Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

bài dự thi tích hợp môn sinh học Chủ đề giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của địa phương đền thờ nguyên phi ỷ lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.8 KB, 19 trang )

PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG THCS DƯƠNG XÁ
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ:
“GIÁO DỤC NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ HỆ SINH THÁI TRONG DI
TÍCH LỊCH SỬ CỦA ĐỊA PHƯƠNG: ĐỀN THỜ NGUYÊN PHI Ỷ LAN”
(2 tiết).
Môn : Sinh học 9
Tên tác giả : Phùng Thị Bích Phượng
Giáo viên môn : Sinh - Công nghệ


NĂM HỌC: 2014 - 2015
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
MỤC LỤC
Phần A: Đặt vấn đề
1.Lído chọn chủ đề
2. Phạm vi , mục đích, đối tượng áp dụng
Phần B: Nội dung
I. Cơ sở lí luận khoa học
1. Vai trò dạy học theo chủ đề tich hợp liên môn ở trường
THCS
2. Ưu điểm của dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn…….
3. Vai trò của dạy học chủ đề trong môn sinh học ở trường
THCS:
II.Phiếu mô tả dự án dự thi của GV:
III. Kết quả:…………………………………………………………
Phần C: Kết luận, kiến nghị
Trang 1
1
2


3-4
3

4
4

5-13
14
15

GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
2
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
PHẦN A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
I/ Lý do chọn chủ đề:
a/ Lý luận :
Để đất nước bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, chúng ta cần phải có
những con người mới năng động, tự lực và sáng tạo. Chính điều này đã đặt ra
cho ngành giáo dục nhiệm vụ đổi mới trong phương pháp dạy học. Nhưng đổi
mới theo phương pháp cụ thể nào thì còn phải chọn lựa cho phù hợp với từng
đối tượng con người và nội dung dạy học. Chúng ta có thể dễ dàng chọn lựa và
áp dụng phương pháp dạy học dự án cho những học sinh ưu tú nhưng liệu có thể
áp dụng cho đối tượng học sinh trung bình, yếu ? Một vấn đề đặt ra cho tôi và
các đồng nghiệp là phải tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn
sinh học, thu hút được nhiều đối tượng học sinh tham gia vào tiết dạy của mình.
Chính vì vậy mà tôi quyết định chọn lựa một phương pháp dạy học theo quan
điểm hiện đại nhưng không quá xa với phương pháp dạy học truyền thống để
học sinh của mình có thể thích ứng được, đó chính là phương pháp dạy học theo
chủ đề tích hợp liên môn.

b/ Thực tiễn :
- Xu hướng tích hợp các môn khoa học tự nhiên trên thế giới.
- Thực tế giáo dục Việt Nam: quan điểm tích hợp đã được thể hiện
trong một số môn học ở bậc tiểu học từ thời Pháp thuộc và ngày nay
vẫn được định hướng ở nhiều cấp học.
- Chương trình Sinh học trong nhà trường phổ thông có nhiều tiềm
năng, cơ hội để xác định, xây dựng các nội dung, chủ đề tích hợp trong
môn học hoặc với các môn khoa học liên quan như Toán, Lý, Hóa
- Kinh nghiệm dạy học dự án là hình thức tích hợp liên môn ở một số
nước trên thế giới.
- Định hướng vận dụng quan điểm tích hợp trong giáo dục giai đoạn
sau năm 2015 của bộ Giáo dục - Đào tạo.
Ở Việt Nam, trước những yêu cầu có tính pháp lý về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã được thể
hiện trong các văn bản, nghị quyết của đại hội Đảng. Đặc biệt mới nhất
là trong Nghị quyết 29/NQ-TW với mục tiêu thay đổi “phương pháp
dạy học từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức hướng dẫn định hướng
phát triển năng lực nhận thức học sinh”, đang đặt ra thách thức lớn đối
với đội ngũ giáo viên ở trường phổ thông. Theo đề án đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục, dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và
phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn để học
sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, th ông qua đó hình
thành những kiến thức, kỹ năng mới, phát triển được những năng lực
cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn
cuộc sống, nhằm đào tạo những con người có năng lực phát triển và
giải quyết các vấn đề đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội thời kỳ
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
3
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của

địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
hội nhập. Nhưng giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay cho thấy đặc
điểm cơ bản là định hướng nội dung, chú trọng truyền thụ trí thức khoa
học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học,
những nội dung của từng môn học đều dựa trên khoa học chuyên ngành
tương ứng. Do vậy người dạy chỉ chú trọng việc trang bị cho học sinh
hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau,
chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng
ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.
2/ Phạm vi dự án :
CHỦ ĐỀ:
“GIÁO DỤC NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ HỆ SINH THÁI TRONG DI
TÍCH LỊCH SỬ CỦA ĐỊA PHƯƠNG: ĐỀN THỜ NGUYÊN PHI Ỷ LAN”
3/ Đối tượng :
HS lớp 9A, trường THCS Dương Xá- Gia Lâm - Hà Nội.
4/ Mục đích :
- Phát huy năng lực chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Phát huy khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề
thực tiễn.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn
các di tích lịch sử của địa phương.
PHẦN B/ NỘI DUNG :
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
4
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
I/Cơ sở lý luận khoa học :
1. Vai trò dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường THCS.
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp
các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau

thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào
những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép nội dung dân số
vào môn Sinh học, môn Địa lí; nội dung giáo dục môi trường môn Sinh
học, môn Công dân… Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì
những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như
những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác: chẳng hạn sử
dụng Toán học như những công cụ đắc lực để nghiên cứu Sinh học hay
Tin học được sử dụng như một công cụ để mô hình hóa các quá trình
sinh học, các thí nghiệm sinh học…
*Mục tiêu của dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn:
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học
những năng lực rõ ràng.
- Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự
tính được những điều cần thiết cho học sinh.
- Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp
học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
- Giúp người học xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
* Đặc điểm của dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn:
- Lấy người học làm trung tâm.
- Định hướng, phân hóa năng lực người học.
- Dạy và học các năng lực thực tiễn.
=> Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành
người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các
tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống.
Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn được thời gian dạy học
đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin.
2. Ưu điểm của dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn.
So với dạy học đơn môn hiện nay thì dạy học tích hợp liên môn
không có nhiều khác biệt về phương pháp tổ chức và hình thức dạy học
bởi: Cho dù dạy học liên môn hay đơn môn thì đều đòi hỏi chúng ta

phải tổ chức các hoạt động dạy học một cách tích cực, tự lực, sáng tạo,
tăng khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Đối với việc dạy học một chủ đề thì liên môn hay đơn môn đều cần
phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy nó bao gồm cả
ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác. Sự
khác biệt chủ yếu là chỉ ở nội dung của chủ đề: Dạy học đơn môn, đề
cập đến kiến thức thuộc một môn học, dạy học liên môn đề cập đến
kiến thức thuộc nhiều môn học “liên quan”, do vậy nếu ở các nội dung
có tiềm năng dạy học tích hợp liên môn mà chúng ta tổ chức dạy học
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
5
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
tích hợp liên môn hợp lí thì cả học sinh và giáo viên đều có thể dễ dàng
tiếp cận và thực hiện có hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu của đổi mới
giáo dục theo xu thế giáo dục hiện đại.
Khi tiến hành dạy học tích hợp liên môn là chúng ta đã xây dựng
được các chủ đề có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học
sinh, do đó tạo được động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Hơn nữa
học sinh được tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào
giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách
máy móc, thụ động. Đồng thời học sinh không phải học lại nhiều lần
một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, tránh được việc học
quá tải hay nhàm chán do học sinh đã được học ở môn khác, nhờ đó
cho phép chúng ta vừa rút ngắn được thời gian trong dạy học bộ môn
vừa tăng cường khối lượng và chất lượng thông tin.
3. Vai trò của dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học môn
Sinh học:
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học được
hiểu là người học có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng của của nhiều môn

