Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp sản xuất rau an toàn tại xã Tốt Động – huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.16 KB, 84 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong 4 năm học, mỗi sinh viên đã được trang bị nhiều kiến thức lý thuyết
thông qua các môn học và bước đầu đã vận dụng những kiến thức đó vào thực
tiễn sản xuất. Được sự cho phép của Trường Đại Học Lâm Nghiệp, khoa Lâm
Học, bộ môn Nông Lâm Kết Hợp tôi đã thực hiện khóa luận với đề tài :
“Nghiên cứu đề xuất giải pháp sản xuất rau an toàn tại xã Tốt Động – huyện
Chương Mỹ - thành phố Hà Nội”.
Với sự nỗ lực hết mình của bản thân và nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn
tận tình của cô giáo Bùi Thị Cúc cùng các thầy cô giáo trong khoa Lâm học. Sau
một thời gian thực tập đến nay đề tài đã hoàn thành. Nhân đây cho tôi được gửi
lời cám ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trong bộ môn Nông Lâm Kết
Hợp, đặc biệt là cô giáo Bùi Thị Cúc người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, cùng toàn
thể cán bộ, nhân viên, bà con xã viên xã Tốt Động, và những người thân, bạn bè
đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu và khả năng của bản thân có hạn, nên
bản khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bản khóa luận này
được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tế hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày

tháng năm 2012

Sinh viên thực hiện
Cấn Thị tâm
MỤC LỤ


LỜI NÓI ĐẦU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài...........................................................................3
2.1.1.Giá trị của cây rau.................................................................................3
2.1.2. Khái niệm về rau an toàn (RAT) và các nguyên tắc sản xuất RAT.....5
2.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên Thế Giới.........................................7
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam...........................................9
2.4.Các công trình nghiên cứu có liên quan....................................................13
2.4.1. Các nghiên cứu về rau xanh trên thế giới..........................................13
2.4.2. Các nghiên cứu về rau xanh ở Việt Nam...........................................13
PHẦN 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.................................................................................................................16
3.1.Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................16
3.2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................16
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................16
3.4.Phương pháp nghiên cứu...........................................................................16
3.4.1.Thu thập tài liệu thứ cấp.....................................................................16
3.4.2.Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia...............................16
3.4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu.......................................17
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................20
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại điểm nghiên cứu...........................20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................20
4.1.2. Các nguồn tài nguyên........................................................................21
4.2.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội........................................................22


4.2.1.Tăng trưởng kinh tế............................................................................22
4.2.2. Thực trạng phát triển các nghành kinh tế..........................................22
4.2.3.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội..............23

4.2. Hiện trạng sản xuất rau tại điểm nghiên cứu............................................24
4.2.1.Hiện trạng sử dụng đất tại điểm nghiên cứu.......................................24
4.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại rau.................................25
4.2.3. Kỹ thuật trồng một số loại rau chính tại điểm nghiên cứu................26
4.3. Hiệu quả của các mô hình sản xuất rau tại điểm nghiên cứu...................36
4.3.1. Phân loại các mô hình sản xuất rau tại điểm nghiêm cứu.................36
4.3.2. Hiệu quả của các mô hình sản xuất rau tại điểm nghiên cứu............38
4.4. Thị trường tiêu thụ các loại rau tại điểm nghiên cứu...............................47
4.5. Đề xuất giải pháp sản xuất rau theo hướng sản xuất rau an toàn.............50
4.5.1. Cơ sở đề suất.....................................................................................50
4.5.2. Đề xuất giải pháp...............................................................................54
Phần 5 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ.........................................................................59
5.1. Kết luận....................................................................................................59
5.2 Đề nghị......................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHAỎ...................................................................................61
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP

: An toàn vệ sinh thực phẩm

RAT

: Rau an toàn

BVTV

: Bảo vệ thực vật


VSV

: Vi sinh vật

XK

: Xuất khẩu

HTX

: Hợp tác xã

GAP

: Tình hình sản xuất nông nghiệp tốt, đây là một tiêu chuẩn y tế về
rau an toàn

FAO

:

(Food and Agriculture Organization of the United Nation) :

Tổ chức Nông Nghiệp và Lương Thực Liên Hợp Quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sản xuất rau ở Việt Nam phân theo địa phương.................................10
Bảng 4.1 : Hiện trạng sử dụng đất của xã Tốt Động...........................................24

Bảng 4.2 : Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại rau chính.......................25
Bảng 4.3 : Lịch mùa vụ sản xuất rau tại điểm nghiên cứu..................................27
Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất rau...................................38
Bảng 4.6 :Hiệu quả xã hội của các mô hình sản xuất rau....................................41
Bảng 4.7 : Hiệu quả môi trường của các mô hình trồng rau...............................43
Bảng 4.8. Hiệu quả tổng hợp của các mô hình....................................................46

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 : Các kênh tiêu thụ rau tại điểm nghiên cứu.........................................49


