Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BAI THI TICH HOP MON SU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.99 KB, 14 trang )

1

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Sông Công
- Trường THCS Nguyễn Du
- Địa chỉ: Mỏ Chè- Sông Công- Thái Nguyên.
- Điện thoại: 02803 Email:
- Thông tin về giáo viên.
1. Họ và tên: Dương Thị Hạnh
- Ngày sinh:
Môn: Ngữ Văn
- Điện thoại: 01674544929 Email: Duonghanh

BÀI DỰ THI “ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP”
1. Tên hồ sơ dạy học.


2
Tích hợp môn giáo dục công dân và môn địa lý, Môn Mỹ Thuật, môn ngữ văn
vào dạy môn lịch sử lớp 7 bài 10” Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất
nước”

2. Mục tiêu dạy học.
a. Kiến thức
* Môn giáo dục công dân.
- Giáo dục công dân lớp 7, bài 15 “ Bảo vệ di sản văn hóa”
+ Khái niệm di sản văn bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi
vật thể.
+ Hiểu được giá trị của di sản văn hóa và biện pháp bảo vệ các di sản văn hóa
- Giáo dục công dân lớp 8 bài 5 “ Pháp luật và kỉ luật”
+ Hiểu được định nghĩa về pháp luật một cách đơn giản nhất.


+ Hiểu rõ về vai trò của pháp luật
- Giáo dục công dân lớp 9 bài 5 “ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”.
+ Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
+ Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
* Môn địa lý.
- HS nắm được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Đại La
* Môn ngữ văn.
- HS nắm được tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung của “Chiếu dời đô”
- Khát vọng của nhân dân ta về một nước độc lập , thống nhất hùng cường và
khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua
“Chiếu dời đô”.
- Sức thuyết phục to lớn của “Chiếu dời đô” là sự kết hợp lý lẽ và tình cảm
b. Kĩ năng.
- Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có
được kiến thức mới
- Kỹ năng thu thập thông tin qua sách,báo, tivi, đài truyền thông, internet.
- Có hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa.
- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa.
- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen sống và làm việc theo pháp
luật.
- Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác
trong cuộc sống hàng ngày.
c. Thái độ.
- Biết bảo tồn những di tích lịch sử. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô
ý xâm phạm đến di sản văn hóa.
- Biết ơn những người có công xây dựng đất nước.
- Có tinh thần đoàn kết dân tộc. Ủng hộ chính sách hòa bình hữu nghị của Đảng
và nhà nước ta.
- Bồi dưỡng tình cảm niềm tin vào pháp luật.


3. Đối tượng dạy học của bài học.
- Khối 7 của trường THCS Nguyễn Du.
- Gồm 2 lớp.


3
+ Lớp 7A có 26 học sinh. Gồm 16 học sinh nam và 10 học sinh nữ
+ lớp 7B có 30 học sinh. Gồm 17 học sinh nam và 13 học sinh nữ
- Cả khối có 33 học sinh nam trong đó có một học sinh lưu ban. Các em vẫn
ham chơi chưa có ý thức học và tìm hiểu lịch sử.
4. Ý nghĩa của bài học.
HS hiểu được giá trị lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long. Năm 2010
Hoàng Thành được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hoàng
Thành Thăng Long được xếp vào di sản văn hóa vật thể và thuộc di tích lịch sử
văn hóa. Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc,
thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, thể hiện khinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp phần vào
kho tàng di sản văn hóa thế giới. HS biết tuyên truyền tới mọi người phải bảo
vệ di sản văn hóa.
Giúp HS hiểu được pháp luật là các quy tắc sử xự chung, có tính bắt buộc,
do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp
giáo dục, thuyết phục cưỡng chế. Pháp luật bảo vệ quyền lợi cho mọi người, ổn
định xã hội, thúc đẩy đất nước phát triển.
HS hiểu quan hệ hữu nghị tạo ra cơ hội và điều kiện để các nước, các dân
tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa
học, kĩ thuật…….; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng
dẫn tới nguy cơ chiến tranh.
Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình,

hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không
phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, bình
đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ với
các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và góp phần
vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội.
Là công dân nước Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm phải thể hiện tình
đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ cử chỉ, việc
làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hàng ngày.

