Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

day hoc theo chu de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.42 KB, 14 trang )

Tên chủ đề: Ngữ văn 7
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Cơ sở xây dựng chủ đề
Dạy học theo chủ đề là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học
nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện
đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo
dục. Thông qua việc dạy học theo chủ đề giúp học sinh nắm được kiến thức một cách
tổng hợp, sâu rộng, khắc sâu kiến thức. Từ đó, rèn cho học sinh những năng lực cần
đạt của bộ môn Ngữ văn.
2.

Nội dung chủ đề:

Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong lời nói và bài
viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng cao
đẹp.
3.

Mục tiêu của chủ đề

a. Kiến thức : Giúp học sinh:
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
- Cảm nhận được qua bài văn, một trong những phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch
Hồ Chí Minh là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người,
trong việc làm, trong lời nói và bài viết.
- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là
cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện rõ ràng, kết hợp với giải thích và bình luận ngắn
gọn mà sâu sắc; cảm nhận được giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
b. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản nghị luận xã hội.


- Trình bày, phân tích được những biểu hiện của đức tính giản dị của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn
bản nghị luận.


- Tự nhận thức được đức tính giản dị bản thân cần học tập ở Bác. Làm chủ bản
thân: xác định được mục tiêu phấn đấu, rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm
gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
c. Thái độ:
- Kính yêu và tự hào về Bác.
- Có ý thức rèn luyện đức tính và thói quen sống giản dị ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
d. Năng lực cần đạt: Giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt
4. Phương pháp, kỹ thuật dạy học được sử dụng:
- Phương pháp hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi, hoạt động chung
- Kĩ thuật nêu vấn đề, đàm thoại, thuyết trình
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CHÍNH ĐƯỢC HÌNH THÀNH THÔNG QUA CHỦ ĐỂ

1. Bảng mô tả
Nội dung

Nhận biết

Tác giả

Nhớ được
những
nét

chính về tác
giả: Cuộc đời,
sự nghiệp…
Nhớ được
những nét
chính về đoạn
trích: Xuất xứ,
phương thức
biểu đạt, bố
cục.
Nhận biết một
số chi tiết tiêu
biểu trong đoạn
trích

Tác phẩm

Giá trị nội
dung

Thông hiểu

Vận dụng
thấp

Nhận xét về
bố cục của
văn bản

Chỉ ra được

giá trị nội
dung, tư
tưởng của
đoạn trích

Vận dụng cao

Viết phần kết cho
đoạn trích

- Cảm nhận
được ý nghĩa
của một số chi
tiết đặc sắc
trong
đoạn
trích.
- Trình bày

- Vận dụng tri
thức của văn bản
để hình thành, rèn
luyện giá trị sống
của bản thân.
- Biết tự đọc và
khám phá giá trị


Giá trị nghệ
thuật


Nhận biết một Chỉ ra được
số đặc điểm cơ giá trị nghệ
bản của văn
thuật trong
nghị luận được đoạn trích
thể hiện trong
đoạn trích.
2. Câu hỏi và bài tập minh họa

được
cảm
nhận, ấn tượng
cá nhân về giá
trị nội dung
của đoạn trích.
- Trình bày
được
cảm
nhận, ấn tượng
cá nhân về giá
trị nghệ thuật
của đoạn trích.

nội dung của văn
bản mới cùng thể
loại.
- Biết tự đọc và
khám phá giá trị
nghệ thuật của

văn bản mới cùng
thể loại.

a. Nhận biết
- Hãy giới thiệu vài nét về tác giả Phạm Văn Đồng?
- Đoạn trích rút từ tác phẩm nào ?
- Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
- Theo em, bố cục của văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng
phần?
- Chỉ ra luận điểm chính của văn bản trong đoạn mở bài?
- Để chứng minh cho luận điểm chính ở phần nêu vấn đề tác giả đã phát triển
thành những luận điểm nhỏ nào ở phần thân bài?
- Để làm rõ Bác giản dị trong đời sống, đoạn văn đã nêu những dẫn chứng nào?
Chỉ ra những lời bình luận ngắn gọn cuối mỗi dẫn chứng?
- Sau khi chứng minh Bác rất giản dị, tác giả đã có lời giải thích và bình luận
như thế nào?
- Để làm rõ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã đưa ra những
dẫn chứng nào?
- Tác giả đã có lời bình luận như thế nào về tác dụng của cách nói giản dị ấy ?
b. Thông hiểu
- Em có nhận xét gì về bố cục văn bản?
- Em có nhận xét gì về cách trình bày luận điểm chính?
- Trong lời giải thích và bình luận tác giả đã cắt nghĩa vì sao Bác sống một đời
sống giản dị. Theo em, nhận xét như thế đã chính xác chưa? Vì sao?


