Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tài liệu ôn tập luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.58 KB, 28 trang )

ÔN TẬP LUẬT HÌNH SỰ
LÝ THUYẾT
I. CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ CON NGƯỜI
NHÓM TỘI GIẾT NGƯỜI:
1. Đặc trưng chung:
*) Khách thể loại
- Quan hệ xã hội bị xâm hại: tội xâm phạm tính mạng của con người
- Đối tượng tác động: là con người đang sống và phải là người khác.
Thế nào là con người đang sống
 Thời điểm bắt đầu sự sống: là thời điểm đứa trẻ sinh ra, lọt lòng mẹ, tồn tại độc lập với cơ thể của người mẹ. Vậy ai đó kết thúc sự
sống của thai nhi, thì không phải là hành vi giết người. Hiện nay, trong BLHS 2017 chỉ có tội phá thai trái phép. V/d: đánh đập
người khác làm người ta sẩy thai, thì xếp vào tội cố ý gây thương tích, chứ chưa xếp vào tội giết người.
 Thời điểm chấm dứt sự sống: bên y học chia làm 2 cái chết: cái chết lâm sàng và cái chết y học. Bên y học cho rằng thời điểm chấm
dứt sự sống là thời điểm cái chết sinh học xảy ra hay còn gọi là thời điểm chết não. Hiện nay, có Luật hiến tạng và cấy ghép mô, thì
có đưa ra các điều kiện khi nào coi là chết lâm sàng, khi nào được coi là chết não. Hành vi tác động đến tử thi thì cũng không nằm
trong nhóm này.
V/d: một người bị chết lâm sàng, người nhà đóng thở để người đó chết. khi rút ra như vậy, thì gây ra cái chết cho người đó, thì kết
tội như thế nào? Hiện tại, chưa có vụ việc xử lý về hành vi đó.
+) Hậu quả:
Thiệt hại về tính mạng
Thiệt hại về sức khỏe

-

Thương tích: nói đến thương tích là nói đến vết thương để lại trên cơ thể nạn nhân. Vì thế, làm cho sức khỏe của nạn nhân bị suy giảm. V/d: A cầm dao chém
vào bả vai của B, để lại vết thương trên bả vai đó, thương tích là thấy được.
Tổn hại cho sức khỏe: mắt thường không thấy được, nhưng làm cho sức khỏe của nạn nhân bị suy giảm. V/d: rối loạn hệ tiêu hóa, rối loạn hệ tuần hoàn. V/d:
nhiễm độc chì.
Đối với những tội phạm xâm phạm về sức khỏe, thường là CTTP mô hình 2.
Tỷ lệ thương tật tại những thời điểm khác nhau là khác nhau: v/d: anh A chém anh B gây thương tích, nếu đi giám định ngay thì tỉ lệ thương tích cao, nếu sau
này lành rồi đi giám định thì tỉ lệ khác.




-

Tỷ lệ thương tật đ/v những người khác nhau là khác nhau: V/d: chị A bị anh X chặt đứt mất ngón chân cái. Chị B là diễn viên múa ba lê, anh Y chặt đứt ngón
chân cái. Trong trường hợp này không thể nói tỉ lệ thương tật giữa chị A và chị B là giống nhau được.

Thiệt hại về tinh thần: thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín

+) Lỗi: Lỗi cố ý
2. Khác:
STT

Tội
Giết người

Tước bỏ tính mạng của người khác một
cách trái pháp luật

Giết hoặc vứt con mới
đẻ

-Giết con mới đẻ (<7 ngày)
- Vứt bỏ dẫn đến chết con mới đẻ

124

Giết người trong
trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh

Tội giết người khi
vượt quá khả năng
phòng vệ chính đáng

Tước bỏ mạng sống của người khác một
cách trái pháp luật

125

1

2

3

4

Hành vi

BLH
S
201
7
123

+) Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp 126
luật
+) Sự tấn công xâm phạm các lợi ích hợp pháp
được Nhà nước và pháp luật bảo vệ
+) Sự tấn công đang hiện hữu

+) Hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính người có
sự tấn công
+) Hành vi phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết để
gạt bỏ sự tấn công

Lưu ý
- Chủ thể thường
- Lỗi cố ý trực tiếp và
gián tiếp
- Có tình tiết tăng nặng
-CT: Người mẹ sinh ra
đứa trẻ
CT: Người PT trong trạng
thái tinh thần kích động
mạnh (CT thường)
+) CTTP vật chất mô hình 2 
Hậu quả nạn nhân chết là dấu
hiệu bắt buộc
- Chủ thể thường


Làm chết người khi
thi hành công vụ

+ Hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài các 127
trường hợp pháp luật cho phép
+ Phải thực hiện trong khi thi hành công vụ

+CT: Là người thi hành công
vụ (chủ thể đặc biệt).

+ Lỗi cố ý hoặc vô ý
Động cơ: vì thi hành công vụ.
Dấu hiệu động cơ có ý nghĩa
định tội

Vô ý làm chết người

128
+ Hành vi vi phạm quy tắc chung trong việc đảm
bảo an toàn tính mạng cho con người trong lĩnh vực
sinh hoạt và hoạt động khác của đời sống xã hội.

*) Mặt chủ quan: lỗi vô ý. Có
thể là vô ý vì quá tự tin hay vô
ý do cẩu thả
*) Chủ thể thường

Vô ý làm chết người
do vi phạm quy tắc
nghề nghiệp hoặc
hành chính
Bức tử

129

5

6

7


8

Xúi giục hoặc giúp
người khác tự sát

9

Không cứu giúp người
đang trong tình trạng
nguy hiểm tính mạng

NHÓM TỘI HIẾP DÂM

Hành vi: đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, 130
ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình
Xử sự tự sát của nạn nhân. Luật chỉ yêu cầu nạn
nhân có xử sự tự sát thôi, chứ còn hậu quả chết hay
không chết không phải là vấn đề của Điều 130
+) hành vi xúi giục người khác tự sát  người bị xúi 131
giục đã tự sát.
+) giúp người khác tự sát
Hành vi: thể hiện dưới hình thức không hành động 132
phạm tội: bằng cách thức nào đó (nhìn thấy, nghe
thấy…) nhận biết được một người đang trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện
mà không cứu giúp

+) Chủ thể: chủ thể đặc biệt,
người phạm tội là người mà

nạn nhân bị lệ thuộc
+) Lỗi: lỗi cố ý gián tiếp
CTTP hình thức.

