Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

KHÓA LUẬN ĐỀ TÀI LÚA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 63 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM

TÔ DANH TUYÊN

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG LIỀU LƯỢNG PHÂN NTT ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH TRƯỞNG GIỐNG LÚA NÔNG LÂM 7 VỤ MÙA 2014
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM – THÁI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Liên thông chính quy
: Trồng trọt
: Nông học
: K9LT - TT
: 2013 - 2015
: TS. Phạm Văn Ngọc

THÁI NGUYÊN - 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệm này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản


thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô
bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS. Phạm Văn Ngọc đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tôi trong
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản khóa luận này
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Cán bộ giáo viên
khoa Nông học - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn
bè, gia đình, các em khóa 43 trồng trọt – những người luôn bên cạnh, động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, ngày 04/10/2014
Tác giả khóa luận

Tô Danh Tuyên


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CV(%)
LSD0,5
FAO
CT
NSC
NSG
P1000
NSLT

Ha

Hệ số biến động
Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,5
Tổ chức Nông - Lương thế giới
Công thức
Ngày sau cấy
Ngày sau gieo
Khối lượng nghìn hạt
Năng suất lý thuyết
Hecta


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC HÌNH


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây trồng thân thiết, lâu đời nhất của nhân
dân ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc Châu Á. Lúa
gạo là lương thực chính của người Châu Á, cũng như bắp của dân Nam Mỹ,
hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên
có thể nói, trên khắp thế giới, ở đâu cũng có dùng đến lúa gạo hoặc các sản
phẩm từ lúa gạo. Trên thế giới có hơn 110 quốc gia có sản xuất và tiêu thụ gạo

với các mức độ khác nhau.
Việt Nam là nước có truyền thống lúa nước từ rất lâu đời, với diện tích
diện tích lúa khá lớn, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nghề trồng
lúa của nước ta có nhiều thay đổi tích cực. Từ một nước thiếu đói lương thực
thường xuyên, đến nay sản lượng lúa gạo của chúng ta không những đáp ứng
đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu. Tuy nhiên
trong điều kiện canh tác hiện nay. nghề trồng lúa vẫn chưa mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người nông dân. Người nông dân vẫn sử dụng nhiều phân bón
để tăng năng suất, nhưng hiệu quả của nó lại không cao, mặt khác còn làm
tăng mức độ sâu bệnh, gây ô nhiễm môi trường.
Ở miền Bắc sản xuất lúa thuần đã được nhân rộng ở các tỉnh Hải Dương,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Sơn La, Bắc
Kạn, Hòa Bình, Thanh Hóa. Với việc sử dụng các giống lúa khác nhau, kỹ
thuật thâm canh ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất của mỗi giống lúa. Đặc
biệt là kỹ thuật thâm canh mạ, áp dụng cấy mạ thâm canh sẽ rút ngắn được
thời gian sinh trưởng của lúa trên ruộng cấy. Mạ thâm canh đẻ nhánh từ các
đốt đầu tiên, được chăm sóc tốt sẽ trở thành những bông hữu hiệu nhất. Phân
bón NPK là rất cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây lúa, nhưng
phân bón vi sinh, phân hữu cơ sinh học sử dụng cho việc bón lót sẽ giúp cho
cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe trong những giai đoạn đầu và tạo năng
suất cao cho cây lúa sau này.
Thái Nguyên có lịch sử trồng lúa lâu đời như ở các Huyện Phú Lương,
Đồng Hỷ, Phổ Yên, Định Hóa. Trong cơ cấu giống lúa có hai xu hướng chủ


2

yếu, người nông dân trồng lúa lai và lúa thuần. Họ sử dụng phân bón cho lúa
chủ yếu là phân bón tổng hợp NPK mà chưa chú trọng đến phân vi sinh, phân
hữu cơ sinh học. Vì vậy, việc nghiên cứu lượng phân bón hữu cơ sinh học phù

hợp sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả phân bón, tăng
năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây và
nhân rộng ra các nơi khác. Với mục đích đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: ‘‘Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân NTT đến khả năng sinh
trưởng giống lúa Nông lâm 7 vụ Mùa 2014 tại Trường Đại học Nông lâm –
Thái Nguyên.’’
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu liều lượng phân NTT đến khả năng sinh trưởng
phát triển của giống lúa Nông lâm 7, từ đó tìm ra lượng phân NTT phù hợp
nhất cho giống lúa này.
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Những kết quả thu được từ đề tài có thể ứng dụng và khuyến cáo ngoài
sản xuất cho người nông dân, và là nguồn tài liệu tham khảo cho những đề
xuất định hướng phát triển giống lúa Nông lâm 7 tại Thái Nguyên


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Sản xuất lúa gạo trên thế giới
Theo thống kê của FAO (2013), diện tích canh tác lúa toàn thế giới năm
2013 là 166,08 triệu ha, năng suất bình quân 4,48 tấn/ha, sản lượng 745,17
triệu tấn (Bảng 2.1). Trong đó, diện tích lúa của Châu Á là 146,18 triệu ha
chiếm 88,01 % tổng diện tích lúa toàn cầu, kế đến là Châu Phi 10,90 triệu ha
(6,56 %), Châu Mỹ 6,53 triệu ha (3,93 %), Châu Âu 2,34 triệu ha (1,40 %),
còn lại diện tích và sản lượng lúa ở Châu Đại Dương chiếm tỷ trọng không
đáng kể. Những nước có diện tích lúa lớn nhất là Ấn Độ 43,50 triệu ha; Trung
Quốc 30,22 triệu ha; Indonesia 13,83 triệu ha; Thái Lan 12,37 triệu ha;