học khác để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập bộ
môn, quan điểm dạy học này hiện nay cần được áp dụng ở nhiều cấp
học. Thực hiện dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích
trong việc hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh. Sinh học là môn khoa học ứng dụng,
thực nghiệm, là môn khoa học của sự sống, kiến thức của môn sinh học
gắn liền với các yếu tố tự nhiên, xã hội… Trong dạy học môn Sinh học
có thể tích hợp giáo dục với nội dung như: giáo dục ý thức BVMT,
giáo dục kỹ năng sống… đặc biệt là những vấn đề mang tính thời sự
như: sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt
tài nguyên, sự già hóa dân số, hậu quả của nó với việc giải quyết các
vấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe…
Trong chương trình môn Sinh học ở trường THCS, học sinh có
thể sử dụng kiến thức ở nhiều môn học “liên quan” để giải quyết một
số vấn đề: tích hợp kiến thức môn Toán để hình thành kỹ năng tính
toán, xử lý số liệu; môn Hóa học để giải quyết về vấn đề liên kết hóa
học, đo đạc mức độ ô nhiễm môi trường, môn Vật lý để giải quyết về
đặc tính, tính chất vật lý của các chất, các tia, vấn đề về năng lượng,
trao đổi vật chất hay để giải thích dễ dàng cơ chế tác động của các chất
đến sự sống; môn Địa lý để hiểu về các vấn đề về dân số, khí hậu giúp
học sinh dễ dàng giải thích cơ chế của sự thích nghi, tiến hóa, mối
quan hệ giữa sinh học và môi trường; môn Văn học để đọc - hiểu văn
bản một cách chính xác và viết cho đúng ngữ pháp; môn Tin để mô
hình hóa các quá trình sinh học, các thí nghiệm …
Với những thuận lợi trên, chúng tôi nhận thấy so với các môn
học trong nhà trường hiện nay thì môn Sinh học có nhiều cơ hội hơn
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
6
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”

trong việc xác định và xây dựng các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp
liên môn, hay các chủ đề định hướng phát triển năng lực học sinh.
II.PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên dự án dạy học:
CHỦ ĐỀ: “Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử
: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan” (2 tiết).
* Liên môn:
- Môn Sinh học:
Bài 50, bài 51, bài 52, bài 60 lớp 9
- Môn Giáo dục công dân:
+ Bài 14 lớp 7.
+ Bài 15 lớp 8.
- Môn Địa lí:
+ Bài 38 lớp 8.
+ Bài 18 và bài 9 lớp 6
- Môn Lịch sử:
Bài 8 và bài 9 lớp 6
- Môn Hóa học:
Bài 52 lớp 9
2. Mục tiêu dạy học:
2.1. Về kiến thức:
* Sau khi học xong chủ đề này học sinh phải:
- Nêu được khái niệm về hệ sinh thái
- Xác định được các thành phần của hệ sinh thái hoàn chỉnh.
- Nêu được các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái
trong khu di tích lịch sử đền thờ nguyên phi ỷ lan.
* Thông qua chủ đề các em:
- Trình bày được sự đa dạng của các hệ sinh thái (Kiến thức bài 60 Bảo vệ đa
dạng các hệ sinh thái)
- Trình bày được thế nào là ô nhiễm môi trường và các nguyên nhân gây ô

nhiễm. (Kiến thức bài 54 Sinh học 9: Ô nhiễm môi trường)
- Nắm được tại sao khi trồng nhiều cây xanh lại hạn chế ô nhiễm môi trường.
(Kiến thức bài 52 Hóa học 9: Tinh bột và xenlulozơ)
- Giải thích được tại sao cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
(Kiến thức bài 14 trong GDCD 7 là Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
và bài 38 Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam Địa Lí 8).
* Học sinh nêu vai trò của hệ sinh thái đối với đời sống con người, qua đó nâng
cao ý thức bảo vệ các hệ sinh thái, từ đó có ý thức bảo vệ hệ sinh thái ở địa
phương.
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
7
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
2.2. Về kỹ năng:
- Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày 1 vấn đề.
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế
- Kỹ năng lắng nghe, hoạt động nhóm.
- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi
trường.
- Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn…
2.3. Thái độ:
* Qua chuyên đề:
- Giáo dục học sinh bảo vệ các hệ sinh thái của địa phương. Yêu quê hương đất
nước và trân trọng quá khứ.
- Giúp HS thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn Sinh học cũng như các môn khoa học khác như: Địa lí, Giáo
dục công dân, lịch sử…
3. Đối tượng dạy học của dự án:

Học sinh khối và 9 THCS Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội.
4. Ý nghĩa của dự án:
- Giúp học sinh tiết kiệm được thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả
nhận thức cao, đặc biệt tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng kiến
thức. Vì dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học
hiện đại.
- Học sinh được rèn luyện thói quen, tư duy nhận thức một vấn đề nào đó một
cách có hệ thống và logic.
- Gắn kết được các kiến thức, kĩ năng và thái độ của các môn khoa học khác
với nhau làm cho học sinh yêu thích môn học hơn
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
5.1. Đối với giáo viên (GV):
* Bảng phụ.
* Một số tranh và hình ảnh.
* Clip về hệ sinh thái trong khu di tich lịch sử đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan.
* Bút dạ, bút chỉ.
* Sách giáo khoa và giáo viên: Sinh 9, Địa 6 và 8, Sử 6 và Giáo dục công dân 7,
8
* Phòng bộ môn có máy tính, projector
* Việc thiết kế bài giảng trình chiếu được chuẩn bị như sau:
Bước 1: GV tiến hành soạn giáo án như giảng dạy bình thường trên lớp theo
đúng mẫu qui định của tổ chuyên môn và sự thống nhất chung của Sở giáo dục.
Bước 2: Tiến hành soạn bài giảng trình chiếu để giảng dạy trên lớp bằng máy
Projector.
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
8
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
- Xác định nội dung bài dạy, phần kiến thức cần ghi bảng để HS theo dõi bài,
từ đó tính toán các slide (trang) tương ứng.

- Tiến hành soạn nội dung bài vào các Slide và chọn cách trình chiếu thích hợp.
Bước 3: Yêu cầu chung cho việc chuẩn bị bài giảng trình chiếu bằng các Slide:
- Yêu cầu chung:
+ Vận dụng CNTT phải đúng lúc, đúng chỗ, bảo đảm đặc trưng bộ môn nhằm
tạo hiệu quả cao cho giờ học. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo,
hợp lí.
+ Bài giảng trình chiếu không thể thay thế giáo án truyền thống mà đó chỉ là
phương tiện hỗ trợ cho GV trong việc thực hiện các phương pháp dạy học theo
hướng đổi mới phương pháp, các khâu của quá trình dạy học.
+ Bài giảng trình chiếu giúp GV tiết kiệm thời gian, góp phần thể hiện đồ dùng
dạy học, thay thế hệ thống bảng phụ cồng kềnh cho GV, trình chiếu các tư liệu
dạy học mà GV dùng để minh hoạ cho bài học.
+ Không lạm dụng CNTT vào giờ dạy mà làm mất đi sự lôgic của một giờ Sinh
học.
5.2. Đối với học sinh (HS):
* Chuẩn bị bút dạ.
* Sách giáo khoa.
* Tìm hiểu thông tin về hệ sinh thái và biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái trong
các môn học: Sinh 9, Địa lí 8 và 6, Giáo dục công dân 8 và 7, Lịch sử 6.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
6.1. Ổn dịnh tổ chức:
6.2. Bài mới:
Đền Bà Tấm- đền thờ hoàng thái hậu Ỷ Lan nằm trên địa bàn xã Dương
Xá- Gia Lâm- Hà Nội không những là khu di tích có ý nghĩa lịch sử to lớn
của đất nước mà khuôn viên của khu đền còn là hệ sinh thái rộng lớn góp
phần làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên và có ý nghĩa đối với đời sống của
nhân dân địa phương. Vậy để làm cho hệ sinh thái này ngày càng đa dạng
và phong phú hơn mỗi học sinh chúng ta cần phải làm gì? Cô và các con
cùng suy nghĩ và hành động thông qua chủ đề : “GIÁO DỤC NÂNG CAO
Ý THỨC BẢO VỆ HỆ SINH THÁI CÓ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA ĐỊA

PHƯƠNG: ĐỀN THỜ NGUYÊN PHI Ỷ LAN” (2 tiết).
Tiết 1: I. Sự đa dạng của các hệ sinh thái.
II. Xác định các thành phần của hệ sinh thái.
Tiết 2: III. Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái của địa phương: Đền thờ Nguyên Phi
Ỷ Lan.
HOẠT ĐỘNG 1: Hệ sinh thái :
Mục tiêu:HS lấy được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái.
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
9
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
HĐGV HĐHS Nội dung ghi bảng Tích hợp liên
môn
GV cho HS xem hình
ảnh của một số hệ sinh
thái trên trái đất
? Hãy kể tên các hệ
sinh thái chủ yếu trên
trái đất?
Căn cứ vào đặc tính
vật lí, hóa học, sinh
học có thể phân chia
các hệ sinh thái đó
thành 2 khu vực
chính: Hệ sinh thái
trên cạn, hệ sinh thái
dưới nước.
? Hãy trình bày các
đặc điểm của hệ sinh
thái trên cạn, hệ sinh

