Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu tiêu thụ, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Hải Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.36 KB, 119 trang )

43

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nền kinh tế thế giới vừa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế
2008 -2009 và chưa kịp phục hồi trong năm 2010 đã tiếp tục trải qua năm 2011 đầy
sóng gió, với một loạt thách thức như khủng hoảng nợ công nghiêm trọng tại khu
vực đồng tiền chung Châu Âu, đầu tàu kinh tế Mỹ đối mặt với đà phục hồi yếu ớt,
các nền kinh tế mới nổi cũng lao đao vì vấn đề tài chính của phương Tây, tỷ lệ thất
nghiệp, lạm phát cao, thêm vào đó là tình hình bất ổn về chính trị và thiên tai cũng
góp phần làm ảm đạm thêm bức tranh kinh tế toàn cầu. Bước sang năm 2012, các
dự báo quốc tế đều thống nhất nhận định về một triển vọng u ám, thậm chí tồi tệ
hơn nhiều của nền kinh tế thế giới. Đối với Việt Nam - một đất nước mà nền kinh tế
phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu cũng như đầu tư nước ngoài thì sức khỏe của nền
kinh tế thế giới có tác động rất lớn.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế
nói chung và bản thân doanh nghiệp nói riêng. Nhưng trong bối cảnh thị trường đầu
ra đang khó khăn trên diện rộng như hiện nay, tiêu thụ sản phẩm thực sự trở thành
bài toán khó với nhiều doanh nghiệp khối sản xuất. Để đánh giá được hiệu quả sản
xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau,
nhưng trước hết phải nhìn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đó. Xác định đúng đắn doanh thu tiêu thụ và kết quả tiêu thụ còn là cơ sở để
xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, cùng với những kiến thức đã học và qua
quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại công ty TNHH một thành viên Hải
Khánh, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu tiêu thụ, chi
phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Hải
Khánh” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu



44

- Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn nhằm củng cố, bổ sung những kiến thức
đã học, học hỏi, trang bị thêm vốn kiến thức thực tế về công tác doanh thu tiêu thụ,
và xác định kết quả kinh doanh.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về thành phẩm, tiêu thụ và xác
định kết quả kinh doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanhoanh.
- Phản ánh thực trạng công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Hải Khánh.
- Chỉ ra những ưu điểm để công ty tiếp tục phát huy, đồng thời phát hiện
những mặt tồn tại cần khắc phục, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết
quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Hải Khánh.
+ Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và xác
định kết quả kinh doanh tại công ty trong quí IV năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp quan sát thực tế, mô tả.
+ Phương pháp so sánh, phân tích, thống kê.
+ Phương pháp phỏng vấn.
5. Nội dung của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu tiêu thụ, chi phí và xác định
kết quả kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán doanh thu tiêu thụ, chi phí và xác
định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên Hải Khánh.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu
tiêu thụ, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên
Hải Khánh.
6. Những đóng góp của đề tài



45

- Đề tài đã hệ thống được những vấn đề lý luận về kế toán doanh thu tiêu thụ,
chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
- Đề tài đã đánh giá khái quát thực trạng công tác hạch toán kế toán doanh
thu tiêu thụ, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành
viên Hải Khánh.
- Đề tài chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế trong công tác hạch
toán kế toán để từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh
thu tiêu thụ, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty.
Quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận
được sự góp ý của các thầy, cô, cùng các cô, bác trong công ty để đề tài của em
được hoàn thiện hơn.
Nha Trang, tháng 05 năm
2012
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Thu

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ TIÊU THỤ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1. Các chính sách kế toán liên quan


46

- Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐBTC

- Thông tư 138/TT-BTC sửa đổi, bổ sung quyết định 48/2006/QĐ-BTC về chế độ kế
toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thông tư số 244/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế
độ kế toán Doanh nghiệp.
- Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho (đợt 1)
- Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác (đợt 1)
- Chuẩn mực kế toán số 16 - Chi phí đi vay (đợt 2)
- Thông tư số 161/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn mực ban hành đợt
1, 2, 3.
- Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (đợt 4)
- Thông tư số 20/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành
đợt 4.
- Thông tư số 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu
hao tài sản cố định.
1.2. Những vấn đề chung về kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1.Thành phẩm
Thành phẩm là những sản phẩm đã trải qua tất cả các giai đoạn chế biến cần
thiết theo quy trình công nghệ chế biến sản phẩm của mỗi doanh nghiệp đã được
kiểm tra phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật quy định, có thể nhập kho hay
giao ngay cho khách hàng.
1.2.1.2. Tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm: Là quá trình đưa các loại sản phẩm mà doanh nghiệp đã
sản xuất vào lưu thông để thực hiện giá trị của nó thông qua các phương thức bán
hàng. Sản phẩm mà doanh nghiệp bán cho người mua có thể là thành phẩm, bán