5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Sử dụng máy chiếu, loa kết nối với máy tính.
- Học liệu sử dụng:
+ SGK giáo dục công dân các lớp 7,8, 9.
+ Bản dịch, bản chữ Hán của “Chiếu dời đô”, Video “ Chiếu dời đô”
+ Video 3D về Hoàng Thành Thăng Long.
+ Luật pháp Việt Nam.
+ Văn kiện đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX, hiến pháp 1992.

6. Tiến trình dạy và học


4

Ngày soạn: 13/10/2013

CHƯƠNG II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ
( THẾ KỈ XI-XII)
Tiết 16: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

I.
Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
- Hoàn cảnh thành lập nhà Lý
- Chính sách của nhà Lý để xây dựng đất nước. Dời đô về Thăng Long, đặt tên
nước là Đại Việt, tổ chức bộ máy chính quyền.
- Xây dựng quân đội vững mạnh, pháp luật chặt chẽ.
2. Kĩ năng.
- Phân tích và nêu ý nghĩa của chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước của nhà
Lý.
- Rèn kĩ năng đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu.
3. Tư tưởng.
- Giáo dục lòng tự hào và tinh thần yêu nước, yêu nhân dân.


5
- Giáo dục cho HS bước đầu hiểu rằng: Pháp luật và quân đội là cơ sở bước đầu
cho việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Giáo dục cho HS bảo vệ các di sản văn hóa
II.
Phương tiện dạy và học.
1. Chuẩn bị của GV.
- Máy chiếu, loa
- Tài liệu có liên quan
2. Chuẩn bị của HS.
- SGK lịch sử 7.
- Tài liệu về Lý Công Uẩn, hoàng thành Thăng Long
III. Tiến trình dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ( không kiểm tra)

3. Bài mới.
GV đưa ra hình ảnh của Lý Công Uẩn cho HS quan sát.
? Theo em đây là tượng đài của vị vua nào trong lịch sử dân tộc nước ta.
HS: Lý Thái Tổ.
Vào đầu thế kỉ XI nội bộ nhà Tiền Lê lục đục, vua Lê không cai quản được
đât nước. Lý Công Uẩn được triều đình tôn lên làm vua mở ra một thời kì
mới cho lịch sử nước ta. Vậy nước ta dưới thời Lý có những thay đổi như
thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV- HS

Nội dung cần đạt

1. Nhà Lý thành lập.
* Mục tiêu: HS nắm được hoàn
cảnh ra đời và những việc làm
của nhà Lý: Dời đô, dổi tên
nước, xây dựng chính quyền.
GV: Sau khi Lê Hoàn mất thái tử Long Vệt lên ngôi vua a. Hoàn cảnh.
được 3 ngày, Long Đĩnh tự lập làm vua. Long Đĩnh là ông
vua càng rỡ, dâm đãng, rất tàn bạo như cho người vào cũi
thả trôi sông, róc mía trên đầu sư, dùng dao cùn xẻo thịt
người.
? Trước hành động của Long Đĩnh em có nhận xét gì?
HS: Là một ông vua tàn bạo.
GV: Những việc làm của Long Đĩnh khiến cho trong triều
ai cũng căm giận. Nội bộ nhà Tiền Lê vô cùng rối ren và
lục đục. Đây là nguyên nhân làm nhà Tiền Lê sụp đổ.
? Khi Long Đĩnh chết, triều đình tôn ai lên làm vua.
HS: Lý Công Uẩn.
? Vì sao Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua.

HS: Ông là người có học, có đức, có uy tín nên được triều
đình nhà Lê quý trọng.
- Năm 1009 Lê Long Đĩnh mất.


