Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932 1945 nhìn từ lý thuyết tự sự (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.93 MB, 206 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ LƯƠNG

TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC VIỆT NAM 19321945 NHÌN TỪ LÝ THUYẾT TỰ SỰ
Ngành: Lý luận văn học
Mã số: 9.22.01.20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào
khác. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn trong luận án có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Thị Lương


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phùng Quý Nhâm, người đã luôn ủng
hộ, động viên, tận tình hướng dẫn và gợi mở những hướng nghiên cứu khoa học


giúp tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Khoa Sư phạm, lãnh đạo Trường Đại
học Bạc Liêu, lãnh đạo Viện Văn học, lãnh đạo Khoa Văn học, Học viện Khoa
học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã luôn quan tâm, tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn khuyến khích, động viên, và toàn thể quý thầy cô, những người đã
định hướng và chia sẻ những kiến thức quý báu trong suốt quá trình tôi học tập và
thực hiện luận án tại Học viện Khoa học xã hội.

Tác giả luận án

Phạm Thị Lương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. .................................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHÊN CỨU ..................................................... 7
1.1. Khái quát thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới..................................................... 7
1.2. Tự sự học trong nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam............................................................10
1.3. Tình hình nghiên cứu tự sự học trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945..............................13
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1945 ................................................................................................ 13
1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1986 ............................................................................................. 14
1.3.3. Giai đoạn từ 1986 đến 2000 ............................................................................................. 16
1.3.4. Giai đoạn từ 2000 cho đến nay ........................................................................................ 17
1.4. Nhận định chung về tình hình nghiên cứu.......................................................................... 21
Chương 2: CÁC DẠNG THỨC TỔ CHỨC TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN
HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932-1945 .................................................................................... 22
2.1. Kết cấu tự sự ......................................................................................................................... 22
2.1.1. Quan niệm về kết cấu trong tác phẩm tự sự ............................................................ 22

2.1.2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945......................25
2.2. Truyện kể nghệ thuật............................................................................................................ 37
2.2.1. Lý thuyết về truyện kể trong loại hình tự sự ............................................................ 37
2.2.2. Các dạng thức truyện kể trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 .............................42
2.3. Tình huống truyện ................................................................................................................ 56
2.3.1. Quan niệm về tình huống truyện trong lý thuyết tự sự học..................................... 56
2.3.2. Tình huống trong truyện ngắn ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 .................... 58
TIỂU KẾT ................................................................................................................................... 66
Chương 3: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC VIỆT
NAM 1932-1945 ......................................................................................................................... 67
3.1. Người kể chuyện và nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm tự sự ........................... 67
3.1.1. Giới thuyết đôi nét về người kể chuyện trong tác phẩm tự sự ................................. 67
3.1.2. Các yếu tố cơ bản nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm tự sự ....................... 70
3.2. Các dạng thức người kể chuyện trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 ........................76
3.2.1. Người kể chuyện ngôi thứ ba mang điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong
và điểm nhìn phức hợp......................................................................................................... 76
3.2.2. Người kể chuyện ngôi thứ nhất mang điểm nhìn đơn tuyến và điểm
nhìn đa tuyến ..................................................................................................................... 86
3.2.3. Người kể chuyện ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba mang điểm nhìn
dịch chuyển ........................................................................................................................ 94
TIỂU KẾT ................................................................................................................................... 98


Chương 4: DIỄN NGÔN TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC
VIỆT NAM 1932-1945 ................................................................................... 99
4.1. Quan niệm về diễn ngôn và tiếp cận diễn ngôn từ lý thuyết tự sự ..................................99
4.1.1. Khái niệm diễn ngôn................................................................................................99
4.1.2. Tiếp cận diễn ngôn từ lý thuyết tự sự .....................................................................100
4.2. Diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945.................... 102
4.2.1. Vai trò chi phối của diễn ngôn người kể chuyện đến toàn bộ cấu trúc tác phẩm ......... 102