47


thành phẩm hay lao vụ đã hoàn thành của bộ phận sản xuất chính hay bộ phận sản
xuất phụ.
Thực chất của quá trình tiêu thụ sản phẩm là quá trình tìm kiếm doanh thu để
bù đắp chi phí và tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.2.2. Vai trò của công tác tiêu thụ
- Là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản
phẩm tốt có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp: tạo điều kiện thu hồi vốn, bù đắp
chi phí, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế,
đầu tư phát triển tiếp, nâng cao đời sống của người lao động.
- Sản phẩm làm ra được tiêu thụ thì tính chất hữu ích của sản phẩm mới được
xác định, khi đó giá trị và giá trị sử dụng mới được thực hiện, lao động của doanh
nghiệp mới được thừa nhận, thực sự có ích.
- Thông qua tiêu thụ sản phẩm, gắn người sản xuất với người tiêu dùng,
doanh nghiệp có thể nắm bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dùng, nhu cầu sản phẩm, để từ
đó mở rộng hướng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khả năng và
biện pháp thu hút khách hàng.
1.2.3. Nhiệm vụ của kế toán
- Ghi chép đầy đủ, kịp thời, giám sát tình hình hiện có và sự biến động nhập,
xuất của từng loại hàng hóa cả về mặt số lượng, chất lượng và giá trị.
- Theo dõi, phản ánh, giám sát chặt chẽ quá trình bán hàng, ghi chép kịp thời,
đầy đủ các khoản chi phí, thu nhập của từng địa điểm kinh doanh, từng mặt hàng,
từng hoạt động.
- Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về xác định kết quả kinh doanh của
từng loại hàng hóa, từng hoạt động trong doanh nghiệp.
1.3. Kế toán thành phẩm
1.3.1. Nguyên tắc hạch toán thành phẩm
(Căn cứ chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 - Hàn tồn kho), hạch toán thành
phẩm cần đảm bảo các nguyên tắc sau:



48

+ Kế toán nhập, xuất, tồn kho thành phẩm được thực hiện theo nguyên tắc
giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải
tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
+ Kế toán chi tiết thành phẩm phải thực hiện theo từng kho, từng loại, nhóm,
thứ thành phẩm.
+ Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của thành
phẩm nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá.
1.3.2. Phương pháp đánh giá thành phẩm
Về nguyên tắc, thành phẩm phải được đánh giá theo giá gốc (giá trị thực tế).
Tuy nhiên trong thực tế, kế toán có thể sử dụng 2 cách đánh giá: đánh giá theo giá
gốc và đánh giá theo giá hạch toán.
1.3.2.1. Đánh giá thành phẩm theo giá gốc:
- Giá gốc thành phẩm nhập kho:
 Thành phẩm do DN sản xuất ra = Giá thành thực tế
 Thành phẩm thuê ngoài gia công = Giá xuất đem gia công (CPNVLTT) + Phí
gia công + Chi phí khác liên quan..
- Giá gốc thành phẩm xuất kho: được áp dụng theo một trong 4 phương
pháp

sau:

 Phương pháp tính theo giá đích danh;
 Phương pháp bình quân gia quyền;
 Phương pháp nhập trước, xuất trước;
 Phương pháp nhập sau, xuất trước.
1.3.2.2. Đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán
Kế toán cũng có thể sử dụng giá hạch toán nếu hoạt động nhập, xuất thành
phẩm trong doanh nghiệp có sự biến động lớn về giá thành cũng như có quá nhiều

nghiệp vụ phát sinh trong kỳ có liên quan.
Giá gốc TP xuất kho = Giá hạch toán x H


