Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến quy hoạch sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN QUANG HÀ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG KHÔNG GIAN KHU VỰC HUYỆN ĐẢO
BẠCH LONG VĨ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN QUANG HÀ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG KHÔNG GIAN KHU VỰC HUYỆN ĐẢO
BẠCH LONG VĨ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Hoàng Anh Huy
2. PGS.TS. Trần Hồng Thái


HÀ NỘI – 2017

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Hồng Thái và TS. Hoàng Anh Huy,
không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của
luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Học viên

Nguyễn Quang Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến quy
hoạch sử dụng không gian khu vực huyện đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng”
hoàn thành tại Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học quốc gia Hà Nội vào tháng
10 năm 2017 dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của PGS.TS Trần Hồng Thái và TS.
Hoàng Anh Huy.
Học viên xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới PGS. TS Trần Hồng Thái và
TS. Hoàng Anh Huy đã tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu luận
văn. Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, các cô giáo Khoa Các
khoa học liên ngành đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt trong quá trình học tập và nghiên

cứu luận văn. Học viên xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của
các cơ quan, đơn vị, các anh chị và bạn bề đồng nghiệp, học viên lớp K4 Biến đổi
khí hậu – Khoa Các khoa học liên ngành.
Trong khuôn khổ nghiên cứu, do thời gian và điều kiện còn hạn chế nên
không thể tránh đƣợc các thiếu sót, rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý
báu từ phía độc giả và những ngƣời quan tâm./.
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2017
Học viên

Nguyễn Quang Hà

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... II
DANH MỤC VIẾT TẮT..................................................................................... V
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................... VI
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ VII
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................5
1.1. Tình hình nghiên cứu về Biến đổi khí hậu ......................................................5
1.1.1. Ngoài nƣớc .............................................................................................5
1.1.2. Trong nƣớc .............................................................................................6
1.2. Tổng quan quy hoạch không gian. ...................................................................7
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................12
2.1. Sơ lƣợc điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện đảo Bạch Long Vĩ..........12
2.1.1. Vị trí địa lý và địa hình .........................................................................12
2.1.2. Đặc điểm khí tƣợng thủy văn và hải văn ..............................................14

2.1.3. Đặc điểm kinh tế ...................................................................................21
2.2. Số liệu ............................................................................................................24
2.2.1. Số liệu Khí tƣợng thủy văn...................................................................24
2.2.2. Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .......................................24
2.2.3. Số liệu mô tả về các hiện tƣợng thời tiết, thủy văn nguy hiểm tại đảo
BLV nhƣ: bão, nƣớc dâng do bão... ......................................................................24
2.2.4. Kịch bản BĐKH và NBD năm 2016 ....................................................24
2.2.5. Số liệu chi tiết quy hoạch 1:2000 .........................................................24
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................24
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ..........................................................24
2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa.............................................................25
2.3.3. Phƣơng pháp đánh giá mức độ dễ bị tổn thƣơng trong bối cảnh biến đổi khí
hậu .........................................................................................................................25
2.3.4. Phƣơng pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) ..............29
2.4. Quy hoạch sử dụng không gian huyện đảo Bạch Long Vĩ ............................29
2.4.1. Cơ cấu quy hoạch .................................................................................30
2.4.2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất ..........................................................31
2.4.3. Định hƣớng tổ chức không gian kiến trúc – cảnh quan .......................40
2.4.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật ...................................................41

iii


2.5. Kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng cho khu vực huyện đảo Bạch
Long Vĩ .................................................................................................................44
2.5.1. Kịch bản biến đổi khí hậu .....................................................................44
2.5.2. Kịch bản nƣớc biển dâng ......................................................................48
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ..............................50
3.1. Một số nhận xét về nhiệt độ, lƣợng mƣa trong kịch bản biến đổi khí hậu ảnh
hƣởng đến quy hoạch ............................................................................................50

3.1.1. Nhiệt độ ................................................................................................50
3.1.2. Lƣợng mƣa ...........................................................................................50
3.2. Tác động của nƣớc biển dâng đến diện tích, diện mạo..................................51
3.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của một số ngành, lĩnh vực ..........................51
3.3.1.Lựa chọn các bộ chỉ thị……………………………………………….51
3.3.2. Thuyết minh đơn vị tính của các bộ chỉ thị…………………………..62
3.3.3. Tính dễ bị tổn thƣơng đến công nghiệp................................................64
3.3.4. Tính dễ bị tổn thƣơng đến nông nghiệp ...............................................66
3.3.5. Tính dễ bị tổn thƣơng đến du lịch ........................................................68
3.3.6. Tính dễ bị tổn thƣơng đến kết cấu hạ tầng ...........................................69
3.4. Đề xuất một số giải pháp định hƣớng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng không
gian huyện đảo Bạch Long Vĩ trong bối cảnh biến đổi khí hậu nƣớc biển dâng ......71
3.4.1. Lồng ghép, tích hợp biến đổi khí hậu vào chiến lƣợc, quy hoạch , kế
hoạch sử dụng không gian đảo Bạch Long Vĩ ......................................................71
3.4.2. Một số nội dung cụ thể .........................................................................72
KẾT LUẬN ........................................................................................................73
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................75

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Nguyên nghĩa


1

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2

BLV

Bạch Long Vĩ

3

IPCC

Ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

4

KT - XH

Kinh tế xã hội

5

NBD

Nƣớc biển dâng


6

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

7

VBB

Vịnh Bắc Bộ

8

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ các mối quan hệ của hệ thống quy hoạch theo các cấp: quốc gia,
vùng và địa phƣơng .....................................................................................................8
Hình 2.1. Đảo Bạch Long Vĩ .................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.2. Sơ đồ xu thế nhiệt độ trung bình tháng qua các giai đoạn ở đảo Bạch
Long Vĩ .................................................................Error! Bookmark not defined.15
Hình 2.3. Nhiệt độ trung bình năm tại Bạch Long Vĩ thời kỳ 1986 –
2015……….16Error! Bookmark not defined.
Hình 2.4. Nhiệt độ trung bình tối cao (TX tb) , trung bình (T tb) và trung bình tối