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau xanh là nhu cầu không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của
con người trên khắp thế giới. Đặc biệt, khi lương thực và các thức ăn nhiều đạm
đã được đảm bảo thì yêu cầu về chất lượng, số lượng rau lại càng gia tăng như
một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho cơ
thể, kéo dài tuổi thọ. Chính vì thế, rau xanh trở thành sản phẩm nông nghiệp có
giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn ở nội địa và xuất khẩu. Rau
xanh cũng như những cây trồng khác, để có giá trị kinh tế cao, ngoài yêu cầu về
giống tốt, chủng loại đa dạng, thì vấn đề về kỹ thuật canh tác góp phần không
nhỏ vào việc nâng cao năng suất, sản lượng rau. Tuy nhiên hiện nay xu hướng
sản xuất rau hàng hóa ngày càng gia tăng, chạy theo lợi nhuận, đã dẫn đến tình
trạng rau bị ô nhiễm do vi sinh vật, hóa chất độc hại, dư lượng kim loại nặng và
thuốc bảo vệ thực vật, do vậy tạo sản phẩm rau không an toàn, gây ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng, môi trường, thiên địch và người sản
xuất rau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, vấn đề vệ
sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng nông sản nhất là sản phẩm rau đang
được xã hội đặc biệt quan tâm. Nhiệm vụ của người sản xuất rau là không
ngừng trau dồi nâng cao sự hiểu biết và nắm vững quy luật sinh trưởng, phát

triển của cây rau, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để không ngừng nâng
cao năng suất, chất lượng rau. Đảm bảo thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong
từng loại rau. Đặc biệt phải thực hiện quy trình sản xuất rau sạch, rau an toàn
một cách triệt để.
Huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội không chỉ nổi tiếng với các làng
nghề truyền thống mà còn là một trong các vùng trọng điểm sản xuất rau của
khu vực Hà Nội, mới được đưa vào đề xuất sản xuất rau an toàn của khu vực.
Việc triển khai áp dụng và kiểm soát các quy trình sản xuất rau an toàn do Bộ
NN&PTNT ban hành trong thời gian qua, ở các xã được chọn thí điểm của
1


huyện Chương Mỹ bước đầu đã cho những kết quả khả thi. Tuy nhiên, sản xuất
rau an toàn trong huyện vẫn còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng được số ít nhu cầu
của người dân.
Xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội nằm ở phía nam
huyện Chương Mỹ, là một địa phương thuộc vùng sinh thái đồng bằng bắc bộ,
có nhiều điều kiện cho phát triển sản xuất rau. Nhờ có đất đai và khí hậu thích
hợp với nhiều loại rau lại nằm giáp với trung tâm thủ đô Hà Nội là thị trường
tiêu thụ rộng lớn và ổn định vì thế mà việc sản xuất rau trong huyện ngày càng
phát triển. Nhưng tập quán sản xuất rau của người dân ở trong địa phương vẫn
theo lối sản xuất truyền thống, sản xuất đại trà, chưa có quy hoạch, quy định về
chất lượng ,nên chất lượng rau chưa đảm bảo. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất
giải pháp sản xuất rau an toàn trong khu vực là rất cần thiết.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài:
“ Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sản xuất rau an toàn tại xã Tốt
Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội”

2



PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1.Giá trị của cây rau
a. Giá trị dinh dưỡng
Cây rau có vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với đời sống con
người, bởi chúng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không loại thực
phẩm nào có thể thay thế được. Rau xanh có tác dụng cân bằng dinh dưỡng
trong chế độ ăn uống của cơ thể con người, chúng cung cấp phần lớn các chất
thiết yếu như vitamin, chất khoáng mà cây trồng khác không cung cấp đủ.
Có thể thấy nguồn dinh dưỡng từ rau xanh rất phong phú, chúng bao gồm:
vitamin, protein, lipit, gluxit, các chất khoáng và chất xơ..., đáng chú ý là
vitamin và chất khoáng có trong rau ưu thế hơn một số cây trồng khác, nếu thiếu
các loại vitamin sẽ làm giảm sức dẻo dai, giảm hiệu suất làm việc, dễ phát sinh
bệnh tật, do đó trong lao động, học tập và sinh hoạt hằng ngày, mỗi người phải
cần một lượng vitamin nhất định.
Ngoài việc cung cấp vitamin, rau còn cung cấp một lượng chất khoáng đáng
kể như Ca, P, Fe... Các loại muối khoáng cần thiết cho cấu tạo tế bào,
Rau xanh còn cung cấp một lượng lớn chất xơ, có khả năng làm tăng
hoạt động của nhu mô ruột và hệ tiêu hoá, ngăn ngừa được chứng táo bón.
Chất xơ ảnh hưởng có lợi đến hàm lượng cholesterol trong máu, do vậy ảnh
hưởng tốt đến huyết áp và tim, ngăn ngừa được sỏi mật và ung thư ruột.
Ngoài giá trị về dinh dưỡng, một số loại rau còn có ý nghĩa về mặt y học bởi
chúng là những vị thuốc rất có giá trị đối với sức khoẻ con người, ví dụ như hành,
tỏi, nghệ, tía tô, mướp đắng, rau diếp cá... đây là những loại gia vị vừa làm ngon
miệng vừa làm tăng sức đề kháng trong cơ thể. Theo quan điểm của các nhà dinh
dưỡng học thì mỗi người cần 250-300g rau xanh/ngày, để đáp ứng cho sự hoạt


