Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Chuyên đề: Dạy học “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành theo chủ đề tích hợp vẻ đẹp của con người Việt Nam trong văn xuôi thời chống Mĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 31 trang )

Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
1/ Tên hồ sơ dạy học: Dạy- học tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung
Thành theo chủ đề tích hợp vẻ đẹp của con người Việt Nam trong văn xuôi thời
chống Mĩ (có vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, và
những kiến thức về hội họa, âm nhạc, bảo vệ môi trường)
2/ Mục tiêu dạy học:
a. Kiến thức: Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân và những kiến thức về hội
họa, âm nhạc, bảo vệ môi trường để:
- Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu- biểu tượng của cuộc sống
đau thương nhưng kiên cường và bất diệt
- Cảm nhận hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi tráng về cuộc đời anh
thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí: dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản
cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng
- Nắm được chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật,
giọng điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm
Cụ thể:
+ Vận dụng kiến thức Địa lí để nắm được vị trí địa lí, địa hình của vùng đất
Tây Nguyên. Kiến thức này giúp HS hiểu hơn cuộc sống gắn bó với núi rừng của
những nhân vật trong tác phẩm ( Tích hợp bộ môn Địa lí )
+ Vận dụng kiến thức lịch sử: +)Đầu năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” mà Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam đứng trước nguy cơ thất bại hoàn
toàn. Để cứu vãn tình thế, giữa năm 1965 Nhà Trắng đã thay đổi chiến lược, chuyển
sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và
quân đồng minh Mỹ cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh vào trực tiếp tham
chiến ở miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và
hải quân ở miền Bắc. Cả nước đang sục sôi không đánh Mĩ, dân tộc ta đứng trước
trận chiến một mất một còn để bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ quyền sống.. Kiến thức
này giúp học sinh hiểu rõ hơn về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. ( Tích hợp bộ môn
Lịch sử )


+ Sau hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm 2 miền. Cách mạng
miền Nam rơi vào thời kì đen tối.Trong những năm 1957-1959, Mĩ-Diệm tăng
cường khủng bố đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng:đề ra đạo luật 10/59,
đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, thẳng tay tàn sát những người yêu nước của ta.
Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam đòi hỏi cần phải có những biện pháp quyết
liệt để đưa cách mạng thoát khỏi thời kì khó khăn, thử thách.Trước tình hình đó,
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959) đã quyết định để nhân dân miền
Nam sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ chínhquyền Mĩ- Diệm. Ngày 17/1/1960,
cuộc "Đồng khởi" nổ ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc
huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Sau đó phong trào nhanh chóng lan rộng ra toàn tỉnh
Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn của chính quyền địch.Từ Bến Tre, phong trào lan
rộng
ra
khắp
Nam
Bộ,
Tây
Nguyên

Nam Trung Bộ. Đến năm 1960, cách mạng đã làm chủ được nhiều thôn, xã thuộc ở
Nam Bộ, ven biển Trung bộ và Tây Nguyên. KIến thức này giúp HS hiểu được bối
1


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

cảnh lịch sử mà tác phẩm phản ánh. Qua đó thấy được tội ác của Mĩ và chính quyền
tay sai. Đồng thời, thấy được tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường, lòng yêu
nước nồng nàn của đồng bào Tây Nguyên. (Tích hợp bộ môn Lịch sử )
+ Vận dụng kiến thức hội họa, âm nhạc để cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của hình

tượng rừng xà nu và vẻ đẹp của con người Tây Nguyên( Tích hợp bộ môn Hội họa,
Âm nhạc )
+ Từ hình tượng nhân vật Tnú (và một số nhân vật trong tác phẩm) là hình
tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp thanh niên Việt Nam trong thời kì chống Mĩ , GV hướng
dẫn HS làm rõ trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện
nay.Từ đó giúp HS tiếp xúc với dạng đề bài NLXH từ một vấn đề văn học (Tích
hợp bộ môn Giáo dục công dân, tích hợp phân môn Đọc văn với phân môn Làm
văn)
+ Khi đọc hiểu văn bản “Rừng xà nu”, GV hướng dẫn, khơi gợi, dẫn dắt để
từ việc cảm nhận vẻ đẹp của rừng xà nu trong tác phẩm, liên hệ đến ý thức bảo vệ
môi trường: Trong tác phẩm, rừng như là biểu tượng che chở cho dân làng, cùng
dân làng đánh giặc,…Ông cha ta thường nói “Rừng vàng biển bạc”, chính vì vậy,
chúng ta ra sức bảo vệ rừng, phủ xanh đồi trống, trồng thêm cây xanh và không
được chặt phá rừng. Trong thời chiến, rừng cùng con người đánh giặc, che chở cho
nhân dân. Thời bình, rừng ngăn lũ lụt, cung cấp bóng mát và khí CO2 Hãy bảo vệ
rừng, rừng là lá phổi, là cuộc sống của chúng ta.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Lịch sử,
Giáo dục công dân và những kiến thức về hội họa, âm nhạc, bảo vệ môi trường để
đọc hiểu tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, kĩ năng học tập theo hướng tích hợp
liên môn để khắc sâu kiến thức: Chỉ cần học một môn, một bài là có thể nắm vững
và nhớ lâu hơn những kiến thức ở các môn học khác có liên quan.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức đọc văn vào giải quyết một
đề bài NLXH; kĩ năng tổng hợp kiến thức theo một chủ đề để phân tích, so sánh,
nâng cao.
c. Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức trách nhiệm
của bản thân trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay. ( Đó chính là mối quan hệ
giữa văn học và đời sống, là chức năng của văn học- Một kiến thức thuộc phân môn

Lý luận văn học )
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho HS: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy
sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng vận dụng tổng hợp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng
phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng thuyết trình trước đám đông
3/ Đối tượng dạy học của bài học:
- Số lượng học sinh: 34 em- Lớp: 12B5 - Khối: 12
- Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học:
Dự án mà tôi thực hiện là một bài đọc văn lớp 12 theo chủ đề tích hợp: Vẻ
đẹp của con người Việt Nam trong văn xuôi thời chống Mĩ” . Học sinh có những