4.2.2. Thành phần trần thuật của người kể chuyện ..........................................................105
4.2.3. Thành phần miêu tả của người kể chuyện ..............................................................109
4.3. Diễn ngôn của nhân vật trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 ..................119
4.3.1. Diễn ngôn đối thoại của nhân vật ...........................................................................120
4.3.2. Diễn ngôn độc thoại của nhân vật ...........................................................................130
4.4. Nghệ thuật tổ chức diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn hiện thực Việt
Nam 1932-1945 ........................................................................................ 139
4.4.1. Đan cài, lồng ghép lời người kể chuyện với lời của nhân vật ........................................ 140
4.4.2. Gia tăng kết hợp lời người kể chuyện và lời độc thoại dưới dạng nửa trực tiếp
của nhân vật ........................................................................................................................141
TIỂU KẾT .................................................................................................................................144
KẾT LUẬN ..............................................................................................................................145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................152
PHỤ LỤC .................................................................................................................................166


DANH MỤC CÁC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁCH GHI TRÍCH
DẪN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

TNHT:

Truyện ngắn hiện thực

NKC:

Người kể chuyện

NV:


Người viết

Nxb:

Nhà xuất bản

Cách ghi trích dẫn trong luận án:
- Ví dụ [19, tr.314]: trong đó 19 - chỉ số thứ tự của tài liệu, tr.314 - chỉ số
trang của dẫn liệu được sử dụng.
- “.......”29 : trong đó “.......” là phần trích dẫn được dịch từ tiếng Anh sang
tiếng Việt của người viết, 29 - chỉ số thứ tự của dẫn liệu được dịch từ
nguyên bản tiếng Anh người viết đã trích dẫn trong phụ lục 1.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Khám phá văn xuôi từ lí thuyết tự sự
Tự sự học (narratology) là một ngành nghiên cứu đề cập đến nhiều vấn đề liên quan
đến lý luận và thực tiễn của truyện kể trong mọi hình thức văn học. Đặc biệt nó đề cập đến
những kiểu người kể chuyện, chỉ ra những yếu tố của cấu trúc và những phương thức kết
hợp khác nhau, những thủ pháp tự sự, và sự phân tích những kiểu loại diễn ngôn, những
ngôi kể rõ ràng hay ngụ ý,... Lí thuyết tự sự hiện nay có nhiều biến đổi phức tạp so với sự
nghiên cứu truyền thống về truyện kể. Từ công trình Thi pháp học của Aristotle cho đến
công trình Tu từ học tiểu thuyết (The Rhetoric of fiction, 1961) của Wayne Booth, lí thuyết
Tự sự học đã manh nha, định hình và dần dần phát triển. Tuy nhiên, phải đến những năm 60
của thế kỉ XX, tự sự học mới thực sự trở thành một ngành nghiên cứu độc lập và có tên gọi
chính thức. Tự sự học được xác định xuất phát từ sự phát triển trong chủ nghĩa hình thức
Nga và đặc biệt là trong chủ nghĩa cấu trúc Pháp. Theo đó, những nhà tự sự học không
nghiên cứu truyện kể bằng các phương thức nghiên cứu truyền thống, mà nghiên cứu hệ

thống các cấu trúc hình thức. Các nhà tự sự học cấu trúc nghiên cứu những cách thức tạo
thành diễn ngôn truyện kể, đi vào cấu trúc được được sử dụng để xây dựng một cốt truyện.
Tz. Todorov được xem là một đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa cấu trúc - người mở đường
cho lĩnh vực nghiên cứu tự sự học.
Tự sự học nhanh chóng có sức lan tỏa đến ngành nghiên cứu văn học ở nhiều quốc gia
trên thế giới bởi đây là một lĩnh vực nghiên cứu thực sự mở ra hướng tiếp cận mới đến tác
phẩm văn chương. Khi mới trở thành một ngành nghiên cứu độc lập, không ít người hoài
nghi về sự phát triển và tồn tại của nó trong bối cảnh có nhiều lí thuyết văn học liên tục
chiếm ưu thế trên văn đàn. Tuy nhiên, tự sự học không hề "lép vế" mà từng bước khẳng
định vị thế của mình. Nhiều nước đã có sự tiếp nhận lí thuyết tự sự và cải biên cho phù hợp
với thực tiễn đời sống nghiên cứu văn học của nước mình. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng
định tên tuổi của mình trong lĩnh vực nghiên cứu tự sự học không chỉ trong văn học nghệ
thuật mà còn trong nhiều ngành khoa học xã hội khác, chẳng hạn: những công trình nghiên
cứu: Diễn ngôn tự sự: Bài luận về phương pháp (Narative discourse: an essay in method,
1972) của G. Genette, Thi pháp văn xuôi (The poetics of prose, 1977) của Tz. Todorov; Câu
chuyện và diễn ngôn: Cấu trúc tự sự trong tiểu thuyết và điện ảnh (Story and discourse:
narative structure in fiction and film, 1978) của Seymour Chatman; Tự sự học: Nhập môn lý
thuyết tự sự (Naratology: introduction to the theory of narrative, 1985) của Miekal Bal; Từ
điển tự sự học (Dictionary of narratology, 1987) của Gerald Prince;... Đó là những đại biểu
xuất sắc đặt nền móng cho lĩnh vực tự sự học. Các thế hệ nghiên cứu tự sự học sau này
không ngừng tiếp thu và mở rộng nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau. Các vấn
1