thấp ( TM tb) các tháng tại Bạch Long Vĩ thời kỳ 1986 - 2015 ...............................16
Hình 2.5. Lƣợng mƣa trung bình tháng tại Bạch Long Vĩ thời kỳ 1986 – 2015 ......17
Hình 2.6. Tổng lƣợng mƣa năm tại Bạch Long Vĩ thời kỳ 1986 – 2015 ..................18
Hình 2.7. Biểu đồ xu thế của tổng lƣợng mƣa năm tại Bạch Long Vĩ thời kỳ 1986 – 2015 .19
Hình 2.8.Mực nƣớc trung bình năm tại Bạch Long Vĩ thời kỳ 1998-2015 ..............20
Hình 2.9. Dao động mực nƣớc thực đo tại Bạch Long Vĩ năm 2007 .......................21
Hình 2.10. Phƣơng pháp sử dụng trong xây dựng sơ đồ chỉ số tổn thƣơng .............26
Hình 3.1. Sơ đồ mức độ dễ bị tổn thƣơng đến công nghiệp khu vực đảo Bạch Long
Vĩ theo kịch bản NBD 50cm .....................................................................................65
Hình 3.2. Sơ đồ mức độ dễ bị tổn thƣơng đến công nghiệp khu vực đảo Bạch Long
Vĩ theo kịch bản NBD 100cm ...................................................................................66
Hình 3.3. Sơ đồ mức độ dễ bị tổn thƣơng đến nông nghiệp khu vực đảo Bạch Long
Vĩ theo kịch bản NBD 50cm .....................................................................................67
Hình 3.4. Sơ đồ mức độ dễ bị tổn thƣơng đến nông nghiệp khu vực đảo Bạch Long
Vĩ theo kịch bản NBD 100cm ...................................................................................67
Hình 3.5. Sơ đồ mức độ dễ bị tổn thƣơng đến du lịch khu vực đảo Bạch Long Vĩ
theo kịch bản NBD 50cm ..........................................................................................68
Hình 3.6. Sơ đồ mức độ dễ bị tổn thƣơng đến du lịch khu vực đảo Bạch Long Vĩ
theo kịch bản NBD 100cm ........................................................................................69
Hình3.7. Sơ đồ mức độ dễ bị tổn thƣơng đến kết cấu hạ tầng khu vực đảo Bạch
Long Vĩ theo kịch bản NBD 50cm ...........................................................................70

vi


Hình 3.8. Sơ đồ mức độ dễ bị tổn thƣơng đến kết cấu hạ tầng khu vực đảo Bạch
Long Vĩ theo kịch bản NBD 100cm .........................................................................71
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí (°C) trung bình tháng trạm Bạch Long Vĩ qua từng
thời kỳ........................................................................................................................15

Bảng 2.2. Lƣợng mƣa trung bình tháng (mm) tại Bạch Long Vĩ qua từng thời kỳ ..18
Bảng 2.3. So sánh đặc trƣng mực nƣớc biển (cm) tại Bạch Long Vĩ với các trạm ở
dải ven bờ Tây Vịnh Bắc Bộ (thời kỳ 1998 – 2007) .................................................21
Bảng 2.4. Cân bằng đất xây dựng Bạch Long Vĩ....................................................311
Bảng 2.5. Tổng hợp sử dụng đất Bạch Long Vĩ .......................................................31
Bảng 2.6. Mức biến đổi trung bình và khoảng tin cậy 80% của nhiệt độ (°C) so với
thời kỳ 1986-2005 theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 tại trạm BLV ........................46
Bảng 2.7. Mức biến đổi trung bình và khoảng tin cậy 60% của lƣợng mƣa (%) so
với thời kỳ 1986-2005 theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 tại trạm BLV ..................48
Bảng 2.8. Kịch bản nƣớc biển dâng (cm) trong thế kỷ 21 cho huyện đảo Bạch
Long Vĩ ...................................................................................................................499

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc, biển và khu vực ven biển
Việt Nam có vai trò hết sức to lớn. Hệ thống đảo ven bờ và vùng khơi đóng vai trò
quan trọng về mặt đảm bảo an ninh quốc phòng cũng nhƣ phát triển kinh tế-xã hội.
Chiến lƣợc Biển Việt Nam tới năm 2020 đƣợc Chính phủ ban hành, xác định rõ những
nhiệm vụ chiến lƣợc nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển, phát triển kinh tế
biển, khoa học công nghệ biển, đƣa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển,
phù hợp với xu thế của Thế giới trong Thế kỷ 21 về khai thác đại dƣơng .
Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, tập trung ở ven bờ Tây Bắc Vịnh Bắc
Bộ (VBB). Tỉnh có nhiều đảo nhất là Quảng Ninh có 2.078 đảo (chiếm gần 75% tổng
số đảo),tiếp đến thành phố Hải Phòng có 366 đảo (hơn 8%), Kiên Giang có 159 đảo
(gần 6%) và Khánh Hoà có 106 đảo (gần 4%). Có 03 đảo lớn có diện tích trên 100km2
gồm: Phú Quốc (583km2), Cái Bầu (190km2) và Cát Bà (163km2); 7 đảo tƣơng đối lớn
có diện tích từ 20 - 100km2; 23 đảo có diện tích từ 5 - 20km2; 51 đảo nhỏ có diện tích

từ 1 - 5km2 và phần lớn các đảo còn lại có diện tích nhỏ hơn 1km2.
Là một đảo nhỏ có diện tích trên 3km2 nhƣng Bạch Long Vĩ (BLV) có một vị
trí trọng yếu trong hệ thống đảo ven bờ, là một đơn vị hành chính cấp huyện trong số
10 huyện đảo ven bờ của cả nƣớc. Nhờ vị thế, tài nguyên thiên nhiên phong phú trên
đảo và vùng biển bao quanh, đảo đủ điều kiện cho một số lƣợng dân cƣ nhất định sinh
sống và xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiệm vụ chiến lƣợc trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Huyện đảo
BLV là gắn kết các hoạt động phát triển KTXH với các hoạt động đảm bảo quốc phòng,
an ninh tạo thành một thể thống nhất, có sức mạnh tổng hợp nhằm bảo vệ vững chắc chủ
quyền và lợi ích quốc gia trên VBB. Trọng tâm của nhiệm vụ này là tổ chức không gian
phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, phù hợp với yêu cầu; quy hoạch phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội, gắn xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, góp phần bảo đảm tăng trƣởng
kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai.
Khu vực biển đảo BLV là một vị trí đƣợc ƣu tiên đối với phát triển kinh tế biển
- đảo, thuộc không gian kinh tế VBB, là địa bàn thuận lợi cho phát triển nhiều loại
hình dịch vụ biển nhƣ hậu cần nghề cá, dầu khí, du lịch, tìm kiếm cứu nạn và y tế, môi
1