Bangladesh 11,77 triệu ha và Việt nam 7,89 triệu ha.
Mỹ và Trung Quốc là hai nước có năng suất lúa dẫn đầu thế giới với số
liệu thống kê của FAO năm 2013 là 8,62 và 6,72 tấn/ha. Việt Nam có năng
suất lúa 5,58 tấn/ha cao hơn năng suất bình quân của thế giới là 4,48 tấn/ha
nhưng chỉ đạt 64,73 % so với năng suất lúa bình quân của Mỹ.
Những nước có sản lượng lúa nhiều nhất thế giới năm 2013 là Trung
Quốc 203,29 triệu tấn; Ấn Độ 159,20 triệu tấn; Indonesia 71,28 triệu tấn;
Bangladesh 51,50 triệu tấn; Việt Nam 44,07 triệu tấn; Thái Lan 38,78 triệu tấn
và Myanmar 28,00 triệu tấn.
Theo số liệu thống kê của FAO về thương mại gạo thế giới năm 2013
duy trì ở mức 37,5 triệu tấn. Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam
(VFA) Năm nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới năm 2013 là Ấn Độ 9,61
triệu tấn, Thái lan 6,79 triệu tấn, Việt Nam 6,74 triệu tấn, Pakistan 3,41 triệu
tấn, Mỹ 3,37 triệu tấn.


4

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên thế giới năm 2013
Diện tích
Năng suất
Sản lượng
Tên nước
(triệu ha)
(tấn/ha)
(triệu tấn)
Thế giới
166,08
4,48
745,17

Châu Á
146,18
4,61
674,72
Trung Quốc
30,22
6,72
203,29
Ấn Độ
43,50
3,66
159,20
Indonesia
13,83
5,15
71,28
Bangladesh
11,77
4,37
51,50
Thái Lan
12,37
3,13
38,78
Myanmar
7,50
3,73
28,00
Việt Nam
7,89

5,58
44,07
Philipines
4,74
3,88
18,43
Campuchia
3,10
3,01
9,34
Châu Mỹ
6,53
5,56
36,36
Brazil
2,34
5,01
11,76
Colombia
Mỹ
Ecuador
Châu Phi
Nigeria
Madagascar
Châu Âu
Italy

0,53
0,99
0,39

10,90
2,60
1,30
2,34
0,21

4,57
8,62
3,82
2,66
1,80
2,77
1,65
6,30

2,43
8,61
1,51
29,02
4,70
3,61
3,89
1,34

Nguồn: FAOSTAT, 2014 [15]
2.1.2. Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Năm 1987 sau đổi mới, diện tích đất trồng lúa của nước ta chỉ là 5,60
triệu ha. Sau 20 năm Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO năm 2007
diện tích đất trồng lúa là 7,30 triệu ha và không ngừng mở rộng diện tích, đến
năm 2013 diện tích đất trồng lúa của nước ta đã là 7,89 triệu ha, tăng thêm

2,29 triệu ha so với năm 1987


5

Bảng 2.2: Diện tích lúa Việt Nam so với một số nước trên thế giới
(1987 - 2013)
Tên nước
Trung Quốc
Ấn Độ
Indonesia
Thái Lan
Việt Nam
Philipines
Brazil
Colombia
Ecuador
Italy

Diện tích lúa (triệu ha) qua các năm
1987

2007

2008

2009

2010


2011

2012

2013

32,19
38,80
9,92
9,14
5,60
3,25
6,00
3,48
2,75
1,89

28,91
43,91
12,16
10,36
7,30
4,25
2,90
0,36
0,32
0,23

29,24
45,53

12,30
10,68
7,40
4,45
2,85
0,44
0,35
0,22

29,62
41,91
12,88
11,14
7,43
4,53
2,87
0,55
0,39
0,23

29,89
42,86
13,25
11,93
7,49
4,35
2,72
0,47
0,39
0,24


30,05
43,97
13,20
11,64
7,65
4,53
2,75
0,51
0,33
0,24

30,13
42,41
13,44
12,27
7,75
4,68
2,41
0,48
0,37
0,24

30,22
43,50
13,83
12,37
7,89
4,74
2,34

0,53
0,39
0,21

Nguồn: FAOSTAT, 2014 [15]
Qua bảng 2.3 ta thấy 20 năm qua (1987 – 2007) năng suất từ 2,69 tấn/ha
năm 1987 tăng lên 4,89 tấn/ha năm 2007 và tăng không ngừng lên 5,63
tấn/ha năm 2012, đến năm 2013 có giảm xuống còn 5,58 tấn/ha. Nhưng qua
hơn 20 năm năng suất lúa của Việt Nam đã tăng lên đáng kể và là 1 trong
những nước trên thế giới có năng suất lúa cao nhất.
Bảng 2.3: Năng suất lúa Việt Nam và một số nước trên thế giới
( 1987 – 2013)
Tên nước
Trung Quốc
Ấn Độ
Indonesia
Thái Lan
Việt Nam
Philipines
Brazil
Colombia
Ecuador
Italy