2


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

thuận lợi là các em đã được học và được đọc một số tác phẩm văn xuôi khác có liên
quan đến chủ đề này nên rất thuận tiện trong quá trình cảm nhận.
4/ Ý nghĩa của bài học:
* Ý nghĩa, vai trò của bài học đối với thực tiễn dạy học:
Qua thực tế quá trình dạy học, tôi nhận thấy rằng:
- Dạy học theo chủ đề tích hợp là một việc làm rất thiết thực, có ý nghĩa theo
định hướng phát huy năng lực của HS và phát huy được sự sáng tạo của GV trong
việc đổi mới phương pháp dạy học ( Dạy học một bài nhưng GV có thể giúp HS xâu
chuỗi những bài học khác có cùng một chủ đề để các em có điều kiện so sánh nhằm
khắc sâu kiến thức)
- Việc tích hợp kiến thức các môn học vào học môn Ngữ văn là hết sức cần
thiết. Điều đó đòi hỏi người GV bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn
mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ
chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn Ngữ
văn một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời, giáo viên không chỉ áp dụng

việc dạy học theo chủ đề và tích hợp liên môn cho một tiết dạy hay một bài dạy mà
còn áp dụng được cho nhiều tiết dạy học khác trong chương trình Ngữ văn THPT.
- Mặt khác, tôi nhận thấy rằng: Được học những bài học theo chủ đề tích hợp
này sẽ giúp HS hứng thú hơn, hệ thống hóa kiến thức một cách nhanh chóng, hiểu
sâu rộng hơn những vấn đề đã đặt ra trong bài học. Và trên cơ sở đó, giúp các em
nhớ lại các kiến thức đã học và nắm bài những môn khác tốt hơn.
* Ý nghĩa, vai trò của bài học đối với thực tiễn đời sống xã hội:
- Dạy học theo chủ đề tích hợp sẽ giúp HS phát triển năng lực giải quyết
những vấn đề phức tạp đồng thời làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối
với học sinh so với các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẻ..
- Học xong tác phẩm “Rừng xà nu”, không những HS có kiến thức hiểu biết
về những nhà văn Nguyễn Trung Thành gửi gắm trong tác phẩm mà các em còn
hình dung được vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa sinh hoạt đời thường và hình ảnh chiến
đấu của những con người xứ sở cồng chiêng. Trí tưởng tượng của các em sẽ phong
phú hơn khi tự mình phác họa những nét vẽ về hình ảnh rừng xà nu và hình ảnh Tnú
trong đoạn cao trào của tác phẩm. Và điều quan trọng là từ lòng yêu nước, tinh thần
chiến đấu và căm thù giặc sâu sắc của các nhân vật trong tác phẩm, các em đã xác
định được cho mình trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện
nay.
- Trong thực tế, tôi nhận thấy khi soạn bài dạy học theo chủ đề tích hợp, có
vận dụng kiến thức liên môn sẽ giúp GV tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn
những vấn đề đặt ra trong bài dạy. Từ đó, giáo viên có vốn hiểu biết phong phú hơn,
tổ chức, hướng dẫn học sinh trong quá trình dạy học sẽ linh hoạt hơn, sinh động
hơn.
5/ Thiết bị dạy học. học liệu:
Giáo viên:

3



Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

- Giáo án viết tay và giáo án trình chiếu, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ
năng, tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh”
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học có liên quan đến công nghệ thông tin
- Máy tính, màn hình tivi
- Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học của bài học: Các đoạn video về
chiến tranh cục bộ, phong trào Đồng khởi; nhạc phẩm: “Tình ca Tây Nguyên” của
nhạc sĩ Hoàng Vân, các hình ảnh minh họa: chân dung nhà văn Nguyễn Trung
Thành, bản đồ địa lí Việt Nam, các sơ đồ khác có liên quan đến bài dạy.
Học sinh:
-Vở ghi, vở soạn, tranh ảnh tự vẽ về tác phẩm “Rừng xà nu”. Phần trình bày
dự án của các nhóm. Đọc lại một số tác phẩm: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn
Quang Sáng, “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, “Những đứa con trong
gia đình” của Nguyễn Thi, “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu.
-Nhóm diễn xuất tiến hành tập diễn đoạn cao trào: Tnú không cứu sống vợ
con, mười đầu ngón tay Tnú bốc cháy ( chỉ mang tính minh họa), dân làng nổi dậy
(Phân công vai rõ ràng, phù hợp)
6/ Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Hình thức tổ chức dạy học:
- Sử dụng bảng đen kết hợp tivi
- Sắp xếp phòng học hình chữ U, HS ngồi theo nhóm có trang trí biển hiệu tên của
nhóm mình. HS trang trí những bức tranh tự vẽ của các nhóm hình ảnh rừng xà nu
và hình ảnh Tnú và dân làng trong đoạn cao trào trong phòng học để tạo không khí
tiếp nhận bài thơ.
* Hoạt động 1: Giới thiệu vào bài:
(HS giới thiệu bài học để rèn luyện kĩ năng trình bày trước đám đông)
* Bài mới: GV giới thiệu cấu trúc bài học trên máy chiếu (Bài học được học trong 2
tiết)

Tiết 1:
* Hoạt động 2:I. Tìm hiểu chung:
Trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà qua nhiều
kênh thông tin khác nhau, học sinh đưa ra
những ý cơ bản nhất về tác giả, tác phẩm.
GV giao quyền điều hành cho lớp trưởng tổ
chức giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung
Thành. Lớp trưởng mở đoạn video giới
thiệu về tác giả.Một HS trình bày, các HS
khác nhận xét, bổ sung. GV chốt ý:
1. Tác giả (sinh năm 1932)
- Cuộc đời (Sgk)

