Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Nghiên cứu xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý vùng phía nam thủ đô viêng chăn, công hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.25 MB, 218 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

PHOUTHONE THAMMAVONG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ VÙNG PHÍA NAM THỦ ĐÔ
VIÊNG CHĂN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

PHOUTHONE THAMMAVONG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ VÙNG PHÍA NAM THỦ ĐÔ
VIÊNG CHĂN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

9.85.01.03


Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Quang Học
TS. Nguyễn Quang Dũng

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được sử
dụng để bảo vệ bất cứ học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Phouthone THAMMAVONG

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ

lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của các thầy cô giáo,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận
án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
+ PGS.TS. Nguyễn Quang Học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và TS. Nguyễn
Quang Dũng, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, là những người thầy hướng
dẫn tận tình, chỉ dạy, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
+ Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, tập thể các thầy cô thuộc Bộ môn Quy
hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này.
+ Tập thể Lãnh đạo và Nghiên cứu viên - Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp,
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong thời gian tôi thực hiện nghiên cứu.
+ Tập thể Lãnh đạo Trung tâm Điều tra và Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Cục Quản lý đất Nông nghiệp, Bộ Nông Lâm nghiệp Lào; Sở Nông Lâm nghiệp Thủ đô
Viêng Chăn, Phòng Nông Lâm nghiệp huyện Hatxaifong, huyện Xaysettha và các gia
đình tham gia mô hình tại địa bàn nghiên cứu, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu.
+ Xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên hỗ trợ tôi trong suốt
quá trình thực hiện nghiên cứu này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Nghiên cứu sinh

Phouthone THAMMAVONG

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình .................................................................................................................. x
Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

TÍnh cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 3

1.5.


Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................. 3

1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp ............................................................ 4

2.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp .............................................................................. 4
2.1.2. Vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp .......................................................... 5
2.1.3. Sử dụng đất nông nghiệp ...................................................................................... 6
2.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững .................................................................... 11
2.2.

Cơ sở thực tiễn trong sử dụng đất nông nghiệp .................................................. 15

2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam .......................... 15
2.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở CHDCND Lào ...................... 21
2.3.

Phương pháp luận về xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý ............. 25

2.3.1. Khái niệm về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ................................................... 25
2.3.2. Cơ sở lý luận và khoa học trong sử dụng đất nông nghiệp hợp lý ..................... 25
2.3.3. Đánh giá đất đai trong sử dụng đất nông nghiệp ................................................ 27
2.4.

Nhận xét chung và định hướng nghiên cứu ........................................................ 47


2.4.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu ................................................................. 47
2.4.2. Định hướng nghiên cứu ...................................................................................... 48

iii


Phần 3. Nội dung va phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 49
3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 49

3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất
nông nghiệp của vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn ........................................ 49
3.1.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn ............... 49
3.1.3. Đánh giá phân hạng thích hợp đất đai ................................................................ 49
3.1.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng phía Nam Thủ
đô Viêng Chăn .................................................................................................... 49
3.1.5. Đánh giá một số mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng phía
Nam Thủ đô Viêng Chăn .................................................................................... 50
3.1.6. Đề xuất cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và các giải pháp sử dụng
đất nông nghiệp ................................................................................................... 50
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 50

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp ................................................ 50
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu................................................................... 50
3.2.3. Phương pháp điều tra nông hộ ............................................................................ 51
3.2.4. Phương pháp điều tra bổ sung và chỉnh lý bản đồ đất ........................................ 52
3.2.5. Phương pháp đánh giá phân hạng thích hợp đất đai ........................................... 53

3.2.6. Phương pháp xây dựng bản đồ ........................................................................... 53
3.2.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ...................................................... 54
3.2.8. Phương pháp xây dựng mô hình sử dụng đất ..................................................... 56
3.2.9. Phương pháp mô hình toán tối ưu đa mục tiêu ................................................... 56
3.2.10. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .................................................................. 57
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 58
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn
liên quan đến đề tài ............................................................................................. 58

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 58
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................... 62
4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng phía Nam
Thủ đô Viêng Chăn ............................................................................................. 66
4.2.

Đánh giá thực trạng sử dụng đất vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn ............... 67

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn.............................. 67
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp vùng phía Nam Thủ đô
Viêng Chăn ......................................................................................................... 68
4.2.3. Biến động sử dụng đất nông lâm nghiệp ............................................................ 70

iv


4.2.4. Hiện trạng các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng phía Nam Thủ
đô Viêng Chăn .................................................................................................... 71
4.3.


Đánh giá phân hạng thích hợp đất đai ................................................................ 75

4.3.1. Điều tra bổ sung và chỉnh lý bản đồ đất ............................................................. 75
4.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .......................................................................... 81
4.3.3. Phân hạng thích hợp đất đai của các loại sử dụng đất ........................................ 89
4.4.

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại/kiểu sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn .............................................. 94

4.4.1. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ......................................................... 95
4.4.2. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất ........................................................... 98
4.4.3. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất .............................................. 101
4.4.4. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất ............................................................... 105
4.5.

Đánh giá một số mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ........................... 108

4.5.1. Mô hình 1: 2 lúa (lúa mùa mưa - lúa mùa khô) ................................................ 108
4.5.2. Mô hình 2: Lúa - rau màu (1 lúa mùa mưa - 2 rau mùa khô) ........................... 112
4.5.3. Mô hình 3: Chuyên rau (1 rau mùa mưa - 2 rau mùa khô) ............................... 116
4.5.4. Mô hình 4: cây ăn quả (hồng xiêm) .................................................................. 120
4.5.5. Đánh giá chung về kết quả theo dõi các mô hình ............................................. 121
4.5.6. Nhận xét chung về thuận lợi và khó khăn trong sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn ..................................................... 122
4.6.