- Vì sao tác giả nói đó là đời sống thực sự văn minh?
- Em có nhận xét gì về các dẫn chứng và cách lập luận của tác giả khi chứng
minh Bác giản dị trong đời sống?

- Vì sao trong cách nói và viết, Hồ Chí Minh lại giản dị như vậy ?
- Nhận xét về dẫn chứng và cách lập luận của tác giả ở đoạn văn cuối?
- Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài viết?
- Qua văn bản, em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với Bác ?
c. Vận dụng thấp
- Bên cạnh việc nêu luận điểm chính, ở phần mở bài còn có câu văn: “Thật kì
diệu… tuyệt đẹp”. Em hãy cho biết vai trò và ý nghĩa của câu văn đó?
- Trình bày cảm nhận của em về Bác Hồ?
d. Vận dụng cao
- Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, em học được gì từ tác giả Phạm
Văn Đồng khi viết văn nghị luận chứng minh?
- Viết phần kết bài cho đoạn trích?
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1. Kế hoạch chung
Thời
gian
Tiết 1

Tiết 2

Tiến trình dạy
học
I. Tìm hiểu
chung: Giới thiệu
tác giả, tác phẩm

Hoạt động của GV và HS
-GV tổ
chức hoạt
động cho

học sinh

HS hoạt
động theo
hướng dẫn
của GV

II. Tìm hiểu văn
bản
1. Nhận định về
đức tính giản dị
của Bác Hồ

-GV tổ
chức hoạt
động cho
học sinh

HS hoạt
động theo
hướng dẫn
của GV

2. Những biểu -GV tổ
hiện đức tính giản chức hoạt
dị của Bác Hồ
động cho
học sinh

HS hoạt

động theo
hướng dẫn
của GV

Kết quả / sản phẩm dự
kiến
- Những nét chính về tác
giả: Cuộc đời, sự nghiệp…
- Những nét chính về đoạn
trích: Xuất xứ, phương
thức biểu đạt, bố cục.
Sự nhất quán giữa cuộc
đời hoạt động chính trị lay
trời chuyển đất với đời
sống bình thường giản dị
và khiêm tốn của Hồ Chủ
Tịch.
- Giản dị trong đời sống:
Bữa cơm, cái nhà sàn, việc
làm, quan hệ với mọi
người.


III. Tổng kết

- Giản dị trong lời nói và
bài viết: Không có gì quý
hơn độc lập tự do…
GV tổ chức HS
hoạt - NT: Luận điểm, luận cứ

hoạt động động
theo rõ ràng, rành mạch. Dẫn
cho
học hướng dẫn chứng cụ thể, toàn diện,
sinh
của GV
phong phú. Kết hợp chứng
minh với giải thích, xen
những câu bình luận
- ND: Giản dị là đức tính
nổi bật ở Hồ Chí Minh

2. Chuẩn bị
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
Bảng phụ và các tranh ảnh có liên quan tới nội dung bài học, máy tính, máy
chiếu…. lên kế hoạch dạy học.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Xem trước nội dung bài.
- Vở ghi, sách giáo khoa.
3. Kế hoạch cụ thể
*Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế gây hứng thú cho học sinh vào bài.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề….
- Thời gian: 2 phút.
Giáo viên chiếu những hình ảnh về Bác.
? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ qua những bức ảnh trên?
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu
+ Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
+ Cảm nhận được qua bài văn, một trong những phẩm chất cao đẹp của Chủ

tịch Hồ Chí Minh là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi
người, trong việc làm, trong lời nói và bài viết.


+ Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là
cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện rõ ràng, kết hợp với giải thích và bình luận ngắn
gọn mà sâu sắc; cảm nhận được giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, giải thích, nhóm, cặp đôi.
- Thời gian: 83 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

* Hoạt động chung: HS đọc chú thích */SGK
và trả lời các câu hỏi
? Hãy giới thiệu vài nét về tác giả Phạm Văn Đồng?
- Giáo viên: Phạm Văn Đồng là nhà cách mạng nổi
tiếng, nhà văn hóa lớn của dân tộc, ông từng giữ
nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo
của Đảng. Ông còn là người học trò, người cộng sự
gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
? Đoạn trích rút từ tác phẩm nào ?
- Đoạn trích rút từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh
hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời
đại”
- > Diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ
tịch Hồ Chí Minh (1970).
- Giáo viên hướng dẫn đọc: Rõ ràng, mạch lạc
- Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc tiếp.
- Chú ý các chú thích sách giáo khoa. Ngoài 7 từ khó
sách giáo khoa đã giải nghĩa, các em thấy cần giải
thích thêm từ nào nữa? (nhất quán: thống nhất…)

? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Phạm Văn Đồng (19062000), quê Quảng Ngãi.
- Nhà cách mạng nổi tiếng,
nhà văn hóa lớn của dân tộc.

2.Tác phẩm:
- Xuất xứ: Đoạn trích rút từ
bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh
tinh hoa và khí phách của dân
tộc, lương tâm của thời đại”

- Phương thức biểu đạt: Nghị
luận chứng minh kết hợp giải
thích, bình luận.

? Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
* Hoạt động cặp đôi: Theo dõi toàn bộ văn bản và
trả lời các câu hỏi (Máy chiếu)
? Theo em, bố cục của văn bản được chia làm mấy
- Bố cục: 2 phần
phần? Nội dung của từng phần?
- Bố cục 2 phần:



+ Từ đầu…-> tuyệt đẹp: Nhận định chung về đức
tính giản dị của Bác Hồ(Nêu vấn đề -mở bài)
+ Còn lại: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ(Giải
quyết vấn đề)
? Em có nhận xét gì về bố cục văn bản?
- Vì là đoạn trích nên văn bản này không đủ 3 phần
như trong bố cục thông thường của bài văn nghị
luận. Bài chỉ có 2 phần mở bài và thân bài.
* Hoạt động nhóm: Học sinh đọc phần 1 của văn II. Tìm hiểu văn bản
bản và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập:
1. Nhận định về đức tính
Câu 1: Nêu luận điểm chính của văn bản trong đoạn giản dị của Bác Hồ
mở bài?
Câu 2: Em có nhận xét gì về cách trình bày luận
điểm chính?
Câu 3 Bên cạnh việc nêu luận điểm chính, ở phần
mở bài còn có câu văn: “Thật kì diệu… tuyệt đẹp”.
Em hãy cho biết vai trò và ý nghĩa của câu văn đó?
Câu 4: Lời nhận định đó đã thể hiện thái độ gì của
tác giả?
( Học sinh thảo luận nhóm 10 phút, đại diện
nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung,
giáo viên kết luận)
Câu 1: Luận điểm chính của bài văn: Sự nhất quán
giữa cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển
đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của - Sự nhất quán giữa cuộc đời
hoạt động chính trị lay trời
Hồ Chủ tịch.
chuyển đất với đời sống bình
thường giản dị và khiêm tốn

Câu 2: Cách trình bày luận điểm chính: Nêu vấn đề của Hồ Chủ Tịch.
trực tiếp, lập luận tương phản. Câu văn gồm hai vế =>Nêu vấn đề trực tiếp, lập
đối lập, bổ sung cho nhau: “Đời hoạt động lay trời luận tương phản.
chuyển đất” và “Đời sống bình thường vô cùng giản
dị…”. Điều đó giúp chúng ta hiểu rằng Bác Hồ vừa
là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người bình


thường rất gần gũi thân thương đối với mọi người.
Câu 3 : Câu văn: “Thật kì diệu… tuyệt đẹp” có vai
trò: Giải thích, nhấn mạnh phẩm chất cao quý ấy
được giữ nguyên trong cuộc đời 60 năm với nhiều
sóng gió ở nhiều nơi. Phẩm chất vừa vĩ đại vừa giản
dị của Bác luôn hướng về nhân dân, gắn bó với hạnh
phúc của nhân dân.
Câu 4: Lời nhận định đó đã thể hiện thái độ ngợi ca
cuộc đời và phong cách sống cao đẹp của Bác.
=>Ngợi ca cuộc đời và phong
cách sống cao đẹp của Bác.
TIẾT 2
2. Những biểu hiện đức tính
* Hoạt động chung: Học sinh theo dõi phần 2 của
giản dị của Bác Hồ
văn bản và trả lời câu hỏi:
? Để chứng minh cho luận điểm chính ở phần nêu

