Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

477 Tổng quan khoa học đề tài cấp bộ Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 154 trang )

TONG QUAN KHOA HOC
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CAP BO NAM 2005

THI TRUONG KHOA HOC VA
CONG NGHE O VIET NAM
THUC TRANG VA GIAI PHAP

Co quan chi tri: Vién Kinh té phat trién
Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Thị Hường
Thư ký đề tài

: TS. Nguyễn Thị Thơm


=

- Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển

GS. TS. Trần Văn Chit

- Viện Kinh tế và Phát triển

PGS. TS. Nguyễn Hữu Tư

- Viên Kinh tế và Phát triển

PGS. TS. Võ Văn Đức

- Viện phó Viện Kinh tế và Phát triển

GS. TS. Trần Ngọc Hiên



- Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam

TS. Mai Thé Hon

- Vụ phó Vụ Quản lý khoa học

m

TS. Lê Kim Việt

- Vụ phó Vụ tổ chức cán bộ

#

TS. Nguyễn Từ

- Viện Kinh tế và Phát triển

Ð

AY

FY

GS. TS. Hoang Ngoc Hoa

DY

DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA HỌC THAM GIÁ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


TS. Nguyễn Thị Thơm -

- Viện Kinh tế và Phát triển
- Viện Kinh tế và Phát triển

. TS. Nguyễn Thị Hường

- Viện Kinh tế và Phát triển

ThS. Chu Ngọc Sơn

. Th§. Trần Mạnh Tuyến
ThS. Trần Kim Cúc

- Viện Nghiên cứu Kinh điển Mác - Lênin

. ThS. Nguyén Van Điển

- Khoa Kinh tế phát triển Học viện khu vực ÏÍ

Œœ

¬

- Viện Kinh tế và Phát triển

- Khoa Kinh tế phát triển Học viện khu vuc II

. ThS. Trân Minh Hạnh


1

=m._

- Viện Kinh tế và Phát triển

_ ThS. Pham Thi Kim Phuong

r

m

=

mm

p0
Ð mC

. TS. Pham Thi Khanh

- Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách
khoa học cơng nghệ - Bộ khoa học và

cơng nghệ
18. Th§. Nguyễn Vũ Hồng

- Đại học Kinh tế quốc dân


19. ThS. Nguyễn Minh Ngọc

- Bộ Tài chính

20. ThS. Nguyễn Kim Phúc

- Bộ Thuỷ sản

21. CN. Nguyễn Thị Miền

- Viện Kinh tế và Phát triển

22. CN. Trần Tuyết Lan

- Viện Kinh tế và Phát triển

23.

- Viện Kinh tế và Phát triển

CN. Phí Thi Hang


MỤC LỤC
LOG MG Ga ooo ...A............HHH......,..

1

Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số nước về phát triển
thị trường KH & CN


...........................
TT
HH
411211011 tre. 5

1.1.

Nhận thức chung vẻ thị trường KH & CN ..................................... 5

1.2.

Vai trò của Nhà nước và một số nhân tố cơ bản có tác động
đến sự hình thành và phát triển của thị trường KH & CN

1.3.

Kinh nghiệm của một số nước về phát triển thị trường

........... 27

ˆ

khoa học & công nghệ .............................-ch.
21111 sec 35

Chương 2. Thực trạng thị trường KH & CN ở Việt Nam từ năm 1990
đến nay

Đ..........


48

2.1. Thực trạng hàng hoá KH & CN....................................sc--see 48
2.2.

Các chủ thể tham gia thị trường KH & CN ..................................--- 54

2.3.

C&c yéu t6 thé ché hé tro thị trường KH & CN ở nước ta ........... 70

Chương 3. Quan điểm định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển thị trường KH & CN ở nước ta ....................................--....-<- 99
3.1.

Quan điểm định hướng phát triển thị trường KH & CN ............. 99

3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường KH & CN
/
Kt a

là 480

8...

4...

.......................


IV 8H00 in

-äẢ..........ÔỎ

102
142

144


APEC

CGCN

- Chuyển giao cơng nghệ

CNH,HDH

- Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

CPB

- Cơng tác giữa trường đại học và doanh nghiệp

HEOIC
LINK

NTE,

- Chương trình hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp mới


FDI

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Giáo dục vươn tới ngành và cộng đồng

- Kế hoạch giành giải thưởng tiểm năng

RTTC

- Trung tâm chuyển giao công nghệ vùng

SHCN

- Sở hữu trí tuệ

- Cục hệ thống đổi mới cơng nghệ Thuy Điển

TCS

- Chương trình giảng dạy cơng ty

TRIPS

- Thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

XHCN

- Xã hội chủ nghĩa


2

mm

See

=

VINNOVA

=

=

SHTT

- Sở hữu công nghiệp

=

NDMP

mm

==

mm

=


ROPAS

dD

- Nối kết

YP

FS

mm

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ

œ

DNVVN

- Diễn đàn hợp tác kinh tế chau Á Thái Bình Dương

ewe

Ð

am

PR

- Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á.