Đề xuất cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và các giải pháp sử dụng
đất nông nghiệp ................................................................................................. 124


4.6.1. Đề xuất cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý ............................................... 124
4.6.2. Một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và hiệu quả ........................ 138
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 141
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 141

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 143

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án ........................................ 144
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 145
Phụ lục .......................................................................................................................... 154

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển châu Á

ASEAN


Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM

Asia Europe Meeting - Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu

BS

Base Saturation - Độ no bazơ

BVTV

Bảo vệ thực vật

CEC

Cation Exchange Capacity - Dung tích hấp thu

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

CLĐ

Công lao động


CNNN

Công nghiệp ngắn ngày

CPTG

Chi phí trung gian

ĐGĐĐ

Đánh giá đất đai

DTĐT

Diện tích điều tra

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai

DVP

Dịch vụ phí

FAO


Food and Agriculture Organization - Tổ chức Nông Lương Thế giới

GB

Giá bán sản phẩm

GDP

Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

GIS

Geographic Information System - Hệ thống Thông tin Địa lý

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HC

Hữu cơ

HQĐV

Hiệu quả đồng vốn


IUCN

Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế

K

Kip Lào

KSD

Không sử dụng



Lao động

LMU

Land Mapping Unit - Đơn vị bản đồ đất đai

LUR

Land Use Requirement - Yêu cầu sử dụng đất

vi


Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


LUT

Land Use Type- Loại sử dụng đất

LV

Lãi vay ngân hàng

MĐCP

Mức độ che phủ đất

NN

Nông nghiệp

NN và PTNN Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NXB

Nhà xuất bản

OC

Organic Carbon - Cacbon hữu cơ

OM

Organic Matter - Hàm lượng hữu cơ


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QH và TKNN Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
SDĐ

Sử dụng đất

SL

Sản lượng

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TM

Trong định mức khuyến cáo

TN và MT

Tài nguyên và Môi trường

UBND


Ủy ban Nhân dân

UNESCO

United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)

USAID

United States Agency International Development - Cơ quan viện trợ quốc
tế Hoa Kỳ

USD

United States Dollar - Tiền đô la Mỹ

VC

Chi phí vật chất

VNĐ

Đồng Việt Nam

WCED

World Commission on Environment and Development - Ủy ban Thế giới
về Môi trường và Phát triển


WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới

WRB

World Reference Base for Soil Resources - Tham chiếu Tài nguyên đất Thế
giới

vii


DANH MỤC BẢNG
TT
2.1.

Tên bảng
Trang
Diện tích đất bị thoái hóa trên thế giới ............................................................. 16

2.2.

Nguyên nhân chính gây thoái hóa đất trên thế giới .......................................... 17

2.3.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam năm 2015 ............................... 18

2.4.


Cơ cấu sản phẩm quốc nội (GDP) của CHDCND Lào năm 2015 - 2016 ........ 22

2.5.

Hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp CHDCND Lào năm 2016 ...................... 23

2.6.

Hiện trạng các loại cây trồng CHDCND Lào năm 2016 .................................. 24

3.1.

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (Tính cho 1 ha) ..................... 54

3.2.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (Tính cho 1 ha) ............................. 55

3.3.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường............................................... 56

4.1.

Dân số, lao động vùng nghiên cứu giai đoạn 2005 - 2016 ............................... 64

4.2.

Hiện trạng sử dụng đất vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn năm 2016 .......... 67


4.3.

Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp vùng phía Nam Thủ đô Viêng
Chăn năm 2016 ................................................................................................. 68

4.4.

Tình hình biến động sử dụng đất nông lâm nghiệp giai đoạn 2005 - 2016 ...... 70

4.5.

Hiện trạng các loại/kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vùng phía
Nam Thủ đô Viêng Chăn .................................................................................. 72

4.6.

Diện tích các loại đất của hai huyện vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn ....... 76

4.7.

Các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ..................... 82

4.8.

Diện tích đất theo địa hình tương đối ............................................................... 83

4.9.

Diện tích đất theo độ dày tầng đất .................................................................... 83


4.10.

Diện tích đất theo thành phần cơ giới ............................................................... 83

4.11.

Diện tích đất theo chế độ tưới........................................................................... 84

4.12.

Diện tích đất theo chế độ tiêu ........................................................................... 84

4.13.

Các đặc tính của các đơn vị đất đai .................................................................. 86

4.14.

Thống kê các đơn vị đất đai theo loại đất ......................................................... 88

4.15.

Đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các LUT ............................................. 91

4.16.

Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp đất đai hiện tai .................................... 93

4.17.


Tổng hợp diện tích thích hợp đất đai của các LUT .......................................... 94

4.18.

Hiệu quả kinh tế của các loại/kiểu sử dụng đất (tính cho 1 ha) ........................ 96

viii


4.19.

Tổng hợp hiệu quả kinh tế của các loại/kiểu sử dụng đất................................. 97

4.20.

Hiệu quả xã hội của các loại/kiểu sử dụng đất (tính cho 1 ha) ......................... 99

4.21.

Tổng hợp hiệu quả xã hội của các loại/kiểu sử dụng đất ................................ 100

4.22.

Hiệu quả môi trường của các loại/kiểu sử dụng đất (tính cho 1 ha) ............... 102

4.23.

Tổng hợp hiệu quả môi trường của các loại/kiểu sử dụng đất ........................ 103

4.24.


Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất của các loại/kiểu sử dụng đất ....................... 106

4.25.

Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất của các loại/kiểu sử dụng đất ............. 107

4.26.

Hiệu quả kinh tế của mô hình 1 - điểm 1: Lúa mùa mưa - lúa mùa khô
(2015-2016) .................................................................................................... 109

4.27.

Hiệu quả kinh tế của mô hình 1 - điểm 2: Lúa mùa mưa - lúa mùa khô
(2015-2016) .................................................................................................... 111

4.28.

Hiệu quả kinh tế của mô hình 2 - điểm 1: Lúa mùa mưa - cải thảo - dưa
chuột mùa khô (2015-2016) ........................................................................... 113

4.29.

Hiệu quả kinh tế của mô hình 2 - điểm 2: Lúa mùa mưa - cải thảo - dưa
chuột mùa khô (2015-2016) ........................................................................... 115

4.30.

Hiệu quả kinh tế của mô hình 3 - điểm 1: Sà lách mùa mưa - dưa chuột cải ngồng mùa khô (2015-2016) ..................................................................... 117


4.31.

Hiệu quả kinh tế của mô hình 3 - điểm 2: Sà lách mùa mưa - dưa chuột cải ngồng mùa khô (2015-2016) ...................................................................... 119

4.32.

Hiệu quả kinh tế của mô hình cây ăn quả (hồng xiêm) (2015-2016) ............. 121

4.33.

Giá trị hệ số của các hàm mục tiêu ................................................................. 127

4.34.

Tổng hợp nhóm đơn vị đất đai theo mức độ phân hạng thích hợp đất đai
tương lai .......................................................................................................... 129

4.35.

Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp đất đai ............................................ 130

4.36.

Kết quả giải bài toán tối ưu đa mục tiêu huyện Hatxaifong ........................... 132

4.37.

Kết quả giải bài toán tối ưu đa mục tiêu huyện Xaysettha ............................. 132


4.38.

Kết quả giải bài toán tối ưu đa mục tiêu toàn vùng ........................................ 132

4.39.

Diện tích và cơ cấu các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đề xuất
cho vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn đến 2025 ........................................ 133

4.40.

Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông lâm nghiệp đề xuất cho vùng phía
Nam Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2025 ........................................................ 136

ix


DANH MỤC HÌNH
TT
2.1.

Tên hình
Trang
Sơ đồ quy trình đánh giá đất đai theo FAO ........................................................ 30

2.2.

Tiến trình đánh giá đất đai .................................................................................. 31

4.1.


Sơ đồ vị trí của vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn.......................................... 58

4.2.

Số liệu về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm không khí trung bình tháng của
vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2005-2015 ................................. 60

4.3.

Cơ cấu kinh tế của vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn năm 2016 ................... 63

4.4.

Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp vùng phía Nam Thủ đô
Viêng Chăn năm 2016 ........................................................................................ 69

4.5.

Tình hình biến động đất nông lâm nghiệp vùng phía Nam Thủ đô Viêng
Chăn giai đoạn 2005 - 2016 ................................................................................ 71

4.6.

Ảnh mô hình lúa mùa mưa - lúa mùa khô tại huyện Hatxaifong...................... 109

4.7.

Ảnh mô hình lúa mùa mưa - lúa mùa khô tại huyện Xaysettha........................ 111


4.8.

Ảnh mô hình lúa mùa mưa - rau mùa khô tại huyện Hatxaifong ..................... 113

4.9.

Ảnh mô hình lúa mùa mưa - rau mùa khô tại huyện Xaysettha ....................... 115

4.10. Ảnh mô hình chuyên rau tại huyện Hatxaifong ................................................ 116
4.11.

Ảnh mô hình chuyên rau tại huyện Xaysettha .................................................. 118

4.12. Ảnh mô hình cây ăn quả (hồng xiêm) tại huyện Hatxaifong ............................ 120
4.13.

Cơ cấu các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đề xuất .............................. 134

4.14. Chu huyển đất sản xuất nông nghiệp theo loại sử dụng đất.............................. 135
4.15.

Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đề xuất .......................................................... 137

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Phouthone THAMMAVONG
Tên luận án: Nghiên cứu xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý vùng phía
Nam Thủ đô Viêng Chăn, Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Chuyên ngành: Quản lý đất đai.

Mã số: 9.85.01.03.

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất, tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp và đất có
khả năng sản xuất nông nghiệp vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn.
- Đề xuất cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp
trên vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra và thu thập các thông tin, số liệu sơ cấp, thứ cấp và phỏng
vấn trực tiếp nông hộ.
- Sử dụng các phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu đất, phân tích đất để chỉnh
lý bản đồ thổ nhưỡng.
- Đánh giá phân hạng thích hợp đất đai theo phương pháp của FAO.
- Phân tích thống kê, xử lý số liệu và tổng hợp để đánh giá thực trạng và hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp đối với các LUT và các mô hình theo dõi.
- Theo dõi một số mô hình sản xuất thực tế nhằm kiểm chứng các kết quả đánh
giá, khảo sát, điều tra nông hộ về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
- Sử dụng phương pháp đánh giá đất đai theo FAO, mô hình toán tối ưu đa mục
tiêu làm cơ sở để đề xuất cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý.
Kết quả chính và kết luận
- Kết quả đánh giá cho thấy, vùng nghiên cứu có điều kiện về khí hậu, đất đai,
nhân lực, cơ sở hạ tầng... tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là
sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, gia tăng các loại cây trồng hàng hóa. Đời
sống của dân ngày càng được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, so với những thuận lợi và
tiềm năng sẵn có của vùng thì nhịp độ phát triển kinh tế chưa cao lắm và chưa đồng
bộ, sản xuất nông nghiệp chủ yếu là độc canh cây lúa nước và lao động nông nghiệp
tuy dồi dào nhưng chưa qua lớp tập huấn đào tạo về kỹ thuật sản xuất.

- Vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn có diện tích đất nông nghiệp là 12.827,03 ha,
trong đất, đất SXNN chiếm diện tích lớn nhất với 11.011,39 ha, chiếm 85,85% diện tích
đất nông nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản 936,44 ha, chiếm 7,26% diện tích đất nông
nghiệp; đất nông nghiệp khác 879,20 ha, chiếm 6,81% diện tích đất nông nghiệp. Kết quả
điều tra đã xác định được 5 loại sử dụng đất chính gồm: 1 vụ lúa (LUT1), 2 vụ lúa

xi


(LUT2), lúa - rau, màu (LUT3), chuyên rau, màu (LUT4) và chuyên cây ăn quả (LUT5)
với 15 kiểu sử dụng đất.
- Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho thấy vùng nghiên cứu có 35 đơn vị
đất đai (LMU) với LMU có diện tích lớn nhất là 3.083,71 ha và LMU có diện tích nhỏ
nhất là 12,54 ha. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai cho 5 loại sử dụng đất chính như
sau: LUT1 và LUT2 nhiều nhất là ở mức S3 có 13.033,54 ha, ở mức S2 có 9.384,05 ha và
mức S1 là ít nhất có 3.083,71 ha; diện tích không thích hợp (N) là 432,91 ha; LUT3 ở mức
S3 là nhiều nhất có 16.451,77 ha, mức S2 có 7.592,59 ha, ở mức S1 không có; LUT4 ở
mức S3 chiếm diện tích lớn nhất là 20.437,07 ha, ở mức S2 có 3.607,29 ha và không có
mức S1; LUT5 ở mức S3 là nhiều nhất có 13.295,39 ha, ở mức S2 có 6.042,12 ha và
không có S1.
- Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất SXNN của các LUT tại vùng nghiên cứu cho
kết quả từ cao đến trung bình và có thể sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: về
hiệu quả kinh tế LUT4, LUT3, LUT5, LUT2, LUT1; hiệu quả xã hội cao nhất là LUT4, tiếp
đến LUT3, LUT2, LUT1, LUT5 theo thứ tự; hiệu quả môi trường đạt mức trung bình đến
cao. Đánh giá chung trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường cho thấy LUT4 có hiệu quả
cao nhất với số điểm trung bình là 25 điểm, tiếp đó là LUT3 với số điểm là 23 điểm, LUT2
với số điểm là 19 điểm và cuối cùng là LUT1 và LUT5 với số điểm là 18 điểm.
- Kết quả theo dõi các mô hình đã xác định: về hiệu quả kinh tế xếp theo thứ tự từ
cao xuống thấp là mô hình 3 (sà lách mùa mưa - dưa chuột mùa khô - cải ngồng mùa
khô), mô hình 2 (lúa mùa mưa - cải thảo mùa khô - dưa chuột mùa khô), mô hình 4

(hồng xiêm), mô hình 1 (lúa mùa mưa - lúa mùa khô); về hiệu quả xã hội, mô hình 3
cho hiệu quả cao nhất, tiếp đến các mô hình 2, mô hình 1 và mô hình 4; về hiệu quả
môi trường của các mô hình được đánh giá từ cao xuống thấp là mô hình 1, mô hình 2,
mô hình 4, mô hình 3.
- Từ các cơ sở đánh giá đất đai, hiệu quả sử dụng đất và kết quả giải bài toán tối
ưu đa mục tiêu đã đề xuất được cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho vùng phía
Nam Thủ đô Viêng Chăn như sau: đất sản xuất nông nghiệp có 12.639,10 ha (chiếm
87,44% diện tích đất nông nghiệp), trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa có
9.376,75 ha, đất trồng cây hàng năm khác 2.190,63 ha, đất trồng cây ăn quả 1.071,72
ha; đất nuôi trồng thủy sản 936,44 ha (6,48%); đất nông nghiệp khác 879,20 ha
(6,08%). Diện tích LUT 1 vụ lúa 3.766,30 ha (chiếm 30,47% diện tích LUT chính); 2
vụ lúa 4.190,00 ha (33,90%); lúa - rau màu 1.420,45 ha (11,49%); chuyên rau màu và
cây công nghiệp ngắn ngày 1.910,56 ha (15,46%); cây ăn quả 1.071,72 ha (8,67%).
Để thực hiện được cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, luận án đã đề xuất 5
giải pháp bao gồm: giải pháp về chính sách, giải pháp quy hoạch và quản lý sử dụng
đất, giải pháp kỹ thuật, giải pháp tuyên truyền và giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Các kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn xác
định diện tích và cơ cấu sử dung đất nông nghiệp hợp lý góp phần thực hiện thành công
chiến lược phát triển nông nghiệp của địa phương.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Phouthone THAMMAVONG
Thesis title: Study on the determination of rational agricultural land use structure for
Southern Vientiane capital, Lao People’s Democratic Republic.
Major: Land Management