6
? Sau khi lên ngôi vua Lý Công Uẩn đã làm gì.
HS: Đặt niên hiệu là Thuận Thiên
Dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành là thành
Thăng Long.
GV: Chỉ bản đồ giới thiệu về Hoa Lư và Đại La.
Hình ảnh bản “Chiếu dời đô” bằng chữ Hán.
Video chiếu dời đô và bản dịch “Chiếu dời đô”
? Văn bản “ Chiếu dời đô” được viết theo thể loại nào?
HS: Thể chiếu.
? Em hãy nêu đặc điểm chung của thể chiếu ?
HS: Chiếu là lời ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống
thần dân, công bố những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ
mà vua, triều đình nêu ra và yêu cầu thần dân thực hiện.
- Chiếu được viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn
xuôi
? Qua việc tìm hiểu bài, em hãy nêu bố cục của văn bản?
HS: Bố cục : 3 đoạn
- Đoạn 1 : từ đầu đến phong tục phồn thịnh  nêu sử sách
làm tiền đề.
- Đoạn 2 : Thế mà đến không thể không dời đổi  soi sử
sách vào tình hình thực tế.
Đoạn 3 : còn lại nguyên nhân chọn thành Đại La làm
kinh đô.
? Trong đoạn mở đầu, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung

Quốc nói về vấn đề gì?
HS: - Tác giả viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc dời
đô của các vua nhà Thương, nhà Chu.
? Vậy các vua nhà Thương, nhà Chu đã nhiều lần dời đô
với nguyện vọng gì?
HS: - Nguyện vọng :
+ mưu toan nghiệp lớn
+ tính kế lâu dài cho con cháu
+ xây dựng vương triều phồn thịnh
+ thuận theo mệnh trời (phù hợp với quy luật khách quan)
+ thuận theo ý dân (phù hợp với nguyện vọng của nhân
dân)
? Việc dời đô của các vị vua đó mang lại kết quả gì không?
HS: Kết quả của việc dời đô:
- đất nước vững bền
- phong tục phồn thịnh
? Lí Thái Tổ đã nêu ra những lần dời đô của hai triều
Thương, Chu nhằm dụng ý gì?
HS: Thuyết phục quần thần về mặt nhận thức, tư tưởng.
- Việc Lí Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái

- Lý Công Uẩn lên ngôi vua
=> Nhà Lý thành lập.

b. Những việc làm của nhà Lý

- Năm 1010, dời đô từ Hoa Lư
về Đại La và đổi tên thành là
thành Thăng Long.



7
với quy luật.
GV: Vua Lí Thái Tổ viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về
việc các vua nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần dời
đô, nhằm thuyết phục quần thần về mặt nhận thức, tư
tưởng. Lí Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái
với quy luật.
? Hai nhà Đinh, Lê có học theo cách dời đô của người xưa
không?
HS: 2 triều không dời đô.
? Hai nhà Đinh, Lê có học theo cách dời đô của người xưa
không?
HS: Không đồng tình.
- Dựa vào lời nói : “Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý
mình, không noi theo dấu cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô
thành ở nơi đây.”
? Theo suy luận của tác giả, hai triều Đinh, Lê cứ đóng yên
đô thành tại Hoa Lư đã phạm những sai lầm gì và hậu quả
ra sao?
HS: - Sai lầm :
+ khinh thường mệnh trời
+ không noi theo dấu cũ của Thương, Chu
- Hậu quả:
+ triều đại không lâu bền
+ Số vận ngắn ngủi
+ nhân dân khổ sở
+ vạn vật không thích nghi
GV chốt : Hai triều Đinh, Lê tồn tại rất ngắn ngủi. Chính từ
thực tế này cũng giúp cho quần thần của ông hiểu rằng,

triều đình nhà Lí phải dời đô vì Hoa Lư không còn thích
hợp nếu muốn đất nước phát triển.
? Em có nhận xét gì về vùng đất Hoa Lư? Tại sao hai triều
Đinh, Lê lại không dời đô?
HS: - Hoa Lư là nơi núi non hiểm trở, sông bao quanh là
một chiến hào vững chắc
- Hai triều Đinh, Lê vẫn cứ phải đóng yên đô thành tại Hoa
Lư chứng tỏ thế và lực chưa đủ mạnh.
- Hoa Lư có mặt thuận lợi là để phòng thủ, là trung tâm
chính trị, nhưng không thể phát triển kinh tế, văn hóa.
? Từ kết quả tốt đẹp các vua nhà Thương, nhà Chu đạt
được, nhìn vào thực tế của hai triều Đinh, Lê – Lí Công
Uẩn đã bộc lộ nỗi lòng của mình ntn?
HS: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
? Từ việc bộc lộ tình cảm chân thành của mình, Lí Công
Uẩn thể hiện điều gì?
HS:


8
GV: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, tự
cường. Quyết tâm dời đô của vua Lí Thái Tổ vì việc đóng
đô ở Hoa Lư không còn phù hợp.
Lớp thảo luận trong 2 phút.
? Trong cái nhìn của Lí Công Uẩn, thành Đại La có
những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước?
HS thảo luận nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương
- Vị trí địa lí : ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế
rồng cuộn hổ ngồi, mở ra bốn hướng nam bắc đông tây, có

núi lại có sông, đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng,
tránh được nạn lụt lội, chật chội.
- Về chính trị, văn hóa : là đầu mối giao lưu, “chốn tụ hội
của bốn phương”, là mảnh đất hưng thịnh “muôn vật cũng
rất mực phong phú tốt tươi”.
GV chốt ý : Với một trí tuệ mẫn tiệp, với tầm nhìn xa trông
rộng, Lí Thái Tổ đã tìm được cho dân tộc ta một địa danh
mà không một nơi nào trên quốc gia Đại Việt …
- Việc tác giả sử dụng các câu văn biền ngẫu. Từng cặp câu
cân xứng với nhau:
+ Ở vào nơi trung tâm trời đất // được cái thế rồng cuộn hổ
ngồi
+ Đã đúng ngôi nam bắc đông tây // lại tiện hướng nhìn
sông dựa núi
+ Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt // muôn vật
cũng rất mực phong phú tốt tươi
 Tạo cho lời văn sự nhịp nhàng, cân đối, mạch lạc.
? Quyết định dời đô về một vùng đất nhiều lợi thế như
thành Đại La giúp em hiểu gì về đức vua Lí Công Uẩn?
HS: Ông là người sáng suốt, luôn trăn trở cho vận nước.
- Là một người làm việc dựa trên những lợi ích chung của
dân tộc.
- Thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn của một vị vua khai sáng ra
vương triều nhà Lí.
GV chốt : - Ông là người sáng suốt, luôn lo lắng cho cuộc
sống, an nguy của muôn dân.Tìm chốn lập đô cũng vì dân,
mong cho dân được hạnh phúc. Thể hiện bản lĩnh và tầm
nhìn của vị vua khai sáng ra vương triều nhà Lí.
? Tại sao khi kết thúc bài Chiếu dời đô, Lí Thái Tổ không
ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: “Các khanh nghĩ thế

nào?”. Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?
HS: - Kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo nên sự
đồng cảm giữa vua với thần dân.
? Có ý kiến cho rằng “Việc Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý


9
chí độc lập, tự cường và sự lớn mạnh của dân tộc Đại Việt”,
em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
HS: - Em đồng ý với ý kiến trên
- Vì :
+ Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng
chứng tỏ triều đình nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến
cát cứ.
+ Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của
nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng
đất nước độc lập, tự cường.
GV: Tháng 7-1010 Lý Công Uẩn cùng toàn bộ triều đình
theo thuyền rồng tiến về Đại La
? Nêu những hiểu biết của em về khu Hoàng thành Thăng
Long dưới triều Lý?
HS:
GV: Giới thiệu về kinh thành Thăng Long đặc biệt là khu
Hoàng Thành. Hoàng Thành Thăng Long nằm ở số 18
Hoàng Diệu được phát hiện và khai quật từ năm 2003.
Ngày 1-8-2010 Hoàng Thành được UNESCO công nhận là
di sản văn hóa thế giới => phát triển du lịch nhân văn.
Video 3D về Hoàng Thành xưa
? Thế nào là di sản văn hóa? Di sản văn hóa được chia làm
mấy loại?

HS:
? Khu Hoàng thành Thăng Long được xếp vào loại di sản
văn hóa nào?
HS:
? theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị
của di sản văn hóa đó ?
HS:
Giảng: Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt xây
dựng và củng cố chính quyền từ trung ương đến địa
phương.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK từ năm 1054 tới hương xã.
Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền nhà Lý.
? Ai là người đứng đầu nhà nước.
? Quyền hành nhà vua như thế nào.
? giúp việc cho vua có những ai.
? Bộ máy chính quyền ở địa phương tổ chức như thế nào.
? Em hãy so sánh với tổ chức bộ máy nhà Tiền Lê.
HS: Tổ chức nhà Lý chặt chẽ hơn đặc biệt là ở địa phương
=> nhà Lý rất gần gũi với nhân dân.