đề liên quan đến truyện kể đều được khai thác như: điểm nhìn, ngôi kể, kết cấu, cốt truyện,
nhân vật, thời gian, không gian, vấn đề người đọc, tác giả hàm ẩn, diễn ngôn tự sự,... Tất cả
các phương diện nghiên cứu đó tạo thành hệ thống lí thuyết tự sự tương đối hoàn chỉnh.
Cũng như bối cảnh chung trong nghiên cứu văn học ở nhiều nước, tự sự học được giới
thiệu ở Việt Nam như một lẽ tất yếu. Từ khi được giới thiệu vào Việt Nam, tự sự học được các
nhà nghiên cứu, người đọc hưởng ứng và tiếp nhận rộng rãi. Có rất nhiều công trình nghiên

cứu ứng dụng ở mặt này, mặt khác của lí thuyết tự sự, bước đầu tạo nên diện mạo mới mẻ cho
nghiên cứu văn học nước nhà. Người đọc biết đến những công cụ mới để giải mã tầng sâu ý
nghĩa của tác phẩm. Các nhà nghiên cứu văn học đầu ngành cũng đã chú ý dịch và giới thiệu
nhiều công trình nghiên cứu tự sự học của các học giả nổi tiếng ở Pháp, Nga, Anh,... Điều đó
đặc biệt có ý nghĩa trong tình hình nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam.
Nhìn lại tình hình nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam, mặc dù đã có khá nhiều công trình
ứng dụng lí thuyết tự sự học để nghiên cứu văn học trong và ngoài nước, nhưng vẫn chưa
xứng với tiềm năng đáng có. Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết cho những nhà nghiên cứu
đầu ngành, cũng như những ai thực sự quan tâm cần thúc đẩy hơn nữa khuynh hướng
nghiên cứu văn học từ lí thuyết tự sự. Trong quá trình giới thiệu, tiếp nhận cũng cần có
những biến cải để phù hợp với thực tiễn nghiên cứu văn học ở Việt Nam.
1.2. Thành tựu nghiên cứu truyện ngắn hiện thực 1932-1945
Văn học Việt Nam 1930-1945 là một mốc đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ
trong dòng chảy của nền văn học dân tộc. Năm 1932 được xem là cột mốc cho sự đổi mới
của nền văn học nước nhà, gắn liền với những sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống
văn học. Đây cũng là giai đoạn có những biến động gay gắt trong lịch sử xã hội Việt Nam.
Kéo theo đó là sự phát triển của các dòng văn học, trong đó có dòng văn xuôi hiện thực. Nói
đến văn xuôi hiện thực, không thể không nhắc đến truyện ngắn – một thể loại từng đem lại
những thành tựu đáng kể cho văn học Việt Nam thời kỳ này.
Truyện ngắn hiện thực có những bước phát triển mạnh như vậy là do có sự manh nha,
phát triển từ đầu thế kỷ XX. Từ đầu năm 1930, Nguyễn Công Hoan xuất hiện trên văn đàn
bắt đầu khẳng định vị thế thực sự của thể loại truyện ngắn. Tiếp theo Nguyễn Công Hoan,
hàng loạt nhà văn xuất hiện trong giai đoạn này như: Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Bùi Hiển,
Kim Lân, Thạch Lam, Nam Cao,... Họ đã làm nên diện mạo truyện ngắn nhiều biến hóa
phong phú và khẳng định đỉnh cao về nghệ thuật truyện ngắn so với trước đây. Gần đây, vấn
đề tự sự học đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu sâu rộng ở trên nhiều bình diện.
Nhiều người nghiên cứu đã vận dụng để tìm hiểu trong các thể loại tiểu thuyết, truyện
ngắn,… Khi soi chiếu dưới góc độ tự sự học, những vấn đề nội dung, tư tưởng, giá trị thẩm
mĩ trong tác phẩm được nhìn nhận một cách toàn diện và có cơ sở lý luận vững chắc hơn.
Ngày nay, người ta có xu hướng nghiên cứu tác phẩm văn học trên nhiều phương diện

