Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

QT chăm sóc mạ khay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 12 trang )

QUY TRÌNH KỸ THUẬT
SẢN XUẤT MẠ KHAY, MÁY CẤY TRONG SẢN XUẤT LÚA
Gieo mạ khay, cấy bằng máy trong sản suất lúa là một tiến bộ kỹ thuật
vượt trội so với phương thức sản xuất mạ khác. Phương thức này làm giảm chi
phí làm mạ, công cấy, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh, trong khi đó năng
suất, chất lượng lúa vẫn đảm bảo. Kỹ thuật chăm sóc cây mạ khay sử dụng máy
cấy cần phải thực hiện cụ thể theo các biện pháp kỹ thuật sau:
1. Về giống và thời vụ sản xuất và chăm bón mạ khay
Các giống có thời gian sinh trưởng ngắn đều có thể sử dụng để gieo mạ
khay. Nên lựa chọn các giống nằm trong cơ cấu giống của tỉnh, huyện, xã để
đảm bảo cơ cấu giống phù hợp. Bên cạnh đó cần bố trí thời vụ hợp lý để rải vụ,
đáp ứng nhu cầu mạ cho địa phương.
2. Chuẩn bị giá thể làm mạ khay
Giá thể để gieo mạ khay gồm: đất bột, mùn cưa (hoặc rơm rạ đã xử lý
hoai mục) và phân bón.
2.1. Chuẩn bị và xử lý đất làm mạ khay
- Đất để gieo mạ khay có yêu cầu khá nghiêm ngặt. Nên lựa chọn loại đất
đỏ Bazan, đất phù sa, đất màu, có độ PH=4,5-5,5. Đất có độ PH cao cần phải xử
lý. Không chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát, đất cát pha vì đất này khả
năng giữ nước và phân kém.

Đất phù sa được dùng để chuẩn bị làm giá thể mạ khay
- Không sử dụng đất có nhiều sỏi đá, đất nơi ao tù nước đọng, đất nơi trũng lầy
thụt vì chứa nhiều khí độc ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của bộ rễ.
- Đất sau khi được chọn phải xử lý phơi ải và và sàng phân loại để loại bỏ
tạp chất, loại bỏ hạt có kích thước lớn. Đất nên được chuẩn bị trước khi gieo từ
2-4 tuần. Đất được phơi khô rồi nghiền nhỏ và lọc qua sàng có lỗ 4-5mm, không
nên nghiền quá nhỏ.Đất được làm song chia thành 2 phần (khoảng 70-80% dùng
để trộn giá thể; 20-30% dùng để phủ bề mặt sau khi gieo hạt).
1



Sàng phân loại đất

Phơi đất làm mạ

2.2. Lựa chọn và xử lý mùn cưa làm giá thể mạ khay
- Nên sử dụng mùn cưa từ các cây gỗ tạp, mùn tạp. Không chọn mùn cưa
từ gỗ lim, sến, táu, mùn cưa từ các cây chứa nhiều tinh dầu.
- Mùn cưa được đưa về được đổ thành đống như đối với đất và để mùn
cưa biến màu ta mới tiến hành phân loại và sàng. Sau khi sàng mùn song tiến
hành đánh đống cho mùn hả hơi trong một vài ngày mới dùng để trộn vào giá
thể.

2


Giá thể mùn cưa

Sàng mùn cưa

2.3. Lựa chọn và xử lý phân bón làm giá thể mạ khay
Chỉ nên sử dụng phân đơn, phân hữu cơ vi sinh hoặc phân bón chuyên
dùng cho cây mạ (dạng bột). Không nên sử dụng phân tổng hợp NPK dạng hạt
vì hạt phân lớn, khó tan ngay, dinh dưỡng không đồng đều và dễ gây sót phân.
Đối với đạm tốt nhất nên sử dụng đạm ure hạt nhỏ, lân và kali clorua dạng bột
mịn, không vón cục.
Sau khi lựa chọn được thành phần làm giá thể, cần trộn giá thể gieo mạ
khay. Có thể áp dụng 3 công thức phối trộn như sau:
- 1m3 đất + 0,4-0,5m3 mùn cưa + 1,6 kg đạm ure + 8 kg lân + 1,6 kg kali
clorua.

- 1m3 đất + 0,3 m3 mùn cưa + 1,7 kg đạm ure + 10 kg lân + 1,7 kg kali
clorua.
- 1m3 đất + 0,3 m3 mùn cưa + Phân bón chuyên dùng cho cây mạ (mạ
khay, mạ dược, mạ sân)
Giá thể sau khi được phối trộn cần đưa vào kho ủ, tủ bạt để tạo điều kiện
cho các phản ứng sinh hoá trong khối giá thể xảy ra. Kho ủ phải đảm bảo khô
ráo, không có nắng mưa. Thời gian ủ giá thể từ 15-20 ngày. Trước khi đưa ra
làm mạ phải phơi giá thể trên nền sân từ 12-15 giờ để thoát hết chất độc trong
quá trình ủ, sau đó mới đưa vào khay để gieo mạ.