- Năm 1054 đổi tên nước là Đại
Việt
Tổ chức bộ máy chính quyền
nhà Lý.
vua

Quan võ

Quan
văn


24 lộ
phó
Huyện

Hương xã

Hương xã

2.Pháp luật và quân đội.


10
* Mục tiêu: HS nắm được
những chính sách nhà Lý trong
xây dựng luật pháp và tổ chức
quân đội, chính sách đối nội
đối ngoại
Chuyển ý: Để một đất nước ổn định và phát triển cần phải
có pháp luật và quân đội
a. Pháp luật.
? Nhà Lý đã làm gì để bảo vệ chính quyền từ trung ương
đến địa phương.
- Năm 1042 ban hành luật hình
HS: Ban hành pháp luật.
thư
? Thế nào là pháp luật?
HS:
? Nêu vai trò của luật pháp trong xã hội?
HS:

HS: Đọc một số quy định trong bộ luật hình thư
GV và HS cùng phân tích.
? Bộ luật này bảo vệ ai?.
? Bảo vệ cái gì ?
HS: Bảo vệ vua, triều đình, trật tự xã hội sản xuất nông
nghiệp.
? Em hãy nêu tác dụng của bộ luật hình thư.
HS: Bảo đảm sự công bằng cho mọi người. Bộ luật hình
thư ra đời khi nước ta lúc đó chưa có luật là cần thiết và có
tác dụng lớn.
GV: Muốn giữ được an ninh xã hội cần có pháp luật, xã
hội càng phát triển đòi hỏi luật pháp càng hoàn thiện.
Luật hình thư là bộ luật đầu tiên của nước ta. Cùng với
sự phát triển của đất nước thì pháp luật của nước ta dần
được củng cố và hoàn thiện hơn qua các triều đại. Nhà
Trần có hình luật, nhà Lê có quốc triều hình luật.
Hiện nay pháp luật nước ta hoàn chỉnh hơn gồm các
nghành: luật hiến pháp, luật hành chính, luật đất đai, luật
ngân hàng, luật lao động.
So với ngày nay luật hình thư đượ coi như tổng hợp
của luật dân sự, luật hình sự, luật hôn nhân và gia đình.
=> Như vậy, luật hình thư đã đặt nền móng và cơ sở cho
pháp luật nước ta.
Chuyển ý: Để giữ vững nền độc lập dân tộc và ngăn chặn
những âm mưu xâm lược của các nước khác thì chúng ta
cần phải xây dựng một quân đội vững mạnh.
? Quân đội nhà Lý gồm mấy bộ phận?.
HS: 2 bộ phận cấm quân và quân địa phương.



11
GV: hình ảnh quân địa phương và cấm quân.
? Cấm quân được tuyển dụng như thế nào? Chức năng của
cấm quân.
? Quân địa phương được tuyển dụng như thế nào? Chức
năng của quân địa phương.
HS:
? Nhà Lý đã thi hành chính sách gì trong quân đội.
HS: Chính sách “ ngụ binh ư nông”
GV: giải thích chính sách này.
? Nhận xét tổ chức quân đội.
HS: Chặt chẽ, tổ chức nghiêm minh, huấn luyện chu đáo,
vũ khí, giáo mác, đao kiếm.
GV: giới thiệu về bộ binh,thủy binh, kị binh
? Nhà Lý đã thi hành chính sách gì để bảo vệ khối đại đoàn
kết dân tộc.
HS: Gả công chúa cho các tù trưởng miền núi
+ Công chúa Bình Dương- châu mục châu lạng Thân
Thiệu Thái
+ Công chúa Kim Thành- châu mục châu phong Lê Tông
Thuận.
Nhưng cũng kiên quyết trừng trị bọn phẩn động như đánh
dẹp cha con Nùng Tồng Phúc- Nùng Trí Cao.
? Hiện nay Đảng và chính phủ ta đã có những chính sách gì
để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc?
HS:
GV: Bác Hồ đã từng nói” phải làm cho miền ngược tiến
bằng miền xuôi” Hiện nay Đảng và chính phủ ta đã thực
hiện một số chính sách để bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc.
Như chính sách 135 ( đất nước cho đồng bào dân tộc),