3


động bình thường của con người (Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích
Ngà, 2000).
b. Giá trị kinh tế
Trong nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu, rau xanh đóng góp nguồn thu
nhập ngoại tệ đáng kể. Những năm 1986- 1990, nước ta đã xuất khẩu rau sang Liên
Xô và các nước Đông Âu, nhưng do tình hình chính trị biến động nên việc xuất
khẩu bị giảm. Từ năm 1995 trở lại đây, hoạt động xuất khẩu rau xanh được phục
hồi, hiện nay có tới hơn 40 nước là thị trường rau của Việt Nam, các mặt hàng rau
xuất khẩu chủ yếu là: ớt cay, cà chua, dưa chuột, hành, cà tím,bí ngô, bông cải
xanh.
Rau là cây trồng quan trọng trong ngành trồng trọt, được trồng ở nhiều
vùng sinh thái khác nhau với lợi thế là thời gian sinh trưởng ngắn và có thể trồng
được nhiều vụ trong năm, do vậy rau được coi là cây trồng chủ lực trong việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xoá đói giảm nghèo cho nông dân Việt Nam. Mặt
khác, rau có đặc điểm là kích thước nhỏ nên cây rau rất thích hợp trồng xen hay
gối vụ với những cây trồng khác, như vậy trồng rau sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng
đất. Trồng rau có hiệu quả hơn so với các cây trồng khác về khả năng khai thác
năng suất/một đơn vị diện tích/một đơn vị thời gian, vì chúng có đặc điểm sinh
trưởng và phát triển nhanh trong một thời gian ngắn.
Theo số liệu Trung tâm phát triển rau châu Á cho biết ở Đài Loan năng
suất của cây rau cũng cao hơn nhiều so với cây lúa, trung bình tổng thu nhập rau
cao hơn lúa từ 3 đến 10 lần.
Ngoài việc dùng rau làm cây thực phẩm, một số loại rau như khoai tây
còn được coi là một trong năm cây lương thực trên thế giới sau lúa, ngô, mỳ,
mạch. Khoai tây hiện là nguồn tinh bột chủ yếu của nhiều nước.
Bên cạnh đó rau còn là nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành thực phẩm
như công nghệ sản xuất nước giải khát, đồ hộp, bánh kẹo và làm hương liệu chế

biến thuốc, dược liệu. Ngoài ra rau còn góp phần phát triển ngành kinh tế khác

4


như chăn nuôi (là nguồn thức ăn trong chăn nuôi) (Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An,
Nghiêm Thị Bích Ngà, 2000).
c. Giá trị xã hội
Sản xuất rau phát triển sẽ góp phần sắp xếp lao động hợp lý, tăng thu nhập
cho người lao động, mở rộng thêm ngành nghề, giải quyết tốt việc làm cho nông
dân lúc nông nhàn, ngoài ra còn hỗ trợ các ngành khác trong nông nghiệp phát
triển như làm thức ăn cho chăn nuôi....
Nghề trồng rau phát triển, người nông dân có cơ hội được tiếp thu các kỹ
thuật tiến bộ mới trong sản xuất, từ đó góp phần nâng cao dân trí, thay đổi tập
quán canh tác lạc hậu từ bao đời nay của nông dân Việt Nam.
Như vậy, rau không chỉ là cây trồng xoá đói giảm nghèo mà còn là cây
trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có lợi ích nhiều mặt cho người
dân, từ cây rau người nông dân có thể làm giàu chính đáng trên mảnh đất của
mình (Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Ngà, 2000).
2.1.2. Khái niệm về rau an toàn (RAT) và các nguyên tắc sản xuất RAT
a.Khái niệm rau an toàn (RAT)
Rau an toàn (RAT) là khái niệm xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần
đây trước tình hình một số sản phẩm rau xanh được tiêu thụ trên thị trường đã
gây ngộ độc cho người sử dụng.
Rau an toàn của Việt Nam được nói tới chủ yếu để phân biệt với rau được
canh tác bằng các kỹ thuật thông thường, họ kiểm soát trên góc độ vệ sinh an
toàn thực phẩm. Ở các nước phát triển với quy trình công nghệ sản xuất rau
chuẩn, với sử dụng phân bón, thuốc BVTV kiểm soát được, vấn đề rau an toàn
về cơ bản đã được giải quyết.
Bộ NN&PTNT chính thức công bố các quy định (QĐ số 04/2007/QĐBNN) về quản lý sản xuất chứng nhận rau an toàn (RAT).Theo quy định này,“

RAT là những sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo
quản, theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo tồn dư về sinh vật, hóa chất độc hại dưới
mức giới hạn tối đa cho phép”.
5


Đặc biệt, trong quá trình sản xuất RAT không được phép sử dụng các loại phân
có nguy cơ ô nhiễm cao như phân chuồng tươi, nước giải, phân chế biến từ rác thải;
không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua xử lý, nước thải từ các bệnh viện,
các lò giết mổ, nước phân tươi, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau.
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của sản
phẩm rau đặt ra như sau:
Về hình thái: sản phẩm thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của từng
loại rau, đúng độ chín kỹ thuât ( hay thương phẩm), không dập nát , hư thối,
không lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp
Về nội chất phải đảm bảo mức quy định cho phép
+ Dư lượng các loại hóa chất BVTV trong sản phẩm rau.
+ Hàm lượng NO3 tích lũy trong sản phẩm rau.
+ Hàm lượng tích lũy của một số kim loại nặng chủ yếu như: chì,
thủyngân, asen, cadimin, đồng.
+ Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật (ecoli, sanmollela, trứng giun,
sán…).
Sản phẩm rau an toàn chỉ được coi là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
khi hàm lượng tồn dư các chỉ tiêu trên không vượt quá giới hạn quy định.
b. Điều kiện sản xuất rau an toàn (Tạ Thu Cúc, 2005)
+ Tổ chức sản xuất RAT phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành về trồng
trọt hoặc BVTV từ trung cấp trở lên.
+ Người sản xuất RAT phải có đủ sức khoẻ và qua lớp huấn luyện kỹ thuật sản
xuất rau an toàn và có chứng chỉ do Sở Nông nghiệp và PTNT cấp.
+ Điều kiện về đất trồng rau

Đất dùng để sản xuất rau sạch cần phải nhẹ, tơi xốp, thoáng khí (đất cát
pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven song…), độ pH trung tính, hàm lượng kim loại
nặng dưới ngưỡng cho phép. Không có mầm mống sâu bệnh hại, hạn chế tối đa
vi sinh vật gây hại.
Vùng sản xuất phải cách xa đường quốc lộ ít nhất là 500 m
6