4


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

- Là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống

- Gắn bó sâu nặng với mảnh đất Tây Nguyên
- Phong cách nghệ thuật:
+ Viết về những vấn đề trọng đại, thiêng liêng của dân tộc
+ Tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+ Nhân vật chính: những con người anh hùng
+ Giọng văn: hùng tráng, trữ tình, suy tư
2. Tác phẩm “Rừng xà nu”
a) Hoàn cảnh sáng tác: HS trình bày hoàn cảnh sáng tác tác phẩm; GV hướng
dẫn HS bổ sung, khái quát ý chính:
Năm 1965: Mĩ tấn công ồ ạt miền Nam -> cả nước sục sôi không khí đánh Mĩ

PV: Tác phẩm ra đời vào năm 1965. Lịch sử Việt Nam thời kì này giúp gì cho em
trong việc nắm rõ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? ( HS trả lời; GV bổ sung, định
hướng khái quát: Đầu năm 1965 Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh
phá ác liệt miền Bắc. Nguyễn Trung Thành và các nhà văn cùng thời muốn viết
“ Hịch thời đánh Mĩ”. “Rừng xà nu” được viết đúng vào thời điểm mà cả nước ta
trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của
chiến trường miền Trung Trung bộ. )-> ( Tích hợp môn Lịch sử )
*GV lưu ý bối cảnh lịch sử tác phẩm phản ánh: Mặc dù ra đời năm 1965 nhưng bối
cảnh lịch sử mà tác phẩm phản ánh 1960 (cụ thể là cuộc nổi dậy của đồng bào Tây
Nguyên trong thời kì Đồng khởi)
PV: Năm 1960, cách mạng miền Nam gắn với sự kiện nào? (HS trả lời; GV bổ
sung, định hướng khái quát: Ngày 17/1/1960, cuộc "Đồng khởi" nổ ra ở ba xã điểm
là Định Thủy, Phước HIệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Sau đó
phong trào nhanh chóng lan rộng ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn của
chính quyền địch.Từ Bến Tre, phong trào lan rộng ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên
và Nam Trung Bộ. Đến năm 1960, cách mạng đã làm chủ được nhiều thôn, xã
thuộc ở Nam Bộ, ven biển Trung bộ và Tây Nguyên -> (Tích hợp bộ môn Lịch sử)
PV: Em hãy xác định vị trí địa lí vùng Tây Nguyên trên bản đồ địa lí VN? ( Câu hỏi
này giúp HS hình dung và nhớ lại kiến thức đã học về bộ môn địa lí: về các vị trí
địa lí trên bản đồ Việt Nam. GV trình chiếu bản đồ Việt Nam)-> ( Tích hợp bộ môn
địa lí )

5


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

b) Đọc- tóm tắt tác phẩm
6



Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

GV mời 1->2 HS chọn đọc một vài đoạn tiêu biểu kết hợp đọc mẫu. GV nhận xét
giọng đọc của HS
Yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm. GV nhận xét, minh họa bằng sơ đồ tư duy:

* Hoạt động 3: II. Đọc hiểu chi tiết văn bản:
1/ Ý nghĩa nhan đề “Rừng xà nu”
PV: Vì sao tác giả không đặt tên tác phẩm là Cây xà nu, Làng Xôman hoặc Câu
chuyện về Tnú mà lấy nhan đề là “Rừng xà nu”?
HS thảo luận nhanh theo từng bàn, đưa ra ý kiến
GV chốt ý bằng sơ đồ:

2/ Hình tượng rừng xà nu
GV chia lớp thành 4 nhóm: Các em đã tự đặt tên cho nhóm mình sao cho phù hợp
với nội dung bài học, tạo ấn tượng để nhớ kiến thức lâu hơn. Các nhóm tự đặt tên
là: “Sắc xà nu”, “Dáng xà nu”, “Hương xà nu” , “Lửa xà nu” và GV đã giao

7


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

việc về nhà cho các em thông qua phiếu học tập. Cá nhân HS soạn bài- GV kiểm
tra. Sau đó GV hướng dẫn HS làm việc nhóm ở nhà qua việc chuẩn bị dự án ( Dự
án được chuẩn bị trước 2 tuần. Đầu tuần 1: GV kiểm tra vở soạn cá nhân theo
phần chuẩn bị ở phiếu học tập. Cuối tuần 1: GV duyệt nội dung dự án của các
nhóm. Đầu tuần 2: GV yêu cầu các nhóm trao đổi dự án cho nhau để chuẩn bị câu
hỏi phản biện. Cuối tuần 2: GV kiểm tra sản phẩm của HS lần cuối cùng trước khi

trình bày chính thức ở lớp )
*Lên lớp:
Nhóm “Sắc xà nu” trình bày dự án định hướng đọc- hiểu hình tượng rừng xà nu
trên máy chiếu ( Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, phản biện) --> Các nhóm tranh
luận. GV chốt ý.

a/ Vẻ đẹp thực:
- Màu sắc: ngọn xanh rờn,
- Hương thơm: thơm ngào ngạt, thơm mỡ màng
- Hình dáng: hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời
- Bản tính: Ham ánh sáng
- Sinh trưởng: nhanh, khỏe, mọc tầng tầng lớp lớp
 Hùng tráng, đẫm tố chất núi rừng, mang hương vị Tây Nguyên-> Tình yêu
thiên nhiên của tác giả.
b/ Vẻ đẹp biểu tượng
- Biểu tượng cho những nỗi đau thương uất hận của người dân làng Xôman
(bị thương, chặt ngang nửa thân mình, đổ ào ào, từng cục máu lớn,…)
- Biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, bất khuất, kiên cường, phẩm chất tốt đẹp
của con người Việt Nam:
8


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

+ Sức sống bền bỉ, dẻo dai (cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con
mọc lên, đạn đại bác không giết nổi chúng, vết thương chúng chóng lành,…)
+ Sự tiếp nối các thế hệ( cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc
lên, thay thế những cây đã ngã)
+ Khát khao ánh sáng cũng giống như người dân làng Xôman khát khao ánh
sáng lí tưởng

c/ Vẻ đẹp nổi bật xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm
- Điệp khúc xanh trải dài bất tận từ đầu đến cuối tác phẩm
- Gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người Tây Nguyên
- Tham gia vào các sự kiện trọng đại của dân làng Xôman
d/ Nghệ thuật khắc họa hình tượng Rừng xà nu (Từ bao quát đến cụ thể, phối hợp
nhiều giác quan, miêu tả với nhiều tầng nghĩa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, chiếu ứng)