+) Mặt chủ quan: lỗi cố ý gián
tiếp.
+) Chủ thể: thường


1. Đặc trưng chung:
+) Khách thể:
Trong Luật không nói gì, nhưng lý luận và thực tiễn xét xử thừa nhận:
-

QHXH bị xâm phạm: quyền tự do và bất khả xâm phạm về tình dục của phụ nữ.
Đối tượng tác động: phụ nữ từ đủ 16 tuổi trở lên

+) Mặt khách quan
CTTP hình thức, mặt khách quan có 2 hành vi khách quan
-

Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác.Những hành vi này để phân biệt với tội
cưỡng dâm (Điều 113), thì những hành vi này phải làm cho nạn nhân bị tê liệt về ý chí.
Hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân: thế nào là giao cấu, BLHS không giải thích, phải dựa vào từ điển tiếng Việt. thế nào là trái ý muốn, nạn nhân
không đồng ý, hoặc nạn nhân không thể hiện được ý chí của mình.
Với quy định của BLHS 1999, phát sinh nhiều vấn đề. Trong BLHS 2015, bên cạnh hành vi giao cấu còn quy định thêm hành vi tình dục khác.
V/d: cô A hẹn hò với người yêu trong khách sạn, nửa đêm do giận người yêu, nên bỏ ra ngoài đường. Cô đi trên đường, thì có 3 anh thanh niên đi xe máy
trên đường trông thấy. 3 anh này dùng dao khống chế, thay nhau giao cấu với cô A. Sáng mai, cô A trình báo với cơ quan công an  Khởi tố theo Điều 111.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra thì phát hiện rằng, cô A này là người chuyển giới, trước đây là nam, sau này là nữ. Thân hình cô A là nữ, nhưng giấy tờ lại
là nam. Cơ quan chức năng đã căn cứ vào giấy tờ để xác định: đối tượng tác động không phải là nữ, không phải là hành vi giao cấu (giữa nam và nữ)  bế

tắc.
V/d: trường hợp cô Việt Kiều Hải Dương. Giả sử có trường hợp đó, thì cô Việt Kiều này cũng ko bị phạm tội hiếp dâm, do ko thỏa mãn về chủ thể. Đồng
thời, việc sử dụng thuốc kích dục không phải là làm cho nạn nhân giao cấu trái ý muốn.

+) Mặt chủ quan : lỗi cố ý
+) Chủ thể: nam giới có năn glực hịu TNHS và đủ tuổi chịu THNS

2. Khác nhau:
STT

Tội
Hiếp dâm

1

Hành vi
Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác
Hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân

BLHS
2017
141

Lưu ý
Nạn nhân không có sự
lựa chọn nào khác



2

Hiếp dâm người
dưới 16 tuổi
Cưỡng dâm

3

4

5

6

Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi đều
phạm tội hiếp dâm trẻ em”
Hành vi: Ép buộc người lệ thuộc mình hoặc người đang
trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu bằng
những thủ đoạn khác nhau
Nạn nhân vẫn lựa chọn được (đồng ý một cách miễn
cưỡng).

Cưỡng dâm
người đủ 13 – 16
tuổi

142

143


144

Giao cấu với
người từ đủ 13 –
16 tuổi

Hành vi: Hành vi giao cấu thuận tình (được sự đồng ý
của nạn nhân)

Dâm ô đối với
người dưới 16
tuổi

Hành vi: Dâm ô là những hành vi khêu gợi, kích thích nhu
cầu tình dục của trẻ em, v/d: sờ mó. Tuyệt đối không có
hành vi giao cấu

CTTP hình thức

II. CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU
1. Đặc trưng chung:
*) Khách thể
Khách thể loại:
- Quan hệ sở hữu bị xâm hại
- Quan hệ sở hữu

145

146


Đối tượng: Trẻ em dứoi
16 tuổi
*) Đối tượng tác động: phụ nữ
từ đủ 16 tuổi trở lên lệ thuộc
vào người phạm tội hoặc đang
trong tình trạng quẫn bách
+) Đối tượng tác động: trẻ em
từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi,
không phân biệt bé trai hay bé
gái
+) Đối tượng tác động: trẻ em
từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi,
không phân biệt bé trai hay bé
gái
+) Chủ thể: chủ thể đặc biệt:
người đã thành niên
*) Đối tượng tác động: Trẻ em
dưới 16 tuổi, không phân biệt
bé trai hay bé gái.


o Quyền chiếm hữu
o Quyền sử dụng
o Quyền định đoạt
*) Đối tượng tác động
Đối tượng tác động của chương sở hữu chính là tài sản (tiền, vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản).
+) Vật:
- Vật phải đang tồn tại trên thực tế (để phân biệt với vật sẽ hình thành trong tương lai)
- Vật phải là sản phẩm lao động của con người
- Vật đó phải không có tính năng đặc biệt.

- Phải có giá trị sử dụng và chưa bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.
+) Tiền: Lưu ý: tiền ở đây phải là tiền thật, bao gồm VND và ngoại tệ.
+) Giấy tờ có giá: Khi nói về giấy tờ có giá, đó là những loại giấy tờ trên đó thể hiện giá trị bút toán, có thể quy đổi được bằng tiền.
+) Quyền tài sản: Quyền về tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự.
Ý nghĩa của đối tượng tác động
- Ý nghĩa định tội: dựa vào tính chất của tài sản để định tội danh. V.d: A lẻn vào nhà B lấy trộm xe máy thì thuộc chương này, còn nếu
lấy trộm súng quân dụng thì không thuộc chương này, mà sẽ thuộc Chương an toàn công cộng, trật tự công cộng.
- Ý nghĩa định lượng tối thiểu tài sản: v/d: trộm cắp tài sản, trong trường hợp thông thường, anh phải trộm một tài sản trị giá từ 2 triệu
trở lên mới phạm tội.
- Ý nghĩa định khung hình phạt:
*) Lỗi: lỗi cố ý
*) Động cơ: động cơ ở đây là động cơ vụ lợi, nghĩa là mưu cầu lợi ích vật chất cho mình hoặc cho người khác.
*) Mục đích: mục đích ở đây là “nhằm chiếm đoạt tài sản”.
4. Chủ thể tội phạm
Chủ thể thường: có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tửoi chịu trách nhiệm hình sự
2. Khác nhau:
BLHS
STT
Tội
Hành vi
Lưu ý
2017
1
Cướp tài
KT: Quan hệ thân nhân
Hành vi cướp tài sản này có thể thực hiện bằng một trong 3 hình 168
thức sau đây
sản
Bất kể giá trị tài sản



-

2

Thời điểm dùng vũ lực để
cướp nhanh chóng, nạn
nhân ko có lựa chọn

Bắt cóc
nhằm
chiếm đoạt
tài sản

169
+) Hành vi: hành vi kép
- Hành vi thứ nhất là hành vi bắt cóc con tin: đó là hành vi
bắt giữ, giam người trái pháp luật
- Sau khi thực hiện hành vi bắt cóc con tin xong, người
phạm tội tiếp tục thực hiện hành vi thứ hai là hành vi uy
hiếp tinh thần chủ sở hữu/ quản lý tài sản: hành vi lời đe
dọa đòi tiền chuộc. Đe dọa gây thiệt hại cho tính mạng,
sức khỏe của con tin, bán con tin đi đâu đó… Hành vi
này làm cho nạn nhân sợ.