Năng suất lúa (tấn/ha) qua các năm
1987

2007

2008


2009

2010

2011

2012

2013

5,41
2,19
4,03
2,01
2,69
2,62
1,73
5,35
2,82
5,61

6,43
3,29
4,70
3,00
4,98
3,80
3,82
6,02

4,35
6,62

6,56
3,25
4,89
2,96
5,23
3,77
4,23
6,29
4,06
6,19

6,58
3,23
4,99
2,88
5,23
3,58
4,40
4,51
4,00
6,79

6,55
3,35
5,01
2,88
5,34

3,62
4,12
4,22
4,33
6,12

6,68
3,59
4,97
3,10
5,53
3,67
4,89
4,65
4,47
6,04

6,77
3,72
5,13
3,05
5,63
3,84
4,78
4,80
4,21
6,42

6,72
3,66

5,15
3,13
5,58
3,88
5,01
4,57
3,82
6,30

Nguồn: FAOSTAT, 2014 [15]


6

Những thành tựu trên là kết quả của việc tạo chọn các giống lúa mới
năng suất cao, ngắn ngày, kháng sâu bệnh, chất lượng tốt và áp dụng các biện
pháp thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với vùng sinh thái
2.2. Nghiên cứu về hình thái và đặc điểm sinh học và các thời kỳ sinh
trưởng phát triển của cây lúa.
Đời sống cây lúa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi lúa chín có thể
chia làm ba giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng),
giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn chín.
Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi cây lúa phân
hóa đòng. Giai đoạn này cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra
nhiều chồi mới. Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước lá ngày càng tăng
giúp lúa nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh dưỡng, gia
tăng chiều cao, phát triển khóm và chuẩn bị các giai đoạn sau. Trong điều kiện
đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng thuận lợi, cây lúa bắt đầu phát triển khóm khi có lá
thừ 5 - 6. Chồi ra sớm trong nương ạ gọi là chồi ngạnh trê. Thời điểm có chồi tối
đa có thể đạt được trước, cùng lúc ngay sau thời kỳ bắt đầu phân hóa đòng tùy

theo giống lúa. Thời gian sinh trưởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác
nhau chủ yếu do iai đoạn tăng trưởng này dài hay ngắn.
Giai đoạn sinh sản từ phân hóa đòng đến lúa trổ bông. Giai đoạn này kéo
dài từ 27 - 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài hay ngắn ngày
thường không khác nhau nhiều. Lúc này, số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều
cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng lúa hình thành
và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ: lúa trổ
bông. Trong giai đoạn này, nếu đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thích hợp, ánh
sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì bông lúa sẽ hình thành
nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt được kích thước lớn nhất của giống, điều kiện gia
tăng trọng lượng hạt sau này.
Giai đoạn chín từ lúc lúa trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn này
trung bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới.
Tuy nhiên, nếu đất ruộng có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít
nắng trong thời gian này thì giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngược lại. Giai
đoạn này cây lúa trải qua các thời kỳ sau:


7

- Thời kỳ chín sữa: các chất dự trữ trong thân lá sản phẩm quan hợp
được vận chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là quang
hợp ở giai đoạn sau khi trỗ. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh
trưởng, phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trỗ trở đi hết sức
quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa. Kích thước và trọng
lượng hạt gạo tăng dần làm đầy vỏ trấu. Bông lúa nặng cong xuống. Hạt gạo
chứa một dịch lỏng màu trắng đục như sữa, nên gọi là thời kỳ ngậm sữa.
- Thời kỳ chín sáp: hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, vỏ trấu vẫn còn xanh.
- thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trâu chuyển
sang màu vàng đặc thù của giống lúa , bắt đầu từ những hạt cuối cùng của

chót bông lan dần xuống các hạt từ phần cổ bông nên gọi là ‘‘lúa đỏ đuôi’’, lá
già lụi dần.
- Thời kỳ chín hoàn toàn: hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ khoảng 20% hoặc
thấp hơn, tùy ẩm độ môi trường, lá xanh chuyển vàng và rụi dần. Thời điểm
thu hoạch tốt nhất là khi hạt lúa ngả sang màu trấu đặc trưng của giống. [4]
2.3. Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái của cây lúa
2.3.1. Yếu tố nhiệt độ
Lúa là cây có thể gieo trồng trong điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới. cây
lúa có thể sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ từ 10 – 40 0C, nhiệt độ thích hợp
nhất cho sinh trưởng 22 – 300C. Nhiệt độ thấp hơn 200C làm cho cây lúa chậm
phát triển, thấp hơn 150C gây hại cây lúa, mức độ hại tùy thuộc vào giai đoạn
sinh trưởng [6]
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng của thời vụ có tác động mạnh mẽ đến
sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Mỗi một giống lúa cần một lượng nhiệt
nhất định để hoàn thành chu kỳ sống của mình.
Lúa nhiệt đới yêu cầu tổng nhiệt 3500 - 45000C, các giống lúa dài ngày cần
trên 50000C, các giống lúa ngắn ngày cần tổng nhiệt độ 2500 - 30000C [13]
Nhiệt độ thấp nhất đối với quá trình nảy mầm của lúa là 10 – 12 0C, nếu
nhiệt độ thấp quá thì hạt lúa không nảy mầm, không ra rễ được. Khi nhiệt độ
đạt 20 – 250C thì sự nảy mầm của hạt diễn ra nhanh chóng. Đặc biệt hạt nảy
mầm tốt hơn khi nhiệt độ đạt hơn 300C. Còn nhiệt độ tối thiểu cho lúa trỗ


