Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

bài dự thi việt nam lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.41 KB, 43 trang )

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM
Họ và tên: Bùi Thị Thanh Nha
Ngày sinh: 22. 10. 1980
Giới tính: Nữ
Nghề nghiệp: Giáo viên
Địa chỉ: Chi bộ trường THCS Hợp Đức - Đồ Sơn - Hải Phòng
Số điện thoại: 0225860194

Câu hỏi: Những cơ sở tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào,
Lào – Việt Nam (5-9-1962). Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao của
hai nước.
* Những cơ sở tạo nên việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào –
Việt Nam (5-9-1962)
I.Điểm lại những cột mốc lịch sử trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Quan hệ Việt Nam – Lào hình thành từ rất sớm. Việc ổn định biên giới Việt –
Lào là một trong những việc làm được nhà Lý coi trọng để bảo vệ hậu phương
để kháng chiến chống Tống. Đến thời Trần, trước nguy cơ xâm lược của đế quốc
Mông – Nguyên, liên minh Lào - Việt đã được củng cố. Nhà Trần đặc biệt ý thức
được tầm quan trọng của liên minh này. Khi nhà Trần suy yếu, nhà Hồ lên, các
quý tộc nhà Trần đã chạy sang đất Lào để lánh nạn và chờ cơ hội phục hồi lại
ngai vương đã được nhân dân Lào đã che chở.
Từ khi vương quốc Lan Xang ra đời, nhân dân hai nước, mối bang giao giữa hai
nhà nước cũng nhanh chóng được thiết lập. Các sứ giả của hai nước thường
xuyên qua lại giao hảo. Mối giao hảo thân thiện ngày càng trở nên gắn bó hơn
khi cuộc xâm lược của nhà Minh xuống vùng này đang gần kề. Hai nước đã
cùng nhau sát cánh đương đầu với cuộc xâm lược đó.
Khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, Lê Lợi đã cử các tướng thông thạo tiếng
Lào sang liên hệ với vua Lào để mua voi, lương thực, vũ khí. Vua Lào cùng
nghĩa quân kết nghĩa giao hòa và giúp đỡ nghĩa quân rất nhiều và đến khi Lê Lợi
1




lên ngôi, mối quan thệ ngoại giao giữa hai nước hết sức tốt đẹp. Cuộc khởi nghĩa
của Châu Anuvuông không thành công ở nước Lào vào đầu thế kỉ XIX đã làm
cho tình hình biên giới giữa hai nước có những xao trộn nhưng đã nhanh chóng
khôi phục lại.
“Bởi nhà Nguyễn cũng hiểu rỏ rằng giữ gìn mối quan hệ Đại Việt – Lào không
chỉ là đảm bảo cho sự tồn vong của hai dân tộc mà còn là tất yếu của lịch sử”
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít
Nhật đã đẩy mâu thuẫn giữa những kẻ thống trị với nhân dân Đông Dương lên
đỉnh điểm, điều này đã làm cho tính thần đoàn kết giữa nhân dân trong nước và
khu vực ngày càng gắn chặt hơn bao giờ hết. Họ sẵn sàng tham gia công cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi ách áp bức. Và thời cơ đã đến tháng 8
năm 1945 Quân phát xít đầu hàng quân Đồng Minh. Dưới sự dẫn dắt tài tình của
Bác Hồ, nhân dân hai nước đã cùng nhau đi đến thắng lợi quan trọng, lật đổ
được ách thống trị của các nước phát xít. Nền độc lập được vẹn toàn. Thể hiện
tình cảm tốt đẹp và đoàn kết giữa hai nước, một dấu ấn vàng son trong mối quan
hệ ngoại giao của cả đôi bên.
Tuy nhiên, nền độc lập của hai nước không được bao lâu thì thực dân Pháp quay
trở lại xâm lược. Nhưng chúng chỉ càng làm tinh thần đoàn kết của 2 dân tộc
ngày càng nồng thắm, thể hiện trong những lần cùng nhau hợp tác để đánh đuổi
kẻ thù này, và một mốc son chói lọi đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên. Để
chuẩn bị cho chiến dịch này, bộ đội Việt Nam đã cùng phối hợp với quân giải
phóng Lào một cách hiệu quả, góp phần hết sức quan trọng vào thắng lợi của
chiến dịch Điện Biên Phủ. Việc ký kết Hiệp định Giơnevơ thật sự là mốc son
chói lọi trong mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam- Lào.
Trên mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp đó, những năm kháng chiến chống Mĩ là
một chặng đường kế tục, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, trong đó,
nổi bật lên sự phối hợp giữa lãnh đạo, quân dân hai nước Việt-Lào. Thắng lợi vĩ
đại của hai dân tộc Việt Nam, Lào đã kết thúc 30 năm chiến tranh cách mạng,

đánh dấu sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ và sự thất bại của chủ nghĩa thực
dân mới.
Hiện nay mối quan hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai
nước không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.
Hợp tác hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và đem đến những kết quả tốt đẹp.
II. Những nét tương đồng trong văn hóa, điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính
trị, xã hội Việt Nam - Lào. Nhân tố quan trọng góp phần hình thành mối
quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước từ xưa đến nay.
Văn hóa, là tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của một xã hội thể hiện
trên mặt vật chất và tinh thần, tri thức và tình cảm. Văn hóa luôn mang bản sắc
dân tộc, tức là mang tính duy nhất và độc đáo, hết sức thống nhất trong bản thân
2


mình. “Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực đời sống, ý
thức về một dân tộc, đó là cách tư duy, cách sống cách dựng nước, giữ nước,
cách giữ nước và dựng nước, cách sáng tạo ra văn hóa, khoa học, văn nghệ.” Nó
còn được thể hiện trong các hệ giá trị của dân tộc có tính ổn định rất lớn và hóa
thân vào các giá trị của đời sau theo quy luật kế thừa và sáng tạo. Ngoài ra, bản
sắc văn hóa còn là tổng thể các giá trị đặc trưng về văn hóa của cả một dân tộc,
nó được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất
nước, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu
tượng và tiềm ẩn. Do vậy, muốn nhận biết nó, phải thông qua vô vàn các sắc thái
văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy.
III. Những nét tương đồng trong bản sắc văn hóa của hai nước Việt Nam Lào. Nhân tố quan trọng góp phần hình thành mối quan hệ hữu nghị đặc biệt
giữa hai nước.
Việt Nam và Lào đều là những quốc gia có rất nhiều những thành phần dân tộc,
có lịch sử phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Theo thời gian, quá trình
cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên
địa bàn biên giới của hai nước đã phản ánh sinh động, liên tục mối quan hệ cội

nguồn và quan hệ tiếp xúc từ xa xưa của nhân dân hai nước. Huyền thoại khởi
nguyên về quả bầu mẹ đã trở thành biểu tượng cao đẹp về nguồn gốc chung và
tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc hai bên dãy Trường Sơn. Cho đến nay,
các dân tộc anh em sống ở khu vực biên giới hai nước vẫn còn nuôi dưỡng niềm
tự hào và truyền mãi cho nhau những câu chuyện về đạo lý làm người vô cùng
sâu sắc mà ông bà xưa để lại. Sự hài hòa giữa lòng nhân ái và tinh thần cộng
đồng là một nét đặc sắc trong triết lý nhân sinh người Việt Nam cũng như người
Lào. Đó cũng là những tình cảm bình dị nhưng chân thành mà người dân nước
Việt dành cho người bạn láng giềng của mình.
Tuy Việt Nam và Lào có tiếng nói, văn tự không giống nhau, sáng tạo và lựa
chọn các nền văn hóa cũng như các hình thức tổ chức chính trị – xã hội khác
nhau, nhưng những nét tương đồng torng văn hóa thì vẫn thấy phổ biến trong
muôn mặt đời sống hàng ngày của cư dân Việt Nam và Lào. Các nền văn hóa
nghệ thuật truyền thống của Việt Nam và Lào dễ dàng tìm thấy sự đồng cảm lẫn
nhau, chia sẻ tâm hồn chung về các giá trị cộng đồng, coi trọng luật tục, tôn kính
người già. Từ những phân tích nhỏ trên chúng tôi xin đưa ra những nét tương
đồng trong văn hóa của hai nước như sau:
- Nhân dân hai nước giàu lòng nhân ái, bao dung.
- Văn hóa Phật giáo và những giáo lý đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa hai
dân tộc, giúp hai dân tộc, đất nước đến gần nhau hơn ngay từ khi mới hình thành
ý thức hệ về tổ quốc.
- Nhân dân hai nước có truyền thống bang giao hòa hiếu, cùng chung những kẻ
3


thù tàn bạo.
- Sự gần gũi về khoảng cách địa lý: cùng nằm trong môi trường khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa, và đặc biệt là “đều có sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ với những
nền văn hóa khác nhau qua những thời kì lịch sử khác nhau”.
- Cùng có nền văn minh lúa nước, cùng có lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc

- Phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác nhau tạo nên sự đa dạng về văn hóa của
khu vực
- Các tôn giáo lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo
Sự tương đồng giữa văn hóa làng – nước của người Việt và văn hóa bản mương của người Lào bắt nguồn từ chính nền tảng chung của văn minh nông
nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á.
Nhờ lòng nhân ái bao la và đời sống tâm linh phong phú, trong đó có những ảnh
hưởng sâu đậm của đạo Phật mà trong cách đối nhân xử thế của mình, nhân dân
Việt Nam và nhân dân Lào bao giờ cũng nêu cao những phẩm chất yêu thương
và hướng thiện. Điều này được thể hiện rất rõ trong giáo lý của Phật Giáo.
Như trên đã nói, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự nghiệp đổi mới, mở cửa,
hội nhập quốc tế là điều tất yếu. Trước vấn đề này, nhân dân hai nước đang tiến
hành đã tạo ra những nấc thang mới, cùng nhau đưa mối quan hệ lên tầm cao
hơn. Đồng thời đặt ra những yêu cầu khách quan về gia tăng mối quan hệ đặc
biệt giữa Việt Nam - Lào; Lào - Việt Nam theo các cách thức mới. Đó vừa là
niềm tự hào của các thế hệ đi sau và vừa là nhiệm vụ thiêng liêng mà cả hai đất
nước đang tiến hành, vận mình theo quỹ đạo đã vạch sẵn một cách có tiếp thu.
Với rất nhiều thuận lợi mà các thế hệ cha anh đi trước đã để lại là vậy. Nhưng
khó khăn cũng không ít, Mối quan hệ láng giềng hết sức tốt đẹp và đạt được
những thành tựu rực rỡ ghi dấu ấn trong lịch sử chắc chắn sẽ có rất nhiều thế lực
thù địch âm mưu chia rẽ tinh thần đoàn kết, chống phá lại thành quả cách mạng
mà hai nước đã đạt được. Cần có những biểu hiện mạnh hơn nữa về giao lưu văn
hóa giữa hai nước. Yếu tố quan trọng đã góp phần vào sự hình thành cũng như
phát triển mối quan hệ hựu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam-Lào, Lào-Việt
Nam.
Xin được trích nguyên văn câu nói nổi tiếng của nhà lãnh đạo cách mạng Lào,
Cay-Sỏn Phôm-Vi-Hẳn làm lời kết của bài viết này. “Cao hơn núi, dài hơn sông,
rộng như biển Đông, sáng tựa trăng rằm!...”. Và Việt Nam giúp đỡ, chia sẻ với
nhân dân Lào trong thời cam go gian khó chẳng khác nào “Hạt gạo cắn đôi,
cọng rau bỏ nữa!...”
Như vậy hai nước dựa trên các yếu tố hình thành và các đặc điểm tương đồng

về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị và xã hội; truyền thống chống giặc ngoại
xâm của hai tộc và tinh thần tự nguyện phối hợp chiến đấu của nhân dân hai
4


nước, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đặt nền móng và được phát
triển không ngừng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và
bọn can thiệp Mỹ ở Đông Dương.
- Bối cảnh lịch sử và những đòi hỏi của cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung
cần phải củng cố, phát triển quan hệ ngoại giao của hai nước nhằm giải quyết
kịp thời những vấn đề phức tạp do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào các
nước Đông Dương. Từ đó, tiếp tục gắn kết hai dân tộc lại với nhau trên cùng
một trận tuyến chống lại kẻ thù chung.
* Ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Lào – Việt
Nam.
- Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm vóc lịch sử to lớn trong
quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam.
- Góp phần tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thân
thiện giữa hai dân tộc anh em tiến lên một tầm cao mới. Nhờ đó, đã giải quyết
được những khó khăn, thử thách mới với nhiều diễn biến phức tạp do sự can
thiệp ngày càng sâu của Mỹ vào các nước Đông Dương.
- Khẳng định đường lối nhất quán, đúng đắn trong mối quan hệ chiến lược của
hai Đảng và nhân dân hai nước; đảm bảo sự thống nhất về đường lối chính trị,
quân sự, để hai dân tộc tiếp tục giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra.
- Là cơ sở vững chắc để quân dân hai nước tiếp tục sát cánh bên nhau chiến đấu
và giành nhiều thắng lợi mới trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay
sai, giành độc lập tự do cho mỗi nước.

5



BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM
Họ và tên: Vũ Thị Hiến
Ngày sinh: 22. 10. 1980
Giới tính: Nữ
6


Nghề nghiệp: Giáo viên
Địa chỉ: Chi bộ trường THCS Hợp Đức - Đồ Sơn - Hải Phòng
Số điện thoại: 0225860194

Phát triển liên minh chiến đấu, đánh thắng các chiến lược chiến tranh của
Đế quốc Mỹ, giành thắng lợi hoàn toàn (1963-1975).
Từ khi Đảng Nhân dân cách mạng Lào được thành lập năm 1955, dưới sự
lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước, mối quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam càng được phát huy mạnh mẽ và biểu hiện hết sức sinh động trên tất cả các
lĩnh vực, không ngừng nâng cao theo sự phát triển của phong trào cách mạng
của hai nước. Trong những lúc cam go, gian khổ nhất, cán bộ, đảng viên, quân
và dân hai dân tộc vẫn sát cánh bên nhau với nghĩa tình “hạt muối cắn đôi, cọng
rau bẻ nửa”, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng chung và vì nền độc lập tự
do của mỗi nước. Trong giai đoạn hoà bình với nhiều điều kiện thuận lợi, hai
dân tộc cũng không ngừng vun đắp mối quan hệ đoàn kết, thủy chung, son sắt để
cùng nhau tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
1. Dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước, quân dân các dân tộc Việt
Nam - Lào đoàn kết bên nhau, chung sức, chung lòng đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược
Sau Hiệp định Giơnevơ, theo yêu cầu của Chính phủ Kháng chiến Lào,

Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết định để lại một bộ phận chuyên gia tiếp tục
giúp đỡ cách mạng Lào. Tổng số chuyên gia gồm 964 đồng chí. Đây là lực
lượng rất quan trọng đối với cách mạng Lào sau ngày đình chiến.
Thực hiện đề án đấu tranh ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phôngxalỳ (là căn cứ tập
kết của lực lượng cách mạng Lào), được sự chỉ đạo phối hợp của Ban cán sự
miền Tây, chuyên gia quân sự Việt Nam đã giúp đỡ bạn xây dựng hai tỉnh thành
các khu chiến đấu liên hoàn, đáp ứng tình hình thực tế của từng địa bàn, khả
năng tổ chức, quản lý của cán bộ Lào, đồng thời đề phòng chiến sự lan rộng.
Trong trường hợp bị chia cắt, từng khu có thể đảm bảo độc lập tác chiến; đồng
thời giúp bạn triển khai các mặt công tác chuẩn bị chiến trường, củng cố cơ sở ở
các địa phương tạo địa bàn vững chắc, ngăn chặn địch tấn công. Nhờ đó, lực
lượng Pathết Lào không chỉ đẩy lùi các đợt tấn công lấn chiếm của quân đội
Vương quốc Lào, mà còn mở trận đánh lớn thu thắng lợi, diệt được nhiều địch
7


và mở rộng vùng giải phóng, làm nức lòng nhân dân hai tỉnh Sầm Nưa và
Phôngxalỳ.
Sau khi thành lập Chính phủ liên hiệp Lào lần thứ nhất, Việt Nam đã nhận
đào tạo 330 cán bộ của Pa Thết Lào, nhằm chuẩn bị lực lượng cho phong trào
cách mạng cả nước. Bức thư của Ban chỉ đạo Đảng Nhân dân Lào gửi Ban chấp
hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã khẳng
định: “Trong kháng chiến cũng như trong đấu tranh thực hiện hòa bình, thống
nhất đất nước, cách mạng Lào luôn được sự giúp đỡ tận tình của cách mạng Việt
Nam, Đảng Lao động Việt Nam. Sỡ dĩ cách mạng Lào giành được thắng lợi to
lớn đó...cũng do sự đóng góp quan trọng của đồng chí và Trung ương Đảng Lao
động Việt Nam đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi trong mỗi giai đoạn của cách
mạng”.
Mặc dù Chính phủ liên hiệp với mục tiêu đem lại hòa bình cho nước Lào đã
được thành lập nhưng đế quốc Mỹ và tay sai vẫn ra sức thi hành chính sách

