Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ÔN tập THỰC tập GIẢI PHẨU NGƯỜI và ĐỘNG vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.32 KB, 12 trang )

Thực tập giải phẩu người và động vật

BÀI 1: MÔ ĐỘNG VẬT
Câu 1: So sánh hồng cầu máu cóc và hồng cầu máu chuột. Nêu ý nghĩa.
- Hồng cầu máu chuột: kích thước nhỏ, hình dĩa, lõm 2 mặt và không có nhân.
- Hồng cầu máu cóc: kích thước lớn hơn, có nhân.
- Ý nghĩa: tiến hóa về mặt chức năng, hồng cầu của thú (chuột) tiến hóa để thích nghi với việc vận chuyển nên
có các đặc điểm (như đã nêu) nhằm tăng bề mặt trao đổi khí, hơn nữa hồng cầu có tính thấm chọn lọc cao
nhằm mục đích:
+ Tăng tốc độ di chuyển và dễ dàng len lỏi vào các vi mạch.
+ Kích thước nhỏ, mật độ cao giúp trao đổi chất nhanh, tăng diện tích tiếp xúc.
+ Dễ tiếp nhận oxi vì hemoglobin phân bố đều mà không tập trung ở nhân.
Câu 2:
a) Có mấy loại tế bào máu, kể tên.
- Máu được chia làm 2 loại: huyết và bạch huyết. Huyết gồm huyết tương và những huyết cầu; huyết cầu
gồm hồng cầu, bạch cầu (gồm bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt) và tiểu cầu.
b) Các loại biểu mô.
- Có 2 loại:
+ Biểu mô che phủ: các tế bào được tạo thành để che phủ bề mặt ngoài của cơ thể, mặt trong của các
cơ quan rỗng, những khoang của cơ thể, gồm 2 loại: biểu mô đơn (lát đơn, trụ đơn, vuông đơn) và biểu
mô tầng (vuông tầng, trụ tầng, trụ giả tầng và biểu mô chuyển tiếp).
+ Biểu mô tuyến: được tạo thành từ những tế bào/tập hợp tế bào có khả năng chế tiết, gồm 2 loại: tuyến
đơn bào và tuyến đa bào.
Câu 3: Kể tên các loại mô và nêu chức năng. Kể tên các loại cơ của mô cơ.
* Mô có 4 loại:
- Biểu mô: bao phủ bề mặt, lớp mặt trong các khoang và hình thành các tuyến; bảo vệ, trao đổi chất, lọc và
tiết.
- Mô liên kết: nâng đỡ và bảo vệ các mô khác.
- Mô cơ: tạo ra sự chuyển động, có 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim và mô cơ trơn (Xác định trên tiêu bản 3 loại
mô này)
Câu 4: Thực hiện tiêu bản dàn máu cóc để nhận dạng hồng cầu và bạch cầu. Trả lời câu hỏi vấn đáp.


- Hủy tủy cóc, mổ lộ tim.
- Dùng kim tiêm có chất kháng đông chọc từ đỉnh tim vào xoang tâm thất, cho máu cóc chảy vào dĩa đồng hồ
có chất kháng đông.
- Dùng ống hút nhỏ 1 giọt máu lên đầu lamme sạch, dùng lamme khác đặt trước giọt máu 0,5 cm, lùi lamme
kéo cho chạm nhẹ vào giọt máu và nghiêng một góc khoảng 300. Chờ giọt máu loang ra ở cạnh tiếp xúc giữa
2 lamme, nhấc lamme kéo lên, đặt trước vị trí của khoảng 1 cm và đẩy nhẹ lamme từ phải sang trái (thuận tay
1 | Biên soạn: Phạm Quốc Huy B1501158 – Sư phạm Sinh Học Khóa 41 – Đại học Cần Thơ


Thực tập giải phẩu người và động vật

phải) để cho giọt máu được dàn mỏng và đều trên lamme mẫu (chỉ thực hiện 1 lần, nên phải nhanh, nhẹ và
đều tay).
- Để vết máu vừa dàn khô tự nhiên, tráng nhanh cồn methanol để cố định vết máu, để cồn khô tự nhiên.
- Nhuộm Giemsa có pH = 7,8 trong 45 phút, rửa nhẹ lamme dưới vòi nước tránh nước chảy trực tiếp qua vết
máu, để tiêu bản máu khô tự nhiên.
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
Câu 5: Quan sát các tiêu bản có sẵn (hoặc thực hiện tiêu bản).
- Mô thần kinh: chỉ ra tế bào thần kinh (nhân, sợi nhánh, sợi trục), nơron, thể mỡ, tế bào thần kinh đệm, chất
nền ngoại bào.
- Mô cơ: chỉ ra sợi cơ, vân sáng, vân tối, nhân.
- Mô sụn: chỉ ra tế bào sụn, nang sụn, chất nền ngoại bào, nhân.