8

bông là 150C, tối thích 25- 280C. Nhiệt độ tối thích cho cây mạ và lúa hồi
xanh, đẻ nhánh, sinh trưởng, phát triển tốt là 25 – 300C [12]
Trong quá trình sinh trưởng nếu gặp nhiệt độ cao, cây lúa nhanh chóng
đạt được tổng nhiệt độ cần thiết sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn
thời gian sinh trưởng. Cây lúa đặc biệt nhạy cảm với giao động nhiệt độ trong

giai đoạn từ gieo đến mọc và giai đoạn ra hoa [7].
2.3.2. Yếu tố ánh sáng
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên nó là cây ưa sáng. Cường độ ánh
sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất của cây
lúa , có phản ứng chặt chẽ với quang chu kỳ, nhất là các giống lúa dài ngày
địa phương. Cường độ ánh sáng thuận lợi cho hoạt động quang hợp của cây
lúa khoảng 250 – 300 cal/cm2/ngày [4]
Thời gian chiếu sáng ngắn 9 – 10 giờ/ngày có tác dụng rõ đối với việc
xúc tiến quá trình làm đòng và trỗ bông [6]
Các giống lúa nhiệt đới mẫn cảm với nhiệt độ hơn là mẫn cảm với quang
chu kỳ. Các giống lúa ngắn ngày phản ứng yếu hoặc không phản ứng với
quang chu kỳ nên có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm [14]
2.3.3. Yếu tố đất đai
Lúa là cây không kén đất, có thể sinh trưởng trên các loại đất chua,
phèn, mặn, hạn úng. Nhưng nói chung cây lúa sinh trưởng tốt và phát triển tốt
trên đất có khả năng giữ nước tốt, có thành phần cơ giới thịt trung bình hay
nặng, có độ phì cao, pH từ 4,5 – 6,0. [2]
Đất lúa ngập nước cũng có một số nhược điểm về dinh dưỡng nguyên tố
vi lượng so với các loại đất tren cạn, trồng màu, đất đồi. Sự ngập nước thường
xuyên trong thời gian dài làm cho các nguyên tố vi lượng ở dạng dễ tiêu mất
đi nhanh chóng. Sự độc canh lúa hàng năm đã dẫn đến sự thoái hóa (bạc màu
hóa) đất lúa thể hiện ở sự nghèo kiệt chất mùn, keo đất, Fe, Mn và hàng loạt
nguyên tố vi lượng khác. [8]
Phần lớn đất Việt Nam co nguồn dự trữ thấp các chất dinh dưỡng nên
không thể đảm bảo nâng cao năng suất cây trồng như thiếu hụt về đạm rồi đến
lân và kali, ở vùng đất chua, sự thiếu hụt canxi và magiê cũng trở thành quan
trọng, ở một số nơi còn thiếu hụt lưu huỳnh và kẽm [3]


9


2.3.4. Yếu tố nước
Cây lúa là cây cần nước và ưa nước điển hình. Nước là thành phần chủ
yếu tròn cơ thể cây lúa, là điều kiện để thực hiện quá trình sinh lý trong cây.
Ngoài ra nó là điều kiện ngoại cảnh trông thể thiếu được đối với cây lúa.
Nước tạo điều kiện cung cấp cho cây một cách thuận lợi, nước còn có tác
dụng làm giảm nồng độ muối, phèn, chất độc và cỏ dại trong ruộng lúa.
Nhu cầu nước của cây lúa lớn hơn một số cây trồng khác. Theo Smith hệ
số thoát hơi nước của lúa là 710 so với lúa mỳ là 513 và ngô là 368. Theo
Goutchin, để tạo ra được một đơn vị thân, lá, cây lúa cần 400 – 500 đơn vị
nước, để tạo một đơn vị hạt cần 300 – 350 đơn vị nước.
Nhu cầu nước thay đổi theo thời kỳ sinh trưởng, giống và điều kiện thâm
canh. Theo Goutchin, ruộng lúa không cần lớp nước trên mặt, chỉ cần đảm
bảo độ ẩm 90%. Ngược lại, Erughin cho rằng ruộng lúa cần tưới ngập. Ở
nước ta, đại bộ phận ruộng lúa đều tưới ngập. Tuy nhiên cũng có những giống
lúa có khả năng chịu hạn như lúa cạn, lúa nương…
Nhu cầu nước của cây lúa qua các thời kỳ sinh trưởng không giống nhau:
- Thời kỳ nảy mầm: Hạt lúa khi bảo quản thường giữ ở độ ẩm dưới 13%.
Khi hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nảy mầm ở độ ẩm đạt 25 – 28%.
- Thời kỳ mạ: Từ sau gieo đến mũi chông thường giữ cho ruộng đủ ẩm,
mạ chóng hồi phục và mọc nhanh. Trong điều kiện đó, ruộng lúa được cung
cấp oxy thuận lợi nên phát triển tốt và quá trình giải phóng nội nhũ thuận lợi.
Thời kỳ mạ 3 - 4 lá đến nhổ cấy có thể giữ ẩm hoặc giữ lớp nước nông.
- Thời kỳ ở ruộng cấy: Sau cấy đến thời kỳ bén rễ, đẻ nhánh hữu hiệu,
làm đòng, trỗ bông và chín, cây lúa rất cần nước để sinh trưởng thuận lợi. Vậy
để đạt năng suất cao cần cung cấp nước cho lúa đầy đủ [ 10]
2.3.5 Yếu tố phân bón
Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh
dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của
cây lúa bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K), vôi, sắt, kẽm, đồng, magiê,

mangan, mô-líp-đen, bo, silic, lưu huỳnh và các - bon, oxy, hyđrô. Tất cả các
chất trên đây (trừ các - bon, oxy, hyđrô) phân bón đều có thể cung cấp được.
Có nhiều chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần, nhưng 3 yếu tố dinh dưỡng