khủng bố đối với cán bộ cách mạng và những người có tư tưởng hòa bình, tiến
bộ. Nhiều cán bộ và thường dân Lào ở các tỉnh biên giới chạy sang Việt Nam
lánh nạn. Để tạo điều kiện giúp cách mạng Lào, ngày 13-12-1958, Ban chấp
hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra Chỉ thị 120-CT/TW, nêu rõ:
Hết lòng giúp đỡ cho số cán bộ và thường dân Lào vì tránh khủng bố mà chạy
sang biên giới ta về mọi mặt tinh thần, vật chất theo khả năng của ta. Nhận thức
rõ nhiệm vụ quan trọng này, tại Quảng Trị, khi Tỉnh ủy Savẳnnakhệt phải sang
đóng ở A Vao (Hướng Hoá), bạn được Tỉnh ủy Quảng Trị, nhân dân các dân tộc
Hướng Hoá bảo vệ, cung cấp lương thực, thực phẩm suốt trong thời gian lực
lượng Pathet Lào bị bọn phản động Phu Mi và Cà Tày (thân Mỹ) trở mặt phá bỏ
Hiệp định Giơnevơ, truy lùng, khủng bố. Quảng Trị đã trở thành căn cứ địa, hậu
phương vững chắc của tỉnh bạn. Ở Thái Nguyên, trong lúc tình hình kinh tế còn
rất nhiều khó khăn, nhưng cán bộ, học sinh Lào ở đây vẫn được cung cấp đủ tiêu
chuẩn phụ cấp. Những việc làm tình nghĩa này càng làm cho quan hệ vừa là
đồng chí vừa là anh em giữa hai Đảng, hai dân tộc thêm keo sơn, gắn bó.
Về quân sự, Việt Nam không chỉ sát cánh bên bạn trong thời kỳ đầu củng
cố, phát triển lực lượng, xây dựng hậu cứ, cung cấp vũ khí, quân trang mà còn
phối hợp với bộ đội PaThết Lào đánh địch giành thắng lợi oanh liệt. Từ ngày 188 đến 15-9-1959, một số đơn vị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với các
đơn vị PaThết Lào mở đợt hai hoạt động trong mùa mưa. Trong đợt hoạt động
này, quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt
Nam, một số đơn vị quân tình nguyện Việt Nam (chủ yếu là lực lượng quân khu
4 tác chiến ở các tỉnh Xiêng Khoảng, Liên huyện 90 và Khăm Muộn) đã vận
8


dụng nhiều hình thức tác chiến linh hoạt như phục kích, tập kích, bao vây, bắn
tỉa, địch vận, phá hoại cầu đường, đốt kho tàng địch, đánh cứ điểm bằng đặc
công kết hợp hoả lực...Đi đôi với tác chiến, các đơn vị tình nguyện Việt Nam đã
tích cực giúp Lào củng cố cơ sở, phát động nhân dân ủng hộ kháng chiến, tham
gia các lực lượng dân quân tự vệ chiến đấu bảo vệ vùng mới giải phóng. Các

đơn vị tình nguyện phối hợp chặt chẽ với lực lượng PaThết Lào và nhân dân địa
phương đánh 40 trận, giải phóng thêm 13 điểm. Sau đợt hoạt động này, các tiểu
đoàn 1, 2, 4 PaThết Lào được lệnh rút ra hoạt động ở biên giới Việt - Lào, sau đó
sang tập trung ở huyện Yên Lập (Phú Thọ) để chấn chỉnh lực lượng. Theo yêu
cầu của Trung ương Neo Lào Hắc Xạt, Bộ Quốc phòng Việt Nam giúp xây dựng
tiểu đoàn 1 và 2 PaThết Lào thành hai tiểu đoàn chủ lực mạnh, quân số mỗi tiểu
đoàn từ 650 đến 700 chiến sĩ; đồng thời bổ sung vũ khí, trang bị và cử các tổ
chuyên gia giúp hai tiểu đoàn về quân sự, chính trị và chuyên môn kỹ thuật.
Khi cuộc kháng chiến của hai dân tộc ngày càng phát triển, các trận đánh
phối hợp giữa quân tình nguyện Việt Nam với bộ đội PaThết Lào ngày càng có
quy mô lớn hơn, nhịp nhàng và chặt chẽ hơn. Thực hiện nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ III (1960), Việt Nam đã chi viện pháo binh cho PaThết
Lào, đồng thời tăng cường hoạt động uy hiếp Thà Khẹc, giúp bạn bảo vệ thủ đô
Viêng Chăn trước sự tấn công của địch. Cuối năm 1960, quân tình nguyện Việt
Nam phối hợp với bạn giải phóng Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, nối liền với
Sầm Nưa, tạo căn cứ địa vững chắc để Chính phủ hợp pháp của Hoàng thân
Xuvănna Phuma đặt trụ sở chính thức ở Khăng Khay (Xiêng Khoảng).
Trên cơ sở thoả thuận giữa hai Đảng, ngày 9-1-1961, Quân ủy Trung ương
và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam xác định nhiệm vụ quốc tế của
chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam đối với cách mạng Lào trong 5 năm
1961-1965 là: Giúp đỡ các lực lượng vũ trang cách mạng Lào về chuyên gia
quân sự, đào tạo cán bộ; củng cố, xây dựng vùng giải phóng và phát triển lực
lượng vũ trang của bạn; khi bạn có yêu cầu, tổ chức bộ đội tình nguyện Việt
Nam phối hợp chiến đấu với bộ đội bạn.
Trung ương Đảng hai nước cũng xác định: Lực lượng PaThết Lào cần phối
hợp chặt chẽ với quân tình nguyện Việt Nam, kiên quyết đập tan các hoạt động
phiêu lưu quân sự của địch, giữ vững vùng giải phóng và các cơ quan đầu não
của Trung ương Đảng Lào trong mọi tình huống.
Căn cứ nhiệm vụ trên, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam
quyết định biên chế thời chiến cho Sư đoàn 325, Lữ đoàn 341, Trung đoàn 224

thuộc Quân khu 4; Lữ đoàn 316, Lữ đoàn 335 và Trung đoàn 148 thuộc Quân
9


khu Tây Bắc, sẵn sàng chi viện cho chiến trường miền Nam và chiến trường
Lào.
Trên tinh thần đó, các trận đánh phối hợp giữa hai bên ngày càng đạt hiệu
quả cao, thu thắng lợi giòn giã trên các chiến trường như cuộc tiến công giải
phóng đường 8, giải phóng huyện Xê Pôn (Savẳnnakhệt), đẩy lùi các đợt tấn
công của địch vào Xiêng Khoảng. Tiêu biểu là chiến dịch Nặm Thà năm 1962,
do Bộ tư lệnh chiến dịch Nặm Thà trực tiếp chỉ huy với sự tham gia của các
tướng lĩnh Việt Nam - Lào. Chiến dịch Nặm Thà đã làm xoay chuyển tình thế có
lợi cho cách mạng Lào, có ý nghĩa quan trọng về quân sự và chính trị. Liên quân
Lào - Việt không chỉ tiêu diệt được một bộ phận sinh lực tinh nhuệ của địch vừa
mới xây dựng, mà còn giáng đòn mạnh về chính trị, đánh vào âm mưu của Mỹ
và chính quyền tay sai Phumi Nôxavẳn, làm cho tinh thần đội quân đánh thuê
thêm hoang mang, dao động. Uy tín của Neo Lào Hắc Xạt, quân đội PaThết Lào
được nâng cao, khu giải phóng mở rộng thành căn cứ liên hoàn đến tận biên giới
Trung Quốc.
Sau Hiệp định Giơnevơ về Lào năm 1962, thực hiện cam kết của mình,
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định rút toàn bộ quân tình nguyện
Việt Nam và đại bộ phận chuyên gia quân sự về nước. Thời gian này, Chính phủ
liên hiệp Lào đã lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước, tuy vậy, Hoàng thân
Xuvanuvông vẫn khẳng định: Người bạn cùng sống chết, chung một chiến hào
với ta chỉ có Việt Nam.
Năm 1963, tình hình cách mạng Lào gặp khó khăn do đế quốc Mỹ và chính
quyền tay sai lật lọng âm mưu xóa bỏ Hiệp định Giơnevơ. Trước yêu cầu của
bạn, Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam lại cử chuyên gia và quân tình
nguyện sang giúp đỡ. Điều đáng trân trọng, biểu hiện tình cảm thủy chung giữa
quân và dân hai nước là đoàn chuyên gia Việt Nam phần lớn là các đồng chí đã

từng hoạt động, chiến đấu trên đất bạn thời gian trước.
Cuối năm 1964, Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào mở “cuộc vận
động thu phục phỉ” nhằm ổn định vùng giải phóng. Việt Nam đã giúp Lào các
sản phẩm thiết yếu như muối, vải, quần áo, thuốc men; đồng thời tại Lào, các
đơn vị tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã sát cánh cùng quân, dân Lào triển
khai có hiệu quả cuộc vận động trên. Nhiều ổ phỉ lâu đời bị giải tán, tạo sự ổn
định mọi mặt cho các vùng giải phóng.
Từ năm 1965, liên minh chiến đấu Việt - Lào sát cánh bên nhau đánh bại
chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam
10