49

Trong đó: H là hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng
tồn kho.
1.3.3. Chứng từ, sổ sách kế toán
1.3.3.1. Chứng từ
- Phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý.
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóa.
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa.
1.3.3.2. Sổ sách sử dụng
Tùy thuộc vào phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm áp dụng trong
doanh nghiệp mà sử dụng các loại sổ sau:
- Sổ (thẻ) kho
- Sổ kế toán chi tiết vật liệu
- Sổ đối chiếu luân chuyển
- Sổ số dư.
1.3.4. Kế toán chi tiết thành phẩm
Thành phẩm là một trong những đối tượng kế toán, các loại thành phẩm phải
được tổ chức hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả về mặt hiện vật,
không chỉ theo dõi từng kho mà phải chi tiết từng loại, nhóm, thứ và được tiến hành
đồng thời cả ở kho và phòng kế toán trên cơ sở các chứng từ nhập - xuất.
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp sau để hạch toán:
phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp

sổ số dư.
 Phương pháp thẻ song song:
- Ở Kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn về mặt
số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho. Mỗi thẻ được mở cho từng danh
điểm thành phẩm


50

- Ở Phòng kế toán: Phòng kế toán mở thẻ kế toán chi tiết theo từng danh
điểm thành phẩm tương ứng với thẻ kho.
Thẻ này có nội dung tương tự thẻ kho, chỉ khác là theo dõi cả về mặt giá trị.
Hàng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho do thủ
kho chuyển tới, nhân viên kế toán vật tư phải kiểm tra, đối chiếu và ghi đơn giá
hạch toán vào thẻ kho và tính ra số tiền. Sau đó, lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập,
xuất vào các thẻ kế toán chi tiết vật tư có liên quan.
Cuối tháng, tiến hành cộng thẻ kế toán chi tiết vật tư theo từng danh điểm và
đối chiếu với thẻ kho.
 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
- Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép giống phương pháp thẻ song
song.
- Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để phản ánh tình
hình nhập - xuất - tồn kho trong, sổ này được ghi vào cuối tháng trên cơ sở tập hợp
các chứng từ nhập, xuất vào các bảng kê nhập, xuất. Mỗi loại thành phẩm ghi một
dòng trên sổ đối chiếu.
Số lượng và giá trị của thành phẩm ghi trên sổ đối chiếu luân chuyển được
dùng để đối chiếu với số lượng trên các thẻ kho và giá trị trên sổ kế toán tổng hợp.
 Phương pháp sổ số dư:
- Ở kho: Thủ kho vẫn dùng thẻ kho để ghi chép việc nhập, xuất, tồn theo số
lượng. Cuối tháng căn cứ vào các thẻ kho tính toán số tồn ghi vào sổ số dư theo cột

số lượng và chuyển về phòng kế toán. Sổ số dư được mở ra theo từng kho.
- Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ số dư cho từng kho chung cho cả năm và
giao cho thủ kho trước ngày cuối tháng.
Định kỳ kế toán phải xuống kho để hướng dẫn việc ghi chép thẻ kho của thủ
kho và thu nhận chứng từ và khi nhận được chứng từ, kế toán kiểm tra tính giá theo
từng chứng từ (giá hạch toán) tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu
giao nhận chứng từ (lập riêng cho chứng từ nhập và chứng từ xuất).
1.3.5. Kế toán tổng hợp thành phẩm


51

1.3.5.1. Tài khoản sử dụng
 Tài khoản 155 - Thành phẩm
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của
các loại thành phẩm trong doanh nghiệp.
Ngoài ra để hạch toán thành phẩm, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên
quan khác như: TK 154, TK 157, TK 632, …
- Kết cấu tài khoản 155
Bên nợ:
+ Trị giá gốc của thành phẩm nhập kho trong kỳ.
+ Trị giá gốc của thành phẩm phát hiện thừa khi kiểm kê.
+ Kết chuyển trị giá thực tế thành phẩm tồn kho cuối kỳ (PPKKĐK).
Bên có:
+ Trị giá gốc của thành phẩm xuất kho trong kỳ.
+ Trị giá gốc thành phẩm thiếu hụt trong kỳ.
+ Kết chuyển trị giá gốc thành phẩm còn tồn kho cuối kỳ (PPKKĐK).
Dư nợ: Phản ánh trị giá gốc thành phẩm còn tồn kho cuối kỳ.
1.3.5.2. Trình tự hạch toán
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ kế toán tổng hợp thành phẩm