10

chính mà cây lúa cần với lượng lớn là: đạm, lân, kali là những chất cần thiết
cho những quá trình sống diễn ra trong cây lúa. Các nguyên tố khoáng còn lại,
cây lúa cần với lượng rất ít và hầu như đã có sẵn ở trong đất, nếu thiếu thì tùy
theo điều kiện cụ thể mà bón bổ sung.
Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ cho đến
lúc thu hoạch. Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung cấp cho
cây là nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất
đường, chất béo, protein... Ngoài ra chúng còn giữ vai trò duy trì sự
soongscuar toàn bộ cây lúa, không có nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết,
không hề tồn tại.
Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò
khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng,
phát triển của cây lúa. Vì vậy việc bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho lúa
người ta đã nghiên cứu và đưa ra những công thức bón phân hợp lý cho từng
giống lúa, cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều kiện đất
đai, khí hậu... cụ thể.
Theo nghiên cứu, để có năng suất 5 tấn/ha/vụ thì lượng các chất dinh
dưỡng chủ yếu cây lúa hút từ đất và phân bón là: 110kg N, 34kg P 2O5, 156kg
k2O, 23kg MgO, 20kg CaO, 5kg S, 3,2kg Fe, 2kg Mn, 200g Zn, 150g B, 250g
Si và 25g Cl. Tuy nhiên không phỉ cứ bón bao nhiêu phân bón trong đất là cây
lúa hút hết được, trong thực tế, cây lúa chỉ hút được khoảng 2/3 - 3/4 lượng
phân bón, còn lại bị trôi theo nước, bốc hơi và tồn dư trong đất.[ 11]

2.4. Đặc điểm hệ rễ của cây lúa
Rễ là cơ quan dinh dưỡng làm nhiệm vụ hấp thu dinh dưỡng và nước
cho cây. Lúa là cây trồng có bộ rễ chùm với số lượng có thể đạt tới 500 - 800
cái, tổng chiều dài rễ ở thời kỳ trỗ bông có thể đạt tới 168 mét/cây. Bộ rễ lúa
tăng dần về chiều dài và số lượng qua các thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng và
thường đạt tối đa vào thời kỳ trỗ bông, sau đó giảm đi. Thời kỳ đẻ nhánh làm
đòng bộ rễ phát triển có hình bầu dục nằm ngang, còn thời kỳ trỗ bông, bộ rễ lúa
phát triển xuống sâu có hình quả trứng ngược. Bộ rễ lúa phân bố ở lớp đất 0 20cm, trong đó phần lớn ở lớp đất mặt 0 - 10 cm. Đối với lúa gieo thẳng, bộ rễ


11

thường phát triển mạnh ở lớp đất mặt, phân nhánh nhiều. Các biện pháp làm đất,
bón phân, tưới nước, làm cỏ... có ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ.
Lúa thấp cây, có khả năng thâm canh cao cần cấy dày để đạt được mật
độ tối thích. Khi cấy dày, tổng số rễ lú tăng nên mở rộng được diện tích hút
chất dinh dưỡng của quần thể ruộng lúa, nhưng diện tích của cá thể càng bị
thu hẹp, trọng lượng trung bình của bộ rễ lúa giảm. Muốn cho cá thể sinh
trưởng và phát triển tốt, cần tăng lượng phân bón tương ứng với mức độ cấy
dày, như vậy mới có thể phát huy hiệu quả của việc cấy dày và làm tăng năng
suất. Mật độ cao, phân bón nhiều là hai biện pháp bổ sung cho nhau làm quần
thể phát triển mạnh.
Khác với lúa thường, bộ rễ của lúa lai phát triển rất mạnh, nhanh. Rễ ăn
sau và tỏa rộng khoảng 22 - 23 cm, rễ ra từ các đốt ở vị trí thấp có xu thế ăn
sâu, hướng đất, mọc ra từ các mắt. ở trên cao cằng phát triển ngang dần. Lớp
rễ gần mặt đất nhiều, rễ to khoảng 2mm và có thể 4 - 5 lần rễ nhánh, tạo ra
một lớp rễ đan dày đặc ở lớp sát mặt đất, lông hút của lúa lai nhiều và dài (0,1
- 0,25 mm) hơn lúa thường (0,01 - 0,0013mm). Rễ lúa lai có khả năng hút oxy
trong không khí.
2.5. Tình hình sử dụng phân hữu cơ cho lúa trên thế giới và Việt Nam

Hiện nay các nước trên thế giới đang quan tâm đến việc sử dụng phân
hữu cơ như phân chuồng, phân ủ, phân xanh, các loại phân vi sinh để bón cho
cây lúa.
Phân hữu cơ sinh học là loại sản phẩm phân bón được tạo thành thông
qua quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác
nhau (phế thải nông nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải đô
thị, phế thải sinh hoạt..) trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới tác động
của vi sinh vật hoặc các hoạt chất sinh học được chuyển hóa thành mùn [ 9]
Ấn Độ hàng năm sản xuất khoảng 286 triệu tấn phân ủ từ các chất thải
nông thôn và thành phố. Ước tính thu được 3,5 – 4,0 triệu tấn N,P,K [8]
Hiện nay Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đang đẩy mạnh chương
trình phát triển và ứng dụng công nghệ vào sản xuất phân lân vi sinh vật ở
quy mô lớn và diện tích hàng chục ha [9]