Code: 9.85.01.03


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To assess the current status and land suitability for some major land use types and
land use efficiency of land use types in the Southern part of Vientiane Capital.
- To propose a rational agricultural land use structure and some solutions to use
agricultural land reasonably and efficiently.
Materials and Methods
- Method of survey and collection of information, primary and secondary data, and
interviews households.
- Methods of field survey, soil sampling, soil analysis to revise the soil map.
- Assess the land suitability by FAO methodology.
- Statistical analysis, data processing and aggregation to assess the current state and
effectiveness of agricultural land use for LUTs and monitoring models.
- Monitor some real production models to verify the results of household
assessment and surveys on economic, social and environmental benefits.
- Use FAO land evaluation methodology to assess the land suitability and propose
appropriate agricultural land use.
Main findings and conclusions
- The research results showed that the research area had favourable land, human
resources, infrastructure conditions for socio-economic development, especially for
agricultural development, the diversity of plants, increasing commercial plants. The life of
the people had been improved.
- The Southern area of Vientiane capital had agricultural land area of 12,827.03
ha, of which, agricultural production land area was greatest of 11,011.39 ha, accounted
for 85.85% of agricultural land; aquacultural land area was 936.44 ha, accounted for
7.26% agricultural land; other agricultural land area was 879,20 ha, accounted for 6.81%
agricultural land. Survey results determined 5 main land use types: 1 rice (LUT1), 2 rice
(LUT2), rice - vegetable, cash crop (LUT3), vegetable - cash crop (LUT4), and fruit tree
(LUT5) with 15 sub-land use types.

- The results of land unit mapping showed that there were 35 land units (LMU),
LMU having the largest area of 3,083.71 ha and LMU having the smallest area of 12.54

xiii


ha. The results of classification of land suitability for the five main land use types were
as follows: LUT1 and LUT2 were highest at S3 level of 13,033.54 ha, S2 level of
9,384.05 ha and S1 level of 3,083.71 hectares - smallest; The area was not suitable (N)
of 432.91 ha; LUT3 at S3 level was highest at 16,451.77 ha, S2 level at 7,592.59 ha, S1
level was not available; LUT4 at S3 level occupied the largest area of 20,437.07 ha, S2
level at 3,607.29 ha and no S1 level; LUT5 at S3 level was the highest at 13,295.39 ha,
at S2 level of 6,042.12 ha and no S1 level.
- The results of agricultural production land use efficiency assessment of LUTs
were from high to medium and can be ranked from high to low as follows: of economic
efficiency: LUT4, LUT3, LUT5, LUT2, LUT1; The highest social effect was LUT4,
followed by LUT3, LUT2, LUT1, LUT5 in order; Environmental efficiency was from
moderate to high. Overall assessment on all three aspects of economy, society and
environment showed that LUT4 was the most effective with the average score of 25
points, followed by LUT3 with 23 points, LUT2 with 19 points, and finally LUT1 and
LUT5 with 18 points.
- The results of monitoring models identified: economic efficiency ranked in order
from high to low: model 3 (rain season lettuce - dry season cucumber - dry season
Chinese brocoli), model 2 (rainy season rice - dry season napa cabbage- dry season
cucumber), model 4 (sapodilla), model 1 (rainy season rice - dry season rice); in terms
of social efficiency, model 3 had the highest social efficiency, followed by models 2,
model 1 and 4; The environmental efficiency of the models was assessed from high to
low as follows: Model 1, model 2, model 4, and model 3.
- From the basis of land evaluation, land use efficiency and the results of the
multi-objective optimization problem, the rational agricultural land use structure for the

southern part of Vientiane capital can be proposed as follows: There were 12,639.10
hectares of agricultural production land (accounted for 87.44% of agricultural land), in
which, 9,376.75 hectares of rice land, and 2,190.63 hectares of other annual crops land,
fruit tree land of 1,071.72 ha; land for aquaculture was 936.44 ha (6.48%); Other
agricultural land was 879.20 ha (6.08%). The area of LUT 1 rice was 3,766.30 ha
(accounting for 30.47% of the area of major LUTs); 2 rice land area was of 4,190.00 ha
(33.90%); rice - vegetables - cash crop: 1,420.45 ha (11.49%); LUT vegetables - shortterm industrial crops 1,910.56 ha (15.46%); fruit trees: 1,071.72 ha (8.67%).
In order to implement rational agricultural land use structure, 5 solutions were
proposed as policy solution, planning solution, technical solution, propaganda solutions,
and product marketing solution.
The research results have clarified the scientific and practical bases to determine
the rational area and structure of agricultural land use, contributing to the successful
implementation of agricultural development strategy of the locality.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là một loại tài nguyên vô cùng quý giá đối với nhân loại, mỗi quốc
gia, mỗi vùng lãnh thổ và mọi ngành sản xuất, nó không chỉ là đối tượng lao động
mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp. Sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả cao và lâu bền là vấn đề hết
sức quan trọng không những đối với hiện tại mà còn cả trong tương lai.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào), có tiềm năng về tài
nguyên thiên nhiên phong phú; do vậy, Đảng và Nhà nước Lào đã phát triển đất
nước dựa vào ngành nông nghiệp là chủ yếu. Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào lần thứ IV đã đề ra: “trong điều kiện riêng của Lào, muốn thực hiện chuyển
đổi sản xuất theo hướng công nghiệp hóa cần phải chú trọng đến việc xây dựng
cơ cấu kinh tế cho phù hợp ngay từ đầu; trong đó lấy việc phát triển nông lâm

nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp, đồng thời từng bước phát triển công
nghiệp để phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp”.
Trong những năm gần đây, do sức ép của gia tăng dân số và nhu cầu phát
triển của xã hội, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm cả về số
lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức tài nguyên đất đai
nhằm phục vụ cuộc sống mà chưa có nhiều biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai,
giữ gìn cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Trong khi đó tiềm năng đất đai
là có hạn, do vậy việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và nâng cao hiệu quả sử
dụng đất cần được đặc biệt coi trọng.
CHDCND Lào, Luật Đất đai đã ra đời năm 2003 nhưng quá trình sử dụng đất
vẫn mang tính tự phát, chưa phù hợp với khoa học và phát triển bền vững đã gây
nên nhiều vấn đề phức tạp đến công tác sử dụng và bảo vệ quỹ đất nông nghiệp
cho toàn xã hội và đất nước.Trong thời gian qua việc sử dụng đất nông nghiệp
chưa có hệ thống quy hoạch sử dụng đất chi tiết ở các cấp, do đó hiệu quả sử dụng
đất còn thấp và nhiều bất cập.
Vùng nghiên cứu gồm 2 huyện, có tổng diện tích tự nhiên 40.303,00 ha,
chiếm 10,18% diện tích thủ đô Viêng Chăn, có diện tích đất nông lâm nghiệp
12.907,44 ha, chiếm 32,02% tổng diện tích tự nhiên của vùng nghiên cứu, trong

1


đó diện tích đất nông nghiệp 12.827,03 ha chiếm 31,82% tổng diện tích tự nhiên.
Vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an
ninh lương thực và sản xuất hàng hoá phục vụ người tiêu dùng trong Thủ đô
Viêng Chăn, các hộ nông dân ngày càng đòi hỏi về chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất nông nghiệp nhằm mạng lại hiệu quả cao hơn.
Để có cơ sở dữ liệu khoa học về đánh giá đất nông nghiệp phục vụ cho việc
quy hoạch sử dụng đất và phát triển một nền sản xuất nông nghiệp bền vững và
bảo vệ môi trường sinh thái, việc tiến hành nghiên cứu xác định cơ cấu sử dụng

đất nông nghiệp hợp lý vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào là
quan trọng và cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế xã - hội của Thủ đô
Viên Chăn.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất, tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp và
đất có khả năng sản xuất nông nghiệp vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn.
- Đề xuất cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý phục vụ sản xuất nông
nghiệp trên vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đất sản xuất
nông nghiệp (trồng trọt) và các loại đất sản xuất nông nghiệp bỏ hoang, đất rừng
tái sinh tự nhiên, đất chưa sử dụng khác mà có khả năng mở rộng sản xuất nông
nghiệp của vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn, với tổng diện tích đất điều tra là
25.934,21 ha, chiếm 64,35% tổng diện tích tự nhiên toàn vùng.
- Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vi vùng
phía Nam Thủ đô Viêng Chăn gồm có hai huyện là Hatxaifong và Xaysettha,
tổng diện tích đất tự nhiên 40.303,00 ha.
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian thực hiện luận án từ năm 2015 đến năm 2018.
+ Thu thập các thông tin số liệu, tài liệu thứ cấp liên quan đến đề tài trong
giai đoạn năm 2005 - 2016.
+ Việc điều tra, khảo sát thực địa, chỉnh lý bản đồ đất, điều tra nông hộ và
theo dõi mô hình được thực hiện trong 2 năm là năm 2015 và năm 2016.

2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp cơ sở dữ liệu về đất đai và bổ sung
tư liệu khoa học về tiềm năng đất nông nghiệp, đánh giá được mức độ thích hợp

đất đai đối với các loại sử dụng đất, đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất và
đề xuất được cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý dựa trên cơ sở đánh giá đất
đai của FAO - phục vụ định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp cho hai huyện
vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học về đánh giá đất đai phục vụ bố trí
sử dụng đất nông nghiệp hợp lý ở quy mô cấp huyện.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá sử dụng đất nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn hai huyện Hatxaifong và Xaysettha thuộc vùng phía Nam Thủ đô Viêng
Chăn, CHDCND Lào.
- Kết quả xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý là cơ sở cho quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở địa bàn hai huyện Hatxaifong và Xaysettha
thuộc vùng phía Nam Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về đất n ng nghiệp
Theo Luật Đất đai Lào ban hành năm 2003, đất nông nghiệp là đất đã quy
định để sử dụng vào mục đích trồng trọt, chăn nuôi và nghiên cứu thí nghiệm về
nông nghiệp gồm cả đất thu lợi (Quốc hội nước CHDCND Lào, 2003). Đất
nông nghiệp chia thành 2 loại: i) Đất trồng trọt là loại đất sử dụng vào mục đích
trồng trọt bao gồm vùng đất bằng phẳng và vùng đồi núi; ii) Đất chăn nuôi là loại
đất đồng cỏ, đất đồi núi trọc mà có thể trồng cỏ chăn nuôi và đất có thể làm ao
nuôi trồng thủy sản (Quốc hội nước CHDCND Lào, 1998).
Theo điều 10, Luật Đất đai Việt Nam (2013) quy định, đất nông nghiệp

bao gồm các loại đất sau đây: đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất
trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng
phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối và đất nông
nghiệp khác (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2007).
- Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh
trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử
dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ như đất cỏ tự nhiên
có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi.
- Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng
trên một (01) năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch, kể cả loại cây có thời gian
sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh
long, chuối, dứa, nho,... Đất trồng cây lâu năm bao gồm đất trồng cây công
nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.
Đất đai là một khoảng không gian có giới hạn gồm: Khí hậu, lớp đất bề
mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khoáng sản
trong lòng đất. Trên bề mặt đất đai là sự kết hợp giữa các yếu tố thổ nhưỡng, địa
hình, thu văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác có vai trò quan trọng

