Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tham luận ứng dụng cộng nghệ thông tin vào bài giảng tiếng anh ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.56 KB, 11 trang )

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO BÀI DẠY TIẾNG ANH
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng vào sự
thành công của quá trình dạy và học Tiếng Anh.
Tôi xin được trình bày một số những quan điểm sau đây;
-Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ vào các lĩnh vực
trong đời sống không còn xa lạ nữa. Và ngành GD cũng đã từng bước tiếp cận với công
nghệ hiện đại.
Tuy nhiên, đây là việc làm mới mẻ, chưa có sự thống nhất về mặt hình thức.
Nay tôi muốn đặt ra một số vấn đề để cùng thảo luận với các đồng nghiệp trong
cụm và từ đó có thể có được tiếng nói chung nhất.
Theo kinh nghiệm trong một số năm giảng dạy, tôi thấy nếu trong khi dạy và học
Tiếng Anh giáo viên và học sinh chỉ dùng Tiếng Việt hoặc dùng quá nhiều Tiếng Việt và
chỉ dạy chay (không có các thiết bị hỗ trợ giảng dạy) thì giáo viên và học sinh ít có cơ
hội để luyện nghe, nói Tiếng Anh, giáo viên khó thực hiện được ý đồ của mình, cả thầy
và trò đều lúng túng, thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động dạy và học, không tạo ra
được “môi trường học tiếng” ở trên lớp. Hơn nữa bài học trở nên buồn tẻ, học sinh
không hào hứng tham gia. Điều này có nghĩa là mục tiêu của việc dạy và học nói
chung,đối với môn Tiếng Anh nói riêng sẽ bị hạn chế không nhỏ. Thêm vào đó, Hình
thức các kì thi đối với môn Tiếng Anh chưa phù hợp với phương pháp giảng dạy.Vì
phương pháp giảng dạy là tập trung phát triển kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết)
.Trong khi hình thức thi, kiểm tra đánh giá HS thì vẫn là thi viết, chủ yếu tập trung vào
ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp điều này khiến cho cả giáo viên và học sinh đều chú ý
đến việc dạy và học làm sao để có điểm thi, điểm kiểm tra tốt mà chưa chú trọng nhiều
đến việc rèn kỹ năng giao tiếp.
Đặc biệt các thiết bị phục vụ cho giảng dạy Ngoại Ngữ hiện nay chưa đáp ứng yêu
cầu, phần nào ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách làm của nhiều GV.Từ những thuận lợi và
1



khó khăn trên tôi nghĩ GV và HS chúng ta cần có những việc làm cụ thể phát huy
những thuận lợi và khắc phục những khó khăn để dần nâng cao chất lượng dạy và học
bộ môn Tiếng Anh trong các nhà trường, đảm bảo mục tiêu môn học đã đề ra .
Chính vì những lý do trên, tôi xin đưa ra vài kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT trong
giảng dạy mà tôi đã đúc dút ra được.
Vì điều kiện thời gian có hạn, tôi chỉ xin được giới thiệu qua một số trang “Web” nhằm
khai thác thêm nguồn tư liệu ,tài liệu phục vụ cho việc soạn giảng của các đồng chí, và
về việc soạn thảo “Powerpoint” vì đây là một phần soạn thảo của “ Microsoft Office”
mà bất kì máy vi tính nào cũng có phần này,nó không như phần mền Violet mà chúng ta
phải cài vào mấy có.
2.Vai trò của công nghệ thông tin.
Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho học sinh thể hiện rõ nét
nhất qua các “bài giảng điện tử”.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học Tiếng Anh giúp GV có cơ hội rèn luyện kỹ năng
nghe, nói, khả năng diễn đạt Tiếng Anh, khắc phục những hạn chế về ngữ âm, trọng âm,
ngữ điệu và là động lực để GV cố gắng vươn lên.
Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy khiến cho bài giảng của GV luôn uyển chuyển,
linh hoạt , thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học.CNTT trong đó có máy
tính nối mạng Internet là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy, giúp GV và
HS chia sẻ thông tin, tăng thời gian tự học, tự giải quyết vấn đề (nếu thấy còn mắc trong
việc dạy và học).
B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG
Năm học 2015-2016 với chủ đề “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục” và tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong GD” “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và
sáng tạo” và được xác định là năm học đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin,
đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,