Bài 2: HỆ VẬN ĐỘNG
Câu 1: Các thành phần của xương trục
Xương trục gồm xương đầu, cột sống và lồng ngực.
- Xương đầu gồm các xương: sọ não, sọ mặt cà các xương nhỏ trong tai.
+ Xương sọ não gồm: 1 (xương tráng, chẩm, bướm, màng), 2 (xương đỉnh, thái dương).
+ Xương sọ mặt và sọ não khớp với nhau theo kiểu khớp bất động màng.
+ Xương hàm dưới tạo khớp động với xương thái dương.

- Xương cột sống gồm các xương: đốt sống (cổ, ngực và lưng), đĩa sụn gian đốt, xương cùng và xương cụt.
+ Đốt sống 1 khớp bầu dục với xương chẩm.
+ Đốt sống 2 đến đốt sống lưng khớp với nhau bằng khớp bán động.
+ Đốt sống cùng với xương cụt khớp nhau bằng khớp bất động.
- Xương lồng ngực gồm các xương: ức, sườn, sụn sườn và các đốt sống ngực.
+ Sụn sườn khớp bất động sụn với xương ức.
+ Các phần của xương ức khớp bất động sụn với nhau.
+ Xương ức tạo khớp yên ngựa với xương đòn.
Câu 2: Xương, khớp của xương chi trên vài đai vai; chi dưới và đai hông.
a) Xương chi trên và đai vai
- Đai vai
+ Xương gồm: xương đòn, xương bả vai.
+ Khớp gồm: khớp phẳng, khớp yên ngựa.
- Chi trên
+ Xương gồm: xương cánh tay, cẳng tay (tay trụ và tay quay), cổ tay, bàn tay, ngón tay.
2 | Biên soạn: Phạm Quốc Huy B1501158 – Sư phạm Sinh Học Khóa 41 – Đại học Cần Thơ


Thực tập giải phẩu người và động vật

+ Khớp gồm các khớp: cầu (cánh tay vs bả vai), lồi cầu (bàn tay vs ngón tay) , yên ngựa (đốt bàn 1 vs
xương thang cổ tay), ròng rọc (các xương ngón tay), bầu dục (xương bàn tay vs ngón tay).
b) Xương chi dưới và đai hông
- Đai hông:
+ Xương gồm: xương chậu, xương cùng, xương cụt.
+ Khớp gồm: khớp phẳng, khớp cầu, khớp bán động.
- Chi dưới:
+ Xương gồm các xương: đùi, bánh chè, cẳng chân (xương chày và xương mác), bàn chân, cổ chân,
ngón chân.
+ Khớp gồm các khớp: ròng rọc (xương đùi vs xương bánh chè), khớp bầu dục (phần nền xương bàn

chân vs cổ chân), khớp bất động màng (xương mác vs xương chày), khớp cầu (chổm xương bàn chân
vs xương 5 ngón chân).
Câu 3: Cơ thể người có mấy loại khớp, kể tên và cho ví dụ. Nêu các loại xương cấu tạo nên các loại khớp
đó.
- Có 3 loại khớp: khớp bất động, khớp bán động, khớp động (động 1 trục, 2 trục, đa trục)
Dạng khớp

Cặp xương cấu tạo nên khớp

- Bất động màng

- Xương chày – xương mác; xương trụ - xương quay.

- Bất động dây chằng

- Dây chằng vàng giữa các cung cột sống.

- Bất động sụn

- Xương sườn và sụn sườn.

- Bất động xương

- Các khớp vòm sọ ở người già.

- Khớp sụn cơ

- Khớp giữa các thân đốt sống, khớp mu.