4


và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người
(dẫn theo Nguyễn Văn Hùng, 2014).
Mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất là sử dụng khoa học và
hợp lý (Nguyễn Viết Phổ và cs., 1996). Trong thực tế do quá trình sử dụng đất
lâu dài, nhận thức về sử dụng đất còn hạn chế dẫn tới nhiều vùng đất đang bị
thoái hóa, ảnh hưởng tới môi trường sống của con người. Những diện tích đất

thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, con người phải mở
mang thêm diện tích đất canh tác trên các vùng không thích hợp. Hậu quả đã gây
ra quá trình rửa trôi, xói mòn và thoái hóa đất một cách nghiêm trọng.
2.1.2. Vai tr của đất trong sản uất n ng nghiệp
Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình sản
xuất. Đất đai là đối tượng lao động vì đó là nơi để con người thực hiện các hoạt
động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Đất đai còn
là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi
dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinh vật
học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm.
Tầm quan trọng của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau, đối với sản
xuất nông nghiệp thì đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện
vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác
động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo,...) và công cụ hay phương tiện
lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi,...).
Theo Nguyễn Mười và cs. (2000), đối với các công trình xây dựng, đất chỉ
là nguyên liệu chịu lực, còn trong sản xuất nông nghiệp đất là cơ sở sinh sống và
phát triển cây trồng. Trong các điều kiện vật chất cần thiết, nhiều tác giả đều cho
rằng đất đai là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất,
nơi tìm được công cụ, nguyên liệu lao động, khoảng không gian lãnh thổ cần
thiết đối với mọi ngành kinh tế và là nơi sinh tồn, hoạt động của con người
(Nguyễn Đức Minh, 1994; Đoàn Công Quỳ, 2006).
Vai trò của đất được thể hiện thông qua các chức năng: là môi trường để
các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển, địa bàn cho các quá trình biến đổi và
phân hủy các phế thải hữu cơ và khoáng, nơi cư trú cho các động vật, thực vật, vi
sinh vật, nấm , địa bàn cho các công trình xây dựng, địa bàn để lọc nước và

5



cung cấp nước (Lê Văn Khoa, 1993). Các Mác đã nhấn mạnh “Đất là mẹ, sức lao
động là cha sản sinh ra của cải vật chất”. Với đất đai, vai trò được nhìn nhận là
môi trường sống, cơ sở của quá trình sản xuất, hình thành cân bằng sinh thái, kho
tàng lưu trữ và cung cấp nguồn nước, không gian của sự sống, trung gian để bảo
tồn, bảo tàng lịch sử và là vật mang sự sống (Đoàn Công Quỳ, 2006).
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư sản xuất đặc biệt trong
sản xuất nông, lâm nghiệp mà không có tư liệu sản xuất nào có thể thay thế
được (Đoàn Công Quỳ, 2006). Luật Đất đai Lào (2003) và Luật Đất đai Việt
Nam (2003) cũng đều khẳng định “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở y tế, văn hóa, xã hội, an
ninh quốc phòng”.
Chức năng của đất là môi trường giữ năng lượng ánh sáng mặt trời, giữ
nước mưa, cung cấp và dự trữ chất dinh dưỡng, nước cho cây, cung cấp cho cây
khả năng bám giữ và hút chất dinh dưỡng, cung cấp không gian cho cây tạo ra
diện tích lá, đồng hoá CO2, nước, đạm khí trời và các chất dinh dưỡng khoáng
(N, P và 18 nguyên tố khác) cùng với phân bón (N, P, K) cộng với phân gia súc
và lá rụng bổ sung vào đất, các vật chất sống có entropi thấp, các sản phẩm
quang hợp có entropi thấp có thể được thu hoạch và nếu qua bảo quản chế biến
có thể trở thành thức ăn cho người, gia súc hoặc nguyên liệu thô cho công nghiệp
(dẫn theo Đào Đức Mẫn, 2014).
Những quan điểm trên cho thấy tài nguyên đất là một bộ phận quan trọng
của tiềm năng sản xuất, là sức sản xuất thiên nhiên của xã hội. Đất không
những gián tiếp cung cấp lương thực, thực phẩm, chỗ ở... cho con người mà
còn là một nguồn tài nguyên vô hạn trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy,
việc sử dụng đất phải được dựa trên những cơ sở khoa học, hợp lý và mang lại
hiệu quả cao.
2.1.3. Sử dụng đất n ng nghiệp
2.1.3.1. Khái niệm về sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất: Đó là hoạt động tác động của con người vào đất đai nhằm đạt

kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Trên thực tế có nhiều loại hình sử
dụng đất chủ yếu như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng
cỏ, đất trồng rừng, đất cảnh quan du lịch , ngoài ra còn có đất sử dụng đa mục