học sinh tích cực” .Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ
2


thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học.Ở những nơi có điều
kiện thiết bị tin học, từng bước đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc bài giảng
điện tử , xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho học tập từng môn, ứng dụng các phần mền
mô phỏng thí nghiệm , xây dựng thư viện bài giảng điện tủ , hướng tới triển khai công
nghệ học điện tử (e-Learning); tăng cường giao lưu trao đổi bài soạn qua mạng; phát huy
tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet .Tổ chức “Sân chơi” trí tuệ
trực tuyến của một số môn học. Tích cực chuyển sang khai thác , sử dụng và dạy học
bằng phần mềm.Xây dựng chương trình giảng dạy CNTT để đáp ứng nhu cầu học tập
một cách mềm dẻo.
1. Khó khăn
Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy có ý nghĩa rất lớn .Song hiện nay,
cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu chưa có phòng chức năng, nên đôi khi cũng còn
rất khó khăn để thực hiện .Hơn thế nữa, học sinh cũng chưa quen với công nghệ thông
tin vẫn có giờ học trên lớp các thầy cô có ý tưởng hay về bài soạn mà không thể đưa
công nghệ thông tin vào giảng dạy cho học sinh được.
Hơn nữa, còn nhiều HS lười học, chưa nhận thức được vị trí của môn học, chưa đầu
tư thích đáng cho môn học,có thời gian vào mạng,thay cho việc học,thì các em lại “Chơi
games” chưa có phương pháp học tiếng, ngại thực hiện các hoạt động nghe- nói vì sợ
mắc lỗi sai.Vốn từ của nhiều em rất hạn chế, các em không thể diễn đạt bằng Tiếng Anh
những ý tưởng của mình..Các tài liệu phục vụ cho việc học trong học sinh cũng ít.
.

Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy chưa được áp dụng sâu rộng

trong các nhà trường mà mới chỉ dừng lại ở việc soạn giáo án đánh máy thay viết tay, và
chỉ tập chung vào trình chiếu ở các tiết dạy chuyên đề, các giờ thao giảng hoặc thi GVG.

Đa phần GV chưa nắm được kiến thức cơ bản về CNTT, chưa chủ động ứng dụng trong
giảng dạy, bên cạn đó phần đa phụ huynh học sinh còn chưa có cái nhìn đúng về việc sử
dụng mạng Internet.
Hơn nữa. hoạt động dạy và học Ngoại Ngữ thực chất là hoạt động rèn kỹ năng lời
nói dưới dạng nghe, nói, đọc, viết là yếu tố bắt chước, lặp đi lặp lại thường xuyên đem
lại hiệu quả rất cao.Tuy nhiên, thực tế hiện nay, học sinh chỉ được học 2 đến 3 tiết /tuần,
3


ngoài những giờ học trên lớp các em rất ít khi sử dụng Tiếng Anh, các em không có môi
trường giao tiếp để rèn các kỹ năng ngôn ngữ, không có cơ hội để thực hành, luyện tập,
áp dụng những gì các em được học trên lớp.
Giáo viên nhiều khi chưa biết tạo ra không khí, môi trường học tiếng trong lớp học,
chưa biết cách khuyến khích HS, chưa đầu tư tổ chức các hoạt động dạy học mang lại
hiệu quả cao dẫn đến giờ học buồn tẻ, HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ít tham
gia xây dựng bài.
Đôi khi GV chưa dành thời lượng thích đáng cho học sinh luyện tập mà chỉ chú
trọng đến việc giảng giải ngữ pháp, từ vựng nên HS lại càng ít có cơ hội thực hành.
Bên cạnh đó ,có những tiết mà trong một giờ dạy thường gặp không ít khó khăn vì thời
gian học ngắn mà nội dung kiến thức thì nhiều dẫn đến chưa thực sự đảm bảo chất lượng
cho một tiết dạy và học.
2.Thuận lợi
- BGH Nhà Trường THCS Phú Thịnh và GV đã ý thức được vai trò của việc ứng dụng
CNTT trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng GD.
-Ban lãnh đạo nhà trường luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện có thể cho GV sử
dụng CNTT trong giảng dạy.
-GV luôn có ý thức tự học,tự tìm hiểu về công nghệ thông tin.
-HS hứng thú với môn học.
- Nhà trường đã trang bị và cài các phần mềm cho GV ứng dụng và khai thác và mở
lớp tập huấn cho CB –GV sử dụng ứng dụng CNTT.