2


thi pháp. Nghệ thuật tự sự là một phương diện của thi pháp văn xuôi. Vấn đề nghệ thuật tự
sự trong truyện ngắn hiện thực 1932-1945, đã có những nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu.
Các phương diện được bàn nhiều nhất tập trung vào: ngôn ngữ nghệ thuật, nhân vật,
phương thức trần thuật, thời gian, không gian tự sự, kết cấu tự sự,... Những công trình này
quan tâm nghiên cứu nghệ thuật tự sự của từng tác giả. Việc tìm hiểu xuyên suốt một giai
đoạn với những đặc điểm chung và sự biến đổi nghệ thuật tự sự thì chưa được chú ý nhiều.
Sự chuyển dịch trong nghệ thuật tự sự của truyện ngắn ở từng thời kỳ cũng chưa được chú ý
khai thác.
Trên cơ sở đó, chúng tôi hướng đến khai thác truyện ngắn hiện thực 1932-1945 từ một
số phương diện lí thuyết tự sự. Các khía cạnh về người kể chuyện, các dạng thức tổ chức tự
sự, diễn ngôn tự sự là những khía cạnh chúng tôi nhận thấy còn có thể tiếp cận khai thác.
Những phạm vi nghiên cứu này không phải là mới, càng không phải là “những nguồn chưa
ai khơi”, nhưng chúng tôi muốn đi sâu vào những mạch đã khơi ấy để tìm tòi và chỉ ra
những chỗ chưa làm rõ trong thi pháp tự sự của truyện ngắn hiện thực giai đoạn này. Chính
vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 nhìn từ lý
thuyết tự sự”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Khi nghiên cứu đề tài Truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 nhìn từ lý thuyết tự
sự, chúng tôi xác định mục đích nghiên cứu của luận án là:
Tìm hiểu truyện ngắn hiện thực Việt Nam trên các phương diện của lý thuyết tự sự
như: người kể chuyện; các dạng thức tổ chức tự sự (kết cấu, truyện kể, tình huống); diễn
ngôn. Qua đó, luận án khẳng định những giá trị nổi bật, cũng như đóng góp của truyện ngắn
hiện thực Việt Nam 1932 -1945 trong quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc.
Thực hiện luận án này, chúng tôi mong muốn giúp người đọc có cái nhìn toàn diện và
sâu sắc về truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932 - 1945 dưới sự soi chiếu từ tự sự học.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Luận án cần khảo sát một số đặc điểm của truyện ngắn hiện thực 1932-1945, chỉ ra sự
kế thừa và đổi mới của thành phần văn học này so với văn xuôi tự sự truyền thống, đồng
thời, chỉ ra sự dịch chuyển trong nghệ thuật tự sự của truyện ngắn hiện thực ở từng giai
đoạn. Trên cơ sở đó, luận án đặt ra một số câu hỏi cần giải quyết như sau:
Một là, vấn đề người kể chuyện, kết cấu, cốt truyện, tình huống, chi tiết nghệ thuật và
diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn hiện thực 1932-1945 có những nét đặc trưng gì?
Hai là, các vấn đề được nghiên cứu có sự biến đổi, chuyển dịch như thế nào qua từng
thời kỳ1932-1935; 1936-1939; 1940-1945?
Ba là, truyện ngắn hiện thực 1932-1945 có những đổi mới về tư duy và phương thức
3