3


Trộn giá thể

Ủ mạ giá thể

3. Chuẩn bị khay làm mạ

Khay mạ
Thông thường để đủ mạ cấy cho 1 sào cần từ 10-12 khay. Nếu cấy bằng
tay thì làm mạ trên khay nào cũng được; tuy nhiên làm mạ cho máy cấy thì tuỳ
theo từng máy cấy để lựa chọn khay cho phù hợp. Ví dụ: Máy cấy xuất xứ từ
Nhật Bản (Kobota) kích thước hàng sông cấy là 28 cm, loại khay tương ứng là
30x60 cm; Máy cấy xuất xứ từ Hàn Quốc kích thước hàng sông cấy là 23 cm,
loại khay tương ứng là 25x60 cm; Máy cấy xuất xứ từ Trung Quốc kích thước
hàng sông cấy là 21 cm, loại khay tương ứng là 23x60 cm.
4. Chuẩn bị hạt giống gieo mạ khay
4



- Chọn loại thóc giống đã qua kiểm định để đảm bảo thóc tốt ngay từ đầu.
- Lượng giống cần thiết trên một khay mạ:
Đối với khay 30 x 60 cm: Hạt khô dạng hạt nhỏ cần 75-80g/khay; hạt khô
dạng hạt to cần 150-155 g/khay.
Đối với khay 25 x 60 cm: Hạt khô dạng hạt nhỏ cần 60-65g/khay; hạt khô
dạng hạt to cần 125-130 g/khay.
- Xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ: Để đảm bảo mật độ gieo, cần xử lý loại
bỏ lép lửng trước khi ngâm:
+ Dùng rổ đãi từng mẻ 10kg thóc khô trong nước muối pha có tỉ trọng 1,13
đối với thóc tẻ và 1,08 đối với thóc nếp để loại bỏ hạt lép.

Chọn và sàng lọc hạt lép lửng
+ Rửa sạch nước muối bằng cách cho thóc vào bao nilon có lỗ nhỏ rồi
nhúng trong bể nước sạch.

+ Hạt giống phải đảm bảo sáng, mẩy, sạch sâu bệnh, không có lẫn tạp, tỷ
lệ nảy mầm cao >85%.

5


- Sau khi rửa sạch nước muối tiếp tục ngâm thóc vào nước có pha hóa
chất để khử trùng.Rồi rửa lại bằng nước sạch.Ngâm thóc trong nước sạch, chú ý
phải thường xuyên thay nước, mùa đông phải ngâm bằng nước ấm. Sau khi hạt
hút đủ nước (hạt trong, phôi mầm trắng đều) thì vớt ra, rửa sạch, để ráo và ủ
thúc mầm.
Nhiệt độ trong phòng

Số ngày ngâm


15 độ C

4-5 ngày

18 độ C

3-4 ngày

20 độ C

3 ngày

Lớn hơn 26 độ C

2 ngày

Ngâm giống làm mạ khay
- Ủ giống: Vụ xuân chọn nơi kín gió, tạo mọi điều kiện để tăng nhiệt ngay
từ ngày đầu đạt 30-320C. Vụ mùa ủ nơi thoáng mát, che đậy đơn giản hơn. Cần
kiểm tra thường xuyên tránh thóc giống ủ quá nóng, ngọt qua nước để rửa chua
và đảm bảo đủ ẩm. Hạt giống sau khi ủ phải đảm bảo nứt nanh hoàn toàn; rễ,
mầm không dài quá ½ chiều dài kích thước hạt lúa.

6


Hạt giống đạt tiêu chuẩn gieo mạ khay
5. Gieo mạ khay
- Chuẩn bị khay trước khi gieo mạ: Cho giá thể vào 2/3 khay. Sắp xếp khay

thẳng hàng và theo khối lượng giống có thể mang theo 1 lần.

Cho giá thể vào mạ khay (2/3 khay) gạt bằng giá thể
- Chuẩn bị dụng cụ và vật dụng gieo mạ gồm: Nước tưới; thùng ô doa tưới
nước lỗ nhỏ; cân đồng hồ, tấm chắn hạt rơi vãi; thúng đựng; xe rùa; xe vận
chuyển khay…
- Gieo mạ:
+ Trước khi gieo, dùng ô doa tưới đẫm nước lên phần giá thể đã được
chuẩn bị trên khay, đợi ráo nước mới tiến hành gieo mạ.