+ Nước sạch
Nước tưới phải lấy từ nguồn nước sạch, tốt nhất là nước giếng khoan. Khi
dùng nước tự nhiên (song, suối, ao…) cần phải qua xử lý. Không được dùng
nước thải thành phố để tưới cho rau.
+ Dùng phân bón đã qua chế biến
Dùng phân hữu cơ hoai mục, phân vô cơ N,P,K hoặc những loại phân đã
qua chế biến như NPK tổng hợp, phân vi sinh…Khi bón phân cần kết hợp liều
lượng hợp lý, cân đối, bón đúng lúc, đúng cách.
Trong quá trình sinh trưởng có thể dùng một số chế phẩm bón qua lá như:
pomior, humic, komic, super Hun, super Fish.
Nghiêm cấm việc dùng phân tươi, chưa hoai nục bón cho rau.
+ Thiện biện pháp IPM tổng hợp trong phòng trừ dịch hại
Khuyến cáo nông dân dùng thuốc BVTV, thuốc vi sinh trong phòng trừ
sâu bệnh hại.
Khi cần phải dùng thuốc hóa bảo vệ thực vật nên dùng thuốc nhóm III và
nhóm IV và phải tuân thủ sự hướng dẫn của nghành BVTV
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến.
2.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên Thế Giới
Trong vòng 2 thập kỉ qua thương mại rau quả trên thế giới có bước phát triển
mạnh mẽ. Theo tổ chức Nông nghiệp quốc tế (FAO), giá trị sản lượng của sản xuất
rau toàn thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, bình quân hàng năm tăng 11,7%. Theo Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ, do tác động của các yếu tố như: cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu

dùng và thu nhập dân cư,... tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn
2000 – 2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Theo USDA nếu như nhu cầu các loại
rau diếp, rau xanh khác tăng khoảng 22-23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau
củ khác sẽ chỉ tăng khoảng 7-8%, giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc
độ tăng nhu cầu tiêu thụ.
Tính chung toàn thế giới , tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình
đạt 2,8%/năm, cao hơn 1,05%/năm so với diện tích đất trồng cây ăn
7


trái,1,33%/năm so với cây lấy dầu, 2.63%/năm so với cây lấy rễ, 2,41%/năm so
với cây họ đậu. Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại giảm
tương ứng là 0,45%/năm và 1,82%/năm (Viện quy hoạch và thiết kế nông
nghiệp bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007).
Tính tới tuần đầu tháng 6/2011, lượng tiêu thụ rau củ quả tại Hoa Kỳ giảm
10% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 725 ngàn tấn rau quả các loại. Trong đó,
sản lượng trồng trọt của nước này đạt 506 ngàn tấn, và nhập khẩu đạt 219 ngàn
tấn. Cũng trong tuần đầu của tháng 6/2011, lượng nhập khẩu một số chủng loại
rau quả (hành khô, hành tươi) của Mỹ tăng khá so với cùng kỳ năm trước, cụ
thể, nhập khẩu hành khô và hành tươi lần lượt đạt hơn 7.000 tấn và 1.900 tấn,
tăng 10% và 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cả hai chủng loại rau quả này được
nhập khẩu chủ yếu từ nước láng giềng Mêhicô. (Nguồn: rauquavietnam.vn)
Đối với các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, hàng năm phải
nhập một lượng rau tươi khổng lồ thì chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
rau quả là điều quan tâm hàng đầu. Vì vậy, từ những năm sau chiến tranh thế
giới lần thứ 2, quân đội Mỹ đã xây dựng quy mô lớn ở Nhật bản để sản xuất rau
an toàn trong dung dịch, năng xuất cao gấp 3 lần so với trồng trên đất và năng
xuất hành cao gấp 2 lần so với trồng đất.
Từ năm 1983-1984 ở Nhật Bản người ta đã trồng rau an toàn với công
nghệ không dùng chất đất tăng khoảng 500 ha, năng xuất cà chua đạt 130-140

tấn/ha/năm, dưa leo 250 tấn/ha/năm và xà lách đạt 700 tấn/ha/năm
Ở pháp , từ năm 1975 người ta đã ứng dụng công nghệ này không những
trồng rau mà còn trồng hoa với quy mô 300 ha.
Hiện nay, công nghệ sản xuất rau an toàn : Trồng rau không dùng đất theo
kiểu công nghiệp ở Mỹ đã được nhiều tiểu bang áp dụng. Cà chua có thể trồng
quanh năm với diện tích khoảng 266,4 ha, năng suất đạt 500 tấn/ha/năm
(18kg/cây), thời gian cho thu hoạch từ 7-8 tháng. Dưa chuột đạt 700
tấn/ha/3vụ/năm (Hồ Hữu An, 2005). Theo thực nghiệm của Hồ Hữu An cùng
Jesen M.H. Patrica A. Rorabaugh tại trường đại học tổng hợp AZ ( Mỹ), năng
8