tự sự nào so với truyện ngắn ở giai đoạn trước đó?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các các truyện ngắn có nội dung đậm tính chất
hiện thực thuộc giai đoạn này. “Truyện ngắn hiện thực” theo quan niệm của chúng tôi
đó là những truyện ngắn phản ánh chân thực hiện thực xã hội và tinh thần. Nội dung
phản ánh của truyện ngắn hiện thực phải có tinh thần phê phán sâu sắc, điều này chi
phối mạnh mẽ đến sáng tác của một số nhà văn; Có những truyện ngắn không thể hiện
rõ tinh thần phê phán trực tiếp, nhưng lại thể hiện sự nhận cảm về hiện thực rõ nét chúng
tôi vẫn xếp vào kiểu truyện ngắn hiện thực. Số phận con người, đời sống và những mâu
thuẫn, những mối quan hệ phức tạp của con người trong xã hội Việt Nam đương thời
được các nhà văn xây dựng và đi sâu phân tích, từ đó khái quát bản chất của xã hội với
vô vàn những tối tăm, bức bách.
Có một tác giả nằm giữa “lằn ranh” của khuynh hướng hiện thực và khuynh hướng
lãng mạn, đó là Thạch Lam. Một loạt truyện ngắn của ông có tính chất hiện thực rất sắc sảo.
Chính vì thế, chúng tôi xác định những tác giả truyện ngắn hiện thực 1932-1945 như sau:
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân, Nam
Cao, Thạch Lam. Một số tác giả khác chỉ có vài truyện ngắn viết theo khuynh hướng hiện

thực, nhưng sự góp mặt của họ tạo nên bức tranh tổng thể và đa dạng cho truyện ngắn hiện
thực 1932-1945. Tuy nhiên, nội dung và phong cách của các tác phẩm phần lớn chưa được
nâng cao và nổi bật, nên chúng tôi không chọn làm đối tượng trong đề tài nghiên cứu mà chỉ
dừng lại ở mức độ khảo sát chung.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi có rất nhiều vấn đề cần bàn tới như: Điểm nhìn
nghệ thuật; Không gian nghệ thuật; Thời gian nghệ thuật; Nhân vật; Kết cấu. Nghiên cứu
các phương diện nghệ thuật truyện ngắn giai đoạn này đã bước đầu có những kết quả đáng
ghi nhận về: Nhân vật; Không gian nghệ thuật; Thời gian nghệ thuật.
Chúng tôi dừng lại tìm hiểu các phương diện về điểm nhìn tự sự (những đặc điểm
nhận diện người kể chuyện), về kết cấu, truyện kể, tình huống (những khía cạnh của cấu
trúc tự sự), về diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn hiện thực 1932-1945.
4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý thuyết
Xuất hiện khá sớm ở phương Tây, lí thuyết tự sự học đã có lịch sử phát triển lâu dài và
trải qua nhiều chặng đường với sự thay đổi của các hệ hình lí thuyết. Ở mỗi giai đoạn đều có
sự thay đổi về đối tượng nghiên cứu, phương pháp tiếp cận đặc thù. Do tính chất mở, lí
thuyết tự sự không ngừng được mở rộng và bổ sung những đặc điểm mới. Ở mỗi quốc gia,
4


khi vận dụng lí thuyết tự sự vào nghiên cứu văn học đều có những ứng dụng phù hợp sao
cho đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của văn học ở mỗi nước. Ở Việt Nam, việc ứng dụng lí
thuyết tự sự để nghiên cứu văn học không còn là vấn đề xa lạ. Trong thập niên đầu của thế
kỉ XXI, tự sự học không ngừng được giới thiệu đến bạn đọc thông qua những bài dịch thuật,
những công trình giới thiệu lí thuyết tự sự và có cả những công trình mang tính ứng dụng
thực tiễn.
Từ việc khảo sát, phân tích tác phẩm ở các khía cạnh, vấn đề mà đề tài khoa học đặt
ra, người viết chú ý đến những yếu tố chính làm nên nét đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của
truyện ngắn hiện thực 1932-1945 như người kể chuyện, điểm nhìn, ngôi kể, kết cấu, truyện