YP

ASEAN

t



NHUNG CHU VIET TAT TRONG DE TAI

WIDO

- Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới

WTO

- Tổ chức thương mại thế giới


2

+

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khoa học và cơng nghệ ngày càng có vai trị quan trọng đối với mọi

lĩnh vực kinh tế xã hội xét trên phạm vi toàn cầu, đối với từng quốc gia và mỗi
doanh nghiệp. Nó đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nhân tố nặng

cân nhất xác lập vị trí cạnh tranh ở mọi cấp độ và là nguồn lực quan trọng

hàng đầu tạo nên tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, ở nước ta đóng góp của KH & CN đối với phát triển kinh tế xã hội trong gần 20 năm qua còn rất hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do sự

gắn kết giữa KH & CN với hoạt động thực tiễn còn hết sức lỏng lẻo. Để khác
phục tình trạng này, một trong những giải pháp có hiệu quả nhất là phát triển

thị trường KH & CN ở Việt Nam.
Do vậy, từ Hội nghị Trung ương bảy khoá IX, Đảng ta đã có chủ trương
đẩy mạnh sự phát triển thị trường KH & CN. Luật KH & CN Việt Nam năm
2000 đã luật hoá vấn đề này, các nghị quyết Trung ương gần đây liên tục đề cập
đến việc thực hiện Luật KH & CN về phát triển thị trường KH & CN. Nhưng

cho đến nay thị trường này ở nước ta mới ở giai đoạn hình thành.
Bên cạnh đó, về nhận thức, hiện có nhiều ý kiến khác nhau về thị trường
KH &CN. Đây vẫn là chủ để được rất nhiều nhà khoa học quan tâm và bàn luận,
tranh cãi trên sách báo, diễn đàn trong những năm gần đây.
Mặt khác, ngày nay thương mại quốc tế đã bao trùm lên cả lĩnh vực
dịch vụ, trong đó có những vấn đề liên quan đến SHTT. Việt Nam là thành

viên ASEAN, APEC và đang sắp sửa trở thành thành viên của WTO, đã vào
cuộc chơi chung thì khơng có lý do gì để chúng ta có thể đứng ngồi hoạt
động trao đổi bn bán các sản phẩm KH & CN.
Đứng trước những vấn đề đã nêu trên, việc làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn về thị trường KH & CN để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ của
Viện Kinh tế và phát triển, cùng những ai quan tâm đến vấn đề này là một nhu

cầu hết sức cấp bách. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu, để tài này sẽ để xuất



những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường KH & CN cũng là
một việc làm có ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ sau Hội nghị Trung ương hai khoá VII của Đảng Cộng sản Việt
Nam, đặc biệt là sau khi luật KH & CN Việt Nam năm 2000 được ban hành,
vấn đề nghiên cứu về thị trường KH & CN ở nước ta đã thu hút được sự quan

tâm của nhiều tổ chức và cá nhân.
Các cơng trình đã cơng bố tập trung vào những hướng nghiên cứu cơ

bản sau đây:
Một là, lý giải về sự tôn tại của thị trường KH & CN hay thị trường
công nghệ. Đồng thời gắn với những quan niệm của mình, các nhà khoa học
đã phân tích các bộ phận cấu thành, thực trạng của các thị trường này ở Việt
Nam. Đại diện cho hướng nghiên cứu trên gồm có: Viện Nghiên cứu chiến
lược và chính sách KH

& CN với cuốn sách "Công nghệ và phát triển thị

trường công nghệ ở Việt Nam", Nxb Khoa học và Kỹ thuật, H., 2003; Viện
Nghiên cứu quản lý Trung ương với sách tham khảo "Thi trường công nghệ ở

Việt Nam", Nxb Khoa học và Kỹ thuật, H., 2004; GS. TS. Vũ Đình Cự "Thị
trường khoa học” đăng trên tạp chí Hoạt động khoa học số tháng 10 năm
2004; TS. Hoàng Xuân Long "Lại bàn về thị trường KH & CN" đăng trên tạp

chí Lý luận số 1 - 2006.
. Hai là, hướng nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển thị trường KH &

CN của một số nước và rút ra bài học cho Việt Nam. Tiêu biểu có các cơng

trình của Nguyễn Nghĩa, Phạm Hồng Trường "Kinh nghiệm xây dựng thị
trường công nghệ của Trung Quốc” đăng trên tạp chí Hoạt động khoa học số

11/2002; Hoàng Xuân Long "Kinh nghiệm của Trung Quốc về vấn đề thương
mại hoá hoạt động KH & CN" đăng trên tạp chí Thơng tin khoa học xã hội số
12-2000; GS. Jon Sigurdon "Kinh nghiệm các nước châu Âu về phát triển thị
trường KH & CN" trong sách tham khảo "Phát triển thị trường KH & CN ở
Việt Nam”, Ñxb Khoa học và Kỹ thuật, H., 2004.