Tưới nước trước khi gieo mạ
7


+ Để mật độ gieo đồng đều, cần chia lượng giống gieo trên số khay đã xác
định thành 2 phần (một phần 70% hạt giống, một phần 30% hạt giống) và gieo
thành 2 lần. Có thể gieo hạt bằng tay hoặc bằng máy gieo hạt.

Hạt giống đủ tiêu chuẩn được gieo vào khay
+ Sau khi gieo hạt đảm bảo mật độ trên khay, ta dùng ô doa tưới nước lại
lần nữa để lúa trồi mầm giống lên trên và trải đều đất trên mặt khay.

Phủ đất kín trên mặt khay gieo mạ
+ Tiến hành phủ lớp đất trên mặt kín hết hạt giống trong khay (bề dày của
đất phủ khoảng 0,5-0,7 cm).
6. Chăm sóc mạ khay sau gieo
- Giai đoạn hoạt hoá mầm mạ: sau khi gieo, xếp khay mạ thành chồng
cao rồi đem vào nhà ủ, giữ ấm cho mạ tiếp tục mọc qua lớp đất mặt và kích thích
mạ mọc đều trong khay. Thời gian để trong nhà ủ khoảng 50-60 giờ. Khi mạ đủ
thời gian và với bao lá mầm trên khay đều, khoẻ, thì đưa mạ ra khu vực chăm

sóc để thuận lợi cho chăm sóc và theo dõi mạ cho đến lúc cấy.
8


Mạ được ủ hoạt hóa đạt tiêu chuẩn
- Giai đoạn chăm sóc mạ non: Mạ sau khi qua giai đoạn hạt hoá mầm
được chuyển ra khu vực chăm sóc trong thời gian 5-7 ngày (tuỳ theo vụ), trong
giai đoạn này phải chú ý kiểm soát nhiệt độ ở mức vừa phải (mùa hè phải làm
nhà che bằng lưới đen hoặc để nơi có bóng râm để tránh hiện tượng khô héo táp
lá, mùa đông phải che phủ nilon để tránh rét), thường xuyên kiểm tra độ ẩm và
tưới ẩm kịp thời, không để hiện tượng thiếu nước trên khay nhất là ở vụ mùa.

Tưới nước cho mạ

Chăm sóc mạ

- Giai đoạn lột mạ và chăm sóc mạ cấy: Khi mạ đạt 1,5-2 lá thật, lúc này các
rễ mạ quấn vào nhau và tạo thành 1 tảng, tiến hành lột mạ ra khỏi khay và đặt
mạ xuống nền đất có trải 1 lớp nilon mỏng (không đặt mạ trực tiếp xuống nền
sân gạch, xi măng vì nền hút ẩm và không giữ ấm được chân mạ). Chăm sóc giai
đoạn này phải chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm và sâu bệnh trên mạ.
- Luyện mạ: Đối với vụ Xuân, thời điểm gieo mạ nhiệt độ thấp và thường
rét đậm, rét hại kéo dài, do đó mạ sau khi được lột ra khỏi khay và đặt trên nền
nilon phải được che phủ nilon 100%. Để mạ thích nghi dần với điều kiện thời
tiết bên ngoài và tạo điều kiện cho mạ cứng cây, đanh dảnh cần tiến hành luyện
mạ, thời gian khoảng 4-5 ngày trước khi cấy.
9


Cách luyện mạ như sau: Nếu nhiệt độ ngoài trời <16oC phải tủ kín luống

mạ; khi nhiệt độ ngoài trời >16oC mở một đầu hoặc hai đầu nilon, chiều tối phải
đậy lại; khi nhiệt độ >20oC cần lật mở cả nilon sang một bên, chiều tối đậy lại.
Trước khi đưa mạ ra ruộng cấy phải mở nilon hoàn toàn.
Mạ đạt tiêu chuẩn khi cấy: đạt 2,5-3,5 lá; chiều cao cây từ 10-20 cm, cứng
cây, đanh dảnh, sạch sâu bệnh.

Mạ khay đạt tiêu chuẩn đem cấy
II. kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa cấy bằng mạ khay, máy cấy
1. Kỹ thuật làm đất:
Đất phải cày vùi dập gốc dạ, cây cỏ để gốc dạ, cây cỏ phân hủy tốt với độ
sâu bùn đạt từ 15- 20 cm, bừa kỹ, nhuyễn bùn. Xung quanh phát quang bờ, bụi
rồi tiến hành bón lót các loại phân (đối với phân bón lót) trước khi san phẳng
mặt ruộng.
Đất phải làm xong trước khi cấy từ 2-4 ngày để đảm độ đông bùn. Trong
thời gian chờ cấy phải luôn giữ nước ngập trong ruộng từ 3-4 cm, không được
để ruộng hết nước.
2. Kỹ thuật cấy:
Mạ cấy đã được gieo trong khay đảm bảo tiêu chuẩn. Máy cấy đã định sẵn
hàng cách hàng 30 cm (hàng x hàng = 30cm). Cây cách cây tùy theo từng chân
10