vấn đề tác giả đã phát triển thành những luận điểm
nhỏ nào ở phần thân bài?
+ Sự giản dị trong sinh hoạt, việc làm, quan hệ với
mọi người của Bác (giản dị trong đời sống)

+ Sự giản dị trong lời nói, bài viết.
* Hoạt động cặp đôi: Nhẩm đọc đoạn văn từ Con
người của Bác…Nhất, Định, Thắng, Lợi và trả lời * Giản dị trong đời sống
các câu hỏi trong phiếu học tập.
Câu 1: Để làm rõ Bác giản dị trong đời sống, đoạn
văn đã nêu những dẫn chứng nào ? Chỉ ra những lời
bình luận ngắn gọn cuối mỗi dẫn chứng?
Câu 2: Em có nhận xét gì về các dẫn chứng và cách
lập luận của tác giả trong đoạn văn này?
( Học sinh thảo luận 5 phút, đại diện trả lời, học
sinh khác nhận xét, bổ sung, giáo viên kết luận
Câu 1:
+ Bữa cơm: bữa ăn vài ba món, ăn không để rơi vãi,
ăn xong bao giờ cái bát cũng sạch, thức ăn còn lại - Bữa cơm: Thanh đạm, giản
được sắp xếp tươm tất. (Bình luận: Ở việc làm nhỏ dị, dân dã.
đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết
quả sản xuất…người phục vụ)
+ Cái nhà sàn vẻn vẹn có vài ba phòng luôn luôn


lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của
hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao
nhã biết bao.
+ Trong việc làm: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày
làm việc, từ lớn đến nhỏ: cứu nước, cứu dân, trồng
cây,…
+ Quan hệ với mọi người: Viết thư cho một đồng chí.
Nói chuyện với các cháu miền Nam. Đi thăm nhà tập
thể công nhân, đặt tên cho người phục vụ: Trường,
Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.

Câu 2: Dẫn chứng tiêu biểu, phong phú,ngắn gọn cụ
thể, xác thực, toàn diện bằng lời văn kể chuyện nhỏ
nhẹ. Xen giữa những lời kể, những dẫn chứng tác giả
bình luận, đánh giá cũng bằng lời văn nhỏ nhẹ, đầy
cảm xúc mà thấm thía. Chẳng hạn về cách ăn uống
của Bác, tác giả viêt: “Ở việc làm nhỏ đó…kính
trọng như thế nào người phục vụ”. Nhân xét về cái
nhà, phong cách sinh hoạt của Bác, tác giả viết:
“Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết
bao”.

- Cái nhà sàn: Đơn sơ, thoáng
mát, tràn ngập cảnh sắc thiên
nhiên.
- Việc làm: Cẩn trọng, yêu
công việc.
- Quan hệ với mọi người: Gần
gũi, yêu thương, quan tâm tới
tất cả mọi người.

-> Dẫn chứng tiêu biểu, phong
phú, cụ thể, xác thực, toàn
* Hoạt động chung: Theo dõi đoạn văn từ Nhưng diện.
chớ hiểu lầm đến thế giới ngày nay và trả lời câu
hỏi:
? Sau khi chứng minh Bác rất giản dị, tác giả đã có
lời giải thích và bình luận như thế nào?
+ Giản dị không có nghĩa là sống khắc khổ, ẩn dật:
“Chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà
tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.”