- Khớp sụn trong


- Cán ức với thân xương ức.

- Khớp trụ (quay)

- Tay trụ và tay quay.

- Khớp ròng rọc

- Cánh tay và cẳng tay, khớp gối,…

- Khớp bầu dục

- Phần nền xương bàn chân và cổ chân.

- Khớp lồi cầu

- Đốt ngón tay – bàn tay.

- Khớp yên ngựa

- Khớp đốt bàn 1 và xương thang.

Đa

- Khớp chỏm

- Khớp vai, khớp hông.

trục


- Khớp phẳng

- Khớp cùng vai – đòn.

Khớp bất động

Khớp bán
động
Khớp

Tên khớp

1 trục

động
2 trục

Câu 4: Các cơ thuộc các vùng cơ
Vùng cơ
Đầu – mặt
Cổ
Ngực


Cơ: trán, vòng mắt, vòng miệng, bám da cổ, gò má lớn, gò má bé, cằm, hạ môi, cười, nâng
môi trên, …
Cơ: ức đòn chẩm, bám da cổ, nâng vai, gối, thang, bậc thang giữa
Cơ: ngực lớn, chéo bụng ngoài, răng trước,…


3 | Biên soạn: Phạm Quốc Huy B1501158 – Sư phạm Sinh Học Khóa 41 – Đại học Cần Thơ


Thực tập giải phẩu người và động vật

Bụng
Lưng
Chi trên

Cơ: gian sườn ngoài, gian sườn trong, ngang bụng, thẳng bụng, chéo bụng ngoài, chéo
bụng trong
Cơ: tròn lớn, tròn bé, dưới gai, delta, bậc thang, lưng rộng, trám lớn, trám bé, nâng vai,…
Cơ: nhị đầu, cánh tay, tam đầu, sấp tròn, cánh tay quay, gấp cổ tay quay, gấp cổ tay trụ,
gấp các ngón nông, gấp các ngón dài,…
Cơ: mông bé, mông lớn, khép, thon, bán gân, bán màng, nhị đầu đùi, lược, rộng ngoài,

Chi dưới

rộng giữa, rộng trong, thắt lưng, căng đùi, thẳng đùi, cơ bụng chân, cơ chày trước, cơ dép,
cơ mác dài, may.

Câu 5:
a) Phân biệt đốt sống cổ với đốt sống ngực
- Đốt sống cổ có mấu gai chẻ đôi, lỗ sống rộg, có lỗ ngang còn đốt sống ngực thì lỗ sống nhỏ, mấu gai to dài
để hạn chế cử động của ngực, lỗ ngang không có.
- Đốt ngực thì thân đốt và các mấu ngang có diện khớp phẳng khớp với đầu xương sườn còn đốt cổ thì có 2
loại đặc biệt khác chút là đốt đội và đốt trục
- Đốt đội là đốt 1 của đốt sống cổ, không có thân, có diện khớp với lồi cầu xương chẩm còn đốt trục ở ngay
dưới đốt đội là đốt 2 thì đặc biệt có răng, trên răng có diện khớp khớp với cung trước đốt đội để tạo nên trục
quay của hộp sọ.

b) Phân biệt đốt sống cổ, đốt sống ngực và đốt sống lưng theo bảng sau:
Thân

Lỗ ngang

Lỗ gai

Lỗ sống

Đốt sống cổ
Đốt sống ngực
Đốt sống lưng
Câu 6: Khảo sát sự phối hợp vận động giữa cơ và xương ếch và trả lời vấn đáp.
- Thực hiện thao tác hủy tủy ếch, cắt và lột bỏ da chi sau và quan sát:
Nội dung

Kết quả quan sát

Các cơ vùng đùi
Các cơ vùng cẳng chân
Thành phần 1 bắp cơ
Cách bám của cơ đùi vào xương
Cách bám của cơ bắp chân vào xương
4 | Biên soạn: Phạm Quốc Huy B1501158 – Sư phạm Sinh Học Khóa 41 – Đại học Cần Thơ


Thực tập giải phẩu người và động vật

Cử động khi kẹp đùi trước
Cử động khi kẹp đùi sau

Cử động khi kẹp cơ bắp chân trước
Cử động khi kẹp cơ bắp chân sau
Khi ếch thẳng chi sau, nhóm cơ co gồm
Khi ếch thẳng chi sau, nhóm duỗi cơ gồm
Nhóm cơ đối kháng ở chi sau