trƣờng,và viễn thông v.v. Vùng biển đảo có những giá trị rất lớn và quan trọng về bảo
tồn tự nhiên; đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển.
Tuy nhiên, việc phát triển KT- XH tại đảo gặp không ít khó khăn nhƣ bão, áp
thấp nhiệt đới xa đất liền, có nhiều yếu tố thiên nhiên khắc nghiệt. Gần đây, sự phát
triển kinh tế - xã hội khá sôi động, trên đảo BLV môi trƣờng tự nhiên và cảnh quan
thiên nhiên vùng biển đảo đã có sự thay đổi, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn
lợi hải sản và đa dạng sinh học bị ảnh hƣởng. Vấn đề phát triển bền vững trong bối
cảnh BĐKH đang đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu tất yếu, đòi hỏi phải hiểu biết một cách
đầy đủ, hệ thống về thiên nhiên, tài nguyên môi trƣờng và quy hoạch phát triển của
vùng biển đảo này.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian

dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con ngƣời. Biểu hiện của
BĐKH hiện nay là sự nóng lên toàn cầu, mực nƣớc biển dâng và gia tăng các hiện
tƣợng khí tƣợng thủy văn cực đoan.
Nghiên cứu BĐKH không chỉ dừng lại việc tìm hiểu dấu hiệu, hay nguyên nhân
mà phải xác định đƣợc tác động của nó đối với hệ thống tự nhiên, xã hội và qua đó tìm
các giải pháp phù hợp giúp con ngƣời có những quyết sách thông minh hơn trong ứng
phó và thích ứng, nhằm giảm thiểu các hậu quả của BĐKH gây ra. Nói cách khác, vấn
đề BĐKH phải đƣợc xem xét, đánh giá và lồng ghép trong suốt quá trình xây dựng quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, trong đó phải nghiên cứu tác động của BĐKH tới các
hệ thống tự nhiên, các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội vùng nghiên cứu.
Trong những năm qua, tăng trƣởng kinh tế tại huyện đảo BLV khá ổn định, giá trị
các ngành kinh tế tăng so với cùng kỳ. Việc thực hiện mục tiêu năm 2016 "Đẩy mạnh thu
hút đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng - Đảm bảo an sinh xã hội” đạt kết quả khả
quan; một số công trình dự án có ý nghĩa quan trọng theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt có
ý nghĩa đối với đời sống dân sinh đƣợc triển khai nhƣ: dự án đóng mới tàu chở khách và
hàng hóa ra đảo; dự án cải tạo, nâng cấp đƣờng dẫn âu cảng và chỉnh trang khu ngã năm
trung tâm huyện; hoàn thiện dự án nâng cấp đƣờng giao thông khu dân cƣ số 3; phát huy
cao hiệu quả hoạt động của Ban quản lý Khu bảo tồn biển BLV.
Về văn hóa - xã hội: Chất lƣợng công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức
khỏe nhân dân tiếp tục đƣợc duy trì. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
đƣợc tăng cƣờng. Việc làm và đời sống của nhân dân ổn định.
2


Việc lồng ghép tác động của BĐKH vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,
quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác là việc làm cấp bách và có ý nghĩa khoa
học trong phát triển bền vững. Bài toán về quy hoạch và nghiên cứu BĐKH đều có
một điểm chung là vấn đề liên ngành, sự kết hợp, lồng ghép hai lĩnh vực trên sẽ đảm
bảo cho mục tiêu phát triển bền vững.
Để góp phần có đƣợc sự nhìn nhận mang tính hệ thống với những đánh giá cụ

thể về tác động của BĐKH đối với phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là vấn đề quy
hoạch sử dụng không gian của huyện đảo BLV, học viên đã lựa chọn chủ đề “Nghiên
cứu tác động của biến đổi khí hậu đến quy hoạch sử dụng không gian khu vực huyện
đảo BLV thành phố Hải Phòng” để làm luận văn.
2. Mục tiêu luận văn
- Lựa chọn đƣợc kịch bản BĐKH NBD phù hợp với huyện đảo BLV
- Đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của BĐKH NBD đến địa hình, địa mạo và
và một số ngành, lĩnh vực chính trong quy hoạch không gian khu vực huyện đảo BLV.
- Đề xuất một số giải pháp định hƣớng trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng không gian huyện đảo trong bối cảnh BĐKH và NBD.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
+ Một số yếu tố khí hậu, hải văn và hiện tƣợng thời tiết cực đoan: nhiệt độ
không khí, lƣợng mƣa, mực nƣớc biển, bão.
+ Một số thành phần chính trong quy hoạch sử dụng không gian khu vực huyện
đảo chịu tác động của BĐKH NBD : địa hình địa mạo, kết cấu hạ tầng, nông nghiệp,
công nghiệp và du lịch.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: khu vực huyện đảo BLV .
+ Về mặt thời gian sử dụng số liệu khí tƣợng, hải văn từ năm 1986 đến năm
2015 của trạm Khí tƣợng Hải văn BLV và các kịch bản BĐKH NBD năm 2016 của Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng. Số liệu kinh tế - xã hội của huyện BLV năm 2015.
+ Về quy mô nội dung đƣợc xử lý : nghiên cứu đánh giá xu thế của các yếu tố:
nhiệt độ không khí, lƣợng mƣa, mực nƣớc biển, bão trong khoảng thời gian từ năm
1986 đến năm 2015 và theo kịch bản BĐKH NBD. Đánh giá mức độ dễ bị tổn thƣơng
đến các thành phần: địa hình địa mạo, kết cấu hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp và du
3


