Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

BAI DU THI 1000 NAM THANG LONG (TU LUAN).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.36 KB, 3 trang )

TỰ LUẬN
Nguyễn Đình Thi sáng tác Người Hà Nội vào năm 1947. Đó là thời điểm
hết sức khó khăn của nhân dân ta, khi cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp vừa mới được lãnh tụ Hồ Chí Minh phát động( ngày 19/ 12/ 1946).
Chúng ta vẫn gọi đây là giai đoạn phòng ngự với việc thực hiện vườn
không nhà trống ở những nơi giặc xâm chiếm để cản bước tiến của chúng.
Tại Thủ đô Hà Nội, chiến luỹ được dựng lên ở nhiều đường phố và những
đội quân cảm tử đã sẵn sàng tất cả cho Tổ Quốc quyết sinh. Cả thủ đô ngập
trong máu lửa và hừng hực lòng căm thù, sôi sục ý chí quyết chiến quyết
thắng. Vậy mà mở đầu bài hát, nhạc sĩ đã không phản ánh ngay điều đó
( ông dành biểu hiện ở phần sau của tác phẩm) mà như người hoạ sĩ phác
hoạ một gam màu thật tươi sáng về Thủ đô ngàn năm văn vật: “Đây Hồ
Gươm, Hồng Hà. Hồ Tây. Đây lắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng
Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội mến yêu…”. Nét nhạc ở phần đầu dàn trải
thoáng đãng, đã được vút lên gieo vào lòng người nghe cái gì đó thật linh
thiêng thanh cao với việc nhắc lại những cái tên của Thủ đô từng mang
trong quá khứ. Có thể coi đó như một khúc trổ, như sự chuẩn bị về tâm ký,
cảm xúc cho người nghe để ngay sau đó đón nhận bức tranh hoành tráng
của Thủ đô lửa máu: “ Hà Nội cháy khỏi lửa ngập trời. Hà Nội hồng ầm ầm
rung. Hà Nội vùng đứng lên! Sông Hồng reo! Hà Nội vùng đứng lên!”Sau
chuỗi âm thanh “Hà Nội mến yêu” kết thúc đoạn trổ như vừa nói gieo vào
lòng người tình cảm tha thiết sắt son là 1 quãng 6 được tác giả tạo dựng
khá đột ngột theo hướng vút lên: “ Hà Nội cháy”. Và âm thanh “cháy” lại
được ngân dài diễn tả cuộc chiến đấu đã bắt đầu, giờ quyết liệt đã điểm.
Xin tạm thời quên đi những êm đềm, hào hoa của Hà Nội vui tươi vàng
son, với những “ nước Hồ Gươm xanh thắm lòng, bóngTháp Rùa thân mật
êm ấm lòmg”, những “tíu tít gánh gồng đây ô Chợ Dừa, kia ô Cầu Dền”và
những “ bồi hồi chàng trai, những đôi mắt nào…” để bước vào cuộc kháng
chiến trường kỳ gian khổ theo hiệu triệu của vị cha già dân tộc.
Người Hà Nội là một bài hát được tác giả viết ở hình thức khá tự
do, không tuân thủ một khuôn mẫu, kiểu, dạng (mo de) nào trong


những khúc thức quen thuộc thường quy định cho thể ca khúc. Có
thể coi đó là một trường ca, giống như trường ca Sông Lô của Văn
cao . (Sau này, các nhạc sĩ ít trở lại hình thức ca khúc này, ngoại trừ
Bài ca người thợ mỏ của Hoàng Vân sáng tác những năm 60 của thế
kỷ trước). Bài hát của Nguyễn Đình Thi không hoàn toàn theo cái
tuần tự kết cấu thông thường mà nhiều người viết trường ca vẫn
làm: Mở đầu là Hà Nội thơ mộng, tiếp theo là khói lửa chiến đấu,
rồi kết thúc là chiến thắng ca khúc khải hoàn. Tất nhiên cái lô gíc
đó là hoàn toàn hợp lý. Và trên đại thể, tác giả Người Hà Nội cũng
tuân thủ. Nhưng ông cũng rất sáng tạo khi cho đan xen trong bài hát
của mình những cảnh của quá khứ và hiện tại, những chi tiết hình
ảnh của Thủ đô yên vui và chiến tranh khói lửa. Xử lý này đã đem
đến cho người nghe những xúc cảm phong phú, đa chiều…
Xin được nhắc lại rằng tác giả sáng tác bài hát này vào lúc cuộc
kháng chiến chống Pháp vừa mới bắt đầu. Hà Nội lúc ấy đang bề
bộn, ngút trời đạn lửa. Vậy mà lãng mạn thay, ông đã hình dung tới
một Hà Nội chiến thắng không xa. Và khúc khải hoàn của Nguyễn
Đình Thi trong bài này không phải là một kết cục bình thường như
mọi cuộc chiến thắng mà thật đặc biệt. Ở đó có sự hiện diện bằng
hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, trong đó nổi bật là đôi mắt
sáng và mái tóc bạc phơ của Người cùng với một nụ cười- nụ cười
của cả nước non và nụ cười của người cha vĩ đại. Và khép lại một
bài hát dài chỉ còn lại tiếng cười- tiếng cười của ngày về chiến
thắng. Tiếng cười vang, rạng rỡ ấy lại được ngập trong một rừng cờ
tạo nên bức tranh hoành tráng về tầm vóc, tư thế của Thủ đô Hà
Nội- cũng đồng thời là cả dân tộc Việt Nam.
Một lần tiếp xúc với Nguyễn Đình Thi, tôi được ông cho biết: Mặc
dù đã có bài Diệt phát xít ra đời trước Cách mạng tháng 8/1945 đã
rất nổi tiếng nhưng ông không nghĩ mình là nhạc sĩ mà tự cho mình
chỉ là người yêu thích âm nhạc. Đến năm 1947, với tình yêu Hà Nội