Việt Nam và chiến lược “chiến tranh đặc biệt” tăng cường của đế quốc Mỹ tại
Lào.
Trước tình hình đế quốc Mỹ đánh phá vùng giải phóng Lào quyết liệt, đồng
thời mở các chiến dịch ngăn chặn, cắt đứt tuyến đường Hồ Chí Minh; dưới sự
lãnh đạo của hai Đảng, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào không
quản gian khổ, hy sinh chiến đấu anh dũng, kiên cường cùng quân, dân Lào bảo
vệ vùng giải phóng, tuyến hành lang chiến lược và mở các chiến dịch tấn công
địch giành thắng lợi to lớn. Có những cuộc chiến đấu diễn ra gay go, ác liệt, lực
lượng tuy mỏng nhưng quân tình nguyện Việt Nam vẫn đặt lên trên hết nhiệm vụ
bảo vệ nhân dân các bộ tộc Lào. Năm 1969, quân tình nguyện Việt Nam cùng Pa
Thết Lào tổ chức chiến dịch phản công cuộc hành quân Cù Kiệt đánh ra Cánh
đồng Chum - Xiêng Khoảng của địch. Tại khu vực điểm cao 1505, Lạt Huồng,
sau khi địch dùng trực thăng đổ quân xuống chiếm Phu Tôn, Cang Xẻng - Phu
Hủa Xàng, chúng dùng cối 106,7 ly và pháo 105mm từ trung tâm Cánh đồng
Chum bắn phá ác liệt các điểm cao xung quanh. Tiểu đoàn 924 thuộc Trung
đoàn 866 quân tình nguyện Việt Nam đã kiên quyết giữ vững cao điểm 1505,
Bạn Thặm, đồng thời giúp nhân dân và cơ quan bạn sơ tán ra khỏi khu vực. Tuy
lực lượng chiến đấu có hạn nhưng các đại đội vẫn cử ra một số tổ công tác để

hướng dẫn và giúp dân sơ tán. Trong bom đạn ác liệt, bộ đội tình nguyện đã
chiến đấu quên mình, giúp đỡ nhân dân, nhường áo xẻ cơm, sẵn sàng xông pha
vào những nơi nguy hiểm để bảo vệ nhân dân. Ở xưởng may của tỉnh Xiêng
Khoảng, khi địch càn đến gần, anh chị em công nhân được lệnh di chuyển
nhưng có một chị tàn tật không đi được phải bò vào rừng lán nạn. Biết tin đó, tổ
công tác của trong đoàn đã vào rừng tìm kiếm, cứu được chị đưa về nơi sơ tán
an toàn. Trong những ngày ác liệt này, bộ đội Việt Nam đã phối hợp với các cơ
sở Đảng, chính quyền đưa hơn 16.000 dân và gia đình cán bộ sơ tán qua Mường
Xéng, Kỳ Sơn (Nghệ An). Nhân dân Nghệ An nhiệt tình đón tiếp, nhường áo xẻ
cơm, cùng nhân dân Lào xây dựng nhà cửa, bệnh xá, trường học, ổn định cuộc
sống nơi sơ tán. Những tấm gương sáng, quên mình của bộ đội tình nguyện, sự
đón tiếp tận tình của nhân dân Nghệ An trong những ngày gian khó này đã góp
phần làm cho tình đoàn kết chiến đấu của quân dân Việt Nam - Lào càng thêm
keo sơn, gắn bó.
Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971 là minh chứng vô cùng sống
động về mối quan hệ Việt - Lào thắm thiết, ruột thịt. Thực hiện quyết tâm chiến
lược của Trung ương Đảng hai nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy
Đảng, chính quyền cơ sở, đồng bào các bản, làng, mường Việt Nam và Lào trên
địa bàn dự kiến sẽ diễn ra chiến dịch đã tham gia hết sức hăng hái vào mọi công
11


việc chuẩn bị. Ngày ngày, trên khắp những nẻo đường hành quân, nhân dân
Quảng Trị cùng nhân dân các bộ tộc Lào không quản mưa rừng, thác lũ sát cánh
cùng các đơn vị bộ đội chủ lực, thanh niên xung phong bạt núi, mở đường, đào
đắp, vận chuyển hàng vạn mét khối đất đá, xây dựng cầu cống; truy bắt lực
lượng thám báo địch bảo vệ sự an toàn và bí mật cho chiến dịch; tích cực tham
gia xây dựng các trận địa bắn máy bay và vận chuyển các loại vũ khí, đạn dược,
hàng hóa vào các vị trí tập kết đúng kế hoạch. Xe trâu, xe bò, xe đạp thồ...là cả
gia tài đối với đồng bào nơi đây nhưng khi cách mạng cần, bà con sẵn sàng đóng

góp để phục vụ yêu cầu vận chuyển đạn được, quân trang, quân nhu...Những
chàng trai, cô gái Vân Kiều, Pa Cô và các bộ tộc Lào cùng trang lứa với sức trẻ
và lòng nhiệt huyết cách mạng đã đưa năng suất gùi thồ lên 90-100kg mỗi
chuyến. Nhiều người tuy sức khoẻ yếu hay vừa chữa lành vết thương vẫn xung
phong đi phục vụ chiến dịch; có em nhỏ mới 13-14 tuổi đã tình nguyện đóng
góp sức mình vào việc khuân vác, chặt cây ngụy trang mặt đường, làm liên lạc...
Đang làm nương rẫy, dân bản thấy bộ đội hành quân liền tìm cách gây tiếng ồn
để át tiếng động của các đoàn quân, tránh sự phát hiện của thám báo địch. Thi
thoảng, người dân ra bờ suối vắng thấy những vết chân bộ đội in trên cỏ ướt đã
bảo nhau lùa trâu, bò ra để xáo trộn, xoá đi. Một số đồng bào bị địch bắt, chúng
dụ dỗ, mua chuộc hay tra tấn dã man, vẫn kiên quyết không khai báo, sắt son
một lòng một dạ trung thành với cách mạng.
Khi chiến dịch diễn ra ác liệt, trước yêu cầu phục vụ chiến trường, bà con
dân tộc Việt Nam và Lào nơi đây tiếp tục tự nguyện phối hợp với cùng các lực
lượng vận tải tham gia vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm,
thuốc men phục vụ bộ đội. Có những đoạn đường địch đánh phá dữ dội suốt
ngày đêm, nhưng từng đoàn người gùi lương, tải đạn vẫn không ngừng toả đi
các hướng về nơi bộ đội đang chờ. Nhiều nơi, đồng bào tự nguyện chỉ ăn củ mài
và rau rừng, dành cho các chiến sĩ những hạt gạo, lát sắn, củ khoai cuối cùng để
“ăn no mà đánh thắng giặc Mỹ”.
Từng đoàn dân công là con em các dân tộc ngày đem gùi lương, tải đạn ra
chiến trường, rồi lại tham gia vận chuyển thương binh về tuyến sau. Nhiều thôn,
bản thành lập các đội đi tìm kiếm chôn cất cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Bom đạn
địch chà xát, tàn phá nhà cửa, nương rẫy nhưng không thể nào làm phai nhạt
tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc, tình quân dân thắm thiết, thủy chung.
Đó là nhân tố làm nên chiến thắng đường 9 - Nam Lào vang dội của quân và dân
hai nước.
Tinh thần đoàn kết, tình cảm thủy chung, gắn bó keo sơn của cán bộ, đảng
viên, chiến sĩ Việt Nam với dân tộc Lào anh em đã được Tổng Bí thư Cayxỏn
12



Phômvihản nêu rõ: Nhiều đồng chí Việt Nam đã hy sinh trên chiến trường Sầm
Nưa, Cánh đồng Chum...Nhiều cán bộ Việt Nam đã sang Lào hoạt động từ lúc
cách mạng mới bắt đầu cho đến khi tóc đã bạc, coi nhân dân Lào như nhân dân
của mình, coi sự nghiệp cách mạng Lào như sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Đối với Việt Nam, sự hết lòng yêu quý, giúp đỡ của nhân dân các bộ tộc Lào
luôn là nguồn động viên, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của bộ đội tình
nguyện và các chuyên gia Việt Nam. Đặc biệt, nhân dân Lào đã cùng chia sẻ với
nhân dân Việt Nam trước bom đạn ác liệt của giặc Mỹ, tạo mọi điều kiện để bộ
đội Việt Nam mở đường Trường Sơn và mở các chiến dịch lớn, góp phần giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
2. Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là biểu hiện vô cùng sinh động
mối quan hệ đoàn kết, thủy chung, son sắt giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào, Lào
- Việt Nam
Tháng 9-1959, theo yêu cầu của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Trung
ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định thành lập đoàn 959 chuyên gia giúp
Lào ở mặt trận Hạ Lào. Cũng trong thời gian này, Bộ Quốc phòng quyết định
thành lập đoàn 559 với nhiệm vụ mở đường, vận chuyển vật chất, đưa đón cán
bộ, bộ đội từ miền Bắc vào miền Nam, đồng thời vận chuyển vào bảo đảm hậu
cần cho đoàn 959 chuyên gia ở Lào và vận chuyển vật chất giúp bạn Lào.
Khi phát hiện ra tuyến đường vận tải chiến lược quan trọng này, đế quốc
Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã kết hợp các lực lượng không quân, bộ binh với
phương tiện chiến tranh hiện đại liên tục đánh phá. Các đơn vị vận tải bị kẹt lại,
không qua được đường 9. Trước tình hình đó, trên cơ sở quan hệ truyền thống
vốn có giữa hai dân tộc, yêu cầu khách quan cần gấp rút chi viện cho chiến
trường miền Nam, Lào và Campuchia, hai Đảng, hai Chính phủ thống nhất mở
thêm đường phía Tây Trường Sơn chạy trên đất Lào. Từ tháng 4-1961, dưới sự
giúp đỡ của các đơn vị tình nguyện Việt Nam, lực lượng cách mạng Lào đã mở
nhiều đợt hoạt động quân sự ở miền Trung và Hạ Lào, giải phóng một vùng rộng