12

Trung Quốc sử dụng phân phân hữu cơ từ nguồn phân chuồng, rơm rạ,
phân xanh, khô dầu. Ước tính tương đương 65kg (N+P2O5+K2O) [8]
Ở Việt Nam các thử nghiệm sử dụng phân vi sinh cố định Nitơ hội sinh
(Azogin) ở 15 tỉnh phía bắc, miền Nam và miền Trung trên diện tích hàng
chục ngàn ha cho thấy trong cùng điều kiện sản xuất ruộng lúa được bón phân
vi vật cố định đạm đều tốt hơn đối chứng. Biểu hiện như bộ lá phát triển tốt
hơn, tỷ lệ nhánh hữu hiệu, số bông/khóm nhiều hơn đối chứng, năng suất hạt
tăng so với đối chứng 6 – 12%, nhiều nơi đạt 15 – 20% [8]


13

Chương 3

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu thí nghiệm
Giống lúa Nông lâm 7, phân NTT, đạm Hà Bắc, Supelân, kali.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng thời tiết vụ mùa 2014 đến khả năng sinh trưởng
phát triển giống Nông lâm 7 vụ Mùa
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển giống Nông lâm 7 vụ mùa 2014
- Đánh giá mức độ biểu hiện sâu bệnh trên giống Nông lâm 7 vụ Mùa 2014
- Đánh các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống Nông lâm 7 vụ
Mùa 2014
3.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành vào vụ mùa năm 2014 (từ tháng
7 đến tháng 9 năm 2014)
- Địa điểm: Trung tâm thực nghiệm Trường ĐHNL Thái Nguyên.
- Đất thí ngiệm: Ruộng thí nghiệm được bố trí trên đất bằng chủ động
tưới tiêu, đất vàn, là loại đất cấy 2 vụ lúa/năm thuộc Trung tâm thực hành
thực nghiệm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Công thức thí nghiệm: có 3 công thức, trên nền phân bón 100 N + 80
P2O5 +75 K2O cho 1 ha.
+ Công thức 1: bón 2 tấn phân NTT
+ Công thức 2: bón 2,5 phân NTT
+ Công thức 3: bón 3,5 phân NTT
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân NTT + toàn bộ phân lân. Phân đạm và
kaly bón theo thời điểm và nhóm giống như bảng
Tỷ lệ lượng phân bón (%)
Thời điểm
N
K2 O
Bón lót trước khi cấy

50
30
Thúc 1 khi lúa bén rễ hồi xanh
30
40
Thúc 2 trước trỗ 20-25 ngày
20
30


14

3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm:
- Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo kiểu khối gẫu nhiễn hoàn toàn
(RCBD) gồm 3 công thức và 3 lần nhắc lại ( 3 x 3 = 9 ô thí nghiệm)
- Diện tích mỗi ô thí ngiệm là : 45,4m2 = 2 m x 22,7 m
- Khoảng cách giữa mỗi ô thí nghiệm là 0,4 m,
- Diện tích thí nghiệm : 408,6 m2
- Xung quanh khu thí nghiệm có hàng lúa bảo vệ
- Tổng diện tích thí nghiệm cả bảo vệ: 737,5 m2
Sơ đồ bố trí thí ngiệm

CT3

CT
CT
CT
CT
CT
CT

CT
CT
1
2
1
3
2
2
1
3
Nhắc lại 1
Nhắc lại 2
Nhắc lại 3
3.4.3 Quy trình kỹ thuật chăm sóc
3.4.3.1 Ngâm, ủ và làm mạ
Ngâm, ủ, xử lý hạt giống: Hạt giống được phơi dưới nắng nhẹ 6 - 8 giờ
để xúc tiến sự hút nước của hạt và hoạt động của các men nhằm tăng khả
năng nảy mầm. Lọc hạt giống để loại bỏ lép lửng, xử lý tiêu độc ngâm hạt
trong nước nóng 540C trong 10 phút. Hạt giống sau khi xử lý thì đem ngâm ủ.
Ngâm trong nước sạch 2 ngày đêm ( 48 giờ). Ngâm hạt 24 - 30 giờ, thường
xuyên thay nước rửa chua ( 6 - 8 giờ/1 lần) sau đó đãi thật sạch kết hợp loại
bỏ hạt lép lửng một lần nữa để ráo nước rồi mang đi ủ. Ủ hạt trong bao nơi
kín gió, phía trên có thể phủ bao hoặc rơm rạ. Kiểm tra thấy mầm dài 1/3 hạt
lúa, rễ dài bằng hạt lúa thì đem gieo.
Mạ được gieo trên khay với giá thể 2kg (than bùn + phân NTT)