KT: Quan hệ thân nhân

Cưỡng đoạt
tài sản


+) Hành vi: chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong 2 loại 170
hành vi sau đây:
Hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản. phân biệt
với hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc trong tội cướp
Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác : bất kì thủ đoạn
nào mà có khả năng khống chế ý chí của nạn nhân với mục đích
nhằm chiếm đoạt tài sản
171
+) Hành vi: người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản một
cách công khai và nhanh chóng
 Không có hành vi dùng vũ lực với nạn nhân

KT: Quan hệ thân nhân
Trong tội cưỡng đoạt tài sản, lí
do nạn nhân đưa tài sản cho
người phạm tội vì sợ người
phạm tội sẽ dùng vũ lực

3

Cướp giật
tài sản
4

dùng vũ lực làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản
đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người bị tấn
công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm
chiếm đoạt tài sản,
hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình

trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản

+) Đối tượng tác động: thông
thường là tài sản gọn nhẹ/ tài sản
có khả năng di chuyển nhanh
chóng (v/d: xe…) .
Không cần định lượng là bao
nhiêu cả.


5

6
7

8

Công nhiên
chiếm đoạt
tài sản
Trộm cắp
tài sản
Lừa đảo
chiếm đoạt
tài sản
Lạm dụng
tín nhiệm
chiếm đoạt
tài sản


+)Hành vi: hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản
Công khai
Diễn ra trong hoàn cảnh người quản lý tài sản không có điều
kiện ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản
+) Hành vi: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang trong sự
quản lý của người khác.
+) Hành vi: chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối
Người phạm tội có hành vi lừa dối
Hành vi chiếm đoạt tài sản
+) Hành vi: hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có
đặc điểm
Người phạm tội đã nhận tài sản một cách ngay thẳng hợp pháp
trên cơ sở một hợp đồng trước khi họ có hành vi chiếm đoạt
Chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản đã được giao, bằng
một trong các thủ đoạn: Gian dối để chiếm đoạt tài sản, Bỏ trốn
để chiếm đoạt tài sản, Sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dân
đến tình trạng không có khả năng trả lại tài sản

172

ĐLTS:>2tr: thông thường,
< 2tr: đặc biệt

173

ĐLTS:>2tr: thông thường,
< 2tr: đặc biệt

174


175

+) Đối tượng tác động : tài sản
đã được giao một cách ngay
thẳng, hợp pháp cho người phạm
tội trên cơ sở hợp đồng trước khi
họ có hành vi chiếm đoạt.
ĐLTS:>4tr: thông thường,
< 4tr: đặc biệt

III. CÁC TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1. Đặc trưng chung:
 Khách thể: Quan hệ xã hội bị xâm hại: Trật tự quản lý kinh tế. Tổng thể các quy trình, thủ tục, nội dung, phạm vi, địa vị pháp lý của các chủ thể khi
tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, sản phẩm cũng như sử dụng các nguồn tài nguyên để tạo ra lợi nhuận.

+) Đối tượng tác động:
 Hàng hóa, hàng giả, hàng cấm
 Kim khí quý, đá quý
 Các loại tem giả, vé giả
 Các đối tượng sở hữu công nghiệp
 Các loại tài nguyên


 Các loại tiền, ngân phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác
 Các loại quỹ
 Biểu hiện khách quan
+) Hậu quả
 Thiệt hại về vật chất
 Thiệt hại về thể chất:v/d: đ/v tội sản xuất hàng giả, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người
 Thiệt hại phí vật chất: vd: buôn lậu, sẽ ảnh hưởng đến trật tự quản lý của nhà nước, lũng đoạn thị trường

 Biểu hiện Chủ quan
+) Lỗi: trong chương kinh tế, tất cả các tội phạm đều có lỗi cố ý
+) Động cơ: Điều 167- tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế - là có dấu hiệu động cơ có ý nghĩa định tội (động cơ vụ lợi hoặc vì động cơ
cá nhân khác). Không có văn bản hướng dẫn gì hướng dẫn về “động cơ cá nhân khác”, nên bất kì động cơ cá nhân nào ngoài động cơ vụ
lợi, thì là “động cơ cá nhân khác”.
+) Mục đích: chỉ có Điều 160 – tội đầu cơ, thì có mục đích “nhằm bán lại thu lợi bất chính”, Điều 153 – tội buôn lậu, mặc dù ta không
thấy từ “nhằm” trong điều luật này, tuy nhiên, ngay trong bản thân hành vi “buôn lậu” đã bao hàm mục đích. Đồng thời lí do khiến
người ta thừa nhận mục đích là dấu hiệu định tội của tội buôn lậu là vì, khi so sánh Điều 153 và Điều 154, thì chỉ có thể phân biệt giữa 2
điều này ở chỗ mục đích mà thôi.
 Chủ thể: Chủ thẻ thường là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trahcs nhiệm hình sự
 Cấu thành tội phạm:
2. Khác nhau:
BLHS
STT
Tội
Hành vi
Lưu ý
2017
1
Buôn lậu
188
Hành vi buôn bán trái phép qua biên giới các đối tượng như
vận chuyển qua biên
đã phân tích ở trên.
giới, có hành vi buôn
“buôn bán”: có nghĩa là hoạt động mua đi bán lại hoặc mua
bán kiếm lời
nhằm bán lại trong trường hợp chưa kịp bán. Nói đến buôn
bán là có mục đích kiếm lời
“mua bán”: đối tượng tác động của hành vi mua bán thường



2

3

Vận chuyển trái
phép hàng hóa,
tiền tệ qua biên
giới
Sản xuất buôn bán
hàng cấm
Tàng trữ, vận
chuyển hàng cấm

4

Sản xuất buôn bán
hàng giả

không phải là hàng hóa
hành vi vận chuyển không phải là mục đích buôn bán kiếm
lời

189

vận chuyển qua biên
giới

Hành vi sản xuất hàng cấm: làm ra hàng cấm.