+ Đời sống vật chất giản dị của Bác đã hoà hợp với
đời sống tinh thần phong phú, với những tư tưởng
tình cảm và những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó
là đời sống thực sự văn minh.
* Hoạt động nhóm: Theo dõi lời giải thích và bình
luận của tác giả và trả lời các câu hỏi trong phiếu học


tập:
Câu 1: Trong lời giải thích và bình luận trên tác giả
đã cắt nghĩa vì sao Bác sống một đời sống giản dị.
Theo em, nhận xét như thế đã chính xác chưa? Vì
sao?
Câu 2: Vì sao tác giả nói đó là đời sống thực sự văn
minh?
(Học sinh thảo luận 10 phút, đại diện nhóm trình
bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, giáo viên
chốt ý)
Câu 1: Trong lời giải thích và bình luận trên tác giả
đã cắt nghĩa vì sao Bác sống một đời sống giản dị.
Nhận xét trên hoàn toàn chính xác vì:
+ Phân biệt được sự giản dị của Bác với lối sống
khắc kỉ của các nhà hiền triết ẩn dật.
+ Sự giản dị ấy xuất phát từ chỗ Người “hi sinh tất
cả chỉ quên mình”, đồng cam cộng khổ với nhân dân.
+ Đó là sự giản dị hài hòa giữa đời sống vật chất với
đời sống tâm hồn phong phú -> Đó là đời sống thực
sự văn minh.
Câu 2: Tác giả nói đó là đời sống thực sự văn minh
vì: Đó là cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần,

tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất,
không vì riêng mình.
- (Tích hợp tuyên truyền, vận động học tập làm việc
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.)
* Hoạt động chung
? Qua tìm hiểu luận điểm 1, em có nhận xét gì về
cách lập luận của tác giả Phạm Văn Đồng?
? Từ đó giúp em cảm nhận được gì về đức tính giản
dị của Bác?
- GV chuyển ý
Tác giả không chỉ cho chúng ta thấy được sự giản dị
trong đời sống, việc làm, quan hệ của Bác. Tác giả
còn chứng minh Bác giản dị trong lời nói, bài viết.
* Hoạt động cặp đôi: Học sinh nhẩm đọc đoạn văn
còn lại và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.


Câu 1: Để làm rõ sự giản dị trong cách nói và viết
của Bác, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào?
Câu 2: Vì sao trong cách nói và viết, Hồ Chí Minh
lại giản dị như vậy ?
Câu 3: Tác giả đã có lời bình luận như thế nào về
tác dụng của cách nói giản dị ấy ?
Câu 4: Nhận xét về dẫn chứng và cách lập luận của
tác giả ở đoạn văn này?
( Học sinh thảo luận 10 phút, đại diện trả lời, học
sinh khác nhận xét, bổ sung, giáo viên kết luận)
Câu 1: Để làm rõ sự giản dị trong cách nói và viết
của Bác, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng:
- “Không có gì quí hơn độc lập tự do”.

- “Nước Việt Nam là một…không bao giờ thay đổi”
Giáo viên: Hai câu văn trên trích từ những văn kiện
quan trọng được Bác đọc trước toàn thể đồng bào.
Câu thứ nhất Bác viết và đọc trong thời kì kháng
chiến chống Mĩ cứu nước (1967). Câu thứ hai được
Bác phát biểu giữa những ngày căng thẳng, nóng
bỏng đầu năm 1946.
Những câu nói ấy đã thâm nhập vào bộ óc, quả
tim của hàng triệu người dân Việt Nam, trở thành sức
mạnh vô địch.
Câu 2: Trong cách nói và viết, Hồ Chí Minh giản dị
như vậy vì muốn quần chúng hiểu được, nhớ được,
làm được.
- Giáo viên liên hệ mở rộng: Trong phút giây thiêng
liêng của buổi tuyên ngôn độc lập, Bác cũng rất giản
dị nói: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”. Chính lời
nói giản dị đó đã làm xúc động hàng triệu trái tim
người Việt Nam…
Câu 3: Tác giả đã có lời bình luận về tác dụng của
cách nói giản dị ấy:
“Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm
nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người
đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch.”