15

Chăm sóc mạ gieo: Mạ sau gieo được che phủ bạt kín 12 tiếng, vận

chuyển mạ khay đặt trên nền ruộng được trang phẳng có mực nước thích hợp,
thuận tiện cho việc tưới tiêu mạ và cấy sau này.
Tiêu chuẩn mạ tốt: Cứng cây, khỏe, tỷ lệ bẹ / lá cao, đanh dảnh, rễ tốt,
không bị nhiễm các loại sâu bệnh.
3.4.3.2. Làm đất
Đất ở ruộng thí nghiệm được cày, bừa kỹ, sạch cỏ dại, ruộng cần nhão
bùn và có mực nước nông tùy theo chiều cao cây mạ.
3.4.3.3. Thời vụ gieo cấy và phương pháp gieo trồng
- Thời vụ: Vụ mùa năm 204
- Ngày gieo mạ : 1/7/2014
- Ngày cấy : 12/7/2014
- Mật độ cấy : Cấy 2 dảnh, khoảng cách cây x hàng: 20 x 20 cm; mật độ
25 khóm/ m2
- Tuổi mạ cấy: 2,5 lá
3.4.3.4. Biện pháp chăm sóc
- Dặm tỉa cây chết sau cấy 7 – 10 ngày để bảo đảm mật độ.
* Lượng phân và phương pháp bón ( Cho khu thí nghiệm 737,5 m2)
- Bón lót: Ngay khi cấy 140 kg phân NTT + 36,9 kg P 2O5 + 8 kg đạm +
3 kg kali trong đó
+ CT1: Bón lót 9,1 kg phân NTT/ ô x 3 = 27,3 kg phân NTT
+ CT2: Bón lót 11,4 kg phân NTT/ ô x 3 = 34,2 kg phân NTT
+ CT3: bón lót 16 kg phân NTT/ ô x 3 = 48 kg phân NTT
Lân bón lót toàn bộ, số phân NTT còn lại bón cho hàng bảo vệ
- Bón thúc lần 1 : Sau cấy 7 - 12 ngày bón 4,8 kg đạm + 4 kg kali
- Bón thúc lần 2 : Sau cấy 20 - 25 ngày bón 3,2 kg đạm + 3 kg kali
* Làm cỏ, sục bùn: Diện tích nhỏ nên làm cỏ thường xuyên trong lúc
kiểm tra đồng, tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu kết thúc bón trước khi
lúa làm đòng. Làm cỏ bằng tay, lần đầu làm nhẹ để tránh ảnh hưởng đến gốc
lúa. Lần sau có thể làm mạnh để sục bùn. Khi làm cỏ để mực nước nông từ 3 - 5cm.
* Tưới nước: Đảm bảo mực nước trên ruộng thích hợp cho từng giai đoạn

cụ thể:


16

- Khi lúa mới cấy: Tưới nước để từ 5 – 10 cm, để lúa nhanh bén rễ hồi
xanh; Lúc lúa đẻ nhánh hữu hiệu: Tưới nông 3 – 5cm để lúa đẻ nhánh.
- Giai đoạn làm đòng vào chắc: Lúa cần nhiều nước để tạo năng suất nên
tưới ngập 5 -10cm.
- Phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh khi quan sát có sâu
bẹnh phát sinh, phát triển gây hại vượt quá ngưỡng kinh tế cho phép.
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Định cây theo dõi: Trên mỗi ô thí nghiệm lấy 10 cây ở 3 điểm ngẫu
nhiên liền kề nhau để theo dõi, không lấy cây ở rìa ô. Phương pháp đánh giá
bằng mắt được thực hiện qua quan sát ô thí nghiệm trên từng cây hay các bộ
phận của cây và cho điểm. Các chỉ tiêu được theo dõi theo đúng giai đoạn
sinh trưởng thích hợp của cây lúa
Quan sát và đánh giá các chỉ tiêu theo thang điểm đánh giá của IRRI
( Standard Evaluation Sytem For 1996). Tiêu chẩn ngành quy phạm khảo
nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa 10 TCN
554 - 2002 và tiêu chẩn ngành quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử
dụng của giống lúa 10 TCN 558 – 2002
3.5.1 Các chỉ tiêu đặc trưng hình thái
Lúa có nhiều ngoại hình do điều điện ngoại cảnh thay đổi, do quá trình
chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, đã hình thành nhiều giống lúa khác nhau. Hình
thái bên ngoài là một đặc điểm thích ứng với điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy
đánh giá hình thái cây lúa gắn với môi trường sinh sống của nó để có những
biện pháp kỹ thuật hợp lý là một vấn đề có ý nghĩa thực tế.
Thân lúa
- Chiều cao cây: Chọn ngẫu nhiên 10 cây của 3 điểm trên băng, 2 điểm 3

cây, 1 điểm 4 cây trừ các cây ở hàng biên. Đo từ sát mặt đất đến đỉnh bông
không tính râu hạt trước thu hoạch 3 ngày, tính trung bình 3 lần lặp lại, đơn vị
tính cm.
- Góc thân: Quan sát thân phụ so với thân chính
+ Điểm 1: Đứng (< 300)
+ Điểm 3: Nửa đứng ( 450)
+ Điểm 5: Mở ( 600)


17

+ Điểm 7: Xòe (>600)
+ Điểm 9: Bò lan ( Thân hoặc phần dưới bò tựa vào mặt đất)
- Sắc tố antoxian của đốt và lóng
+ Điểm 1: Không có
+ Điểm 9: Có
Lá lúa
- Sắc tố antoxian của bẹ lá
+ Điểm 1: Rất nhạt
+ Điểm 3: Nhạt
+ Điểm 5: Trung bình
+ Điểm 7: Đậm
+ Điểm 9: Rất đậm
- Sắc tố antoxian của tai lá
+ Điểm 1: Không có
+ Điểm 9: có
- Lông ở phiến lá
+ Điểm 1: Không có hoặc rất ít
+ Điểm 3: Ít
+ Điểm 5: Trung bình

+ Điểm 7: Nhiều
+ Điểm 9: Rất nhiều
- Kích thước lá đòng: Đo chiều dài, chiều rộng của 5 lá đòng ở 5 điểm
ngẫu nhiên trên một ô, mỗi điểm 1 cây và lấy trung bình vào giai đoạn làm
đòng, đơn vị tính là cm
+ Chiều dài lá đòng đo từ cổ lá đến chóp lá vào giai đoạn làm đòng, ba
lần lặp lại tính trung bình
+ Chiều rộng lá đòng đo chỗ to nhất của lá đòng vào giai đoạn làm đòng,
ba lần lặp lại tính trung bình
Bông lúa
- Gié cấp 1: Đếm tất cả số gié cấp 1 của 5 cây/ô trước thu hoạch 3 ngày,
sau đó tính trung bình ba lần lặp lại.