Hành vi buôn bán hàng cấm: mua đi bán lại, hoặc mua đi
nhằm bán lại

190

vận chuyển trong thị
trường nội địa

Hành vi tàng trữ hàng cấm: cất giữ bất hợp pháp ở bất kì
nơi đâu
Hành vi vận chuyển hàng cấm: đưa hàng cấm từ địa điểm
này tới địa điểm khác một cách trái phép

191

+) Đối tượng tác động:
hàng cấm

192

Giả về chất lượng: hàng
hóa không đảm bảo tiêu
chuẩn kỹ thuật tối thiểu
do nhà nước quy định.
Giả về công dụng: hàng
hóa không có tính năng
sử dụng như tên gọi

5


IV. CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ
1.Đặc trưng chung:
*) Khách thể loại
Quan hệ xã hội bị xâm hại
- Hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan, tổ chức: thuộc về lĩnh vực công, mang tính chất nhà nước


Lưu ý: không phải là tất cả hoạt động đúng đẳn của cơ quan, tổ chức. Mà đ/v một số lĩnh vực nhất định, người ta tách riêng ra. V/d:
chương XXII – các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
Đối tượng tác động
- Tài sản
- Của hối lộ
- Giấy tờ giả
- Bí mật công tác
*) Biểu hiện khách quan
+) Loại cấu thành
- CTTP hình thức: Điều 284, 286
- Vừa có CTTP vật chất, vừa có CTTP hình thức: Điều 279, 283, 289, 290, 291
- CTTP vật chất: các điều luật còn lại
- Hậu quả:
 Thiệt hại về vật chất, phi vật chất
- Mối quan hệ nhân quả
+) Các dấu hiệu chủ quan
- Lỗi:
 lỗi cố ý
 lỗi vô ý: Điều 285, Điều 287
- Động cơ: động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác
+) Chủ thể
- Chủ thể đặc biệt: người có chức vụ quyền hạn
Định nghĩa về người có chức vụ, quyền hạn:

Các đặc điểm của người có chức vụ, quyền hạn
- Được giao thực hiện một công vụ nhất định: việc giao này phải giao chính thức và đúng thẩm quyền.
- Có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ: người đó phải có quyền ra quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác,
của cơ quan tổ chức


Các loại người có chức vụ, quyền hạn
- Người đại diện của chính quyền. v/d: chủ tịch tỉnh, cảnh sát, thẩm phán…
- Người thực hiện chức năng tổ chức, điều hành quản lý hành chính trong các cơ quan, tổ chức: v/d: hiệu trưởng trường đại học,
trưởng phòng tổ chức hành chính…
- Người thực hiện chức năng hành chính – kinh tế
- Người làm công tác thuần túy về chuyên môn kỹ thuật nhưng trong một số hoạt động, họ có quyền quyết định một số vấn đề liên
quan đến quyền lợi của người khác
2. Khác nhau:
BLHS 2017
STT
Tội
Hành vi
Lưu ý
2017
Tham ô tài sản
Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài
Điều 353
1
sản mà mình đang quản lí (>2tr: thông
BLHS 2017
thường, < 2tr: đặc biệt)
Nhận hối lộ
Đã nhận hoặc sẽ nhận hối lộ, lợi dụng chức
Điều 354

2
quyền để là hay ko làm việc theo yêu cầu
BLHS 2017
người đưa hối lộ
Lạm dụng chức vụ,
Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Điều 355
người khác dưới các hình thức
quyền hạn nhằm
BLHS 2017
 Cưỡng đoạt
chiếm đoạt tài sản
3
 Lừa đảo
 Lạm dụng tín nhiệm
4
5
6

Lạm dụng chức vụ
quyền hạn khi thi
hành công vụ
Lạm quyền trong thi
hành công vụ
Lợi dụng chức vụ,

Lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái công vụ

Điều 356
BLHS 2017


Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân mà vượt quá quyền hạn Điều 357
của mình làm trái công vụ
BLHS 2017
Đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất Điều 358


quyền hạn gây ảnh
hưởng đối với người
khác để trục lợi
Giả mạo trong công
tác
7

khác dưới bất kỳ hình thức nào

BLHS 2017

Để dùng ảnh hưởng của mình do cương vị công tác đem
lại thúc đẩy người có chức vụ quyền hạn khác
Điều 359
Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn
 Sửa chữa, làm sai lệch nội dung của giấy tờ, tài BLHS 2017
liệu
 Làm, cấp giấy tờ giả

CTTP hình thức

Giả mạo chữ ký của người có chức vụ quyền hạn
V. CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
KHÁI NIỆM CHUNG

1. Định nghĩa
Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, cố ý xâm phạm độc quyền quản lý các chất ma túy của nhà nước
2. Đặc trưng chung
*) Khách thể/ Đối tượng tác động
+) Khách thể: xâm phạm chế độ độc quyền quản lý các chất ma túy của nhà nước ở tất cả các khâu của quá trình quản lý
+) Đối tượng tác động: chất ma túy, tiền chất ma túy, dụng cụ, phương tiện phục vụ cho việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
*) Chất ma túy:
- Định nghĩa: quy định tại Điều 2, Luật phòng chống ma túy 2000: chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong các danh mục do chính phủ ban hành.
 Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
 Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện
đối với người sử dụng. v/d: ma túy tổng hợp, thuốc lắc…
 Phải nằm trong danh mục do chính phủ ban hành: Nghị định 67/2001, nghị định 133/2003, nghị định 163/2007
 Ưu điểm: dễ nhận diện.


 Nhược điểm: trên thực tế có những chất có tính chất giống chất ma túy, chất hướng thần, nhưng nếu không nằm trong
danh mục cụ thể của chính phủ, thì lại không thuộc phạm vi này. V/d: thực trạng hiện nay là một bộ phận giới trẻ hút
sisha, nhưng không xử lý được, vì nó không nằm trong danh mục chính phủ ban hành.
- Các dạng chất ma túy
 Chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên: lá hoa quả, cây cần sa…
 Chất ma túy được tổng hợp từ hóa chất:
Các loại chất ma túy phổ biến nhất: heroin, cocain. Những địa điểm chuyên sản xuất chất ma túy: Tam giác vàng, Nam Mỹ.
*) Tiền chất ma túy:
- Định nghĩa: Điều 2, Luật phòng chống ma túy 2000: Tiền chất ma túy là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế,
sản xuất chất ma túy, được quy định trong các danh mục tiền chất ma túy do chính phủ ban hành. Lưu ý: tiền chất ma túy là những
hóa chất, tuy nhiên, ngoài mục đích điều chế, sản xuất ma túy, những hóa chất này còn được sử dụng cho những mục đích khác. Nên
ngoài việc xem hóa chất đó có thuộc danh mục tiền chất ma túy do chính phủ ban hành hay không, còn phải xem mục đích sử dụng
của hóa chất đó là gì. Nếu như hóa chất đó được sử dụng vào mục đích sản xuất trái phép chất ma túy thì mới là tiền chất ma túy.
Nếu sử dụng với mục đích thông thường thì không phải.

