Về "nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa” theo tinh thân Nghị quyết số 33/NQTW,Hội nghị Trung ương 9, BCHTW Đảng Khóa XI
Ngày đăng: 01/06/2015
Hội thảo khoa học quốc gia “Những giải pháp tổ chức triển khai Nghị quyết số 33-NQTW“
Ngày 9/6/2014, Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị
quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước. Một trong giải pháp quan trọng để thực hiện hiệu quả Nghị quyết trên là
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã định hướng “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về văn hóa”. Đây là vấn đề hệ trọng, cần được sự quan tâm của toàn ngành Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, các ngành liên quan, chính quyền các cấp trong việc nhận thức, quán triệt, triển khai. Trong
những chia sẻ bước đầu từ những định hướng của Nghị quyết đề ra về vấn đề cốt yếu của ngành Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, chúng tôi xin nêu mấy nội dung sau:
1. Về đổi mới nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa
Nghị quyết chỉ rõ “Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin và
truyền thông. Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa, về quyền tác giả và
các quyền liên quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam”.
Như vậy, có thể nhận thấy hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa cần tiếp tục nhận thức về bối cảnh
và tác động của nền kinh tế thị trường hiện nay, sự vận động của kinh tế thị trường (trong nước và
quốc tế) thường xuyên, liên tục tác động đến bộ máy, cơ chế chính sách với những dạng thức phong
phú với những nhân tố tích cực và tiêu cực đến hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa. Trên tầm vĩ
mô và những hoạt động cụ thể việc ý thức, nhận thức được những tác động đó của kinh tế thị trường
liên quan đến đánh giá hiệu quả và giá trị của hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa. Trên bình diện
lý luận cần làm rõ hơn bối cảnh tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động quản lý nhà nước
về văn hóa có ý nghĩa đến hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa; trên bình diện thực tiễn cần có tổng
kết đánh giá trên tinh thần mới của Nghị quyết số 33/NQ-TW đã chỉ ra.
Hội nhập quốc tế, sự bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông trong thời kỳ hiện nay vừa mang
lại những giá trị văn hóa mới của dân tộc, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cần được đặc biệt quan
tâm trong quản lý nhà nước về văn hóa. Trong nhiều vấn đề quản lý nhà nước về văn hóa trước sự tác
động của bối cảnh hội nhập quốc tế và thời đại công nghệ thông tin, truyền thông một vấn đề quan
trọng có ý nghĩa đặt ra là nâng cao năng lực, khả năng trình độ của cán bộ công chức ngành Văn hóa
một cách tương ứng để hội nhập và sử dụng công nghệ thông tin, xử lý thông tin một cách hiệu quả.
Bối cảnh, tình hình trên đặt ra những vấn đề mới có ý nghĩa “thời cuộc” của đất nước nói chung và
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hóa nói riêng trong việc mang lại những giá trị đích thực đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu văn hóa trong hội nhập và phát triển của đất
nước theo hướng bền vững.
Việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa trong tình hình hiện nay
và sắp tới là yêu cầu quan trọng đã, đang tiếp tục đặt ra trong tư duy mới. Đây là hoạt động đòi hỏi
các cơ quan chức năng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải tiếp cận, xử lý nhiều loại, bình diện
thông tin (trong nước, quốc tế, kinh tế, văn hóa, luật pháp…) với quan điểm lập trường đúng đắn,
kiên định vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Về cơ chế, chính sách
Nghị quyết chỉ rõ “Điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa,
nghệ thuật. Bổ sung chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, xử lý hài hòa mối quan
hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; có chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân
tộc thiểu số.
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn
hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy
định của pháp luật. Thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực văn
hóa.”
Như vậy về cơ chế chính sách trong công tác văn hóa có những vấn đề cần tiếp tục quan tâm, thực
hiện hiện nay là:
- Rà soát, điều chỉnh hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, nghệ thuật:
Đây là quan điểm rất đúng đắn nhằm tạo điều kiện văn hóa, nghệ thuật thực sự phát huy vai trò của
mình đối với sự phát triển chung của đất nước, để văn nghệ sĩ và các lực lượng của ngành có môi
trường phát huy tính sáng tạo đặc thù tạo nên những hiệu quả văn hóa nghệ thuật đáp ứng yêu cầu
phát triển của ngành và đất nước.
- Nhận thức và giải quyết các nội dung, quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trong xây dựng các chính
sách phát triển của đất nước: đây là nội dung đòi hỏi tri thức lý luận và thực tiễn, vừa kinh điển vừa
thời sự đối với hoạch định các chính sách, nhất là đối với nước ta hiện nay. Không ai bàn nhiều về
quan điểm, chủ trương, nhưng cái khó là giải quyết vấn đề, thực hiện trong thực tiễn như thế nào?
- Chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số: đây là vấn đề được quan tâm thường
xuyên trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, khi đặt các vấn đề chính sách trong bối cảnh mới, xu thế phát
triển mới của nền kinh tế thị trường, hội nhập, công nghiệp, hiện đại hóa thì văn hóa các dân tộc
thiểu số đang đứng trước nhiều thời cơ và nguy cơ mới liên quan đến các giá trị, bản sắc dân tộc.