Ba là, hướng nghiên cứu tập trung vào một vấn đề cụ thể về cung, cầu,

các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường KH & CN như bài _
viết của tác giả: Trần Việt Lam "Phát triển thị trường KH & CN: Những vấn
đề từ phía doanh nghiệp" đăng trên tạp chí kinh tế và phát triển số 12/2005;
Danh Sơn "Tăng cường năng lực nội sinh về KH & CN trong hội nhập kinh tế
quốc tế” trên tạp chí Hoạt động khoa học số 1/2004, Lê Uy Linh "Phát triển

thị trường KH & CN - Khổ vì thiếu luật" trên Thời báo Kinh tế Sài Gịn ngày
2-12-2004; Nguyễn Văn Trị "Môi trường pháp lý cho việc hình thành và phát

triển thị trường cơng nghệ" trên tạp chí Hoạt động khoa học số 4/2005...
Nhìn chung, các cơng trình đã cơng bố chưa có cơng trình nào nghiên
cứu một cách có hệ thống từ

cơ sở lý luận, thực trạng đến việc đề xuất các

giải pháp phát triển thị trường KH & CN ở Việt Nam.

Do đó, việc nghiên cứu "Thị trường KH & CN ở Việt Nam. Thực trạng
và giải pháp" sẽ kế thừa những kết quả đã đạt được, đồng thời bổ sung những
nội dung mới nhằm hệ thống hoá các vấn đề nêu trên để nâng cao nhận thức

và kiến nghị những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường KH & CN ở
Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu: Nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về thị trường KH &
CN ở Việt Nam và đề xuất giải pháp thúc đẩy sự phát triển thị của trường này.
..~ Nhiệm vụ:
¢ Lam rõ nhận thức lý luận về thị trường KH & CN và kinh nghiệm phát

triển thị trường KH & CN ở một số nước trong khu vực và trên thế giới.

« Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường KH & CN ở nước ta từ
những năm đổi mới.
« Để xuất những giải pháp chủ yếu phát triển thị trường KH & CN ở
Việt Nam.


4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng xuyên suốt trong quá
trình nghiên cứu của đề tài. Phương pháp cụ thể được sử dụng là phương pháp
chuyên gia, điều tra thực tiễn, thống kê, tổng hợp và so sánh.

,

5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được

kết cấu thành 3 chương. '

Chương I: Nhận thức lý luận cơ bản vẻ thị trường KH & CN và kinh nghiệm
phát triển thị trường KH & CN của một số nước.
Chương 2:

Thực trạng thị trường KH & CN ở nước ta từ năm 1990 đến nay.

Chương 3:

Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường KH & CN ở
Việt Nam.

Nghiên cứu về thị trường KH & CN là một vấn đề còn rất mới mẻ xét cả
về mặt lý luận và thực tiễn ở nước ta, vì vậy trong điều kiện thời gian và các
yếu tố nguồn lực cho phép, đề tài không thể tránh khỏi những khiếm khuyết.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để đề tài thêm
hồn thiện.
Xin chân thành cám ơn!

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

TS. Nguyễn Thị Hường


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC
VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. Nhận thức chung về thị trường khoa học và công nghệ

1.1.1. Khái niệm về thị trường khoa học công nghệ
Cho đến nay, cơ bản có ba luồng ý kiến khác nhau về thị trường khoa
học và công nghệ. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng chỉ có loại thị trường cơng
nghệ, chứ khơng có thị trường khoa học. Loại ý kiến thứ hai, coi thị trường
khoa học là thị trường tri thức lớn nhất, mang tính tồn cầu và đã xuất hiện từ
lâu. Loại ý kiến thứ ba cho rằng không nên tách bạch hai loại thị trường là thị
trường khoa học và thị trường công nghệ, mà nên hiểu thị trường khoa học và

công nghệ là một thuật ngữ chung để chỉ các giao dịch mua bán, trao đổi một
loại hàng hóa đặc biệt là sản phẩm, dịch vụ khoa học và công nghệ.
Mỗi ý kiến trên đều có căn cứ, lập luận riêng của mình. Đại diện cho

loại ý kiến thứ nhất có các tác giả Nguyễn Nghĩa và Phạm Hồng Trường thuộc
Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và cơng nghệ Việt Nam.
Các tác giả này cho rằng khơng có thị trường khoa học mà chỉ có thị trường
cơng nghệ bởi hai lý đo sau:
- Với bản chất tri thức, khoa học có thuộc tính của một hàng hóa cơng,
lý đo cơ bản khiến thị trường khoa học không tồn tại là việc khơng có cơ chế
xác định quyền sở hữu đối với khoa học [8, tr. 10].
- Thị trường khoa học, không

được nhắc tới trong các tài liệu của

phương Tây.