-Nhà trường đã nối mạng Internet và cũng khuyến khích hỗ trợ GV trong trường
mua máy vi tính và nối mạng để khai thác thông tin , tài liệu nhằm phục vụ cho việc
giảng dạy ngày một tốt hơn.
Giáo viên trong trường ai cũng đã có máy vi tính nối mạng và vì thế, 100% giáo viên
trong trường biết soạn bài trên máy Vi tính, biết khai thác và sử dụng mạng Internet
phục vụ cho việc soạn giảng.
-Chính vì những điều kiện thuận lợi trên,mà giáo viên trong trường có thể trao đổi học
hỏi lẫn nhau để nhằm nâng cao hơn nữa mỗi tiết dạy trên lớp.
4


II. CÁC THUẬT NGỮ VÀ CÁCH THỂ HIỆN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
THƯỜNG GẶP TRONG ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY.
1. Về sử dụng từ ngữ
Hiện nay đa số sử dụng từ ngữ “giáo án điện tử”, theo tôi là chưa chính xác. Tôi
thì đọc tài liệu và thấy sử dụng từ “bài giảng điện tử” là hợp lý.
2. Về cách thể hiện bài giảng điện tử trên lớp
Đây là một cách giảng dạy mới mẻ đối với những nơi vùng quê như chúng ta.
Chính vì điều này, mỗi nơi làm mỗi kiểu và không có một tiêu chí chung nào để đánh
giá như thế nào là một bài giảng điện tử hay?
Tôi xin trình bày một vài ý kiến sau;
- Khi đã gọi là một bài giảng điện tử, thì nó phải hoàn chỉnh về mặt cấu trúc, bài
giảng. Nghĩa là các đề mục của bài giảng được thể hiện rõ.
- Có sự quy định về cách ghi bài và HS ghi bài trực tiếp trên màn chiếu, còn
bảng đen thì là nơi HS luyện tập, thực hành.
- Hiện nay, các thầy cô sử dụng từ “giáo án điện tử” nhưng nó sử dụng như một
bảng phụ bình thường. Nghĩa là bên màn chiếu thể hiện bài giảng, sau đó ghi lại trên
bảng đen để HS ghi bài (đây là thao tác trùng lặp) và HS cứ nhìn qua nhìn lại.
- Về hình thức, có nên quá lạm dụng các hiệu ứng không cần thiết hay không?
Tôi có cảm giác nhiều nơi thích như thế. Càng có nhiều “kỹ xảo” hiệu ứng thì càng được

điểm cao.
* Tóm lại. Chúng ta cùng nhau trao đổi những vấn đề sau:
2.1- Khi dùng từ “bài giảng điện tử” thì đây phải là bài giảng hoàn chỉnh trên
màn chiếu và HS ghi bài trên đó.
2.2- Còn khi dùng màn chiếu như bảng phụ thì có nên dùng từ “bài giảng điện
tử” không? Hay đó chỉ là phương tiện hỗ trợ mà thôi? Và khi đã xem là bản phụ thì có
phải ghi đề mục trên màn chiếu hay không?
2.3- Việc sử dụng “kỹ xảo” quá nhiều, không cần thiết có nên hay không?
Tôi muốn được tiếp thu nhiều ý kiến của đồng nghiệp để tôi có thêm những
nhận thức đúng đắn về vấn đề này.
5