Chính sách mới đối với văn hóa các dân tộc thiểu số là gì trong bối cảnh tình hình hiện nay? Đây là câu
hỏi cần được tập trung trả lời để thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa, xây dựng con người của
ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành liên quan.
- Chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề
nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp
luật: đây là hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa đã được triển khai vừa qua nhưng còn có nhiều
vấn đề đặt ra đối với đặc thù của ngành Văn hóa, Nghệ thuật. Thực tiễn cho thấy không phải “đơn vị
sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp” nào cũng có thể thích ứng được ngay mà cần có sự chuyển
đổi về tư duy quản lý, đội ngũ, cơ chế… trong thời gian nhất định. So với các ngành, lĩnh vực khác thì
lĩnh vực “đặc thù văn hóa, nghệ thuật” rất cần vai trò “bà đỡ” của Nhà nước trong bối cảnh chuyển
đổi cơ chế quản lý hiện nay…
3. Về công tác thanh tra văn hóa
Thanh tra văn hóa là hoạt động quản lý nhà nước thường xuyên, có vai trò quan trọng tác động và
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa. Tuy nhiên, Nghị quyết lần này đề cập và xác định rõ
hơn “Tăng cường công tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai
phạm. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và công
dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa”. Quan điểm, chủ trương trên nổi lên các vấn
đề cốt yếu:
- Công tác thanh tra văn hóa gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức hơn nữa: đây là yêu cầu cơ bản
cả trong quá trình kiểm tra nói chung và khi để xảy ra sai phạm nói riêng. Nói cách khác hoạt động,
hiệu quả công tác thanh tra gắn chặt với năng lực, phẩm chất cán bộ và có tác động trực tiếp, quan
trọng đến các hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa.
- Để công tác thanh tra có chất lượng thì cần phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ
chức xã hội, cộng đồng dân cư và công dân: đây là nội dung được quan tâm, nhấn mạnh thêm trong
công tác thanh tra văn hóa. Vấn đề ở chỗ là làm thế nào để các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư,
công dân tham gia vào công tác thanh tra để làm trong sạch, hạn chế những sai phạm trong hoạt
động văn hóa, quản lý văn hóa ở cơ quan Trung ương và các địa phương.
4. Phòng chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn
hóa
Văn hóa có vai trò quan trọng và to lớn đối với vấn đề tư tưởng, đạo đức lối sống của một xã hội. Nói
cách khác, mục đích cuối cùng của hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa, của xây dựng CON NGƯỜI
Việt Nam yêu nước, đoàn kết, trí tuệ... đáp ứng sự phát triển bền vững đất nước chính là xây dựng
một nền tảng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, phù hợp với thuần phong mỹ tục, triết lý sống
của người Việt Nam, kiên định trước những tác động của “làn gió độc”của nền kinh tế thị trường, hội
nhập quốc tế…
Nghị quyết chỉ rõ: “Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức,
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trên lĩnh vực văn hóa. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận
báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sản phẩm lệch lạc, thị
hiếu tầm thường”. Như vậy, có những vấn đề cần nhận thức, quán triệt, triển khai là:
- Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trên lĩnh vực văn hóa: đây là vấn đề quan trọng, nhạy cảm, tinh tế mà các thế lực thù
địch bên ngoài bằng nhiều con đường, nhiều kênh, nhiều hình thức, phương pháp… tác động vào tư
tưởng, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, tầng lớp nhân dân, thế hệ trẻ… nhằm
tạo ra những làn sóng xung đột về tư tưởng, đạo đức trong xã hội… gây mất lòng tin, ổn định đất
nước. Đối với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần cụ thể hóa vấn đề trên, quán triệt và triển khai
không chỉ trong lĩnh vực tư tưởng mà cần xây dựng kỹ năng nghiệp vụ cùng phối hợp với các ngành,
đoàn thể… liên quan để thực hiện.
- Ngăn chặn tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động không đúng tôn
chỉ, mục đích, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường: Trong thời đại bùng nổ? công nghệ, truyền
thông thì việc quản lý nhà nước đặt ra nhiều vấn đề mới trong đời sống xã hội. Làm gì ngăn chặn
“một cách hiệu quả” các hoạt động trên là công việc không chỉ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
mà còn là của Bộ Thông tin - Truyền thông, các ngành, tổ chức xã hội liên quan. Tuy nhiên, nếu không
xác định rõ vai trò chủ quản, đồng chủ quản để tổ chức triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về
lĩnh vực trên thì khó có thể thực hiện được các mục tiêu đề ra…
Tóm lại, “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa” là một trong 4 nhóm giải pháp
nhằm thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước. Đây là vấn đề cơ bản, “chính diện” để ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhìn nhận, xem xét
và triển khai một cách sáng tạo trong bối cảnh tình hình phát triển mới của đất nước, tầm nhìn đến
năm 2020 và 2030. Mỗi vấn đề đặt ra trong nội dung giải pháp trên đây rất cần được ngành từng
bước “thể chế hóa”, nhận thức triển khai bằng nhiều hình thức để Nghị quyết đi vào cuộc sống, làm
tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa của ngành chúng ta./.
L.N.T