Theo chúng tôi, quan điểm này không thực sự xác đáng. Bởi lẽ:


Thứ nhất, Ngày nay, nhiêu sản phẩm khoa học trong nhiều ngành như
ngành tin học và công nghệ sinh học đều được xác lập quyền sở hữu trí tuệ

(copyright) và đều được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường.
Thứ hai: Sở đi các nước phương Tây không đề cập đến thị trường khoa

học bởi vì họ quan niệm sản phẩm khoa học cơng nghệ là hàng hóa được mua
bán như các hàng hóa khác trên thị trường. Chỉ khác với các thị trường khác là
hàng hóa của thị trường khoa học và cơng nghệ là loại hàng hóa đặc thù. Do
đó để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa đó, các quốc gia đã

ban hành luật SHTT và trong khn khổ WTO có Hiệp định về thương mại
liên quan đến SHTT (TRIPS) điều chính quan hệ buôn bán giữa các nước
thành viên.
Đại diện cho loại ý kiến thứ hai là giáo sư Vũ Đình Cự, Viện Khoa học
và công nghệ Việt Nam. Theo ông, thị trường khoa học có tính tồn cầu trước
khi có tồn cầu hóa. Bởi vì, các sản phẩm khoa học đều có giá trị sử đụng nên
trong cơ chế thị trường chúng đều trở thành hàng hóa. Thị trường khoa học

bao gồm nhiều thành phần khác nhau: Thị trường hàng hóa thuộc phạm trù
hàng hóa cơng do Nhà nước đầu tư mua các hàng hóa khoa học này để làm
hàng hóa cơng; thị trường hàng hóa khoa học trực tiếp đi sâu vào sản xuất như

phần mềm máy tính, máy điện toán các loại; thị trường các cơ sở đữ liệu khoa
học bao gồm hàng ngàn dit liệu khoa học về vũ trụ, trái đất, xã hội, con người;
thị trường dịch vụ khoa học; thị trường thiết bị khoa học [20, tr. 51]. Giáo sư

cũng cho rằng: Thực chất ngày nay trong nhiều trường hợp, rất khó phân biệt
khoa học với cơng nghệ, Vì vậy, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát
triển thị trường khoa học và cơng nghệ là có cơ sở. Một khi phủ định thị
trường khoa học trong một nền kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng
XHCN


thì thực chất là tách khoa học ra khỏi kinh tế [20, tr. 51]. Có thể nói

lập luận của GS: Vũ Đình Cự là hồn tồn có cơ sở. Cuối cùng, ơng cũng gần
như thống nhất coi thị trường khoa học và công nghệ là một thuật ngữ chung.


Loại ý kiến thứ ba, coi thị trường khoa học và công nghệ là một loại thị

trường để chỉ các giao dịch, mua bán các loại hàng hóa đặc biệt là sản phẩm
và dịch vụ khoa học và công nghệ. Đó là quan điểm của nhóm tác giả Th§. Vũ

Thị Hằng và TS. Nguyễn Danh Sơn Viện Quản lý kinh tế Trung ương, TS.
Hoàng Xuân Long Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học và

cơng nghệ.
Trong khn khổ đề tài này chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ ba, bởi
những lý do sau đây:
- Hầu hết các sản phẩm khoa học và công nghệ đem ra trao đổi trên thị

trường, dù biểu hiện cuối cùng dưới dạng một cơng nghệ hồn chỉnh cũng đều

phải trải qua một chuỗi hoạt động liên tiếp và gắn kết sau đây:
FR

AR

D

TT


TT

STS
Trong do:

FR: Nghiên cứu cơ bản
AR: Nghiên cứu ứng dụng, tạo ra nguyên lý chung

D: Triển khai, tạo ra mẫu
- TT: Chuyển giao tri thức, bao gồm cả chuyển giao công nghệ

T: Phát triển công nghệ
STS: Dịch vụ khoa học và công nghệ, cung ứng các dịch vụ khoa học và
công nghệ.

- Sự phân biệt ranh giới giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng
và phát triển công nghệ ở nhiều lĩnh vực ngày càng xích lại gần nhan và rất
khó phân biệt, Khơng chỉ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ mà cả
nghiên cứu cơ bản cùng điển ra trong các phịng thí nghiệm của những doanh
nghiệp năng động về công nghệ.


- Nhiều sản phẩm là kết quả của nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực

công nghệ sinh học và tin học đã được cấp bằng sáng chế và có thể mua bán
trên thị trường.
- Ngày nay khoa học đang ngày càng mang dáng dấp của một ngành

kinh tế, đã hình thành nén kinh tế tri thức mang tính tồn cầu. Khoa học đã trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì khơng có lý do gì một nguồn lực quan

trọng như khoa học trong nên kinh tế thị trường lại khơng phải là một hàng hóa.
Tóm lại: Với những nhận thức chung về mặt lý luận và vận dụng vào
thực tiễn Việt Nam, có thể đưa ra khái niệm sau: Thị trường khoa học và công

nghệ là một thuật ngữ dùng để chỉ một loại thị trường mà trong đó diễn ra sự
mua bán, trao đổi hàng hóa là sản phẩm ! dịch vụ của hoạt động khoa học và
công nghệ.