(Phương pháp kê khai thường xuyên)
154

155

632

Nhập kho TP do đơn vị sx hoặc

Xuất kho TP để bán, trao đổi,

thuê ngoài gia công hoàn thành

biếu, tặng, sử dụng nội bộ

632

157

Thành phẩm đã xuất bán

Xuất TP gửi bán

bị trả lại nhập kho
222, 223

222,

223
Thu hồi vốn góp vào công ty liên


Xuất kho TP để góp vốn vào

kết, liên doanh bằng TP nhập kho

công ty liên doanh, liên kết


52

3381

1381
TP phát hiện thừa khi kiểm kê

TP phát hiện thiếu khi kiểm kê

chờ xử lý

chờ xử lý

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán tổng hợp thành phẩm
(Phương pháp kiểm kê định kỳ)
155,157

632

155,

157

Kết chuyển giá trị TP tồn kho,

Kết chuyển giá trị TP tồn kho,

hàng còn gửi bán đầu kỳ

hàng còn gửi bán cuối kỳ

631

911
Nhập kho TP sản xuất hoặc
thuê ngoài gia công hoàn thành

Kết chuyển giá vốn của TP
xác định tiêu thụ trong kỳ

1.4. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
1.4.1. Khái quát chung
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu của doanh nghiệp gồm:
- Doanh thu bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán
hàng hóa mua vào;
- Doanh thu cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp
đồng
trong một hoặc nhiều kỳ kế toán;
- Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
1.4.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu:

1.4.2.1. Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng:
Doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:


53

Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm quyền quản lí hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Doanh thu bán hàng bao gồm: Doanh thu bán hàng ngoài và Doanh thu bán
hàng nội bộ.
1.4.2.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bản cân đối kế
toán;
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành
giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
1.4.3. Các phương thức bán hàng
Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp có thể tiến hành theo 5 phương thức
bán hàng:
+ Phương thức tiêu thụ trực tiếp (bán hàng thông thường/ bán hàng theo
phương thức giao nhận)
+ Phương thức tiêu thụ chuyển hàng chờ chấp nhận
+ Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi

+ Phương thức bán hàng trả chậm, trả góp
+ Các trường hợp tiêu thụ khác
1.4.4. Chứng từ sử dụng
+ Hóa đơn GTGT
+ Hóa đơn bán hàng thông thường


54

+ Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
+ Thẻ quầy hàng
+ Các chứng từ khác liên quan.
1.4.5. Tài khoản sử dụng
 Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Kết cấu tài khoản
Bên nợ:
+ Thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT trực tiếp phải nộp;
+ Kết chuyển khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị
trả lại thực tế phát sinh trong kỳ;
+ Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Bên có:
+ Doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ trong kỳ và
doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư;
+ Các khoản phụ giá, trợ thu được tính vào doanh thu.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 511 có 6 tài khoản cấp 2
-

Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hóa


-

Tài khoản 5112: Doanh thu bán sản phẩm

-

Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ

-

Tài khoản 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá

-

Tài khoản 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản

-

Tài khoản 5118: Doanh thu khác

Các tài khoản này có thể chi tiết theo từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán.
 Tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm , hàng hóa, dịch
vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng
một công ty, Tổng công ty tính theo giá bán nội bộ.
Kết cấu TK 512 tương tự như TK 511 và tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2:


55


-

TK 5121: Doanh thu bán hàng hóa

-

TK 5122: Doanh thu bán sản phẩm

-

TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ

1.4.6. Sơ đồ hạch toán tổng hợp doanh thu
1.4.6.1. Bán hàng trực tiếp (bán hàng thông thường)

Sơ đồ 1.3. Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng trực tiếp
155, 156

632
Giá vốn hàng bán

511, 512

111, 112, 131, …
Doanh thu bán hàng (PPTT)
Doanh thu bán hàng (PPKT)

Tổng giá
thanh toán


3331
Thuế GTGT phải nộp
1.4.6.2. Bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp

Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng trả chậm, trả góp
155, 156