GV tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường: Trong tác phẩm, rừng như là biểu tượng
che chở cho dân làng, cùng dân làng đánh giặc,…Vậy chúng ta cần phải làm gì đề
bảo vệ rừng?
HS:Chúng ta ra sức bảo vệ rừng, phủ xanh đồi trống, trồng thêm cây xanh và
không được chặt phá rừng. Hãy bảo vệ rừng, rừng là lá phổi, là cuộc sống của
chúng ta.
Hết tiết 1
Tiết 2:
3/ Hình tượng con người Tây Nguyên
a/Nhân vật Tnú :

9


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

GV tiến hành cho các em diễn đoạn cao trào: Tnú chứng kiến cảnh mẹ con Mai bị
đánh, Tnú không cứu sống vợ con, 10 ngón tay Tnú bị bốc cháy và dân làng Xôman
nổi dậy (HS đã tập luyện từ trước, thời gian: 5 phút)-> Hình thức “sân khấu hóa tác
phẩm” sẽ tạo hứng thú cho các em trong việc tiếp nhận bài học và đưa tác phẩm
đến gần hơn với các em.
Nhóm “Dáng xà nu” trình bày dự án đọc hiểu về hình tượng nhân vật Tnú. Các
nhóm khác đặt câu hỏi phản biện, tranh luận. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:

- Tnú là người gan góc, dũng cảm , mưu trí (dẫn chứng)
- Là người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng( dẫn
chứng)
- Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc( dẫn chứng)
Tiêu biểu cho phẩm chất của con người Tây Nguyên và vẻ đẹp của thanh niên
Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ
- Câu chuyện bi tráng của cuộc đời của Tnú là sự thể hiện đầy đủ nhất cho
chân lí của lịch sử: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”-> Dùng
bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng
Chi tiết: mười ngón tay bốc cháy của Tnú: Ngọn lửa trên mười ngón tay Tnú thổi
bùng lên thành cuộc đồng khởi làm rung chuyển núi rừng
*Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
-Xây dựng nhân vật bằng cảm hứng sử thi (không gian, thời gian, giọng kể)
-Khắc họa nhân vật qua các hình ảnh mang tính biểu tượng (đôi mắt, bàn tay Tnú)
Gan góc, dũng cảm , mưu trí
Tnú
Kỉ luật cao, trung thành với cách mạng
Chân lí thời đại
trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc
Câu chuyện bi tráng về cuộc đời
b/ Các nhân vật khác (Cụ Mết, Mai, Dít, Heng): Nhóm “ Dáng xà nu” trình bày
dự án đọc hiểu về các nhân vật Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng
*Cụ Mết:
- Ngoại hình ( quắc thước, ngực căng, bàn tay nặng trịch , giọng nói ồ ồ,…)
=> Nhân vật hiển hiện như một sự sống vững bền, như một cây xà nu đại thụ
- Tính cách ( yêu làng yêu nước, có ý thức giáo dục truyền thống cách mạng, bình
tĩnh, giàu tình yêu thương,…)
=> Mang nét đặc trưng của già làng Tây Nguyên, là hình ảnh mang tính biểu trưng
cho nguồn cội, cho thế hệ những lớp cha anh với truyền thống anh hùng.
*Mai- Dít

- Mai: Sớm giác ngộ cách mạng, lớn lên trở thành người con gái dịu dàng, đầy tình
thương yêu, không chịu khuât phục trước kẻ thù
- Dít: (là sự hiện thân và tiếp nối của Mai) Cô gái cứng cỏi, nghiêm khắc nhưng
giàu tình cảm
10


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

- Bé Heng: Hồn nhiên, vui tươi, háo hức làm cách mạng-> thế hệ “xà nu con” nối
tiếp truyền thống anh hùng
(Gv khái quát: Hình ảnh tập thể dân làng Xôman: Lớp cha trước lớp con sau- Đã
thành đồng chí chung câu quân hành”)
GV tích hợp môn Giáo dục công dân, giúp HS tiếp cận với dạng đề bài NLXH từ
một vấn đề văn học: Các nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật Tnú là những
hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kì chống Mĩ. Từ
vẻ đẹp đó, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc bảo vệ
Tổ quốc hiện nay?
* Hoạt động 4: Tích hợp dạy học theo chủ đề:
Chủ đề: Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong văn xuôi thời chống Mĩ”
* GV giới thiệu nhóm “Lửa xà nu” trình bày dự án : Vẻ đẹp của con người Việt
Nam trong văn xuôi thời chống Mĩ”-> ( Tích hợp dạy học theo chủ đề ) Các nhóm
khác nhận xét, bổ sung, phản biện
Tích hợp với các tác phẩm đã được học và đã đọc: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn
Quang Sáng (1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ), “Những đứa con
trong gia đình” của Nguyễn Thi (1966 khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ
Quân giải phóng), “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu ( xuất bản
1970), “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (1971, lúc cuộc kháng chiến
chống Mĩ diễn ra ác liệt).
- Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia

đình, của quê hương, của dân tộc
- Những đau thương, mất mát mà kẻ thù gây ra cho họ tiêu biểu cho đau
thương, mất mát của cả dân tộc
- Họ là những người có lòng căm thù giặc sâu sắc, chiến đầu bằng sức mạnh
của lòng căm thù
- Mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, kiên cường , dũng cảm trong chiến
đấu
 Biểu hiện cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Sinh ra từ truyền
thống bất khuất