lịch của huyện BLV theo kich bản BĐKH NBD.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Nghiên cứu góp phần làm rõ thêm những tác động của BĐKH NBD đến điều
kiện tự nhiên và một số ngành, lĩnh vực trong quy hoạch.
- Cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ hoạt động quản lý, thích ứng và
giảm nhẹ tác động của BĐKH NBD cho các cấp quản lý và cộng đồng địa phƣơng.
- Góp phần tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin, bao gồm cả các sơ đồ
tác động của BĐKH NBD đến một số lĩnh vực .
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm những phần chính nhƣ sau:
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu về Biến đổi khí hậu
1.1.1. Ngoài nước
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đƣa ra bằng chứng về sự nóng lên của hệ
thống khí hậu trên toàn cầu, cụ thể là sự gia tăng nhiệt độ trung bình của không khí và đại
dƣơng, hiện tƣợng băng tan và tăng mực nƣớc biển trung bình trở nên phổ biến. Khoảng
thời gian từ 1995-2006 có 11 năm đƣợc xếp vào những năm có nhiệt độ bề mặt trái đất
nóng kỷ lục tính từ năm 1850. Trong khoảng thời gian từ 1906-2005 nhiệt độ không khí
có xu thế tăng khoảng 0,74°C (0,56°C đến 0,92°C), lớn hơn con số đƣợc đƣa ra trong báo
cáo đánh giá của IPCC lần thứ 3 là 0,6°C (từ 0,4°C đến 0,8°C) (1901-2000). Nhiệt độ
không khí gia tăng trên toàn cầu và ở các khu vực vĩ độ cao ở phía Bắc nhiệt độ không khí

tăng nhiều hơn. Trên lục địa nóng lên nhanh hơn các khu vực trên đại dƣơng.
Tại các nƣớc khu vực Đông Nam Á cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về
BĐKH đƣợc công bố. Một nghiên cứu của Manton và cộng sự vào năm 2001 về xu thế
giáng thủy ngày cực đại từ năm 1961 đến năm 1998 cho khu vực Đông Nam Á và Nam
Thái Bình Dƣơng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng số ngày mƣa (ngày có lƣợng mƣa từ 2
mm trở lên) nhìn chung giảm đáng kể ở khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu, đánh giá số
liệu lƣợng mƣa ngày trong thời kỳ từ năm 1950 đến năm 2000 ở các nƣớc khu vực Đông
Nam Á, vào năm 2009 Endo và cộng sự đã chỉ ra: số ngày có lƣợng mƣa trên 1mm có xu
thế giảm ở hầu hết các nƣớc trong khu vực, trong khi đó cƣờng độ mƣa trung bình lại có
xu thế tăng. Mƣa lớn tăng lên ở phía nam Việt Nam, phía bắc Myanma và ở đảo Visayas
và Luzon của Philipin trong khi đó lại giảm ở phía bắc Việt Nam.
Một nghiên cứu của Peter Hayes đƣợc công bố vào năm 2008 đã mô tả cụ thể
về các nhân tố khí hậu và các dạng hạ tầng chịu tác động của BĐKH. Có tới 12 nhân
tố biểu hiện là bức xạ mặt trời tăng, mức ẩm ƣớt giảm, biến động của dải khô-ẩm tăng,
sóng nhiệt tăng, mƣa giảm, mƣa ngày cực đại tăng, tần xuất và cƣờng độ bão tăng, tốc
độ gió mạnh nhất tăng, hoạt động bão điện trƣờng tăng, tro bụi tăng, NBD cao thêm,
độ ẩm có sự thay đổi. Các đối tƣợng hạ tầng cũng đƣợc xét đến khá đa dạng, bao gồm
hạ tầng về đƣờng bộ, đƣờng sắt, cầu, hầm, sân bay, bến cảng, nƣớc, nƣớc thải, nƣớc
lũ, điện, dầu-khí, mạng điên thoại cố định, mạng di động, công trình kiến trúc-xây
dựng, tiện nghi đô thị.
5


1.1.2. Trong nước
Hiện nay, biểu hiện của BĐKH nhƣ sự nóng lên của trái đất, NBD, sự gia tăng
của thời tiết cực đoan đang trở thành một hiểm hoạ thực sự cho thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng, trong đó có những tác động trực tiếp đến phát triển KT- XH ở mỗi
địa phƣơng.
Năm 2011, Tổng cục Môi trƣờng – Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng- đã hoàn
thành báo cáo “Điều tra, đánh giá và cảnh báo biến động của các yếu tố khí tƣợng thuỷ

văn và sự dâng cao mực nƣớc biển do BĐKH có nguy cơ gây tổn thƣơng tài nguyên môi trƣờng vùng biển và dải ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp phòng tránh và
ứng phó”. Báo cáo đã phân tích, đánh giá biến động, xu thế và qui luật hoạt động của
các yếu tố khí tƣợng thủy văn gây tổn thất trong mối liên hệ với sự BĐKH, trong đó
khẳng định bão, áp thấp nhiệt đới, gió mùa, thủy triều là các nhân tố chính tạo ra sự
dâng rút của mực nƣớc biển.
Bộ Xây dựng phối hợp với Tổng hội xây dựng Việt Nam tổ chức hội thảo khoa
học toàn quốc về tác động của BĐKH đối với lĩnh vực xây dựng vào cuối tháng
11/2010, đây là hội thảo quy mô lớn và sâu rộng về BĐKH đối với lĩnh vực xây dựng
ở Việt Nam. Theo ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam,
BĐKH, NBD ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển chung của thế giới và Việt Nam.
Đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi sự quan tâm
của toàn xã hội để có thể tìm ra các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Trong Báo cáo “Các giải pháp quản lý tổng hợp, sử dụng, bảo tồn, bảo vệ tài
nguyên – môi trƣờng biển Việt Nam theo hƣớng phát triển bền vững trên cơ sở đánh
giá mức độ tổn thƣơng” (2011) của Tổng cục Môi trƣờng - Bộ tài nguyên và Môi
trƣờng - đã đƣa ra giải pháp: Quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên - môi trƣờng, phục
vụ phát triển bền vững cần dựa trên cơ sở phân vùng mức độ tổn thƣơng tài nguyên môi trƣờng các vùng biển Việt Nam. Những vùng có mức độ tổn thƣơng khác nhau
tƣơng ứng với sự phân bố tài nguyên và các hình thức khai thác, sử dụng tài nguyên
khác nhau; bị ảnh hƣởng bởi các tai biến ở mức độ khác nhau và tùy thuộc vào khả
năng ứng phó, chống chịu và phục hồi của hệ thống tự nhiên - xã hội. Vì vậy, mức độ,
cách thức sử dụng và quản lý tài nguyên - môi trƣờng cần phải điều chỉnh phù hợp với
mức độ tổn thƣơng thì mới đáp ứng đƣợc yêu cầu. Quy hoạch là nội dung quan trọng
phải đáp ứng theo không gian và thời gian, thực hiện theo các vấn đề ƣu tiên tăng khả
6