632
Giá vốn hàng bán
131

511
Giá bán trả ngay (PPKT)
3331
Thuế GTGT phải nộp
515

3387
Lãi trả chậm,

Chênh lệch theo

trả góp

giá trả chậm, trả góp

Số tiền thực thu

111, 112



56

1.4.6.3. Bán hàng theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận

Sơ đồ 1.5. Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng chuyển hàng chờ chấp nhận
154, 155, 156

157

Xuất sản phẩm chuyển
cho khách hàng

632
Trị giá vốn của hàng được

511

3331

chấp nhận thanh toán

111, 112, 131

Doanh thu bán hàng (PPKT)
Thuế GTGT phải nộp

1.4.6.4. Bán hàng theo phương thức đổi hàng
Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng theo phương thức đổi hàng
152,155, 156


511

Trị giá vốn hàng
đem đi đổi

632

131

Doanh thu bán hàng
3331
Thuế GTGT được khấu trừ
1.4.6.5. Bán hàng thông qua các đại lý, ký gửi
a. Hạch toán ở cơ sở giao hàng đại lý


57

Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán doanh thu ở cơ sở giao hàng đại lý
156

157
Xuất hàng hóa (1)

632

Cuối kỳ xác đinh GVHB
(4)


giao đại lý, ký gửi 111, 112, 131

511

641
Tiền hoa hồng (3)

Doanh thu BH (PPTT)
Doanh thu BH (PPKT) (2)

phải trả đại lý

3331
Thuế GTGT phải nộp
b. Hạch toán ở cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi
Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán doanh thu ở cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi
003
(1) Khi nhận hàng đại lý, ký gửi
(1)

(2)

(2) Khi xuất bán hoặc xuất trả
331

511
Hoa hồng được hưởng

111, 112, 131
Tiền bán hàng chưa thu được


3331
Thuế GTGT phải nộp

111, 112,
Thanh toán tiền bán
hàng cho bên giao

và phải trả cho bên giao


58

1.4.6.6. Sử dụng hàng hóa để biếu, tặng, khuyến mãi, sử dụng nội bộ
Sơ đồ 1.9. Sơ đồ hạch toán doanh thu dùng để biếu, tặng, khuyến mãi, sử dụng nội
bộ
632

156
Xuất hàng hóa biếu tặng
511, 512

627, 641, 642
Doanh thu bán hàng (PPTT)
Doanh thu bán hàng (PPKT)

3331
Thuế GTGT phải nộp
1.4.6.7. Sử dụng hàng hóa để trả lương thưởng cho người lao động
Sơ đồ 1.10. Sơ đồ hạch toán doanh thu dùng để trả lương, thưởng

632

156
Xuất hàng hóa trả lương
511, 512

334
Doanh thu BH nội bộ (PPTT)
Doanh thu BH nội bộ (PPKT)

3331
Thuế GTGT phải nộp
1.5. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU
1.5.1. Kế toán chiết khấu thương mại


59

1.5.1.1. Nội dung
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yét cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
1.5.1.2. Tài khoản sử dụng
 Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản mà doanh nghiệp đã giảm trừ,
hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua đã mua hàng, dịch vụ
với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại.
- Kết cấu tài khoản
Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 để xác
định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.

Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
1.5.1.3. Nguyên tắc hạch toán
- Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua
được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của
doanh nghiệp đã qui định.
- Theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng
và từng loại hàng.
- Trong kỳ hạch toán chiết khấu bán hàng thực tế phát sinh vào bên nợ Tài
khoản 521. Cuối kỳ, kết chuyển khoản chiết khấu thương mại sang bên nợ Tài
khoản 511 để xác định doanh thu thuần.
1.5.1.4. Trình tự hạch toán