Tuy nhiên, với các điều kiện nguồn lực có hạn trong phạm vi nghiên cứu
của để tài, chúng tôi chỉ xem xét mua bán trao đổi sản phẩm ! dịch vụ khoa học

và công nghệ liên quan đến hoạt động kinh doanh của nên kinh tế. _
1.1.2. Cấu thành của thị trường khoa học và công nghệ và đặc điểm

của chúng.
Giống như các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ thông thường, thị
trường khoa học và công nghệ cũng bao gồm những nhân tố chủ yếu sau đây:

- Hàng hóa (gồm sản phẩm và dịch vụ khoa học và cơng nghệ) và giá cả
của hàng hóa khoa học và công nghệ.

- Các chủ thể tham gia thị trường bao gồm người mua và người bán
hàng hóa.

- Thể chế hỗ trợ thị trường khoa học và cơng nghệ.
1.1.2.1. Hàng hóa (sản phẩm và địch vụ khoa học và công nghệ) và căn
cứ xác định giá cả của hàng hóa khoa học và công nghệ


a) Khái niệm hàng hóa khoa học và cơng nghệ:


Hàng hóa khoa học và cơng nghệ bao gồm sản phẩm khoa học và công
nghệ và dịch vụ khoa học và công nghệ.
Sản phẩm khoa học công nghệ là kết quả hoạt động của bộ óc của con
người thu được qua q trình nghiên cứu, sáng tạo khoa học và cơng nghệ và
có một giá trị sử dụng nhất định.

Sản phẩm khoa học và công nghệ được thể hiện đưới dạng các đối
tượng sở hữu trí tuệ (SHTT) như: quyển tác giả, sáng chế, kiểu đáng cơng
nghiệp, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ, bí mật kinh

doanh, giống cây trồng mới và vật liệu nhân giống, thiết kế mạch tích hợp,
phần mềm máy tính và cơ sở dữ liệu...
Các sản phẩm khoa học và công nghệ khác như tài liệu thiết kế sơ bộ và

thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật.
Ngoài ra, trong điều kiện của Việt Nam, theo luật khoa học và cơng
nghệ, máy móc, thiết bị cũng thuộc phạm trù cơng nghệ nên nó cũng là hàng

hóa của thị trường của khoa học và cơng nghệ.
Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động liên quan đến q trình tạo
ra và lưu thơng sản phẩm khoa học và công nghệ trên thị trường.
- Theo luật khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2000, dịch vụ khoa
học và công nghệ là hoạt động phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ,
các địch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng phổ biến, ứng dung tri
thức khoa học công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn. Như vậy, dịch vụ khoa học

và công nghệ bao gồm những loại dịch vụ cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các dịch vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm và giám định kỹ thuật.


Để đưa sản phẩm khoa học và công nghệ ra thị trường, các kết quả

nghiên cứu phải đi qua rất nhiều khâu từ phịng thực nghiệm đến §ản xuất thử
đơn chiếc, sau đó mới sản xuất và đem ra bán. Trong từng giai đoạn đó đều
9


cần kiểm tra các thơng số, tính năng kỹ thuật và giá trị sử dụng của sản phẩm.
Mặt khác để được cấp bằng bảo hộ SHTT các sản phẩm khoa học và công

nghệ buộc phải kiểm định. Do vậy, trước lúc trở thành hàng hóa các sản phẩm
khoa học và công nghệ cần được kiểm tra chất lượng giám định kỹ thuật. Hoạt

động này cũng rất thiết thực đối với chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi vào

trong nước khi nhập khẩu muốn kiểm sốt trình độ cơng nghệ của đối tác.
Thứ hai, dịch vụ môi giới và cụng cấp thông tin về thị trường khoa học

và công nghệ cho cả người mua và người bán, khắc phục tính bất cân xứng về
mặt thông tin của loại thị trường này.
Thứ ba, dịch vụ kỹ thuật và tư vấn kỹ thuật là hình thức vận dụng kiến
thức kỹ thuật và kỹ năng khoa học kỹ thuật, áp dụng hình thức đối thoại hoặc

văn bản giấy tờ để trả lời các vấn để có liên quan đến kỹ thuật mà người sử
dụng nêu ra, cung cấp phương án và giải quyết vấn dé cho người sử dụng.

Giúp người sử dụng lắp đặt, điều chỉnh và chỉ đạo kỹ thuật. Bồi dưỡng nhân

viên kỹ thuật và tổng kết phổ biến quy trình, kinh nghiệm sử dụng sản phẩm

khoa học và công nghệ cho người sử dụng sản phẩm khoa học và công nghệ.
Thứ tư, dịch vụ về SHTT và tư vấn pháp luật về mua bán sản phẩm khoa
học và công nghệ trên thị trường. .