18

- Gié cấp 2: Đếm tất cả số gié cấp2 của 5 cây/ô trước thu hoạch 3 ngày,
sau đó tính trung bình ba lần lặp lại
- Chiều dài bông: Đo từ cổ bông đến chóp bông của 5 bông/ô trước thu
hoạch 3 ngày, sau đó tính trung bình ba lần lặp lại, đơn vị tính cm
- Chiều dài cổ bông: Đo từ cổ lá đòng đến cổ bông của 5 bông/ô trước
thu hoạch 3 ngày, sau đó tính trung bình ba lần lặp lại, đơn vị tính cm
- Dạng bông: Bông được phân loại theo cách phân nhánh, góc nhánh sơ
cấp và độ đóng hạt , quan sát ở giai đoạn vào chắc và cho điểm theo cấp
+ Điểm 1: Chụm
+ Điểm 3: Trung gian
+ Điểm 5: Mở
- Trục bông: Quan sát trục bông ở giai doạn chín sữa tới vào chắc và cho
điểm theo cấp
+ Điểm 1: Đứng

+ Điểm 3: Ngang
+ Điểm 5: Võng
+ Điểm 7 Gục xuống
Hạt lúa
- Hình dạng hạt lúa: Quan sát hình dạng hạt lúa và miêu tả
- Màu sắc vỏ trấu: Quan sát màu vỏ hạt lúa và miêu tả
- Chiều dài hạt lúa: Đo 10 hạt không kể cả râu, đơn vị tính mm
+ Điểm 1: Rất ngắn (< 5.50 mm)
+ Điểm 3: Ngắn ( 5,51 – 6,50 mm)
+ Điểm 5: Trung bình ( 6,51 – 7,60 mm)
+ Điểm 7: Dài ( 7,61 – 8,50 mm)
+ Điểm 9: Rất dài ( >8,5 mm)
- Chiều rộng hạt lúa: Đo 10 hạt chỗ ngang rộng nhất giữa 2 nửa vỏ trấu,
đơn vị tính mm
+ Điểm 1: Rất hẹp
+ Điểm 3: Hẹp
+ Điểm 5: Trung bình
+ Điểm 7: Rộng


19

+ Điểm 9: Rất rộng
3.5.2. Các chỉ tiêu nông học, sinh lý
Chỉ tiêu nông học
- Sức sống của mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy
+ Điểm 1: Mạnh (Cây sinh trưởng tốt, lá xanh, nhiều cây có hơn 1 dảnh)
+ Điểm 5: Trung bình (Cây sinh trưởng trung bình, hầu hết có 1 dảnh)
+ Điểm 9: Yếu (Cây mảnh yếu hoặc còi cọc, lá vàng)
- Khả năng đẻ nhánh: Điều kiện môi trường có thể gây tác động to lớn

đến độ đẻ nhánh, đếm số nhánh của 10 cây ngẫu nhiên trong 1 nghiệm thức,
tính trung bình 3 lần lặp lại vào giai đoạn đẻ nhánh tối đa, cho điểm theo cấp.
+ Điểm 1: Rất cao (Hơn 25 dảnh/cây)
+ Điểm 3: Tốt (20 – 25 dảnh/cây)
+ Điểm 5: Trung bình (10 – 19 dảnh/cây)
+ Điểm 7: Thấp (5 – 10 dảnh/cây)
+ Điểm 9: Rất thấp (< 5 dảnh/cây)
- Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch 3 ngày
+ Điểm 1: Cứng ( Cây không bị đổ)
+ Điểm 3: Cứng vừa (Hầu hết cây nghiêng nhẹ)
+ Điểm 5: Trung bình (Hầu hết cây bị nghiêng)
+ Điểm 7: Yếu (Hầu hết cây bị đổ rạp)
+ Điểm 9: Rất yếu (Tất cả cây bị đổ rạp)
- Chiều cao cây: Chọn ngẫu nhiên 10 cây của 3 điểm trên ô, 2 điểm 3
cây, 1 điểm 4 cây trừ các cây ở hàng biên. Đo từ sát mặt đất đến đỉnh bông
không tính râu hạt trước thu hoạch 3 ngày, tính trung bình 3 lần lặp lại, đơn vị
tính cm. Sau đó cho điểm theo thang điểm.
+ Điểm 1: Bán lùn (Vùng trũng, thấp hơn 110cm; Vùng cao < 90cm)
+ Điểm 5: Trung bình (Vùng trũng < 110 130cm; Vùng cao < 90 – 125cm)
+ Điểm 9: Cao (Vùng trũng > 130cm; Vùng cao >125cm)
- Độ tàn lá: Quan sát sự chuyển màu của lá
+ Điểm 1: Muộn và chậm (Lá giữ màu xanh tự nhiên)
+ Điểm 5: Trung bình (Các lá trên biến vàng)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×