suất dưa chuột đạt 212,8 tấn/ha/vụ, (Nếu trồng 3vụ/năm có thể đạt 640
tấn/ha/năm).
Phải thừa nhận rằng tuy chi phí đầu tư ban đầu đối với sản xuất theo công
nghệ cao là lớn hơn rất nhiều so với sản xuất rau ngoài đồng, nhưng sản xuất
theo công nghệ cao đã có lợi thế hơn hẳn,đặc biệt là sản xuất rau .
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng những kỹ thuật tiên
tiến trong sản xuất rau như: kỹ thuật thủy canh, kỹ thuật trồng rau trong điều
kiện có thiết bị che chắn (nhà lưới, nhà nilon, nhà màng, màng phủ nông
nghiệp...) và trồng ở điều kiện ngoài đồng theo quy trình sản xuât nghiêm ngặt
đối với từng loại rau và phù hợp với từng vùng sinh thái.
Nói như vậy không có nghĩa là sản xuất rau theo phát triển kỹ thuật công
nghệ cao chiếm ưu thế tuyệt đối. Cho đến nay, sản xuất rau ngoài đồng vẫn
chiếm diện tích lớn và sản lượng rau của thế giới và có lẽ sẽ chẳng có gì thay thế
được hình thức sản xuất này. Chẳng hạn như sản xuất rau trong nhà kính chỉ
thực sự có ý nghĩa trong mùa đông ở các nước xứ lạnh, trong khi sản xuất rau
ngoài đồng vẫn có thể cho năng xuất cao với chất lượng đảm bảo và giá thành hạ
nếu được áp dụng các quy trình nghiêm ngặt. Thêm vào đó, với các công nghiệp
bảo quản chế biến tiên tiến người ta có thể dự trữ và cung cấp rau ăn cho cả mùa

đông
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió
mùa và có một số vùng tiểu khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt…, có
điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất rau. Việt Nam có thể trồng được
trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và cùng với các tiến
bộ KHCN các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và
phục vụ chế biến xuất khẩu. Sản xuất rau có xu hướng ngày càng mở rộng về
diện tích và sản lượng tăng đồng thuận cả về diện tích và sản lượng rau. Số liệu
được thể hiện ở bảng 2.1:

9


Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng rau ở Việt Nam phân theo địa phương
2007

2008

2010

TT

Địa phương

D.tích
(ha)

S.lượng
(tấn)


D.tích
(ha)

S.lượng
(tấn)

D.tích
(ha)

S.lượng
(tấn)

I

Cả nước
Miền Bắc
ĐB. Sông

706 497
335.835

11.084.65
4 889 834

722 580
339 534

11.510.70
5 002 330


735 335
330 578

11 885 067
4 956 667

160 747

2 996 443

156 144

2 961 669

142 505

2 832 753

82 543
15 563

947 143
179 419

85 948
16 681

1 018 904
195 605


89 359
18 093

1 084 037
211 852

1
2
3
4
II
1
2
3
4

Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung
Bộ
Miền Nam
Nam Trung

76 982

766 829

80 761


826 152

80 620

828 024

370 644

6 194 730

383 046

6 510 387

404 757

6 928 400

Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam

47 427

708 316

46 646

695 107


49 459

713 473

61 956

1 274 728

67 075

1 482 361

74 299

1 635 944

69 723

892 631

70 923

940 225

73 094

1 014 715

191 538


3 319 055

198 402

3 392 694

207 905

3 564 268

Bộ
ĐB.Sông
Cửu Long

(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2006-2010)
Theo Trần Khắc Thi và cộng sự trong “Rau an toàn và cơ sở khoa học và
kỹ thuật canh tác” - NXB Nông nghiệp - 2007: Sản xuất rau ở Việt Nam được
tập trung ở 2vùng chính:
- Vùng rau tập trung, chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu công nghiệp
chiếm46% diện tích và 45% sản lượng rau cả nước. Sản xuất rau ở vùng này chủ
yếu cung cấp chothị trường nội địa. Chủng loại rau vùng này rất phong phú bao
gồm 60-80 loại rau trong vụđông xuân, 20-30 loại rau trong vụ hè thu.
- Vùng rau sản xuất theo hướng hàng hoá, luân canh với cây lương thực tại các
vùng đồng bằng lớn, chiếm 54% về diện tích và 55% về sản lượng rau cả nước.
Rau ở vùng nàytập trung cho chế biến, xuất khẩu và điều hoà , lưu thông rau
trong nước
Theo số liệu Tổng cục Thống kê bình quân sản lượng rau trên đầu người
thu ở đất nôngnghiệp ở Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực, năm
2009 đạt 141,49 kg/người/năm.

10


So với tổng diện tích và sản lượng rau hàng năm nói chung, rau an toàn
đến năm 2009 mới chỉ đạt 8,5% tổng diện tích rau cả nước (62.503,ha)( Nguồn:
Tổng cục thống kê 2006-2010).
Theo Cục Trồng trọt, trong năm 2009, Bộ NN&PTNT đã ban hành 2 quy
trình sản xuất rau an toàn đối với một số loại rau, quả thường được sử dụng. Đã
có nhiều mô hình ứng dụng quy trình VietGap. Đến năm 2011, ngành nông
nghiệp phấn đấu 100% số tỉnh, thành có quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả,
chè an toàn, tập trung, khoảng 50% số tổ chức các nhân sản xuất rau tại các
vùng tập trung sản xuất sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn VietGap, khoảng 30% sản
lượng sản xuất tại các vùng này đạt tiêu chuẩn VietGap.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có công nghệ sản xuất rau an toàn bằng công
nghệ cao không dùng đất. Đây là công nghệ sản xuất rau an toàn của Mỹ đã
được nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát triển ở nước ta - PGS.TS. Hồ
Hữu An, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Công nghệ này hoàn toàn mới
mẻ bởi khâu gieo hạt và trồng rau hoàn toàn không dùng đất mà trên các giá thể
sẵn có như hộp xốp, giá nhựa, … Phân bón được sử dụng trên 10 nguyên tố đa
vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây rau đã được phân tích, kiểm chứng
trên cơ sở khoa học. Nguồn nước tưới lấy từ giếng hoặc tưới nước sạch được
cung cấp đầy đủ từ lúc cây con đến mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của
từng cây rau. Hệ thống tưới nhỏ giọt được bố trí tự động hoặc bán tự động dưới
dạng dung dịch theo thời gian và lưu lượng để cây có thể hút trực tiếp một cách
đồng đều và tiết kiệm đặc biệt với vùng hạn hán. Công nghệ này đã đảm bảo
được độ an toàn rất cao cả về mặt chất lượng cũng như hình thức và được nhiều
người ưa chuộng.
Hệ thống công nghệ cao cũng giúp tự động hóa điều chỉnh trong nhiều
khâu khác như ánh sáng, bức xạ nhiệt, bảo đảm chất dinh dưỡng, nguồn nước,
các cây giống ươm trong nhà kính. Nhờ vậy, cây giống trong nhà kính có khả