lớn từ Căm Cớt, Lắc Xao đến Mường Phìn, Sê Pôn, Bản Đông, nối đường 12
với đường 9, nhanh chóng tạo thành một hành lang dài và rộng theo chiều Đông
- Tây. Toàn bộ 6 mường của Lào ở Bắc và Nam đường số 9 được giải phóng.
Năm 1963, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục đưa quân bao vây,
đồng thời đánh phá quyết liệt tuyến vận tải phía đông Trường Sơn. Trước tình
hình đó, được sự lãnh đạo của hai Đảng, quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội
Pa Thết Lào quyết định mở chiến dịch 128 giải phóng toàn bộ vùng cao nguyên
Trung Lào có biên giới chung với Việt Nam dài trên 700km. Thắng lợi của chiến
13


dịch 128 đã tạo điều kiện cho Việt Nam chuyển toàn bộ đường vận tải sang
hướng Tây trên đất Lào.
Trong quá trình này, bộ đội tình nguyện, đoàn chuyên gia cố vấn Việt Nam
dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã thường xuyên phối hợp với quân
khu Trung - Hạ Lào, Đảng bộ và chính quyền 7 tỉnh có đường Hồ Chí Minh
xuyên qua tổ chức khảo sát địa hình, phối hợp mở đường và chiến đấu bảo vệ
căn cứ và tuyến đường chiến lược, tổ chức đánh địch tại chỗ, giải phóng đất đai,
mở rộng vùng giải phóng, tạo điều kiện để tuyến đường được mở rộng và phát
triển.
Để có con đường chiến lược với hơn 20.000km, các chiến sĩ, lực lượng
thanh niên xung phong và nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân Lào đã đổ bao
mồ hôi, xương máu, của cải và hàng ngàn người đã ngã xuống để xây dựng, bảo
vệ và vận chuyển hàng hóa, nhân lực phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ của
hai nước Việt - Lào.
Đối với cách mạng và nhân dân Lào, từ khi mới hình thành cho đến khi kết
thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh đi
qua 17 mường (huyện) ở Trung và Nam Lào với tổng chiều dài hàng ngàn km.
Trong 16 năm (1959-1975), đế quốc Mỹ đã rải xuống các cánh rừng dọc tuyến
đường hàng triệu tấn bom các loại, hàng ngàn tấn chất độc hóa học và nhiều

thiết bị điện tử tinh vi nhằm phát hiện, ngăn chặn lực lượng vận tải chiến lược.
Đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Nam Việt Nam, Lào, Campuchia còn sử
dụng lực lượng lớn quân đội và vũ khí đánh vào các vùng thuộc hành lang của
tuyến đường, quy mô lớn nhất là chiến dịch Lam Sơn 719 với 20.000 quân Sài
Gòn cùng sự yểm trợ của 9.000 quân Mỹ, 2.000 máy bay các loại đánh vào khu
vực Đường 9 - Nam Lào. Riêng năm 1969, máy bay Mỹ đã đánh phá hàng nghìn
trận vào 180 bản làng của đồng bào các dân tộc Lào dọc tuyến đường Hồ Chí
Minh, thiêu hủy 845 nóc nhà, giết hại 482 người, làm bị thương 344 người, phá
337 nương rẫy. Bất chấp sự hủy diệt tàn bạo và những âm mưu thâm độc của kẻ
thù, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nhân dân các bộ tộc
Lào đã hết lòng giúp đỡ bộ đội Việt Nam trong việc mở đường, bảo vệ tuyến
đường và vận chuyển hàng hóa phục vụ chiến trường. Từ năm 1965, khi đế quốc
Mỹ mở rộng đánh phá, nhân dân 17 huyện thuộc 7 tỉnh của Lào trên mảnh đất
Tây Trường Sơn đã tự động dời nhà, bỏ nương rẫy đi vào rừng sâu sinh sống. Bộ
đội và du kích Lào phối hợp chặt chẽ với bộ đội Việt Nam đánh trả máy bay
địch, ngăn chặn các cuộc hành quân lấn chiếm, tập kích của chúng. Nhân dân
Lào còn đóng góp hàng triệu ngày công cùng bộ đội và lực lượng thanh niên
14


xung phong Việt Nam làm mới, sửa chữa đường xá, vận chuyển lương thực,
thương bệnh binh, góp phần vào mọi hoạt động của tuyến đường Hồ Chí Minh.
Không thể kể hết những tình cảm quý báu của nhân dân các bộ tộc Lào
dành cho các chiến sĩ, cán bộ Việt Nam. Năm 1964, địch đánh phá ác liệt, thời
tiết phức tạp khiến việc vận chuyển hàng hóa và dẫn quân của đoàn 559 trên
tuyến tây Trường Sơn gặp rất nhiều khó khăn. Có thời điểm đường bị tắc, khách
qua tuyến dồn ứ hàng ngàn người ở các trạm giao liên gần một tháng. Việc đảm
bảo lương thực, thực phẩm cho bộ đội trở thành vấn đề “nước sôi, lửa bỏng”.
Trước tình hình đó, chỉ huy đoàn 559 cùng đoàn chuyên gia 763 ở Hạ Lào trực
tiếp đề xuất với Tỉnh ủy Távên Oọc của Lào vận động nhân dân địa phương giúp

đỡ. Với tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng, nhân dân tỉnh Távên Oọc, đặc biệt
là các huyện Cà Lươn, Xê Camản...nhanh chóng thu gom thóc, giã gạo phục vụ
bộ đội Việt Nam. Mặc dù là địa phương nghèo, nhân dân sống phân tán, nhưng
chỉ trong vòng nửa tháng, bạn đã huy động được hơn 30 tấn lương thực, góp
phần quan trọng giải quyết khó khăn cho đoàn 559.
Nhờ sự phối hợp liên minh này mà hàng hoá không còn bị ứ đọng trên
tuyến đường 9, vào chiến trường miền Nam và nước bạn thông suốt, kịp thời.
Tuy nhiên, sức người có hạn, việc vận chuyển hàng hoá còn phải dựa vào voi,
trâu, bò... Bà con dân tộc đông - tây Trường Sơn rất quý voi, coi voi là thần, là
tượng trưng cho sự giàu có, danh giá. Làng nào có voi rất tự hào. Thế nhưng khi
cách mạng cần, nhân dân cả Việt - Lào đều sẵn sàng hiến voi, đưa voi ra trận
tuyến.
Trong những năm ác liệt, gian khó đó, điều quý nhất ở bạn là tấm lòng chân
thật, trong sáng, ngay thẳng, không nề vất vả, hy sinh và tuyệt đối tin tưởng vào
cán bộ, bộ đội. Bà con dân tộc Lào ở đây đã nói với cán bộ, bộ đội Việt Nam
rằng: “Tao đói còn đi đào được củ rừng để ăn. Tụi mày làm cách mạng còn phải
đi làm mãi. Củ sắn, lúa chúng tao dành cho chúng mày…”. Bà con Mường
Noòng 3 năm không có muối phải ăn tro từ rễ tranh đốt ra. Đến khi ta đưa muối
sang, liền nhắc công ơn cụ Hồ. Có người chưa hề thấy ảnh Bác, hỏi cụ Hồ có
phải như ông Voi không? ông trời không? Những lúc giáp hạt, bị cái đói hành
hạ, bà con dắt nhau đi tìm rau rừng, xuống khe bắt ốc sống cầm hơi, không hề
nghĩ đến việc lấy một lưng gạo, hạt muối ở các kho lương thực, thực phẩm của
các binh trạm đặt giữa rừng trên đất bạn.
Trong những năm tháng khó khăn hay trong những trận đánh ác liệt, nhiều
bà mẹ, gia đình Lào trong khi cuộc sống còn rất thiếu thốn vẫn chắt chiu từng
bát gạo để nuôi dưỡng thương binh, vượt qua bom đạn của địch đưa rau, gạo,
15