Anh
hùng, bất
khuất,
kiến
cường

Vẻ đẹp của
con người
VN trong
văn xuôi
chống Mĩ
Lòng căm thù giặc

11
sâu sắc

Mang
những
nỗi đau

thương,
mất mát


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

CHỦ NGHĨA ANH HÙNG CÁCH MẠNG
* Hoạt động 5: III. Tổng kết:
*GV gọi một HS trình bày những nét chính về nội dung, nghệ thuật. GV chốt
kiến thức
1. Nghệ thuật:
- Bút pháp nghệ thuật mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+Lối trần thuật
+ Khắc họa thành công hình tượng rừng xà nu
+ Chân dung nhân vật vừa có nét cá tính vừa có phẩm chất khái quát
+Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu trang trọng, đầy chất thơ
2.Nội dung
- Vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu
- Vẻ đẹp tập thể dân làng Xôman
3. Chủ đề:
Ngợi ca tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung và khẳng định chân lí
của thời đại: con đường tất yếu phải đứng lên đấu tranh giải phóng quê hương đó
là cùng nhau cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
* Hoạt động 6: Củng cố:
So sánh hình tượng nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” và nhân vật Việt trong “
Những đứa con trong gia đình”. Từ đó làm bật lên vẻ đẹp của thanh niên Việt Nam
trong những năm chống Mĩ. Liên hệ trách nhiệm bản thân.
*Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài ở nhà:
Học bài cũ

- Đọc kĩ lại tác phẩm, tóm tắt văn bản, đọc thuộc lòng một số đoạn tiêu biểu
- Nắm vững nội dung bài học
- Hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy
Chuẩn bị bài mới
- Soạn đọc thêm: Bắt sấu ở rừng U Minh Hạ ( Sơn Nam)
Nhóm 1: câu 1- Nhóm 2: câu 2- Nhóm 3: câu 3- Nhóm 4: câu 4
*GV nhận xét, đánh giá chung về giờ học:
- HS chuẩn bị bài chu đáo:
+Phần soạn bài cá nhân đầy đủ, làm việc nhóm ở nhà rất tốt. Các nhóm vẽ tranh
tương đối đẹp
+Các nhóm trình bày dự án và phản biện đảm bảo yêu cầu, hiệu quả
+Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất nhưng nhóm được giao đã hoàn
thành khá tốt yêu cầu, tạo không khí hứng thú cho lớp học
*Rút kinh nghiệm: Phần tranh luận giữa các nhóm cần ngắn gọn hơn
7/ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra
15 phút ( Kiểm tra ở tiết học của ngày học tiếp theo)
* Đề: Câu 1: ( 2đ ) Nêu chủ đề của tác phẩm “Rừng xà nu”
12


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

Câu 2: ( 3đ ) Kể tên 3 truyện ngắn của 3 nhà văn cùng thời viết về đề tài
kháng chiến chống Mĩ?
Câu 3: (5đ) Trình bày vẻ đẹp của con người Việt Nam qua các tác phẩm văn
xuôi thời chống Mĩ
Yêu cầu cần đạt:
Câu 1: Ngợi ca tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung và khẳng định
chân lí của thời đại: con đường tất yếu phải đứng lên đấu tranh giải phóng quê

hương đó là cùng nhau cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
Câu 2: Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, “Những ngôi sao xa xôi”
của Lê Minh Khuê, “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi,
Câu 3:
- Họ đều là những người con được sinh ra từ truyền thống bất khuất của gia
đình, của quê hương, của dân tộc
- Những đau thương, mất mát mà kẻ thù gây ra cho họ tiêu biểu cho đau
thương, mất mát của cả dân tộc
- Họ là những người có lòng căm thù giặc sâu sắc, chiến đầu bằng sức mạnh
của lòng căm thù
- Mang phẩm chất anh hùng, bất khuất, kiên cường , dũng cảm trong chiến đấu
Các lớp kiểm tra: 12B5 và 12B4 của trường THPT Nguyễn Huệ
Kết quả kiểm tra:

SỐ

GIỎI

KHÁ

TRUNG
BÌNH

YẾU

SL

TL(%) SL

TL(%) SL


TL(%) SL

TL(%)

12b4 33

0

0

8

24,2

14

42,4

11

33,4

12b5 34

15

44,1

9


26,5

10

29,4

0

0

* Nhận xét:
Nhìn vào bảng kết quả kiểm tra, tôi nhận thấy rằng:
Cũng dùng đề này nhưng kiểm tra ở lớp 12B4 ( Lớp không được học theo hình thức
đổi mới), tôi thu được kết quả thấp hơn nhiều so với lớp 12B5( Lớp được dạy- học
theo hình thức đổi mới: “Dạy -học theo chủ đề tích hợp”)
- Từ đó, bản thân tôi rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng
dạy đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy- học và hình thức dạy- học. “Dạyhọc theo chủ đề tích hợp” là một hình thức mới gây hứng thú cho học sinh, phát
huy được năng lực của các em và thu lại được kết quả cao hơn rất nhiều so với cách
dạy- học bình thường như trước đây. Bản thân tôi sẽ tiếp tục vận dụng hình thức
dạy- học này với nhiều bài học tiếp theo trong 3 khối lớp ở trường THPT.

13


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

8/ Các sản phẩm của học sinh:
Lớp 12B5


lớp 12B4

14


Chuyờn t- GV: Nguyn Th Phng

Tit 71: c vn

CHIC THUYN NGOI XA
Nguyn Minh Chõu

I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
+ Giúp HS:
- Cm nhn c nhng chiờm nghim sõu sc ca nh vn v cuc i v con ngi: Mi
ngi trờn cừi i, nht l ngi ngh s, khụng nờn nhỡn i v nhỡn ngi mt cỏch n
gin, trỏi li cn phi nhỡn nhn cuc sng v con ngi mt cỏch sõu sc, nhiu chiu
-Thy c nột c sc ngh thut ca tỏc phm: tỡnh hung truyn c ỏo mang ý ngha
phỏt hin, khỏm phỏ v i sng, ngụn ng linh hot sỏng to.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tự đọc- tự học một cách chủ động, sáng tạo truyện
ngắn hiện đại.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có quan niệm đúng đắn về nghệ thuật chân chính.
- Có cái nhìn đa diện và sâu sắc về cuộc đời và con ngời.
4. Cac nng lc:
- Nng lc c sỏng to, i thoi, nờu vn , bỡnh ging, tho lun nhúm.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên:

- SGK, giáo án.
- Tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh hoạ.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, vở soạn.
III. QU TRèNH T CHC CC HOT NG CHO HC SINH

1. Cỏc hot ng u gi
Hot ng 1:
Cõu 1: in t cũn thiu vo cõu sau
.thuc trong s nhng ngi m ng tinh anh v ti nng nht ca
vn hc ta hin nay

15


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

Câu 2: Ở lớp 9 các em đã được học tác phẩm nào của nhà văn Nguyễn Minh Châu?
A. Mảnh trăng cuối rừng.
B. Chiếc thuyền ngoài xa.
C. Bến quê
D. Cỏ lau.

