 2, tr.116].
Ƣu điểm của quan điểm này là nêu đƣợc khách thể của tội vô ý làm chết ngƣời
do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính nhƣng lại chƣa nêu đƣợc chủ
thể và hành vi phạm tội cụ thể của tội phạm này.
Quan điểm thứ ba lại đƣa ra khái niệm về tội phạm này nhƣ sau: "Vô ý làm
chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính đƣợc hiểu là
hành vi vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính. Đây là trƣờng hợp đặc biệt của tội vô ý làm chết ngƣời” [46, tr.83].
Quan điểm thứ ba của GS.TS Võ Khánh Vinh mới chỉ nêu định nghĩa hành
vi vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
chứ chƣa làm rõ đƣợc khái niệm của tội này. Cần phân biệt giữa hành vi phạm tội
và tội phạm, khái niệm về hành vi phạm tội vô ý làm chết ngƣời do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và khái niệm về tội vô ý làm chết ngƣời do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là hoàn toàn khác nhau.
Tiếp thu các quan điểm trên và xuất phát từ sự nghiên cứu tội phạm này, có
thể đƣa ra định nghĩa nhƣ sau:
“Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc
hành chính là trường hợp người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi
theo quy định của pháp luật hình sự làm chết người do không thực hiện đúng
những quy tắc về an toàn lao động mà do tính chất nghề nghiệp người đó phải có
trách nhiệm hay có nghĩa vụ thực hiện hoặc người phạm tội vi phạm các quy tắc
do Luật hành chính quy định”.
1.1.2.2. Các dấu hiệu pháp lý.

* Khách thể của tội phạm
Tội phạm này trực tiếp xâm phạm quyền sống của con ngƣời.
* Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm này đƣợc thể hiện ở các dấu hiệu sau:
- Hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Đó là
15


những quy tắc bảo đảm an toàn về tính mạng trong hoạt động nghề nghiệp và hoạt
động hành chính đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể trong các văn bản pháp luật. Những
nguyên tắc này mang tính chất chuyên môn nghề nghiệp và hành chính. Vi phạm
quy tắc nghề nghiệp là vi phạm quy tắc thuộc phạm vi một ngành, một nghề, một
lĩnh vực do Nhà nƣớc, Bộ, ngành quy định. Ví dụ: quy tắc điều trị trong các bệnh
viện, quy tắc an toàn khi mắc điện… Quy tắc hành chính do pháp luật hành chính
quy định. Các quy tắc hành chính đó có thể do các cơ quan hành chính ở trung ƣơng
hoặc cơ quan hành chính ở địa phƣơng quy định.
Ngƣời phạm tội ở đây, theo quy định pháp luật có nghĩa vụ phải tuân thủ các
quy tắc nghề nghiệp hoặc các quy tắc hành chính.
- Hậu quả của tội phạm:
Hậu quả chết ngƣời là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Hành
vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính nói trên đã gây ra hậu quả
chết ngƣời.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả của tội phạm:
Mối quan hệ nhân quả thể hiện ở chỗ hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp
hoặc các quy tắc hành chính nói trên đã gây ra hậu quả chết ngƣời. Đây làm dấu
hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi
do luật định và có trách nhiệm tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp hoặc các quy tắc
hành chính.

* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm này đƣợc thực hiện do lỗi vô ý ở hai dạng cụ thể là lỗi vô ý vì quá
tự tin hoặc vô ý vì cẩu thả.
1.2. Lý luận về định tội danh đối với các tội vô ý làm chết ngƣời
1.2.1. Khái niệm
Định tội danh là một trong những hoạt động tố tụng quan trọng, xuyên suốt
tất cả các giai đoạn tố tụng từ điều tra, truy tố, xét xử và có ý nghĩa quyết định đến
16