năng ứng phó của hệ thống tài nguyên - môi trƣờng trƣớc tai biến. Trên cơ sở đó, các
mô hình sử dụng bền vững tài nguyên - môi trƣờng (NTTS sinh thái, nông - lâm
nghiệp sinh thái, du lịch sinh thái, công nghiệp sạch, khai thác thủy sản bền vững, khai
khoáng bền vững, giao thông thủy bền vững…) các vùng biển cần đƣợc ƣu tiên áp

dụng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên - môi trƣờng và hạn chế mâu
thuẫn lợi ích trong khai thác và sử dụng tài nguyên. Mặt khác, cần áp dụng các biện
pháp đồng thời nhằm bảo vệ môi trƣờng và phòng tránh thiên tai để hạn chế sự tổn thất
tài nguyên – môi trƣờng
Trong báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài “ Nghiên cứu đánh
giá tác động của BĐKH đối với một số đảo, nhóm đảo điển hình của Việt Nam và đề
xuất giải pháp ứng phó” mã số BĐKH – 50, thuộc chƣơng trình KH&CN phục vụ
chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, mã số KHCN- BĐKH/11-15 do
chủ nhiệm đề tài PGS.TS Nguyễn Đại An thực hiện đã đánh giá đƣợc tác động BĐKH
NBD tới điều kiện tự nhiên các đảo điển hình nhƣ nguy cơ bị ngập lụt, điều kiện thủy
văn, chế độ dòng chảy, đến cân bằng nƣớc...Tác động đến phân bố trầm tích tầng mặt,
tới tài nguyên sinh vật, gây biến động đến hệ sinh thái rạng san hô trong đó có đảo
Bạch Long Vĩ. Báo cáo cũng nêu kết quả về tác động BĐKH NBD tới môi trƣờng và
tai biến thiên nhiên làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng trầm tich...Kết quả
nghiên cứu đã đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của các đảo Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Côn
Đảo và Phú Quốc với kịch bản BĐKH và NBD của Việt Nam năm 2012.
Trong sách khảo “ Thiên nhiên và môi trƣờng vùng biển đảo Bạch Long Vĩ” do
Trần Đức Thạnh làm chủ biên đã tập hợp và hệ thống các tài liệu điều tra, nghiên cứu
đã có tại vùng biển đảo Bạch Long Vĩ trong thời gian qua.
1.2. Tổng quan quy hoạch không gian.
Quy hoạch không gian (Spatial Planning) là một khái niệm tƣơng đồng với tổ
chức/quy hoạch lãnh thổ. Quy hoạch không gian bao gồm có: quy hoạch sử dụng đất,
quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng, quy hoạch giao thông, quy hoạch môi trƣờng, quy
hoạch phát triển kinh tế,… Quy hoạch không gian diễn ra ở nhiều cấp lãnh thổ, từ cấp
địa phƣơng đến cấp vùng, cấp quốc gia và trong hầu hết trƣờng hợp sẽ tạo ra một bản
quy hoạch không gian kèm theo (Andreas Faludi, Bas Waterhout, 2002).
Trong lịch sử phát triển, quy hoạch không gian đƣợc các tổ chức và các nhà
nghiên cứu đƣa ra định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Một trong những định nghĩa
7



sớm nhất đƣợc mô tả trong Hiến chƣơng Quy hoạch Không gian/Vùng ở khu vực châu
Âu (the European Regional/Spatial Planning Charter) - còn đƣợc gọi là "Hiến chƣơng
Torremolinos", Hội nghị Bộ trƣởng châu Âu Phụ trách Quy hoạch Vùng (the European
Conference of Ministers responsible for Regional Planning = CEMAT) đã thông qua
vào năm 1983: "Quy hoạch vùng/không gian là sự biểu diễn địa lý về các chính sách
kinh tế, xã hội, văn hóa và sinh thái. Ngoài ra, đây cũng là một ngành khoa học, một
kỹ thuật hành chính và chính sách được phát triển như là một cách tiếp cận đa ngành
và toàn diện hướng tới một sự phát triển vùng cân bằng và tổ chức không gian theo
một chiến lược tổng thể".
Quy hoạch không gian trong thời gian gần đây là một xu hƣớng mới của quy
hoạch, đặc biệt là trong khu vực châu Âu, khi cần thiết có một dạng quy hoạch bao
trùm lên quy hoạch đất, quy hoạch tự nhiên/vật chất đồng thời có các nội dung liên
quan đến vấn đề kinh tế - xã hội - môi trƣờng. Theo Glasson và Marshall, quy hoạch
không gian có sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch vùng, bởi thực chất, quy hoạch
không gian chính là sự “tiến hóa” của quy hoạch vùng nhƣng phạm vi không gian
đƣợc mở rộng hơn và “mềm” hơn. Với hệ thống quy hoạch, kế hoạch trƣớc kia và hiện
nay mà một số nƣớc đang áp dụng thì, trong thời kỳ mới quy hoạch không gian có thể
thay thế quy hoạch vùng (Hình 1.).

Hình 1.1. Sơ đồ các mối quan hệ của hệ thống quy hoạch theo các cấp: quốc gia, vùng
và địa phương
[ Nguồn :Cục thông tin KH&CN Quốc gia – 2013]
8