6


đích với hai hay nhiều kiểu sử dụng chủ yếu trên cùng một diện tích đất. Kiểu sử
dụng đất có thể là trong hiện tại nhưng cũng có thể là trong tương lai, nhất là khi
các điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa học thay đổi. Trong mỗi
kiểu sử dụng đất thường gắn với những đối tượng cây trồng hay vật nuôi cụ thể
(Phạm Chí Thành và Đào Châu Thu, 1998).
Khai thác sử dụng đất, trong đó khởi đầu là sử dụng đất nông nghiệp đã gắn
liền với lịch sử sự hình thành và phát triển của xã hội loài người (Nguyễn Đình
Bồng và cs., 2012).
Theo điều 11 Luật Nông nghiệp Lào năm 1998, trong sử dụng đất nông
nghiệp Nhà nước quy hoạch và khuyến khích cho sử dụng đất nông nghiệp vào
trong sản xuất nông nghiệp đúng mục đích, sử dụng theo tiềm năng của từng
vùng để cho hộ nông dân có quỹ đất sử dụng vào sản xuất tùy thuộc vào lao động
và vốn đầu tư bằng cách giao quyền sử dụng đất hoặc cho thuê theo pháp luật,
nâng cao năng suất là chủ yếu và từng bước tiến tới hướng thâm canh và nông
lâm kết hợp (Quốc hội nước CHDCND Lào, 1998).
Sử dụng đất nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với vùng nông
thôn, nó tạo ra sản lượng nông sản như lương thực, thực phẩm liên quan trực
tiếp tới thu nhập và đời sống của người nông dân (Nguyễn Văn Sánh, 2009). Bên
cạnh đó, sử dụng đất nông nghiệp còn góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái
và phát triển bền vững (Đặng Kim Sơn và Trần Công Thắng, 2001).
- Loại/kiểu sử dụng đất đai chính (Major kind of land use): Phân chia
nhỏ chủ yếu của sử dụng đất nông nghiệp như: đất sản xuất nông nghịêp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thu sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác (Viện Tiêu

chuẩn Chất lượng Việt Nam, 2011).
Ví dụ: Nông nghiệp nước trời; nông nghiệp được tưới; lâm nghiệp - rừng;
đồng cỏ chăn thả; nuôi trồng thu sản.
- Loại/kiểu sử dụng đất (Land utilization type- LUT): Một loại sử dụng đất
đai được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết từ kiểu sử dụng đất chính.
Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây
trồng với các phương thức quản lý và tưới xác định trong môi trường kỹ thuật và
kinh tế - xã hội nhất định (Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, 2011).

7


- Loại sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một
vùng đất với những thuộc tính của các LUT và các yêu cầu sử dụng đất (Land
use requirement- LUR) của chúng, LUT được cụ thể hoá bằng kiểu sử dụng đất.
Theo Nhan Ái Tĩnh (2002), sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết
hợp với sức lao động, vốn để sản xuất tạo ra lợi ích, tùy vào mức độ phát triển
kinh tế, xã hội, ý thức của loài người về môi trường sinh thái được nâng cao,
phạm vi sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt,
sinh thái (dẫn theo Nguyễn Đình Bồng và cs., 2012).
Theo Đào Châu Thu (2009), các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và dân
sinh trong mỗi khu vực đất/khoanh đất/vạt đất gọi là sử dụng đất nông nghiệp.
Trong sử dụng đất nông nghiệp, độ phì nhiêu của đất đóng vai trò quan
trọng nhất. Độ phì nhiêu của đất là một thuộc tính tự nhiên của đất, nó quyết định
đặc tính có khả năng tái tạo của đất đai. Nhờ nó mà đất có khả năng tái tạo ra một
khối lượng lương thực, thực phẩm cần thiết để nuôi sống con người (Vũ Thị
Bình, 2003).
Theo kết quả nghiên cứu của FAO (1990, 1995), dự trữ đất canh tác ở các
nước đang phát triển còn khá lớn, song phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở
châu Phi và các nước Mỹ La tinh, còn diện tích đất canh tác ở các nước châu Á

gần như đã được khai thác hết.
Vì vậy, trước áp lực tăng dân số, trong khi diện tích đất đai có hạn, nhất là
đất nông nghiệp tăng chậm, thì nhu cầu đáp ứng về lương thực, thực phẩm s trở
nên cấp thiết trong thế k XXI.
2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là một vật thể tự nhiên nhưng cũng là một vật thể mang tính lịch sử
luôn tham gia vào các mối quan hệ xã hội, do vậy quá trình sử dụng đất bao gồm
phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng luôn luôn chịu sự chi phối
bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên cũng như chịu ảnh hưởng của các
điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Những yếu tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp gồm:
a. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Sử dụng đất đai luôn chịu sự ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên (đất, nước,
khí hậu, địa hình...) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp bởi là

8


nguồn cung cấp dinh dưỡng, nước và ánh sáng cho quang hợp, tạo ra sinh khối,
sản phẩm của cây trồng

Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên, để

trên cơ sở đó xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực phù hợp và định hướng đầu
tư thâm canh đúng.
Nhìn chung, đặc thù của yếu tố điều kiện tự nhiên mang tính khu vực và với
sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước, s tạo nên những
vùng sinh thái đặc thù cũng như hệ thống cây trồng nông nghiệp đặc trưng cho
từng khu vực. Hệ thống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp thường do con
người trong quá trình phát triển của mình đã đúc rút kinh nghiệm và xây dựng

nên. Chính vì lý do này nên ảnh hưởng của quá trình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp s chịu sự chi phối lớn của các điều kiện tự nhiên về mức độ thích nghi
của các hệ thống cây trồng, khi đã lựa chọn được hệ thống cây trồng thì việc mở
rộng diện tích của hệ thống cây trồng đó s ảnh hưởng tới những hệ sinh thái.
b. Các yếu tố kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để
hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện
sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, thời tiết, điều kiện môi trường và thể hiện
những dự báo thông minh của người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ thuật,
lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự
nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, là cơ sở để phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hoá. Cho đến giữa thế k 21, trong nông nghiệp Việt
Nam, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế. Như
vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (dẫn
theo Nguyễn Ích Tân, 2000).
c. Các yếu tố kinh tế tổ chức
- Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất: Thực hiện phân vùng sinh thái
nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh
giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết
cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên,
môi trường s tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đó là
cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ,

9


×