Sơ đồ 1.11. Sơ đồ hạch toán chiết khấu thương mại


60

111, 112, 131

511

521
Cuối kỳ kết chuyển

CKTM trong kỳ
3331

CKTM

Giảm thuế GTGT

phải nộp
1.5.2. Kế toán hàng bán bị trả lại
1.5.2.1. Nội dung
Hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ
nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
1.5.2.2. Tài khoản sử dụng
 Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại
- Tài khoản này để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã
xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do nhiều nguyên nhân được doanh
nghiệp chấp nhận.
- Kết cấu tài khoản
Bên Nợ: Trị giá của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ.
Bên Có: Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511.
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
1.5.2.3. Nguyên tắc hạch toán
- Chỉ hạch toán vào tài khoản 531 trị giá của số hàng bán bị trả lại tính theo
đúng đơn giá bán ghi trên hóa đơn và số lượng hàng bán bị trả lại.
- Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc bán hàng bị trả lại mà doanh
nghiệp phải chịu thì được phản ánh vào tài khoản 641 - Chi phí bán hàng.
- Theo dõi chi tiết hàng bán bị trả lại theo từng khách hàng và từng loại sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
- Cuối kỳ, tổng giá trị hàng bán bị trả lại phải được kết chuyển sang tài khoản
511 để xác định doanh thu thuần.


61

1.5.2.4. Trình tự hạch toán
Sơ đồ 1.12. Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại
632


155, 156
Ghi giảm giá vốn hàng bán

111, 112, 131

531

Giá trị hàng bán bị trả lại

511
Cuối kỳ kết chuyển

3331

xác định Doanh thu thuần

Thuế GTGT phải nộp

111, 112, 331, …

641

Các chi phí phát sinh liên
quan đến hàng bán bị trả lại
133
Thuế GTGT được khấu trừ

1.5.3. Kế toán giảm giá hàng bán
1.5.3.1. Khái niệm

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm
chất, sai qui cách hay lạc hậu thị hiếu.
1.5.3.2. Tài khoản sử dụng
 Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán


62

- Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh
trong kỳ kế toán do hàng bán kém phẩm chất, không đúng qui cách theo yêu cầu
trong hợp đồng đã kí kết.
- Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận cho khách hàng được hưởng.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang tài
khoản 511 để xác định doanh thu thuần.
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.
1.5.3.3. Nguyên tắc hạch toán
- Chỉ hạch toán vào tài khoản 532 các khoản giảm trừ do việc chấp thuận
giảm giá ngoài hóa đơn, tức là sau khi đã phát hành hóa đơn.
- Phải theo dõi chi tiết khoản giảm giá hàng bán theo từng khách hàng, từng
loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
- Trong kỳ hạch toán, khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế được phản
ánh vào bên Nợ tài khoản 532. Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển sang tài khoản 511 để
xác định doanh thu thuần.
1.5.3.4. Trình tự hạch toán

Sơ đồ 1.13. Sơ đồ hạch toán giảm giá hàng bán
111, 112, 131

511


532
Giảm giá hàng bán

Cuối kỳ kết chuyển
xác định Doanh thu thuần
3331

Giảm thuế GTGT
phải nộp


63

1.5.4. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT phải nộp
theo phương pháp trực tiếp
1.5.4.1. Nội dung
Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế thu vào một số hàng hóa ở khâu sản xuất,
nhập khẩu và một số dịch vụ theo qui định của Nhà nước.
Thuế xuất khẩu: là loại thuế thu vào các mặt hàng được phép xuất khẩu.
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa,
dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
1.5.4.2. Nguyên tắc hạch toán
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT phải nộp theo phương
pháp trực tiếp là các khoản thuế được xác định trực tiếp trên doanh thu bán hàng
theo qui định hiện hành của các luật thuế tùy thuộc vào từng mặt hàng khác nhau.
- Khi bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB, thuế xuất khẩu
và thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ được ghi nhận theo tổng giá thanh toán.
- Số thuế GTGT cuối kỳ phải nộp và thuế TTĐB, thuế xuất khẩu được ghi

giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
1.5.4.3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Tài khoản 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt
Tài khoản 3333 - Thuế xuất - nhập khẩu
1.5.4.4. Trình tự hạch toán
Sơ đồ 1.14. Sơ đồ hạch toán doanh thu hàng hóa chịu thuế xuất khẩu, thuế TTĐB,
thuế
111, 112

GTGT theo phương pháp trực tiếp

3331

Nộp thuế

511
Thuế GTGT phải nộp

3332
Thuế TTĐB phải nộp
3333
Thuế xuất khẩu

111, 112, 131

Doanh thu bán hàng


64


1.6. KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN
1.6.1. Nội dung
Giá vốn hàng bán là giá thành thực tế hoặc giá vốn của số thành phẩm, lao
vụ, dịch vụ, hàng hóa đã xác định tiêu thụ và các khoản khác.
1.6.2. Tài khoản sử dụng
 Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán
- Tài khoản này để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ,
dịch vụ đã xác định tiêu thụ trong kỳ và một số khoản theo qui định.
- Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
+ Trị giá gốc thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã xác định tiêu thụ
trong kỳ.
+ Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và
chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn
kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi
thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.
+ Chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được
tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.
+ Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn
hơn khoản đã lập kỳ trước.
Bên Có:
+ Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối kỳ.
+ Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.