kể, tình huống, diễn ngôn tự sự. Chúng tôi cũng tìm hiểu mối quan hệ biện chứng của các
thành phần đó trong một chỉnh thể truyện ngắn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp hệ thống
Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm khai thác hiệu quả truyện ngắn hiện thực của
cả giai đoạn, qua đó làm nổi bật tiến trình phát triển trong thi pháp trần thuật truyện ngắn
qua các thời kỳ (1932-1935; 1936-1939; 1940-1945), đồng thời, tìm ra đặc điểm thi pháp
đặc thù của cả giai đoạn. Mặt khác, luận án tìm ra các đặc điểm lặp lại bên cạnh cái không
lặp lại trong nghệ thuật tự sự. Các đặc điểm thi pháp trong truyện ngắn hiện thực không lặp
lại hoàn toàn như cũ mà có sự tiếp nối, biến đổi qua các giai đoạn phát triển.
4.2.2. Phương pháp loại hình
Vận dụng nguyên tắc loại hình trong nghiên cứu văn học giúp chúng tôi thấy được các
dạng thức biểu biện cụ thể của truyện ngắn hiện thực trên các phương diện nghệ thuật tự sự,
khái quát được các dạng thức của người kể chuyện, kết cấu, truyện kể, diễn ngôn.
4.2.3. Phương pháp cấu trúc
Người viết nghiên cứu truyện ngắn hiện thực dựa trên cơ sở cấu trúc của loại hình tự
sự. Mỗi truyện ngắn là một cấu trúc chỉnh thể, trong đó có các mối liên hệ giữa các thành
phần để tạo nên “bộ khung”, nhờ đó ý nghĩa truyện kể được tạo thành và được thông báo.
Chúng tôi cố gắng tìm mối liên hệ giữa các thành phần người kể chuyện (ngôi, điểm nhìn);
kết cấu, truyện kể, tình huống; diễn ngôn tự sự để làm sáng rõ bộ khung chi phối giá trị của
một truyện ngắn.
4.2.4. Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại
Chúng tôi sử dụng một phần phương pháp so sánh khi nghiên cứu người kể chuyện,
cấu trúc tự sự, diễn ngôn tự sự của truyện ngắn hiện thực. Chúng tôi đối sánh với những yếu
tố nghệ thuật đó trong truyện ngắn của một số tác giả giai đoạn trước để nhằm tìm hiểu
những nét tương đồng và khác biệt trong truyện ngắn ở mỗi giai đoạn.
Ngoài các phương pháp kể trên, ở mỗi chương của luận án chúng tôi vận dụng các kỹ
5



thuật và thao tác nghiên cứu cụ thể như: phân loại, thống kê, lập biểu bảng các yếu tố trong
nghệ thuật tự sự của truyện ngắn giai đoạn 1932-1945 nói chung và các yếu tố trong nghệ
thuật trần thuật của truyện ngắn một vài tác giả nói riêng.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, chúng tôi giới thuyết khái quát diễn trình vận động của lí thuyết tự sự thông
qua công trình tiêu biểu của các đại diện quan trọng ở mỗi trường phái, mỗi hệ hình lí
thuyết.
Thứ hai, cho thấy sự chuyển dịch của truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 từ
góc nhìn tự sự học. Qua đó, luận án phần nào khẳng định sự biến đổi, phát triển trong tư duy
về thể loại của truyện ngắn hiện thực so với truyện ngắn trước đây.
Thứ ba, vận dụng một số phương diện của lí thuyết tự sự để làm rõ những đặc điểm
trong thi pháp tự sự của truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945. Qua đó, luận án cho
thấy quá trình biến đổi và tiếp nối trong thi pháp tự sự của truyện ngắn giai đoạn này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Thứ nhất, luận án góp phần chứng minh sự thay đổi trong quan niệm mới về hiện thực
thông qua thực tiễn sáng tác của các nhà văn tiêu biểu giai đoạn này. Sự thay đổi trong quan
niệm về hiện thực đã dẫn đến sự thay đổi về nghệ thuật tự sự.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm diện mạo
nghiên cứu về truyện ngắn trong dòng văn xuôi hiện thực 1932-1945.
Thứ ba, luận án góp phần cung cấp một tư liệu nghiên cứu ứng dụng vào bức tranh
chung của lĩnh vực tự sự học, cung cấp cho người đọc cách tiếp cận toàn diện hơn về truyện
ngắn hiện thực 1932-1945 dưới góc nhìn của lí thuyết tự sự.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận án được triển khai thành 4
chương như sau:
+ Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu
+ Chương II: Các dạng thức tổ chức tự sự trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 19321945
+ Chương III: Người kể chuyện trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945
+ Chương IV: Diễn ngôn tự sự trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945