toàn bộ quá trình giải quyết vụ án. Trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự,
các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án đều phải tiến hành định tội danh.
Định tội danh chính là nền tảng, ảnh hƣởng tới toàn bộ các hoạt động xác định trách
nhiệm hình sự tiếp theo: định khung và quyết định hình phạt. Định tội danh đúng thì
mới áp dụng pháp luật hình sự đúng, ra bản án mới đúng pháp luật, ngƣời phạm tội
mới chấp nhận bản án, cúi đầu nhận tội và mới đạt đƣợc yêu cầu của việc xét xử là
đúng ngƣời, đúng tội. Việc định tội danh sai sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn, đặc biệt là
không đảm bảo đƣợc tính có căn cứ của hình phạt đƣợc tuyên, xét xử không đúng
ngƣời, đúng tội, không đúng pháp luật, dẫn đến tình trạng oan, sai đang tồn tại
hiện nay.
Điều 2 BLHS quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình
sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” [28]. Cơ sở thực tế để một ngƣời
phải chịu trách nhiệm hình sự là sự hiện diện trong hành vi mà họ thực hiện đầy đủ
các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể đƣợc quy định trong BLHS. TNHS chỉ
thuộc về ngƣời nào đã thực hiện hành vi đã đƣợc quy định trong một quy phạm nào
đó thuộc phần các tội phạm của BLHS. Vì vậy, tội phạm khi thực hiện phải đƣợc
định tội đúng.
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh khái niệm định tội danh,
cụ thể là:
Theo Từ điển Luật học thì: “Định tội danh được hiểu là để truy cứu trách

nhiệm hình sự đối với một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì phải
định tội được theo tội danh mà luật hình sự quy định. Cơ sở của việc định tội phải
dựa vào các dấu hiệu cấu thành tội phạm”. Theo đó, Viện kiểm sát khi quyết định
truy tố phải xác định cụ thể tội danh trong bản cáo trạng theo điều luật hình sự quy
định. Sau khi nghị án, Tòa án (Hội đồng xét xử) quyết định cuối cùng về tội danh
(định tội) và hình phạt áp dụng (lƣợng hình).
Các học giả nƣớc ngoài đã đƣa ra nhiều nhận định khác nhau về định tội
danh, có thể chỉ ra các học giả tiêu biểu nhƣ: Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Liên
Xô cũ (Liên bang Nga hiện nay) Kuđriavtxev V.N. coi “định tội danh việc xác định
17


và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi
đƣợc thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm do quy phạm pháp luật hình
sự quy định”. Giáo sƣ Sliapôchnhikôv A.C. thì cho rằng “Định tội danh là một giai
đoạn của hoạt động bảo vệ pháp luật do các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử thực
hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự và, dựa vào các tình tiết thể
hiện sự nguy hiểm cho xã hội của hành vi cụ thể để xác định dấu hiệu của cấu thành
tội phạm tƣơng ứng với hành vi đó” [3,tr.31-32].
Khoa học luật hình sự Việt Nam cũng có nhiều quan niệm khác nhau về khái
niệm định tội danh, cụ thể:
Theo GS.TSKH Lê Cảm thì: “Định tội danh là một quá trình nhận thức lý
luận có tính lô gic, đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp
dụng pháp luật hình sự , cũng nhƣ pháp luật tố tụng hình sự và, đƣợc tiến hành bằng
cách – trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập đƣợc và các tình tiết thực tế của
vụ án hình sự để đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp giữa các
dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện với các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm cụ thể tƣơng ứng do luật hình sự quy định” [3, tr.33].
TS. Dƣơng Tuyết Miên thì cho rằng: “Định tội danh là hoạt động của cơ
quan tiến hành tố tụng (Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) và một số cơ

quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một ngƣời có
phạm tội hay không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật nào của BLHS hay
nói cách khác đây là xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện” [21, tr.9].
Theo TS. Lê Văn Đệ, trong lý luận cũng nhƣ trong thực tiễn đấu tranh
phòng, chống tội phạm thì định tội danh đƣợc hiểu theo hai nghĩa:
“Với ý nghĩa thứ nhất, định tội danh là một quá trình lôgic nhất định, là hoạt
động của cán bộ có thẩm quyền trong việc xác nhận sự phù hợp giữa trƣờng hợp
phạm tội cụ thể đang xem xét với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đƣợc quy
định trong một quy phạm pháp luật thuộc phần các tội phạm Bộ luật hình sự.
Với ý nghĩa thứ hai, định tội danh là sự đánh giá về mặt pháp lý đối với hành
vi nguy hiểm cho xã hội đó xảy ra trong thực tế mà cán bộ có thẩm quyền đang xem
18


×