*) Dụng cụ, phương tiện phục vụ cho việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
- v/d: kim tiêm, đèn…
- Định nghĩa: Là những vật sản xuất ra với chức năng chuyên dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy hoặc sản
xuất ra với mục đích khác, nhưng lại được sử dụng chuyên dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
Ý nghĩa của đối tượng tác động: giúp định tội: chất ma túy (193,194), tiền chất ma túy (195)…
*) Biểu hiện khách quan
Tất cả các tội phạm về ma túy đều rất nguy hiểm, nên đều có CTTP hình thức. Tính nguy hiểm của tội phạm về ma túy cao, nên hình phạt
rất nghiêm khắc, nhưng có vẻ như mục đích của hình phạt lại không đạt được, do bởi những người phạm tội đều xác định rằng khi đã liên
quan đến ma túy, thì trước sau gì mức hình phạt cũng là chung thân đến tử hình, nên mức độ liều lĩnh của họ càng cao, quy mô càng lớn,
chứ họ không theo quy mô nhỏ lẻ.
Mặt khách quan chỉ cần có hành vi:
+) Hành vi: bao gồm tất cả các hành vi trái phép liên quan đến quá trình tạo ra, tiêu thụ và hành vi liên quan đến sử dụng chất ma túy.
Hành vi tạo ra (v/d: trồng cây thuốc phiện), hành vi lưu thông, tiêu thụ (v/d: tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma
túy), hành vi liên quan đến sử dụng chất ma túy.
*) Biểu hiện chủ quan


+) Lỗi: lỗi cố ý
+) Mục đích: Điều 195 & Điều 196 thì mục đích có ý nghĩa định tội : mục đích sản xuất
*) Chủ thể
Từ Điều 192 đến Điều 200 là chủ thể thường.
Điều 201 có chủ thể đặc biệt – chủ thể có trách nhiệm trong việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, bảo quản, phân phối, cấp
phát, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác.
Một số vấn đề cần lưu ý
1) Sai lầm về đối tượng tác động: hiện nay, nói về ma túy, bắt buộc đọc Thông tư liên tịch 17/2007(trang 314). Hiện nay, bên cạnh
TTLT 17/2007, thì đã có TTLT 08/2015 sửa đổi, bổ sung TTLT 17/2007 (tải thông tư về). Lưu ý nội dung sau:
a. Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy, tiền chất ma túy, nhưng nếu người phạm tội nhầm tưởng đó là chất ma
túy, tiền chất ma túy, thì vẫn xử về tội phạm ma túy, xử ở khoản 1 ở điều luật tương ứng.
b. Trường hợp một người biết là ma túy giả, nhưng vẫn làm cho người khác tưởng đó là ma túy thật để bán cho người đó lấy
tiền thì xử tội lừa đảo.

2) Việc xác định trọng lượng của chất ma túy: trang 329, mục 3.6: nếu như trong trường hợp một người tàng trữ, vận chuyển trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong trường hợp không vượt quá định lượng cho phép và không nhằm mục đích mua bán, sản xuất, trái
phép chất ma túy thì trong trường hợp này không phạm tội, mà chỉ bị xử lý vi phạm hành chính thôi.  đ/v sản xuất, mua bán ma túy,
thì bất kì trọng lượng nào cũng phạm tội.
3) Sự khác biệt giữ TTLT 17/2007 & TTLT 08/2015: trước đây, trong mọi trường hợp phải đưa đi giám định xem có phải là ma túy hay
không, trọng lượng bao nhiêu. Tuy nhiên, trong TTLT 08/2015, có những loại ma túy bắt buộc phải đưa đi giám định, còn có 1 số
loại ma túy, trong một số trường hợp không thu giữ được vật chứng, thì có thể dựa trên những bằng chứng khác, v/d lấy lời khai và
xử lí luôn.
4)
NHẬN ĐỊNH
TỘI GIẾT NGƯỜI
Nhận định 1: “Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành
Tội giết người (Điều 123 BLHS 2017)”
 Nhận định trên là Sai


Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật trong trường hợp không gây ra hậu quả chết người thì vẫn cấu thành tội
giết người theo Điều 123 BLHS, vì thì hậu quả nạn nhân chết chỉ có ý nghĩa xác định giai đoạn phạm tội. (Chỉ trong trường hợp giết người
với lỗi cố ý gián tiếp, thì hậu quả chết người mới có ý nghĩa xác định tội phạm
Nhận định 2: “Mọi hành vi cố ý tước bỏ tính mạng của người khác đều cấu thành Tội giết người theo Điều 123 BLHS 2017”
 Nhận định trên là Sai
 Trường hợp cố ý tước bỏ tính mạng của người khác không trái pháp luật Ví dụ: thi hành án tử hình, phòng vệ chính đáng…, thì ko
cấu thành Tội giết người,
Nhận định 3: “Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết con mới đẻ (Điều
124 BLHS 2017)”
 Nhận định trên là Sai
 Khi nào cấu thành Điều 124: Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi để cấu thành tội theo
Điều 124, thì phải thỏa mãn về điều kiện về chủ thể (người mẹ đã sinh ra đứa trẻ) do ảnh hưởng nặng nề
của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt
 Các trường hợp v/d: người bố, hàng xóm giết đứa trẻ sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi  cấu thành Điều 123

 Trường hợp người mẹ đã sinh đứa bé giết đứa trẻ nhưng không phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng
lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt  cấu thành Điều 123
Nhận định 4: “Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu
thành Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS 2017)”
 Nhận định trên là Sai
Nghị quyết 04/1986: trong trường hợp người thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng, sức khỏe người khác mà sử
dụng vũ khí một cách bừa, ẩu hoặc do tư thù cá nhân, thì xử lý theo tội giết người theo Điều 123.
TỘI HIẾP DÂM
Nhận định 5: “Mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật là giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân”
 Nhận định trên là Sai
 Mọi trường hợp giao cấu với người dưới 13 tuổi, dù nạn nhân thuận tình: khoản 4, Điều 142.


 Trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên giao cấu thuận tình với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì cũng phạm tội theo Điều 145
Nhận định 6: Mọi hành vi dùng thủ đoạn khiến trẻ em lệ thuộc mình phải miễn cưỡng giao cấu đều cấu thành Tội cưỡng dâm trẻ em theo
quy định tại Điều 144 BLHS 2017
 Nhận định trên là Sai
 Nếu cưỡng dâm trẻ em dưới 13 tuổi  khoản 4, Điều 142 BLHS 2017
 Nếu cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi  Điều 144 BLHS 2017
Nhận định 7: Mọi hành vi giao cấu thuận tình với trẻ em đều cấu thành Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS 2017)
 Nhận định trên là Sai
 Nếu giao cấu thuận tình với trẻ em dưới 13 tuổi  khoản 4, Điều 142 BLHS 2017
 Trong trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên giao cấu thuận tình với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi  Điều 145 BLHS
2017
TỘI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU
Nhận định 8: Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm quyền sở hữu
 Đúng
 Trong trường hợp là vật, thì phải thỏa mãn các đặc điểm như đã phân tích ở trên
 Giấy tờ có giá hữu danh không phải
 Quyền tài sản không phải