thuốc men đến các binh trạm trên tuyến đường để trao tận tay cho các chiến sĩ

Việt Nam.
Đáp lại lòng quý mến và đùm bọc của nhân dân Lào trên dọc tuyến đường
Trường Sơn, các đơn vị bộ đội Việt Nam đã tích cực cùng với bộ đội PaThết Lào
chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ nhân dân các bộ tộc Lào, giúp đồng
bào tăng gia sản xuất, cứu đói cho dân khi gặp thiên tai, địch họa. Bộ đội Việt
Nam trên tuyến đường Hồ Chí Minh còn giúp nhân dân Lào xây mới một số
tuyến đường liên bản, liên xã, liên huyện, góp phần cải thiện đời sống nhân dân,
phát triển kinh tế - xã hội vùng giải phóng. Chính vì vậy, tuy phải chịu đựng hy
sinh, gian khổ, nhưng nhân dân các bộ tộc Lào dọc tuyến đường vẫn hết lòng
yêu thương, ủng hộ quân đội cách mạng hai nước.
Nhờ có con đường chiến lược Hồ Chí Minh, tính chung trong vòng 16 năm
(1959-1975), tuyến giao thông vận tải quân sự Trường Sơn đã vận chuyển được
1.349.000 tấn hàng hóa, vũ khí, trong đó giao cho các chiến trường và cách
mạng Lào, Campuchia hơn 583.000 tấn, 515 triệu m3 xăng dầu. Riêng 4 tháng
trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, tuyến vận tải 559 qua
đường Hồ Chí Minh đã chuyển vào miền Nam Việt Nam hơn 110.000 cán bộ,
chiến sĩ, 230.000 tấn vật chất các loại, đưa sang Lào (1973-1975) trên 108.000
tấn hàng.
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng sáng ngời
của tình đoàn kết chiến đấu, mối quan hệ thủy chung son sắt của hai dân tộc Việt
- Lào trong trường kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Trong giai đoạn này, quan hệ Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam phát triển lên đỉnh
cao của hình thức liên minh chiến lược trực tiếp chống đế quốc, trở thành một
mẫu mực về tình đoàn kết, chiến đấu, hỗ trợ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực.
- Thủy chung với tình hữu nghị truyền thống, trung thành với chủ nghĩa quốc tế
của giai cấp công nhân, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ, hỗ
trợ đến mức cao nhất cả về vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mỹ xâm lược của nhân dân các bộ tộc Lào. Đáp lại, Đảng, Nhà nước và
nhân dân Lào đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hết lòng ủng hộ và giúp đỡ Việt
Nam trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Trong cuộc trường chinh đầy gian khổ ấy, quân tình nguyện Việt Nam đã cùng
Quân đội giải phóng nhân dân Lào mở nhiều chiến dịch cùng hàng loạt trận
chiến đấu thắng lợi, đánh bại từng bước chiến lược“Chiến tranh đặc biệt”, rồi
16


“Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mỹ ở Lào, làm cho đế quốc Mỹ phải
phân tán lực lượng đối phó, góp phần hỗ trợ đắc lực, tạo thời cơ thuận lợi cho
các bước chuyển biến của chiến tranh cách mạng ở Việt Nam, tạo đà phát triển
đi lên của cách mạng Campuchia, dẫn tới thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.
- Từ thực tiễn đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào trong những
năm tháng chiến tranh chống kẻ tù chung đã để lại một số bài học lịch sử, rất cần
chắt lọc, vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mỗi nước.

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM
Họ và tên: Ngo Thị Thu Huyền
17


Ngày sinh: 22. 10. 1980
Giới tính: Nữ
Nghề nghiệp: Giáo viên
Địa chỉ: Chi bộ trường THCS Hợp Đức - Đồ Sơn - Hải Phòng
Số điện thoại: 0225860194

Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, Chủ tịch
Xuphanuvông và các nhà lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, hai Nhà nước trong
quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam
Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ Việt Nam - Lào, Lào –

Việt Nam là quan hệ đặc biệt, là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm
có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân
tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Quan hệ đặc biệt Việt Nam Lào, Lào - Việt Nam phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí
Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản,
đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân
dân hai nước dày công vun đắp; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho quan hệ đặc biệt Việt
Nam – Lào, Lào – Việt Nam.
Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX, chính Nguyễn Ái Quốc, với lòng yêu
nước nồng nàn và nghị lực phi thường, vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, đã tự
mình khám phá thế giới tư bản chủ nghĩa và các dân tộc thuộc địa, nhằm phát
hiện chân lý cứu nước. Người tiếp nhận và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin vào điều kiện cụ thể của Đông Dương để xác định con đường giải phóng
các dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia theo con đường cách mạng vô sản.
Trong quá trình tìm đường cứu nước của mình, Nguyễn Ái Quốc rất quan
tâm đến tình hình Lào. Người không chỉ lên án chế độ thực dân Pháp nói chung
mà còn tố cáo cụ thể sự tàn bạo của thực dân Pháp ở Lào (1). Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên- tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái
Quốc trực tiếp sáng lập vào tháng 6 năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc),
đến tháng 2 năm 1927, Hội này gây dựng được cơ sở tại Lào. Thông qua hoạt
động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Lào, Nguyễn Ái Quốc thấy
đây là điều kiện thuận lợi để người Việt Nam vừa tham gia cuộc vận động cứu
18


nước tại Lào, vừa sát cánh cùng nhân dân Lào xây dựng mối quan hệ đoàn kết
khăng khít giữa Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên đã lập Hội Ái hữu, Hội Việt kiều yêu nước, mở các lớp huấn luyện
cách mạng trên đất Lào. Trên thực tế, từ nửa sau những năm 20 thế kỷ XX, Lào

là một đầu cầu trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng cứu nước
mới của Nguyễn Ái Quốc vào Đông Dương. Năm 1928, đích thân Người bí mật
tổ chức khảo sát thực địa tại Lào (2) càng cho thấy mối quan hệ gắn bó mật thiết
giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Cũng trong năm này, chi bộ Thanh
niên cộng sản đầu tiên được thành lập tại Viêng Chăn, đồng thời đường dây liên
lạc giữa nhiều thị trấn ở Lào với Việt Nam được tổ chức.
Như vậy, Lào trở thành địa bàn đầu tiên trên hành trình trở về Đông
Dương của Nguyễn Ái Quốc, nơi bổ sung những cơ sở thực tiễn mới cho công
tác chính trị, tư tưởng và tổ chức của Người về phong trào giải phóng dân tộc ở
ba nước Đông Dương. Quá trình Nguyễn Ái quốc đặt nền móng cho quan hệ đặc
biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam báo hiệu bước ngoặt lịch sử trọng đại sắp
tới của cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng Lào.
Ngày 3 -2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lapạ đã ra đời - tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dương cũng là sự mở đầu
những trang sử vẻ vang của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Trên cơ sở sự phát triển của tổ chức Đảng ở Lào, tháng 9 năm 1934, Ban
Chấp hành Đảng bộ lâm thời Ai Lao (tức Xứ uỷ lâm thời Ai Lao) được thành
lập. Sự ra đời của Xứ uỷ Ai Lao là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử đấu
tranh yêu nước của nhân dân các bộ tộc Lào, khẳng định trên thực tế vai trò lãnh
đạo của Đảng bộ Lào đối với cách mạng Lào cũng như đánh dấu một bước phát
triển mới trong quan hệ giữa phong trào cách mạng hai nước Việt Nam - Lào,
Lào - Việt Nam.
Trong suốt quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng, Đảng Cộng sản
Đông Dương còn đề ra những chủ trương và giải pháp cụ thể chỉ đạo các cấp bộ
Đảng và phong trào cách mạng Đông Dương cũng như tăng cường sự quan hệ
mật thiết, nương dựa lẫn nhau của hai dân tộc Việt Nam và Lào trên hành trình
đấu tranh giành tự do, độc lập cho mỗi dân tộc. Điều này thêm một lần nữa
khẳng định: quá trình chuẩn bị công phu về mọi mặt chính trị, tư tưởng, và tổ
chức cho cách mạng Việt Nam, đồng thời với việc quan tâm xây dựng nhân tố
bên trong cho cách mạng Lào, cả về phương diện tổ chức lẫn chỉ đạo thực tiễn

của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thật sự tạo ra nền tảng hoàn toàn mới về chất
cho lớp người cộng sản Đông Dương đầu tiên, bất luận họ là người Việt Nam,
người Lào, hay là người Campuchia. Đây chính là nền móng vững chắc của
quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam mà Nguyễn Ái Quốc là kiến trúc
sư vĩ đại của tình đoàn kết đặc biệt đó.
19


Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, có mối quan hệ đoàn kết, hữu
nghị truyền thống tốt đẹp lâu đời. Cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ,
cùng uống chung dòng nước Mêkông, núi liền núi, sông liền sông, ngay từ rất
sớm, hai dân tộc Việt Nam - Lào đã gắn bó bền chặt bên nhau chống giặc ngoại
xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay xỏn
Phômvihản chính là những người đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị
truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào.
Mối quan hệ đã được các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và quân dân hai nước dày công
vun đắp để không ngừng phát triển và được đúc kết thành mối quan hệ mẫu
mực, thủy chung, trong sáng, hiếm có trong quan hệ quốc tế và là tài sản chung
vô giá của hai dân tộc Việt - Lào. Khi nói về mối quan hệ nghĩa tình giữa hai
Đảng, hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Lào, Bác Hồ kính yêu của chúng ta Người đã dày công vun đắp cho mối quan hệ Việt - Lào đã nhấn mạnh, đó là mối
“quan hệ đặc biệt” mà lịch sử đã chứng minh cái nghĩa, cái tình và tấm lòng
thủy chung, son sắt, sát cánh bên nhau của hai Đảng, hai dân tộc Việt - Lào
trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập cho dân tộc và cùng
nhau xây dựng hòa bình, hướng tới tương lai hạnh phúc.Nền tảng của quan hệ
Việt - Lào xuất phát từ quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước láng giềng
gần gũi, cùng chung sống trên bán đảo Đông Dương. Mối quan hệ truyền thống
ấy trở nên “đặc biệt” từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập và rèn luyện (sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân
dân Cách mạng Lào) trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng của hai dân tộc
Việt Nam và Lào, cùng sát cánh bên nhau chiến đấu chống kẻ thù chung, xây