Trong tài liệu trích yếu về Quy hoạch không gian của châu Âu (Ủy ban châu
Âu, 1997) đã định nghĩa: Quy hoạch không gian là những phƣơng thức đƣợc sử dụng
chủ yếu bởi khu vực công nhằm tác động đến sự phân bổ các hoạt động trong tƣơng lai
của một không gian lãnh thổ nhất định. Tài liệu này nêu rõ: Mục tiêu của quy hoạch

không gian đƣợc thực hiện là để tạo ra một cơ cấu lãnh thổ hợp lý hơn về việc sử dụng
đất và trong các mối liên kết giữa chúng, tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu phát triển với
việc phải bảo vệ môi trƣờng và nhằm đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế và xã
hội. Nó bao gồm các biện pháp phối hợp giữa các ngành về chính sách về các tác động
không gian để đạt đƣợc cách phân phối phát triển kinh tế công bằng hơn giữa các vùng
khác nhau khi nó đƣợc thực hiện bởi các lực lƣợng thị trƣờng,nhằm điều chỉnh việc
chuyển đổi phƣơng thức sử dụng đất và sử dụng tài sản thiên nhiên.
Giống với định nghĩa của EU về quy hoạch không gian là Liên hợp quốc: Quy
hoạch không gian quan tâm đến “vấn đề phối hợp hoặc tích hợp các chính sách ngành
theo các chiều không gian thông qua một chiến lƣợc dựa trên lãnh thổ” (Cullingworth
và Nadin, 2006).
Quy hoạch không gian có tính phức tạp hơn quy hoạch sử dụng đất, bởi lẽ nó
giải quyết những mâu thuẫn và căng thẳng giữa các chính sách ngành, ví dụ các xung
đột giữa phát triển kinh tế, chính sách gắn kết môi trƣờng và xã hội. Một trong những
vai trò quan trọng của quy hoạch không gian là thúc đẩy việc sắp xếp các hoạt động
hợp lý hơn và hài hòa các mục tiêu chính sách vốn xung đột với nhau. Quy hoạch
không gian có phạm vi khác biệt rất lớn giữa các nƣớc, nhƣng nhiều có điểm tƣơng
đồng nhất định, nhƣ quy hoạch không gian thƣờng liên quan tới việc xác định mục tiêu
chiến lƣợc cho vùng lãnh thổ. Trong đó, có nội dung sử dụng đất và phát triển các yếu
tố tự nhiên và đƣợc phối hợp với chính sách của các ngành nhƣ giao thông, nông
nghiệp và môi trƣờng,...Theo Ủy ban Kinh tế châu Âu của Liên hợp quốc (2008) cũng
thừa nhận, có nhiều cách hiểu về quy hoạch không gian trên thế giới, không chỉ có một
cách hiểu nhƣ Ủy ban này hay nhƣ Tài liệu của EU nói trên. Ví dụ, ngay cả tại châu
Âu, nơi đã đƣa ra một bản quy hoạch không gian cho toàn bộ khối này vào năm 1997,
một số nƣớc thành viên cũng vẫn có cách hiểu khác nhau. Nhƣ, ở Anh, Chính phủ xác
định quy hoạch không gian vƣợt ra ngoài quy hoạch sử dụng đất truyền thống nhằm
tích hợp các chính sách phát triển và sử dụng đất với các chính sách và chƣơng trình
khác mà có tác động đến cả tính chất và chức năng của khu vực quy hoạch. Còn tại
9



Slovenia, quy hoạch không gian đƣợc định nghĩa trong Đạo luật Quy hoạch không
gian năm 2002 nhƣ là một hoạt động liên ngành liên quan đến quy hoạch sử dụng đất,
đến các điều kiện cho sự phát triển và địa điểm của các hoạt động, xác định các biện
pháp để cải thiện các cấu trúc tự nhiên hiện có và các điều kiện cho từng vị trí thực
hiện các cấu trúc tự nhiên đƣợc quy hoạch. Hoặc theo UNEP, SIDA và COBSEA
(2011), quy hoạch không gian đơn giản chỉ là một loại công cụ quản lý bên cạnh các
công cụ quản lý khác (bằng quy hoạch) nhƣ quy hoạch phát triển, quy hoạch môi
trƣờng hoặc quy hoạch quản lý.
Ở Việt Nam, công tác quy hoạch đƣợc các cấp quan tâm triển khai thiện hiện.
Chúng ta có quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cho từng địa phƣơng cấp tình, cấp huyện
thậm chí cấp xã; quy hoạch sử dụng đất cũng đƣợc triển khai một cách đồng bộ và cụ thể
đến từng địa phƣơng. Ngoài ra còn nhiều các loại quy hoạch khác nhƣ quy hoạch xây
dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng, quy hoạch lĩnh vực (nhƣ : du lịch, giao thông,
cảng biển, …). Hạn chế của những quy hoạch nêu trên là thiếu tính liên kết và chƣa lồng
ghép rõ nét với BĐKH, NBD. Dự án luật Quy hoạch sắp đƣợc Quốc hội thông qua sẽ đem
đến một cách làm mới về công tác quy hoạch, thống nhất, tích hợp các ngành lĩnh vực
trong đó có tính đến tác động của BĐKH.
Đề tài Khoa học công nghệ cấp nhà nƣớc BĐKH 23/11-15” Nghiên cứu đánh
giá tác động của BĐKH đến quy hoạch không gian của một số đầm phá miền Trung
Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng phó, thí điểm cho khu kinh tế mở Nhơn Hội, Bình
Định” do TS. Phạm Văn Thanh làm chủ nhiệm, trong đó có chuyên đề lồng ghép
BĐKH vào quy hoạch sử dụng không gian khu kinh tế Nhơn Hôi. Đây là lần đầu tiên,
bản đồ quy hoạch sử dụng không gian biển đƣợc xây dựng trên cơ sở kịch bản BĐKH
NBD.
NBD là một hệ quả đặc biệt của BĐKH. Nƣớc ta có 28/63 tỉnh, thành phố có
vùng ven biển và đảo với hơn 50 % khu đô thị đông dân cƣ, thành phố lớn ở khu vực
này. Vùng ven biển nƣớc ta có hai vùng đồng bằng lớn nhƣng có độ cao khá thấp.
Đồng bằng Bắc Bộ có độ cao nhỏ hơn 1m chiếm 29%; nhỏ hơn 2m chiếm 58,4%. Ở
khu vực đồng bằng sông Cửu Long, độ cao dƣới 1m còn có diện tích lớn hơn, chiếm

tới 67% và độ cao nhỏ hơn 50cm lên đến 27%.
Theo kịch bản BĐKH NBD nhiều khu vực ven biển và đảo sẽ bị ngập, mất diện
tích. Điều này làm chính quyền địa phƣơng các cấp phải quan tâm, lƣu ý để bổ sung và
10


điều chỉnh quy hoạch nhằm mục tiêu ứng phó với BĐKH và phát triển bền vững.
Nhiều tác động của NBD đã ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quy hoạch của một vùng
nhƣ cao độ đên biển, hệ thống đê vùng cửa sông; nâng cao cốt nền xây dựng; xây dƣng
bản đồ ngập lụt; quy hoạch ngành nghề; quy hoạch khu dân cƣ...
Tác động của sự gia tăng nhiệt độ và lƣợng mƣa cũng nhƣ thời tiết cực đoan
nhƣ mƣa lớn, lũ lụt, sạt lở đất, bão mạnh, hạn hán, xâm nhập mặn làm cho công tác
quy hoạch cần phải có giải pháp thích ứng. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất
là tích hợp, lồng ghép công tác quy hoạch với BĐKH NBD.