65

+ Kết chuyển giá vốn gốc của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã tiêu

thụ trong kỳ vào tài khoản 911.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
1.6.3. Các phương pháp tính giá vốn
Để tính trị giá hàng hóa xuất kho kế toán vận dụng một trong các phương
pháp sau:
- Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này thì số
thành phẩm, hàng hóa nhập trước thì sẽ xuất ra trước, xuất hết số nhập trước rồi mới
đến số nhập sau theo giá thành thực tế của từng thứ thành phẩm xuất.
- Phương pháp nhập sau – xuất sau (LIFO): Theo phương pháp này thì thành
phẩm, hàng hóa nào nhập sau nhất thì sẽ được xuất ra trước nhất. Do đó giá trị
thành phẩm, hàng hóa xuất kho được tính hết cho giá thành phẩm, hàng hóa nhập
kho mới nhất rồi tính cho giá trị nhập kho kế trước.
- Phương pháp bình quân gia quyền: Là phương pháp căn cứ vào giá trị
thành phẩm tồn kho đầu kỳ và giá trị thành phẩm. hàng hóa nhập trong kỳ để tính
giá bình quân cho mỗi đơn vị thành phẩm, hàng hóa. Sau đó tính giá xuất kho bằng
154
632
155, 156
cách
lấy số lượng nhân đơn giá bình quân.
- Giá
Phương
pháp
thànhpháp
thực tính
tế TPtheo
tiêu giá
thụ đích danh: Phương
Giá vốn
hàngnày

bánđòi hỏi kế toán
phải biết thành phẩm, hàng hóa trong kho thuộc những lần nhập nào, đơn giá nhập
không
kho phẩm xuất được tính chi tiếtbịcăn
trả cứ
lại vào số lượng nhân đơn
bao nhiêu.
Giá nhập
trị thành
155,
911
giá
của156
nó.
1.6.4. SơGiá
đồ thành
kế toán
tổng
hợpHH
thực
tế TP,

Kết chuyển để xác định

Sơ đồ 1.15. Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
632

xuất kho tiêu thụ
157
Xuất TP, HH


Giá thành SP, HH

kết quả kinh doanh
632

632

đã xác định tiêu thụ
627 gửi bán
Chi phí sản xuất chung
632

632

cố định không phân bổ

159

159

Lập dự phòng và bổ sung
632

Hoàn nhập dự phòng


66

632


632

632

1.7. KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG
1.7.1. Nội dung
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ, gồm: chi phí nhân viên; chi phí vật liệu, bao
bì; chi phí dụng cụ, đồ dùng; chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng; chi phí
bảo hành sản phẩm; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền.
1.7.2. Tài khoản sử dụng
 Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
- Kết cấu tài khoản
Bên Nợ:
+ Tập hợp các chi phí bán hàng thực tế phát sinh.
Bên Có:
+ Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.
+ Kết chuyển chi phí bán hàng sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh
doanh (cho hàng đã bán) hoặc kết chuyển sang tài khoản 142 chờ phân bổ ( cho số
hàng còn lại).
- Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ và có 7 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên bán hàng


67

Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì
Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng
Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao

Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành sản phẩm
Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tài khoản 6418 - Chi phí khác bằng tiền
1.7.3. Sơ đồ kế toán tổng hợp

Sơ đồ 1.16. Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
334, 338

641

Tiền lương và các khoản

111, 112, 331
Các khoản làm giảm
chi phí bán hàng

trích theo lương
133

152, 153, 142, 242

Thuế GTGT

Xuất vật liệu, công cụ
cho

214

được khấu trừ


bộ phận bán hàng

Khấu hao TSCĐ dùng ở
bộ

352

phận bán hàng

352

Bổ sung chi phí bảo

Hoàn nhập chi phí
hành
bảo hành sản phẩm

sản331
phẩm
111, 112,

911


×