III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH
Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học Tiếng Anh giúp GV duy trì và phát triển các
kỹ năng ngôn ngữ, dần đạt trình độ chuẩn về kiến thức chuyên môn, chủ động vận dụng
một cách sáng tạo, linh hoạt các thủ thuật, các phương pháp dạy Ngoại Ngữ trong tiết
dạy.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học Tiếng Anh giúp GV có cơ hội rèn luyện kỹ
năng nghe, nói, khả năng diễn đạt Tiếng Anh, khắc phục những hạn chế về ngữ âm,
trọng âm, ngữ điệu và là động lực để GV cố gắng vươn lên.
Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy khiến cho bài giảng của GV luôn uyển chuyển,
linh hoạt và cập nhật, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học.CNTT trong
đó có máy tính nối mạng Internet là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho việc tham khảo
trong việc giảng dạy, giúp GV và HS chia sẻ thông tin, tăng thời gian tự học, tự giải
quyết vấn đề (nếu thấy còn mắc trong việc dạy và học).
Sau đây tôi xin chia xẻ với các đồng chí một số các địa chỉ để chúng ta có thể truy cập
và tham khảo; Ví dụ: nếu chúng ta muốn phát triển kĩ năng nghe ta có thể vào trang
“Web“VOA.com”.

Các tư liệu khác chúng ta có thể vào trang“Google/Bachkin.vn/thư viện Violet/Thư
viện tư liệu GD” VD như lấy tranh ảnh “Pictures,listening …”
Việc ứng dụng CNTT tạo ra môi trường học tiếng tự nhiên, tạo điều kiện cho HS tiếp
cận với lời nói chuẩn xác của người bản ngữ, hỗ trợ cho quá trình dạy học thêm hấp dẫn,
đạt hiệu quả cao, giúp HS có kiến thức kỹ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô, với người
ngoại quốc trong và ngoài giờ học.
Ứng dụng CNTT làm cho giờ học trở lên sống động hơn khi HS được thấy hình ảnh,
phim ảnh, âm thanh chất lượng.(Tôi có thể minh họa bằng phim về cách chia động từ
cho các em học sinh lớp 6) .Ngôn ngữ cuộc sống được đưa vào lớp học và học sinh có
cơ hội nhìn và nghe các tình huống giao tiếp có sử dụng ngôn ngữ đích thực của người
6


bản ngữ hơn nữa kích thích khả năng nhận thức của HS, tiết kiệm thời gian ghi chép trên
lớp, tăng thời gian luyện tập, thảo luận xây dựng bài.
Ứng dụng CNTT trong giờ học giúp HS có cơ hội thực hành nghe nói nhiều hơn ,từ
đó rèn luyện kỹ năng nghe, nói,đọc, viết cho các em,tạo cho các em có phản ứng nhanh
nhạy, giúp các em tự tin hơn, và có hứng thú học tập hơn.

IV.NỘI DUNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG GIẢNG DẠY MÔN
TIẾNG ANH.
1.Cách khai thác tư liệu trên mạng Internet.
Tôi xin được giới thiệu với các đồng chí hai trang Web phổ biến sau;
a.Trực tiếp vào trang Web:http:www.Bachkin.vn
b. Tìm kiếm trên trang Web.Google.
2 . Cách thức chèn hình ảnh, âm thanh và Video Clip vào Powerpoint.
3.Tiện lợi của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong bài dạy và học.
-Để khắc phục những vấn đề tồn tại nêu trên,Tôi xin được trình bày một vài đoạn trích
của các tiết dạy trên lớp từ sản phẩm của bài soạn được trình chiếu trên “Powerpoint”
a.Để kích thích vốn từ vựng của học sinh thông qua vừa học vừa chơi.

b.Củng cố nội dung kiến thức của bài nghe cho học sinh thông qua vừa học vừa
chơi nhằm rèn kĩ năng nói một cách tự nhiên.
c.Ôn lại các dạng của động từ “To be” trong câu cho học sinh lớp 6 qua phim.
d,Sản phẩm của việc chèn âm thanh cho một tiết dạy nghe cho HS lớp 9.
V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG VIỆC ỨNG
DỤNG CNTT VÀO BÀI DẠY TIẾNG ANH
Để nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh đòi hỏi cả GV,HS, Nhà trường và Ngành
giáo dục cùng phải góp sức, trong đó yếu tố quyết định phần lớn là GV và HS. Giáo
viên và HS cần làm tốt những việc sau :
1. Đối với giáo viên:
7


-Nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức bài dạy, phương pháp giảng dạy bộ môn ,
các thủ thuật, trò chơi, chuẩn bị tốt giáo án, những kiến thức liên quan đến bài dạy và
khai thác sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và thường xuyên khai thác trao đổi bài
soạn qua mạng Internet.
- Không ngừng học tập, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nâng cao năng lực chuyên
môn cho bản thân, tìm tòi phương pháp dạy Ngoại Ngữ hiện đại, tối ưu nhằm khơi dậy ở
học sinh niềm đam mê, hứng thú trong học tập.
- Thường xuyên thảo luận trao đổi ý kiến, đúc dút kinh nghiệm về nội dung kiến
thức cũng như phương pháp giảng dạy bộ môn với các bạn đồng nghiệp qua dự giờ thăm
lớp, thao giảng, giải các đề thi, các bài tập khó.
-Chú trọng áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy và học, coi việc hình thành và
phát triển các kỹ năng giao tiếp của học sinh là chìa khoá thành công, việc cung cấp kiến
thức là quan trọng trong việc dạy và học Ngoại Ngữ.
-Cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản cho HS, thiết kế , tổ chức và hướng dẫn
các hoạt động dạy và học, luôn luôn sáng tạo, thay đổi các hoạt động dạy học trên lớp,
tránh sự nhàm chán trong giờ học .
-Trong quá trình dạy học phải luôn luôn chú ý đến cả ba đối tượng học sinh(khá

giỏi, trung bình và học sinh còn yếu), thiết kế các hoạt động đa dạng, phù hợp với từng
đối tượng học sinh, ưu tiên dành thời gian cho học sinh luyện tập, thực hành nhiều hơn.
-Hướng dẫn học sinh áp dụng các phương pháp học tập đem lại hiệu quả cao nhất.
-Hạn chế sử dụng Tiếng Việt trong khi giảng dạy, khi giao tiếp với HS; tăng dần
mức độ sử dụng Tiếng Anh trên lớp, sử dụng Tiếng Anh và Tiếng Việt một cách hợp lý,
xen kẽ các câu Tiếng Anh đơn giản trong các tình huống cụ thể cùng với các động tác
hoặc điệu bộ.
-Luôn chú trọng ưu tiên phát triển hai kỹ năng nghe và nói cho HS ngay từ những
lớp đầu cấp.Muốn vậy GV phải hình thành cho HS kỹ năng hoạt động theo nhóm(khi mà
một HS không tự giải quyết được vấn đề yêu cầu,mà cần phải có sự đóng góp nhiều ý
kiến), theo cặp sao cho thành thạo và thường xuyên rèn luyện kỹ năng này trong giờ
học. Có thái độ vui vẻ, thân thiện với HS trong giờ học tạo cảm giác yên tâm, thoải mái
8


cho HS , giúp các em có tâm thế tốt để tiếp thu bài(việc này chúng ta có thể bắt đầu
ngay từ bước Warm up).
- Một việc cũng rất quan trọng khi dạy Ngoại Ngữ là giáo viên phải tạo ra được
“môi trường học tiếng” trong giờ học. Điều này tạo ra sự khác biệt giữa một giờ
học tiếng với các giờ học khác. Chủ động, tự giác tìm tòi, bồi dưỡng kiến thức về
CNTT, thường xuyên áp dụng những kiến thức này trong quá trình dạy học.
-Thường xuyên trao đổi kiến thức thông tin về CNTT với đồng nghiệp trong và
ngoài nhà trường .
-Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các giờ thao giảng ứng dụng CNTT, các
buổi sinh hoạt chuyên môn về CNTT, cập nhật những tiến bộ áp dụng cho bài soạn
giảng.
2. Đối với học sinh :
-Cần lựa chọn cho mình một phương pháp học phù hợp với đặc trưng của bộ môn
học, nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình học về hệ thống từ vựng, ngữ âm,
ngữ pháp,....