da diết, ông tràn ngập cảm xúc trước Thủ đô ngút trời khói lửa,
gồng mình lên bước vào cuộc kháng chiến, ông muốn vẽ một bức
tranh toàncảnh đó, nhưng bằng âm thanh chứ không bằng màu sắc.
Ông viết nhanh đến nỗi không ghi ra giấy kịp cảm xúc của mình.
Những nốt nhạc cứ tuôn trào trên phím đàn. và đến khi hoàn thành,
ông tự thấy bài hát quá dài, rất muốn cắt bớt cô lại cho hàm súc,
gọn gàng hơn, nhưng không biết cắt chỗ nào, vì cảm xúc liền mạch
thông suốt. Cuối cùng ông đành cứ để như vậy...
Từ khi ra đời đến nay, Người Hà Nội luôn phát huy tác dụng ở mọi
thời điểm lịch sử. Đó là một trong những tác phẩm âm nhạc có giá
trị lớn nhất viết về Thủ đô. Hai nét hào hoa và anh hùng luôn là đặc
điểm của Hà Nội, củangười Thủ đô đã được biểu hiện hài hoà
nhuần nhuyễn trong bài hát.
Các thế hệ người Việt Nam sau này có thể có nhiều người không
biết đến cái tên Nguyễn Đình Thi, nhưng chắc chắn ai cũng biết và
ưa thích NgườiHà Nội. Đó là hạnh phúc lớn nhất của người sáng tác
mà không niềm vinh quang nào có thể thay thế.
Những câu hát mở đầu trong bài hát “ Người Hà Nội” của Nguyễn Đình
Thi “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ tây. Đây...Đây Thăng Long, đây Đông
Đô, đây Hà Nội, Hà Nội mến yêu. Hà Nội cháy khói lửa ngất trời, Hà Nội
hồng ầm, ầm, rung. Hà nội vùng đứng lên, sông Hồng reo, Hà Nội vùng
đứng lên.Hà nội đẹp sao, ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng, bóng tháp rùa
thân mắt em ấm lòng, Hồng Hà tràn đầy, Hồng Hà cuốn ngàn nguồn sóng
tràn đầy dâng.Hà Nội đẹp sao” vẫn mãi âm vang trong bao thế hệ của con
người Việt Nam, chính mãnh đất thiêng này đã chứa đựng trong nó bề dày
lịch sử của một dân tộc “ Từ độ mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long
Mở đầu bài hát tác giả như muốn lôi cuốn người nghe đến với những địa
danh đã gắn liền với những truyền thuyết hào hùng của dân tộc như Hồ
Gươm, Hồ Tây, Thăng Long... tất cả toát lên vẻ đẹp mến yêu và tự hào của

mãnh đất Hà Nội xưa và nay.
Đến với Hà Nội chắc hẳn trong trái tim của mỗi một con người Việt Nam
đều cảm nhận được sự giản dị của con người cũng như cảnh vật Hà Nội,
mỗi tấc đất Hà Nội đều thắm đượm màu hồng tươi của máu bao thế hệ con
người “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
Một Hà Nội cháy khói lửa ngất trời đã phần nào đưa người nghe đến
những giây phút bom đạn, máu và lửa, một thời oanh liệt, gian nan, vất
vả nhưng Hà Nội, họ đã dám vượt qua đau thương mất mát để làm nên
một “Hà Nội ầm, ầm, Hà Nội vùng đứng lên” Nhạc sỹ đã rất thành công
trong việc thể hiện cho người nghe cảm nhận sự sôi động, khí thế nổi
dậy ào ào như thác đổ của quân và dân Hà Nội trong hai cuộc kháng
chiến trường kỳ của dân tộc ta. Đến với Hà Nội lòng ta như trầm lắng
với những cảm xúc dâng trào, một mãnh đất tuy bình dị nhưng rất linh
thiêng, chúng ta có quyền tự hào rằng hễ nói đến Việt Nam thì hãy nghĩ
đến Hà Nội.
Tuổi trẻ chúng ta những thế hệ nối tiếp truyền thống của cha anh nguyện
đem hết sức mình để xây dựng một Hà Nội phồn vinh hơn, kỷ niệm
1000 năm Thăng Long - Hà Nội là cơ hội để chngs ta càng tự hào hơn về
Hà Nộiđáng tự hào của bao người dân .

×