Để xác lập quyền SHTT đối với sản phẩm khoa học và công nghệ phải
trải qua một chu trình các thủ tục pháp lý phức tạp. Vì vậy, chủ thể sáng tạo
thường tìm đến các tổ chức dịch vụ SHTT, thay mặt họ giải quyết vấn đề đó.
Hợp đồng mua bán các sản phẩm khoa học và công nghệ thường rất
phức tạp bởi tính đặc thù loại giao dịch hàng hóa này. Sự giao dịch hàng hóa

thơng thường là sự chuyển nhượng quyền sở hữu sản phẩm, còn việc mua bán
sản phẩm khoa học và công nghệ (trừ máy móc thiết bị thuần tuý) chỉ chuyển
nhượng quyền sử dụng, sau khi bên mua có quyền sử dụng sản phẩm, bên bán

vẫn có thể tiếp tục ký hợp đồng chuyển nhượng người khác. Ngoài ra, việc
mua bán sản phẩm khoa học và công nghệ việc xác định rõ quyền lợi và nghĩa
vụ của hai bên trong các hình thức hợp đồng khác nhau rất khác nhau phụ
10


thuộc vào tính chất và điều kiện của hợp đồng. Chẳng hạn, có những hợp đồng
ngồi chuyển nhượng quyền sử dụng sản phẩm còn các điều khoản về cung
cấp các dịch vụ liên quan đến tư vấn kỹ thuật đào tạo cơng nhân.

b) Đặc điểm của hàng hố khoa học và công nghệ
Trên thị trường khoa học và công nghệ, nhiều loại sẵn phẩmldịch vụ
khoa học và công nghệ là một loại hàng hóa đặc biệt, khác với nhiêu loại

hàng hóa thơng thường khác bởi những đặc trưng sau đây:
* Nhiéu hang hoá KH & CN là những sản phẩẩm vơ hình, chúng chỉ

được vật chất hố khi con người sử dụng.
* Nhiều loại hàng hóa khoa học và cơng nghệ mang tính chất của hàng
hóa cơng cộng. Đó là tính phi cạnh tranh trong tiêu dùng. Một sản phẩm khoa
học và công nghệ khi đã được sáng tạo ra có thể cùng một lúc có nhiều người

sử dụng mà khơng hề làm tăng thêm chi phí. Thậm chí, có những sản phẩm
thuôc lĩnh vực công nghệ thông tin như internet càng có nhiều người sử dụng

thi giá trị sử đụng càng tăng lên, trong khi chỉ phí khơng hề tăng thêm. Vì vậy,
xết trên quan điểm hiệu quả, giá bán của các sản phẩm phải ở mức rất thấp
(thạm chí bằng khơng) ngoại trừ các thiết bị, máy móc kèm theo. Mặt khác,

sản phẩm khoa học và công nghệ có thể bị bắt chước, vì khi nó đã bộc lộ ra
ngồi xã hội thì người tạo ra rất khó ngăn cản người khác tiêu dùng. Khi đó
chủ sáng tạo ra nó bị “đánh cắp” những chỉ phí vật chất và chất xám rất lớn đã

bỏ ra.
Những đặc điểm trên làm kìm hãm động lực sáng tạo và khơng bảo đảm

công bằng xã hội.
+ Xét về mặt giá trị, rất khó có thể định mức giá cụ thể nào đó phù hợp
với sẵn phẩm khoa học và công nghệ bởi vì những lý do sau:

Một là, chì phí để tạo ra sản phẩm đầu tiên là chi phí cá biệt rất lớn và
để tạo ra sản phẩm loại này đòi hỏi loại lao động sáng tạo, lao động trí óc là

11


loại hoạt động có đặc thù riêng với cơng cụ lao động là bộ não cọn người mà


giá trị đích thực của nó đến nay vẫn cịn là điều bí ẩn.
Hai là, để sản xuất ra các sản phẩm khoa học và công nghệ, chủ thể
sáng tạo phải đựa trên một nền tảng vật chất xã hội đã được xây dựng trước đó

cùng với việc kế thừa hệ thống trí thức mà nhân loại đã được tích luỹ (theo
Mác đây là lao động quá khứ của xã hội).

Để giải quyết các vấn đề phát sinh ở trên và nhằm khuyến khích hoạt
động sáng tạo các sản phẩm khoa học và công nghệ trên thị trường trong

phạm vi quốc gia và trên thế giới đã thiết lập quyền sở hữu trí tuệ cho sản
phẩm khoa học và công nghệ trong một khoảng thời gian nhất định (chẳng
hạn đối với các giải pháp hữu ích được bảo hộ trong l0 năm, sáng chế 20
năm,...). Trong thời gian được bảo hộ, người sáng tạo ra nó có thể thu được

phần chi phí đã bỏ ra và lợi nhuận xứng đáng nhờ khai thác quyền chủ sở hữu
của mình do địa vị độc quyền sản phẩm trên thị trường.