Bài 3
NÃO BỘ VÀ HỆ TIÊU HÓA
Câu 1: Đọc tên các thành phần của não bộ trên mô hình
a) Mô hình cắt dọc.
- Quan sát từ ngoài, các thành phần thấy bên
ngoài.
- Các câu hỏi tương tự như giải phẩu mẫu thật.
c) Kể tên 3 rãnh và 4 thùy của vỏ đại não.

b) Mô hình nguyên khối
- Quan sát từ dưới tủy sống lên, 4 vùng của não
bộ.
- Các câu hỏi tương tự như giải phẩu mẫu thật.

- Rãnh Sylvius, trung tâm (Ronaldo), đỉnh chẩm (thẳng góc), rãnh cựa (có ở heo)
- Thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương
Câu 2: Trình bày các thành phần của ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa của người và nêu chức năng.
- Ống tiêu hóa: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Chức năng tiêu hóa cơ học.
- Tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến ruột, gan, tụy. Chức năng tổng hợp và tiết men tiêu hóa đổ
vào khoang ống tiêu hoa để thực hiện tiêu hóa hóa học.
Câu 3: Giải phẩu não động vật (heo) và trả lời vấn đáp.
- Xác định mặt trước, mặt sau của não.
- Các phần thuộc mặt bên ngoài của mẫu vật.
- Xác định 4 vùng của não, chỉ ra những thành phần của não bộ sau khi giải phẩu.

Gợi ý:
* Cách mổ não:
- Trước khi mổ, quan sát các cơ quan bên ngoài thấy được gì?
- Tủy sống, hành não, cầu não, cuống tiểu não, tiểu não, bán cầu đại não, củ não sinh tư, tuyến tùng.
Bước 1: Tách rãnh liên bán cầu để thấy dãy chất trắng nối liền 2 bán cầu đại não.
5 | Biên soạn: Phạm Quốc Huy B1501158 – Sư phạm Sinh Học Khóa 41 – Đại học Cần Thơ


Thực tập giải phẩu người và động vật

Bước 2: Cắt 1 đường qua thể chai để thấy vòm não.
Bước 3: Cắt 1 đường qua vòm não để thấy đồi thị và mép gian đồi thị.
Bước 4: Cắt dọc não để lát cắt đi qua thùy giun của tiểu não và mép gian đồi thị.
Sau khi mổ:
- Chỉ: tủy sống – hành não – cầu não – não giữa – cuống não – não trung gian
+ Não giữa gồm: cuống não, củ não sinh tư, cống Sylvius.
+ Não trung gian có: đồi thị, vùng trên đồi, vòm não, vùng dưới đồi (thể vú, củ xám), vùng ngoài đồi (tuyến
tùng)
- Dãy chất trắng nối liền 2 bán cầu đại não gồm: thể chai, vòm não, mép trắng trước, mép trắng sau.
Câu 4: Quan sát tiêu bản ruột non cắt ngang
- Xác định các tế bào có ở lông ruột, tuyến ruột.
+ Tế bào có trong lông ruột: tb chén, tb trung trụ, tb lympho, mâm vân, mạch bạch huyết, cơ trơn, mạch máu.
+ Tế bào có trong tuyến ruột: tế bào nội tiết, tb chén, tb chưa phân hóa, tb trụ, tb Paneth.
- Chức năng của các tế bào.
+ Tế bào mô trụ: tổng hợp enzim dịch ruột, tạo tuyến ruột, lông ruột, hấp thu chất dinh dưỡng.
+ Tế bào chén: tiết chất nhầy.
+ Tế bào Paneth: tổng hợp lysozym diệt khuẩn.
+ Tế bào nội tiết: tiết hormon bài tiết mật và dịch tụy.
+ Tế bào chưa phân hóa: sinh sản tạo các tế bào mới thay thế các tế bào già chết.