Chứng minh kết hợp giải thích
và bình luận ngắn gọn.
=> Giản dị là một trong những
phẩm chất thể hiện tư tưởng,
tình cảm cao đẹp của Bác.
* Giản dị trong lời nói, bài

viết

- “Không có gì quí hơn độc
lập tự do”.
- “Nước Việt Nam là một…
không bao giờ thay đổi”


Câu 4: Nhận xét về dẫn chứng và cách lập luận của
tác giả ở đoạn văn này:
- Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể. Lập luận chứng minh
theo quan hệ nhân quả: Phạm Văn Đồng nêu “Vì
muốn quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được”,
rồi đưa ra hai dẫn chứng lời nói, bài viết giản dị của
Bác: “Không có gì quí hơn độc lập tự do”, “Nước
Việt Nam là một…không bao giờ thay đổi”. Kết hợp
với bình luận: “Những chân lí giàn dị mà sâu sắc đó
lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc…chủ nghĩa anh
hùng cách mạng”. Câu văn bình luận ấy vừa ngợi ca
hiệu quả, tác dụng của những bài viết, những tư
tưởng của Bác Hồ, vừa sơ kết, khái quát luận điểm
hai trong áng văn nghị luận.
* Hoạt động chung
? Lấy thêm một số ví dụ chứng minh sự giản dị trong
lời nói và bài viết của Hồ Chí Minh?
Học sinh: Lấy ví dụ
Giáo viên: Nhiều lời nói, nhiều câu văn câu thơ của
Bác rất giản dị nhưng chứa đựng bên trong nội dung
tư tưởng sâu sắc như những chân lí. Đặc biệt, nếu ai
đã một lần được nghe Bác nói sẽ là ấn tượng không

thể nào quên.
“Giọng của Người không phải sấm trên cao
Ấm từng tiếng thấm vào lòng mong ước
Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau”
(Tố Hữu)
* Hoạt động cá nhân: Suy nghĩ 5 phút và trả lời các
câu hỏi:
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của
bài viết?

->Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể,
lập luận chứng minh kết hợp
bình luận.

III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
Nghệ thuật nghị luận giàu sức
thuyết phục:
- Luận điểm, luận cứ rõ ràng,
rành mạch.
- Dẫn chứng cụ thể, toàn diện,


? Từ đó em cảm nhận được điều gì ở Bác?

- Học sinh đọc ghi nhớ/ sách giáo khoa.
? Qua văn bản, em hiểu gì về tình cảm của tác giả
đối với Bác ?
- Là người kính yêu, cảm phục và trân trọng Bác. Ca

ngợi Bác một cách chân thành, nồng nhiệt.
? Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, em học
được gì từ tác giả Phạm Văn Đồng khi viết văn nghị
luận chứng minh?
Điều chỉnh, bổ sung:

phong phú.
- Kết hợp chứng minh với giải
thích, xen những câu bình luận
nhẹ nhàng, sâu sắc, thấm đẫm
tình cảm.
2. Nội dung
- Giản dị là đức tính nổi bật ở
Hồ Chí Minh: giản dị trong
đời sống, trong quan hệ với
mọi người, trong lời nói và bài
viết.
- Ở Bác, sự giản dị hòa hợp
với tinh thần phong phú, tư
tưởng và tình cảm cao đẹp.
*Ghi nhớ SGK

*Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: 5 phút.
? Sau khi học song văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, em học tập được gì
về tấm gương đạo đức HCM?
? Em hiểu thế nào là giản dị? Ý nghĩa của giản dị trong cuộc sống
*Hoạt động 4: Vận dụng

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
- Phương pháp: Làm việc cá nhân ở nhà
? Viết đoạn kết cho văn bản?
*Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng


- Mục tiêu: tự mở rộng, nâng cao kiến thức.
- Phương pháp:Hoạt động cá nhân, hoạt động với cộng đồng.
? Sưu tầm những câu chuyện, những bài thơ về đức tính giản dị của Bác?
4. Củng cố : Giáo viên hệ thống toàn bài.
5. Dặn dò :
- Học, nắm vững nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: “Cách làm bài văn lập luận chứng minh”
+ Đọc các ví dụ SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Đọc kỹ phần luyện tập SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
-Kế hoạch bài dạy theo chủ đề “Đức tính giản dị của Bác Hồ” được xây dựng và thực
hiện nghiêm túc của nhóm chuyên môn - tổ Xã hội năm học 2016 - 2017
- Tổ chức hoạt động học tập cho học sinh đảm bảo phương pháp và hình thức chuyển
giao nhiệm vụ phù hợp.
- Học sinh tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và hiệu quả trong việc thực
hiện nhiệm vụ học tập; Thông qua đó phát huy các năng lực cần đạt cho học sinh.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×