+ Giá cả của sản phẩm khoa học và công nghệ phụ thuộc rất lớn vào giai
đoạn cụ thể trong vòng đời sản phẩm. Trong các giai đoạn cụ thể trong vòng
đời sản phẩm, điều kiện khai thác thương mại và giá của nó hết sức khác nhau.
Chúng ta có thể minh họa điều này bằng cách xem xét vịng đời bn bán quốc

tế của một sản phẩm khoa học và cơng nghệ điển hình sau đây:
. Vong đời buôn bán quốc tế của sản phẩm cơng nghệ
Hoa Kỳ (nước
phát minh)

¬"


XS»

be

DS

Đức

Hàn Quốc

Từ tạ - tị: Giai đoạn sáng tạo và phát triển công nghệ ở nước phát minh ra

công nghệ như Hoa Kỳ. Do Hoa kỳ có điều kiện về vốn, trình độ khoa học và
cơng nghệ cao nên có thể nghiên cứu và phát mình, sáng chế ra công nghệ
12


nguồn. Đến thời điểm t, Hoa Kỳ bát đầu xuất khẩu cơng nghệ. Do cơng nghệ ở
giai đoạn này cịn được bảo hộ bằng quyền sở hữu trí tuệ và là cơng nghệ hồn
tồn mới mẻ (cơng nghệ nguồn) nên giá cả rất cao.
Từ t, - t;: Trên thị trường, Hoa Kỳ xuất khẩu cơng nghệ và chỉ có các

nước có tiểm lực sau Hoa Kỳ như Đức, Pháp mới có thể nhập khẩu cơng nghệ
nguồn. Đến thời điểm t;, Hoa Kỳ xuất khẩu đạt đến số lượng gần đỉnh điểm và
giá cả công nghệ lúc này đã giảm rất nhiều so với trước, Đức, Pháp bắt dầu
giảm nhập khẩu từ Hoa Kỳ vì họ đã làm chủ được cơng nghệ nguồn và bắt đầu
có sáng tạo ra cơng nghệ của riêng mình. Đồng thời vào thời điểm t; các nước
như Hàn Quốc, Malaixia có thể bắt đầu nhập khẩu công nghệ.
Từ t; - Hoa Kỳ đã giảm xuất khẩu công nghệ đáng kể, các nước Đức


pháp đã bắt đầu xuất khẩu công nghệ thế hệ 2 và giá cả công nghệ ở thế hệ
này đã giảm đi rất nhiều so với công nghệ nguồn.
Từ t„ - các nước như Hàn Quốc có thể bắt đầu xuất khẩu cơng nghệ thế
hệ 3 và giá cả thế hệ sẽ giảm hơn thế hệ 2, các nước như Việt Nam có thể

nhập khẩu công nghệ thế hệ này.
+ Khác với các loại hàng hóa thơng thường khác, các sản phẩm(dịch vụ
khoa học và cơng nghệ có thể mang lại lợi nhuận rất lớn cho người mua. Bởi

vì khi khai thác nó, các doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm mới có chất

lượng cao, giá thành thấp (nhờ năng suất cao nên chỉ phí trên một sản phẩm
giảm) và có cơ hội thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác
nhau của người tiêu dùng.
* Khai thác các sản phẩm khoa học và công nghệ, nhất là các sản phẩm
cơng nghệ mới thâm nhập thị trường có độ rủi ro rất cao.
» Hàng hố khoa học và cơng nghệ mang đặc trưng của loại hang hoá
bất cân xứng về mặt thơng tín.

Người bán nắm rất rõ đặc điểm, chất lượng của hàng hóa cịn người
mua biết rất ít thơng tin về hàng hóa mình muốn mua (ngoại trừ những công
13


nghệ hồn chỉnh đã được tiêu chuẩn hóa cao). Với đặc điểm này, giao dịch
mua bán có thể thất bại vì chi phí giao địch q cao.
« Hàng hố khoa học và cơng nghệ mang tính chất độc quyền cao do nó

được bảo hộ quyền SHTT.

c) Cơ sở định giá của hàng hóa khoa học và cơng nghệ.
Cũng như các hàng hóa khác trên thị trường, việc xác định giá cả của
hàng hóa khoa học và cơng nghệ dựa vào quan hệ cung — cầu về loại hàng hóa
đó. Tuy nhiên với những đặc điểm riêng biệt của hàng hóa khoa học và cơng
nghệ như đã phân tích ở trên, khi xác định giá cả của loại hàng hóa này cần

phải tính đến các nhân tố tác động đến cung và cầu về hàng hóa khoa học và
cơng nghệ.
- Chi phí tạo ra sản phẩm là chi phí cá biệt của người sáng tạo ra sản

phẩm khoa học và công nghệ. Sản phẩm loại này thường mang tính chất đơn
chiếc chứ khơng phải hàng loạt như các hàng hóa khác (trừ máy móc, thiết bị).