BÀI 4
HỆ TUẦN HOÀN VÀ HỆ HÔ HẤP
Câu 1: Phổi có loại tế bào nào nhiều nhất, chi tiết từng loại.
- Phổi có nhiều phế nang. Phổi gồm
+ Tiểu thùy phổi: hình tháp, tiểu phế quản (TPQ) phân nhánh thành TPQ tận, TPQ tận phân nhánh thành
TPQ thở thông với chùm 10 phế nang.
+ Thành phế nang: xốp, tận cùng của cây phế quản; có các tế bào biểu mô lát loại 1 (8%) và 2 (16%).
++ tế bào biểu mô lát loại 1 chiếm 8% nhưng tạo nên 97% diện tích bề mặt hô hấp của phế nang.
++ tế bào biểu mô lát loại 2 chiếm 16% nhưng chỉ tạo nên 3% diện tích bề mặt hô hấp của phế nang.
Câu 2: Trình bày và vẽ sơ đồ đường đi của khí từ mũi xuống phế nang.
Hít vào  oxi vào các phế nang  máu chảy trong các mao mạch làm thành và xoang phế nang đầy khí 
máu trở nên giàu oxi  rời phế nang trở về tim thông qua 4 tĩnh mạch phổi.

6 | Biên soạn: Phạm Quốc Huy B1501158 – Sư phạm Sinh Học Khóa 41 – Đại học Cần Thơ


Thực tập giải phẩu người và động vật

Hình vẽ

Câu 3: Trình bày thành phần và cấu trúc hệ hô hấp dựa trên mô hình phổi người.

Câu 4:
a) Trình bày cấu tạo của thành tim.

b) Tim người có mấy ngăn, mấy van. Kể tên.
- Tim người có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ nhỏ, ở trên; 2 tâm thất lớn, ở dưới tâm nhĩ.
- Tim người có 3 van.
+ Van bán nguyệt: Nó giúp máu chảy một chiều từ tâm thất ra động mạch.
+ Van 2 lá, 3 lá: Nó giúp máu chảy một chiều từ nhĩ xuống thất.

Câu 5:
a) Cơ sở phân biệt động mạch và tĩnh mạch.

7 | Biên soạn: Phạm Quốc Huy B1501158 – Sư phạm Sinh Học Khóa 41 – Đại học Cần Thơ


Thực tập giải phẩu người và động vật

b) Vì sao thành tâm thất dày hơn tâm nhĩ; thành tâm thất trái dày hơn tâm thất phải?
- Thành tâm thất dày do co bóp và lực đẩy máu vào các vòng tuần hoàn lớn, đường đi xa nên dày, còn thành
tâm nhĩ mỏng do máu chỉ thu vào xoang tâm nhĩ và đổ vào xoang tâm thất qua van 2 lá, 3 lá nên không cần
nhiều lực, đoạn đường ngắn, tâm nhĩ đổ xuống tâm thất lại cùng chiều áp suất.
- Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải là do co bóp đẩy máu lên động mạch chủ chính vào vòng
tuần hoàn lớn và đi khắp cơ thể (đường đi xa), còn thành tâm thất phải mỏng hơn do chỉ đẩy máu lên động
mạch phổi và đoạn đường ngắn.
Câu 6: Giải phẩu tim heo và trả lời câu hỏi vấn đáp.
Gợi ý:
Quan sát, xác định bên ngoài tim heo:
- Mặt trước có rảnh gian thất chéo từ trái sang phải, đáy tim chết chéo sang trái, đỉnh tim, có các mạch máu
lớn.
- Mặt sau của tim không có các mạch máu lớn như mặt trước.
- Rảnh gian thất trước, rảnh gian thất sau.
- 2 tâm nhỉ ở trên nhỏ, 2 tâm thất ở dưới lớn.
- Máu từ tĩnh mạch chủ trên tâm nhỉ phải xuống tâm thất phải ra tĩnh mạch chủ dưới đi qua phổi bằng động
mạch phổi đến các phế nang, máu ở đây trở nên giàu ôxi sau đó trở về tim qua 4 tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ
trái rồi xuống tâm thất trái rồi bơm lên động mạch chủ.
- Động mạch chủ có 2 phân nhánh (ở heo) là: động mạch cánh tay đầu trái, động mạch cánh tay đầu phải.
* Cách giải phẩu tim heo
- Trước khi mổ, tách động mạch chủ và động mạch phổi.
- Cắt đường 1: Từ động mạch phổi cắt 1 đường đến đáy tim song song với vách gian thất trước về bên phải.