Nhận định 9: Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong chương sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản?
 Nhận định trên là Sai
 Ngoài ra, còn có các hành vi…
Nhận định 10: Đối tượng tác động của hành vi dùng vũ lực trong tội cướp tài sản chỉ là người đang quản lý tài sản?
--> Sai
 có thể là chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc bất kì ai


Nhận định 11: Đối tượng tác động của tội cướp tài sản chỉ là tài sản?
--> Sai
 ngoài tài sản ra còn có con người (tội cướp, bắt cóc chiếm đoạt)
Nhận định 12: Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên chỉ cấu thành Tội cướp giật tài sản (Điều
171 BLHS 2107)?
 Sai
 Kèm theo dấu hiệu nhanh chóng, Điều 136
 Diễn ra trong hoàn cảnh người quản lý tài sản không có điều kiện ngăn cản  Điều 137
Nhận định 13: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS 2017) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút
với tất cả mọi người
 Sai
 Lén lút với chủ sở hữu hơạc người đang có quyền quản lí tài sản
Nhận định 14: Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2017)
 Nhận định là Sai
 Trong trường hợp đe dọa sẽ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản  Điều 170.
 Trong trường hợp đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm
chiếm đoạt tài sản  Điều 168.
TỘI LIÊN QUAN KINH DOẠNH THƯƠNG MẠI
Nhận định 15: Hành vi buôn bán trái phép mọi loại hàng cấm có số lượng lớn qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS
2017)
 Nhận định là Sai
 Trong trường hợp buôn bán trái phép hàng cấm qua biên giới, nhưng hàng cấm ở đây là chất ma túy thì sẽ cấu thành Điều 251 – Tội

mua bán trái phép chất ma túy; nếu là vũ khí quân dụng, phương tiện vũ khí quân sự thì sẽ cấu thành tọi khác, không phải là tội buôn
lậu


Nhận định 16: Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc
ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả
 Nhận định là Sai
 Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 4, Nghị định 08/2013/NĐ-CP: Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ đạt mức từ 70% trở
xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa thì mới là
hàng giả.
 Còn trường hợp hàm lượng, định lượng chất chính đạt trên 70% so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công
bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa thì không phải là hàng giả.
Nhận định 17: Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200
BLHS 2017
 Nhận định là Đúng
 Trong hành vi buôn lậu đã bao gồm hành vi trốn thuế, nhưng người ta lại xử theo tội buôn lậu, chứ không xử thêm tội trốn thuế
Nhận định 18: Mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS
2017)
 Nhận định là Sai
 Trong trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mua bán, sản xuất trái phép chất ma túy mà không vượt quá
định lượng cho phép thì không phạm tội mà bị xử lý hành chính
 Trong trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy nhằm mục đích bán trái phép cho người khác chất ma túy thì xử tội mua bán trái
phép chất ma túy
 Vận chuyển trái phép ma túy giùm cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người khác thì là đồng
phạm mua bán trái phép chất ma túy
 Vận chuyển trái phép ma túy, để vào nhà của mình, lúc nào có nhu cầu thì sử dụng, vượt quá định lượng cho phép  tội tàng trữ
TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ
Nhận định 19: Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu trở lên
là hành vi chỉ cấu thành Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS 2017)
 Nhận định là Sai



 Phải là những tài sản thông thường thôi, còn trường hợp tài sản có tính năng đặc biệt, v/d: ma túy, vũ khí quân dụng… thì sẽ cấu
thành tội phạm tương ứng
Nhận định 20: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS 2017 2017) có thể được thực hiện dưới mọi hình thức
chiếm đoạt.
 Sai
 Chỉ có 3 hình thức
o Cưỡng đoạt:
o Lừa đảo:
o Lạm dụng tín nhiệm:
TÌNH HUỐNG
Bài tập 1: “Khoảng 19 giờ, T ra sân kho HTX xem biểu diễn ca nhạc. Khi đi, T dắt một lưỡi lê tự tạo (lưỡi lê dài 15 cm rộng 2cm). Chưa
tới giờ biểu diễn nên một số thanh niên túm lại với nhau nói chuyện ở phía cổng vào khu vực biểu diễn, khiến một số cháu nhỏ không thể đi
qua được. Thấy vậy, T liền nói: “Sao các anh đứng ngang thế?” Hai bên va chạm, chửi nhau. A và B trong tốp thanh niên đó đã chạy gọi
thêm bạn bè để gây sự. Cả bọn quay trở lại gặp T thì ngay lập tức C túm áo T và thúc gối vào bụng của T, còn A và B đấm vào mặt T làm
môi T bị sưng. Các trật tự viên đã kịp thời ngăn cản và chấm dứt sự va chạm. Một lát sau, T lại đến gần chỗ đứng của A, B và C để đôi co
dẫn đến tiếp tục xô xát. Trong lúc xô xát, T rút lưỡi lê ở thắt lưng đâm một nhát vào ngực C rồi bỏ chạy. Kết luận giám định pháp y xác
định: “C chết do vết thương sắc gọn, thấu ngực trái, rách phổi, thấu lách, đứt động mạch, mất máu cấp tính”.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T
(Phân tích để hiểu tình huống: T đã được can ngăn, làm cho cơn giận của T nguôi ngoai phần nào rồi, nên T khi thực hiện hành vi
đâm như vậy không ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được  Không phải Điều 125 BLHS 2017. T không phát sinh
quyền phòng vệ Không phải Điều 126)
Bài giải:
 T phạm tội giết người theo Điều 123
 Khách thể, đối tượng tác động
o Quan hệ xã hội bị xâm phạm: tính mạng của C
o Đối tượng tác động: C
 Mặt khách quan