thái nước ngọt, hệ
sinh thái nước mặn?
GV gọi 1-2 HS trả lời,
HS khác nhận xét bổ
sung.
GV đánh giá phần
trình bày của HS và
bổ sung:
- Mỗi hệ sinh thái đều
được đặc trưng bởi khí
hậu, động vật, thực
vật.
GV: Với các đặc điểm
hệ động thực vật và
đặc trưng khí hậu, hệ
sinh thái trong đền thờ
Nguyên Phi Ỷ Lan là
-HS xem
hình ảnh.
-HS kể tên
các hệ sinh
thái.
I. Sự đa dạng của các
hệ sinh thái.
- Các hệ sinh thái trên
cạn: Hệ sinh thái
rừng, hệ sinh thái
nông nghiệp vùng
đồng bằng…
- Các hệ sinh thái

dưới nước:
+ Hệ sinh thái nước
ngọt: ao, hồ, sông,
suối…
+ Hệ sinh thái nước
mặn: biển, rừng ngập
mặn…
HS vận dụng
kiến thức môn
địa lí để kể tên 1
số hệ sinh thái
trên trái đất: Sa
van, đồng cỏ,
hoang mạc, sa
mạc, các hệ sinh
thái nông nghiệp
ở Việt Nam.
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
10
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
một trong những hệ
sinh thái ở trên cạn.
Vậy để rõ hơn về
thành phần của khu hệ
sinh thái này cô và các
con cùng tới đó tham
quan nào.
HOẠT ĐỘNG 2: Xác định các thành phần của hệ sinh thái.
Mục tiêu: HS phải nêu được các thành phần của hệ sinh thái trong đền thờ

Nguyên Phi Ỷ Lan.
HĐGV HĐHS Nội dung Tích hợp liên
môn
GV chiếu yêu cầu:
Theo dõi đoạn băng
hình giới thiệu về khu
hệ sinh thái trong đền
thờ Nguyên Phi Ỷ Lan
( có thể xem 2-3 lần).
Thảo luận nhóm trong
5 phút hoàn thành các
yêu cầu sau:
- Nhóm 1+2 : Tìm hiểu
các thành phần trong hệ
sinh thái quan sát.
Hoàn thành bảng
51.1.SGK- 154.
- Nhóm 3: Tìm hiểu
thành phần thực vật
trong hệ sinh thái quan
sát. Hoàn thành bảng
51.2.SGK- 155.
- Nhóm 3: Tìm hiểu
thành phần động vật
trong khu vực thực
hành. Hoàn thành bảng
51.3.SGK- 155.
GV yêu cầu các nhóm
trình bày kết quả thảo
luận của nhóm mình.

Các nhóm xem băng
hình, thảo luân nhóm
trong 5 phút hoàn
thành nội dung bảng
51.1, 51.2, 51.3.
Đại diện các nhóm
trình bày kết quả của
nhóm.
Các nhóm khác theo
dõi, nhận xét và bổ
sung.
Các nhóm chuẩn bị bài
thuyết trình về các
biện pháp bảo vệ hệ
sinh thái trong đền thờ
II. Xác định
các thành
phần của hệ
sinh thái đề
thờ Nguyên
Phi Ỷ Lan.
Bảng 51.1
Bảng 51.2
Bảng 51.3.
Qua việc theo
dõi băng hình
giới thiệu về
khu hệ sinh
thái trong đền
thờ Nguyên