6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới
Tự sự học (TSH) là một lĩnh vực xuất hiện rất sớm ở phương Tây. Thực chất đây là
một nhánh của thi pháp học cấu trúc. TSH đề cập đến cả lý thuyết và nghiên cứu về truyện
kể, cấu trúc truyện kể, các phương thức tác động đến sự tiếp nhận của người đọc. Khởi
nguồn của TSH có thể được xem là bắt đầu từ Aristotle với công trình "Thi pháp học"
(Poetics). Nhưng TSH hiện đại được nhiều học giả uy tín thống nhất là được bắt đầu từ
Trường phái Hình thức Nga với những đại diện tiêu biểu như V.Shklovski (1893-1984),
B.Eikhenbaum (1886-1959), B. Tomachevski (1890-1957). Tuy các nhà Hình thức Nga
chưa có một hệ thống khái niệm công cụ về lí thuyết TSH, nhưng khi đề cao vấn đề "thủ
pháp" trong nghiên cứu văn học, họ đã đề cập đến nhiều phương diện cơ bản của lí thuyết tự
sự như: kết cấu văn bản, truyện kể và cốt truyện (syuzhet và fabula). Trong khoảng thập
niên những năm 60 của thế kỷ XX, TSH thực sự thu hút được sự quan tâm rộng rãi trên
khắp thế giới với những tên tuổi vĩ đại trong lĩnh vực này như: Tz. Todorov; G. Prince; G.
Genette; M. Bal; V. Shkhlovsky; B. Eichenbaum; B. Tomashevky,... Cho đến nay, TSH
không ngừng phát triển và cung cấp cho người nghiên cứu những phương pháp tiếp cận tác
phẩm một cách khách quan, khoa học.
Lịch sử nghiên cứu văn học ghi nhận chủ nghĩa cấu trúc đã góp phần hình thành bộ
môn TSH với nhiều nhà nghiên cứu lỗi lạc. Được biết, số đặc biệt của Tạp chí "Truyền thông"
(Communications) (1966) được xem là một “kênh” mở đầu cho việc nghiên cứu vào lĩnh vực
TSH. Số đặc biệt này xuất hiện các bài báo của R. Barthes (1915-1980), C. Bremond (1929-),
G. Genette (1930- ), Greimas (1917-1992), Tz. Todorov (1939- ) và nhiều người khác. Các tác
giả này nghiên cứu cấu trúc văn bản và họ lập nên một chuyên ngành riêng gọi là TSH cấu
trúc. Hệ hình TSH kinh điển chủ yếu nghiên cứu cấu trúc của truyện, mối quan hệ của các sự
kiện tạo nên truyện, nghiên cứu diễn ngôn tự sự và các yếu tố tạo nên nó: người kể chuyện
(NKC), điểm nhìn, ngôi kể, giọng điệu... TSH kinh điển gần như chỉ dừng lại ở việc miêu tả

các yếu tố hình thức của cấu trúc tự sự trong sự tĩnh tại, khép kín. Để thấy rõ hơn diễn trình
của TSH, chúng tôi điểm qua một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu.
Năm 1966, R. Barthes có công trình Văn bản âm nhạc hình tượng (Image music
text), được chọn và dịch bởi Stephen Heath. Công trình này tập hợp và giới thiệu hàng loạt
bài viết có giá trị trong lĩnh vực lí thuyết TSH, chẳng hạn vấn đề: Nhập môn phân tích cấu
trúc truyện kể (Introduction to the Structural Analysis of Narratives); Cái chết của tác giả
(The Death of the Author);... Trong các phương diện được đề cập, vấn đề tác giả và phân
tích cấu trúc của truyện kể là các vấn đề R. Barthes phân tích khá kĩ. Tác giả đã chủ trương
phân tích cấu trúc truyện kể dựa trên các yếu tố ngôn ngữ trần thuật (Bên ngoài câu, các cấp
độ ý nghĩa), chức năng (xác định các đơn vị chức năng). Các quan điểm của ông cho đến
ngày nay vẫn còn là những quan điểm được mọi người quan tâm và đưa ra bàn luận khi
7