năng đem lại năng suất rất cao, đặc biệt là các sản phẩm thu được rất sạch. Ví
dụ: Dưa chuột có thể đạt năng suất khoảng 250 tấn/ha so với mức bình thường
trồng ở ngoài là 70 - 80 tấn/ha. Tuy vậy, năng suất của dưa chuột vẫn chưa phải
11


là cao so với thế giới bởi vì tại Philippines, dưa chuột sản xuất trong nhà kính có
thể đạt 300 - 400 tấn/ha, ở Australia còn lên tới 500 - 600 tấn/ha. Lý do đơn giản
là điều kiện khí hậu của Việt Nam không được thuận lợi vì có độ ẩm cao
(Nguồn: http.agriviet.com)
Đánh giá về thực trạng sản xuất rau nước ta trong thời gian qua, nhiều tác
giả nhận định, sản xuất rau ở nước ta hiện nay đã có bước phát triển đáng kể về
diện tích và đa dạng về chủng loại, nhưng bên cạnh đó năng suất và sản lượng
rau còn thấp, quy mô phân tán, chất lượng không ổn định, phần lớn rau không
đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp. Lý do chất lượng rau
không đảm bảo là, thiếu cải tiến kỹ thuật, canh tác chủ yếu thiên về năng suất
chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm, việc quản lý về kiểm định chất lượng
còn kém cho nên rau tươi ở Việt Nam chưa bảo đảm an toàn cho người sử dụng,
dẫn đến xuất khẩu rau còn quá ít, khả năng cạnh tranh trên thị quốc tế kém. Rau
quả của nước ta tuy đa dạng và phong phú, nhưng sản xuất chưa gắn với thị
trường, chất lượng thấp, bao bì mẫu mã chưa thích hợp, thị trường rau còn đơn
điệu và nghèo nàn. Rau ở nước ta không thể cạnh tranh được với thị trường quốc
tế mà ngay cả trong nước, rau tươi của ta cũng đang bị các sản phẩm nhập khẩu
lấn át.
Do vậy, để nghành rau nước ta có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài
nước, việc phát triển nghề trồng rau an toàn là rất quan trọng, tức là phải tổ
chức xây dựng ngành sản xuất RAT thành một ngành sản xuất riêng, có vị trí
nhất định trong nền sản xuất nông nghiệp, phát huy những thuận lợi về tự nhiên,
kinh tế, xã hội mỗi vùng. Đặc biệt phải chú ý đến các vùng trọng điểm, những
vùng có diện tích lớn và tập trung khối lượng sản phẩm lớn, chủng loại rau

phong phú, đa dạng, phổ biến kinh nghiệm của những người trồng rau giỏi, giao
thông thuận tiện, bảo quản và chế biến rau.
Sản phẩm rau an toàn có thị trường tiêu thụ ổn định, đáp ứng với nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Sản xuất rau an toàn
phải thực sự trở thành một nghề ở những vùng chuyên canh rau, có giá trị hàng
12


hoá cao, có thương hiệu trên thị trường. Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu rau quả
đang được coi là vấn đề cốt lõi để có tăng thu nhập, tăng chất lượng của rau, quả
Việt Nam.
2.4.Các công trình nghiên cứu có liên quan
2.4.1. Các nghiên cứu về rau xanh trên thế giới
Trong nhiều năm trở lại đây đã có rất nhiều nhà khoa học trên thế giới
nghiên cứu về rau xanh nhằm góp phần đẩy mạnh sản xuất rau xanh trên thế giới
- Nghiên cứu về vitamin trong cải bắp. Cho thấy trong cải bắp có chứa:
Vitamin C 28-70 mg/kg sản phẩm tươi, vitamin B1, 0,65-2,4 mg/kg, Vitamin B2
0,32-1,2 mg/kg, Vitamin B3 1,8 mg/kg, Vitamin K 20-40 mg/kg, Caroten 0,6
mg./kg và Vitamin PP 2,1-11,0 mg/kg.
- Nghiên cứu về phân bón Cà chua: Kết quả cho thấy ở đất có dinh dưỡng
thấp thì lượng bón cho 1ha là 75-100 kg N, 105-200 kg P2O5 và 150- 200 kg K2O
(Trần Thị Hồng Thắm, 2007)
- Nghiên cứu về chủng loại cải bắp và dựa vào nguồn gốc địa lý để phân
loại cải bắp ra thành 6 loại biến chủng (Lizigunova – 1999).
2.4.2. Các nghiên cứu về rau xanh ở Việt Nam
Để phát triển nghành sản xuất rau ở nước ta trong những năm gần đây,
nước ta đã có nhiều các công trình nghiên cứu về rau xanh. Các công trình
nghiên cứu điển hình như:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất và chất lượng
rau cải ngọt. Kết quả thu được là: Khi tăng liều lượng đạm là nguyên nhân tăng

năng suất tươi và khô của cải ngọt trong phạm vi phân bón từ 0-120kg/ha. Đạm
ảnh hưởng đến lượng nitrat trong rau cải cới mối quan hệ tỷ lệ thuận. cùng một
lượng đạm bón, Hàm lượng nitrat trong rau cải vụ đông cao hơn vụ hè (Trần Thị
Hồng Thắm, 2007).
- Nghiên cứu hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh trên cây cải bắp tại đồng
bằng sông hồng. Kết quả là : ở mức độ bón phân với các loại phân khác nhau