đắp nên tình đoàn kết keo sơn, thuỷ chung, son sắt Việt - Lào. Sự nghiệp cách
mạng của hai nước Lào - Việt Nam có mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau một
cách đặc biệt. Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ điều đó và thường xuyên căn dặn:
“Cách mạng Lào không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và cách
mạng Việt Nam cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Lào.”
Với quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, với thiện chí chân
tình, thông cảm nhau sâu sắc trên tình đồng chí anh em, giúp bạn là tự giúp
mình, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã cử hàng chục vạn con em yêu
quý của mình sang công tác và phối hợp với quân và dân Lào chiến đấu tại các
chiến trường của Lào, máu của biết bao anh hùng, liệt sĩ Việt Nam hòa quyện
với máu của quân và dân Lào để đem lại thắng lợi vẻ vang cho hai dân tộc. Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc Việt - Lào, đó vừa là nghĩa vụ quốc tế, vừa là lợi ích
sống còn của mỗi nước. Người rất chăm chú theo dõi và dìu dắt, giúp đỡ phong
trào cách mạng ở Lào với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”. Từ khi mới ra
20


đời, tại Hội nghị Trung ương tháng 10/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
xác định đường lối cách mạng của ba nước Đông Dương: ba nước đều là thuộc
địa của Pháp... nên cần đoàn kết chống ách thống trị của bọn thực dân Pháp,
giành độc lập dân tộc...Bên cạnh đó, trong tư tưởng chỉ đạo và hoạt động thực
tiễn, Người luôn luôn phát huy cao độ tính độc lập và chủ động của đồng bào
các bộ tộc Lào. Theo Người “kháng chiến Việt - Miên - Lào là chung của chúng
ta, là bổn phận của chúng ta. Việt Nam kháng chiến có thành công thì kháng
chiến Miên, Lào mới thắng lợi và kháng chiến Miên, Lào có thắng lợi thì kháng
chiến Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi”. Người khẳng định “Chính phủ, Mặt
trận và nhân dân Việt Nam ra sức hết lòng, thành thực giúp đỡ Mặt trận nhân
dân Lào, Miên một cách không có điều kiện”; “Mà giúp nước bạn tức là tự giúp
mình” nên “phải ra sức giúp đỡ một cách tích cực, thiết thực hơn”. Trong quá

trình giúp cách mạng Lào, Người chỉ rõ, khi giúp bạn, phải nắm vững nguyên
tắc dân tộc tự quyết. Việc gì cũng phải đựơc Đảng và nhân dân Lào đồng ý rồi
mới làm. Bởi vì, người làm nên lịch sử Lào không ai khác chính là nhân dân
Lào, cách mạng Lào phải do nhân dân Lào tự làm lấy, sự nghiệp cách mạng Lào
phải do Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo. Tại Hội nghị Trung ương III
(khóa II), Hồ Chủ tịch nêu rõ: “cho đến nay chúng ta phải cố gắng giúp đỡ hơn
nữa” và cũng từ đó, nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng Lào ngày càng được tăng
cường, quan hệ đoàn kết Việt - Lào càng thêm gắn bó, mật thiết. Sau Hội nghị,
thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số đảng viên của
Đảng từ Việt Nam và Thái Lan đã sang hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng ở
Lào, một số chi bộ cộng sản đã được thành lập ở Savannakhet, Thakhek,
Vientiane, và đến tháng 9/1934 Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đã được
thành lập tại Lào, chịu trách nhiệm lãnh đạo phong trào cách mạng Lào. Đó là
những mốc son lịch sử trong quan hệ Lào-Việt Nam; cuộc đấu tranh cách mạng
của nhân dân hai nước gắn bó với nhau và ngày càng phát triển trong tình đoàn
kết chiến đấu và tạo nên cơ sở cho tình đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng và hai
nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa
quốc tế vô sản; luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ mật thiết cách mạng hai
nước Lào - Việt Nam, nuôi dưỡng và phát huy sáng tạo sức mạnh chung của
nhân dân hai nước để cùng tiến hành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám ở Lào
cũng như thắng lợi Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam, giành độc lập cho nhân
dân mỗi nước năm 1945. Ngày 30/10/1945, hai nước đã ký Hiệp ước Hợp tác
tương trợ Việt - Lào. Với Hiệp ước này, quan hệ Việt - Lào đã chuyển sang một
giai đoạn mới, giai đoạn phát triển quan hệ đoàn kết giữa hai dân tộc anh em
không chỉ trong quan hệ giữa nhân dân hai nước, mà còn trên tầm quan hệ gắn
bó giữa hai nhà nước. Chủ tịch Xuphanuvông đã khái quát ý nghĩa trọng đại của
sự kiện này: “Quan hệ Lào-Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới”, kỷ nguyên
21



của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Lào-Việt Nam giúp đỡ nhau vì mục tiêu
chung của hai dân tộc. Cũng ngày 30/10/1945, Chính phủ hai nước quyết định
thành lập Liên quân Lào - Việt Nam. Thắng lợi đó dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương là thắng lợi của nhân dân hai nước cùng chung lý tưởng,
cùng chung mục tiêu, đoàn kết gắn bó với nhau, cùng đấu tranh giành thắng lợi.
Đó là bài học lịch sử đầu tiên vô cùng quý giá trong lịch sử cách mạng giải
phóng của hai dân tộc anh em. Bằng việc xây dựng hệ thống quan điểm và chỉ
đạo thực tiễn thực hiện liên minh đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa Việt Nam và
Lào, cũng như sự quan tâm, phát hiện và xây dựng nhân tố bên trong cho cách
mạng Lào, đã dẫn tới việc thành lập Đảng Nhân dân Lào ngày 22/3/1955, sau
này là Đảng Nhân dân cách mạng Lào (tháng 2/1972), Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh thật sự đã đặt nền móng cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Đó
là mối quan hệ vừa bảo đảm lợi ích dân tộc, vừa bảo đảm kết hợp hài hòa sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, để cùng hướng tới mục tiêu chung là giải
phóng dân tộc và tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. Đúng như Chủ tịch Cay
xỏn Phômvihản đánh giá: “Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí
Hồ Chí Minh sáng lập đã ra đời, là bước ngoặt lịch sử của cách mạng ba nước
Đông Dương. Từ đó trở đi, dưới sự lãnh đạo của Đảng Mác-Lênin chân chính và
với ngọn cờ cách mạng dân tộc, dân chủ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân
các bộ tộc Lào đã bước vào thời kỳ mới và với chất lượng mới hoàn toàn.” Điều
đó càng chứng tỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đóng góp về lý luận, đường
lối, phương hướng cách mạng mà Người còn quan tâm đến cả việc tổ chức, chỉ
đạo thực tiễn cách mạng Lào.
Sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Lào trong suốt nhiều thập kỉ qua
gắn liền với tên tuổi, công lao to lớn của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản. Sự cống
hiến suốt cả cuộc đời mình cho dân, cho nước, cho Đảng thể hiện phẩm chất
tuyệt vời của Chủ tịch. Công lao và những cống hiến to lớn của Chủ tịch Cayxỏn
Phômvihản mãi mãi được ghi vào sử sách của Lào. Chủ tịch Cayxỏn luôn nêu
cao tinh thần quốc tế trong sáng, đóng góp nhiệt tình vào sự nghiệp hòa bình,
hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, nhất là các quốc gia trong khu vực. Trong

quan hệ quốc tế đó, đoàn kết với Việt Nam luôn là nhân tố quan trọng và được
Chủ tịch dày công vun đắp mối quan hệ đặc biệt, liên minh chiến đấu thủy
chung son sắt giữa Lào và Việt Nam. Chính từ khói lửa của chiến tranh ác liệt vì
độc lập tự do cho dân tộc mình đã làm cho nhân dân hai nước, các chiến sĩ cách
mạng và các nhà lãnh tụ cao nhất của hai dân tộc gắn bó, kề vai sát cánh bên
nhau và cùng nhau làm cách mạng, đánh bại các lực lượng thù địch và tiến lên
theo con đường đã lựa chọn. Trong suốt thời gian lãnh đạo cách mạng Lào, Chủ
tịch Cayxỏn Phômvihản luôn đánh giá cao vai trò của Việt Nam đối với sự
22