11


CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Sơ lƣợc điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện đảo Bạch Long Vĩ
2.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1. Đảo Bạch Long Vĩ
[Nguồn : T điển ách hoa Việt Nam Tập 1 , à Nội, 1995]

BLV là huyện đảo thuộc thành phố Hải Phòng, còn có tên là Phù Thủy Châu
hay đảo Họa Mi, nằm gần giữa VBB, cách cách đảo Hạ Mai 70km, Hòn Dấu, Hải
Phòng 110km và cách mũi Ta Chiao – đảo Hải Nam (Trung Quốc)130km. Diện tích
đảo khi mực triều cao nhất là 1,78 km², khi mực nƣớc biển trung bình (ngang 0m lục

địa) là 2,33 km² và tính đến mực triều thấp nhất là 3,05 km². Chiều dài đảo theo hƣớng
Đông Bắc - Tây Nam khoảng 3km, chiều rộng theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam
khoảng 1,5km và có chu vi khoảng 6,5km. Tọa độ địa lý của BLV khoảng 20º07’35” 20º08’36” vĩ độ Bắc; 107º42’20” - 107º44’15” kinh độ Đông .
2.1.1.2. Địa hình
Đảo BLV có hình dạng giống một tam giác. Bờ phía Tây Nam đảo dài khoảng
1,5km, bờ phía Đông Bắc dài hơn khoảng 2km và bờ phía Tây Bắc đảo dài nhất
khoảng 3km. Điểm nổi bật của cảnh quan đảo nổi là địa hình phân bậc, thực vật nghèo
nàn, phổ biến là trảng cây bụi và trảng cỏ mọc trên các tầng đất mỏng vài chục
centimét, nơi dày nhất cũng chỉ hơn 100 centimét .
Địa hình trên đảo nổi tồn tại có một số bề mặt khá phẳng, góc dốc bề mặt chỉ
vài độ. Các bề mặt đƣợc phân cách nhau bởi các sƣờn dốc hẹp hoặc vách dốc. Phía
Tây của đảo phân bố rộng và góc dốc lớn khoảng 25-30°. Sự khác nhau về địa hình và
thổ nhƣỡng dẫn đến sự phân bố các thảm thực ở các khu vực trên đảo cũng nhƣ cảnh
quan tại khu vực này không có sự tƣơng đồng.
12


Bề mặt cao nhất đảo có chiều dài khoảng 1,3km, rộng khoảng 100m. Độ cao
lớn nhất là: 61,5m ở gần trung tâm đảo, các đỉnh cao lân cận chỉ xấp xỉ khoảng 5060m. Thực vật phát triển ở đây chủ yếu là trảng cỏ và bụi cây.
Khu vực có độ cao 10-15m khá bằng phẳng, phân bố phổ biến ở phía Đông, và
Đông Bắc đảo, phân bố hẹp ở phía Tây Nam và bờ Tây. Góc dốc bề mặt nghiêng 3-8o
từ sƣờn đảo ra phía biển. Độ dày của đất khá mỏng, thoát nƣớc tốt. Thực vật chủ yếu ở
đây có trảng cỏ và cây bụi thấp, chiều cao trung bình 0,5-1,0m với mật độ che phủ lên
tới tới 80-90%, vào mùa khô, do thiếu nƣớc trảng cỏ dễ bị khô héo dễ cháy.
Ở khu vực có độ cao từ 4-6m phân bố chủ yếu ở bờ Đông có diện tích khoảng
7ha, mũi Đông Bắc khoảng 6ha và mũi Tây Nam khoảng 2ha. Góc dốc bề mặt nghiêng
từ 3o đến 8o từ sƣờn đồi ra phía biển. Khu vực này bề mặt tƣơng đối bằng phẳng, độ
cao không lớn, phù hợp cho việc quy hoạch, xây dựng các công trình kiến trúc, khu
nhà ở. Phía Đông đảo, có khu nhà ở của thanh niên xung phong và một số công trình
khác đã đƣợc xây dựng. Thực vật phát triển ở đây là trảng cỏ xen trảng cây bụi thấp

với mật độ phủ lên đến 90%.
Bề mặt cao 1-3m, tạo thành một dải đất gần nhƣ liên tục, phân bố quanh đảo
với độ rộng hẹp ở từng nơi, từng chỗ khác nhau, khu vực rộng nhất là bờ đảo phía
Nam (từ mũi Đông Nam đến mũi Tây Nam) và mũi Đông Bắc. Thảm thực vật ở đây
chủ yếu là trảng cỏ, trảng cây bụi. Cá biệt một số vị trí có địa hình trũng, vào mùa mƣa
thƣờng tích nƣớc và đến cuối mùa khô mới cạn. Trảng cỏ điển hình trên loại đất này
có độ cao trung bình từ 0,5-1,0m che phủ dày đặc gần đạt 100% với các loài cây ƣa ẩm
ƣu thế nhƣ cỏ gừng (Cựa gà) Panicum repens.
Địa hình tích tụ chân đồi cao khoảng 5-10m, nơi đây độ dốc tụ từ trên sƣờn
xuống, bố trí thành dải không liên tục quanh chân đồi. Thực vật phát triển ở đây là
trảng cây bụi cao, gồm có các cây bụi cao và các cây lấy gỗ nhỏ, độ che phủ có mật độ
30-40%. Dƣới tầng này là trảng cây bụi thấp có độ cao nhỏ hơn 2m, độ che phủ khá
dày đặc tới 70-90%, dây leo khá phổ biến. Ở sƣờn bờ phía Tây và Đông Bắc đảo , thực
vật ở đây chủ yếu là phi lao đƣợc trồng với độ cao 4-6m.
Bãi ngập triều (thềm mài mòn) quanh đảo BLV không có diện tích khoảng
1,3km2 tính từ mực triều thấp nhất (0m độ sâu) đến mực triều cao nhất (3,9m/0m độ
sâu). Bãi ngập triều rộng nhất ở phía Đông Nam là 400m, phía Đông Bắc là 350m,
phía Tây Nam là 250m. Bề rộng trung bình của bãi ngập triều ở bờ phía Tây chỉ
13