13


đều cho năng suất cao. Bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân chuồng hoai
thu được năng suất và cho hiệu quả cao nhất (Tô Thị Thu Hoài, 2002)
- Nghiên cứu tuyển chọn giống đậu cove leo năng suất cao, chất lượng
tốt. Kết quả thu được là: Giống đậu cove leo TL1 sinh trưởng phát triển tốt trong
điều kiện thời tiết khí hậu Việt Nam: Khả năng thích ứng rộng, trồng được 3 vụ
trong năm, cho năng suất cao, ổn định qua các năm.Vụ Đông xuân đạt 27 – 30
tấn/ha, vụ Thu – Đông đạt 16 – 18 tấn/ha, đặc biệt vụ Xuân hè năng suất đạt 18
– 22 tấn/ha. (Trần Văn Lài, Nguyễn Thị An, Nguyễn Thị Thiên Hương, 2000).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ chế biến từ rác thải thành phố
đến môi trường, năng suất và phẩm chất rau sạch ở ngoại ô thành phố Hà Nội.
Kết quả là: Khi bón phân hữu cơ chế biến từ rác thải này cho các loại rau thì cải
bắp và súp lơ cho bắp và hoa chắc hơn nhưng bé hơn. Đối với cà chua, thời kỳ
đầu sinh trưởng chậm nhưng đều hơn và có xu hướng tăng về số quả hơn là
trọng lượng quả, chin đều hơn. Đối với su hao, củ chắc hơn nhưng trọng lượng
giảm, củ củ không được màu mỡ hơn rau đại trà. Kết quả phân tích còn cho thấy
loại phân này không gây tích lũy các kim loại nặng trong rau cũng như lượng
nitrat và các yếu tố độc hại khác.
Qua đây có thể thấy, các đề tài, dự án, công trình nghiên cứu khoa học
của nước ta tập trung chủ yếu vào công tác chon tạo giống mới cho nắng suất,
chất lượng sản phẩm cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, có khả năng

thích ứng rộng.
Ngoài ra còn có các dự án và các công trình nghiên cuuwcs khoa học
liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau như:
- Quy hoạch vùng sản xuất rau sạch ở ngoại thành Hà Nội 1996- Sở
NN&PTNT.
- Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường, Bộ NN&PTNT
- Xây dựng cơ sở ứng dụng sản xuất giống và sản xuất cây trồng chất
lượng cao tại trung tâm kỹ thuật rau quả Hà Nội, năm 2002-2003.
- Mở rộng mô hình sản xuất rau sạch theo quy trình tổng hợp , năm
1999-2005, Dự án ADDA, Hội nông dân Hà Nội

14


Các công trình nghiên cứu trên căn bản đã định hình được vùng sản
xuất rau an toàn, đưa ra được quy trình sản xuất rau, đưa ra được các giống rau
mới có chất lượng cao và bước đầu đã nghiên cứu việc sơ chế, chế biến và tiêu
thụ rau an toàn.
Tuy nhiên chưa có các công nào, cơ quan chức năng nào đánh giá một
cách hệ thống các vấn đề tổ chức, cơ chế kinh tế từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm rau an toàn, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá hiện
trạng sản xuất tại xã Tốt Động, huyện chương Mỹ, Hà Nội để phát triển tành khu
vực sản xuất rau an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

PHẦN 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Mục tiêu nghiên cứu
15



- Đánh giá được thực trạng sản xuất rau tại điểm nghiên cứu
- Phân loại mô hình trồng rau tại điểm nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các mô hình sản xuất
rau tại điểm nghiên cứu
- Phân tích kênh tiêu thụ rau tại điểm nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp sản xuất rau an toàn tại điểm nghiên cứu
3.2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sản xuất và tiêu thụ rau
- Phạm vi nghiên cứu: Xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra,phân tích điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại điểm nghiên cứu.
- Điều tra hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau tại điểm nghiên cứu.
- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các mô hình sản xuất
rau tại điểm nghiên cứu
-Lựa chọn đề xuất các giải pháp sản xuất rau an toàn tại điểm nghiên cứu
3.4.Phương pháp nghiên cứu
3.4.1.Thu thập tài liệu thứ cấp
Kế thừa điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của địa phương.
Báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau của địa phương.
Một số tài liệu khác có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
3.4.2.Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
Sử dụng các công cụ của phương pháp điều tra đánh giá nhanh
nông thôn PRA có sự tham gia của người dân:
a. Phân tích lịch mùa vụ
Phân tích lịch mùa vụ nhằm đánh giá được tiềm năng và kinh nghiệm
canh tác của địa phương. Đồng thời giúp cho người nghiên cứu lập kế hoạch cho
các hoạt động của xã trong tương lai.
b. Phân loại xếp hạng cho điểm
-