- Cắt đường 2: Từ động mạch chủ cắt 1 đường đến đáy tim song song với vách gian thất trước về bên trái.
Sau khi mổ:
- Chỉ vị trí van 2 lá, van 3 lá ở tâm thất trái, tâm thất phải.
- Chỉ van bán nguyệt gốc động mạch phổi và gốc động mạch chủ.
- Vách gian thất giữa tâm thất trái và tâm thất phải.
- Trong tim có các thành tim, trụ cơ (nhú cơ) là nơi xuất phát các bó cơ tim.
- Các sợi dây màu trắng là dây chằng van tim, mảng trắng là van tim.
- Trình bày đường đi của máu từ tĩnh mạch chủ trên đến động mạch chủ.

8 | Biên soạn: Phạm Quốc Huy B1501158 – Sư phạm Sinh Học Khóa 41 – Đại học Cần Thơ


Thực tập giải phẩu người và động vật

BÀI 5
HỆ BÀI TIẾT VÀ HỆ SINH DỤC
Câu 1:
a) Trình bày cấu tạo của 1 Nephron, đường đi của nước tiểu.

b) Kể tên và nêu chức năng của 2 hệ mao mạch chính trong Nephron.

Câu 2: Trình bày đường đi của máu trong thận.
- Động mạch thận phân thùy trước khi xâm nhập vào thận, sau khi vào rốn thận, động mạch phân thùy tiếp tục
phân nhánh thành động mạch gian thùy nằm giữa 2 tháp thận; động mạch gian thùy đi vào miền tiếp giáp giữa
vỏ và tủy thận tạo nên động mạch cung phát ra nhiều động mạch tia đi ra miền vỏ, động mạch tia rẻ nhánh tạo
nên các động mạch đến và từ đây tạo nên quản cầu Manpighi.
- Máu rời khỏi quản cầu bằng tiêu động mạch đi, mạch này lại phân thành hệ mao quản bao quanh các ống
sinh niệu của Nephron. Sau khi nhận được các chất tái hấp thu từ thành các ống sinh niệu, máu rồi khỏi
Nephron bằng tĩnh mạch tia, các mạch này hợp thành tĩnh mạch cung, các tĩnh mạch cung hợp thành tĩnh mạch
gian thùy rồi ra khỏi thận bằng tĩnh mạch thận đổ vào tĩnh mạch chủ dưới.


9 | Biên soạn: Phạm Quốc Huy B1501158 – Sư phạm Sinh Học Khóa 41 – Đại học Cần Thơ


Thực tập giải phẩu người và động vật

Sơ đồ

Câu 3: Quan sát tiêu bản và nhận diện tế bào có trong. Trình bày và vẽ hình các tế bào đó.
a) Tiêu bản cắt ngang tinh hoàn

b) Tiêu bản cắt ngang buồng trứng

Câu 4: Quan sát mô hình/Giải phẩu thận heo và trả lời câu hỏi.
a) Mô hình:
- Tĩnh mạch màu xanh, động mạch màu đỏ ống niệu quản màu trắng hợp lại thành rốn thận, phần lõm vô là
cuống thận. Động mạch thận phân thùy thành các động mạch gian thùy, có động mạch cung phân ra các động
mạch tia, động mạch tia phân thành các tiểu động mạch đến quản cầu Manpighi diễn ra quá trình lọc nước
tiểu, sau đó máu theo động mạch đi đi ra ngoài.
- Quản cầu Manpighi được bao bởi nan bao man gồm 2 lớp là thành ở ngoài và lá tạng ở trong; giữa 2 lớp là
xoang bao man là nơi chưa nước tiểu sơ khởi.
b) Mẫu thật
- Xác định thận trái, phải:
+ Mặt có bờ cong bé sâu là mặt sau.
+ Ống niệu quản hướng xuống, trên là động và tĩnh mạch, thì phía dưới theo chiều hướng của niệu quản.
Tiến hành giải phẩu
10 | Biên soạn: Phạm Quốc Huy B1501158 – Sư phạm Sinh Học Khóa 41 – Đại học Cần Thơ