nghiệp cách mạng Lào. Trong các cuốn sách, trong các bài phát biểu của mình,
Chủ tịch luôn khẳng định chính sách trước sau như một của Đảng, Nhà nước,
nhân dân Lào đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Phát biểu tại Hội
nghị rút kinh nghiệm công tác tác chiến tại Lào, ngày 21/9/1965, Chủ tịch
Cayxỏn Phômvihản đã nói: “Nhìn lại lịch sử 20 đấu tranh vừa qua, bất kể trong
hoàn cảnh nào, ở đâu, hai dân tộc anh em Lào - Việt Nam chúng ta luôn luôn
sống chết có nhau, cùng nhau làm cách mạng. Thắng lợi của cách mạng Việt
Nam là thắng lợi chung của chúng ta. Hai anh em chúng ta đồng cam cộng khổ,
bát cơm chia đôi, cọng rau bẻ nửa, sướng khổ có nhau, quan hệ giữa hai dân tộc
là quan hệ đặc biệt”. Sau khi hai nước hoàn toàn được giải phóng năm 1975,
quan hệ hai nước chuyển sang giai đoạn mới. Trong bài phát biểu chào mừng
Đại hội lần thứ IV Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 15/12/1976, Chủ tịch Cayxỏn
đã nói: “Trong lịch sử cách mạng thế giới có nhiều tấm gương sáng về tình cảm
quốc tế vô sản, nhưng chưa có khi nào, chưa có ở nơi đâu có mối quan hệ đoàn
kết chiến đấu đặc biệt lâu dài, toàn diện như mối quan hệ Lào - Việt Nam. Mối
quan hệ đó đã trở thành mối quan hệ đặc biệt, thủy chung, trong sáng, mẫu mực,
hiếm có và ngày càng được củng cố, phát triển vững chắc. Chúng tôi nguyện hết
lòng vun đắp cho tình hữu nghị Lào - Việt Nam ngày một xanh tươi, đời đời bền
vững”. Về phía Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào đã dành phần đất của mình để

giúp Việt Nam xây dựng “Đường Hồ Chí Minh”, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước,” giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975 và tạo điều kiện
cho cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn và thiết lập nên nước Cộng hòa
Dân chủ nhân dân Lào ngày 2/12/1975.Tình hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Lào Việt Nam là kết quả của việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng
Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt
Nam và Lào, là một trong những thành quả cách mạng của hai dân tộc, do nhân
dân hai nước cùng nhau xây dựng nên và được xây đắp bằng công sức, xương
máu của nhân dân hai nước. Ngày 18/7/1977, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt
Nam - Lào được ký kết, là cơ sở pháp lý quan trọng, đánh dấu mốc phát triển
mới của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa
hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, nhằm khai thác tiềm năng, thế
mạnh bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng phát triển và bảo vệ đất nước của mỗi
nước. Trải qua hơn 30 năm thực hiện, nhất là từ khi hai nước thực hiện công
cuộc đổi mới, trong tình hình hội nhập với nhiều biến động, nhiều khó khăn và
thách thức do tác động của tình hình thế giới và khu vực, nhưng với truyền
thống tốt đẹp của mối quan hệ đặc biệt và dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân
cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, quan hệ giữa hai nước ngày càng
được tăng cường, mở rộng và nhất định sẽ giành được những thắng lợi to lớn
hơn, chất lượng và hiệu quả cao hơn, thiết thực góp phần vun đắp cho mối quan
23


hệ hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Lào - Việt. Đó cũng là
thành quả được kết tinh từ lịch sử, từ sứ mệnh mà hai Đảng, hai dân tộc đã
chung sức, chung lòng, chung vai gánh vác qua những chặng đường đầy khó
khăn, gian khổ của cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng đất nước. Chủ
tịch Cay xỏn Phômvihản cũng đã khẳng định: “Sông có thể cạn, núi có thể mòn
nhưng tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào mãi mãi bền vững”, “quan
hệ hữu nghị đặc biệt Lào - Việt Nam mãi mãi là tài sản vô giá, là hành trang
không thể thiếu của hai dân tộc trên con đường xây dựng, bảo vệ và phát triển

đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào,
Lào - Việt Nam phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh
xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Cay xỏn Phômvihản, đồng
chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai
nước dày công vun đắp; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương,
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam. Quan hệ đặc biệt
Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, đầy hy
sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân hai nước,
đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ
đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và
bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với nhân
dân hai nước Việt Nam, Lào, quan hệ đặc biệt được coi là lẽ sống, là tình nghĩa
ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy hiểm đến chừng nào
cũng không thể chia tách được. Tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào,
Lào - Việt Nam khác căn bản với các quan hệ đối tác thông thường ở chỗ nó là
quan hệ hợp tác toàn diện bao gồm cả chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa... và ưu
tiên, ưu đãi cho nhau cao hơn cả các quan hệ song phương khác. Cần có một
nhận thức thống nhất của cán bộ và nhân dân hai nước về tính chất đặc biệt này.
Cả hai bên cần có tầm nhìn rộng hơn, toàn diện và lâu dài hơn chứ không chỉ ở
các lợi ích kinh tế thuần túy và ngắn hạn. Với những thành tựu to lớn về kinh tế
- xã hội sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới và những chuyển biến
quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam
trong những năm qua đã tạo nên những điều kiện vật chất to lớn thúc đẩy việc
tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong giai
đoạn mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí
Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai
nước dày công vun đắp mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.
Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh mời Hoàng thân Xuphanuvông đang ở Vinh ra Hà Nội và tiếp Hoàng thân.

Cuộc gặp gỡ đã có tác động mạnh mẽ, quyết định đối với Hoàng thân trong việc
24


chọn lựa con đường làm cách mạng. Ngày 3-10-1945, tại cuộc mít tinh của hàng
vạn nhân dân tỉnh Savẳnnakhệt đón chào Hoàng thân Xuphanuvông trở về tham
gia chính phủ Lào, Hoàng thân tuyên bố: “Quan hệ Lào - Việt từ nay sẽ mở ra
một kỷ nguyên mới...”. Hình ảnh, uy tín, quyết tâm làm cách mạng, cứu nước và
những lời nói tốt đẹp của Hoàng thân về quan hệ Lào - Việt đã tác động lớn lao
đến sự hưởng ứng, tham gia cách mạng của các tầng lớp nhân dân Lào, càng tạo
thêm chất keo gắn kết tình cảm của nhân dân Lào với Việt kiều cũng như với
Việt Nam. Chính phủ Lào Ítxalạ (Lào tự do) vừa được thành lập cũng đã chủ
trương: “Nhân dân Lào thân thiện với nhân dân Việt Nam và quyết tâm cùng
nhân dân Việt Nam đánh đuổi bọn thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương” (3). Thủ
tướng Khăm Mạo tuyên bố với Việt kiều: “mong rằng ba nước Việt, Miên, Lào
bắt tay nhau để kiến thiết quốc gia” (4). Chính phủ hai nước đã ký Hiệp ước
tương trợ Lào – Việt (4) và Hiệp định về tổ chức Liên quân Lào - Việt (5), đặt cơ sở
pháp lý đầu tiên cho sự hợp tác giúp đỡ và liên minh chiến đấu chống kẻ thù
chung của hai dân tộc Việt - Lào.
Sau khi giành được chính quyền, nhân dân hai nước Việt Nam, Lào hơn
lúc nào hết, chỉ mong muốn được sống trong hòa bình, tiếp tục hợp tác, cùng
nhau bảo vệ nền độc lập và xây dựng lại đất nước nhưng ngày 23 tháng 9 năm
1945, thực dân Pháp được sự đồng lõa của quân Anh, nổ súng đánh chiếm thành
phố Sài Gòn. Tiếp đó, chúng mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ, Nam Trung
Bộ của Việt Nam, sang Campuchia, Hạ Lào, rồi toàn cõi Đông Dương.
Trước nguy cơ tồn vong nền độc lập dân tộc của ba nước Việt Nam – Lào
- Campuchia, ngày 25-11-1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc để chỉ đạo sự nghiệp giải phóng
dân tộc của ba nước Đông Dương. Chỉ thị chủ trương: “Thống nhất mặt trận
Việt- Miên- Lào chống Pháp xâm lược” và nêu rõ nhiệm vụ: “Tăng cường công

tác vũ trang tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân ở thôn quê, làm cho
mặt trận kháng Pháp của Lào – Việt lan rộng và chiến tranh du kích nảy nở ở
thôn quê, đặng bao vây lại quân Pháp ở nơi sào huyệt của chúng và quét sạch
chúng khỏi đất Lào” (6).
Đảng và Chính phủ Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi
nhiệm vụ giúp cách mạng Lào như mình tự giúp mình để cùng phối hợp chiến
đấu, đánh đuổi kẻ thù chung, giành độc lập tự do cho mỗi nước trên bán đảo
Đông Dương. Thấm nhuần quan điểm quốc tế cao cả của Đảng Lao động Việt
Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam từ tiền tuyến đến hậu
phương sẵn sàng chia sẻ những thuận lợi, cùng khắc phục khó khăn, cử nhiều
người con yêu dấu của mình sang phối hợp cùng bạn Lào đẩy mạnh chiến tranh
du kích, phát triển lực lượng kháng chiến.
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×