2. Nội dung bài học
Hoạt động 2
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Tác giả, tác phẩm, tóm tắt tác phẩm, nêu bố cục
- Kĩ năng: Quan sát, tổng hợp, hoạt động cặp đôi.
- Thái độ (giá trị): Nghiên cứu, học tập nghiêm túc.
- Định hướng hình thành năng lực: Năng tự học, năng lực quan sát, làm việc cá

nhân, năng lực ngôn ngữ (thuyết trình).
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Tổ chức và điều khiển hoạt động cặp đôi, vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận, tìm hiểu kiến thức, theo dõi kiến
thức trên bảng
(4) Phương tiện dạy học: SGK, trình chiếu.

Ho¹t ®éng cña GV và HS

Nội dung chính
- GV: Häc sinh tù ®äc phần tiểu I. Tìm hiểu chung
dẫn SGK trang 69 và trả lời câu hỏi
sau?
Câu 1:Giới thiệu vài nét về tác giả
Nguyễn Minh Châu?
Câu 2 : Tác phẩm chính, vị trí, phong
cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu?
Câu 3: Nêu xuất xứ, tóm tắt và xác định
bố cục tác phẩm?
- GV: Yêu cầu hs làm việc cá nhân, sau
đó thảo luận cặp đôi, viết nội dung ra giấy
nháp, bảng nhỏ đen.

1. Tác giả( 1930 – 1989)

- HS: Đại diện cặp trình bày kết quả thảo

16


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng


- Quê: Quỳnh Lưu – Nghệ An
- Năm 1950 ra nhập quân đội.
Các cặp nhận xét, bổ sung.
- Năm 1962 chuyển sang hoạt động
văn nghệ và trở thành nhà văn quân đội
- GV quan sát, nhận xét, chuẩn xác kiến
- Sự nghiệp sánh tác
thức
- Tác phẩm chính:
Tiểu
Truyện
Tiểu
thuyết
ngắn
thuyết viết
cho thiếu
nhi..
Cửa - Bến quê - Từ giã
sông- 1967 – 1985
tuổi thơ- Dấu chân Chiếc 1974
người
thuyền
- Những
línhngoài xa ngày lưu
1972...
1987
lạc- 1981..
- Cỏ lau
1989

luận,

- Vị trí: Là cây bút tiên phong của văn
học Việt nam thời kỳ đổi mới.
- Phong cách nghệ thuật:
+ Trước 1975: là ngòi bút sử thi có
khuynh hướng chữ tình lãng mạn.
+ Sau 1975( đầu 1980) chuyển sang
cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo
đức và triết lí nhân sinh.
- Năm 2000 nhận giải thưởng Hồ Chí
Minh về văn học nghệ thuật
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Viết 1983 in trong tập
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
xuất bản năm 1987.
- Tóm tắt tác phẩm: ( theo sơ đồ)
- Bố cục:
+ Đoại 1: từ đầu đến “ chiếc thuyền
lưới vó biến mất”: Hai phát hiện của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
+ Đoạn 2: từ “đây là lần thứ hai”...đến
“ sóng gió giữa phá”: Câu chuyện của
người đàn bà hàng chài.
+ Đoạn 3 (còn lại): Tấm ảnh được
17


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng


chọn trong “bộ lịch năm ấy”.
Hoạt động 3
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Hai phát hiện trái ngược nhau của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng
- Kĩ năng: Quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, hoạt động nhóm, thuyết trình.
- Thái độ (giá trị): Nghiên cứu, học tập nghiêm túc.
- Định hướng hình thành năng lực: Năng tự học, năng lực quan sát, làm việc nhóm,
năng lực ngôn ngữ (thuyết trình).
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Tổ chức và điều khiển hoạt động nhóm, vấn
đáp,thuyết trình...
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận, tìm hiểu kiến thức, theo dõi kiến
thức trên bảng
(4) Phương tiện dạy học: SGK, bảng phụ

Ho¹t ®éng cña GV và HS
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Nhóm 1,2 làm phát hiện
thứ nhất
- Nhóm 3,4 làm phát hiện
thứ 2
- Cái nhóm trao đổi bài
làm, nhận xét, chấm
điểm.
Câu hỏi nhóm 1,2:

Nội dung chính
II. Đọc hiểu
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp
ảnh Phùng
a. Phát hiện thứ nhất: chiếc thuyền ở ngoài

xa.
Cảnh bình minh trên biển:

Câu 1: Cảnh bình minh trên
biển có màu sắc, hình ảnh,
đường nét như thế nào? Nhận
xét về cảnh ấy?
Câu 2: Trạng thái, hành động
và cảm nhận của NS Phùng về
bức tranh đó?
- HS thảo luận, đại diện
nhóm trình bầy.
- GV nhận xét chốt kiến - Màu sắc : Bầu sương mù trắng như
thức.
sữa có pha đôi chút màu hồng hồng.
- Hình ảnh : chiếc thuyền lưới vó với
vài bóng người lớn lẫn trẻ con.

18


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

- Đường nét, ánh sáng hài hoà và
đẹp.