-Có đủ các loại tài liệu tối thiểu phục vụ cho việc học,như từ điển, sách ngữ pháp và
sách nâng cao…
-Xác định đúng động cơ học tập, chủ động , tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp
dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong lớp học (hoạt động độc lập, làm việc theo cặp,
nhóm).
-Thường xuyên sử dụng Tiếng Anh đơn giản khi giao tiếp với bạn bè trong lớp cũng
như ngoài lớp học, rèn kỹ năng tư duy bằng Tiếng Anh (học sinh sử dụng vốn kiến thức
Tiếng Anh của mình để diễn đạt một câu hoặc một vấn đề nào đó chứ không phải là diễn
đạt câu đó hoặc vấn đề đó bằng Tiếng Việt rồi sau đó dịch sang Tiếng Anh) , có thói
quen liên tưởng diễn đạt bằng Tiếng Anh tất cả những gì có thể diễn đạt được ,ở bất cứ
đâu..
-Tự giác chăm chỉ học ở nhà, làm đầy đủ các bài tập, thường xuyên tự học, tự thực
hành các kỹ năng nghe ,nói ,đọc ,viết cho bản thân.
9


-Đa dạng hoá nguồn tư liệu học tập, học qua các phương tiện truyền thông như đài,
Ti vi, đọc truyện, báo viết bằng Tiếng Anh; xem hoặc nghe băng, đĩa hình, các phần
mềm học Ngoại Ngữ phù hợp với lứa tuổi,....
3. Về phía nhà trường:
Thường xuyên tu sửa , nâng cấp CSVC hiện có trong điều kiện có thể ,để GV và HS
có nhiều cơ hội giao tiếp, rèn luyện kỹ năng nghe, nói thông qua các thiết bị như,Đài,Vi
tính ,tranh ảnh ...
C.KẾT LUẬN
Việc ứng dụng CNTT trong dạy Tiếng Anh đem lại cho người dạy và người học nhiều
hứng thú, và làm cho bài học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn .Từ đó tăng hiệu quả của
việc dạy và học .Vì thế chúng ta phải làm sao để việc sử dụng Tiếng Anh và ứng dụng
CNTT trở thành việc làm thường xuyên,liên tục của GV và HS .Tuy nhiên giống như
mọi vấn đề khác, việc sử dụng Tiếng Anh và ứng dụng CNTT để dạy Tiếng Anh cũng
có hai mặt.Việc áp dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp trong việc ứng dụng CNTT trong

giảng dạy nhằm pháy huy mặt tích cực, đồng thời giảm thiểu mặt hạn chế của vấn đề là
nhiệm vụ của mỗi giáo viên và mỗi học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
của Nhà trường nói riêng, của ngành GD nói chung góp phần vào công cuộc xây dựng
đổi mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Để làm được điều này ,cần phải có phương tiện và sự đầu tư về thời gian thỏa đáng
,nên dẫn đến tốn rất nhiều thời gian công sức.
-Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học môn Tiếng Anh tốt sẽ quyết định đến kết
quả của việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng và trình độ suy luận trong các kỳ thi. Song giáo
viên không nên gây tình trạng quá căng thẳng cho học sinh. Vì chính điều này sẽ dẫn
đến kết quả rất hạn chế. Việc dạy và học đạt kết quả tốt khi việc giảng dạy và học tập
được thực hiện chu đáo trong cả quá trình dạy và học. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ
thông tin trong giảng dạy nói chung , đối với môn Tiếng Anh nói riêng đóng vai trò rất
quan trọng vào sự thành công trong quá trình dạy và học.

10


-Với những quan điểm ý kiến trên, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng
chí, để chúng ta cùng nhau hoàn thiện chuyên đề này được tốt hơn và nâng cao chất
lượng ứng dụng CNTT trong việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh .
Rất mong sự đóng góp ý kiến của các quí Thầy- Cô.
…………, ngày … tháng …. năm 2015
Người thực hiện

11



×