đất, tùy theo từng loai giống có thể điều chỉnh khoảng cách 12, 14, 16 cm cho
phù hợp (theo nguyên tắc đất xấu cầy dày hàng con, đất tốt cấy thưa hàng con).
Khi cấy phải rút nước trong ruộng ở mức 1-2 cm.
3. Kỹ thuật chăm sóc
- Lượng phân bón cho 01 sào Bắc bộ ( 360m2)
+ Phân chuồng: bón lượng 250 – 300kg (hoặc 25-30 kg phân vi sinh hữu
cơ)
+ Phân Đạm URE: bón lượng 2-3 kg

+ Phân supe lân Lâm thao: bón lượng 15 - 17 kg
+ Phân NPK 12:5:10 : bón lượng 20 – 25 kg
+ Vôi bột: bón lượng 12 – 15 kg
- Cách bón:
+ Vôi bột bón ngay sau khi cày xong vãi đều trên mặt ruộng sau đó tiến
hành bừa.
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng (hoặc phân vi sinh hữu cơ) + Toàn bộ
phân Supe lân trước khi bừa lần cuối và san phẳng mặt ruộng.
+ Bón thúc đợt 1: Sau khi cấy 4-6 ngày khi lúa hồi xanh bón thúc 2-3 kg
đạm + 13-15 phân NPK 12:5:10.
Sau khi cấy được 15 – 17 ngày tiến hành làm cỏ sục bùn để tăng lượng o
xy trong đất, tránh nghẹt rễ lúa kích thích đẻ nhánh.
+ Bón thúc đợt 2: Sau khi cấy được 30 – 35 ngày bón hết số phân NPK
12:5:10 còn lại (bón 7-10 kg)
- Chăm sóc:
Sau khi cấy 2-3 ngày giữ nguyên mực trong nước từ 2-3 cm xử lý phun
hoặc vãi thuốc trừ ốc (đối với những ruộng có Ốc biêu vàng), kết hợp phun
thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (thuốc Sofit 300EC, thuốc Vibuta 62 EC).
Sau khi cấy phải luôn duy trì mực nước trong ruộng từ 2-3 cm, trong suốt
giai đoạn lúa đẻ nhánh không được để ruộng cạn nước đảm bảo cho lúa đẻ
nhánh tốt.
Thời kỳ kết thúc đẻ nhánh, lúa đứng cái có thể tháo cạn nước từ 5-7 ngày
để phơi ruộng. Sau đó cho nước vào và duy trì mực nước trong ruộng từ 2-4 cm
cho lúa làm đòng và trỗ bông. Trước khi thu hoạch 5-7 ngày (khi lúa đỏ đuôi) thì
rút hết nước trong ruộng.
- Phòng trừ sâu bệnh hại lúa:
Sử dụng các biện pháp quản lý phòng trừ tổng hợp (IPM), khi thật cần
thiết có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để phòng trừ.
11



Kiểm tra thường xuyên và trừ ruồi đục lá, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ ở thời kỳ
lúa đẻ nhánh bằng các loại thuốc PADAN 95 SP, Rigen 800 WP, Sumithion 50
EC…Theo dõi các loại Rầy thường xuyên và phòng trừ kịp thời bằng các loại
thuốc sau: Actara 25WG, Applaud, Trebon, Basa 50 EC…Phòng trừ bọ xít dài
hại bông vào giai đoạn lúa trỗ bằng thuốc Fastac. Trừ bệnh đạo ôn lá, khi phát
hiện thấy vết bệnh trên lá, phòng bệnh đạo ôn cổ bông khi lúa bắt đầu trỗ bằng
các loại thuốc HINOSAN, FU-JI-ON, Kasai…Phòng trừ bệnh khô vằn ở thời kỳ
lúa con gái đến khi lúa trỗ bông khi xuất hiện vết bệnh bằng thuốc Validacin,
Alvin…Liều lượng phun theo hướng dẫn trên bao bì của thuốc.
4. Thu hoạch và bảo quản
- Thu hoạch
+ Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-33 ngày hoặc khi
thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ
lệ hao hụt.
+ sau khi cắt tiến hành suốt ngay, không nên phơi mớ trên ruộng.
+ Sử dụng máy đập lúa trục dọc (tuốt lúa, máy nhai) để suốt lúa.
- Sơ chế và bảo quản
+ Phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử dụng lưới nilon
lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2-3 ngày là được.
+ Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng. Bảo quản lúa ở những
nơi khô ráo và thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc
đạt 13-14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 13%.

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×