GV: Có lẽ suốt 1 đời cầm …

→ một cảnh đắt trời cho, một bức
họa diệu kỳ, sản phẩm quý hiếm

của hóa công.
Nghệ sĩ Phùng
+ Trạng thái: bối rối, trong tim như
có gì bóp thắt lại.
+ Hành động: Bấm một hồi liên
thanh hết một phần tư thước phim.
- Cảm nhận
+ Một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn
bích.
+ Bản thân cái đẹp chính là đạo
đức; khám phá thấy chân chân lí
của sự toàn thiện,khám phá thấy cái
khoảnh khắc trong ngần của tâm
hồn.
+ Khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập
tâm hồn.
=> Cái đẹp có thể làm rung động,
làm tâm hồn được thanh lọc và
hạnh phúc.
Nhận xét: bức tranh thiên nhiên
tuyệt đẹp, diệu kì.
b. Phát hiện thứ hai: Chiếc thuyền vào gần bờ

Câu hỏi nhóm 3,4:
CH: Em cho biết ngoại hình,
dáng vẻ, hành động của người
đàn bà, người đàn ông? Từ đó
nhận xét về họ?
CH: Phác có hành động, cử
chỉ như thế nào đối với cha,

19


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

mẹ? Em nhận xét về cách cư xử
của Phác?
CH: Nghệ sỹ Phùng đã có
những hành động, thái độ như
thế nào? Vì sao?
- HS thảo luận, đại diện
nhóm trình bầy.
- GV nhận xét chốt kiến
thức.

Vì- Phùng không ngờ răng
đằng sau cái đẹp lại có cái xấu,
cái ác ngư trị.

Biểu
hiện

Người Người
đàn bà đàn
ông

Ngoại
Cao
hình lớn,xấu
xí, thô

kệch

GV Giả sử đảo vị trí 2 phát
phát cho nhau có được không?
Vì sao?

Phác(
con)

Nghệ

Phùng

Với
cha

- ngạc
nhiên
đứng

mồm
ra nhìn

Lưng
rộng,
tóc tổ
quạ,
chân
chữ
bát,lông

mày
cháy
nắng
mày

Dáng
Mệt Độc giữ
vẻ
mỏi
như
thiếu
ngủ
Thái
độ,
hành
động

20

Nhẫn
nhục
không
kêu,
không
chống
trả,
không
chạy
trốn.


Rút thắt
lưng
quật tới
tấp vào
lưng
người
đàn bà ,
vừa
đánh
vừa
nguyền
rủa
bằng
cái
giọng

Giằng
chiếc
thắt
lưng,
dướn
thẳng
người
vung
chiếc
khoá
sắt
quật

- vứt

chiếc
máy
ảnh
xuống
chạy
nhào
tới để


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

đau đớn vào
giữa
ngực.

can
ngăn.

Với
mẹ
Lặng lẽ
đưa
taykhẽ
sờ trên
khuôn
mặt mẹ

Nhận
xét


Cam
chịu
nhẫn
nhục,
khổ
đau

CH: Qua 2 phát hiện nhà văn
muốn gửi tới bạn đọc những
nhận thức mới gì về nghệ thuật
và cuộc đời?
GV Bình…

tàn ác,
dã man
như
một con
thú dữ

Căm
ghét
cha,
yêu
thương
mẹ,một
đứa trẻ
bất
hạnh

Lần

đầu
tiên
trong
đời
nhìn
thấy
cảnh
tượng
ấy.

* Nhận thức mới:
+ Hiện thực cuộc sống còn quá nhiều những
nỗi khổ đau, bất hạnh.
+ Cuộc sống không đơn giản,mà chứa nhiều
nghịch lí, luôn tồn tại mặt đối lập tốt xấu,
thiện ác.
+ Hãy nhìn cuộc sống bằng cái nhìn đa
chiều(cần phân biệt giữa hình thức và nội
dung)
+ Có cái nhìn khám phá trong sáng tạo Nghệ
thuật đối với người nghệ sĩ chân chính.

21


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

Hoạt động củng cố
Câu 1: Tác phẩm nào sau đây không phải của nhà văn Nguyễn Minh Châu?
A. Bến quê

B. Cửa sông
C. Những vùng trời khác nhau
D. Chí phèo
Câu 2: Khi đứng trước cảnh đẹp lúc bình minh trên biển nghệ sĩ Phùng đã
khám phá ra điều gì?
A: Phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức.
B: Trong trái tim như có cái gì bóp thắt lại.
C: Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện, thấy được khoảnh khắc trong ngần của
tâm hồn và phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức.
D: Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện.
Câu 3: Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, thông điệp mà nhà văn Nguyễn
Minh Châu muốn gửi gắm là gì?
A: Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn, không thể đánh giá sự việc
qua dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu bên trong. Cần có cái nhìn đa chiều
về cuộc sống.
B: Cuộc sống luôn có sự đối lập giữa giàu và nghèo, cần chấp nhận điều đó.
C: Người nghệ sĩ nên tìm cái đẹp ở thiên nhiên không nên tìm hiểu cái đẹp ở hiện
thực cuộc sống con người.
D: Cả A va B đều đúng.
TÊN BÀI:
RỪNG XÀ NU (tiết 2)
-Nguyễn Trung ThànhI. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Cảm nhận hình tượng nhân vật Tnú và câu chuyện bi tráng về cuộc đời anh thể
hiện đầy đủ nhất cho chân lí: dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản
cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng
- Nắm được chất sử thi thể hiện qua cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, giọng
điệu và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Lịch sử,

Giáo dục công dân và những kiến thức về hội họa, âm nhạc, bảo vệ môi trường để
đọc hiểu tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, kĩ năng học tập theo hướng tích hợp
liên môn để khắc sâu kiến thức: Chỉ cần học một môn, một bài là có thể nắm vững
và nhớ lâu hơn những kiến thức ở các môn học khác có liên quan.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức đọc văn vào giải quyết một
đề bài NLXH; kĩ năng tổng hợp kiến thức theo một chủ đề để phân tích, so sánh,
nâng cao.