nghiên cứu về lí thuyết TSH.
Năm 1972, G. Genette - một trong những đại biểu xuất sắc của TSH, cho ra đời một
công trình nổi tiếng Diễn ngôn tự sự: bài luận về phương pháp (Narrative discourse: an
essay in method). Bất kỳ một nhà nghiên cứu nào cũng không thể chỉ ra hay phân tích được
nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết hay truyện ngắn nếu không có hệ thống thuật ngữ chuyên
ngành nghiên cứu văn học. Đây là một công trình giá trị vì nó lấp đầy nhu cầu về hệ thống lí
thuyết trần thuật, cũng là một công trình quan trọng cho những ai quan tâm đến lí thuyết tự
sự. Những nhà cấu trúc luận nghiên cứu văn học gắn liền với những tên tuổi như R. Barthes,
Tz. Todorov, G. Genette,… Họ đã chú ý đến việc khám phá cấu trúc và các thủ pháp tạo nên
tác phẩm. Trong công trình này G. Genette đề cập đến hàng loạt vấn đề của lí thuyết tự sự
như: Trật tự (Order), Thời gian (Duration), Thức (Mood), Giọng (Voice). Đây là công trình
rất ý nghĩa của G. Genette - khẳng định vị trí quan trọng của ông trong lĩnh vực TSH.
Sau TSH kinh điển, TSH hậu kinh điển xuất hiện thêm nhiều tên tuổi tiêu biểu bên
cạnh những đại diện chủ chốt như Tz. Todorov (hậu kì), R. Barthes, G. Prince,... Theo qui
luật phát triển nói chung, TSH hậu kinh điển không tách khỏi hoàn toàn những thành tựu đã
có của TSH kinh điển mà đã có sự phát triển, kế thừa và mở rộng. Các tác giả vẫn tiếp tục

nghiên cứu các phương diện cấu trúc của truyện kể nhưng đã có sự mở rộng đối tượng tiếp
cận ra người đọc, ngữ cảnh và các yếu tố ngoài văn học.
Dorrit Cohn có một công trình rất đáng chú ý nghiên cứu về tự sự học là Những lối
suy nghĩ rõ ràng: Phương thức tự sự về ý thức được thể hiện trong tiểu thuyết
(Transparent Minds: Narrative Modes for Presenting Consciousness in fiction (1978)). Bà
đưa ra nghiên cứu về vấn đề ý thức của nhân vật được phản ánh trong tiểu thuyết thay đổi
như thế nào của truyện kể ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Được biết công trình này của bà có
liên quan chặt chẽ đến công trình của G. Genette và F. Stanzel (Lý thuyết tự sự, 1979). Bà
nghiên cứu toàn bộ phạm vi của phương thức miêu tả sinh động đời sống tinh thần của nhân
vật tiểu thuyết trong cả hai dòng tiểu thuyết ý thức và các loại tiểu thuyết hư cấu khác. Công
trình này của bà được nhiều người đánh giá là thuyết phục và lập luận chặt chẽ, đây là
một nghiên cứu rất giá trị của Dorrit Cohn về ý thức trong tiểu thuyết. Trọng tâm của
công trình nghiên cứu này là về hình thức văn chương và nó đặc biệt hữu ích cho
những ai quan tâm đến sự phân tích chặt chẽ về phong cách trong văn học hiện đại.
Cũng trong năm 1978, Seymour Chatman có công trình Câu chuyện và diễn ngôn:
Cấu trúc tự sự trong tiểu thuyết và điện ảnh (Story and Discourse: Narrative Structure in
Fiction and Film). Trong công trình này, S. Chatman đã đề cập đến những vấn đề cốt lõi của
lí thuyết tự sự. Ông trình bày ngắn gọn những vấn đề liên quan đến tự sự và thi pháp
(Narrative and Poetics); Những yếu tố của lí thuyết tự sự (Elements of a Narrative Theory);
Truyện kể có phải là một cấu trúc kí hiệu học (Is Narrative a Semiotic Structure?),... Ông
cũng tập trung tìm hiểu các thành phần của "câu chuyện": Thời gian và cốt truyện (Time
and Plot); Trật tự, thời gian, và tần suất (Order, duration, and frequency); Cấu trúc tự sự vĩ
mô và phân loại cốt truyện (Narrative Macrostructure and typology of Plot). Tác giả cũng
8


Luận án đủ ở file: Luận án full













×