chính sách 327 ( phủ xanh đất trống), chính sách 135( xây
dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề).
? Em hãy trình bày các chính sách đối ngoại của nhà Lý đối
với các nước láng giềng.
HS: giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống, Chămpa nhưng
cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.
VD: Năm 1075- 1077 nhà Lý kháng chiến chống quân xâm
lược Tống giành thắng lợi.
? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà Lý.
HS: Vừa mềm dẻo vừa kiên quyết.
GV: Dựa trên cơ sở kế thừa những bài học kinh nghiệm
ứng sử của ông cha ta trong quan hệ với các nước láng
giềng. Hiện nay Đảng và chính phủ ta có chính sách ngoại
giao hòa hiếu hữu nghị hợp tác cùng phát triển với các
nước láng giềng.
Hình ảnh ngoại giao của nước ta với Trung Quốc, Lào,

b. Quân đội.

- Gồm cấm quân và quân địa
phương.

- Thực hiện chính sách
“ ngụ binh ư nông”

- Tăng cường khối đại đoàn kết
dân tộc

- Quan hệ hòa hiếu với các
nước láng giềng.



12
Campuchia. Ngoài quan hệ ngoại giao với các nước láng
giềng, hiện nay nước ta đã đặt quan hệ ngoại giao với 180
quốc gia và lãnh thổ trên thế giới

4. Củng cố.
Hoàn thành sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý

1

2

3

4
5

6
a.
b.
c.
d.
e.
f.

6

Lộ, phủ

Các quan võ
Huyện
Các quan văn
Vua, các quan đại thần
Hương, xã
Hương, xã

5. Dặn dò.
- HS học bài cũ và làm bài tập.


13
- Chuẩn bị bài 11 “ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống 1075-1077”
+ Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?
+ Nhà Lý đã làm gì để chống lại âm mưu đó?

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
* Tiêu chí đánh giá: HS nắm chắc kiến thức trong bài học và kiến thức
liên môn được sử dụng trong bài.
Đánh giá bằng phiếu trắc nghiệm.
Họ và tên:…………………….
Lớp:…………………………..
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La năm bao nhiêu?
A. 938
B. 1009
C. 1010
D. 1011
Câu 2. Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa
thế giới năm bao nhiêu?

A. 2010
B. 2011
C. 2009
D. 2012
Câu 3. Đứng đầu nhà nước thời Lý là ai?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Quan văn
D. Vua
Câu 4. Bộ luật đầu tiên của nước ta có tên là gì?
A. Luật hình thư
B. Luật Hồng Đức
C. Hình luật
D. Luật hiến pháp.
Câu 5. Quân đội dưới triều Lý được chia làm mấy bộ phận?
A. Quân địa phương và cấm quân
Câu 6. Nước ta dưới thời Lý có tên là gì?
A. Văn Lang
B. Đại Cồ Việt
C. Đại Việt
D. Đại Ngu
Câu 7. Nhà Lý thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
A. không quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng
B. Chỉ đặt quan hệ ngoại giao với nhà Chămpa.
C. Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.
D. Đóng cửa không cho buôn bán với các nước khác.
Câu 8. Nhà Lý đã thi hành chính sáh gì để tăng cường khối đại đoàn kết
dân tộc.
A. Gả công chúa cho các tù trưởng.
B. Ban chức tước cho các tù trưởng

C. Kiên quyết trừng trị bọn phản động
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 9: Ai là tác giả của tác phẩm” Chiếu dời đô”?


14
A. Trần Công Uẩn.
B. Lý Công Uẩn
C. Trần Thủ Độ.
D. Lý Chiêu Hoàng
Câu 10. Vì sao Lý Công Uẩn lại chọn Đại La làm kinh đô của đất nước?
……………………………………………………………………………………….
.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………....
Câu 11: Là học sin em cần làm gì để bảo vệ các di sản văn hóa?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………

8.Các sản phẩm của học sinh.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×