khoảng 100m và ở phía bờ Đông khoảng 150m.
2.1.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn và hải văn
2.1.2.1. Đặc điểm hí hậu
a) Đặc điểm chung về khí hậu
Khu vực huyện BLV thuộc VBB có khí hậu mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm
có thành hai mùa rõ rệt: Mùa Hè nóng ẩm, mƣa nhiều, thƣờng xuất hiện bão, áp thấp
nhiệt đới, giông v.v. và mùa Đông khô lạnh. Các đặc trƣng khí hậu nhƣ nhiệt độ, độ
ẩm không khí, mƣa, gió luôn biến động theo mùa và theo ngày đêm, đặc biệt là chế độ
nhiệt trong mùa Đông và chế độ mƣa trong mùa hè. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ

tháng 10-11 đến tháng 3-4 năm sau; gió mùa Đông Nam thƣờng xuất hiện từ tháng 4-5
đến tháng 9-10. Theo số liệu quan trắc nhiều năm các tháng 1-2 lạnh nhất. Các thời kỳ
chuyển mùa Đông sang mùa Hè vào các tháng 3-4 và Hè sang Đông vào các tháng 1011. Huyện đảo BLV còn chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của bão và áp thấp nhiệt đới. Hàng
năm trung bình BLV chịu ảnh hƣởng 1-2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới
b) Xu thế biến đổi nhiệt độ không khí
Kết quả quan trắc nhiệt độ tại trạm đảo BLV từ năm 1986 đến 2015 cho thấy nhiệt
độ không khí trung bình năm là 23.8° C; vào các tháng 6, 7 và 8 nhiệt độ trung bình
tháng đều cao hơn 28 độ C; nhiệt độ trung bình tháng thấp dƣới 20°C vào các tháng
12, 1, 2 và 3. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,1°C vào tháng 7, nhiệt độ không
khí cao nhất tuyệt đối đã đo đƣợc là 36°0C vào ngày 19/6/2009. Nhiệt độ không khí
thấp nhất tuyệt đối là 7°C vào ngày 14/2/1975, rất thấp so với nhiệt độ trung bình
tháng thấp nhất vào tháng 1 là 17,4°C. Biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khoảng trên dƣới
5°C. Có một điểm khác là mùa Đông trên đảo BLV thƣờng bắt đầu và kết thúc muộn
hơn so với vùng ven bờ. Biến đổi nhiều năm của nhiệt độ không khí đảo BLV có
những nét cơ bản phù hợp với những quy luật biến động theo mùa của nhiệt độ không
khí ở các vùng ven bờ thuộc phía bắc Việt Nam.

14


Bảng 2.1. Nhiệt độ hông hí °C trung ình tháng trạm Bạch Long Vĩ qua t ng thời ỳ
Tháng

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12

1986-1995

17.8

17.3

19.3

22.4

26.2

28.4


28.9

28.7

27.9

25.2

22.2

19.7

1996-2005

17.8

17.5

19.5

22.8

26.7

28.2

29.2

28.8


27.3

26.1

23.0

19.3

2006-2015

16.7

17.8

19.6

23.1

26.9

29.1

29.1

28.6

27.9

25.9


23.3

19.3

Thời kỳ

[Nguồn: Trung tâm TTDLKTTV]
Nhiệt độ không khí trung bình tháng trong thời kỳ 1986-1995 đạt giá trị lớn
nhất là 28,9°C (tháng 7); thời kỳ 1996-2005 có giá trị lớn nhất 29,2°C (tháng 7). Tuy
nhiên trong khoảng thời gian gần đây (2006-2015), nhiệt độ không khí trung bình
tháng khu vực BLV có giá trị lớn nhất là 29,1°C ở hai tháng 6 và 7 (Bảng 1.1). Ngoài
ra, có thể nhận thấy xu thế biến đổi từ nhiệt độ trung bình tháng qua các thời kỳ mƣời
năm có tăng nhƣng không nhiều 0.1°C/ 10 năm ( 23.7/ 23.8/ 23.9)
o35C
30
25
1986-1995

20

1996-2005

15

2006-2015
10
5
0
1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12 Tháng

Hình 2.2. Sơ đồ xu thế nhiệt độ trung ình tháng qua các giai đoạn ở đảo Bạch Long Vĩ
[Nguồn: Trung tâm TTDLKTTV]
Nhiệt độ trung bình tháng trong nhiều năm dao động trong khoảng 17,4°C29,1°C. Các tháng mùa Hè có nhiệt độ trung bình tháng xấp xỉ 29°C. Các tháng
chuyển tiếp từ mùa Xuân sang mùa Hè có biên độ nhiệt trung bình tháng biến đổi
nhiều hơn các tháng chuyển từ mùa Hè sang mùa Thu. Các tháng mùa Đông có giá trị
nhiệt độ trung bình tháng dao động trong khoảng 17,4°C-19,4°C


15


oC
25.0

24.5

24.0

23.5

23.0

22.5

22.0

1986

năm

2015

Hình 2.3. Nhiệt độ trung ình năm tại Bạch Long Vĩ thời ỳ 1986 – 2015
[Nguồn: Trung tâm TTDLKTTV]
oC
35.0

30.0


TX tb

25.0

T tb
TM tb

20.0

15.0

10.0

Tháng
1

2

3

4

5

6

Hình 2.4. Nhiệt độ trung ình tối cao TX t
TM t


7

8

9

10

11

, trung ình T t

12

và trung ình tối thấp

các tháng tại Bạch Long Vĩ thời ỳ 1986 - 2015
[Nguồn: Trung tâm TTDLKTTV]

Về các giá trị đặc trƣng nhiệt độ không khí trong thời kỳ 1986-2015 của đảo
BLV cho thấy, chênh lệch nhiệt độ trung bình tối cao và trung bình tối thấp của các
tháng dao động từ 3.4 oC đến 4.6 oC, tháng 4 có chênh lệch lớn nhát là 4.6 oC. Nhiệt độ
16


×