Phi Ỷ Lan học
sinh hiểu hơn
về lịch sử dân
tộc, lịch sử địa
phương.( Kiến
thức môn lịch
sử).
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
11
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
HS các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
GV: Như vậy là chúng
ta đã vừa được đi tham
quan tìm hiểu khu hệ
sinh thái trong đền thờ
Nguyên Phi Ỷ Lan. Các
nhóm đã xác định được
các thành phần vô sinh,
hữu sinh, hệ động thực
vật trong khu vực quan
sát. Về nhà các nhóm
tiếp tục tìm hiểu và
chuẩn bị cho cho bài
thuyết trình của nhóm
về các biện pháp để bảo
vệ cho hệ sinh thái này:
Gợi ý:
- Số lượng các loài

sinh vật trong khu hệ
sinh thái đền thờ
Nguyên Phi Ỷ Lan
nhiều hay ít?
- Các loài có bị đánh
bắt và tiêu diệt không?
- Môi trường ở hệ sinh
thái này có được bảo
vệ không?
- Người dân đã có ý
thức bảo vệ khu vực
này chưa?
-Hãy đề xuất các biện
pháp để bảo vệ tốt khu
hệ sinh thái này?
Nguyên Phi Ỷ Lan.
HOẠT ĐỘNG 3: Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái trong khu di tích lịch sử:
Đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan.
*Mục tiêu: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong khu di tích
lịch sử của địa phương.
HĐGV HĐHS Nội dung Tích hợp liên
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
12
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
môn
Tiết học trước cô
và các con đã
cùng tham quan
tìm hiểu khu đền

thờ hoang thái hậu
Ỷ Lan. Đây là 1
khu đền vừa có ý
nghĩa lịch sử, tín
ngưỡng của nhân
dân địa phương
vừa có ý nghĩa về
mặt sinh thái.
Việc bảo vệ hệ
sinh thái trong khu
đền là việc làm
hết sức cần thiết
và cấp bách. Các
nhóm đã sẵn sàng
cho buổi thuyết
trình ngày hôm
nay chưa?
GV lần lượt mời
đại diện của các
nhóm lên trình
bày phần chuẩn bị
của nhóm mình.
GV tổ chức cho
các nhóm cùng
thảo luận đưa ra
những biện pháp
khả thi nhất trong
việc bảo vệ hệ
Đại diện các nhóm
lên trình bày về

các biện pháp bảo
vệ hệ sinh thái
trong khu đền thờ
hoàng thái hậu Ỷ
Lan.
Các nhóm cùng
thảo luận thống
nhất các biện pháp.
III. Các biện pháp
bảo vệ hệ sinh thái
đền thờ Nguyên
Phi Ỷ Lan:
- Không xả rác thải
gây ô nhiễm môi
trường.
- Không vứt rác
xuống hồ gây ô
nhiễm môi trường
nước( gây ra hiện
tượng cá chết hàng
loạt)
- Không bẻ cành, hái
lá khi vào đền đi lễ
đầu năm.
- Không săn bắn các
loài chim chóc trong
khu đền.
- Hằng năm tổ chức
trồng cây để bổ sung
cây xanh cho khu

đền…
- Tổ chức nuôi thả
các loài cá có giá trị
dưới hồ….
-Tuyên truyền nâng
cao ý thức bảo vệ hệ
động thực vật và
môi trường sinh thái
trong khu đền (đặc
biệt là vào 2 ngày
hội đền)….
-Trong quá
trình thảo luận
thống nhất các
biện pháp, GV
cho HS giải
thích các hiện
tượng:
+Vì sao mưa
xít ăn mòn các
công trình:
tượng đài
Nguyên Phi Ỷ
Lan.( Sử dụng
kiến thức môn
hóa học)
+Vì sao phải
trồng nhiều cây
xanh? Vì sao
quá trình quang

hợp của cây lại
cho khí 0
2
( Sử
dụng kiến thức
môn hóa học:
Viết phương
trình của quá
trình quang
hợp).
+ HS được giáo
dục ý thức bảo
vệ di tích lịch
sử của địa
phương( Kiến
thức môn giáo
dục công dân).
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
13
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
sinh thái trong khu
đền.
GV: Là HS trường
THCS Dương Xá
các con đã có
những hành động
gì để bảo vệ hệ
sinh thái có ý
nghĩa to lớn đối

với địa phương
mình như vậy?
GV cho HS xem
lại một số bức ảnh
về các hoạt động
trồng cây, chăm
sóc cây xanh, dọn
vệ sinh môi
trường trong đền
thờ qua các năm
học của HS
trường THCS
Dương Xá.
HS nêu những việc
đã làm được.
HS theo dõi, quan
sát.
7. Một số hình ảnh của tiết dạy:
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
14
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
15
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
16
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”

GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
17
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
III. Kết quả:
Qua giờ dạy chủ đề : “ Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái
có ý nghĩa lịch sử của địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan” ở lớp
9A năm học 2013-2014 tôi nhận thấy:
* Kết quả học tập của học sinh đạt được là cao:
- Bằng những quan sát định tính chúng tôi thấy ở các tiết dạy tích hợp
liên môn các em học sinh tích cực, chủ động, hứng thú trong việc tìm
ra các tri thức mới với những biểu hiện như: các em sôi nổi, tích cực
trao đổi, chủ động bày tỏ quan điểm.
- Các kiến thức mới hình thành trong bài học được thực hiện theo đúng
quy trình logic của sự nhận thức: Các em được quan sát, trải nghiệm
thực tế rồi tự rút ra kiến thức => Hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớ lâu.
- Các kiến mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể
=> Tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Được phát huy kiến thức ở nhiều môn học => Tạo động lực cho học
sinh học toàn diện các môn, tránh xu hướng học lệch ở các em.
- Các em được phát triển các năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực phán đoán, năng lực thu nhận thông tin, năng lực giao
tiếp, năng lực tư duy sáng tạo…
* Năng lực dạy học tích hợp liên môn của giáo viên được nâng cao:
- Giáo viên được tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của
dạy học tích hợp liên môn.
- Giáo viên các môn “liên quan” được tăng cường trao đổi thảo luận về
các kiến thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách
thức tổ chức các hoạt động dạy học… => Mỗi giáo viên được chủ động
về kiến thức, tự tin khi tổ chức các hoạt động dạy học và lựa chọn

được phương pháp tối ưu.
- Biết “tích hợp” vừa đủ kiến thức các môn “liên quan”, tránh trùng
lặp, nặng nề; cũng không xem nhẹ, bỏ qua nhưng cũng không biến giờ
học môn Sinh thành môn Toán, Lý, Hóa hay ngược lại.
- Tận dụng được sức mạnh của công nghệ thông tin vào quá trình dạy
học.
GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
18
Chủ đề: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ hệ sinh thái trong di tích lịch sử của
địa phương: đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan”
PHẦN C/ KẾT LUẬN:
Việc vận dụng dạy học tích hợp liên môn vào dạy học ở môn
Sinh học là có hiệu quả đã góp phần nâng cao một bước chất lượng dạy
và học trong nhà trường phổ thông. Những định hướng và giải pháp
chúng tôi đề ra trong báo cáo là khả thi và có hiệu quả. Trong quá trình
thực hiện, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau:
1. Đối với tổ, nhóm chuyên môn tăng cường đổi mới nội dung
sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng tích hợp dạy học liên môn
bằng việc xây dựng các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp để dạy thử
nghiệm, rút kinh nghiệm cả về nội dung và phương pháp tổ chức.
2. Sở, phòng giáo dục và đào tạo vận dụng quan điểm tích hợp
vào xây dựng kế hoạch chương trình bồi dưỡng giáo viên theo hướng
nâng cao năng lực dạy học tích hợp liên môn bằng việc kết hợp tổ chức
hội thảo với việc bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên và
thi giáo viên giỏi theo chủ đề dạy học tích hợp liên môn nhằm giảm tải
cho phòng, trường, giáo viên phải tổ chức, tham gia nhiều hoạt động
nhưng vẫn xác định và bồi dưỡng được các năng lực dạy học tích hợp
liên môn cho giáo viên có chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm. Đồng thời
tăng cường tổ chức cho học sinh thi về vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết các tình huống thực tiễn.

3. Bộ giáo dục và đào tạo xây dựng khung chương trình theo hướng
dạy học tích hợp liên môn ở tất các môn học một cách đồng bộ, logic
để tránh sự chồng chéo, biệt lập về kiến thức các môn.
Trên đây là một vài ý kiến, quan điểm của tôi về vấn đề dạy học theo
chủ đề tích hợp liên môn. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của tất cả
các đồng nghiệp đồng thời cũng mong các đồng nghiệp tích cực vận
dụng sáng tạo, có hiệu quả không phải chỉ ở môn sinh mà ở tất cả môn
học trong nhà trường.

Hà nội, ngày 20 tháng 12 năm 2014
Người viết
Phùng Thị Bích Phượng

GV: Phùng Thị Bích Phượng Trường THCS Dương Xá
19

×