o Hành vi: T có hành vi dùng hung khí nguy hiểm (lưỡi lê), đâm vào vị trí trọng yếu (ngực trái) hành vi giết người
o Hậu quả
o Mối quan hệ nhân quả
 Mặt chủ quan
o Lỗi: cố ý trực tiếp
 Chủ thể: chủ thể thường (đủ tuổi, đủ năng lực TNHS)
Bài tập 2: “Hai gia đình là hàng xóm của nhau. Trong một gia đình có bà mẹ là K và cậu con trai tên là H. Gia đình bên kia có ông cụ là
A cùng hai con trai tên là B và C. Ban ngày các con đều đi làm nên ông A thường hay qua nhà bà K chơi. Sau một thời gian, ông A mang
gạo góp với bà K nấu cơm chung. B và C không đồng ý vì cho là cha mình bị bà K dụ dỗ, đem tài sản cho bà K nên yêu cầu cha mình chấm
dứt quan hệ với bà K nhưng ông A không nghe và vẫn tiếp tục làm theo ý mình. B và C cho là sự bất đồng trong gia đình mình là do bà K
gây ra nên quyết định gây án. Vào 3 giờ sáng, B cầm đuốc và C cầm một con dao lớn đến trước sân nhà bà K. B và C châm lửa đốt nhà,
đồng thời chặn cửa đón đầu hai mẹ con bà K. Bà K và H chạy ra đến cửa thì thấy B đang quơ đuốc xông tới, C cầm dao lao vào tấn công
H. H xông tới C, giành được con dao từ tay C và chém đứt bàn tay C. Ngay lúc đó, B dùng đuốc xông tới gần H. H nhanh chóng chém tiếp
vào đầu C khiến C chết tại chỗ, đồng thời H quay sang đối phó với B thì bà con vừa kịp đến.
Hãy xác định hành vi của H có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì
 Khi C bị đứt một tay, thì sự tấn công của C đ/v H chỉ giảm đi, chứ không mất đi Khi H chém vào đầu C, H có quyền phòng vệ
 Tuy nhiên, sự phòng vệ của H có phải là trong giới hạn cần thiết hay vượt quá giới hạn cần thiết, thì tùy vào sự đánh giá (Đ/v vụ án
này, Tòa án đã xử là phòng vệ chính đáng).
Bài tập 3: “A dùng dây điện trần giăng xung quanh luống mía ở trong vườn mía trước nhà mình để diệt chuột vì mía đã lên cao khoảng
0,8m-1m, nhưng bị chuột cắn phá rất nhiều ở phần ngọn. Xung quanh ruộng mía có tường bao quanh cao 1m40 đến 1m50 và không có lối
đi tắt, đi qua hàng xóm. Thường thường, A cắm điện vào lúc 22 giờ đêm và ngắt điện vào 5 giờ sáng. Việc cắm điện đã được A thông báo
cho bà con trong xóm biết. Những con chuột bị chết do điện giật, A thường đem cho những người trong xóm nấu cho heo ăn. Khoảng 24
giờ, có một thanh niên khác xã trèo qua tường để vào vườn mía và bị điện giật chết.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi gây chết người của A.
 A phạm tội vô ý làm chết người theo Điều 128
 Dựa vào công văn 81/2002 (trang 251)


 Trong trường hợp này, A đã sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng. A đã mắc điện ở nơi A tin rằng

không có người có người qua lại (….), A đã áp dụng các biện pháp cảnh báo cần thiết (…), cuối cùng vẫn có hậu quả là có người
chết xảy ra. Lỗi của A là lỗi vô ý vì quá tự tin: lý trí đ/v hành vi nhưng A cho rằng hậu quả chết người sẽ không xảy ra  Điều 128.
 Chủ thể: thường
Bài tập 4: “A và B là vợ chồng có một đứa con chung là C (8 tháng tuổi). Cuộc sống gia đình khó khăn, vợ chồng thường xuyên mâu
thuẫn. A thường nhậu nhẹt say xỉn về đánh đập mẹ con chị B. Đêm 29/10/2012, sau khi đi nhậu về, A tiếp tục đánh đập, chửi bới chị B rồi
vứt quần áo đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà mặc dù ngoài trời đang mưa bão. Chị B khóc van xin A mở cửa nhưng A kiên quyết không chịu.
Quá tuyệt vọng, chị B bế con ra bờ sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát. Lúc này, ông X đi ngang qua thấy vậy nhảy xuống sông cứu hai
mẹ con nhưng chỉ cứu được chị B, cháu C chết do ngạt nước.
Trong tình huống trên, ai phạm tội? Nếu có phạm tội gì? Tại sao
 Anh A phạm tội bức tử theo Điều 130
o Khách thể: Quan hệ thân nhân
o Đối tượng tác động: chị vợ là người lệ thuộc
o Mặt khách quan: Hành vi ngược đãi  xử sự tự sát của chị vợ
o Lỗi: cố ý đ/v hành vi, vô ý đ/v hậu quả (hỗn hợp)
o Chủ thể: đặc biệt, người phạm tội là người nạn nhân bị lệ thuộc
 Chị B phạm tội giết người theo Điều 123
o Khách thể: Quan hệ thân nhân
o Đối tượng tác động: Tính mạng của người khác
o Mặt khách quan: chị B có hành vi giết người (ôm đứa trẻ nhảy xuống sông), hậu quả nạn nhân chết, mối quan hệ nhân quả.
o Lỗi: cố ý trực tiếp.
o Chủ thể: Chủ thể thường
XÂM PHẠM SỞ HỮU
Bài tập 5: Anh B chở anh A trên một chiếc xe máy. Anh A bước xuống xe vào tiệm vàng. Anh B nổ máy sẵn. Anh A bảo cô X đưa cho sợi
dây chuyền để xem. Lúc cô X đưa dây chuyền cho anh A coi. Nhân lúc cô X không để ý, anh A nhảy lên xe máy phóng đi mất.  Điều 171:
cướp giật tài sản (công khai + nhanh chóng). Trong trường hợp này, cô X không hề gặp vướng mắc gì để ngăn cản hành vi của anh A cả, tuy
nhiên, hành động của A quá nhanh chóng.


V/d: anh A bị té xe ngã trên đường. Anh B đi qua thấy vậy, lấy tài sản của anh A, trị giá trên 2 triệu  Điều 172: Tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản.

V/d: cô X đi xe máy trên đoạn đường vắng. Anh A chở anh B đi trên một chiếc xe máy ở phía sau. Thấy ko có ai, anh A & B nảy sinh ý
định giật tài sản. Anh A tông mạnh vào xe của cô X, làm cô X bị ngã xuống đường, vẫn tỉnh táo, nhưng bị gãy tay, gãy chân. Anh B lấy xe,
lấy tài sản của cô X, trị giá 30 triệu đồng. Trong trường hợp này phải là Điều 168 - cướp tài sản (dùng vũ lực nhằm lấy tài sản).
V/d: cô X ở Thành phố, cô có con nhỏ, mẹ của cô ở quê lên ở chung với cô. Khi lên ở thành phố như vậy, hàng ngày cô đi làm lúc 6h 30.
Đúng 7h, anh A chạy vào bấm chuông nhà cô X. làm vẻ mặt hớt hơ, hớt hải, báo rằng, trên đường đi làm thì cô X bị tai nạn nằm trong bệnh
viện, nên nhờ anh A về lấy quần áo để đưa vào bệnh viện. Bà mẹ nghe thấy vậy, lên lầu lấy áo quần. Trong lúc đó, anh A ở dưới nhà lấy mất
laptop, đồ đạc…  Đây là tội trộm cắp Điều 178. Trong trường hợp này đúng là có đưa ra thông tin gian dối, tuy nhiên, thông tin gian dối
này chỉ là cách thức để người phạm tội chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng hơn thôi. Hành vi chiếm đoạt là lén lút. Chứ không phải là nạn
nhân tự nguyện giao nộp tài sản cho người phạm tội.