Thực tập giải phẩu người và động vật


- Gỡ mỡ bỏ.
- Cắt ống niệu quản ra làm 2, ưu tiên cho động, tĩnh mạch dồn về 1 bên, sau đó cắt từ bờ cong bé đến bờ cong
lớn sau đó được 2 nữa của quả thận.
- Quan sát và chỉ trên mẫu giải phẩu cấu tạo trong gồm 2 phần: vỏ và tủy
+ Vùng vỏ có cầu thận.
+ Vùng tủy có: bể thận, đài thận lớn, đài thận bé, tháp thận, nhú, đáy thận, cột thận

BÀI 6
GIÁC QUAN
Câu 1: Mắt
a) Trình bày cách xác định mắt trái, mắt phải. Kể tên 7 cơ vận động của mắt và nêu chức năng
- Tách cơ chéo dưới và cơ chéo trên. Cơ nào ngắn là cơ chéo dưới, nằm dưới tuyến lệ.
- Cơ chéo dưới hướng về hướng nào thì đó là phía trong và mũi bến đó => mũi => mắt trái/phải.


Chức năng

Cơ chéo trên

Khi cơ co thì đưa mắt vào trong, xuống dưới

Cơ chéo dưới

khi cơ co thì đưa mắt ra ngoài và lên trên.

Cơ thẳng ngoài, trong, trên dưới

Đưa mắt ra ngoài, vào trong, lên trên, xuống dưới


Cơ nâng mi trên

Khi cơ có kéo mi lên trên và ra sau.

b) Trình bày các thành phần và cấu trúc của mắt dựa trên mô hình mắt người.

c) Nêu trình tự các lớp thấu quang ở mắt từ ngoài vào trong (từ trước ra sau)
Giác mô, thủy dịch buồng trước, thủy dịch buồng sau, thủy tinh thể, pha lê dịch.
Câu 2: Quan sát mô hình, nêu các thành phần cấu tạo của tai và chức năng.
- Tai ngoài gồm: vành tai và ống tai ngoài.
11 | Biên soạn: Phạm Quốc Huy B1501158 – Sư phạm Sinh Học Khóa 41 – Đại học Cần Thơ


Thực tập giải phẩu người và động vật

+ Vành tai: hướng ấm thành đi vào ống tai ngoài.
+ Ống tai ngoài: tiết ráy tai, sát trùng.
- Tai giữa gồm: hòm nhĩ, màng nhĩ, chuỗi xương tai (xương búa, xương đe, xương bàn đạp), Ống Eustach
(ống tai).
- Tai trong gồm: mê lộ xương và mê lộ màng
+ Mê lộ xương: tiền đình xương, 3 ống bán khuyên xương, ốc tai xương, dây thần kinh tiền đình và
dây thần kinh ốc tai.
+ Mê lộ màng: tiền đình màng, bán khuyên màng, ốc tai màng.
Câu 3: Giải phẩu mắt heo
* Xác định mắt trái hay phải
- Tách cơ chéo dưới và cơ chéo trên. Cơ nào ngắn là cơ chéo dưới, nằm dưới tuyến lệ.
- Cơ chéo dưới hướng về hướng nào thì đó là phía trong và mũi bến đó => mũi => mắt trái/phải.
* Tách 4 bó cơ còn lại, sau khi tách để úp mắt heo xuống và xác định dựa vào cơ chéo dưới.
- Cơ nào có cơ chéo dưới gắn vào thì đó là cơ thẳng dưới.
- Cơ nào cùng phía với cơ chéo dưới hướng về thì đó là cơ thẳng trong (cơ chéo dưới cũng hướng về phía

trong).
- Đối diện với cơ thẳng trong là cơ thẳng ngoài; với cơ thẳng dưới là cơ thẳng trên (4 cơ này hợp lại thành
hình dấu cộng +)
- Giữa 4 cơ này giao lại là cơ thẳng sau chỉ có ở heo.
- Còn lại là cơ chéo trên có sụn ròng rọc.
* Bên ngoài nhỡn cầu quan sát được những gì?

* Cắt nhỡn cầu quan sát được những gì?

* Môi trường trong suốt từ trước ra sau là: giác mạc, dịch tiền phòng, dịch hậu phòng, thủy tinh thể, thủy
tinh dịch.

12 | Biên soạn: Phạm Quốc Huy B1501158 – Sư phạm Sinh Học Khóa 41 – Đại học Cần Thơ



×