22


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

3. Thái độ:
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức trách nhiệm
của bản thân trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho HS: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy
sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng vận dụng tổng hợp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng
phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ năng thuyết trình trước đám đông
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Dạy học theo dự án
Tích hợp liên môn
III. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên
Giáo án viết tay, giáo án đánh máy, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu
tham khảo.
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn.
Tiến hành thực hiện và hoàn thành dự án theo sự phân công của giáo viên

giảng dạy
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
(Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS)
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề
(HS giới thiệu bài học để rèn luyện kĩ năng trình bày trước đám đông)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:GV hướng dẫn học sinh
I. Tìm hiểu chung
đọc hiểu chi tiết văn bản
II.Đọc hiểu chi tiết văn bản
HS diễn đoạn cao trào: Tnú chứng kiến 1.
Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu
cảnh mẹ con Mai bị đánh, Tnú không 2.
Hình tượng Rừng xà nu
cứu sống vợ con, 10 ngón tay Tnú bốc 3.
Hình tượng con người Tây Nguyên
cháy và dân làng Xôman nổi dậy.
a. Nhân vật Tnú
(HS đã được chuẩn bị trước)
- Tnú là người gan góc, dũng cảm , mưu trí
Nhóm “Dáng xà nu” trình bày dự án - Là người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung
đọc hiểu về hình tượng nhân vật Tnú. thành với cách mạng
Các nhóm khác đặt câu hỏi phản biện, - Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi
tranh luận. GV nhận xét, bổ sung, chốt căm thù giặc
ý:
Tiêu biểu cho phẩm chất của con người

Tây Nguyên và vẻ đẹp của thanh niên
Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ
=>Câu chuyện bi tráng của cuộc đời của Tnú
là sự thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí của lịch
sử: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm
giáo”-> Dùng bạo lực cách mạng để chống lại
23


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

Nhóm “ Dáng xà nu” trình bày dự án
đọc hiểu về các nhân vật Cụ Mết, Mai,
Dít, bé Heng

(Gv khái quát: Hình ảnh tập thể dân
làng Xôman: Lớp cha trước lớp con
sau- Đã thành đồng chí chung câu quân
hành”)

GV nêu vấn đề:
Các nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt
là nhân vật Tnú là những hình tượng
tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Việt
Nam trong thời kì chống Mĩ. Từ vẻ đẹp
đó, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm
của thế hệ trẻ trong công cuộc bảo vệ Tổ
quốc hiện nay? (Tích hợp môn Giáo

bạo lực phản cách mạng

Chi tiết: mười ngón tay bốc cháy của Tnú:
Ngọn lửa trên mười ngón tay Tnú thổi bùng
lên thành cuộc đồng khởi làm rung chuyển
núi rừng
*Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
-Xây dựng nhân vật bằng cảm hứng sử thi
(không gian, thời gian, giọng kể)
-Khắc họa nhân vật qua các hình ảnh mang
tính biểu tượng (đôi mắt, bàn tay Tnú
b. Các nhân vật khác ( Cụ Mết, Mai, Dít,
Heng)
*Cụ Mết:
- Ngoại hình ( quắc thước, ngực căng, bàn tay
nặng trịch , giọng nói ồ ồ,…)
=> Nhân vật hiển hiện như một sự sống vững
bền, như một cây xà nu đại thụ
- Tính cách ( yêu làng yêu nước, có ý thức
giáo dục truyền thống cách mạng, bình tĩnh,
giàu tình yêu thương,…)
=> Mang nét đặc trưng của già làng Tây
Nguyên, là hình ảnh mang tính biểu trưng cho
nguồn cội, cho thế hệ những lớp cha anh với
truyền thống anh hùng.
*Mai- Dít
- Mai: Sớm giác ngộ cách mạng, lớn lên trở
thành người con gái dịu dàng, đầy tình
thương yêu, không chịu khuât phục trước kẻ
thù
- Dít: (là sự hiện thân và tiếp nối của Mai) Cô
gái cứng cỏi, nghiêm khắc nhưng giàu tình

cảm
- Bé Heng: Hồn nhiên, vui tươi, háo hức làm
cách mạng-> thế hệ “xà nu con” nối tiếp
truyền thống anh hùng

24


Chuyên đề tổ- GV: Nguyễn Thị Phượng

dục công dân)
Hoạt động 2: Tích hợp dạy học theo
chủ đề: Vẻ đẹp của con người Việt
Nam trong văn xuôi thời chống Mĩ”
* GV giới thiệu nhóm “Lửa xà nu”
trình bày dự án : Vẻ đẹp của con người
Việt Nam trong văn xuôi thời chống
Mĩ” Các nhóm khác nhận xét, bổ sung,
phản biện
Hoạt động 3: Tổng kết
GV cho HS lắng nghe ca khúc “Tình ca
Tây Nguyên” của nhạc sĩ Hoàng Vân để
tạo dư ba cho bài học

III.Tổng kết
1. Nghệ thuật
Bút pháp nghệ thuật mang đậm khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Lối trần thuật
- Khắc họa thành công hình tượng rừng xà nu

- Chân dung nhân vật vừa có nét cá tính vừa
có phẩm chất khái quát
- Ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu trang trọng,
đầy chất thơ
2 . Nội dung
- Vẻ đẹp hình tượng rừng xà nu
- Vẻ đẹp tập thể dân làng Xôman
3.Chủ đề
Ngợi ca tinh thần đấu tranh anh dũng, bất
khuất của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói
chung và khẳng định chân lí của thời đại: con
đường tất yếu phải đứng lên đấu tranh giải
phóng quê hương đó là cùng nhau cầm vũ khí
chống lại kẻ thù.

V.Đánh giá chung – Rút kinh nghiệm
1. Củng cố
So sánh hình tượng nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” và nhân vật Việt trong “
Những đứa con trong gia đình”. Từ đó làm bật lên vẻ đẹp của thanh niên Việt Nam
trong những năm chống Mĩ. Liên hệ trách nhiệm bản thân.
2. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học
a. Học bài cũ :
- Đọc kĩ lại tác phẩm, học thuộc lòng một số đoạn tiêu biểu
- Nắm vững nội dung bài học
- Hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy
b. Soạn bài mới :
Bài đọc thêm « Bắt sấu ở rừng U Minh Hạ » theo hệ thống câu hỏi SGK

25



×