- Đối với từng giai đoạn cụ thể trong vịng đời sản phẩm khoa học và
cơng nghệ giá cả của nó rất khác nhau. Các sản phẩm là công nghệ nguồn, ở
giai đoạn được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ số lượng sản xuất †a cịn ít và
thường bán với giá độc quyền cao hơn rất nhiều so với thời gian sau đó.
- Cung hàng hóa khoa học và cơng nghệ sẽ tăng lên khi các sản phẩm

khoa học và công nghệ được bảo hộ bằng quyền sở hữu trí tuệ. Bởi vì khi đó
người chủ sở hữu không sợ bị ăn cắp công nghệ khi nó được sử dụng rộng rãi.
Do đó, giá cả công nghệ tất yếu sẽ thấp hơn so với khi khơng được cấp bằng
sở hữu trí tuệ và cơng nghệ đó sẽ được chuyển giao rộng rãi hơn.
- Cầu về sản phẩm khoa học và công nghệ càng cao (số lượng người
muốn chuyển giao càng nhiều) thì giá hàng hóa này càng thấp.
- Cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ phụ thuộc vào năng lực khai

thác của người mua và chính yếu tố đó quyết định phương thức thanh tốn và
phương pháp tính giá trong hợp đồng mua bán hàng hóa khoa học và cơng
14



nghệ. Về cơ bản có hai phương pháp tính giá: trọn gói và từng phần. Phương
pháp trọn gói là tính một lần, do bên mua chịu trách nhiệm về những rủi ro và
giá tương đối thấp. Phương thức tính giá từng khâu thì những rủi ro do cả hai

bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao cùng chịu nên giá cả có thể cao hơn.

- Cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ xuất phát từ mục tiêu lợi
nhuận của doanh nghiệp, nên hiệu quả kinh tế do ứng dụng khoa học cơng
nghệ tăng lên thì giá của nó căng cao.
- Thông tin về sản phẩm khoa

học và công nghệ trên thị trường có ảnh

hưởng đến nguồn cung về sản phẩm do đó có tác động đến giá cả hàng hóa
khoa học và cơng nghệ.
Theo tác giả Phan Ngọc Xn có thể đưa ra một cơng thức để xác định giá
của hàng hóa kỹ thuật (hàng hóa khoa học và cơng nghệ) như sau:

P=lzkYM_
H

[87,tr.150]

Trong đó:

P: là giá chuyển giao công nghệ
n: là số lượng chuyển giao
a: là tỷ lệ đóng góp vào sự tăng thêm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

khi ứng dụng hàng hóa cơng nghệ

k: là hệ số điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng giá cả
M: tổng lợi nhuận thu được khi ứng dụng công nghệ.
'Trên thực tế, việc tính tốn những nhân tố trong cơng thức trên khơng

hề dễ dàng. Tuy nhiên, nó có thể là cơ sở định hướng để định giá của hàng hóa
khoa học và cơng nghệ. Ngồi ra, trong một số tài liệu được xuất bản tại nước
ta, các tác giả còn đưa cơ chế xác lập giá mua bán công nghệ dựa trên nguyên
tắc mức giá cao nhất người mua có thể mua và mức giá thấp nhất người bán có

thể bán [8, tr. 38].
15


1.1.2.2. Các chủ thể tham gia thị trường khoa học và công nghệ
Trên thị trường khoa học và công nghệ có các chủ thể chính tham gia
là người cung, người cầu sản phẩm khoa học, dịch vụ khoa học và công nghệ.
Tuy nhiên, với đặc điểm đặc thù của hàng hóa khoa học và cơng nghệ bao
gồm sản phẩm khoa học và công nghệ và dịch vụ khoa học và cơng nghệ ,

chúng ta có thể chia các chủ thể thị trường thành 3 loại: người cung sản phẩm
khoa học và công nghệ, người cung cấp dịch vụ khoa học và cơng nghệ và

người cầu về hai loại hàng hóa đó.
a) Người cung sẵn phẩm khoa học và cơng nghệ

Chủ thể cung sản phẩm khoa học và công nghệ trước hết là các tổ chức,
cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Theo luật khoa học
và công nghệ của Việt Nam năm 2000, tổ chức khoa học và công nghệ bao


gồm: tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu và phát triển công
nghệ, trường đại học, học viện, trường cao đẳng, tổ chức dịch vụ khoa học và
công nghệ [44, tr. 1].

Với quy định trên người cung cấp sản phẩm khoa học và công nghệ
khơng bó hẹp trong khn khổ cắc tổ chức nghiên cứu khoa học của Nhà nước
như trước đây, mà vai trò của các tổ chức tư nhân, đặc biệt là các doanh

nghiệp ngày càng trở nên quan trọng. Điều đó đã được chứng minh qua thực tế
ở nhiều nước trên thế giới. Chẳng hạn ở Hàn Quốc hiện nay, kinh phí dành
cho hoạt động khoa học và cơng nghệ của đoanh nghiệp chiếm trên 70% tổng
kinh phí của nước này.
Trên thị trường các nhà sáng chế độc lập cũng là những người cung các

sản phẩm khoa học và công nghệ.
Ngày nay, trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
nguồn cung các sản phẩm khoa học và công nghệ không chỉ giới hạn trong
phạm vi quốc gia mà còn hết sức đồi đào và đa dạng, có nguồn xuất xứ rất đa

đạng và phong phú từ các nhà cung cấp nước ngoài.
16



×