Bài tập 6
Lúc 6 giờ sáng, T gặp cháu N (8 tuổi) đang đứng trong vườn mận. Thấy N đeo sợi dây chuyền vàng nên y chợt nảy ý định chiếm đoạt.
Quan sát xung quanh không có ai, T bước qua mé mương lấy một khúc cây còng lớn bằng cổ tay. Cầm khúc cây trên tay, T nhanh bước đến
phía sau lưng cháu N và vung tay đạp mạnh vào đầu cháu N làm cháu té xuống đất. Cháu N la lên kêu cứu thì T tiếp tục đánh vào đầu cháu
N cái thứ hai khiến N bất tỉnh. T lấy sợi dây chuyền trên cổ cháu N. Kế đó, T ôm cháu N dìm xuống mương, nhận xác cháu xuống bùn. Sợi
dây chuyên, T bán được 275.000 đồng. Vụ việc được phát hiện nhanh chóng. T bị bắt giữ. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T
 T phạm 2 tội: tội cướp tài sản & tội giết người
 Tội cướp tài sản
o Khách thể: Quyền sở hữu tài sản, Quyền thân nhân
o Mặt khách quan: T đã có hành vi dùng vũ lực làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm
chiếm đoạt tài sản: vung tay đạp mạnh vào đầu cháu N làm cháu té xuống đất, đánh vào đầu cháu N, dìm xuống mương, nhận
xác xuống bùn.
o Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp, mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản
o Chủ thể: Chủ thể thường (Người trên 18t, có đủ hành vi năng lực hình sự)
 Tội giết người
o Khách thể: Tính mạng, sức khỏe con người


Mặt khách quan:
Hành vi: hành vi giết người: T đã có hành vi cố ý tước bỏ tính mạng của cháu N: tay đánh mạnh vào đầu, dìm xuống

mương, nhận xác xuống bùn.
Hậu quả: cháu N chết
Mối quan hệ nhân quả
Mặt chủ quan
Lỗi: cố ý trực tiếp
Chủ thể
A là một thanh niên không có nghề nghiệp. Hết tiền tiêu xài, A nghĩ cách kiếm tiền. A đến một ngã tư đường phố và đứng tại bên lề đường
chờ cơ hội chiếm đoạt tài sản của người khác. Khi đèn xanh trên hệ thống đèn báo giao thông bật sáng, A nhanh chóng giật chiếc dây
chuyền trên cổ của một phụ nữ và bỏ chạy. B là người chứng kiến được sự việc, liền bỏ xe đạp của mình trên lề đường và chạy đuổi theo để
bắt giữa. Chạy vào con hẻm cụt, A hết đường nên quay mặt đối diện với B, một tay bỏ dây chuyền vào miệng, tay kia rút dao đâm vào bụng
của B và bỏ chạy. B bị thương với tỷ lệ thương tật qua giám định là 27%. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A.
A phạm tội cướp theo Điều 168.
Khách thể:
Mặt khách quan: ban đầu hành vi của A có đủ yếu tố cấu thành tội cướp giật theo Điều 171 (công khai và nhanh chóng – chứng
minh….). Tuy nhiên, sau đó khi A đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng lúc này đã bị B đuổi theo, A đã dùng vũ lực đó là dùng dao
đâm vào bụng nhằm chiếm cho bằng được sợi dây chuyền thông qua hành vi một tay đâm, một tay bỏ dây chuyền vào miệng
Hành vi của A đã chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản qua tội cướp tài sản. Vì vậy, A phạm tội cướp tài sản theo Điều 168.
Mặt chủ quan
Chủ thể
A biết B là người buôn bán hàng cấm nên đã có hành vi sau. Hãy xác định tội danh cho hành vi của A trong những trường hợp
đó:
a. A yêu cầu B phải nộp cho y một số tiền 5 triệu đồng thì sẽ không tố giác việc làm của B với công an. B đành chấp nhận và giao đủ
số tiền mà A đặt ra
A phạm tội theo Điều 170: Tội cưỡng đoạt tài sản


Khách thể: quan hệ tài sản & quan hệ nhân thân
Đối tượng tác động: con người & tài sản
Mặt khách quan: A đã có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác: “đưa 5 triệu đây, còn không sẽ tố giác việc làm của B với công
an”. Việc này đã khống chế ý chí của anh B. Anh B có quyền lựa chọn, suy nghĩ, cân nhắc và quyết định hành động

Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp; mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản
Chủ thể: thường
b. A mặc trang phục công an, đến nơi B buôn bán, ập vào bắt quả tang. Thấy A mặc trang phục công an nên B xin được tha. A giả bộ
làm căng, yêu cầu B về trụ sở để lập biên bản. B năn nỉ, A nói đưa cho A năm (5) triệu đồng thì A sẽ tha. B chấp nhận và giao tiền
cho A.
(vì sao B đưa tiền cho A: vì tin A là công an, hay vì lí do khác?--> vì sợ đưa về trụ sở lập biên bản. B giao một cách miễn cưỡng,
không tự nguyện, nên không phải là Điều 175)
A phạm tội theo Điều 170
Chứng minh: tương tự ở trên
A ra tiệm thuê một bộ quần áo đẹp. A mặc bộ quần áo vừa thuê và giả làm một người sang trọng đi vào chợ Bến Thành. Đến một
quầy hàng, A hỏi mua mỹ phẩm với tổng số tiền 3 triệu đồng. Sau khi yêu cầu chủ hàng đóng gói, A mượn cớ phải mua một sô hàng khác
nên gởi lại gói hàng, hẹn khi quay lại nhận hàng sẽ trả tiền. A để ý vị trí gói hàng trồi đi qua hàng đồ khô mua một số hàng trị giá 50 ngàn
đồng và yêu cầu chủ hàng gói lại giống với gói hàng mỹ phẩm. A đến quầy mỹ phẩm, nhân lúc chủ hàng đang tiếp một số khách hàng khác
không để ý, A liền tráo gói hàng đồ khô lấy gói hàng mỹ phẩm. Vụ việc bị phát giác ngay sau đó. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của
A?
(Trong trường hợp này có gian dối, nhưng gian dối chỉ là cách thức để tiếp cận tài sản dễ dàng để thực hiện hành vi)
A phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 173
Khách thể: quyền sở hữu gói mĩ phẩm của chủ hàng
Đối tượng tác động: gói mĩ phẩm đang trong sự quản lý của bà chủ hàng, trị giá 3 triệu đồng
Mặt khách quan
Hành vi: lén lút chiếm đoạt gói mĩ phẩm đang trong sự quản lý của bà chủ hàng
Tính chất khách quan của hành vi là lén lút: ngay khi A tráo hàng khô lấy hàng mỹ phẩm là khi hành vi chiếm đoạt xảy
ra, thì bà chủ hàng đang tiếp khách hàng nên không hay biết gì cả


×