Mục đích của việc phân loại, xếp hạng, cho điểm nhằm đánh giá mức

độ chấp nhận của người dân với các loại rau được trồng tại địa phương.
16


- Phương pháp: Lập nhóm nông dân 5- 7 người (gồm cả nam và nữ) để
đưa ra các tiêu chí xếp hạng, và cho điểm.
c. Phỏng vấn bán định hướng
- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ khuyến nông trực tiếp quản lý việc sản xuất
rau của xã
-

Phỏng vấn hộ gia đình: Phỏng vấn trực tiếp 25 hộ gia đình tại thôn có

diện tích trồng rau nhiều nhất trong xã.
+ Thông tin chung về hộ gia đình: Tên chủ hộ, tuổi, giới tính, địa chỉ, số
nhân khẩu, số lao chính, dân tộc,…
+ Điều tra tình hình sản xuất rau của hộ gia đình
d. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức(SWOT) của sản xuất rau
-

Nhằm phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong việc sản

xuất rau của địa phương.
-

Phương pháp: Lập nhóm gồm 5-7 nông dân để thảo luận về thuận lợi

khó khăn, cơ hội thách thức trong sản xuất rau an toàn ở địa phương

e. Thảo luận nhóm
Lập nhóm nông dân gồn 5-7 người gồm cả nam và nữ. Sau đó đưa ra các
chủ đề để mọi người cùng thảo luận
3.4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu
a. Phương pháp tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế
Công thức tính: Tổng thu nhập: Bt =
Tổng chi phí của từng mô hình: Ct =
Lợi nhuận(LN):LN =
Trong đó:
Bi: Giá trị thu nhập của loài cây trong mô hình thứ i
Ci: Giá trị chi phí của thành phần loài cây trong mô hình thứ i
LN là lợi nhuận của mô hình thứ i
: Tổng thu nhập của mô hình thứ i
: Tổng chi phí của mô hình thứ i
17


Khi lợi nhuận của mô hình >0 thì mô hình đó có hiệu quả kinh tế và
ngược lại.
b. Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội từ các mô hình trồng rau được đánh giá thông qua một số
các tiêu chí về: Ngày công lao động, số lớp tập huấn, số hộ tham gia trồng rau,
thời gian quay vòng vốn, số lượng hàng hóa, khả năng tiêu thụ hàng hóa.
Kết quả Đánh giá hiệu quả xã hội được thể hiện qua bảng:
Tiêu chí
Tiêu chí 1

Tiêu chí 2




Mô hình
Mô hình 1
Mô hình 2
Mô hình 3

c. Phương pháp đánh giá hiệu quả sinh thái môi trường
Hiệu quả bảo vệ môi trường được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu
về thuốcbảo vệ thực vật (BVTV) , Phân bón, lưu lượng thuốc, số lần phun
thuốc…ảnh hưởng tới chất lượng nước, đến đất, ảnh hưởng tới môi trường
không khí, và sức khỏe con người.
Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường được thể hiện qua bảng:
Tiêu chí
Tiêu chí 1

Tiêu chí 2

Mô hình
Mô hình 1
Mô hình 2
Mô hình 3

d. Hiệu quả tổng hợp

18




Đánh giá hiệu quả tổng hợp là đánh giá hiệu quả trên cả 3 mặt: kinh tế, xã

hội và môi trường. Để đánh giá được hiệu quả tổng hợp của các mô hình rau,
chúng tôi áp dụng công thức tính chỉ số hiệu quả các mô hình: chỉ số Ect.
Công thức tính:
hoặc + ….+ hoặc )]:N
Trong đó:
Ect: là hiệu quả tổng hợp
F là các tiêu chí tham gia
N: là số lượng các tiêu chí
Ect = 1 hoặc gần bằng 1 → Công thức có hiệu quả cao nhất (phương thức
có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất).
Kết quả đánh giá hiệu quả tổng hợp được thể hiện qua bảng :
Mô hình
Mô hình 1

Mô hình 2



Tiêu chí
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại điểm nghiên cứu
19



4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Tốt Động nằm ở phía nam huyện Chương Mỹ, cách trung tâm huyện
khoảng 5 km, có đường Nguyễn Văn Trỗi là tuyến đường giao thông đối ngoại
quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của xã. Xã có địa giới
giáp ranh như sau :
Phía Bắc giáp xã Trường Yên
Phía Tây Bắc giáp xã Trung Hòa
Phía Nam giáp xã Hữu Văn, Mỹ Lương
Phía Tây Nam giáp xã Hoàng Văn Thụ
Phia Đông Bắc giáp xã Hợp Đồng và Đại Yên
Phía Đông nam giáp xã Quảng Bị
b.Địa hình, địa mạo
Xã Tốt Động là một vùng bán sơn địa, do vậy địa hình khá phức tạp, đất
đai không bằng phẳng được nhân dân sử dụng vào khai thác hoa màu từ lâu đời.
Do hạn chế của các yếu tố địa hình nên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
khai thác sử dụng đất đai, đất nông nghiệp thường bị khô hạn vào đầu vụ đông,
trong mùa mưa bão thường xảy ra úng lụt cục bộ gây khó khăn cho việc nâng
cao hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích canh tác và chuyển dịch cơ cấu cây
trồng.
c.Khí hậu
Xã Tốt Động nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia bốn mùa rõ
rệt : mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều.
Xã Tốt Động chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng của
khí hậu miền Bắc . Hình thành 4 mùa rõ rệt, với lượng mưa bình quân hàng năm
từ 1600 mm – 1800 mm.Nhiệt độ trung bình năm là 23ºC. về mùa mưa do ảnh
hưởng của đợt mưa kéo dài gây úng cục bộ, về mùa đông có khí hậu khô hanh,
giá rét mưa nhiều đẫ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và đời sống của người
dân.
20



×